Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tư tưởng hồ chí minh về phật giáo và sự vận dụng tư tưởng đó của đảng ta trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.74 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ THỊ HÀ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo và sự
vận dụng tư tưởng đó của Đảng ta trong giai
đoạn hiện nay

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI, 2007


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ......................................................................................................................... 13
CHƢƠNG 1. NGUỒN GỐC VÀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHẬT
GIÁO ................................................................................................................................... 13

1.1. Một số nguồn gốc của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Phật giáo ........... 13
1.1.1. Truyền thống gia đình ................................................................. 13
1.1.2. Truyền thống, văn hóa dân tộc ................................................... 17
1.1.3. Tinh hoa văn hóa nhân loại ........................................................ 21
1.1.4. Hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh ....................................... 26
1.1.5. Chủ nghĩa Mác – Lênin .............................................................. 29
1.2. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Phật giáo ................................. 31
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của đạo Phật ......................... 31
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn trọng tự do tín ngưỡng của nhân
dân, tự do tín ngưỡng của đạo Phật ..................................................... 37
1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết tơn giáo, đồn kết Phật giáo . 40


1.2.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp cận từ góc độ văn hóa đối với Phật
giáo........................................................................................................ 45
1.2.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về các giá trị của đạo Phật ................... 49
CHƢƠNG 2. SỰ VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHẬT GIÁO CỦA
ĐẢNG TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ................................................................ 56

2.1. Khái quát tình hình Phật giáo Việt Nam hiện nay .......................... 56
2.2. Thực trạng vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Phật giáo của
Đảng, Nhà nƣớc ta ..................................................................................... 67
2.2.1. Đảng, Nhà nước đề ra đường lối, chính sách chung cho các vấn
đề tôn giáo............................................................................................. 67
2.2.2. Đảng, Nhà nước đề ra đường lối, chính sách riêng đối với đạo
Phật ....................................................................................................... 79
2.2.3. Một số kiến nghị đề xuất ............................................................. 86
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 97

1


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CNCS

: Chủ nghĩa Cộng sản

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

GHPGVN : Giáo hội Phật giáo Việt Nam

KHXH

: Khoa học xã hội

2


Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn
chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình nào.
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Hà

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị anh hùng dân tộc, là danh nhân văn
hóa kiệt xuất của nhân loại. Người đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt
Nam vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm đến bến bờ vinh quang. Cả cuộc đời
Người là tấm gương đạo đức cho mọi thế hệ noi theo. Tư tưởng của Người là
kho tàng tri thức vô giá của cả dân tộc Việt Nam. Do vậy, Đảng và Nhà nước
ta luôn luôn coi trọng việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh trong mọi hồn cảnh, điều kiện của đất nước. Tại các Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, Đảng ta đã nhấn mạnh: Đảng và
Nhà nước ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ
nam cho hành động. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng lại tiếp
tục nhấn mạnh bài học lớn đầu tiên qua thực tiễn hai mươi năm đổi mới là

“kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập
dân tộc và CNXH. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động của Đảng”[18, 131]. Theo định hướng
chung đó, việc học tập và nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh để thấm nhuần hệ thống tư tưởng sâu sắc, vận dụng một cách sáng tạo
các tư tưởng đó trong tình hình hiện nay vừa là yêu cầu lý luận, vừa là đòi hỏi
khách quan của thực tiễn.
Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm nhiều vấn đề, nhiều nội dung
phong phú, rộng lớn đã được các học giả trong và ngoài nước quan tâm
nghiên cứu. Một trong các nội dung trong hệ thống tư tưởng của Người hiện nay
đang thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu là tư tưởng của Người về
lĩnh vực tơn giáo, tín ngưỡng. Tính cho đến thời điểm hiện nay, nhiều hội thảo
khoa học đã được tổ chức, khá nhiều kết quả nghiên cứu chuyên khảo về vấn đề
trên đã được xuất bản. Tuy nhiên, ở một phạm vi hẹp hơn là tư tưởng Hồ Chí
Minh về Phật giáo, các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố cịn hạn chế.

4


Như chúng ta đã biết, Phật giáo là một tôn giáo lớn đã được du nhập
vào Việt Nam khá sớm và tồn tại trong một thời gian dài cho đến ngày nay.
Trải qua nhiều thăng trầm, biến động trong lịch sử, Phật giáo đã gắn bó sâu
sắc với dân tộc Việt Nam, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của
mọi người con đất Việt không chỉ trong quá khứ mà cả hiện tại. Phật giáo
cũng đã ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh trên nhiều phương diện, tư tưởng.
Ngược lại, Hồ Chí Minh cũng đã dành nhiều sự quan tâm ưu ái đối với Phật
giáo. Như vậy, việc lựa chọn tiếp tục đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
về tơn giáo, tín ngưỡng nói chung, Phật giáo nói riêng là việc làm có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn cấp bách. Nó sẽ mở ra một hướng tiếp cận mới trong
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, làm mở rộng và phong phú thêm nội dung

tư tưởng Hồ Chí Minh ở thời điểm hiện tại.
Mặt khác, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo theo đánh giá
của chúng tơi cịn có ý nghĩa quan trọng. Cho đến nay, các cơng trình nghiên
cứu nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh chủ yếu khai thác ở các
nguồn gốc như Nho giáo với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ
nghĩa Mác - Lênin với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh… Do vậy, với
đề tài này, chúng tơi hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ một bộ phận mới trong
việc nghiên cứu nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh: Phật giáo với việc hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hơn nữa, trong điều kiện ngày nay, tôn giáo đang vận động theo các xu
hướng phức tạp. Các thế lực thù địch đang hàng ngày, hàng giờ lợi dụng các
sơ hở của xu hướng vận động đó để gây mất ổn định chính trị, phá hoại cách
mạng, phá hoại công cuộc xây dựng CNXH của ta. Việt Nam đang là tâm
điểm của âm mưu “diễn biến hịa bình, bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù
địch. Cho nên vấn đề tôn giáo đang là vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Ngay cả
tôn giáo Phật giáo, một tơn giáo đã gắn bó lâu dài cùng dân tộc Việt Nam
cũng không tránh khỏi bị lợi dụng bởi âm mưu phản động của các thế lực thù

5


địch. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho vấn
đề tôn giáo và đưa ra các tư tưởng chỉ đạo cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trước tình hình đó, việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, phát huy và kế thừa
hơn nữa các di sản chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp đổi mới của toàn Đảng, toàn dân ta cũng là một yêu cầu tất yếu.
Vì tất cả các lý do trên, tơi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo và sự vận dụng tư tưởng đó của Đảng ta
trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ triết học
của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang thu hút được sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều học giả. Các cơng trình nghiên cứu đều tập trung
khai thác ở các góc độ khác nhau trong tư tưởng của Người. Các vấn đề đã
được nghiên cứu nhiều như: nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đồn kết, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, CNXH…Mỗi cơng trình
nghiên cứu đều làm sáng tỏ, sâu sắc và phát hiện thêm nhiều giá trị mới trong
tư tưởng của Người.
Theo tình hình chung đó, việc tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn
giáo, tín ngưỡng đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu. Ở lĩnh vực này, có thể
khái quát các mảng vấn đề đã được cơng bố như sau:
1, Các cơng trình tổng hợp có liên quan là nghiên cứu tình hình tơn
giáo ở Việt Nam. Các cơng trình nghiên cứu đó đã nêu bật thực trạng, đặc
trưng của tình hình tơn giáo ở Việt Nam hiện nay dưới tác động của các tư
tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo.
Có thể kể một số các cơng trình tiêu biểu:
- Tác giả Đặng Nghiêm Vạn với cơng trình “Lý luận về tơn giáo và tình
hình tơn giáo ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

6


Đây là kết quả kế thừa từ đề tài khoa học cấp nhà nước KHXH - 04 - 06
“Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng ở
Việt Nam. Chính sách của Đảng và Nhà nước”. Ở cơng trình nghiên cứu này,
GS. Đặng Nghiêm Vạn đã trang bị cho người đọc những vấn đề lý luận chung
nhất về tơn giáo, trình bày đặc điểm và tình hình tơn giáo ở Việt Nam cũng
như đặc trưng, vai trị cụ thể của các tơn giáo lớn. Điểm đáng chú ý là các tôn
giáo này đều được minh họa cụ thể, chi tiết từ cuộc điều tra xã hội học về tôn

giáo ở ba thành phố lớn Hà nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra, tác
giả cơng trình nghiên cứu cũng đã phân tích và làm rõ một số vấn đề vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng chính sách tơn giáo lớn ở Việt
Nam hiện nay.
- Tác giả Đỗ Quang Hưng với cuốn “Về vấn đề tôn giáo trong cách
mạng Việt Nam. Lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà
Nội, 2005. Theo chúng tơi đây là một cơng trình tổng hợp đã khái qt các
nội dung cơ bản liên quan đến lĩnh vực tôn giáo như tác giả khái quát bối
cảnh quốc tế của vấn đề tơn giáo ở Việt Nam, phân tích dưới góc độ triết học
những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
đề tơn giáo cũng như bước khởi đầu nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam
về vấn đề tôn giáo. Đặc biệt là hệ thống hóa sự phát triển về quan điểm,
đường lối của Đảng về vấn đề tôn giáo qua các thời kỳ cách mạng. Các văn
bản pháp luật về vấn đề tơn giáo nói chung, các tơn giáo cụ thể (Phật giáo,
Cơng giáo, Cao Đài, Hịa hảo) đều được tác giả khái quát và kiến giải.
2. Liên quan trực tiếp đến nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn
giáo, tín ngưỡng có các cơng trình lớn sau:
- Cơng trình của Viện nghiên cứu tơn giáo, “Hồ Chí Minh về tơn giáo
tín ngưỡng” Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
Với ba phần cơ bản, có thể khẳng định đây là cuốn cẩm nang cho
những ai bước đầu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo, tín ngưỡng.

7


Nội dung cuốn sách đều là các chỉ dẫn quan trọng cho những ai bước đầu
nghiên cứu tìm hiểu, học hỏi và kế thừa ở lĩnh vực này.
- Cơng trình của tập thể tác giả thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh do tác giả Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ đồng chủ biên, “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo”, Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, 2003.
Đây là một cơng trình nghiên cứu lớn, tập hợp, tổng kết tất cả các bài
viết ở các góc độ khác nhau, nghiên cứu sâu về các khía cạnh phong phú
trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và cơng tác tơn giáo, có tác
dụng chỉ dẫn và định hướng cho các cơng trình nghiên cứu sau tiếp tục đi sâu
tìm hiểu về lĩnh vực này.
- Cơng trình của tác giả Hồ Trọng Hoài và Hoàng Thị Nga “Quan điểm
của C. Mác - PH.Ăngghen - V.I Lênin, Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận
dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2006. Cuốn sách gần 200 trang đã khái quát những vấn đề lý luận chung
nhất về các quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh về tơn giáo và
các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tôn giáo. Khác với các
nghiên cứu trước, chúng tôi nhận thấy đây là cơng trình nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam một cách khái quát
và dưới góc độ triết học mới mẻ. Các tác giả không chỉ chú ý về nội dung mà
cịn phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn cho các quan điểm của mình.
3. Xung quanh vấn đề nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo,
chúng tơi nhận thấy cịn ít cơng trình được cơng bố. Theo thống kê của chúng
tơi, đáng lưu ý có cơng trình của tác giả Phùng Hữu Phú đã được xuất bản
thành sách “Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam (1945 - 1969)”. Ở cơng
trình nghiên cứu này tác giả là người đầu tiên đã cố gắng khái quát nội dung,
khẳng định mối quan hệ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với Phật giáo dân tộc,

8


tìm hiểu những nhân tố triết lý Phật giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy
nhiên do dung lượng ít ỏi, tác giả chưa thể chỉ dẫn nhiều Hồ Chí Minh nói gì,
viết gì, nghĩ gì về Phật giáo cũng như chưa mở rộng nghiên cứu của mình, đi
sâu tìm hiểu những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng đường

lối, chính sách về tơn giáo của Đảng ta.
Bên cạnh cơng trình này, chúng tơi nhận thấy một số tác giả khác cũng
có xu hướng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với Phật
giáo. Song, hầu hết các cơng trình của các tác giả này được trình bày dưới
dạng bài viết nhỏ, đăng trên các tạp chí hoặc các bài phát biểu tại các hội thảo
khoa học. Tiêu biểu như các bài viết nhỏ được tập hợp trong cuốn “Kỷ yếu
hội thảo khoa học “Tư tưởng Hồ Chí Minh” tại Thừa Thiên Huế lần I”, Nhà
xuất bản Thuận Hóa, Huế 1994: “Tư tưởng Hồ Chí Minh và giáo lý đạo Phật”
của Thượng Tọa Thích Đức Thanh; “Hồ Chí Minh trong lịng tăng ni, Phật tử
Thừa Thiên Huế” của tác giả Đặng Văn Chương; “Khát vọng giải phóng
những người cùng khổ, nét lớn trong sự gặp gỡ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và
tư tưởng Phật giáo” của tác giả Lê Cung. Ngoài ra, đáng chú ý cịn có “Hồ
Chí Minh với Phật giáo” của Lê Cung ; “Cuộc gặp gỡ đầu tiên của Chủ tịch
Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam” của tác giả Minh Chi. Hai bài viết này
được đăng trên cuốn “Sáng ngời Hồ Chí Minh những bài viết tâm đắc”, do tác
giả Phan Văn Hoàng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà nội, 2005;
Bài viết “Hồ Chí Minh với Phật giáo” đăng trên cuốn “Về danh nhân văn hóa
Hồ Chí Minh” của tác giả Đinh Xn Lâm và Bùi Đình Phong, Nhà xuất bản
Lao Động, 2005. Tất cả các bài viết trên đều là các bài viết nhỏ của các tác
giả quan tâm đến tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo. Mỗi bài viết đề cập đến
các góc độ khác nhau của vấn đề, song hầu hết các tác giả đều tìm hiểu điểm
tương đồng trong tư tưởng Hồ Chí Minh với giáo lý đạo Phật, tìm nét tương
đồng giữa Hồ Chí Minh với đấng chí tơn của đạo Phật là Đức Phật tổ Thích

9


Ca. Ngồi ra các tác giả cũng bộc lộ tình cảm ngưỡng mộ, mến yêu trước một
vị lãnh tụ mang trong mình tâm thức sâu sắc của đạo Phật.
Do vậy, khi nghiên cứu đề tài này, từ góc độ tiếp cận triết học, chúng

tơi đã tham khảo các cơng trình nghiên cứu nói trên với các gợi ý quan trọng,
nhất là chú ý kế thừa và phát triển các thành quả tư tưởng của tác giả Phùng
Hữu Phú và các tác giả nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh với Phật giáo.
Ngồi ra, chúng tơi cố gắng đi sâu nghiên cứu từ góc độ triết học, giá trị học,
triết học văn hoá để khai thác các giá trị tư tưởng nổi bật của Hồ Chí Minh về
Phật giáo và đặc biệt là đi sâu tìm hiểu sự vận dụng các tư tưởng đó của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ một số nguồn gốc hình thành và nội dung tư tưởng
Hồ Chí Minh về Phật giáo cũng như sự vận dụng các tư tưởng đó của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+Tìm hiểu một số nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo.
+ Đi sâu nghiên cứu, hệ thống hóa các tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo.
+Phân tích sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng để
chỉ đạo tình hình tơn giáo hiện nay, nhất là tình hình Phật giáo.
+Đề ra các kiến nghị, đề xuất của bản thân để góp phần làm cơ sở cho
các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí
Minh về Phật giáo qua các văn bản, trước tác Người để lại, qua các câu
chuyện thực tế trong cả cuộc đời hoạt động của Người; các chủ trương, chính

10


sách, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tơn giáo nói chung, Phật giáo
nói riêng giai đoạn hiện nay dưới ánh tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn nghiên cứu chủ yếu ở các quan điểm của Hồ Chí Minh
về Phật giáo và một số nội dung tư tưởng của Người về tôn giáo, giới hạn ở
các thời điểm lịch sử, các địa điểm cụ thể có liên quan đến việc hình thành
cũng như nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo. Mặt khác, chúng tôi
cũng giới hạn nghiên cứu ở các chủ trương, chính sách cơ bản nhất của Nhà
nước ta về vấn đề tơn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Đề tài vận dụng những phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin là
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, lấy các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở
lý luận cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu như phân
tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, thống kê, lôgic - lịch sử …
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã phân tích, hệ thống hóa được những nguồn gốc và nội
dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo.
Luận văn cũng đã phân tích được thực trạng vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh của Đảng ta vào việc đề ra các chính sách đối với tơn giáo nói chung,
Phật giáo nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn cũng đề xuất được một số các kiến nghị về mặt giải pháp để góp
phần làm cơ sở cho các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
7. Ý nghĩa của luận văn
Với luận văn này, chúng tôi đã làm phong phú, sâu sắc thêm những
hiểu biết về tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực tơn giáo mà cụ thể là tư

11



tưởng của Người về Phật giáo. Do vậy, luận văn có ý nghĩa góp thêm vào
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống nhiều cơng trình lớn nghiên
cứu về tư tưởng của Người. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
những ai quan tâm về vấn đề này.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.

12


NỘI DUNG
Chương 1
NGUỒN GỐC VÀ NỘI DUNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ PHẬT GIÁO
1.1. Một số nguồn gốc của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Phật giáo
1.1.1. Truyền thống gia đình
Hồ Chí Minh sinh ra tại một gia đình nhà nho nghèo thuộc Kim Liên Nam Đàn - Nghệ An - một vùng đất hiếu học, sinh ra nhiều tài danh về nho Phật - Đạo yêu nước, thương dân. Gia đình Bác cũng là một gia đình có
truyền thống hiếu học, khổ học. Cả hai bên nội, ngoại: ông nội - Nguyễn Sinh
Nhậm, bà nội - Hà Thị Hy, ông ngoại - Hoàng Đường, bà ngoại - Nguyễn Thị
Kép đều là các bậc tiền bối hiếu học, ham học. Tuy khơng có ai đỗ đạt cao
nhưng cũng góp phần làm đơng đảo thêm đội ngũ trí thức bình dân ở địa
phương, duy trì truyền thống hiếu học, khổ học của quê hương. Cha Bác, ông
Nguyễn Sinh Sắc là một người nổi tiếng thông minh, học giỏi ngay từ khi cịn
nhỏ. Lớn lên, dù hồn cảnh gia đình rất mực khó khăn nhưng ơng vẫn theo
đuổi sự nghiệp học hành. Từ một ông đồ dạy học trong làng, ông đã khổ học,
rèn luyện, vượt qua gian truân để trở thành một ơng phó Bảng.
Với tinh thần hiếu học, khổ học, các thế hệ đi trước đã ảnh hưởng đến
các thế hệ về sau mà trực tiếp là cậu bé Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất

Thành. Từ nhỏ cậu đã bộc lộ tư chất thông minh, ham học, ham hiểu biết, tìm
tịi những điều mới lạ. Những năm tháng theo cha nay đây, mai đó cậu đã tiếp
thu được nhiều kiến thức mới qua các trường lớp và sách vở. Sau này cuộc
sống dù gian truân nơi xứ người nhưng cậu vẫn miệt mài học tập, tích lũy tri
thức để đạt được mục đích của mình.
Chính sự khổ luyện, ham học hỏi thời trẻ đó ở Hồ Chí Minh là cơ sở để
sau này Người tiếp thu nhiều tinh hoa văn hóa dân tộc trong đó có Phật giáo.

13


Từ đó hình thành trong tư tưởng của Người một hệ thống sâu sắc những tình
cảm, nội dung về một tôn giáo mang đậm nét dân tộc - tôn giáo Phật giáo.
Gia đình Hồ Chí Minh ngồi truyền thống hiếu học còn là hiện thân của
lòng nhân ái, bao dung độ lượng “từ, bi, hỷ, xả”. Có thể nói lịng nhân ái cao cả
của ơng bà ngoại là cụ Hồng Đường và cụ Nguyễn Thị Kép đã làm thay đổi
cuộc đời thân phụ của Bác. Thân phụ Bác từ nhỏ đã là trẻ mồ cơi, có hồn cảnh
éo le, phải sống nhờ vào người anh cùng cha khác mẹ. Cảm thương trước một
cậu bé nghèo khổ nhưng thông minh, ham học, cụ Hoàng Đường lúc bấy giờ là
thầy đồ trong làng đã xin về ni và dạy cho học. Có thể nói, cụ Phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc chính là sản phẩm của tấm lịng nhân ái ấy, nếu khơng có tấm
lịng nhân ái cao cả đó, có lẽ chỉ có một anh nho Sắc hay một ông đồ Sắc.
Cũng từ lòng nhân ái “thương người như thể thương thân”, bà Hoàng
Thị Loan khi lớn lên đã vượt qua lễ giáo phong kiến, mơn đăng hộ đối, đem
lịng cảm mến, u thương ơng Nguyễn Sinh Sắc và kết thành tình nghĩa vợ
chồng sâu nặng.
Trưởng thành trong tình yêu thương, đùm bọc của mọi người, ông
Nguyễn Sinh Sắc đã tô đậm thêm lịng nhân ái vốn có của mình. Ơng là hiện
thân của tình yêu thương nhân dân nghèo khổ. Khi vinh quy về làng, vì sợ tốn
kém cho nhân dân, ơng đã khước từ lễ đón rước linh đình. Trước khi rời q

vào kinh đơ làm quan, ngồi việc để lại cho cơ con gái ít ruộng để sinh nhai,
ơng đã bán hết và chia cho dân nghèo. Sau này, cũng chính từ lịng nhân ái,
thương quần chúng nghèo khổ, căm ghét chốn quan trường tham ô, lộng hành,
ông đã từ quan về làm ông đồ dậy chữ trong làng và bốc thuốc chữa bệnh cho
nhân dân.
Từ lòng nhân ái, bao dung cao cả của ơng bà, cha mẹ đó đã tác động
đến hai người anh và chị của Bác là ông Nguyễn Tất Đạt, bà Nguyễn Thị

14


Thanh. Lớn lên, họ đều thấu hiểu nỗi khổ cực của nhân dân và trở thành
những người yêu nước, hoạt động cách mạng vì dân, vì nước.
Chính những nhân cách cao cả trong gia đình Hồ Chí Minh đã tác động
đến Người ngay từ khi cịn nhỏ, hình thành lên ở Người cái tâm từ bi, nhân ái,
bao dung của đạo Phật. Người dành tình thương cho mọi tầng lớp nhân dân:
từ thương người nghèo khổ đói ăn, mặc rách đến thương nhân dân, đồng bào
đang rên riết dưới những tầng áp bức, bóc lột của thực dân. Đỉnh cao của lịng
nhân ái đó đã biến tư tưởng thành hành động - Người quyết tâm ra đi tìm
đường cứu nhân loại cùng khổ dù cho có phải hy sinh bản thân mình.
Tất cả các tình cảm q báu đó sau này đã giúp Hồ Chí Minh hiểu được
những triết lý sâu sắc của đạo Phật, thấy được những giá trị đích thực của tơn
giáo đã gắn bó nhiều năm với dân tộc. Từ đó hình thành ở Người những tư
tưởng, tình cảm sâu sắc về Phật giáo, ca ngợi vai trị to lớn, giá trị đạo đức,
văn hóa của Phật giáo.
Những người thân trong gia đình Bác khơng chỉ ảnh hưởng đến việc
hình thành tâm từ bi, nhân ái của Hồ Chí Minh mà cịn trực tiếp tác động đến
việc hình thành tư tưởng của Người về Phật giáo.
Trước hết, bà ngoại, mẹ và chị gái cùng với những hoạt động thực tiễn
gắn bó với đạo Phật của họ đã ảnh hưởng đến Bác. Ba người phụ nữ ít nhiều

mang trong mình tâm linh của người mộ đạo. Họ am hiểu nhiều thơ ca, tục
ngữ dân gian, thường xuyên tham gia các lễ hội đình chùa. Đặc biệt bà ngoại
Nguyễn Thị Kép là “người rất mộ đạo Phật, thường xuyên đến thăm viếng,
dâng hương hoa ở các chùa chiền”[65, 14]. Cụ lên chùa một phần có thể do
tâm lý người già, song ở cụ cũng có niềm tin nơi cửa Phật, mong muốn sự che
chở, trợ giúp cho cuộc sống của gia đình, dân làng cũng như cả nước thốt
khỏi đói khổ, xiềng xích thực dân. Vì thế, mẹ và chị gái của Bác cũng chịu

15


ảnh hưởng từ bà ngoại. Do vậy, ngay từ nhỏ, Hồ Chí Minh thường theo họ lên
chùa dâng hương làm lễ cầu Phật.
Tất cả các ảnh hưởng thời thơ ấu đó đã tác động nhiều đến Người. Sau
này, Người đã dành nhiều tình cảm sâu nặng cho phụ nữ, viết nhiều trang viết
thể hiện nỗi cảm thông, thấu hiểu với nỗi khổ của nhiều người phụ nữ.
Tuy nhiên, ảnh hưởng sâu sắc nhất đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về Phật giáo chính là thân phụ của Người - cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là người nắm vững tam giáo Nho, Phật,
Đạo, gắn bó với đạo Phật, tinh thơng Phật học. Sử sách đã ghi chép lại nhiều
hoạt động của cụ phó bảng liên quan đến Phật giáo: Một thời gian dài khi
chán trường chốn quan cụ thường xuyên lui tới các chùa đàm đạo với các nhà
sư, nghiên cứu kinh Phật, kết hợp với bắt mạch, bốc thuốc, chữa bệnh cho
nhân dân. Những vị sư mà cụ thường tiếp xúc, đàm đạo trong thời gian này là
Chư tơn hịa thượng Bích Liên, Liên Tơn ở Bình Định; Huệ Đăng ở chùa
Thiên Thai (Bà Rịa Vũng Tàu); Từ văn ở chùa Hội Khánh (Bình Dương)…Cụ
Nguyễn Sinh Sắc vào chùa là để nghiên cứu Phật học. Cho nên cụ rất am hiểu
và tinh thông Phật học. Cụ đã từng được cấp chứng chỉ quy y do Hịa thượng
Hồng Đại Hữu Phước, trụ trì chùa Sùng Phước (Nam Vang – Huế) cấp ngày 2
tháng 7 năm Nhâm Tuất tức ngày 24 tháng 8 năm 1922. Do am hiểu Phật học

như vậy nên hầu hết các chùa mà cụ lưu đến đều có bút tích do cụ để lại:
“Tiên tức Phật, Phật tức tâm, bát vạn trần lạo độ tịnh tâm
Linh như hư, hư như giác, tam thiên thế giới tổng bao hàm”
Dịch là: “Tiên là Phật, Phật ở trong tâm, tám vạn khổ đau đều do ở tâm
tạo ra
Linh như khơng có, khơng mà có, ba ngàn thế giới đều nằm trong
đó”[25, 98].

16


Nếu khơng xuất phát từ một một tình cảm sâu sắc và có tâm huyết với
Phật giáo, khơng có một trình độ hiểu biết thâm sâu triết lý Phật học thì khơng
thể viết lên những câu mang đậm triết lý Phật giáo như vậy và cũng khơng thể
nhiệt tình tham gia vào các cơng việc của một tín đồ mộ đạo: “Cụ Nguyễn
Sinh Sắc đã từng là cố vấn cho hòa thượng Khánh Hòa - một người chủ
xướng phong trào chấn hưng Phật giáo, gây dựng tổ chức Phật giáo. Trong
những năm đầu thế kỷ XX, cụ Sắc đã gợi ý sáng tỏ cho cụ Khánh Hòa là phải
tổ chức, có tổ chức mới có cơ sở để làm việc, để tạo thế mạnh và hoằng đạo,
phải tổ chức thành lập Giáo hội Phật giáo. Bấy lâu cụ Khánh Hòa có ý, giờ
đây được cụ Sắc làm sáng tỏ hẳn lên và cụ Sắc trở thành một lý thuyết gia của
cụ Khánh Hịa”[65, 12-13].
Rõ ràng, có thể khẳng định rằng q hương, dịng tộc, những người
thân trong gia đình Hồ Chí Minh là cái nơi ni mầm gien Phật giáo trong
Bác. Từ ông bà đến cha mẹ, anh chị đều có mối quan hệ mật thiết với đạo
Phật thì khơng thể nói rằng Hồ Chí Minh khơng có mối quan hệ với đạo Phật.
Ngược lại, chính Hồ Chí Minh đã thực hành lối sống như là hiện thân của
Đức Phật trong đời thường. Những câu chữ Người dùng không phải là ngôn
ngữ Phật giáo nhưng nội dung yêu thương con người thì hiện hữu triết lý của
đạo Phật.

1.1.2. Truyền thống, văn hóa dân tộc
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử đoàn kết dựng
nước và giữ nước. Lịch sử đó đã tạo dựng một nền tảng văn hóa riêng,
phong phú, bền vững với những giá trị truyền thống, những tinh hoa tốt đẹp
và cao quý. Đó là chủ nghĩa yêu nước, ý chí kiên cường trong đấu tranh
dựng nước và giữ nước. Đó là truyền thống cần cù lao động, đồn kết dân
tộc. Đây chính là những tài sản có giá trị nhất trong hành trang của người
thanh niên Nguyễn Tất Thành lúc ra đi tìm đường cứu nước. Nó là cơ sở
xuất phát, cũng là động lực, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động

17


cách mạng của Người. Đây cũng chính là cơ sở, nguồn gốc chính yếu hình
thành tư tưởng về Phật giáo ở Người về sau.
Truyền thống yêu nước
Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam có lịch sử hàng ngàn
năm. Ứng với mỗi thời kỳ lịch sử, truyền thống yêu nước thể hiện những nội
dung phong phú và sâu sắc khác nhau. Kế thừa truyền thống đó của dân tộc,
Hồ Chí Minh đã phát triển thành nội dung chủ nghĩa yêu nước phù hợp với
thời đại mới. Ở Người, yêu nước là quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, là
lao vào hoạt động thực tiễn để tìm chân lý cứu nước. Trong hoàn cảnh đất
nước dưới ách thống trị của thực dân, nhân dân bị đầy đọa lầm than cơ cực
như kiếp ngựa trâu, giá trị văn hóa dân tộc bị trà đạp, xúc phạm, quần chúng
nhân dân đã nhiều lần đánh đuổi kẻ thù nhưng không thành công thì chính
truyền thống u nước, truyền thống văn hóa nhân ái của dân tộc đã thơi thúc
Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.
Rõ ràng, yêu nước ở Hồ Chí Minh là xuất phát từ lịng trắc ẩn, từ bi,
yêu thương những con người cùng khổ. Yêu nước là nung nấu một nhiệt
huyết ra đi tìm đường cứu quần chúng khỏi cảnh lầm than, là luôn luôn mong

muốn đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào, dân tộc. Người nhấn mạnh:
“Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho đất nước ta
được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo
mặc, ai cũng được học hành”[46, 161].
Truyền thống yêu nước là cơ sở chủ đạo hình thành hệ thống tư tưởng
về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo ở Hồ Chí Minh. Đó
cũng là cơ sở cho việc hình thành các quan điểm của Người đánh giá về giá trị
nhân văn, nhân bản của đạo Phật, cũng như các tư tưởng đánh giá vai trò to
lớn của đạo Phật đã phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, tham gia
nhiệt tình vào cuộc đấu tranh vì tự do cho đất nước.

18


Truyền thống cần cù, nhẫn nại trong lao động, dũng cảm, thông minh,
sáng tạo trong sản xuất
Dân tộc Việt Nam từ buổi bình minh của lịch sử vừa phải chống chọi
với thiên tai, lũ lụt, hạn hán vừa phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Chính
những hồn cảnh này đã góp phần hình thành nên đức tính cần cù, sáng tạo
trong lao động sản xuất của nhân dân ta. Không ai có thể phủ nhận rằng con
người Việt Nam là cần cù trong lao động, thông minh sáng tạo trong sản
xuất. Không chỉ cần cù trong lao động sản xuất, lao động vật chất, lao động
trí óc, con người Việt Nam còn cần cù trong chiến đấu chống giặc ngoại
xâm. Truyền thống này đã được đúc kết trong các thần thoại, truyền thuyết,
tục ngữ ca dao và cả văn chương bác học. Truyền thống đó khơng chỉ thể
hiện ở từng cá nhân mà cả cộng đồng dân tộc. Nó là một đức tính lớn của
dân tộc, góp phần gìn giữ đất nước trong lịch sử và xây dựng đất nước trong
giai đoạn hiện nay.
Truyền thống yêu lao động, siêng năng cần cù là đức tính quý báu của
người dân Việt Nam nói chung và nhân dân Nghệ An nói riêng. Đây là miền

quê có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai khô cằn sỏi đá. Cho nên con
người luôn phải lao động cật lực vì miếng cơm manh áo. Từ thế hệ này đến
thế hệ khác, con người Nghệ An luôn phải chống chọi với thiên nhiên, phải
đào kênh, lấp biển, đắp đập, khai hoang để mưu sinh. Chính việc lao động và
cải tạo thiên nhiên đó làm cho con người xứ Nghệ được tôi luyện càng trở lên
cần cù chịu khó, tin yêu, quý trọng sức lao động của mình cũng như những
thành quả lao động.
Bản lĩnh nhẫn nại, kiên cường trong lao động như vậy đã ăn sâu trong
tư tưởng, nhận thức của Hồ Chí Minh từ khi còn nhỏ.
Mặt khác, ngay từ tuổi niên thiếu, Người cũng đã trải qua thực tiễn lao
động sản xuất vất vả phục vụ cuộc sống. Khi vắng cha, mất mẹ, Người phải tự

19


lực cánh sinh nuôi bản thân cùng em nhỏ. Do vậy, Người thấu hiểu giá trị của
sức lao động, sẵn sàng lao động khi cần thiết. Thực tế, Người đã khơng sợ
khó, sợ khổ khi ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Người đã lao
động làm thuê đủ mọi nghề để kiếm sống. Sau này, khi đã là người lãnh đạo
cách mạng, Hồ Chí Minh vẫn coi trọng lao động. Người sống giản dị cần cù
như mọi người dân bình thường khác và thấu hiểu nỗi lo toan của người dân.
Tất cả các đức tính đó Người đã hấp thụ từ quê hương mình, từ tinh hoa
dân tộc mình. Đó là cơ sở quan trọng giúp Hồ Chí Minh gần gũi với nhân dân
lao động, thấu hiểu nỗi khổ của quần chúng, và sẵn sàng chia sẻ, đấu tranh vì
hạnh phúc nhân dân, nhân loại. Đây là điểm gặp gỡ trong tư tưởng Hồ Chí
Minh với các triết lý sâu sắc “từ, bi, hỷ, xả, cứu khổ cứu nạn” của nhà Phật.
Thấu đạt các triết lý đó, Hồ Chí Minh đã dành nhiều tình cảm ca ngợi các triết
lý “cứu khổ cứu nạn” của đạo Phật. Người đã dành nhiều thời gian quan tâm
thăm hỏi đồng bào tăng ni Phật tử cũng như đến thăm nhiều chùa chiền trong
nước và thế giới. Từ đó hình thành một hệ thống tư tưởng, tình cảm sâu sắc

đối với đạo Phật.
Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, cố kết cộng đồng
Kết cấu cá nhân - gia đình - làng nước là một kết cấu bền chặt của xã
hội Việt Nam từ trong lịch sử đến nay. Cá nhân ln gắn bó với gia đình, tập
thể. Gia đình là làng, nước thu nhỏ, làng nước là gia đình mở rộng. Mỗi thành
viên trong cộng đồng người Việt luôn ý thức phải cấu kết, phải đoàn kết thành
một cộng đồng thống nhất. Tâm lý này là do chính tồn tại xã hội quy định.
Trong quá khứ, dân tộc ta phải thường xuyên đương đầu với việc đắp đê
chống lũ, chống hạn, chống giặc ngoại xâm. Thực tế đó đã nảy sinh yêu cầu
cả dân tộc cần một khối đoàn kết để tồn tại và phát triển. Dân tộc ta trong lịch
sử đã dần tạo dựng cho mình truyền thống quý báu này. Mỗi người dân Việt
Nam luôn nghĩ về người khác, sẵn sàng giúp đỡ người khi gặp khó khăn. Con

20


người Việt Nam ln hịa đồng, gắn bó với tập thể, đặt lợi ích tập thể lên trên
lợi ích cá nhân, lợi ích làng nước lên trên lợi ích gia đình. Lịch sử đã minh
chứng cho tinh thần tương thân thương ái, đoàn kết cộng đồng của dân tộc ta.
Tinh thần đó đã phát huy được sức mạnh to lớn đóng góp vào sự nghiệp giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng CNXH ngày nay.
Ngay từ thời niên thiếu, Hồ Chí Minh đã từng chứng kiến kết quả của
tinh thần đoàn kết dân tộc trong cải tạo thiên nhiên, đấu tranh gìn giữ non
sơng. Quan trọng hơn, quê hương Nghệ An của Bác là nơi “đất xấu, dân
nghèo” nhưng xóm làng đầm ấm, cảnh vật thì thi vị với nhiều đền đài, lăng
mộ, di tích. Đây là kết quả của những tháng năm hợp quần lao động của nhân
dân. Tất cả đều ghi dấu ấn khó phai đối với Nguyễn Tất Thành - một con
người có trái tim nhạy cảm, ham hiểu biết và tìm tịi những điều mới lạ.
Những nền tàng tư duy và tình cảm đó theo chân Bác đi nhiều nơi trên
thế giới, cọ xát với thực tiễn phong phú và được nâng lên thành một bộ phận

quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là tư tưởng đồn kết, chiến lược
đại đồn kết. Tư tưởng này của Hồ Chí Minh vừa thể hiện sự kế thừa truyền
thống đoàn kết của dân tộc, vừa thể hiện triết lý “lục hòa” của Phật giáo. Bởi
lẽ có hịa hợp mới có tin u và đồn kết, “thiếu lục hịa chúng ta có lạc giọng
kêu gọi đồn kết cũng khơng khi nào có đồn kết”[75, 50]. Trên tinh thần này,
Hồ Chí Minh đã tạo dựng một hệ thống tư tưởng về đại đoàn kết với nhân dân
sâu và rộng. Trong chiến lược đại đoàn kết của Người thì tư tưởng đồn kết
lương giáo, đồn kết Phật giáo với các tơn giáo khác giữ một vai trị quan
trọng.
1.1.3. Tinh hoa văn hóa nhân loại
Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, với tư chất thơng minh, từ
nhỏ Hồ Chí Minh đã được trang bị một trình độ Hán học vững chắc. Trên cơ
sở đó, Người trực tiếp tiếp thu văn hóa Phương Tây tại trường Quốc học

21


Huế. Những năm tháng bơn ba nay đây mai đó, Người đã không ngừng học
hỏi, thông thạo nhiều ngôn ngữ tiêu biểu cho nhiều nền văn minh nhân loại.
Thêm vào đó, tuổi thơ của Người được tắm gội trong nền văn minh dân tộc,
văn minh phương Đông - nền văn hóa của các tư tưởng Nho, Phật, Đạo. Cho
nên có thể nói Hồ Chí Minh là hiện thân của sự am tường các nền văn minh
Đông Tây kim cổ. Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa
của hai nền văn minh phương Đông và phương Tây phù hợp với mục đích,
chân lý đích thực mà Người theo đuổi: giải phóng dân tộc, giải phóng nhân
loại, từ đó dần hình thành nên tư tưởng của Người về đạo Phật.
Văn hóa phương Đơng là cái nơi của những giá trị, tư tưởng, triết lý
sâu sắc về con người, cuộc sống, xã hội lồi người cịn tồn tại đến ngày nay
như Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo. Từ tuổi ấu thơ, Hồ Chí Minh đã được
tắm gội trong nền văn minh đó. Ra đi tìm đường cứu nước, Người mang

theo hành trang lớn nhất là lòng yêu nước, truyền thống văn hóa dân tộc, và
khối tri thức Người đã được trau dồi - tri thức văn hóa phương Đơng. Quá
trình hoạt động cách mạng, Người đã được học tập, mở rộng tầm nhìn, học
hỏi nhiều tri thức phương Tây, song các giá trị, tư tưởng văn hóa phương
Đơng đã có sẵn trong Người và ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành các
tư tưởng của Người về sau.
Trước hết, nói đến tư tưởng và văn hóa phương Đơng là nói đến Nho
giáo. Đây là một hệ tư tưởng chính trị - xã hội lớn, có ưu thế trong việc xây dựng
một trật tự xã hội kỷ cương phép tắc, xây dựng một nền đạo đức nhân nghĩa.
Người đọc có thể đặt câu hỏi: những tư tưởng đó của Nho giáo ảnh
hưởng gì đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về Phật giáo? Nếu chú
ý ta sẽ thấy Nho giáo trong lịch sử đã dần tích hợp một cách từ từ nhiều giá
trị, triết lý Phật giáo. Do đó, đem đối chiếu, chọn lọc có thể tìm thấy nhiều
điểm hợp lý, tương đồng của Nho giáo với tư tưởng Phật giáo Hồ Chí Minh.

22


Tuy là một học thuyết chính trị - xã hội mang lễ giáo phong kiến nhưng Nho
giáo là một tư tưởng có triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, ước vọng một
xã hội an ninh, hòa mục, một thế giới đại đồng và dần hỗn dung với nhiều
giá trị Phật, Đạo.
Những tư tưởng đó có thể được xem là nguồn gốc cho nhiều tư tưởng
nhân văn, nhân đạo, nhân ái ở Hồ Chí Minh: khát vọng giải phóng con người,
khát vọng cứu khổ, cứu nạn, cứu nhân loại ra khỏi bể khổ trầm luân.
Bên cạnh việc kế thừa các yếu tố có giá trị tích cực của Nho giáo, Hồ
Chí Minh từ sớm đã lên án, phê phán những yếu tố, tư tưởng bất bình đẳng,
phân chia đẳng cấp trong xã hội: Khổng Tử “là người phát ngôn bênh vực
những người bóc lột, chống lại những người bị áp bức”[34, 435]. Tư tưởng
này vừa là cội nguồn của tình cảm thương yêu, thấu hiểu nỗi bất hạnh của

quần chúng bị áp bức, vừa là cơ sở cho các tư tưởng bình đẳng như Đức Phật
đã dậy: “khơng ai có đẳng cấp trong dịng máu đỏ, khơng ai có đẳng cấp trong
giọt nước mắt cùng mặn”.
Phật giáo là hệ tư tưởng quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến các dân
tộc phương Đơng nói chung, dân tộc Việt Nam nói riêng. Vì là một thế giới
quan tơn giáo nên Phật giáo khó tránh khỏi những định hướng bi quan, yếu
thế, tiêu cực. Song nổi bật, để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong tư duy và hoạt
động của con người là những giá trị tích cực. Giới nghiên cứu đã khái qt
các giá trị tích cực đó là:
Thứ nhất là tư tưởng từ bi, vị tha, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương
người như thể thương thân, một tình yêu bao la đến cả chim muông, cây cỏ.
Thứ hai là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện.
Thứ ba là tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ, chất phác chống lại
mọi phân biệt đẳng cấp.
Thứ tư: Phật giáo Thiền tông đề cao lao động, chống lười biếng.

23


Thứ năm: Phật giáo vào Việt Nam hình thành phái Thiền Trúc Lâm, chủ
trương khơng xa rời mà gắn bó với cuộc sống nhân dân, với đất nước, tham gia
vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân tộc[51, 34].
Với vai trò là lãnh tụ, bằng nhãn quan sáng suốt của mình, Hồ Chí
Minh đã tiếp nhận một cách chủ động những giá trị tích cực, tiêu biểu như
trên. Mặt khác, Người còn tiếp nhận Phật giáo từ cội nguồn thông qua các bậc
cha, chú là những bậc thương dân, yêu nước. Trên cơ sở đó, nghiên cứu nhiều
di thảo và hành động của Hồ Chí Minh chúng ta sẽ phát hiện được nhiều tư
tưởng của Người về vị trí, vai trị của Phật giáo, về các giá trị văn hóa, đạo
đức Phật giáo.
Sau khi được trang bị một khối tri thức văn hóa dân tộc, tri thức văn

hóa phương Đơng đa dạng, phong phú, Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chịu ảnh
hưởng của tư tưởng, văn hóa phương Tây.
Điểm khởi đầu đánh dấu việc Người làm quen với các tri thức phương
Tây là Người theo học trường tiểu học Vinh - Nghệ An vào năm 1905. Đây là
lần đầu tiên Người được làm quen với các từ: “tự do, bình đẳng, bác ái”.
Những thuật ngữ đó tạo niềm đam mê cho Người, mong muốn tìm hiểu về
lịch sử nước Pháp, về cuộc cách mạng vĩ đại đã diễn ra trên đất Pháp, tìm hiểu
những gì ẩn sau các từ “tự do, bình đẳng, bác ái”.
Năm hai mươi mốt tuổi, Người đã rời quê hương ra đi tìm đường cứu
nước. Người đến với nền văn minh phương Tây đang phát triển rực rỡ. Dừng
chân ở nhiều nước phương Tây: Anh, Pháp và sau này là các nước Châu Âu,
Châu Phi, Châu Mỹ khác đã cho phép Người tiếp xúc và học hỏi nhiều tư
tưởng, giá trị mới.
Trên đất Pháp - cái nôi của nền văn minh công nghiệp phát triển rực rỡ
bấy giờ, Hồ Chí Minh đã được học tiếng Pháp, hiểu về văn hóa Pháp. Đặc biệt,

24


×