Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Câu hỏi tình huống có đáp án về HCNN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.17 KB, 22 trang )

ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT

CAÂU HỎI THUYẾT TRÌNH, TÌNH HUỐNG
1. Tại sao nhà nước phải quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn?
2. Những chính sách lớn quan trọng của Đảng đối với nông nghiệp nông thôn trong
giai đọan từ năm 1986 đến nay được thể hiện như thế nào?
3. Phân tích quan điểm cơ bản về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn nước ta
trong thời gian tới, quan điểm nào là quan trọng nhất? Những giải pháp thực hiện
quan điểm đó?
4. Thế nào là lợi thế so sánh trong sản xuất nông nghiệp? Vận dụng quan điểm đó
trong chỉ đạo phát triển và quản lý sản xuất nông nghiệp hiện nay như thế nào?
5. Tại sao phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia? Những biện pháp chủ yếu để
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia?
6. Vai trò của kinh tế trang trại trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn? Quản lý
nhà nước về trang trại cần quan tâm điều chỉnh những vấn đề gì?
7. Tại sao phải coi trọng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn?
Những giải pháp chung có tính nguyên tắc để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn?
8. Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế và những biện pháp quản lý nhà nước để
phát huy các thành phần kinh tế trong nông nghiệp nông thôn? (VD: Vai trò của
thành phần kinh tế nhà nước trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
nước ta. Nhà nước cần phải làm gì để phát huy vai trò của thành phần kinh tế nhà
nước ở nông thôn?)
9. Phân biệt mô hình hợp tác xã kiểu cũ với mô hình hợp tác xã kiểu mới ở nông
thôn nước ta? Thực trạng và phương hướng phát triển, quản lý kinh tế tập thể
trong giai đọan tới?
10. Phân biệt kinh tế hộ với kinh tế trang trại? Nhà nước cần hỗ trợ và quản lý phát
triển kinh tế trang trại thông qua những chính sách và biện pháp gì?
11. Thế nào là công nghiệp nông thôn? Nhà nước cần thực hiện những biện pháp gì


để thúc đẩy phát triển và quản lý họat động sản xuất công nghiệp ở nông thôn?
12. Vai trò của thị trường và các chính sách, biện pháp phát triển và quản lý thị
trường tiêu thụ nông sản hiện nay?
13. Ý nghĩa của việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa? Thực trạng và
phương hướng đổi mới trong ký kết hợp đồng tiêu thụ hàng hóa nông sản?
14. Sự cần thiết phải quy họach xây dựng phát triển các khu dân cư nông thôn? Nội
dung quản lý nhà nước về quy họach phát triển các khu dân cư nông thôn?
15. Tại sao nông dân nghèo? Những chính sách và biện pháp chủ yếu để xóa đói
giảm nghèo ở nông thôn hiện nay?
16. Trình bày mục tiêu, chính sách, các biện pháp xây dựng và quản lý kết cấu hạ
tầng nông thôn.
Page 1


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT

17. Trình bày nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước
ta theo quan điểm của Đảng. Phân tích mục tiêu phát triên nông nghiệp, nông thôn
nước ta trong thời gian tới.
18. Phân tích ý nghĩa của chính sách đất đai trong phát triển nông nghiệp, nông thôn
nước ta. Thực trạng và phương hướng hoàn thiện chính sách đất đai để tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
19. Tại sao phải tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ trong phát triển nông
nghiệp và kinh tế nông thôn? Các giải pháp phát triển khoa học công nghệ phục
vụ sản xuất nông nghiệp và cần tập trung vào những vấn đề gì?
20. Vì sao Đảng ban hành chính sách đối với miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số?
Các chính sách đó tập trong vào những vấn đề gì?
CÂU HỎI BỔ SUNG:

21. Làm gì để nông dân thoát nghèo, nâng cao đời sống nông dân?
22. Giải pháp thực hiện CNH – HĐH NNNT
23. Phân tích SWOT của NNNT VN khi hội nhập QT
24. Phân tích 5 áp lực cạnh tranh của NNNT khi hội nhập QT

Page 2


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT

ĐỀ CƯƠNG
1. Tại sao nhà nước phải quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn?
-

NN&NT có vai trò vị trí cực kỳ quan trọng trong kinh tế, chính trị, xã hội ở
nước ta. NT là nơi sinh sống của 76.6%DS với 56.8% LĐ và tạo ra
20.9%GDP (hộ thuần nông 62.2%, kiêm nghề 25.6%, phi nông nghiệp
11.3%). NN&NT có vai trò chiến lược quan trọng trong tiến trình phát triển
đất nước (lý thuyết Nhị nguyên – Lewis)

-

Trong NN&NT nước ta còn đang tồn tại nhiều vấn đề bức thiết cần phải tác
động quản lý để chuyển biến tốt hơn như: vấn đề ANTT nông thôn, kết cấu hạ
tầng, chất lượng lao động, trình độ sản xuất lạc hậu, dân trí thấp, nghèo đói,
đất đai manh mún, ô nhiễm môi trường, nông nhàn, kìm hãm nguồn lực con
người, trình độ tổ chức sản xuất cực kỳ kém,…


-

Nông nghiệp mang tính đặc thù riêng. Đó là ngành duy nhất sản xuất ra lương
thực nên nó có vai trò quyết định về vấn đề an ninh lương thực quốc gia và
sức khỏe con người (chất lượng VSATTP)

-

-> QLNN là sứ mệnh lịch sử quan trọng của NN.

2. Những chính sách lớn quan trọng của Đảng đối với nông nghiệp nông thôn
trong giai đọan từ năm 1986 đến nay được thể hiện như thế nào?
Tập trung phân tích theo 3 mốc thời gian: 1986, 2001, hiện nay và sắp tới
-

Trước và sau ĐH VI (1986) Đảng ta có các chính sách quan trọng đối với
NN&NT: Chỉ thị 100 của Ban Bí thư TW Đảng khóa IV ban hành ngày
13/01/1981. Cho phép cải tiến quản lý nông nghiệp theo hướng gắn trách
nhiệm người lao động đến sản phẩm cuối cùng bằng khóan sản phẩm đến
nhóm người lao động trong các HTX, tập đòan sản xuất trong cả nước; Nghị
quyết số 10/NQ-TW ngày 05/04/1988 của BCT về “Đổi mới quản lý kinh tế
nông nghiệp” với những điều chỉnh lớn nhăm giải phónh TLSX trong NN,
NT, chuyển giao chúng cho các hộ nông dân quan lý và sử dụg lâu dài, làm
cho các hộ nông dân trở thành những đơn vị tụ chủ trong sản xuất nông
nghiệp. Theo đó người nông dân được tự chủ điều hành, sử dụng lao động, tự
chủ đầu tư vật tư kỹ thuật, tự chủ hợp tác sản xuất, tự chủ lưu thông và phân
phối sản phẩm làm ra.

-


GĐ 2001 – 2002, Nghị quyết 9/2001,…… luật HTX 2003, …

-

GĐ mở của nkt, ….. -> chuyển dịch mạnh sản xuất NN. Thúc đẩy mạnh sản
xuất nông nghiệp lớn theo hướng tăng diện tích sản xuất và sản xuất công
nghệ cao, cho phép các tập đòan phân phối lớn vào họat động

-

Ngoài ra còn có thể kể đến các chính sách quan trọng khác như chương trình
phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, phát triển đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế
trang trại, … thông qua các văn bản:


Chỉ thị 47/CT/TW ngày 31/08/1988 của BCT về việc “giải quyết một số
vấn đề cấp bách về ruộng đất
Page 3


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT



Quyết định 327/CT ngày 15/09/1992 của Chủ tịch HĐBT về một số chủ
trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, bải bồi ven biển và mặt
nước. Sau nầy trở thành chương trình quốc gia 327.




Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/07/1998 về phát triển kinh tế xã
hội ở các xã đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Sau nầy
cũng trở thành chương trình quốc gia 135



Luật Đất đai 1993 ra đời trên cơ sở Luất Đất đai 1987

3. Phân tích quan điểm cơ bản về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn nước ta
trong giai đọan tới. Quan điểm nào là quan trọng nhất? Những giải pháp thực
hiện quan điểm đó?
-

Qđ1: Coi trọng CNH- HĐH trong phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và xây dựng
nông thôn mới, đưa nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp lên sản xuất


Muốn phát triển NNNT phải kết hợp CNH-HĐH nông thôn
với CNH-HĐH đô thị



Việc áp dụng công nghệ sịnh học, khoa học kỹ thuật sẽ làm
nâng cao năng suất lao động, sản lượng và chất lượng nông sản.





Là cơ sở để nâng cao trình độ sản xuất, giải phóng sức lao
động.
CNN – HĐH NNNT sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế

Nội dung CNH – HĐH NN: Áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp. Biểu hgiện là việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghê trong tất
cả các khâu của sản xuất nông nghiệp. Bắt đầu từ khâu sản xuất đến lưu thông
hàng hóa. Nhăm tạo ra nền nông nghiệp phát triển bền vững, coi trọng việc
gìn giữ tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ sau.
Nội dung CNH –HĐH NT: Chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và ngành
nghề, phát triển đời sống nông thôn. Coi trong phát triển kết cấu hạ tầng nhằm
nâng cao đời sống nhân dân về vật chất và tinh thần.
-

Qđ2: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Gắn sản xuất với công nghiệp chế
biến; gắn sản xuất với thị trường; gắn sản xuất với xây dựng nông thôn mới; gắn
công nghiệp hóa với dân chủ hóa.


Gắn sản xuất với công nghiệp chế biến: Giúp giải quyết lao động dư thừa
tại nông thôn, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và nâng cao năng
suất trong nông nghiệp.



Gắn sản xuất với thị trường: Chú trọng vai trò của sản xuất hàng hóa là
sản xuất cái thị trường cần chứ không phải đơn thuần là cái chúng ta có




Gắn sản xuất với xây dựng nông thôn mới: Xây dựng kết cấu hạ tầng,
nâng cao đời sống nhân dân

Page 4


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT



-

Gắn CNH với dân chủ hóa: Khi dân trí nâng cao, người dân thực hiện
quyền làm chủ, tham gia công tác của chính quyền, họ thấy được trách
nhiệm của mình nên việc thực hiện mang tính tự giác rất cao.

Qđ3: Phát huy lợi thế từng vùng, miền và cả nước, đẩy mạnh áp dụng nhanh các
tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng
nhu cầu trong nước và quốc tế.


Lợi thế so sánh là sử dụng các ưu thế về nguồn lực vào sản
xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn, có giá thành thấp hơn so
với sản phẩm cùng lọai sản xuất ở nơi khác




Ứng dụng khoa học công nghệ, tăng sức cạnh tranh trên thị
trường trên cơ sở lợi thế tự nhiên ta lựa chon hướng sản xuất phù hợp.

-

Qđ4: Phát triển nông nghiệp nông thôn phải đi liền với phát triển các thành phần
kinh tế ở nông thôn. Kinh tế hộ gia đình vẫn là thành phần kinh tế chủ yếu trong
nông nghiệp; kinh tế nhà nước là quan trọng, là trung tâm thúc đẩy chuyển ghiao
khoa học công nghệ, nhưng cần sắp xếp, tổ chức lại để tăng tính hiệu quả; đẩy
mạnh phát triển hợp tác xã, …

-

Qđ5: Xây dựng nông thôn mới, tăng đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn,
nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho nhân dân để thu hẹp khỏang
cách đô thị nông thôn, giữa các vùng, miền trong cả nước, đẩy mạnh đô thị hóa
nông thôn.

Quan điểm quan trọng nhất là ‘’phát huy lợi thế so sánh‘’ Phân tích để hiểu được lợi thế
so sánh =>Giải pháp thực hiện
4. Thế nào là lợi thế so sánh trong sản xuất nông nghiệp? Vận dụng quan điểm đó
trong chỉ đạo phát triển và quản lý sản xuất nông nghiệp hiện nay như thế nào?
5. Tại sao phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia? Những biện pháp chủ yếu để
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia?
KN: ANLT quốc gia trong mọi tình huống là phải đảm bảo lương thực đủ ăn, đủ
dinh dưỡng, và đủ an tòan (sạch) cho mọi người, mọi lúc, mọi nơi.
Chất lượng VSATTP rất kém hiện nay ở VN đã đặt chúng ta trong tình thế cực kỳ
nguy hiểm cho sức khỏe, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng “nòi giống” và
an toàn kinh tế nông nghiệp, nhất là khi chúng ta đang tiếp cận kinh tế quốc tế sau
khi vào WTO.

Tại sao phải đảm bảo ANLT?


“Quyền có lương thực và không bị đói là một trong những quyền cơ bản
của con người” (Hội nghị thượng đỉnh lương thực thế giới tại Roma –
1996)



Ngày nay, kinh tế thế giới phát triển rất mạnh mẽ, nhu cầu cuộc sống con
người đã vượt xa những nhu cầu cơ bản. Nhu cầu có lương thực để ăn, để
sống là nhu cầu cơ bản nhất và không được phép bỏ qua. Tuy nhiên, thế
giới ngày nay nói chung và tại Việt Nam nói riêng vẫn còn tồn tại trình
trạng nghèo, đói do sự phân hóa giàu nghèo cực kỳ nghiêm trọng. Bên
Page 5


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT

cạnh đó, có một vài quốc gia và thế giới nói chung vẫn còn tiềm ẩn nhiều
nguy cơ xảy ra thiếu lương thực như: chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, thay
đổi khí hậu, sự biến động kinh tế và các sai lầm trong điều hành kinh tế.


ANLT gắn liền với ANQP và an ninh xã hội.

Những biện pháp chủ yếu để đảm bảo ANLTQG?



Đảm bảo ANLT không thể chỉ quan tâm duy nhất đến việc sản suất đủ
lương thực mà cần phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề phân phối và thu
nhập.



Cần phải có quan điểm thật rõ ràng là sản xuất tự cung – tự cấp không thể
là đảm bảm ANLT trong trình hình hiện nay. Đặc thù của sản xuất nông
nghiệp là phụ thuộc lớn và thiên nhiên và hàng nông sản thì không thể bảo
quản lâu dài, nên lối sản xuất tự cung – tự cấp luôn gắn liền với trình trạng
thiếu ăn, đói và mất cân đối nghiêm trọng về dinh dưỡng. Mô hình VAC,
trồng lúa trên ruộng bậc thang,.. chỉ có thể cải thiện một phần sự mất cân
đối về dinh dưỡng.



Trong hệ thống thị trường, thu nhập là một đảm bảo quan trọng đối với
vấn đề lương thực. Trình trạng thu nhập nghèo nàn có thể dẫn đến thiếu
gạo ăn cho cả những người dân sống trong vùng sản suất lúa gạo lớn khi
giáp hạt. Trước các áp lực phải chi tiêu cho sản xuất và các nhu cầu cơ bản
cho cuộc sống, những người nông dân đã bán hết lúa gạo dư thừa để có
tiền chi tiêu, chỉ chừa lại một phần đủ ăn cho đến vụ sau và vì vậy họ sẽ bị
đói nếu như mất mùa bời vì họ không có tiền dự trữ để mua lương thực ăn.
Cần phải quan tâm hơn nữa đến nông dân – những người sản xuất lương
thực để họ không bị đói, bị thiếu dinh dưỡng.



Cần duy trì đủ quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp (theo NQ9 duy trì đất

trồng lúa ở 4 triệu ha).



Có biện pháp hỗ trợ cho người nghèo, tổ chức hệ thống cung cấp lương
thực đến những vùng khó khăn.

6. Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế và những biện pháp quản lý nhà nước
để phát huy các thành phần kinh tế trong nông nghiệp nông thôn?
Trong NN&NT Việt Nam đang tồn tại phổ biến 3 thành phần kinh kế: KT hộ gia
đình, KKTT, KT hợp tác và HTX, KT nhà nước và các thành phần kinh tế khác
-

Sau sự tan rả của htx kiểu cũ, kinh tế hội gia đình là thành phần kinh tế chủ yếu
trong nông nghiệp, nông thôn nước ta và đã phát huy vai trò tích cực của nó. Kinh
tế hội gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển nước ta từ nước nghèo
đói, phải nhận viện trợ về lương thực thành nước có đủ lương thực để nuôi sống
hơn 80 triệu dân và còn dư thừa để xuất khẩu (Tổng kim ngạch xuất khẩu nông
sản năm 2005 đạt 5.8 tỷ USD, trong đó sp gỗ đạt 1.74 tỷ USD, gạo xk 5.2 triệu
tấn đạt 1.38 tỷ USD, thủy sản đạt 2 tỷ USD – phấn đấu đạt 3,5 tỷ USD năm 2007,
hồ tiêu 0.1 triệu tấn đạt 210 triệu USD, cao su 0.56 triệu tấn đạt 772 triệu USD, cà
phê 0.88 triệu tấn đạt 718 triệu USD). Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế đất
Page 6


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT

nước, hình thức tổ chức kinh tế hộ gia đình ngày càng biểu hiện rõ các yếu điểm

của nó do kinh tế hộ gia đình sản xuất tự cấp tự túc không còn phù hợp, đất đai
ngày càng manh mún, chất lượng nông sản không được đảm bảo, không có
thương hiệu, khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, …. Nên trong tương lai, nếu
tiếp tục duy trì thì nó sẽ trở thành lực cản phát triển của đất nước do “ruộng không
đủ nhiều đề nông dân làm giàu nhưng lại đủ nhiều để níu kéo nông dân ở lại với
ruộng đống và làm thui chột ý chí làm giàu”
-

Hình thức lý tưởng thay thế kinh tế hộ gia đình là kinh tế trang trại. Kinh tế trang
trại thực chất là một hình thức phát triển của kinh tế hộ gia đình, nó được tổ chức
sản xuất ở quy mô lớn hơn về diện tích canh tác, lao động, khoa học và công
nghệ. Trang trại còn có thể được tổ chức như một doanh nghiệp nông nghiệp, nó
có thương hiệu, tư cách pháp nhân, có hệ thống cung ứng tư liệu sản xuất và
khách hàng ổn định. Các trang trại ven đô thị nên tổ chức theo hướng sản xuất
nông nghiệp công nghệ cao, các trang trại ở vùng xa đô thị nên tổ chức theo
hướng quy mô đất canh tác lớn. Chính phủ đã ra nghị quyết 03/NQ-CP, năm 2001
về phát triển kinh tế trang trại. Đến năm 2003 nước ta đã có 72.000 trang trại với
7000 tỷ vốn đầu tư, sử dụng 369.000 ha, lợi nhuận đạt bình quân 98 triệu/trang
trại/năm. Trong các văn kiện của Đảng cũng có nêu một số vấn đề nhằm tạo điều
kiện cho kinh tế trang trại phát triển: “Khuyến khích nông dân góp quyền sử dụng
đất và lao động của mình hợp tác với các doanh nghiệp, hợp tác xã và chủ tranng
trại để phát triển sản xuất hàng hóa, ổn định và cải thiện đời sống, khuyến khích
ơn nưa đầu tư nước khòai vào nông nghiệp nông thôn…” –VK ĐH X; Nghị quyết
TW 4 khóa VIII cũng có nêu “ không để nông dân bị nghèo khổ do không có đất
sản xuất, vừa thức đẩy tích tụ ruộng đất hợp lý để phát triển sản xuất hàng hóa”.

-

Chúng ta cần thảo luận và nhận thức rõ rằng: phát triển trang trại, sản xuất quy
mô lớn, sản xuất với máy móc hiện đại không phải là dồn nông dân nghèo vào

chổ mất đất sản xuất và bị đói mà là tạo điều kiện để kinh tế đất nước và chính
người dân nghèo phát triển sản xuất theo hướng bền vững hơn.

-

Hợp tác xã là hình thức tổ chức có nhiều tính ưu việt. Sự phát triển của hợp tác xã
gắn liền với sự phát triển văn minh trong sản xuất nông nghiệp. Các quốc gia càng
phát triển thì tổ chức kinh tế hợp tác xã càng họat dộng mạnh mẽ và phổ biến và
ngược lại sự thiếu vắng hợp tác xã là biểu hiện rõ nét của tổ chức và trình độ sản
xuất lạc hậu. Hợp tác xã không phải là sự gộp lại của kinh tế hộ gia đình, không
phải là trang trại hay doanh nghiệp nông nghiệp trá hình mà bó phải là một tổ
chức cộng tác sản xuất để đi đến sản xuất hiệu quả hơn. Ví dụ như nông dân hợp
tác với nhau để mua nguyên liệu đầu vào với giá gốc và bán sản phẩm tại nguồn
tiêu thụ ổn định với gía cao (do tăng đựơc khả năng mặc cả, và khả năng cung
ứng hàng hóa với chất lượng cao và ổn định và có thể có thương hiệu chung).

-

Kinh tế nhà nước trong nông nghiệp. Nhà nước không có chủ trương mở rộng mà
là sắp xếp, tổ chức lại. Chỉ giữ lại các doanh nghiệp có vai trò chính trị, xã hội
quan trọng.
(Giáo trình trang 34-36, 45-57)

Page 7


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT


7. Tại sao phải coi trọng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn?
Những giải pháp chung có tính nguyên tắc để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông
nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn?
Để thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn cần phải
quan tâm thực hiện các điều kiện cơ bản:
-

Phát triển mạnh kết cấu hạ tầng nông thôn.

-

Quan tâm phát triển kinh tế trang trại

-

Đặc biệt chú ý đến vấn đề môi trường và chất lượng VSAT thực phẩm.

-

Việc phát triển hợp tác xã và phổ biến áp dụng khoa học kỹ thuật trong nông
nghiệp là rất cần thiết.

8. Phân biệt mô hình hợp tác xã kiểu cũ với mô hình hợp tác xã kiểu mới ở nông
thôn nước ta? Thực trạng và phương hướng phát triển, quản lý kinh tế tập thể
trong giai đọan tới?
Hợp tác xã là một hội tụ của những người hợp nhất một cách tự nguyện để thực hiện nhu
cầu kinh tế xã hội và văn hóa và ý nguyện thông qua một doanh nghiệp sở hữu chung và
kiểm sóat dân chủ.
Giá trị hợp tác xã dựa trên giá trị tự giúp đỡ, tự chịu trách nhiệm dân chủ bằng nhau,
công bằng và tương trợ. Theo truyền thống của người sáng lập, xã viên hợp tác xã tin

tưởng vào giá trị đạo đức của sự trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và sự chú ý đến
người khác.
(Tuyên bố về bản sắc hợp tác xã – Liên hiệp Hợp tác xã quốc tế- ICA - 1995)

Xã viên tham gia công bằng và kiểm soát dân chủ vào hợp tác xã. Họ chỉ được hưởng
một phần nhỏ vào lãi của vốn chung hợp tác xã. Phần thặng dư sẽ được dùng để phát
triển hợp tác xã và được chia tỷ lệ với giao dịch mà họ trao đổi với hợp tác xã.
Hiện nay chúng ta đã có luật hợp tác xã ban hành năm 1993, nhưng đến nay hợp tác xã
vẫn chưa phát triển mạnh một cách thực chất ở nông thôn. Nông dân chưa thiết tha với
hợp tác xã. Nguyên nhân là do, cho dù đã có luật nhưng chúng ta vẫn chưa thật sự thống
nhất với nhau về khái niệm và mô hình hợp tác xã.
Theo nguyên tắc tổ chức hợp tác xã trên tòan thế giới, hợp tác xã thực chất là tổ chức của
nông dân mang tính xã hội và tương trợ nhau chứ không phải nhằm mục đích lợi nhuận.
Hiện nay có hiện tượng nhằm lẫn là coi hợp tác xã như công ty cổ phần (ai có nhiều cổ
phần sẽ kiểm sóat) tạo nên trình trạng rất phổ biến là nhiều hợp tác xã mang tính chất trá
hình, thực chất đó chỉ là một tổ chức tư nhân.
Về nguyên tắc: Hợp tác xã chỉ làm những việc mà hộ nông dân không làm được một cách
riêng rẽ. Khi hợp tác xã giúp nông dân mua vật tư nông nghiệp không phải là kiếm lãi mà
giúp nông dân mua được với giá rẽ, chất lượng tốt. Như vậy hợp tác xã phải thu của nông
dân với phí dịch vụ thấp nhất thì mới giảm được giá.
Theo ý kiến của các nhà khoa học (GS.VS. Đào Thế Tuấn), hợp tác xã tổ chức theo đơn
vị hành chính là không phù hợp. Thực ra muốn tổ chức hợp tác xã phải làm từ đơn giản
đến phức tạp, do đó phải bắt đầu từ một việc, làm tốt một việc sẽ tiến lên làm nhiều việc.
Page 8


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT


Theo kinh nghiệm của các nước, trong kinh tế thị trường nên tổ chức hợp tác xã theo
ngành hàng (ngành dọc). Ví dụ như hợp tác xã nuôi heo tổ chức theo ngành dọc để mở
rộng quy mô, từ đó có sức làm các việc lớn hơn: sản xuất giống, chế biến thức ăn, thịt,
kho bảo quản, thuốc thú y,…
Hiện nay kinh tế nông hộ phổ biến ở nước ta là nông sản chất lượng thấp, không đồng
đều, không thương hiệu để đảm bảo chất lượng vệ sinh và an tòan cho người tiêu dùng,
sản xuất manh mún. Nên không đủ khả năng cung ứng hàng nông sản đạt yêu cầu cho các
hệ thống phân phối lớn với số lượng và chất lượng đảm bảo nên rất cần có những hợp tác
xã để đứng ra giúp nông dân bán hàng với chất lượng tốt, giá cao và ổn định đầu ra. Nước
ta hiện nay tại Hà Nội có 55 siêu thi, TP. Hồ Chí Minh có 77 siêu thị và nhiều siêu thị ở
các địa phương khác. Sắp tới và nhất là sau 2009 các tập đòan siêu thị lớn trên thế giới sẽ
họat động mạnh mẽ tại Việt Nam nên có khả năng sẽ tiêu thụ một lượng nông sản rất lớn
thông qua các tổ chức này. Tiềm năng hàng nông sản Việt Nam vươn ra thế giới theo hệ
thống siêu thị quốc tế là rất lớn do chúng ta có những hàng nông sản rất đặc biệt và giá trị
như: bười da xanh, thanh long, nhãn xuồng cơm vàng, sầu riêng vàm xẻo, các lọai rươu
Gò Đen, Xuân Thạnh, Bầu Đá, cá da trơn, gà Đông Tảo, sâm Ngọc Linh và một số hàng
nông sản đặc biệt như cá sấu, cao hổ (hổ nuôi sinh sản nhân tạo), trầm hương. Trên thế
giới có hợp tác xã Fairtrade họat động theo hướng nhân đạo và hiệu quả đã đóng góp rất
lớn cho sự phát triển đời sống kinh tế tại các nước nghèo.
Hợp tác xã Anh Đào (Đà Lạt) bán cà chua cho Coopmart với giá cao gấp 4 lần; Công ty
Bảo Hà (Sóc Sơn – Hà Nội) mua nông sản của nông dân bán cho siêu thị với giá cao hơn
23%. Bộ Nông nghiệp đang quản lý 350 chỉ tiêu, nhưng chỉ 10% là đáp ứng thông lệ
quốc tế, đây là một khó khăn cho nông nghệp, hợp tác xã có thể phát huy vai trò qua cung
cấp dịch vụ giám sát chất lượng hoặc làm đại lý giám sát chất lượng để giúp nông dân
bán được hàng với giá cao.
Phân biệt hợp tác xã kiểu cũ và hơp tác xã kiểu mới:
Hợp tác xã kiểu cũ

Hợp tác xã kiểu mới


-

Bắt buộc

-

Tự nguyện

-

Quy mô nhỏ

-

Quy mô lớn

-

Vốn nhà nước và tập thể

-

Vốn đóng góp chung

-

Phân phối bình quân, không có
động lực phát triển

-


Phân phối theo tỷ lệ góp vốn và “ “
có động lực phát triển cao

-

Chỉ huy độc đóan

-

Mang tính dân chủ

-

Chỉ định quản lý

-

Bầu người quản lý

-

Quan hệ sở hữu: sở hữu tập thể,
Ban chủ nhiệm thông qua hội nghi
xã viên chịu trách nhiệm tập thể
.

-

Quan hệ sở hữu: người quản lý chịu

trách nhiệm cá nhân cho nên mỗi
quyết định quản lý điều cân nhắc và
mang tính sáng tạo cao

-

Mô hình này không khuyến khích
lao động

-

Quan tâm đến hiệu quả lao động
.

-

Phạm vi họat động: trực tiếp sản

-

Sản phẩm thường là dịch vụ

Page 9


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT

xuất ra sản phẩm

-

.

Cách thức thành lập: mang tính gò
ép

-

Cách thức thành lập: tự nguyện

Động lực phát triển hợp tác xã là hiệu quả do nó mang lại từ các giao dịch với nó chứ
không phải là lợi nhuận do nó thu về.
Chưa có hợp tác xã
Chi phí đầu vào

Lợi nhuận người nông dân

Chi phí maketing

Có hợp tác xã
Chi phí đầu vào

Lợi nhuận người nông dân

Giảm nhiều do mua
vật liệu với giá rẽ

Cao do giảm chi phí sản
xuất và chi phí maketing

trong khi năng suất tăng, giá
bán tăng và ổn định làm
giảm rũi ro

Chi phí maketing
Giảm do bán hàng
qua hệ thống phân
phối giá rẽ

Năng suất cao hơn
nhờ áp dụng khoa
học công nghệ

Giá bán hàng cao do
chất lượng đựoc đảm
bảo và hệ thống
cung ứng ổn định

9. Phân biệt kinh tế hộ với kinh tế trang trại? Nhà nước cần hỗ trợ và quản lý phát
triển kinh tế trang trại thông qua những chính sách và biện pháp gì?
Kinh tế hộ gia đình là một lọai hình tổ chức sản xuất gắn nông dân với đất đai, khai thác
tốt tiềm năng của từng gia đình nông dân, là một đơn vị kinh tế tự chủ, là chủ thể phát
triển kinh tế trong cơ chế thị trường.
Kinh tế trang trại (xem câu 10). Sau 4 năm khi thực hiện nghị quyết 03/NQ-CP của Chính
phủ về kinh tế trang trại, cả nước có gần 72.000 trang trại, tạo ra giá trị hàng hóa dịch vụ
trên 7000 tỷ đồng vào năm 2003
Tiêu chí để xác định kinh tế trang trại: Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK,
ngày 23/06/2000
Phân biệt dựa trên 4 tiêu chí cơ bản:



Quy mô sản xuất



Mục đích sản xuất



Trình độ kỹ thuật



Cách thức sản xuất

Kinh tế hộ gia đình

Kinh tế trang trại
Page
10


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT

1. Mục đích sản xuất

1. Mục đích sản xuất


Sản xuất nhằm thõa mãn nhu cầu của hộ Sản xuất nông sản phẩm hàng hóa cho thị
gia đình
trường. Tỷ suất hàng hóa 70-80% trở lên.
Tỷ suất càng cao thể hiện bản chất và trình
độ của kinh tế trang trại
2. Quy mô sản xuất

2. Quy mô sản xuất
Kinh tế tiểu nông sản xuất manh mún là lực
cản đối với nền nông nghiệp vì quy mô sản
xuất nhỏ lẻ sẽ hạn chế ứng dụng công nghệ
sản xuất tiến bộ, năng suất lao dộng thấp,
khả năng cạnh tranh trong quá trình hội
nhập kinh tế thấp

Quy mô đất đai tập trung đến mức đủ lớn
theo yêu cầu của sản xuất hàng hóa, chuyên
canh và thâm canh, song không nên vượt
quá tầm kiểm sóat quá trình sản xuất – sinh
học trên đồng ruộng hoặc trong chuồng trại
của chủ trang trại
3. Trình độ sản xuất

3. Trình độ sản xuất

Sản xuất thủ công -> năng suất lao động Áp dụng khoa học công nghệ, máy móc,
thiết bị vào sản xuất
thấp
4. Cách thức tổ chức sản xuất
4. Cách thức tổ chức sản xuất

Cách thức tổ chức và quản lý tiến bộ nhưng
đơn giản và gọn nhẹ, vừa mang tính gia
đình, vừa mang tính doanh nghiệp

Mang tính gia đình, tự phát
Các giải pháp để phát triển kinh tế trang trại
-

Thừa nhận địa vị pháp lý của kinh tế trang trại và sớm tạo ra khung pháp lý rõ
ràng và thuận lợi để những người có vốn, có đầu óc kinh doanh yên tâm hình
thành và phát triển kinh tế trang trại, mạnh dạn đầu tư vào các họat động khác ở
nông thôn theo sở trường và hiểu biết của họ

-

Sau khi có tiêu chí nhận dạng chính thức kinh tế trang trại, các bộ, ngành liên
quan sớm ban hành chế độ báo cáo phù hợp để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước
đối với kinh tế trang trại

-

Hoàn thiện quy mô tổng thể và qui họach cụ thể phát triển kinh tế xã hội của các
vùng, các địa phương trong cả nước để định hướg phát triển kinh tế trang trại theo
khả năng, lợi thế của tùng vùng và để phát triển nông sản hàng hóa trên cơ sở gắn
bó giữa sản xuất, chế biên và tiêu thụ sản phẩm.

-

Ban hành bổ sung thêm các chính sách tạo môi trường pháp lý cho họat động sản
xuất kinh doanh của trang trại


-

Cần xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách để theo dõi, quản lý lọai hình kinh
tế trang trại. Đội ngũ này phải tổ chức thông suốt từ TW đến địa phương. Nhiệm
vụ trước mắt của bộ phận này là nắm bắt những tình hình, bất thường và kiến nghị
giải quyết với ngành cùng cấp trong quá trình phát triển kinh tế trang trại

10. Vai trò của kinh tế trang trại trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn?
Quản lý nhà nước về trang trại cần quan tâm điều chỉnh những vấn đề gì?
Page
11


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT

-

Trang trại: là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp có
mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa. TLSX thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng của một người chủ độc lập sản xuất tiến hành trên quy mô ruộng đất và các
yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và
trình độ kỹ thuật cao, họat động tự chủ và luôn gắn với thị trường.

-

Kinh tế trang trại: là hình thức tổ chức hàng hóa trong nông nghiệp nông thôn,
mang bản chất kinh tế tư nhân, hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, bình

đẳng với các tổ chức kinh tế khác, hoạt động chủ yếu dựa trên cơ sở lao động gia
đình, với phương thức sản xuất hàng hóa có quy mô ngày càng lớn, trình độ và
hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao, chịu sự chi phối và đáp ứng yêu cầu
của thị trường.

-

Vai trò:


Thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, góp phần đưa sản
xuất nông nghiệp lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa.



Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thành quan hệ sản xuất
trong nông nghiệp nông thôn



Huy động khai thác các nguồn lực trong dân, giải quyết
việc làm cho lao động xã hội, làm giàu cho nông dân, làm giàu cho đất
nước



Sử dụng hiệu quả và bảo vệ tài nguyên đất đai

11. Vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong phát triển nông nghiệp và kinh tế
nông thôn nước ta. Nhà nước cần phải làm gì để phát huy vai trò của thành phần

kinh tế nhà nước ở nông thôn?
Hoạt động kinh tế nhà nước trong nông nghiệp hướng vào làm dịch vụ: đầu vào, đầu ra.
Đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn mà các thành phần kinh tế khác không đủ sức, hoăc
không muốn đầu tư hoăc để hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác.
Cũng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các nông, lâm trường và quốc doanh đánh cá,
tăng tiềm lực cho các doanh nghiệp quốc doanh có vị trí quan trọng, sản xuất kinh doanh
có hiệu quả, sắp xếp lại những doanh nghiệp yếu kém, tổ chức doanh nghiệp mới để đảm
bảo vai trò chủ đạo về cung cấp vật tư, hướng dẫn kỹ thuật chế biến và tiêu thụ nông sản.
Đổi mới cơ chế quả lý đất đai và lao động của các nông, lâm trường theo hướng giao
khoán đất, vườn cây lâu dài, ổn định cho các nông lâm trường viên hoặc hộ nông dân địa
phương gắn với sản xuất cuối cùnghoặc có thể giao một phần đất cho hộ nông, lâm
trường viên làm kinh tế gia đình.
Cũng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh tế nhà nước, các đơn vị
quân đội làm kinh tế, các tổ chức thương nghiệp nhà nước.
Để phát huy vai trò của các thành phần kinh tế nhà nước ở nông thôn cần tập trung giải
quyết một số nội dung sau:
-

Tạo điều kiện hình thành thị trường hàng hoá, thị trường vốn, tư liệu sản xuất ở
nông thôn. Trước mắt tập trung ưu tiên và mở rộng phát triển thị trưừong hàng
Page
12


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT

hoá, vốn, tư liệu sản xúat và lao động. Khuyến khích phát triển các chợ nông thôn
và từng bước hình thành các trung tâm giao dịch, buôn bán ở thị trấn, thị trứ.

-

Đẩy mạnh công tác dự báo và phổ biến rộng rãi thông tin thị trường nông sản
(trong và ngoài nước) cho nông dân và giá cả, dung lượng thị trường, những khả
năng biến động thị truờng trong khu vực và thé giới, để nông dân chủ động lựa
chọn quyết định sản xuất. Hình thức thông tin cần được rộng rãi, nhất là các vùng
nông thôn xa thành thị, mở rộng các dịch vụ tư vấn về nhu cầu tư liệu sản xuất và
hàng tiêu dùng ở các vùng nông thôn để các cơ sở công nghiệp định hướng sản
xuất phục vụ nông nghiệp và nông thôn.

-

Mở rộng khả năng tự do lưu thông hàng hoá nong sản và tư liệu sản xuất cho
nông lâm sản,thuỷ sản trên địa bàn cả nước. Với mục tiêu là công cụ điều tiết thị
trường về một số hàng quan trọng như lương thực, sản phẩm cây công nghiệp và
sản phẩm chăn nuôi phục vụ xuất khẩu, phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu.... vai
trò của thương nghiệp quốc doanh cần được cũng cố.

-

Để ổn định sản xúât và phât triển các vùng, hàng hoá, nông lâm, thuỷ sản tập
trung. Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ, bảo trợ một số cây công nghiệp
xuất khẩu quan trọng như chè, cao su, cà phê.

-

Gắn với thành phần kinh tế hộ: là đơn vị kinh tế cơ sở, đơn vị trực tiếp sản xuất

-


Sử dụng đất: nhà nước phải hỗ trợ việc thực hiện chính sách đất đai

-

Vốn

-

Khoa học công nghệ

-

Kinh tế hợp tác

Page
13


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT

12. Thế nào là công nghiệp nông thôn? Nhà nước cần thực hiện những biện pháp gì
để thúc đẩy phát triển và quản lý họat động sản xuất công nghiệp ở nông thôn?
(Giáo trình trang 57-59)
a. Khái niệm:
-

Trên thế giới khái niệm công nghiệp nông thôn được sử dụng tương đối rộng rãi.
Khái niệm công nghiệp nông thôn trãi qua quá trình hình thành khá lâu dài trước

khi được sử dụng chính thức như hiện nay. Những năm 70 của thế kỷ 20 người ta
sử dụng nhiều khái niệm khác nhau để chỉ công nghiệp nông thôn:


Công nghịêp làng xã (vilagge industry)



Công nghiệp nông thôn (rural industry)



Họat động sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn (non – farm activities)

-

Về sau khái niệm công nghiệp nông thôn được sử dụng phổ biến hơn, đặc biệt là ở
các nước công nghiệp phát triển, theo đó công nghiệp nông thôn bao gồm: thủ
công nghiệp ở nông thôn, các xí nghiệp có trình độ hiện đại - quy mô vừa và nhỏ.

-

Ở nước ta có 3 cách tiếp cận khác nhau đối với công nghiệp nông thôn:

-



Cách tiếp cận từ giác độ kinh tế lãnh thổ: công nghiệp nông thôn được
xem như một bộ phận của kinh tế lãnh thổ. Công nghiệp nông thôn là công

nghiệp được phân bố ở nông thôn.



Cách tiếp cận từ giác độ kinh tế ngành: công nghiệp nông thôn là bộ phận
của công nghiệp, phân bổ ở nông thôn, gắn bó với các đơn vị sản xuất
kinh doanh khác nhau trong ngành bởi những quan hệ kinh tế kỹ thuật



Cách tiếp cận từ khía cạnh kinh tế xã hội: công nghiệp nông thôn được
xem là toàn bộ những họat động sản xuất có tính công nghiệp ở nông thôn,
là những biện pháp góp phần phát triển kinh tế xã hội và giải quyết những
nhiệm vụ phát triển nông thôn

Từ các cách tiếp cận khác nhau, hiện nay có ba quan điểm cơ bản về công nghiệp
nông thôn:


Công nghiệp nông thôn bao gồm toàn bộ công nghiệp ở
nông thôn



Công nghiệp nông thôn bao gồm bộ phận công nghiệp phục
vụ trực tiếp cho nông thôn nhưng không nhất thiết phải nằm ở nông thôn



Công nghiệp nông thôn là bộ phận của công nghiệp nằm ở

nông thôn, gắn bó trực tiếp và chặt chẽ với sản xuất – kinh doanh ở địa
phương

Page
14


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT

 Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp, có những trình độ phát
triển khác khác nhau, phân bổ ở nông thôn và gắn bó chặc chẽ với sự phát triển
kinh tế xã hội ở nông thôn, bao gồm những đơn vị sản xuất công nghiệp và có
tính chất công nghiệp chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp với nhiều hình
thức tổ chức, nhiều hình thức pháp lý, sản xuất của chúng đang tách ra khỏi công
nghịêp, tiếp tục phát triển, phục vụ nông nghiệp và gắn bó với nông nghiệp ở trình
độ cao hơn.
Đặc điểm:
-

Công nghiệp nông thôn bao gồm nhiều lọai hình, nhiều ngành nghề, nhiều họat
động phát triển khác nhau

-

Công nghiệp nông thôn gắn bó chặt chẽ với nông thôn và nông nghịêp

-




Lao động



Phát triển cơ sở hạ tầng



Thị trường đầu vào và đầu ra

Công nghịêp nông thôn có nhiều trình độ khác nhau trong tập trung hóa sản xuất

b. Giải pháp quản lý và phát triển công nghiệp nông thôn:
Các biện pháp quản lý được mô hình hóa theo sơ đồ:
Đầu vào

Sản xuất

Đầu ra

- Gần vùng nguyên liệu

- Kết cấu hạ tầng

- Gần thị trường

- Vốn
- Lao động


- Dịch vụ sản xuất

- Thương hiệu (chỉ dẫn
địa lý)

Trong quá trình phát triển công nghiệp tại nông thôn, cần đặc biệt quan tâm đến
vấn đề môi trường để duy trì phát triển bền vững. Chúng ta có thể xây dưng nhiều
khu công nghiệp các đô thị nhỏ trong nông thôn để tạo thành cực thu hút lao động
và để dễ dàng quản lý, cung ứng các dịch vụ sản xuất, kết cấu hạ tầng và xử lý
môi trường.
13. Vai trò của thị trường và các chính sách, biện pháp phát triển và quản lý thị
trường tiêu thụ nông sản hiện nay?
14. Ý nghĩa của việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa? Thực trạng và
phương hướng đổi mới trong ký kết hợp đồng tiêu thụ hàng hóa nông sản?
Khái niệm:
Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa (bao gồm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối) là
hợp đồng được ký kết giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế với người sản xuất
(hợp tác xã, nông dân, trang trại, đại diện hộ, nông dân) nhằm gắn sản xuất với chế biến
và tiêu thụ hàng hóa nông sản hàng hóa để phát triển sản xuất ổn định và bền vững.
(Quyết định 80/2002/TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21/06/2002 về chính sách
khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng)
Hình thức ký kết hợp đồng:
Page
15


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT




Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hóa;



Bán vật tư mua lại nông sản hàng hóa;



Trực tiếp tiêu thụ nông sản hàng hóa;



Liên kết sản xuất: hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn
cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất
sau đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh liên kết hoặc
cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp tạo sự gắn kết bền vững giữa nông
dân và doanh nghiệp

Những đảm bảo từ nhà nước


Thời gian ký kết hợp đồng (Điều 2, QĐ 80)



Chính sách khuyến khích: đất đai, đầu tư, tín dụng, khoa học, công nghệ, thị
trường (Điều 3, QĐ 80)




Trách nhiệm của doanh nghiệp và người sản xuất khi vi phạm hợp đồng (Điều 5,
Điều 6 QĐ 80)



Mẫu hợp đồng

Ý nghĩa:
Thực hiện chủ trương liên kết 4 nhà; nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh
nghiệp


Nhà nông: Sản xuất



Nhà doanh nghiệp: tiêu thụ, chế biến, tìm kiếm thị trường, ..



Nhà nước: Chính sách, bảo đảm pháp lý, tín dụng, tìm kiếm thị trường,…



Nhà khoa học: kỹ thuật nuôi trồng, giống, vật tư mới, ..

Họat động sản xuất kinh doanh nông sản hàng hóa theo hướng hiện đại.

Đối với nông dân: rất yên tâm để đầu tư sản xuất vì đầu ra của sản xuất đã được doanh
nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu với giá sàn và đảm bảo có lãi cho nông dân. Nông dân
không phải sợ đến khi thu họach giá nông sản cao hay thấp và yên tâm đã có nơi tiêu thụ.
Không còn trình trạng “được mùa ngòai đồng mất mùa trong nhà”. Mặc khác ký kết hợp
đồng theo giá sàn với doanh nghiệp người nông dân đã tính được mức lợi nhuận thấp
nhất của mình khi thu họach, còn khi giá thị trường cao hơn giá đã ký thì doanh nghiệp
vẫn mua theo giá thị trường nên người nông dân luôn có lợi trong sản xuất
Đối với doanh nghiệp: Nguồn đầu vào được ổn định, chủ động kế họach sản xuất và mở
rộng quy mô. Tránh được trình trạng thiếu nguyên liệu, gây đứt quảng sản xuất hoặc vi
phạm hợp đồng với các đối tác vì không gom đủ hàng khi giá thị trường lên cao.
Đối với nhà nước: Giải quyết được vấn đề kinh tế - xã hội, giảm áp lực tìm đầu ra cho
ngành nông nghiệp vốn có nhiều khó khăn. Định hượng phát triển vùng chuyên canh,
phát huy lọi thế của từng địa phương, dễ dàng cho quá trình hỗ trợ, quan tâm sâu sát hơn
Page
16


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT

của nhà nước đối với người nông dân. Cơ cơ sở gắn kết mối liên hệ giữa 4 nhà: nhà nông,
nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nước
Thực trạng:
-

Lượng nông sản hàng hóa tiêu thụ theo hợp đồng còn quá ít

-


Trình trạng phá vỡ hợp đồng còn xảy ra nhiều với hầu hết các loại nông sản hàng
hóa

-

Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa thực hiện không điều giữa các vùng địa
phương

-

Vẫn chưa hình thành mô hình tiêu biểu về tiêu thụ hàng hóa qua hợp đồng thông
qua từng lọai nông sản

Phương hướng:
-

Cần có chế tài ràng buộc hơn trong việc ký kết hợp đồng bao tiêu hàng hóa, nông
sản để doanh nghiệp và hộ nông dân yên tâm hơn (Nội dung của QĐ 80 mới chỉ
dừng lại ở mức khuyến khích)

-

Có cơ chế thưởng phạt đối với các bên chủ thể tham gia ký hợp đồng

-

Nâng cao vai trò của Nhà nước, hội nông dân, các hiệp hội tham gia, các nhà khoa
học trong quá trình ký kết và triển khai hợp đồng.

-


Nhà nước phải đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo giá cả nông sản trên thế
giới và khu vực trong từng thời điểm.

-

Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ trong việc ký kết hợp đồng bao tiêu hàng hóa
nông sản trong việc có đột biến về giá.

-

Cần có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương trong việc ký kết và thực
hiện hợp đồng.

-

Phát triển lọai hình bảo hiểm mùa màng, bảo hiểm hợp đồng.

(Tài liệu kèm theo: mẫu hợp đồng, QĐ80)
15. Sự cần thiết phải quy họach xây dựng phát triển các khu dân cư nông thôn? Nội
dung quản lý nhà nước về quy họach phát triển các khu dân cư nông thôn?
Giáo trình: chương 4)
16. Tại sao nông dân nghèo? Những chính sách và biện pháp chủ yếu để xóa đói
giảm nghèo ở nông thôn hiện nay?
17. Trình bày mục tiêu, chính sách, các biện pháp xây dựng và quản lý kết cấu hạ
tầng nông thôn.
18. Trình bày nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước
ta theo quan điểm của Đảng. Phân tích mục tiêu phát triên nông nghiệp, nông thôn
nước ta trong thời gian tới.
19. Phân tích ý nghĩa của chính sách đất đai trong phát triển nông nghiệp, nông thôn

nước ta. Thực trạng và phương hướng hòan thiện chính sách đất đai để tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Page
17


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT

20. Tại sao phải tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ trong phát triển nông
nghiệp và kinh tế nông thôn? Các giải pháp phát triển khoa học công nghệ phục
vụ sản xuất nông nghiệp và cần tập trung vào những vấn đề gì?
Khoa học là hệ thống tri thức của con người về thế giới khách quan
Công nghệ là tập hợp máy móc thiết bị, phương tiện và công cụ, dây chuyền sản xuất, kỹ
thuật và tập hợp phương pháp, kinh nghiệm, kỹ năng và bí quyết được tổ chức theo quy
trình hợp lý tác động lên một số đối tượng nào đó để tạo ra của cải vật chất cho xã hội
Như vậy có thể nói ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế
nông thôn là việc đưa tri thức khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Phải tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông
thôn dựa trên các cơ sở sau:
Về lý luận:
-

Khoa học công nghệ là một bộ phận quan trọng của sản xuất. Muốn phát triển sản
xuất, tất yếu phải tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ vào trong sản xuất

-

Tăng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng

suất cây trồng vật nuôi, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm
đất đai, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân

-

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn còn
có tác dụng giải phóng sức lao động con người, chuyển lao động nông nghiệp
sang công nghiệp và dịch vụ

-

Nâng cao trình độ dân trí cho người nông dân. Khi nông dân được tiếp cận với tri
thức khoa học và công nghệ sản xuất hiện đại thì họ đã học được rất nhiều kiến
thức bổ ích, không chỉ trong sản xuất nông nghiệp mà còn trong các lĩnh vực khác

Về thực tiễn:
-

Ứng dựng khoa học công nghệ là xu hướng chung của toàn thế giới. Sự phát triển
khoa học công nghệ làm tăng năng suất cây trồng vật nuôi của nhiều nước trên thế
giới.

-

Nước ta có nền kinh tế chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp. Hơn nữa trình độ sản
xuất nông nghiệp còn lạc hậu rất xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế
giới. Máy móc thiết bị còn lạc hậu, năng suất cây trồng vật nuôi chưa cao.

-


Đời sống người nông dân còn thấp, kinh tế nông thôn còn nghèo nàn lạc hậu

-

Trình độ dân trí của người dân nông thôn còn kém. Sự tiếp cận với khoa học công
nghệ hiện đại còn rất hạn chế. Nhất là việc nắm thông tin đã làm cho hố ngăn
cách giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn.

Vì vậy, muốn nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người nông dân cần nâng cao tri
thức, thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thì Đảng và nhà nước phải
có chính sách đúng đắn để đưa các ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp và kinh tế nông thôn nhanh chóng, mạnh mẽ và thiết thực hơn
-

Nước ta đang tiến hành CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn do đó việc ứng
dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực này là một nhu cầu tất yếu và cấp thiết
Page
18


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT

-

Việt Nam đã gia nhập WTO, một thách thức lớn đặt ra cho hàng nông sản Việt
Nam là phải chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn vệ sinh thì mới có khả năng cạnh tranh
trên trường quốc tế.


Giải pháp:
-

Dành kinh phí để nghiên cứu, nhập công nghệ, thiết bị hiện đại và các lọai giống
tốt -> địa phương hóa các giống tốt và cung cấp cho nông dân

-

Đổi mới co chế quản lý khoa học, nhất là có chế quản lý tài chính, nhân sự nhằm
nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ cho nông dân

-

Đầu tư hiện đại hóa các trường, viện nghiên cứu

-

Khuyến kích các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu và xã hội hóa họat động
khuyến nông

-

Đẩy mạnh đưa thông tin về nông thôn, nhất là internet

21. Vì sao Đảng ban hành chính sách đối với miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số?
Các chính sách đó tập trong vào những vấn đề gì?
22. Làm gì để nông dân thoát nghèo, nâng cao đời sống nông dân?
23. Giải pháp thực hiện CNH – HĐH NNNT
24. Phân tích SWOT của NNNT VN khi hội nhập QT


Ma trận SWOT về phát triển nông nghiệp và nông thôn (Phân tích
SWOT được cập nhật vào giảng dạy tại các trường Đại học trên thế giới
trong vòng 15 năm nay)
Điểm mạnh (Strengths)
- Tiềm năng sinh học đa dạng cho
phép phát triển nền nông nghiệp tòan
diện
- Số lượng và khả năng của nguồn
nhân lực
- Có đà phát triển do duy trì được tốc
độ phát triển tốc độ tăng trưởng cao,
liên tục
- Có những tiền đề vật chất cơ bản
cho phát triển mạnh và có hiệu quả
- Nhận được sự quan tâm của cả
cộng đồng và xã hội
Cơ hội (Opportunities)
- Sự phát triển khoa học công nghệ
và khả năng phổ cập

Điểm yếu (Weaknesses)
- Tính chất sản xuất nhỏ và sự phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên
- Chất lượng lao động thấp, lao động
thiếu việc làm ngày càng gia tăng
- Khả năng cạnh tranh thấp
- Chất lượng tăng trưởng thấp, các
quan hệ liên kết trong phát triển còn
lỏng lẻo
- Tích lũy nội bộ nông nghiệp và

nông thôn còn hạn hẹp, rủi ro đầu tư
cao
- Tiềm ẩn những yếu tố bất định về
kinh tế và xã hội
Thách thức (Threats)
- Về cơ bản chưa thóat khỏi trình
trạng sản xuất nhỏ

Page
19


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT

- Tòan cầu hóa, phát triển nền kinh tế
mở, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do
hóa thương mại
- Hợp tác quốc tế cho phát triển
- Sự hậu thuẩn của các ngành kinh tế
trong nước
- Quan điểm mới về vai trò và vị trí
của nông nghiệp và nông thôn trong
phát triển bền vững

- Cạnh tranh ngày càng gay gắt
- Yêu cầu cao của nền kinh tế với
nông nghiệp và nông thôn
- Lao dộng và việc làm ở nông thôn

- Trình trạng nghèo đói và suy thóai
môi trường ở nông thôn
- Ảnh hưởng của Trung Quốc

CÁC VẦN ĐỀ VỀ TRỒNG LÚA
Tại nước ta năng suất lúa đã tăng rất nhanh nhờ áp dựng giống lúa mới và thay đổi kỹ
thuật trồng. Ngay từ đầu thời Pháp thuộc năng suất lúa chỉ đại 1 – 1.2 tấn/ha, sau nầy nhờ
áp dụng các giống lúa mới và thay đổi kỹ thuật trồng lúa nước thay cho lúa nổi đã làm
cho năng suất tăng lên đến 20 tấn/ha (3 vụ) và còn có thể cao hơn. Tuy nhiên kỹ thuật
trồng lúa hiện nay tại nước ta đang còn nhiều hạn chế bất kể trình độ kỹ thuật cho trồng
lúa đã phát triền hơn nhiều.
1. Vấn đề trồng lúa 3 vụ.
Chúng ta so sánh 2 mô hình sau
a. Trồng lúa 3 vụ/năm
1.Lợi nhuận
Lợi nhuận
2.
3.Chi phí
Chi phí
4.

Lợi nhuận
Chi phí

b. Trồng lúa 2 vụ và 1 vụ kết hợp
Thay thế một vụ
1.Lợi nhuận
Lợi nhuận
lúa bằng trồng
2.

đậu, nuôi cá
3.
trong vùng lũ, ..
4.
5.Chi phí
Chi phí

Năng suất thấp do:
- Đất bị bạc màu ,
- Rễ lúa bị đầu độc trong hóa
trình phân hóa hữu cơ
- Sâu, bệnh hại lúa và hạn chế
bón phân cho lúa
Giá lúa thấp do:
- Chất lượng thấp

Chi phí cao do:
- Phải trừ sâu và bệnh
- Chi phí do chóng và né lũ
- Các chi phí rũi ro: mất mùa,
nhiểm độc hóa chất, bùng phát
dịch,…
Năng suất cao do:
- Vụ thay thế làm tăng độ phì
nhiêu của đất
- Đất có thời gian nghỉ để phân
hóa hữu có thành mùn
- Tăng khả năng chăm sóc lúa
do giảm nguy cơ sâu, bệnh
Giá lúa cao hơn:

- Chất lượng cao hơn

Giảm chi phí do:
- Giảm chi phí lđ, phân, thuốc
và các rũi ro khác

Trong mô hình trên tạm giả định là 3 vụ lúa có năng suất như nhau. Trong thực tế, vụ
lúa không canh tác được chọn là vụ có năng suất và lợi nhuận rất thấp. Ngòai ra khi
Page
20


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT

nông dân sản xuất lúa ít hơn có thể làm tăng thu nhập của người nông dân do tác
động mạnh mẽ của “quy luật King”
2. Phụ phẩm từ cây lúa có thể làm tăng khả năng sinh lợi và giảm giá thành
Hiện nay có ba cách phổ biến để tận dụng rơm từ cây lúa:
• Nông dân Philippin dùng chất tổng hợp để phân hủy nhanh rơm để bón lại cho
lúa. Cách này có thể làm tăng lợi nhuận thêm 30%
• Tại Thailand, Chính phủ phát động chương trình lúa – bò. Với cách này, nông
dân được lợi kép nhờ có phân bón tốt cho lúa và còn có thêm sản phẩm từ
nuôi bò.
• Một cách khác cũng được áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới là: trồng nấm.
Với cách nầy vừa có phân bón, vừa có nấm và còn là cách để giải quyết lao
động dư thừa trong lúc nông nhàn rất hiệu quả.
Nước ta, hàng năm sản xuất ra 35 triệu tấn lúa, thì cũng có từng ấy lượng rơm lúa. Hiện
nay, do tập tính làm lúa 3 vụ nên đa số nông dân dùng rơm để đốt đồng phục vụ cho mục

đích nhanh chóng giải phóng đồng cho các mùa vụ dày đặt. Đây không chỉ là một lãng
phí lớn mà còn là nguyên chính làm cho đất ngày càng bị thóai hóa do các chất dinh
dưỡng bị lấy đi từ đất rất nhiều nhưng trả lại cho đất chỉ là một ít tro thừa sau khi đốt
rơm.
Với biện pháp tận dụng phế phẩm, người nông dân có thể bán lúa thấp hơn “chi phí”
nhưng vẫn có lời do sự bù đắp lợi ích từ phụ phẩm mang lại
Chi
phí
trồng
lúa

Bù đắp
lợi ích
từ rơm

Chi
phí
còn
lại

Nông dân bán lúa
trên mức này là đã
có lợi nhuận

3. Kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến:

Điều bí ẩn năng suất lúa được giải quyết?
Võ Văn Năm
Theo “Rice yield mystery solved? - Luis Pons, ARS”
Một kỹ thuật cao đã xem xét kỹ về những tương tác của đạm với chất hữu cơ và sự phân hủy xác

bả thực vật trong đất ngập nước có thể khẳng định nguyên nhân gây ra vấn đề nghiêm trọng mà những
nông dân trồng lúa Châu Á đang đối mặt.
Người trồng lúa cho rằng năng suất lúa giảm có ý nghĩa sau nhiều năm thâm canh lúa. Có nhiều ý
kiến khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu đã chú ý đến sự suy giảm đạm hữu cơ hữu hiệu trong đất dưỡng chất chủ yếu - là nguyên nhân.gây ra.
Canh tác 2-3 vụ/năm trong điều kiện đất ngập nước là kỹ thuật được áp dụng cho khoảng ¼ đất
sản xuất lúa toàn cầu và đã được áp dụng ở Châu Á hơn 3 thập niên qua. “Biên pháp nầy sẽ được mở
rộng khi dân số châu Á tiếp tục gia tăng” Nhà khoa học đất Dan Olk đã nói. Ông làm việc cho bộ phận
nghiên cứu chất lượng nước và đất của phòng thí nghiệm ARS’s National Soil Tilth ở Ames, Iowa.
Olk và các Nhà khoa học trường Đại học bang Iowa đã xem xét đạm hữu hiệu về mặt lý thuyết
qua máy đo sung động từ (NMR), với máy nầy cho phép xem xét chi tiết những phân tử phức được tạo

Page
21


ThS. Trần Hoàng Phong - BM qlnn vÒ KT - CS HVHcQG TP. HCM

Qu¶n lý Nhµ níc vÒ No – NT

thành từ những nguyên tố khác nhau, như: N, C, và H. Với kỹ thuật nầy, lần đầu tiên có thể xem trực
tiếp những dạng hóa học của đạm đất.
Họ thấy rằng trong những môi trường không có Oxygen như ruộng lúa ngập nước, liên kết của
đạm chặt chẽ với chất hữu cơ - có màu đen, chất còn tồn tại sau cùng của rơm rạ, rễ và phân hữu cơ
được cho vào đất đã phân hủy cuối cùng. Kết quả là những trạng thái bền không bình thường của đạm
không thể cung cấp cho sinh trưởng cây trồng.
Về những liên kết đạm với những cấu trúc hóa học, thử nghiệm được thực hiện trên đất ngập
nước liên tục, trồng 3 vụ/năm cho thấy - thay vì được hấp thu bởi cây lúa - 1 lượng có ý nghĩa đạm hữu
cơ dạng liên kết qua sự liên kết điện tử với những cấu trúc hóa học được biết là những vòng thơm.
Máy đo NMR có thể cho những hình ảnh phân giải nguyên tử của những phân tử như protein, và
acid nhân đã chỉ ra rằng những vòng thơm nầy được tạo ra từ lignin có rất nhiều trong đất lúa. Lignin

có nguồn gốc từ những mô cây đã giúp nhận định nầy thêm vững chắc.
Olk nói “Rút ra từ sự nghiên cứu đã chứng tỏ vai trò của đạm trong sự suy giảm năng suất”. Olk
và những cộng sự trong phòng thí nghiệm của trường Đại học; Nhà khoa học Jingdong Mao và Giáo sư
Klaus Schmidt-Rohr đã xem xét làm thế nào những hiểu biết nầy có thể áp dụng tiếp theo và giải quyết
vấn đề năng suất lúa giảm.
“Một giải pháp có thể giải quyết tốt là làm cho đất thông thoáng trong khi xác bả thực vật phân
hủy” Olk nói. “Với ruộng lúa vùng nhiệt đới, tiến trình nầy kéo dài khoảng 6 tuần sau khi cày xới”.
Ông nói tiến trình nầy là bước có thể chuyển đổi những phản ứng hóa học trong sự biến đổi xác bả thực
vật thành chất liệu hữu cơ mới, cho phép phóng thích đạm nhiều hơn. “Điều nầy cho phép duy trì đạm
hữu hiệu cho cây trồng suốt muà vụ”
Làm cho đạm hữu hiệu hơn cho cây trồng sẽ giúp giảm phân bón vào đất, cũng sẽ giúp cho môi
trường tốt hơn.

Page
22



×