Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

quan trị dia phuong ve y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.37 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Mở đầu………………………………………………………………………2
Nội Dung……………………………………………………………………..3
I. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………...3
II. Tổng quan về hệ thống y tế và cung cấp dịch vụ khám chữa
bệnh……….........................................................................................................3
III.Khái quát về xã Liên Chung – huyện Tân yên, Bắc Giang………………...12
IV. Tình hình khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở của xã Liên Chung…………….14
V.Giải pháp cho việc khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở…………………………16
Kiến nghị …………………………………………………………………….20
Tổng kết……………………………………………………………………….22

1


MỞ ĐẦU
Y tế nước ta đang phát triển và chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị
trường, hệ thống chăm sóc sức khỏe đang phát triển đa dạng nhiều thành phần,
nhiều loại hình cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh (KCB). Tác động của nền
kinh tế thị trường đã dẫn đến thay đổi mô hình tiếp cận và sử dụng dịch vụ
KCB. Ngành Y tế nước ta đang phải đối mặt với thách thức: y tế phải đáp ứng
nhu cầu Chăm sóc sức khoẻ (CSSK) ngày càng cao, KCB với kỹ thuật y tế chất
lượng cao, song song là phải quan tâm đến chăm sóc sức khoẻ người nghèo,
người cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, vùng khó khăn,
vùng sâu, vùng xa ,Việc đảm bảo công bằng về CSSK cho nhân dân và trong
điều kiện nền kinh tế thị trường là một vấn đề cấp bách, thách thức, vừa là một
chính sách lâu dài.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một hệ thống y tế đảm bảo
người dân có thể tiếp cận được dịch vụ KCB thiết yếu . Đảm bảo sử dụng có
hiệu quả cao các nguồn lực y tế và có được một hệ thống y tế ổn định, hòa nhập
với quá trình phát triển kinh tế văn hoá xã hội của đất nước . Nhằm giải quyết


vấn đề thiệt thòi và công bằng cho các vùng nghèo, Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết số 30a/2008/NQCP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 về Chương trình hỗ trợ
giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 (nay là 62) huyện nghèo . Thực hiện
Nghị quyết này, Bộ Y tế cùng với các địa phương tăng cường đầu tư hỗ trợ cho
y tế các huyện nghèo. Y tế huyện, xã nơi cung cấp dịch vụ KCB cơ bản và là nơi
người dân có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ KCB, nhất là đối với người nghèo,
các huyện, xã vùng sâu vùng xa vì vậy đánh giá được thực trạng tiếp cận và sử
dụng dịch vụ KCB của người dân tại y tế huyện, xã và đề xuất các giải pháp can
thiệp sẽ có ý nghĩa rất thiết thực nhất là trong hoạch định chính sách, lập kế
hoạch đầu tư nâng cấp y tế cơ sở.

2


NỘI DUNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bước vào thế kỷ XXI, các nước trên thế giới vũng như Việt Nam đang
đứng trước những thay đổi lớn lao có tính chất bước ngoặt. Sự thay đổi ấy tạo ra
những cơ hội cũng như những thách thức đối với đường lối, chính sách phát
triển, trong đó có vấn đề về chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. xuất phát từ quan
điểm đó, việc chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng là một việc làm hết sức cần
thiết và cấp bách, đặc biệt là những vùng dân cư còn có nghiều khó khăn, khó
tiếp cận được với dịch vụ y tế.
Liên Chung là một trong những xã nghèo nhất của huyện Tân Yên – Tỉnh Bắc
Giang với điều kiện tự nhiên phức tạp, mất mùa liên tục xảy ra, cơ sở vật chất
còn khó khăn. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe cũng không được quan tâm. Nhận
thức được điều này, em xin chọn đề tài “ Tăng cường và nâng cao chất lượng
dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến xã của xã Liên Chung – Huyện Tân Yên, Bắc
Giang”
I.


TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG Y TẾ VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
KHÁM CHỮA BỆNH.

1. Một số khái niệm niên quan.


Trạm xá hay bệnh xá là một cơ sở y tế được đặt tại các vùng nông

thôn, vùng sâu, vùng xa có nhiệm vụ đảm nhận việc chẩn đoán, khám, chữa
bệnh ban đầu hoặc tạm thời đối với các bệnh nhân ở địa phương không có điều
kiện chuyển lên các bệnh viện hiện đại và to lớn hơn do thời gian yêu cầu trị
bệnh hoặc vì đường xá không thuận lợi. Thông thường trạm xá thực hiện các
nhiệm vụ khám và chữa bệnh cho những ca cấp cứu mang tính khẩn cấp, cán
bộ y tế ở đây thường thực hiện sơ cứu đối với một số ca bệnh như rắn cắn, đứt
chân tay, ngộ độc thực phẩm, gãy xương... hoặc đỡ đẻ.
Trạm xá có một vai trò quan trọng trong hệ thống y tế, đây là nơi thực
hiện việc sơ cứu, khám chữa bệnh ban đầu và là cơ sở y tế gần nhất khi có tai
3


nạn xảy ra. Hình thức trạm xá phù hợp với điều kiện kinh tế khó khắn (ở nông
thôn, ngoại ô) hoặc các điều kiện về địa lý (vùng sâu, vùng xa, vùng cao) tuy
nhiên trạm xá được trang bị sơ sài so với bệnh viện chính quy.
Khái niệm ban đầu của trạm xá một bệnh viện nhỏ một nông thôn hẻo
lánh với quy mô khoảng 25 giường. Một lợi thế của trạm xá tại các làng là sự
quen thuộc các bác sĩ địa phương có thể có với bệnh nhân của họ có thể ảnh
hưởng đến điều trị của họ và chi phí chữa trị phù hợp cho những bệnh nhân
nghèo. Ở Việt Nam, trạm xá là một trong những nội dung trong việc xây dựng
cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn bao gồm: "Điện, đường, trường, trạm".



Khám bệnh: là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể,

khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn
đoán và chỉ định phương pháp điều trị cho phù hợp đã được công nhận.


Chữa bệnh: là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được
công
nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi
chức năng cho người bệnh.



Người ốm: là những người có tình trạng bất thường về sức khoẻ

kéo dài từ một ngày trở lên (ví dụ như ho, sốt, tiêu chảy, đau viêm, chửa đẻ, tai
nạn chấn thương, bệnh mạn tính…), tình trạng bất thường này do người được hỏi
nhận thức trả lời hoặc do xác định của nhân viên y tế .


Tiếp cận với dịch vụ KCB y tế công lập: là khả năng mà người sử

dụng dịch vụ KCB khi cần có thể đến sử dụng dịch vụ tại nơi cung cấp dịch vụ
KCB y tế công lập.
Sử dụng dịch vụ KCB y tế công lập: là những người khi có tình trạng sức khoẻ
bất thường hoặc khi có nhu cầu đến KCB, mua thuốc hay sử dụng bất cứ hình
thức cung cấp dịch vụ KCB nào do các cơ sở y tế công lập.
• Công bằng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB: Sự đối xử, sự đáp ứng theo

yêu cầu của mỗi người hay mỗi nhóm người khi có nhu cầu KCB thì được sử

4


dụng dịch vụ KCB theo hướng mọi người có bệnh như nhau sẽ được chăm sóc y
tế như nhau, không phụ thuộc vào khả năng chi trả.
2. Tổng quan về hệ thống y tế.
2.1 hệ thống y tế các nước.
Có nhiều cách phân loại hệ thống y tế nhưng cách thường được dùng đó là
dựa trên tiếp cận kinh tế học. Ở góc độ này thì một hệ thống y tế thường được
xem xét dựa trên việc trả lời 2 câu hỏi cơ bản: “Ai cung cấp dịch vụ?” và “Ai
chi?”. Người cung cấp dịch vụ có thể là Nhà nước hoặc tư nhân hoặc hỗn hợp.
Nếu nhà nước và tư nhân cùng cung cấp thì hệ thống này gọi là hệ thống chăm
sóc sức khỏe (CSSK) hai thành phần và tùy theo mỗi nước thì mức độ cung cấp
dịch vụ của mỗi thành phần có khác nhau. Nếu chỉ có thành phần nhà nước cung
cấp hoặc chiếm phần chủ yếu (như Canada) thì gọi là hệ thống CSSK một thành
phần. Về cơ cấu hệ thống cung cấp dịch vụ CSSK đặc biệt là dịch vụ KCB thì
mỗi nước có một cơ cấu khác nhau. Ở nhiều nước, ngoài các bệnh viện, dưỡng
đường, trung tâm chuyên khoa thì có mạng lưới các bác sĩ đa khoa chịu trách
nhiệm KCB ban đầu cho những người dân đăng ký. Các cơ sở y tế này có thể là
công hoàn toàn, tư nhân hoàn toàn hoặc hỗn hợp. Việc mô tả hệ thống cung cấp
dịch vụ CSSK là không đơn giản tuy nhiên việc trả lời cho câu hỏi “Ai chi?” còn
phức tạp hơn nhiều. Thông thường người ta đề cập đến 3 nguồn chi: Nhà nước,
tập thể và cá nhân. Dựa vào đây người ta chia làm 3 nhóm: Nhóm Nhà nước bao
cấp toàn bộ: Nhà nước chịu toàn bộ chi phí. Đây là mô hình hệ thống y tế của
các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và hiện nay ở một số nước như Anh,
Canada. Nhóm Nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý và điều hòa thị trường CSSK.
Nhóm trung gian với nhiều mức độ chi trả khác nhau của nhà nước và đây là mô
hình phổ biến của các nước hiện nay. Ở Mỹ, Nhà nước chỉ chi trả khi cần thiết:

chi cho người già, người tàn tật, người nghèo không có khả năng chi trả.
Về nguồn chi từ cá nhân người dân có thể ở 2 hình thức trực tiếp hoặc gián
tiếp hoặc phối hợp cả hai. Với hình thức trực tiếp: người dân chi trả cho người
cung cấp dịch vụ sức khỏe bằng viện phí theo dịch vụ y tế sử dụng. Trong hình
thức gián tiếp người dân chi trả thông qua việc đóng phí thường niên cho công
5


ty bảo hiểm và công ty bảo hiểm sẽ thay mặt người bệnh để chi trả, có thể chi
100% kinh phí hoặc với những hình thức đồng chi trả khác nhau.
Ngoài Nhà nước và người dân còn có nguồn chi từ tập thể chẳng hạn như các
chủ xí nghiệp chi trả chi phí CSSK của công nhân, các quỹ từ thiện chi trả cho
người nghèo v.v... Thực tế cơ chế cung cấp tài chính cho các dịch vụ sức khỏe ở
các nước có thể rất khác nhau và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố kinh tế, văn
hóa, xã hội. BHYT tự nguyện không phải ở nước nào, nơi nào cũng được hưởng
ứng. Có nước người dân đã quen với hưởng bao cấp toàn bộ như Anh, các nước
Bắc Âu, có nước thì người dân lại quen không bao cấp toàn bộ như ở Mỹ …
Hiện nay có một vấn đề nổi cộm của hệ thống y tế các nước đó là chi phí
cho hoạt động KCB ngày càng tăng cao một cách đáng ngại. Nếu như ở Mỹ vào
năm 1986 chi phí y tế cho một đầu người chỉ có 1.872 USD thì đến năm 2000
chi phí này đã tăng đến 5.039 USD và ước tính đến năm 2010 có thể lên đến
8.228 USD. Tìm hiểu thực tế tại Đức : Đến năm 2007 được đánh dấu là năm
nước Đức hoàn thành mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân. Khi đó thì toàn bộ người
dân của Đức (82 triệu người) có thẻ bảo hiểm y tế. Mặc dù vậy, vẫn còn một bộ
phận dân cư không thể tiếp cận được với Bảo hiểm y tế, họ là những người nhập
cư trái phép (ước tính có khoảng 300.000 đến 1 triệu người). Đối với những
người không có thẻ bảo hiểm y tế thì khi vào bệnh viện, họ vẫn nhận được các
dịch vụ y tế mà không trả được tiền, tuy nhiên bệnh viện sẽ báo lên cơ quan bảo
hiểm xã hội, và cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ báo lên cơ quan công an để giải
quyết. Vì lý do đó mà người nhập cư trái phép không muốn đến bệnh viện ngay

cả khi họ cần đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, ở Đức đã thành lập
những Quỹ (Trust Fund) do tư nhân đóng góp để hỗ trợ cho nhóm đối tượng
này.
Tại Thụy Sĩ, tiền đầu tư ngân sách của địa phương cho các bệnh viện chiếm tỷ
trọng lớn, các địa phương hỗ trợ nhiều cho bệnh viện trên địa bàn. Có khoảng
200 bệnh viện để điều trị bệnh. Mỗi vùng có một bệnh viện. Trước đây, nếu
bệnh viện thiếu kinh phí thì chính quyền sẽ bổ sung ngân sách. Ngày nay, khi có
sự áp dụng phương thức chi trả theo trường hợp bệnh (viết tắt là DRGs), mỗi
6


bệnh viện có thể được tính chi phí, so sánh các bệnh viện với nhau về chi phí và
chất lượng dịch vụ. Các bệnh viện trước đây đã được đầu tư tương đối tốt. Để
đầu tư cho hệ thống này rất tốn kém. Nhưng người dân không muốn ngày càng
phải trả nhiều tiền cho y tế. Vì vậy Quốc hội đã quyết định áp dụng thí điểm
DRGs từ 7 năm trước đây. Hệ thống DRGs sẽ áp dụng cho toàn quốc vào 01/
01/ 2012, hiện nay mới chỉ áp dụng được khoảng một nửa các bệnh viện ở Thụy
Sĩ. Có 36% bệnh viện của Thụy Sỹ là tư nhân. Người dân có thể chọn bệnh viện
công hoặc tư để điều trị bệnh.
2.2 Hệ thống y tế Việt Nam.
Thực tế hiện nay Việt Nam, mạng lưới KCB nhìn nhận theo cấp độ quản lý
hành chính nhà nước gồm có 4 cấp:
- Tuyến trung ương, gồm có các bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa;
- Tuyến tỉnh, gồm có các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh;
- Tuyến huyện, gồm có bệnh viện đa khoa huyện (trước đây mô hình là trung
tâm y tế huyện).
- Tuyến xã có TYTX.
Tổ chức mạng lưới khám, chữa bệnh theo tuyến chuyên môn kỹ thuật của Việt
Nam hiện nay được chia làm 3 tuyến:
- Tuyến1: các bệnh viện huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là

bệnh viện huyện) và TYTX, phường, thị trấn (gọi chung là TYTX);
- Tuyến 2: gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh, thành phố; bệnh
viện đa khoa khu vực (gọi chung là bệnh viện tỉnh);
- Tuyến 3: gồm các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế và
một số bệnh viện thuộc các thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Y tế quy
định. Hệ thống KCB ở nước ta được tổ chức theo 4 cấp hành chính, với Bộ Y tế
là cơ quan chịu trách nhiệm chung ở tuyến trung ương. Bộ Y tế cũng quản lý
trực tiếp các viện, trường đại học/cao đẳng y dược, các bệnh viện tuyến trung
ương và các viện nghiên cứu... Ở tuyến tỉnh, Sở Y tế chịu trách nhiệm chung về
các hoạt động y tế trên địa bàn tỉnh. Dưới Sở Y tế là các bệnh viện đa khoa,
chuyên khoa tuyến tỉnh và trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh. Xuống đến tuyến
7


huyện, mỗi huyện có Phòng Y tế, bệnh viện huyện và trung tâm y tế dự phòng
tuyến huyện. Cấp hành chính cuối cùng là phường /xã. Mỗi xã có một TYTX,
chịu trách nhiệm về CSSK ban đầu, cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình,
bao gồm cả y tế dự phòng, giáo dục sức khỏe ... Ngoài ra, còn có các cơ sở y tế,
bệnh viện tư nhân tham gia vào việc KCB và cung cấp các dịch vụ KCB cho
người dân . Chất lượng các dịch vụ KCB của cơ sở y tế phục thuộc vào các yếu
tố:
Nhân lực y tế
Nhân lực y tế có vai trò quyết định và quan trọng trong cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Nguồn nhân lực y tế được coi là một trong
những thành phần cơ bản và quan trọng nhất của hệ thống y tế, có mối liên hệ
rất chặt chẽ và không thể thiếu đối với các thành phần khác của hệ thống y tế
như tài chính y tế, thông tin y tế, dịch vụ y tế, thuốc và trang thiết bị y tế. Ở Việt
Nam, Nghị quyết số 46/NQTW, ngày 23/02/2005, của Bộ Chính trị đã nêu rõ
nguyên tắc chỉ đạo nguồn nhân lực y tế, cụ thể là “Nghề y là một nghề đặc biệt,
cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt…” Năm 2007,

Chính phủ đã phê duyệt Đề án đào tạo nguồn nhân lực y tế cho vùng khó khăn
nhằm tạo nguồn nhân lực cho y tế. Hiện nay số nhân lực y tế trên vạn dân của
Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ cao (> 5 bác sĩ trên 10.000
dân). Số lượng cán bộ y tế (CBYT) trên vạn dân tăng từ 29,2 năm 2001 lên 34,4
năm 2008. Số lượng nhân lực y tế đã tăng lên nhiều qua các năm qua, đặc biệt
là số bác sĩ, dược sĩ đại học, điều dưỡng và kỹ thuật viên y học. Việt Nam đã có
5,7 y sĩ/10.000 dân phục vụ chủ yếu ở tuyến xã; 100% số xã và 90% số thôn bản
đã có cán bộ y tế (CBYT) hoạt động, 69% số xã có bác sĩ hoạt động và đến hết
năm 2009 đã có 65% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Nhìn chung, những
năm gần đây tỷ lệ nhân lực y tế có trình độ sơ học và trung học giảm dần, tỷ lệ
nhân lực y tế có trình độ đại học và trên đại học tăng (chiếm khoảng 29%).
Nhiều loại hình nhân lực y tế mới được hình thành, như cử nhân điều dưỡng, cử
nhân y tế công cộng và cử nhân kỹ thuật y tế. Nhiều nhân viên y tế đã được đào
tạo nâng cao trình độ ở bậc sau đại học như bác sĩ nội trú, chuyên khoa 1,
8


chuyên khoa 2, thạc sỹ và tiến sỹ. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật được tăng
cường, thực hiện được nhiều kỹ thuật hiện đại... Tuy nhiên, sự phân bố nguồn
nhân lực rất chênh lệch, nơi thành phố, thành thị tập trung đông cán cán bộ y tế
có trình độ cao, nơi vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo thì rất thiếu cả về số lượng
và chất lượng trình độ cán bộ y tế thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp cận
và sử dụng dịch vụ KCB của người dân.
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế
Trang thiết bị y tế (TTBYT) là loại sản phẩm đặc biệt, ứng dụng các thành tựu
mới nhất của các ngành khoa học công nghệ cao và có yêu cầu khắt khe về độ
an toàn, tính ổn định và độ chính xác. TTBYT cũng thường được sử dụng làm
thước đo mức độ hiện đại của một đơn vị cơ sở y tế, đồng thời cũng đóng góp
vào chất lượng dịch vụ y tế do đơn vị y tế đó cung cấp. Cùng với nhu cầu ngày
càng cao về chăm sóc sức khỏe của nhân dân, hệ thống TTBYT đã được đầu tư

với quy mô lớn, đổi mới và hiện đại hóa hơn nhiều so với thời gian trước đây.
Nhằm định hướng cho các cơ sở y tế trong đầu tư, mua sắm trang thiết bị bằng
nguồn vốn trái phiếu Chính phủ một cách hiệu quả theo hướng phù hợp với nhu
cầu CSSK cũng như năng lực chuyên môn, Bộ Y tế đã ra Quyết định số
3333/2008/QĐBYTvề việc ban hành Danh mục TTBYT thiết yếu và Quyết định
431/2009/QĐBYT về việc ban hành Danh mục TTBYT Phòng khám đa khoa
khu vực tuyến huyện. Thực tế hiện nay các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến
tỉnh có đầy đủ các TTBYT hiện đại, ngược lại tuyến xã, tuyến huyện, ở vùng
nghèo, vùng sâu, vùng xa thì thiếu nhiều và TTBYT lạc hậu, cũ, làm ảnh hưởng
đến sử dụng dịch vụ KCB của người dân, người dân muốn lên tuyến trên được
KCB có đầy đủ TTBYT hơn, chất lượng tốt hơn.
Cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh
Cung cấp dịch vụ KCB được coi là chức năng chủ yếu của hệ thống y tế, có vai
trò chi phối kết quả hoạt động của cả hệ thống y tế. Mạng lưới KCB hiện nay
gồm có: Y tế cơ sở gồm y tế tuyến huyện, tuyến xã và thôn bản được xác định là
ưu tiên vì tuyến này gần dân, dễ tiếp cận về tài chính và địa lý. Hầu hết các
huyện đều có bệnh viện đa khoa huyện và một số nơi có phòng khám đa khoa
9


khu vực hoặc nhà hộ sinh khu vực. Tất cả các tỉnh đều có bệnh viện đa khoa,
chuyên khoa tuyến tỉnh. Một chỉ số cơ bản để đánh giá sự sẵn có dịch vụ KCB là
số giường bệnh nội trú bình quân 10.000 dân (không tính giường lưu
TYTX/phường). Từ năm 2002, số giường bệnh trên 10.000 dân đã có xu hướng
tăng lên. Số giường bệnh viện, năm 2010 đạt 20,5 giường /10.000 dân, so với
Thái Lan thấp hơn một chút (22 giường/10.000 dân). Khả năng cung ứng dịch
vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng được củng cố thể hiện qua chỉ số tỷ lệ xã
đạt chuẩn quốc gia về y tế xã [13]. Năm 2006, 38,5% TYTX đạt chuẩn. Tỷ lệ
này tăng lên gần 80% vào năm 2010. Các cơ sở y tế tổ chức cung cấp được
nhiều dịch vụ khám chữa bệnh có chất lượng và kỹ thuật cao sẽ thu hút được

người dân đến KCB.
Tài chính y tế
Là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo một nền y tế mang tính
chất công bằng, góp phần an sinh xã hội. Cơ chế tài chính có một vai trò hết sức
quan trọng trong cho nền y tế trong cơ chế thị trường và xác định cơ chế tài
chính là một bộ phận rất quan trọng cho việc hoạch định chiến lược y tế trong
nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa
[14]. Chức năng nhiệm vụ của tài chính y tế trong cơ chế thị trường có nhiệm vụ
huy động các nguồn tài chính cho y tế, ngoài ngân sách nhà nước phải tạo ra các
nguồn thu như BHYT, phí trả trực tiếp của người bệnh, phí đồng chi trả của
người bệnh, các quỹ từ thiện, các tài trợ nước ngoài [34]. Như vậy tài chính y tế
có chức năng: huy động các nguồn tài chính một cách thích hợp; quản lý và
phân bổ nguồn tài chính; khuyến khích việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và
phát triển kỹ thuật y tế; bảo vệ người dân trước các rủi ro do các chi phí y tế quá
lớn. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (năm 2000), tài chính y tế là nói
đến chức năng của một hệ thống y tế về khía cạnh huy động nguồn tài chính và
phân bổ nguồn tài chính để chi trả cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi
người dân, ở cả góc độ cá nhân và tập thể trong hệ thống y tế. Mục đích của tài
chính y tế là làm cho nguồn tài chính trở nên sẵn có cũng như xây dựng một cơ
chế khuyến khích tài chính đúng đắn cho nhà cung cấp dịch vụ để đảm bảo cho
10


mọi cá nhân đều tiếp cận được với các dịch vụ y tế công cộng và dịch vụ y tế
hiệu quả. Tài chính y tế có 3 chức năng cơ bản, đó là: huy động nguồn tài chính;
quản lý, phân bổ nguồn tài chính và; chi trả dịch vụ y tế. Các nguồn tài chính y
tế của Việt Nam gồm sự kết hợp ngân sách đầu tư của Nhà nước, của người dân,
của các tổ chức xã hội, của các Chính phủ và các tổ chức quốc tế thông qua các
Chương trình, dự án viện trợ, vay vốn nước ngoài . Việc quản lý y tế theo kinh
tế thị trường ở Việt Nam , đang là một thách thức, khó khăn đối với ngành y tế.

Tỷ trọng nguồn tài chính công cho y tế tăng rõ rệt, chiếm 43% tổng chi toàn xã
hội cho y tế năm 2008. Tốc độ tăng NSNN cho y tế năm 2009 cao hơn mức tăng
bình quân chung của NSNN. Tỷ trọng chi NSNN cho y tế trong tổng chi NSNN
tăng từ 4,8% năm 2002 lên 7,4% năm 2007 và năm 2008 tỷ lệ này đạt 10,2%.
Nhà nước đã huy động vốn từ trái phiếu Chính phủ và ngân sách nhà nước để
đầu tư nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh. Hiện nay, các nguồn tài
chính và cơ chế cung cấp tài chính chủ yếu cho hệ thống y tế theo sơ đồ sau đây,
gồm có: cấp từ Ngân sách nhà nước, từ quỹ BHYT và chi trả viện phí trực tiếp
của người bệnh. Về bản chất, hầu hết các nguồn cấp tài chính này đều do người
dân đóng góp. Ngân sách nhà nước được hình thành từ thuế đóng góp của người
dân và một phần từ viện trợ, vay vốn quốc tế (vốn ODA); Quỹ BHYT được hình
thành từ phí bảo hiểm tính theo tỷ lệ thu nhập của người lao động và sự đóng
góp của người sử dụng lao động, tiền túi của của người dân mua BHYT tự
nguyện và các loại hình BHYT khác. Các nguồn cấp tài chính cho cơ sở cung
cấp DVYT thông qua Ngân sách nhà nước và quỹ BHYT được coi là tài chính
công (hay chi tiêu công/chi từ quỹ chung), còn nguồn chi trả trực tiếp của người
dân cho DVYT hoặc để mua thuốc được coi là nguồn tài chính tư (hay chi tư/
chi riêng của từng cá nhân).
II.

KHÁI QUÁT VỀ XÃ LIÊN CHUNG.
1. Điều kiện tự nhiên.
1.2 Vị trí địa lý.

Liên Chung là xã miền núi nằm ở phía Đông Nam của huyện Tân yên với tổng
diện tích tự nhiên là 1227,40 ha chiếm 6,01 diện tích tự nhiên của huyện. Trên
11


địa bàn xã có dòng sông Thương chảy dọc phía đông từ Bắc xuống Nam. Các vị

trí tiếp giáp của xã như sau:
- Phía Bắc giáp xã Hợp Đức, Cao Thượng
- Phía Nam giáp xã Quế Nham
- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang
- Phía Tây giáp xã Việt Lập
1.2 Địa hình khí hậu.
-Xã Liên Chung có hai dạng địa hình chính: địa hình khá bằng phẳng chiếm
80% diện tích tự nhiênvà địa hình đồi núi tập trung ở phía Nam của xã chiếm
20% diện tích tự nhiên
- Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa đặc trưng của khí hậu miền bắc có mùa
đông lạnh, mưa ít; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, có gió Đông Nam thổi mạnh từ
tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Lượng mưa tương đối lớn tập trung từ tháng 6
đến tháng 9 chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Mưa tập trung theo mùa và phân
bố không đồng đều giữa các tháng trong năm gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản
xuất và đời sống của người dân
- So với các xã trong huyện Liên chung chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các
hiện tượng bão lũ, gió mùa Đông Bắc…
1.3 Các nguồn tài nhiên.
Tài nguyên đất:
- Liên Chung có diện tích đất tự nhiên là 1227,04 ha. Trong đó diện tích đất
Nông nghiệp là 755,68 ha chiếm 67,57 diện tích đất tự nhiên, đất phi nông
nghiệp là 396,68 ha chiếm 32,32% diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng
chiếm 75,04 ha chiếm 6,1% diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp của Liên
Chung chủ yếu mang tính chất đất phù sa cổ ít được bồi đắp, dốc tụ, bạc màu,
12


nghèo dinh dưỡng, hàm lượng mùn thấp nên trong quá trình canh tác gặp nhiều
khó khăn.


Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: được cung cấp chủ yếu qua lượng mưa tự nhiên, cùng với
sông, suối, ao, hồ, kênh, mương, là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu cho sản
xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Nguồn nước ngầm: đánh giá cho thấy xã có trữ lượng nước ngầm khá phong
phú, mực nước ngầm nông khai thác và sử dụng tương đối dễ dàng thuận lợi cho
phát triển công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên qua kiểm tra khảo
sát cho thấy nguồn nước ngầm trên địa bàn xã chứa nhiều sắt cần phải được xử
lý trước khi đưa vào sản xuất và sinh hoạt.
Tài nguyên rừng
Xã Liên Chung có 159,70 ha đất Lâm nghiệp, chiếm 13,01% diện tích đất tự
nhiên. Trong đó rừng trồng chiếm 105,00 ha, đất trồng rừng phòng hộ 34,20 ha,
đất có rừng trồng đặc dụng 20,50 ha. Theo thống kê năm 2006, trồng mới được
211 cây phân tán, 5850 cây keo lai và bạch đàn cao sản, trồng xen 1500 cây
Thông lai vào rừng đặc dụng núi Giành.
2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1 Dân cư
Theo thống kê năm 2010 tổng dân số của xã năm 2010 là 7.169 người
tương ứng với 1741 hộ. Tổng số lao động hiện nay là 4.135 người chiếm khoảng
57,67% tổng dân số. Lao động nông nghiệp chiếm khoảng 85% tổng số lao
13


động. Toàn bộ số dân cư trong xã đa phần sống bằng nghề nông còn rất ít bộ
phận sống bằng nghề tiểu thủ công nghiêp và dịch vụ. Do tính chất thời vụ trong
nông nghiệp nên luôn xảy ra tình trạng dư thừa lao động.
Dân cư trong xã sống tập trung đông đúc theo khu dân cư dọc theo trục
đường chính và các công trình phúc lợi. xã Liên Chung bao gồm 10 thôn: sấu,
Lãn Tranh1, Lãn Tranh 2, Lãn Tranh 3, Hậu, bến, Xuân Tiến, Hương. Dân cư

tập trung đông nhất tại thôn Hậu- đây cũng là thôn có kinh tế phát triển, là trung
tâm của xã.

2.2 cơ sở hạ tầng
- Giao thông
Toàn xã có 55km đường giao thông gồm:
Đường liên xã có tổng chiều dài 15km( 10km đã được bê tông hóa)
Đường liên thôn có chiều dài 10km ( 5km đã được bê tông hóa)
Đường thôn xóm, nội đồng nhìn chung chưa đủ chiều rộng hành lang giao
thông, chất lượng đường kém chủ yếu là đường dải cấp phối rất khó khăn cho
việc đi lại, giao lưu phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Năm 2009, bê tông
hóa đường ngõ xóm thôn hậu và thôn Đồng Hòa với chiều dài 1270km còn hầu
như những thôn khác tới nay vẫn chưa được bê tông hóa đồng bộ.
- Thủy lợi
Toàn xã hiện có khoảng 35 km kênh mương tưới và tiêu. Hệ thống kênh này chủ
yếu hình thành từ những năm 1970- 1980, chưa được cứng hóa, hàng năm trong
các đợt chiến dịch thì hệ thống kênh mương mới được nạo vét. Năm 2010, xã đã
hoàn thành mương cứng thôn sấu- bến với chiều dài với chiều dài 500m.

14


III.

TÌNH HÌNH KHÁM CHỮA BỆNH Ở TUYẾN CƠ SỞ CỦA XÃ
LIÊN CHUNG.
Trạm y tế xã là nơi triển khai toàn bộ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe

hướng tới cộng đồng. Đặc biệt, một số dịch vụ y tế được cung cấp chủ yếu ở
tuyến này đó là các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, các chương trình mục

tiêu Quốc gia về y tế, khám chữa bệnh ban đầu... Những dịch vụ này chỉ thực sự
có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn và tạo được niềm tin cho người dân khi xã
đạt chuẩn Quốc gia về y tế.
Theo kết quả nghiên cứu tỷ lệ người dân khi bị ốm đến TYTX là 52,9%
và mỗi ngày trung bình khoảng 10 người đến KCB tại trạm. Câu hỏi đặt ra là tại
sao chúng ta có mạng lưới y tế cơ sở như vậy nhưng tỷ lệ người dân đến với y tế
cơ sở rất thấp? Có phải do chất lượng thấp hay do nguyên nhân nào khác. Nhận
thấy rằng có ba nguyên nhân chính dấn tới tình trạng người dân ít đến y tế cơ sở
là do không tin tưởng, thiếu thuốc và giờ giấc không tiện.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị và thái độ phục vụ của các cơ sở y tế là những yếu
tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sự tiếp cận với cơ sở y tế của người dân, có thu
hút người bệnh đến KCB hay không. Vì thế, thực tế cho thấy rằng cơ sở vật chất
nhà cửa xuống cấp, trang thiết bị còn thiếu thốn, cũ và lạc hậu chủa bảo đảm và
đáp ứng được nhu cầu KCB cho nhân dân tại xã Liên Chung. Ví dụ như một số
may móc đã lạc hậu, máy xét nghiệm sinh hóa cũ từ năm 2002, máy siêu âm đen
trắng…..bên cạnh đó là thái độ phục vụ của nhân viên y tế tại trạm chưa được
tốt.
Tiếp cận thông tin chăm sóc sức khỏe là một yếu tố quan trọng trong việc chăm
sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của người dân, khi người dân được tiếp cận
đầy đủ thồn tin về chăm sóc sức khỏe thì họ sẽ có kiến thức để thực hành phòng
và chống bệnh tốt hơn, bảo vệ sức khỏe cho mình và cho mọi người. Giảm nguy
15


cơ mắc bệnh cũng là giảm chi phí cho KCB, giảm gánh nặng cho kinh tế của gia
đình. Vì vậy việc đảm bảo cho người dân được tiếp cận với thông tin chăm sóc
sức khỏe cũng là một trong những yếu tố đảm bảo cho công bằng trong tiếp cận
dịch vụ y tế của người dân. Nhưng đối với xã Liên Chung điều này con hết sức
hạn chế, các nguồn thông tin từ các tài liệu truyền thông tờ rơi, sách báo và pa
nô, áp phích chiếm tỷ lệ rất tấp. Các tài liệu và phương tiện truyền thông hiện

nay hầu như không có, không có ai đầu tư, không có nguồn kinh phí và cũng
không được sự chỉ đạo thực hiện. đây là một sự thiếu hụt về lĩnh vực truyền
thông của xã.

V. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA
BỆNH Ở TUYẾN CƠ SỞ CỦA XÃ LIÊN CHUNG HUYỆN TÂN YÊN,
BẮC GIANG
Tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế là một nhiệm vụ
hết sức quan trọng của ngành y tế, là một trong những mục tiêu chính nhằm đảm
bảo tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân tiến tới đảm bảo công
bằng và an sinh xã hội. Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta điều cơ bản
để đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe là phải đảm bảo công bằng
trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân, đặc biệt là những vùng
nghèo, khó khăn.
Nhà nước nên có chính sách điều động bác sĩ làm nghĩa vụ tại tuyến cơ sở.
Chính sách và điều kiện làm việc tốt sẽ giữ chân nhân viên y tế hơn là sự cam
kết.
Cân đối kế hoạch và có giải pháp điều động cán bộ y tế có kinh nghiệm
xuống công tác tại các xã Liên Chung bằng các nguồn:

16


- Cán bộ y tế hiện có ở tuyến tỉnh và huyện.
- Học sinh đại học và trung học y tế mới tốt nghiệp.
- Cán bộ y tế xã vùng đồng bằng, trung du có đủ điều kiện và tình nguyện đi
tăng cường cho y tế sơ sở vùng nghèo như xã Liên Chung.
Lập kế hoạch xây dựng cơ sở và trang thiết bị cho những xã . Để triển
khai thực hiện vào đầu quý I năm 1994. Địa phương có các đơn vị quân y đóng
trên địa bàn, phải phối hợp thực hiện theo Chỉ thị số 12-BYT/CT ngày

27/9/1993 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc kết hợp quân dân y.
Có những nội quy nhiệm vụ rõ ràng đối với các nhân viên y tế ở xa:
Luôn chú ý đến công tác vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền giáo dục nhân dân
thực hiện vệ sinh phòng bệnh nâng cao trình độ hiểu biết về y học thường thức
cho nhân dân
Khi trong xã có dịch bệnh sảy ra phải có kế hoạch bao vây dập tắt dịch bệnh,
báo cáo kịp thời lên cấp trên
Y sĩ cũng như hộ sinh đặt kế hoạch bảo vệ BMTE trong xã theo chỉ đạo của cấp
trên.
Y sĩ phải có trách nhiệm trong công tác thống kê để có tài liệu phục vụ công tác
nghiên cứu, báo cáo lên trên chính xác và lưu trữ tại xã
Y sĩ phải chú ý đến công tác được cụ thể là, đặt kế hoạch duy trì tủ thuốc và túi
thuốc cấp cứu, báo cáo lên trên chính xác và lưu trữ tại xã.
Y sĩ phải chú ý đến công tác dược cụ thể là: đặt kế hoạch duy trì tủ thuốc và túi
thuốc cấp cứu tại trạm, hướng dẫn và vận động nhân dân trong xã sử dungjt
huốc an toàn hợp lý.

17


Y sĩ phải ngiên cứu các kế hoạch phòng hộ cho nhân lao động đóng góp ý kiến
việc bảo vệ sức khỏe học sinh cho các trường học trong xã và biết sử dụng học
sinh vào việc tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh
Có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra và giúp đỡ kế hoạch cho các cán bộ chuyen
trách khác ( y tế thôn, cộng tác viên dân số, cộng tác viên phòng xuất huyết)
Thực hiện Nghị quyết số 11/2013/NQ-HĐND về việc nâng cao năng lực
hệ thống y tế huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn, thôn, bản đến năm
2020; Nghị quyết số 12/2013/NQ-HĐND về việc Quy định một số chính sách
đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút và tạo nguồn nhân lực chất lượng của tỉnh
giai đoạn 2013-2020. Triển khai mô hình bác sỹ gia đình và phòng khám bác sỹ

gia đình theo định hướng của Bộ Y tế nhằm mục tiêu chăm sóc người bệnh toàn
diện và liên tục, cung cấp dịch vụ y tế tại gia đình; thực hiện sơ cứu, cấp cứu,
KCB đối với các bệnh thường gặp, chăm sóc sức khỏe và sàng lọc, phát hiện
sớm bệnh, tật; tư vấn về chuyển viện và sử dụng các dịch vụ y tế tuyến trên.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong KCB tại các TYT xã với 100% TYT có
máy vi tính, 140/141 TYT có kết nối Internet, nhân viên TYT sử dụng thành
thạo máy vi tính. Tăng cường vai trò của đội ngũ nhân viên y tế xã thông qua tổ
chức thực hiện tốt các chế độ đối với nhân viên y tế tuyến xã, phát huy vai trò
của bác sỹ đang công tác tại TYT xã, động viên tinh thần trách nhiệm và lòng
yêu nghề của nhân viên y tế tuyến xã...
Nâng cao chất lượng KCB tại tuyến xã sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các TYT
xã có khả năng thực hiện từ 80% trở lên các dịch vụ kỹ thuật có trong quy định
phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật KCB hiện hành của Bộ Y tế. Từ đó,
tại các TYT xã người dân sẽ được KCB ban đầu tốt hơn và tỷ lệ đạt Chuẩn Quốc
gia về y tế xã của tỉnh Quảng Trị sẽ cao hơn nữa trong thời gian tới.

để đáp ứng nhu cầu CSSK nhân dân trong thời gian tới, việc tăng cường mạng
lưới y tế cơ sở là rất cần thiết. Tăng cường y tế cơ sở là điều kiện thiết yếu để
18


bảo đảm chăm sóc ban đầu, tiến đến mục tiêu bao phủ CSSK toàn dân, góp phần
giải quyết triệt để và bền vững tình trạng quá tải bệnh viện và bảo đảm công
bằng trong CSSK.
Trước hết, cần tăng cường nhận thức và trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các
cấp ủy đảng, chính quyền đối với y tế cơ sở; xác định rõ việc lãnh đạo, chỉ đạo
công tác tăng cường mạng lưới y tế cơ sở là một trong những nhiệm vụ chính trị
quan trọng của các cấp chính quyền địa phương cần triển khai; phải đưa mục
tiêu, nhiệm vụ về tăng cường y tế cơ sở vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
các cấp, bảo đảm nguồn lực để thực hiện, có sự phân công trách nhiệm cụ thể,

đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện.
Thứ hai, cần có chương trình đào tạo phù hợp dành cho cán bộ y tế làm việc ở y
tế cơ sở, đặc biệt cần đẩy mạnh đào tạo đội ngũ bác sĩ gia đình cho trạm y tế xã;
đẩy mạnh công tác chăm sóc và quản lý sức khỏe tại nhà, tại cộng đồng. Tăng
cường đào tạo cán bộ y tế là người địa phương, cán bộ y tế người dân tộc thiểu
số; đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ hộ sinh và điều dưỡng; đào tạo nhân viên y
tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản để đủ trình độ thực hiện các nhiệm vụ được giao;
cần có chính sách ưu tiên, đãi ngộ đặc biệt trong thu hút, tuyển dụng để khuyến
khích cán bộ y tế làm việc lâu dài ở y tế cơ sở.
Thứ ba, cần có đầu tư đột phá để nâng cấp cơ sở vật chất trạm y tế tuyến xã,
trong đó có xây mới trạm y tế đối với các xã chưa có nhà trạm hoặc mới chỉ có
nhà tạm và các trạm dột nát, xuống cấp, đồng thời sửa chữa nâng cấp các trạm y
tế chưa đạt chuẩn của Bộ Y tế. Việc đầu tư cơ sở vật chất cần xem xét, lựa chọn
kỹ, tránh đầu tư dàn trải, có lộ trình thực hiện, trước hết tập trung vào các xã
vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, ở xa các bệnh viện. Gắn đầu tư xây dựng
trạm y tế xã với kế hoạch triển khai xây dựng nông thôn mới của từng địa
phương.
Thứ tư, cùng với việc củng cố cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế, cần đầu tư
thỏa đáng để cung cấp các trang, thiết bị y tế thiết yếu cho y tế cơ sở để nâng
19


cao chất lượng dịch vụ y tế, đồng thời cải thiện điều kiện làm việc để thu hút và
giữ chân cán bộ y tế yên tâm làm việc ở y tế cơ sở lâu dài.
Thứ năm, về tài chính và đầu tư, với quan điểm CSSK ban đầu là dịch vụ xã hội
cơ bản mọi người dân đều có quyền được hưởng, Nhà nước cần chịu trách
nhiệm chính trong việc bảo đảm nguồn tài chính để đầu tư cho y tế cơ sở. Trong
vòng từ năm đến mười năm tới, cần tập trung đầu tư mạnh, tạo bước bứt phá để
củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nhất là ở nông thôn, miền núi, vùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; phấn đấu đạt mười tiêu chí quốc gia về y tế

xã do Bộ Y tế ban hành. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động
thường xuyên của y tế cơ sở. Bên cạnh nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, cần
nhanh chóng phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, mở rộng khám, chữa bệnh bảo
hiểm y tế ở tuyến xã, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho y tế cơ sở.
Thứ sáu, cần tăng cường và đổi mới nội dung, phương pháp truyền thông - giáo
dục sức khỏe, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức của toàn bộ hệ thống chính
trị đối với y tế cơ sở; nâng cao nhận thức về phòng bệnh, bảo vệ và nâng cao sức
khỏe của các tầng lớp nhân dân, của mỗi người, mỗi gia đình; xây dựng nếp
sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói quen có hại đối
với sức khỏe, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe cho cộng đồng.
Với sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt của các cấp ủy đảng, chính quyền và có đột
phá về đầu tư để có mạng lưới y tế cơ sở khang trang, đầy đủ trang, thiết bị cần
thiết, đủ cán bộ y tế có chất lượng, để trong vòng mười năm tới thay đổi hoàn
toàn diện mạo và chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở, góp phần bảo đảm công
bằng và hiệu quả trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

20


KHUYẾN NGHỊ
Qua đánh giá thực trạng y tế cơ sở tại xã Liên Chung huyện Tân Yên, Bắc
Giang. Cá nhân em có một số kiến nghị như sau:
- Đối với người dân
Khuyến nghị người dân tích cực tham gia mua thẻ Bảo hiểm y tế để có thẻ Bảo
hiểm y tế đi khám chữa bệnh khi bị ốm và khi đi khám chữa bệnh cần mang theo
thẻ Bảo hiểm y tế.
- Đối với địa phương
Ưu tiên thực hiện tốt Bảo hiểm Y tế cho người nghèo, cận nghèo, trẻ dưới 6 tuổi

và các đối tượng chính sách, khó khăn nhằm đảm bảo công bằng trong tiếp cận
và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh. Phát thẻ Bảo hiểm y tế đến tận hộ gia đình
ngay khi có thẻ Bảo hiểm y tế để người dân đi khám chữa bệnh khi bị ốm. Có kế
hoạch đầu tư cho y tế huyện, xã đặc biệt là các vùng miền núi, khó khăn, cần
đầu tư toàn diện cả bên sử dụng, bên cung cấp dịch vụ và công tác truyền thông
để tăng cường tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh y tế công lập của
người dân. Tiếp tục duy trì và tăng cường truyền thông tới người dân. Đầu tư
cho cơ sở y tế huyện, xã cũng cần phải đầu tư toàn diện cả về cán bộ và đào tạo
cán bộ y tế để nâng cao trình độ chuyên môn, cung cấp trang thiết bị y tế và xây
dựng cơ sở hạ tầng nhằm tăng cường củng cố và nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh cho người dân.
- Đối với Trung ương
Tiếp tục cân đối ngân sách đầu tư cho Bệnh viện huyện và Trạm Y tế xã (vùng
khó khăn) cả về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đào tạo cán bộ y tế để đáp ứng
nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Tìm kiếm và tạo các
nguồn vốn cho Quỹ hỗ trợ khám bệnh cho người nghèo để hỗ trợ các chi phí
khám chữa bệnh cho người nghèo khi bị ốm đau đi khám chữa bệnh, giảm bớt
chi tiêu tiền túi và tình trạng vay mượn. Đầu tư phương tiện, tài liệu truyền

21


thông giáo dục sức khoẻ để tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe cho
nhân dân.
Giải pháp can thiệp cần phải toàn diện cho cả người dân là người sử dụng dịch
vụ khám chữa bệnh đi đôi với việc truyền thông, tuyên truyền cho người dân
biết và can thiệp cho cả bên cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh là các cơ sở y tế
nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh để tăng cường tiếp cận và sử
dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người dân, nhất là vùng nghèo, vùng khó
khăn, vùng sâu, vùng xa.


TỔNG KẾT
Ngay những năm đầu hòa bình lập lại, Ðảng và Nhà nước ta đã rất quan
tâm xây dựng mạng lưới y tế cơ sở với sự hình thành các trạm y tế xã, phường ở
miền bắc. Trạm y tế xã ban đầu là tổ chức dân lập, hoạt động chủ yếu dựa vào
nguồn tài chính của các hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để cung
cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu miễn phí cho toàn dân. Sau ngày
thống nhất đất nước năm 1975, Chính phủ đã ra nghị quyết thành lập Tổ chức y
tế địa phương, trạm y tế xã trở thành một đơn vị chính thức trong mạng lưới tổ
chức hệ thống y tế Việt Nam. Ðầu tư cho y tế cơ sở gắn với chăm sóc sức khỏe
(CSSK) ban đầu và y tế dự phòng là chiến lược trước mắt cũng như lâu dài,
không chỉ của các nước nghèo mà cả các nước phát triển. Ðây là một trong
những chiến lược CSSK đỡ tốn kém, hiệu quả lâu dài và bền vững nhất.
Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp, các nội dung CSSK ban đầu và
nhiều chương trình y tế quốc gia được triển khai đạt hiệu quả cao như tiêm
chủng mở rộng, phòng, chống suy dinh dưỡng, CSSK bà mẹ - trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình, giám sát dịch bệnh, phòng, chống một số bệnh không lây
nhiễm... Vì vậy, mặc dù còn là một nước thu nhập thấp, nhưng các chỉ số sức
khỏe cơ bản của Việt Nam tốt hơn rất nhiều so với mức trung bình của các quốc
22


gia có cùng mức thu nhập. Việt Nam được LHQ đánh giá là một điểm sáng
trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về y tế, gồm giảm suy
dinh dưỡng trẻ em, giảm tử vong trẻ em, giảm tử vong mẹ, phòng, chống
HIV/AIDS, sốt rét, các bệnh phổ biến khác, và vệ sinh môi trường. Hội nghị cấp
cao "Kêu gọi hành động vì sự sống còn của trẻ em" tổ chức tại Hoa Kỳ (2012)
đã đánh giá Việt Nam là một trong 8/74 quốc gia đạt tiến độ thực hiện Mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ về giảm tử vong trẻ em; một trong số 9/74 quốc gia đạt
tiến độ thực hiện về mục tiêu giảm tử vong mẹ; một trong ba nước đạt được mức
độ giảm hơn 75% tỷ số tử vong mẹ trong giai đoạn từ 1990 đến 2010. Việt Nam

đã thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000, loại trừ uốn ván sơ sinh từ năm 2005
nhờ Chương trình Tiêm chủng mở rộng được triển khai rất hiệu quả và sản xuất
vắc-xin trong nước ngày càng được mở rộng. Có được những thành tựu quan
trọng như vậy là nhờ sự đóng góp lớn của mạng lưới y tế cơ sở.
Tuy nhiên còn có những hạn chế, y tế cơ sở hiện đang phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức mới. Mô hình bệnh tật thay đổi, dân số phát triển và
có xu hướng già hóa, nhu cầu CSSK của nhân dân ngày càng cao, cả về số lượng
và chất lượng, trong khi đó, khả năng đáp ứng của y tế cơ sở còn hạn chế. Tình
hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp. Các bệnh truyền nhiễm đã giảm rõ
rệt, nhưng một số bệnh hiện đang có xu hướng quay trở lại. Các bệnh không
nhiễm trùng (tiểu đường, tim mạch, ung thư...), tai nạn, chấn thương ngày càng
gia tăng; nhiều bệnh dịch mới, bệnh lạ xuất hiện và diễn biến khó lường. Vì vậy,
vai trò của y tế cơ sở ngày càng quan trọng và nhiệm vụ ngày càng nặng nề hơn.
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 950/QÐ-TTg năm 2007
về đầu tư xây dựng trạm y tế xã thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2008 - 2010,
nhưng trong nhiều năm qua chưa có nguồn đầu tư nào đáng kể dành cho y tế xã.
Hiện nay, khoảng một phần ba số trạm y tế trong toàn quốc bị xuống cấp, dột
nát, cần được xây dựng mới. Trang, thiết bị y tế thiếu thốn, lạc hậu. xã Liên
Chung là một trong những xã thuộc xã khó khăn như vậy. Vì vậy cần có những
biện pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ ở tuyến xã.

23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×