Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

Tài liệu môn Đạo đức công vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.09 KB, 19 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH
MÔN: ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ


MỤC LỤC
I.

KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ.

II. NGUYÊN TẮC CHUNG ĐỂ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ.
1. Thực trạng đạo đức cán bộ, công chức nhà nước hiện nay.
2. Sự cần thiết điều chỉnh đạo đức công vụ bằng pháp luật.
3. Nguyên tắc chung xây dựng pháp luật về đạo đức công vụ.
III. PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở VIỆT NAM.
1. Đạo đức công vụ trong các văn bản pháp luật về cán bộ, công chức
IV. PHÁP LUẬT ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐIỂN HÌNH.
1 Vài nét về công chức và luật công chức ở một số nước.
2. Luật về công chức.
3. Một số nước điển hình.
V. KẾT LUẬN.
1. Giải pháp


I. KHÁI NiỆM ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên
tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi
của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người,
với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá
nhân - xã hội.
Công vụ là nói đến hoạt động của đội ngũ cán bộ công chức để thực
hiện những chức năng, nhiệm vụ đề ra cho các cơ quan Nhà nước.


Đạo đức công vụ là một phạm trù tương đối rộng, bao hàm đạo
đức, lối sống, cách xử sự của cán bộ, công chức không chỉ trong các
mối quan hệ xã hội thông thường mà còn trong phạm vi thực hiện
nhiệm vụ công, đó là trong giao dịch hành chính với tổ chức, công
dân
Pháp luật về đạo đức công vụ là một loại hình đạo đức mang tính áp
dụng.nhưng đó là loại hình đạo đức mang tính pháp lí rất cao- trong
nhiều trường hợp nó là những loại hình mang tính cưỡng bức, bắt
buộc phải làm hoặc không được phép làm.


II. NGUYÊN TẮC CHUNG ĐỂ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ.
1. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức nước ta.
.Đội ngũ cán bộ công chức việt nam hiện nay rất đông đảo.(công chức 2,8 triệu người = 3%
dân số năm 2013).
.Cán bộ công chức Việt Nam đang ngày càng được đào tạo sâu về chuyên môn, rộng về
kiến thức.
.Bên cạnh đó một số cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan Nhà nước, tổ chức Đảng…
đang dần bị tha hóa về phẩm chất đạo đức.



2. Sự cần thiết phải điều chỉnh đạo đức công vụ bằng pháp luật.
 Thống nhất về tư tưởng chỉ đạo, định hướng hành vi.
 Quan điểm, nhận thức của từng cán bộ, công chức về đạo đức công
vụ là khác nhau -> cần thể chế hóa các quan niệm, các quy tắc.
 Đưa ra hệ thống quy tắc xử xự chung -> tạo tiền đề cho việc đánh giá,
khen thưởng, kỉ luật.
3. Nguyên tắc chung xây dựng pháp luật về đạo đức công vụ.
 phải được phản ánh trong khuôn khổ của pháp luật.

 Tiêu chuẩn đạo đức trong nền công vụ phải rõ ràng.
Cán bộ, công chức phải xác đinh rõ nhiệm vụ, quyền hạn của mình để
tránh có những hoạt động sai lầm.
Quy trình ra quyết định phải rõ ràng, công khai.
Cơ chế trách nhiệm đầy đủ cần được áp dụng đầy đủ trong nền công
vụ.
Nguyên tắc gắn trách nhiệm với quyền lợi.


III. PHÁP LUẬT VỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở ViỆT NAM.
1. Đạo đức công vụ trong các văn bản pháp luật về cán bộ, công chức.
1.1. Sắc lệnh số 76 – SL ngày 20-5-1950.
.Khái niệm công chức.
Công chức Việt Nam là những công dân giữ một nhiệm vụ trong bộ máy
Nhà nước của chính quyền nhân dân, dưới sự lãnh đạo tối cao của
chính phủ.
.Nghĩa vụ của công chức.
Công chức Việt Nam phải phục vụ nhân dân, trung thành với Chính phủ,
tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làm những việc
có hại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt động của bộ máy
Nhà nước. Công chức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công,
vô tư
.Quyền của công chức.
.Hưởng lương, các thứ phụ cấp và hưu bổng;
.Nghỉ hàng năm có lương, được săn sóc về sức khỏe và trợ cấp khi
bị tai nạn;
.Hoạt động về chính trị, văn hóa, xã hội;


1.2 Pháp cán bộ, công chức (1998 và các lần sửa đổi

2000 và 2003).

Trong pháp lệnh này, thuật ngữ công chức không được quy định cụ thể,
nhưng sau đó chính phụ đã quy định chi tiết nhóm người được gọi là
công chức ( xem chi tiết nghị định 95/1998 và nghị định 171/2004).
Đây là loại văn bản pháp luật cao nhất điều chỉnh các yếu tố liên quan
đến những người làm việc cho hệ thống thể chế chính trị ở Việt Nam từ
cấp huyện trở lên (1998 và 2000)và toàn bộ hệ thống thể chế chính trị
từ cơ sở đến trung ương ( sửa đổi năm 2003) .
Phần nghĩa vụ của cán bộ,công chức, những định hướng mang tính
chuẩn mực bao gồm:
Trung thành với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo
vệ sự an toàn , danh dự và lợi ich quốc gia;
Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủ trương của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng
quy định của pháp luật;
…


1.3. Luật cán bộ công chức năm 2008.
 Khái niệm cán bộ công chức.
Điều 4. Cán bộ, công chức
 Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức.
Điều 5. Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của
Nhà nước.
2. Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
3. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân
và phân công, phân cấp rõ ràng.
4. Việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên

phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.
5. Thực hiện bình đẳng giới.
 Nghĩa vụ của cán bộ, công chức.
Điều 8. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và
nhân dân
Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ


1.3. Luật cán bộ công chức năm 2008.(T)
Điều 11. Quyền của cán bộ, công chức đượcbảo đảm các điều kiện thi hành công vụ
1. Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
2. Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp
luật.
3. …
IV. PHÁP LUẬT ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ Ở MỘT SỐ NƯỚC ĐIỂN HÌNH.
1 Vài nét về công chức và luật công chức ở một số nước.
Quan niệm về công chức
Mặc dù chế độ công vụ đã tồn tại và phát triển đã trên 3 thế kỷ tính từ thời điểm xuất
hiện thuật ngữ công chức vào năm 1859 ở Anh nhưng cho đến nay vẫn chưa có một
quan niệm thống nhất về công chức cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Sự khác nhau
trong quan niệm về công chức thể hiện trên các phương diện như: phạm vi công chức,
đặc điểm công chức và chế độ công vụ.
Về phạm vi công chức, có một số quan niệm chính như sau:
Về đặc điểm công chức. Qua nghiên cứu cho thấy công chức có các đặc điểm căn
bản như :
Về chế độ công vụ:


2. Luật về công chức.
Cũng như quan niệm về công chức, luật về công chức cũng rất đa dạng

trên các phương diện khác nhau như:
Về loại hình văn bản: nhiều nước sử dụng loại hình văn bản Luật (Đức,
Nhật Bản, Trung Quốc); một số nước khác sử dụng loại hình văn bản
Quy chế (Anh và các nước khác thuộc khối liên hiệp Anh, Trung Quốc
năm 1993).
Về tên gọi của văn bản: một số nước lấy tên của văn bản là Luật Công
chức (Luật Công chức năm 2006 của Trung Quốc); một số nước lấy tên
văn bản theo số (Công luật số 5 của Phi -li-pin hoặc Luật số 11 của
Hung -ga-ri).
Về đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng: tuỳ theo quan điểm của
các nhà lập pháp mà đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng của văn
bản cũng khác nhau.
Về kết cấu, bố cục.
Về nội dung quy định.


3. Một số nước điển hình.
o THÁI LAN.
Luật Đạo đức nghề nghiệp của Thái Lan ra đời năm 1994 quy
định 16 điểm cụ thể về đạo đức công chức. Theo đó, công
chức phải đề cao các nguyên tắc đạo đức, bản thân phải cư
xử sao cho tương xứng với cương vị là một công chức nhà
nước.Đồng thời công chức phải thi hành nhiệm vụ một cách
trung thực, không được có thành kiến và không được mưu lợi
cá nhân. Công chức phải làm việc đúng giờ và phải dành toàn
bộ thời gian cho lợi ích của công vụ; phải thực hiện nhiệm vụ
với hết khả năng, thận trọng và nhanh nhạy với một sự cần
mẫn, chính xác hợp lý; phải luôn nhớ đến những lợi ích sẽ
đem lại cho dân chúng.



o INDONESIA.
Theo Quy định số 30 của Indonesia năm 1980, công chức
Indonesia có nghĩa vụ phải tuyệt đối trung thành và tuân thủ
bản Pancasia (Triết học quốc gia), hiến pháp. Ngoài những
yêu cầu về giờ làm việc, trang phục, tuân thủ quy định về
thuế, thái độ và tư cách công chức đối với dân v.v... công
chức còn phải tôn trọng cả những người dân có tín ngưỡng
khác nhau về thần Almighty.
Các biện pháp kỷ luật công chức gồm có: kỷ luật nhẹ (khiển
trách, phê bình cảnh cáo), kỷ luật trung bình (hoãn tăng
lương, hoặc hạ lương, hoặc hoãn đề bạt tối đa là một năm),
kỷ luật nặng (hạ một cấp tối đa là một năm, cách chức, cho
thôi việc, sa thải).


o New Zealand.
Tại sao New Zealand ít tham nhũng nhất thế giới?
Theo Tổ chức minh bạch thế giới, New Zealand được xếp là nước ít tham nhũng nhất
với số điểm 9,5/10. Có lẽ đó là kết quả của những cam kết mạnh mẽ nhằm xây dựng
một chính quyền minh bạch, vắng bóng tham nhũng của quốc đảo này.
Cũng như nhiều quốc gia, New Zealand là thành viên của Công ước về chống hối lộ các
công chức nước ngoài của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) từ năm 2001.
New Zealand cũng đã ký kết Công ước về chống tham nhũng của LHQ năm 2003.
Nước này có 2 văn bản điều chỉnh các hành vi liên quan đến các tội tham nhũng, nhận
hối lộ, đó là luật Hình sự năm 1961 và luật Các khoản hoa hồng bí mật năm 1910.
Luật Hình sự New Zealand xác định rõ các đối tượng là chủ thể của tội tham nhũng,
nhận hối lộ, đó là các thẩm phán, nhân viên tòa án, công chứng cho đến các bộ trưởng,
đại biểu quốc hội, công an, công chức…
Hình phạt nặng nhất, 14 năm tù, có thể áp dụng với các thẩm phán phạm tội.Đối với

các chủ thể còn lại, hay đối với người đưa hối lộ thì hình phạt nặng nhất là 7 năm.Điều
đó cũng thể hiện rõ, “người nắm rõ luật mà phạm luật” thì phải bị xử nặng hơn.


PHẦN III. KẾT LUẬN.
Pháp luật về đạo đức công vụ là một trong nhưng chủ
đề được nhiều nước trên thế giới quan tâm và chú
trọng.Không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới
cũng rất coi trọng việc điều chỉnh, bổ sung và hoàn
thiện hệ thống pháp luật về đạo đức công vụ. Đó là cơ
sở trong tổ chức và hoạt động của đội ngũ cán bộ,
công chức nói riêng và tổ chức bộ máy nhà nước nói
chung.


Giải pháp:
Trong quá trình xây dựng, ban hành pháp luật về công vụ cần
phải chú trọng:
Thứ nhất, để pháp luật điều chỉnh một cách đầy đủ, toàn diện
các quan hệ công vụ, cần phải thường xuyên rà soát, bổ sung, ban
hành mới các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ công vụ, đặc
biệt là việc ban hành Luật Công vụ (Luật Công vụ chứ không phải Luật
Cán bộ, công chức).
Thứ hai, muốn cho văn bản pháp luật phản ánh được những chuẩn
mực, những giá trị đạo đức công vụ đã được xã hội, các cán bộ, công
chức thừa nhận và sự ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động công vụ,
thì cần phải thiết lập được những kênh thông tin đa chiều, hữu hiệu để
các nhà hoạch định chính sách, các nhà làm luật nắm được những diễn
biến đời sống xã hội, đời sống nhà nước, những mong mỏi của người
dân, cán bộ, công chức một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời.



Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp
luật đối với cán bộ, công chức thông qua các thể chế xã hội dân sự,
đồng thời thường xuyên tiến hành rà soát, kịp thời phát hiện những bất
cập của văn bản pháp luật về quản lý nhà nước để sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp với thực tiễn đời sống nhà nước và xã hội. Thực tiễn cuộc sống
là thước đo tính hợp lý của pháp luật. Pháp luật hợp lý, phù hợp với quy
luật tự nhiên và xã hội sẽ có khả năng điều chỉnh tốt hơn các quan hệ xã
hội.
Thứ tư,Điều chỉnh, nâng cao tiền lương và đãi ngộ vật chất hợp lý, tinh
thần phong phú đối với cán bộ, công chức. Cải cách hệ thống tiền lương,
tiền thưởng, đảm bảo trả đúng sức lao động và giá trị cống hiến của cán
bộ, công chức, tạo động lực thực hiện công vụ là giải pháp có ý nghĩa
quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nâng cao phẩm giá
người công chức.



NHÓM THỰC HIỆN.
1. Phạm Ngọc Tâm – Nhóm trưởng.
2. Nguyễn Thị Giang.
3. Phạm Thị Ngọc Điệp.
4. Trần Ngọc Đức.
5. Đậu Đình Tư.
6. La Văn Dũng.
7. Lê Thị Mai.
8. Hoàng Thị Trang.
9. Trần Thị Thu Trang.
10. Nguyễn Thu Trang.

11. Nguyễn Thị Tường Vy.
12. Dương Thu Thảo.
13. Trần Thị Thoa.
14. Bùi Thị Xuyên/
15. Lê Thị Chiều.
16. Bùi Thị Mị.
17. Nguyễn Thị Thanh.
18. Trần Thị Tươi.
19. Lê Thị Yến.
20. Nguyễn Thị Ngọc Hà.



×