Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Tiểu luận nền hành chính pháp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.03 KB, 40 trang )

A – MỞ BÀI
1.

LỜI NÓI ĐẦU.
Cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 đã cho ra đời nhà nước Cộng hòa
Pháp thay thế cho chế độ quân chủ mục rỗng và thối nát trước đây.
Cuộc cách mạng tư sản nổi tiếng đó cũng đã đặt nền móng hình thành
nền hành chính mới của nước Pháp. Trải qua nhiều bước thăng trầm
của lịch sử, nền hành chính pháp đã có những bước tiến lớn trong quá
trình phát triển và hoàn thiện, phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của chế độ chính trị - xã hội Cộng hòa Pháp, nền hành chính đó, đã có
lúc được học giả phương Tây đánh giá là một nền hành chính phát
triển và thực tế ngày nay là một trong những nền hành chính điển hình
của các nước phương Tây. Tuy nhiên với bản chất tư bản chủ nghĩa,
bên cạnh những ưu điểm được thừa nhận và đã được cải cách nhiều
lần, nhưng nền hành chính pháp đương đại, dưới con mắt của người
pháp và các nước phương Tây đã ngày càng bộc lộ những mâu thuẫn
và khiếm khuyết không nhỏ.
Đối với nước ta, vốn là một nước chịu chịu ách đô hộ của thức dân
Pháp hơn 80 năm, trong thời kì đó, nhân dân ta đã vô cùng cực khổ,
lầm than dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp và chính quyền bù nhìn
và tay sai. Cách mạng tháng 8 thành công, do Đảng cộng sản Việt Nam
lãnh đạo, giải thoát đất nước ta khỏi ách nô lệ thực dân đã thiết lập
một nhà nước Việt Nam kiểu mới – Nhà nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Trong sự nghiệp đổi mới, xuất phát từ lịch sử khách
quan của đất nước và thời đại, Đảng đac xác đinh nhiệm vụ trọng tâm,
trước hết là đổi mới kinh tế, đẩy mạnh cong nghiệp hóa, hiện đại hóa,
tạo tiền đề vật chất – kỹ thuật cho việc thực hiện đổi mới các mặt đời
sống của đất nước, trong đó, có mặt rất quan trọng đó là thực hiện mục
tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của
dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, mầ việc đẩy mạnh việc


đẩy mạnh cải các tổng thể nền hành chính là một nhiệm vụ rất cấp
thiết.
Qua tìm hiểu về nền hành chính nước Pháp chúng ta sẽ thấy được
nhiều ưu điểm và hạn chế của nền hành chính Pháp rồi ta chắt lọc lấy
những hạt nhân hợp lý để ứng dụng vào công cuộc cải cách tổng thể
nền hành chính Việt Nam.


B – NỘI DUNG

PHẦN 1. HIỆN TRẠNG NỀN HÀNH CHÍNH PHÁP.
1.

Tổng quan về nước Pháp.

Tên nước: Cộng hoà Pháp (Republic of France)
Ngày quốc khánh: 14/7/1790
Thủ đô: Pari
Vị trí địa lý: Nằm ở Tây Châu Âu. Phía Tây giáp Đại Tây Dương. Phía Bắc giáp
biển Manche. Phía Đông giáp Bỉ, Đức, Thuỵ Sĩ, Italia. Phía Nam giáp Tây Ban
Nha và Địa Trung Hải
Địa hình: Phần lớn là đồng bằng và đồi thấp ở phía Bắc và Tây Âu
Diện tích: 674.843 km2. Pháp là quốc gia lớn nhất Tây Âu về diện tích.
Dân số: 65.447.374 (Con số ước lượng đến năm 2010)
Dân tộc: người Pháp (87%), người Ả Rập (3%), Người Đức (2%), các dân tộc
khác (8%)
Hành chính: Pháp được chia thành 26 vùng hành chính: 22 trong lãnh thổ lục
địa Pháp và 4 vùng ngoại hải. Các vùng được chia tiếp thành 100 khu vực, các
khu vực được đánh số (chủ yếu theo bảng chữ cái) và số này được dùng làm
mã bưu chính cũng như mã trên bảng số xe.

Các khu vực lại được chia tiếp thành 342 quận nhưng các quận không có hội
đồng lập pháp theo bầu cử và chỉ là đơn vị hành chính của đất nước. Các quận
được chia thành 4.035 tổng, các tổng này cũng chỉ có ý nghĩa hành chính. Cuối
cùng các tổng này được chia thành 36.682 làng. Đây là các chính quyền tự
quản với Hội đồng được bầu cử riêng biệt (Hội đồng tự quản.
Vùng, khu vực và làng được gọi là “ Các lãnh thổ tập thể”. Có nghĩa họ có một
cơ quan hành chính pháp và lập pháp riêng biệt trong khi các quận và tổng chỉ
đơn giản là các đơn vị hành chính.




Pháp là một nước dân chủ theo thể chế cộng hoà bán tổng thống trung
ương tập quyền. Những giá trị quan trọng của thể chế này được thể hiện
trong bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789.
Tổ chức Nhà nước.
- Cơ quan lập pháp gồm 2 viện:
+Thượng viện: các thành viên được bầu gián tiếp thông qua cử chi đoàn,
nhiệm kì 9 năm, 3 năm bầu lại 1/3 số ghế.
+ Hạ viện: Các thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, có nhiệm kì 5
năm, có thể bãi nhiệm chính phủ bằng việc bỏ phiếu bất tín nhiệm.
-Cơ quan hành pháp:
Đứng đầu nhà nước là Tổng thống. Tổng thống được bầu bằng phổ thông
đầu phiếu trực tiếp, nhiệm kì 5 năm. Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thủ
Tướng, Chủ tịch hội đồng bộ trưởng, giải tán Quốc hội và quyết định tổ chức
trưng cầu dân ý và các vấn đề quan trọng .
Đứng đầu chính phủ: Thủ tướng. Thủ tướng do đa số Quốc hội lựa chọn và
do Tổng thống bổ nhiệm.
Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội, giữ quyền xây dựng luật trong
phạm vi của mình và bảo đảm thi hành pháp luật.

-Cơ quan tư pháp:
Gồm Toà thượng thẩm tối cao, các thẩm phán được Tổng thống bổ nhiệm
theo đề cử của Hội đồng thẩm phán cấp cao, Hội đồng hiến pháp.
Chế độ bầu cử: Phổ thông đầu phiếu, cử tri từ 18 tuổi trở lên.
Các đảng phái lớn: Đảng xã hội( PS), Đảng cộng sản Pháp( PCF), Đảng
xanh(PG), Phong trào cộng hoà và công dân, Đảng cánh tả cấp tiến, Đảng
đấu tranh công nhân, Đảng liên minh vì phong trào nhân dân( UMP), Đảng
mặt trận quôc gia, Đảng liên minh vì nền dân chủ Pháp(UDF)
2.Toàn cảnh nền hành chính Pháp.
Nền hành chính Pháp cũng tồn tại trong thế nước đôi, với tính 2 mặt và
những khó khăn do sự nặng nề của truyền thống, sức nặng xã hội do văn
hoá và lịch sử quy định….giống như mọi nền hành chính khác.
Hành chính Pháp có truyền thống vững chắc và một lịch sử hào hùng. Đây là
một trong những ứng dụng tốt nhất của hệ thống hành chính mà MaxWeber
đã mô tả hồi đầu thế kỷ XX.
Nhưng trong thế kỉ XX này, Nền hành chính Pháp đã bị ảnh hưởng sâu sắc
do một loạt biến động xảy ra: Hai cuộc chiến tranh thế giới, cuộc khủng




hoảng năm 1929, Sự phát triển của chủ nghĩa kinh viện kinh tế và xã hội,
Qúa trình tái thiết Châu Âu và quá trình toàn cầu hoá hiện nay. Những biến
động này đã đặt vấn đề cần xem xét lại quan điểm truyền thống về Nhà
nước quốc gia mà nhà nước Pháp là một trong những hình mẫu hoàn thiện
nhất.
Để mô tả hoàn cảnh nền hành chính Pháp, cần xem xét đồng thời mô hình
truyền thống. Rất nhiều khía cạnh vẫn còn được áp dụng rộng rãi hiện nay
và các cuộc cải cách làm biến đổi mô hình đó từ 30 năm nay
Mô hình truyền thống.

Có thể khái quát mô hình hành chính truyền thống bằng 6 cụm từ: Đó là
một nền hành chính đơn giản, mang tính quốc gia, tập trung, thứ bậc, bí
mật và mang tính pháp lí cao.


Đơn giản.

Sau công cuộc hợp lí hoá bản đồ hành chính từ đầu cách mạng Pháp và cuộc
cải cách các cơ cấu hành chính do Napoleong tiến hành, nền hành chính
Pháp trở nên đơn giản và thông thoáng hơn. Điều này thể hiện ở sự phân
công theo chiều ngang theo khu vực địa lý giữa các cấp hành chính và ở sự
phân công mang tính kỹ thuật, theo chiều dọc giữa các bộ.
Khác với các nhà nước liên bang và các nhà nước vùng, sau Cách mạng
nước Pháp chỉ có 2 cấp hành chính: Cấp quốc gia tương đương với cấp hành
chính nhà nước và cấp địa phương. Cấp địa phương lại chia thành nhiều
cấp nhỏ khác, đặc biệt là cấp tỉnh và cấp xã. Mặc dù có một số cấp trung
gian như cấp quận, cấp tổng hoặc tập hợp các xã nhưng quyền của các cấp
này ngày càng giảm.
Sự đơn giản này ngày càng tăng. Ngược với rất nhiều nhà nước liên
bang( như Đức) hoặc nhà nước đơn nhất ( như Anh). Tổ chức các đơn vị
hành chính của Pháp mang tính thống nhất trên toàn lãnh thổ. Về nguyên
tắc, quy chế xã và tỉnh không phụ thuộc vào số dân, đô thị hay nông thôn,
không phụ thuộc vào mức độ giàu có, văn hoá hay ngôn ngữ. Tất cả đều
thống nhất giống nhau, được tổ chức như một “khu vườn kiểu Pháp”
Nguyên tắc này cũng được nhận thấy trong công việc phân chia quyền lực
nhà nước thành các bộ chuyên ngành. Nhân danh nguyên tắc thống nhất
của nhà nước, các đơn vị này không có tư cách pháp nhân. Tất cả đều được


đúc cùng một khuôn,bất chấp đơn vị đó có nhiệm vụ chính trị, quản lý hay

kỹ thuật.....
Ngoài nhà nước Trung ương và các đơn vị hành chính địa phương, bộ máy
hành chính Pháp được bổ sung thêm yếu tố thứ 3: Các công sở cung cấp dịch
vụ công. Mô hình tam giác với đỉnh là Nhà nước tối tương đối dễ hiểu và dễ
quản lý.


Quốc gia.

Nước Pháp đã từng là hình mẫu về một nhà nước đơn nhất. Nền hành chính
Pháp mang tính quốc gia với cả 2 nghĩa của thuật ngữ này:
Thứ nhất: Nền hành chính được áp dụng một cách thống nhất trên toàn bộ
lãnh thổ
Thứ hai: Các tổ chức, chức năng , quy tắc hoạt động, ngân sách của nó được
xác định bởi các nhà chức trách của đất nước ( Nghị viện, Chính phủ, Toà
án) mà không có sự can dự của nước ngoài. Nền hành chính Pháp sau quá
trình hợp nhất tạo thành một thể thống nhất.


Tập trung.

Nền hành chính Pháp truyền thống mang tính tập trung theo 3 nghĩa:
Thứ nhất, Về mặt địa lý, hành chính tập trung ở Pari. Nước Pháp không có
các thành phố lớn cạnh tranh với Pari. Phần lớn các tổ chức thương mại,
công nghiệp, tài chính, các cơ sở đào tạo đại học à văn hoá đều có trụ sở
quyền lực ở Pari – Nơi có các cán bộ và các cơ quan kiểm tra lớn.
Thứ hai, Bản thân quyền lực Nhà nước Nhà nước được thực thi bởi các cơ
quan quyền lực “ Trung ương”. Các cơ quan này xây dựng luật pháp và các
văn bản dưới luật, ban hành các mệnh lệnh và các chỉ thị, đưa ra các vụ việc
quan trọng, thanh tra và kiểm tra các đơn vị cơ sở. Các cơ quan trung ương

luôn có uy thế cao hơn các cơ quan địa phương.
Thứ ba, Sự mất cân bằng về quyền lực giữa nhà nước và các đơn vị hành
chính địa phương. Ngay cả trong các cơ quan hành chính Trung ương. Các
cơ quan hành chính đóng ở thủ đô có uy thế hơn các cơ quan hành chính
đóng ở địa phương. Trên bình diện địa phương, các cơ quan này lại có uy
thế và quyền lực hơn các cơ quan ở tỉnh và xã.




Bí mật.

Bí mật là một trong những thành tố của truyền thống hành chính Pháp.
Trong quy chế công chức 1946, người ta còn nói tới nghĩa vụ kép của công
chức: “ Bí mật nghề nghiệp” và “ Kín đáo nghề nghiệp”. Trừ trường hợp
ngoại lệ được yêu cầu bằng văn bản công dân, kể cả đại biểu dân cử không
có quyền tiếp cận tài liệu hành chính. Các uỷ ban không đóng trụ sở ở
những nơi đông đúc. Những hoạt động điều tra hoạt động công rất hiếm khi
được thực hành.


Pháp lý.

Đối trọng với các đặc điểm nêu trên, những đặc điểm có thể tạo cảm giác về
một nhà nước độc đoán, thậm chí độc tài, điểm nổi trội cuối cùng này của
nền hành chính Pháp là tính chất pháp lý của nó.
Để xây dựng luật hành chính, Napoleong đã đi theo con đường án lệ. Ông đã
lập ra Hội đồng nhà nước hiện đại và các hội đồng tỉnh trưởng, giao cho các
thiết chế đó nghĩa vụ góp ý kiến cho chính phủ, cho chính quyền địa phương
và giải quyết tranh chấp giữa các cơ quan này với cá nhân. Đồng thời ông

cũng yêu cầu các cơ quan này xây dựng một bộ luật hành chính mới, đề ra
các nguyên tắc hoạt động và giám sát việc thực thi các nguyên tắc đó.
Các văn bản quy phạm pháp luật tồn tại và giữ vai trò thứ yếu trong hoạt
động quản lý hành chính.
Các luận thuyết lớn về cá nhân được ghi trong bộ luật dân sự, như luận
thuyết về quyền sở hữu, về trách nhiệm hoặc hợp đồng được ghi trong các “
Bản án lớn của án lệ Pháp”. Các bản án được tuyên trong các vụ án cụ thể.
Các luận thuyết này được tăng cường thông qua một số điều khoản pháp lý,
tạo thuận lợi cho sự phát triển hiệu quả của công cụ pháp lý. Thông qua
một hệ thống án lệ vô cùng phong phú, thẩm phán hành chính có thể giám
sát, kiểm tra, hạn chế hoạt động hành chính. Như vậy, có thể hạn chế sự độc
đoán mang tính nguyên tắc vốn là cơ sở vận hành của nền hành chính .
Như vậy, thiết chế này đã xây dựng một loạt các chế độ đặc thù của hành
chính được luật pháp thừa nhận. Điều này cho phép dung hoà quyền, lợi ích
hành chính và các đối tác hay người sử dụng các dịch vụ do hành chính
cung cấp. Sự phục tùng của hành chính đối với luật pháp là một trong
những nét đặc thù nhất của hệ thống hành chính Pháp.




Các cuộc cải cách.

Cải cách nhà nước, cải cách hành chính, hiện đại hoá hay đổi mới dịch vụ
công, Đó là một vài thuật ngữ chỉ sự thích ứng cần thiết của nền hành chính.
Nằm trong bối cảnh vận động chung, những cuộc cải cách này diễn ra dưới
nhiều hình thức từ Hiến pháp tới Luật pháp, sắc lệnh rồi nghị định, cộng
thêm những thay đổi về án lệ.
Những biến động này có tác động khá mạnh mẽ, chúng tạo nên một nền
hành chính phức tạp hơn, có tính quốc tế cao hơn, phi tập trung hơn, có sự

tham gia tích cức hơn, công khai hơn và thiên về kỹ năng quản lý hơn. Điều
này được thể hiện như sau:


Phức tạp hơn.

Từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt là giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, nền hành
chính Pháp đã mất đi kết cấu truyền thống và đơn giản của mình, dần trở
thành một tập hợp kỳ quặc và phức tạp.
Nhiệm vụ và chế độ pháp lý của công sở nói chung trở nên phức tạp. Điều
này đã dẫn đến luận thuyết “ khủng hoảng công sở”
Ranh giới giữa tư pháp và năng lực của các toà án tư pháp trở nên phức
tạp và mờ nhạt. Đó là sự phản ánh quá trình xã hội ngày càng trở nên phức
tạp và sự thâm nhập lẫn nhau của 2 khu vực công-tư.
Sự phức tạp ngày càng tăng của hệ thống hành chính Pháp được lý giải và
biện minh thông qua các quá trình vận động khác được mô tả dưới đây.


Tính quốc tế ngày càng sâu sắc.

Sắc lệnh 1810 đã trao cho bộ ngoại giao Pháp độc quyền về quan hệ quốc tế.
Sự độc quyền này càng bị xâm phạm do hiện tượng khu vực hoá và toàn cầu
hoá các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá, hành chính.
Các cơ quan hành chính, kể cả các cơ quan mang tính kỹ thuật nhất cũng
thiết lập quan hệ trực tiếp với các đối tác nước ngoài và với các tổ chức
quốc tế chuyên ngành.
Qúa trình tham gia hợp tác quốc tế của các đơn vị hành chính địa phương
trong lĩnh vực hợp tác với các nước đang phát triển được mở rộng. Các xã,



tỉnh,vùng tiến hành các hoạt động giúp đỡ, trao đổi ý kiến, kinh nghiệm với
các đối tác nước ngoài.


”Phân quyền” mạnh hơn.

Trong nhà nước Pháp, nơi quá trình phân quyền diễn ra nhanh chóng và
mạnh mẽ, sự chuyển giao quyền lực cho chính quyền địa phương chỉ xuất
phát từ Trung ương, do bởi bản thân nhà nước tiến hành.
Chính sách tản quyền và phân quyền không mâu thuẫn nhau mà bổ sung
cho nhau. Năm 1982 và các năm sau đó một loạt các văn bản được ban
hành đã làm thay đổi một cách sâu sắc hệ thống hành chính thông qua 5
biện pháp:
+ Thiết lập một đơn vị hành chính lãnh thổ cấp cao hơn: cấp vùng.
+ Phổ cập hoá nguyên tắc bầu cử tới cấp tỉnh và cấp vùng, ban hành quy
chế bầu cử.
+ Gia tăng mạnh mẽ thẩm quyền và phương tiện, chuyển giao dịch vụ và
nguồn nhân lực, đồng thời với chuyển giao quyền lực.
+ Quy chế công vụ lãnh thổ ( Mô phỏng quy chế công vụ nhà nước)
+ Thay thế sự kiểm soát do các quan chức hành chính có thẩm quyền thực
hiện bằng sự kiểm soát của các cơ quan tài phán, các toà án hành chính
kiểm soát của các văn bản ban hành và các phòng kiểm toán vùng, kiểm
soát các vấn đề tài chính.
Như vậy, Sau một hành trình gồm 2 thế kỷ, người ta không thể nói đến hành
chính Pháp với một thuật ngữ duy nhất “ phân quyền”


Thu hút sự tham gia hơn.

Quyền tham gia được thể hiện ở địa phương thông qua các cuộc tranh luận

của các bên trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong công vụ sự tham gia đã tồn tại trong vấn đề kỉ luật. Ban hành năm
1946, quy chế công chức mới được khẳng định, tăng cường và mở rộng
phạm vi điều chỉnh tới toàn bộ viên chức nhà nước nhờ những văn bản
được ban hành vào các năm 1983,1984 và 1986.
Người sử dụng dịch vụ công cũng tham dự vào việc quản lý các cơ sở.


Công dân tham gia vào hoạt động quản lý hành chính thông qua nhiều
phương tiện chính thức và không chính thức: tư vấn, bàn bạc, điều tra công
cộng, thăm dò ý kiến và trong tương lai có thể sử các phương tiện tương
tác.


Công khai hơn.

Cùng với quá trình phân quyền, mọi điều không còn bí mật như xưa nữa.
Trong vài năm qua, nước Pháp đã đạt được những tiến bộ quan trọng
tương tự như một cuộc cách mạng văn hoá.


Thiên về kỹ năng quản lý hơn.

Một mặt, hành chính Pháp sử dụng rộng rãi công nghệ mới, đặc biệt là công
nghệ thông tin và các ứng dụng của nó. Nhưng mặt khác, hành chính Pháp
lại ít áp dụng những kỹ thuật quản lý, thường được gọi với tên “ kỹ năng
quản lý”
Mặc dầu gặp khó khăn trong khía cạnh kỹ năng quản lý, không quá lời khi
nói rằng quang cảnh hành chính Pháp trong 20 năm qua thay đổi nhiều hơn
2 thế kỷ trước đó. Hệ thống hành chính vừa được hiện đại hơn vừa được

dân chủ hoá và vững bước tiến trong thế kỉ XXI với những điều kiện tương
đối thuận lợi, mặc dầu còn nhiều cuộc cải cách quan trọng cần tiến hành.
3. Di sản thời Napoleon.
Một số di sản được lý tưởng hóa.
Quan niệm của người Pháp về nền hành chính dưới thời Napoleong hầu
như không tương ứng với thực tế. Họ muốn tạo ra một chế độ hành chính
điển hình thông qua 3 cơ quan hoạt động trong thế quân bình và có ở tất cả
các cấp độ hành chính:Một cơ quan hành pháp có chức năng ra quyết định
và có những quyền lực riêng, hiện thân cho sự thống nhất. Cơ quan thảo
nghị có chức năng chuẩn bị, giám sát và đại diện cho lợi ích riêng, của cá
nhân hoặc địa phương và cơ quan tư vấn, đôi khi còn là cơ quan xét xử, có
chức năng giám sát.
Mô hình giả hiệu này, huyền thoại về nguồn gốc này cũng có vai trò quan
trọng bởi nó cho phép lý giải truyền thống hành chính của nước Pháp. Hành
chính Pháp là một tổ chức bảo đảm (với sự giúp đỡ của các thủ tục pháp lý)
hoạt động quản lý của nhà nước.



Ở Pháp, tập quyền và phân quyền giống như hai tay nắm của chiếc ghi-đông
đáng sợ đối với các chính quyền mạnh. Họ thường xuyên phải né tránh nó,
tìm đến tản quyền – giải pháp tình thế của phân quyền.
Huyền thoại của nước Pháp là vậy. Nhưng điều này không thể khiến chúng
ta quên rằng chúng ta quên rằng rất nhiều đặc tính của nền hành chính
Pháp có nguồn gốc từ mô hình cổ xưa này.
4. Hệ thống nền công vụ pháp.
Đặc điểm đầu tiên của hệ thống công vụ Pháp so với các nước khác không
phải là sự bền chặt với nguyên tắc chức nghiệp – điều mà người ta có thấy ở
nhiều quốc gia trên thế giới – mà là phạm vi rộng lớn ở nền công vụ. Ở Pháp
người ta có thể là công chức cả khi thực hiện những công việc thừa hành

lẫn khi đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo quan trọng.
Các nguyên tắc chức ngiệp của công chức.
Hệ thống hành chính nước Pháp có tổ chức bên trong rất chặt chẽ, xuất
phát từ khái niệm ngạch công chức. Chế độ tuyển dụng thông qua thi tuyển
và các quy tắc phát triển chức nghiệp không chỉ cho công chức phát triển,
thông qua nâng bậc mà còn cho phép công chức chuyển hướng nghề nghiệp
của họ một cách tạm thời hoặc lâu dài.
• Cơ cấu ngạch bậc tạm thời.
Ở Pháp (cũng như ở các nước khác) ngạch công chức về nguyên tắc tương
ứng với chuyên ngành nghiệp vụ. Chính vì vậy mỗi ngạch có một “quy chế
riêng” gồm các điều khoản kỹ thuật về quản lý (tuyển dụng, nâng bậc)
không có trong quy chế chung về công chức. Tuy nhiên ở Pháp số ngạch
công chức (1700 ngạch) cao hơn so với phần lớn các nước láng giềng, nơi
có quan hệ mềm dẻo hơn về chuyên môn nghề nghiệp. Ngược lại, trong nền
công vụ địa phương, các “khung việc làm” lại ít hơn rất nhiều (50 khung
việc làm). Mỗi khung tương ứng với một chuyên ngành xác định khá rộng.
Trong nền công vụ nhà nước, mỗi cơ quan có các nhân viên cùng thực hiện
một chức năng,nhưng thuộc về các ngành khác nhau, các biệt có ngạch chỉ
có một nhân viên.
• Từ vài năm nay, chính sách công vụ hường tới việc điều hoà cơ
cấu bên trong của các ngạch, hợp nhất các ngạch trên thực tế,
các thành viên thực hiện cùng một chức năng.
• Bình đẳng và công trạng: Vị trí của thi tuyển.
Đây là một nguyên tắc hiến định, cấm mọi sự phân biệt với lý doquan điểm
chính trị, triết học hoặc công đoàn, tín ngưỡng, tôn giáo, chủng tộc hoặc



giới tính. Thậm chí người ta không yêu cầu thí sinh thi tuyển vào nền công
vụ phải cam kết trung thành với Hiến pháp. Ngược lại nguyên tắc bình đẳng

trong tiếp cận việc làm cấm người nước ngoài vào làm việc ở một số ngạch
hoặc một số chức vụ nếu như những ngạch và một số chức vụ đó liên quan
đến công quyền hoặc chủ quyền quốc gia. Nguyên tắc này cũng không cản
trở quy chế riêng của một số ngạch đưa ra một số điều kiện về tuổi tác,
thâm niên hoặc bằng cấp, đồng thời cũng không cấm chính phủ được toàn
quyền bổ nhiệm trên cơ sở các tiêu chí về quan điểm chính trị, một số chức
vụ cao cấp.
Nguyên tắc này được áp dụng trong suốt cuộc đời sự nghiệp công chức.
Nhưng nó chỉ bình đẳng đối với các thành viên trong cùng một ngạch.
Hệ thống công vụ Pháp còn được xây dựng trên cơ sở công trạng. Chính vì
vậy, phương thức tuyển dụng thông thường là tuyển dụng thông qua thi
tuyển.
• Diễn biến chức nghiệp.
Nguyên tắc chức nghiệp và cấu trúc nền công vụ theo “ngạch” cho phép mọi
công chức có thể hoạt động chức nghiệp theo đường thẳng, trong cùng một
ngạch với những đảm bảo về nâng bậc.
Thành tích của công chức được đánh giá bởi trưởng đơn vị, căn cứ vào bản
đánh giá chất lượng lao động hàng năm (gọi là bản chấm điểm)
Tuy nhiên chức nghiệp công chức không phải lúc nào cũng tiến triển theo
đường thẳng. Mỗi thay đổi về bậc (theo nguyên tắc) phải đi kèm một một sự
thay đổi về công việc.
Trong nghề nghiệp của mình, nêu mắc lỗi hình sự chuyên môn hoặc đạo đức
nghề nghiệp, công chức có thể là đối tượng của các hình thức kỷ luật
Bất chấp sự khép kín của các ngạch, chức nghiệp của công chức không phải
lúc nào cũng diễn ra trong cùng một ngạch.
 Quyền và trách nhiệm của công chức.
Trong tập hợp các quyền và nghĩa vụ công chức, người ta có thế chỉ ra một
loạt đặc điểm của mô hình Pháp trên lý thuyết hay trên thực tiễn. Các đặc
điểm này liên quan đến một số vấn đề. Ví dụ: Nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp
của công chức và điều kiện thực thi quyền tự do công cộng.

• Quy chế xã hội của công chức.
Trước hết đó là hệ thống và bậc lương nằm trong quy chế xã hội của công
chức. So với những người làm công ăn lương ở khu vực tư nhân, công chức
ngày nay được ưu tiên hơn: không chỉ vì họ được bảo đảm về việc làm mà
còn vì mức lương trung bình của công chức cao hơn lương doanh nghiệp.


Kết thúc sự nghiệp, tất cả các công chức có thâm niên tối thiểu là 15 năm có
quyền hưởng lương hưu tỷ lệ thuận với thời gian cống hiến và mức lương
mà anh ta đạt được khi kết thúc sự nghiệp.
Công chức có quyền tham gia, thông qua những người đại diện của mình
vào việc xác định mức lương chung, vào việc xác định điều kiện làm việc và
thậm chí tham gia vào các quyết định cá nhân tác động đến chức nghiệp của
họ.
• Đạo đức công chức của nền công vụ.
Trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, công chức phải tuân thủ một số
nghĩa vụ về đạo đức công chức. Họ phải bảo đảm hoàn thành những nhiệm
vụ được giao, phải phục tùng cấp trên và tôn trọng luật pháp, phải tôn
trọng bí mật nghề nghiệp và kín đáo về hoạt động nội bộ của cơ quan. Có
thái độ công bằng không vụ lợi và phải trung thực trong quan hệ với công
dân và trong quan hệ cơ quan.
Theo quy định từ năm 1936, công chức không được kết hợp công việc nhà
nước với công việc tư nhân, công chức muốn làm việc cho doanh nghiệp cần
nhận được sự đồng ý của “tiểu ban nghĩa vụ”
Mọi công chức có thể phụng sự cho một nhiệm vụ công đoàn hoặc nhiệm vụ
chính trị.Có những điều kiện thuận lợi để công chức thực thi một nhiệm vụ
chính trị của quốc gia.
• Thực thi quyền tự do công cộng .
Các công chức làm việc trong nền công vụ được hướng tất cả quyền tự do
công cộng, bắt đầu bằng quyền tự do ngôn luận và tự do phát biểu ý kiến.

Là kết quả của truyền thống lâu đời, mô hình nền công vụ Pháp không
ngừng vận động. Tuy nhiên các nguyên tắc cơ bản của nó vẫn ổn định từ
năm 1946. Mô hình nền công vụ này đã khiến cho nước Pháp có một nền
hành chính chất lượng cao, duy trì được tính liên tục và ổn định của nhà
nước qua các biến động chính trị. Điều này có nghĩa là mô hình nền công vụ
Pháp đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng sự gắn kết xã hội. Nhưng
cũng như mọi hệ thống công vụ, đôi khi mô hình công vụ Pháp cũng bị chỉ
trích: Những đảm bảo về việc làm của công chức nhiều khi được xem là
những đặc quyền trong một xã hội có tỷ lệ thất nghiệp cao.
5. Sự phục vụ cuả công chức.


Khi nhắc tơí sự phục vụ cuả công chức Pháp, thì người ta nhìn nó dưới
nhiêù con mắt khác nhau:
• Dưới con mắt của các chủ doanh nghiệp thì các công chức không tạo
ra sản phẩm như : thẩm phán, quân nhân, giáo viên, viên chức đều là”




những người có tiêu dùng mà không sản xuất” là” những người ngủ
gật trong ngân sách”.
Còn dưới con mắt của những bậc cha mẹ công việc trong nèn công vụ
không thể giàu sang, nhưng họ muốn cho đứa con họ ngoan ngoãn, có
cuộc sống chắc chắn và ổn định nên đã có sự lựa chọn này.

Những người công chức Pháp làm việc, phục vụ mọi lúc mọi nơi, có nhiều
biến động : thuyên chuyển, đi công tác, đi từ nơi này sang nơi khác, bị đối xử
tệ vô căn cứ. Trên mọi lẻo đường của nước Pháp, gười ta thấy công chức đi lại
cùng đồ đạc của mình.

Những công chức của nước Pháp thường cả đời phải ở trong trạng thái đấu
tranh, nỗ lực một cách khốn khổ để giấu diếm sự khốn cùng của mình và ch
phủ nó bằng giá của bản thân.
Hầu như sự phục vụ của công chức nhà nước Pháp là không công nhà nước
đó là trừ một số vị trí quan trọng được trả lương quá cao. Với điều này có thể
khẳng định rằng: Ở nước Pháp nơi người ta nói nhiều điều không tốt đẹp có
rất ít công chức tiếp cận bởi tiền bạc.
Nước Pháp ngày nay, giáo dục là một thiên chức và giáo viên cũng như linh
mục. Nước Pháp đưa ra nguyên tắc, theo đó chỉ tiêu hàng đầu cuả nhà nước
được giành cho giáo dục. Nhưng tai sao con người đáng kính nhất, khốn khổ
nhất và bị lãng quên nhất lại là giáo viên? Bởi lẽ nhà nước không biết công cụ
với sức mạnh thực sự của mình là gì, không biết rằng đòn bâỷ tinh thần mạnh
mẽ nhất chính là tầng lớp này, đã bỏ tầng lớp này cho kẻ thù của nhà nước.
Có sự khác biệt rất lớn giữa lái buôn và công chức. Lái buôn như chúng ta đã
nói, bị kết tội nói dối về cả những điều nhỏ bé nhất. Còn công chức, đối với tất
cả liên quan đến tam hồn công chức thường giữ được sự độc lập, Chính vì lẽ
đó mà công chức thường hay bị tấn công, anh ta lo lắng trong những vấn đề
về tâm hồn nhiếu khi buộc phải nói dối về những gì liên quan đến lòng tin và
quan điểm chính trị.
Những người khôn ngoan nhất làm việc để quên đi bản thân mình, họ né
tránh thục tại và diễn kịch khéo đến nỗi lâu dần họ không phải giả vờ. Họ thự
sự trowr thành người mà họ muons ra vẻ, Công chức mặc dầu vậy vẫn là con
mắt và cánh tay của nước Pháp, lại không muốn nhìn nữa, không muốn cử
động nữa, một cơ cận chế có những bộ phận như vậy lẽ tất nhiên bệnh phải
rất nặng.


Tóm lại , cho dù những điều thấp hèn và dối trá có thể thắng thế trên nước
Pháp nhưng điều đó sẽ chẳng bao giờ được ai tin. Sự ghê sợ đối với tất cả
những gì dối trá là không thể cưỡng lại trong đất nước này, Quần chúng

thường đúng, đừng phán xét họ thông qua những yếu tố bên ngoài, Quần
chúng mang trong mình sức mạnh khiến họ tin tưởng vào bản thân: Cảm giác
về danh dự quân đội luôn được làm mới bằng huyền thoại hào hùng của quốc
gia này.
6. Nền công vụ: Một phần tư công việc của xã hội.
Đội ngũ công chức của Pháp làm việc trong 3 nền công vụ có khoảng hơn
5triệu người, chia thành 3 nhóm: Công chức nhà nước có hơn 2,3 triệu người,
chiếm khoảng 51% ( làm việc tại các Bộ và địa phương) trong đó loại A: 46%,
loại B:23%, loại C:31%. Công chức địa phương có 1,5 triệu người, chiếm
khoảng 30%. Công chức y tế làm việc trong các bệnh viện công có khoảng 0,8
triệu người, chiếm khoảng 19%.
Các loại hình công việc của nhà nước có nhiều biến đổi: Phần công vụ nhà
nước Trung Ương ngày càng thu hẹp, trong khi đó tỷ trọng của nền công vụ
lãnh thổ không ngừng gia tăng. Thật vậy, Luật phân quyền đã tạo thuận lợi
cho sự phát triển nhanh chóng của các công việc tại các địa phương và các cơ
sở y tế. Nhưng sự tồn tại của nhiều loại công vieecjcho phếp làm nửa thời
gian trong nền công vụ lãnh thổ có thể kiềm chế quá trình vận động này.
Nếu xét trên phương diện chi tiêu công cộng cần phải bổ sung vào đội ngũ
nhân viên lam việc. 4,4 triệu người hiện đang sống bằng tiền hưu trí do nhà
nước cấp. Tổng cộng có gần 9 triệu người thuộc phạm vi tác động của chính
sách tiền lương của nền công vụ. Chính tàm quan trọng của giá trị bình đẳng
trong truyền thống chính trị Pháp đã lí giải sự lựa chọn này và lí giải sự gò bó
của nhân viên cũng như công chúng với sự duy trì hệ thống công vụ này.
Năm 1997, các khoản chi tiêu cho nền công vụ là 671 tỷ phrang chiếm 40%
ngân sách nhà nước.


Vị trí của phụ nữ trong hành chính:

Trong 15 năm qua, cơ cấu lao động có nhiều biến đổi đặc biệt trong công vụ

nhà nước: Sự già đi của cơ cấu độ tuổi, phhuj nữ tham gia ngày càng nhiều
vào lực lượng lao động khoảng 1\2 viên chức nhà nước là nhân viên thuộc Bộ
giáo dục là nữ chiếm 56%, nhưng đến ngày 1-6-1997 chỉ còn 12% phụ nữ


đảm nhiệm vị trí lãnh đạo với thanh tra tổng hợp. Tính đến ngay 1-6-1992 có
9,2% phụ nữ giữ chức vụ cao cáp trong nền công vụ.


Đào tạo: Năm 1995 nhà nước Pháp đã giành 20 tỷ phrang cho đào tạo
công vụ, trong đó 48% cho đào tạo ban đầu , và 52% cho đào tạ thường
xuyên.

Năm 2007, ở Pháp có cuộc thảo luận liên ngành về chương trình “ đào tạo
suốt đời”, mục đích của chương trình này là nhằm hiên đại nền đào tạo.
Đào tạo công chức là khâu quan trọng trong quản lý nhân sự và phát triển
nguồn nhân lực khu vực ở Pháp: Việc đào tạo được tiến hành thường xuyên,
liên tục tho kế hoạch hàng năm, có lộ trình dài hạn để phu hợp với yêu cầu
phát triển kinh tế- xã hội của từng trời kỳ, từng ngàng, từng địa phương.
PHẦN II. QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA HÀNH CHÍNH.
1.

Cải cách nhà nước và hiện đại hóa quản lý nhà nước.

Trong suốt một thế kỷ qua, cải cách nhà nước ở Pháp luôn là một chủ đề
mang tính thời sự và không ngừng vận động. Trong nửa đầu thé kỷ cải cách
tập trung vào các thể chế chính trị nhằm đảm bảo một quyền lực ổn định và
sự vận hành đúng đắn của nền dân chủ, cần phải đợi đến nền Cộng Hòa thứ 5
thì cuộc cải cách hành chính nhà nước này mới được thừa nhận một cách
rộng rãi.

Cải cách nhà nước hiện nay thiên về hiện đại hóa trong quản lý và hành chính
với mục tiêu kép: Một mặt xây dựng một nhà nước hiệu quả hơn với chi phí
thấp hơn và mặt khác có một nhà nước đấp ứng tốt hơn những mong đợi
ccuar người sử dụng. Từ 15 năm nay cuộc cải cách nhhhaf nước đã tạo ra
một cuộc sống công với những cái tên hoặc những vấn đề ưu tiên khác nhau
nhưng có sự kế thừa theo 3 xu hướng chính: Về thể chế, về con người, và về
quản lý theo nghĩa đúng.


Cải cách cơ cấu.

Không thể có cải cách nhà nước hay cải cách quản lý nhà nước nếu không
tác động đến cơ cấu, ở Pháp vấn đề này được đặt ra chủ yếu nhằm thoát ra
tình trạng tập trung mọi việc vào tay nhà nước, một nhà nước di sản của
chế độ cũ và được tăng cường dưới thời phái Gia côpanh và đế chế
Naponeong. Chế độ mang tính tập trung này ăn sâu vào các thể chế cũng


như tư tưởng của nhười Pháp, trước tình trạng này xuất hiện 2 xu hướng
tuyền thống, cả 2 xu hướng đều cố gắng làm cho hành chính trơ nên gần
dân hơn.
Xu hướng phâ quyền nhằm chuyển giao một phần quyền lực của nhà nước
trung ương cho chính quyền địa phương, quyền tự chủ của các đơn vị hành
chính địa phương được tăng cường bởi đạo Luật(2-3-1982) mà trong đó
vấn đề ưu tiên là làm rõ thẩm quyền của các cấp trong các cơ quan hành
chính lãnh thổ( nước Pháp hiện có 36.000 xã đây là những co át chủ bài
trong việc phân công trách nhiệm, nhưng lại là yếu tố cẩn trở trong việc
thực hiện những hoạt động chung...).
Tản quyền là chuyển giao quyền lực từ trung ương cho các cấp lãnh thổ hoặc
các cấp tản quyền trong phạm vi bản thân quyền lực nhà nước.

Việc tăng cường tản quỳên và phân quyền đương nhiên kéo theo việc cơ cấu
lại các cơ quan hành chính trung ương, vấn đề này cũng mang tính thời sự,
và như vậy tất cả các Bộ cũng quan tâm đến việc đơn giản hóa cơ cấu.
Trao quyền tự chủ cho các đơn vị hành chính là hình tức cổ điển tong phân
quyền mang tính chức năng ở Pháp, các đơn vị ở đây là các công sở có tư
cách pháp nhân và quyền tự chủ về tài chính hoặc các phạm vi có thẩm quyền
quốc gia không có tư cách pháp nhân nhưng gánh vác những nhiệm vụ không
hoàn toàn thuộc phạm vi các cơ quan hành chính trung ương. Như vậy, vai
trò của các cơ quan hành chính nhà nước trung ương bị thu hẹp trong các
lĩnh vực: hoạch định chính sách định hướng, đánh giá.


Quản lý con người.

Chủ thể hiện đại hóa nhà nước chính là các công chức nhà nước điều này dẫn
tới tầm quan trọng của việc quản lý con người, có 2 chính sách thể hiện định
hướng này:
Chính sách quản lý nguồn nhân lực: chính sách này bổ sung cho hệ thống
nguồn nhân lực của Pháp thông qua phương pháp chú trọng cá nhân ở mức
độ cao và được dõi theo một cách chặt chẽ hơn.
Chính sách cán bộ khung: được coi là véc tơ chủ yếu của hiện đại hóa.


Hiện đại hóa quản lý công.


Ngoài cải cách cơ cấu hoặc cải thiện công tác quản lý nhân sự, hiện đại hóa
nhà nước và hiện đại hóa hành chính được kiểm nghiệm thông qua dịch vụ
hàng ngày cung cấp cho người sử dụng, với chất lượng cao hơn và chi phí
thấp hơn điều đó khiến cho công tác kiểm tra dịch vụ à hiện đại hóa quản lý

trở nên đặc biệt quan trọng, những đặc điểm cơ bản được tóm gọn trong 3 từ
cơ bản; trách nhiệm, đón tiếp,chât lượng.
Nói tóm lại, hành chính nước Pháp đã dấn bước vào một quá trình đổi mới
sâu sắc, các phương pháp lãnh đạo ngày càng phát triển, công nghệ thông tin
và các nguyên tắc giao tiếp mới được đưa vào sử dụng, chất lượng dịch vụ
được cải thiện. Lẽ tất nhiên cần phải có thời gian bởi lẽ hình ảnh quan liêu
của nền hành chính đa in đậm trong tâm trí người dân. Hiện đại hóa quản lý
công chỉ có thể được coi là thành công khi nó được côn dân đánh giá là thành
công.
2.

Hành chính địa phương.
Hành chính địa phương là sự nối dài của chính phủ, là phương tiện nâng
cao hiệu quả hành chính, nước Pháp từ lâu vẫn ấp ủ tham vọng biến hành
chính địa phương thành”lò tôi luyện” dân chủ hành chính, tìm kiếm sự cân
bằng quyền lực và trách nhiệm, quá trình vận động lâu dài này ngày nay
vẫn đang nuôi dưỡng một trào lưu cải cách thường xuyên, mạnh mẽ.


Một số kinh nghiệm cua Pháp.

Cần phải phản công lại một số ý kiến chế giễu hệ thống hành chính nước
Pháp, biến nó thành nguyên mẫu về sự tập quyền, nước Pháp không mặc cảm
về điều này bởi thực tế không phải như vậy, vấn đề là nước Pháp phải làm thế
nào đẻ có thr hiện đại hóa một quốc gia thống nhất và gia cỗi, đồng thời tìm
được sự thích ứng cần thiết với một hiện thực đầy biến động và ngày càng trở
nên toàn càu hòa cao độ.
Hành chính địa phương kiểu Pháp vận động theo các nguyên tắc bắt rễ trong
thói quen và phát triển trong một trình tự không bao giờ hoàn chỉnh. Nguyên
tắc chỉ đạo được hình thành trong lịch sử các thiết chế Pháp.Trong nhiều thế

kỷ nhà nước quân chủ xuất hiện trước nhà nước- dân tộc, đã nảy sinh ra nhà
nước này thông qua một chính sách vừa cứng rắn vừa mềm dẻo đẻ quy tập
các vùng lãnh thổ. Tướng ĐờGôn trước đây cũng từng nói” cách đây 1000
năm nước Pháp đã có tên như thế, nhà nước Pháp đã có chức năng như


vậy”.Đến thời Naponeong đã củng cố khối đoàn kết này bằng cách xây dựng
một hệ thống tập quyền và phát triển tính cưỡng chế của nhà nước xung
quanh tỉnh trưởng- người chịu trách nhiệm thi hành mệnh lệnh của chính
phủ tại địa phương.Nhà nước- quốc qia ở Pháp là nhà nước đơn nhất bao
gồm các đơn vị hành chính địa phương- bộ phận không thể tách rời của nước
Cộng Hòa thống nhất, không thể phân chia, thuộc phạm vi điều chỉnh của
Luật hành chính Vấn đề này Đieuf 2 Hiến pháp nước cộng hòa thứ 5(1958)
quy định:” các đơn vị hhanhf chính địa phương của nước cộng hòa Pháp được
quản lý một cách tự do bởi các hội đồng dân cử” Bởi vậy khái niệm đơn vị
hành chính địa phương được xác định trong hiến pháp không thể nhàm lẫn
với khái niệm” chính quyền địa phương”.
Một nguyên tắc khác chỉ dẫn cho chính phủ Pháp trong quá trình lịch sử trải
qua nhiều thế kỷ và làm rõ tư tưởng được đúc kết của chúng ta: đó là nguyên
tắc điều hòa mục tiêu kép, nước pháp luôn theo đuổi chính sách” điều hòa
mục tiêu kép” giữa 2 loại khát vọng: một mặt khuyến khích va thúc đẩy tự do
cá nhân tự do công cộng, mặt khác bảo tồn và củng cố sự thống nhất giải
quyết thông qua các nguyên tắc liên kết xã hội, đoàn kết trên toàn bộ lãnh
thổ, bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật và các cơ quan nhà nước.
Truyền thống Pháp vẫn còn tồn tại cho đến ngay nay, nhà nước luôn có nhu
cầu chỉ định những người đại diện, được trang bị quyền lực hoạt động nhân
danh nhà nước trung ương trong mối quan hệ thứ bậc đó là các sĩ quan cảnh
sát, thảm phán tư pháp, thấm phán tài chính cua chế độ chính phủ( nhà vua)
đại diện của hội nghị Quốc ước và các tỉnh trưởng bên cạnh các đại biểu dân
cử và nhân dân.

Các giai đoạn phát triển hướng tới dân chủ tại địa phương.Để giải quyết vấn
đề ủy quyền của chính quyền trung ương trong nhà nước đơn nhất, hình
thành một phong trào gắn với hoạt động kép” phân quyền và tản quyền” điều
thứ 2 của hiến pháp cộng hòa thứ 5 đã đề cập phân quyền” các vùng, tỉnh, xã
được quản lý hành chính một cách tự do bởi các hội đồng dân cử” và “tản
quyền trong mỗi tỉnh, người được chính phủ ủy quyền chịu trách nhiệm về lợi
ích quốc gia, kiểm soát hành chính và tôn tọng pháp luật”.Năm 1982, đánh
dấu một mốc quan trọng trong chính sách phân quyền: vai trò giám hộ của
tỉnh trưởng được thay thế bằng vai trò kiếm soát tính hợp pháp, theo đó
quyền hành đơn vị hành chính địa phương dã được chuyển từ tỉnh trưởng
sang chủ tịch hội đồng địa phương. Ngày 1-7-1992 chính phủ công bố sắc


lệnh về hiến chương tản quyền- đây là văn bản pháp luật mà nhà nước áp
dụng cho hành chính địa phương.
Tổ chức cân bằng quyền lực và phân công trách nhiệm.Mỗi đơn vị hành chính
địa phương góp phần quản lý lãnh thổ quốc gia theo thẩm quyền của
mình.Sự phân công thẩm quyền được quy định bởi luật pháp.Đại diện của
nhà nước tại các vùng là vùng trưởng, đại diện của nhà nước tại các tỉnh là
tỉnh trưởng, các chức danh đại diện này do hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm. Các
vùng trưởng và tỉnh trưởng được sự ủy quyền của thủ tướng và các bộ
trưởng để thực thi các chính sách quốc gia và Châu Âu trong phạm vi lãnh
thổ mà mình phụ trách về các mặt: luật pháp, an ninh.Tỉnh trưởng đảm bảo
việc quản lý hoạt động của tất cả các cơ quan của nhà nước trung ương đóng
tại địa phương và trực tiếp lãnh đạo các cơ quan này.Vùng trưởng kết hợp
với hội đồng vùng chịu trách nhiệm về chiến lược của nhà nước đối với
vùng.Các đơn vị hành chính địa phương được hưởng chế độ bình đẳng và
thống nhất để quản lý lợi ích của nhân dân địa phương dựa trên một số thẩm
quyền được nhà nước chuyển giao, không có cơ chế thứ bậc lẫn cơ chế phối
hợp giữa các đơn vị hành chính địa phương, chỉ có vùng trưởng và tỉnh

trưởng nhân danh nhà nước thực hiện kiểm tra tính hợp pháp của các hoạt
động.Xã chịu sự quản lý cua hội đồng xã và xã trưởng để quản lý các dịch vụ
công và phát triển tổng thể trong cung một khu vực địa lý.Tỉnh chịu sự quản
lý của hội đồng tỉnh và chủ tịch hội đồng tỉnh có quyền quản lý một số dịch vụ
công như: trật tự an toàn- xã hội, giao thông vận tải, xây dựng, giáo
dục...Vùng chịu sự quản lý của hội đồng vùng và chủ tịch hội đồng vùng, vùng
có thẩm quyền trên phạm vi lãnh thổ hành chính trong các lĩnh vực như: quy
hoạch địa hình, phát triển kinh tế, đào tạo nghề...Phương tiện và quan hệ: các
đơn vị hành chính địa phương có phương tiện hoạt động riêng là nhân sự và
nguồn tài chính.Quan hệ giữa cơ quan hành pháp tỉnh và tỉnh trưởng được
xây dựng bởi sự kiểm soát tính hợp pháp và sự phân công hoạt động. Tỉnh
trưởng kiểm tra tính hợp pháp và các hoạt động của các đơn vị hành chính
địa phương trực thuộc hội đồng tỉnh nếu phát hiện ra điều gì bất thường tỉnh
trưởng sẽ đưa ra tòa( tòa hành chính), Việc kiểm tra tài chính và ngân sách
được đảm bảo bởi tỉnh trưởng và phòng thẩm kế vùng, điều cốt lõi của hành
chính địa phương là hướng tới hoạt động chung của các cơ quan công quyền
phục vụ công dân.









Nền dân chủ địa phương dựa trên mối quan hệ với chực ông
dân.Nước Pháp đã thực hiện mục tiêu này theo ba hướng khác
nhau:
Hình thành các vùng lãnh thổ mới trên cơ sở đoàn kết xã hội tạo

thuận lợi cho hợp tác.
Tiếp cận vấn đề con nhười cần có sự phối hợp giữa tất cả các cơ
quan hành chính đơn vị sự nghiệp.
Sự tham gia của công dân vào hoạt động quản lý là biểu hiện của
một nền dân chủ sống động.
Yêu cầu với cải cách.

Nước Pháp là một công trường, nền hành chính Pháp là một công trình chưa
hoàn thiện, chính vì vậy nước Pháp có hẳn một bộ mang tên Bộ cải cách nhà
nước. Công vụ và phân quyền, để thực hiện cải cách này cần phải dựa trên 2
tiêu chí:




Cải cách hành chính chủ yếu nhằm hiện đại hóa hành chính( chú
trọng đến đơn giản hóa các quan hệ hành chính thông qua việc
đẩy mạnh tản quyền và hợp lý hóa quản lý công mà làm cho nhà
nước trở lên gần dân hơn)người ta luôn bắt gặp ở Pháp phong
trào" củng cố phân quyền và phát triển tản quyền".
Cải cách nhà nước liên quan đến việc điều chỉnh hệ thống ra
quyết định ở cấp trung ương, hoạt động này được tiến hành
thông qua viecj tinh giản bộ maý trung ương thông qua việc tăng
cường ủy quyền cho người đại diện nhà nước tại địa phương.

Phù hợp với mong đợi của nhân dân nhà nước Pháp nắm giữ một vị trí
cần thiết trong quá trình xây dựng châu âu, trong hoạt động phân quyền
và khai thác quá trình toàn cầu hóa, sự đảm bảo của quyền lực và tự do đã
trở thành động lực cho lỗ lực của tập thể,động lực của sự gắn kết xã hội và
của sự phát triển địa phuương. Đó cũng là chiến lược vì lợi ích chung, vì

tương lai của dân tộc. Trong thế giới hiện đại, bị đe dọa bởi chủ nghĩa cá
nhân và chủ nghĩa nghiệp đoàn người ta càng thấy sự cần thiết càng cần
có nhà nước, và nhà nước phải được cải cách để chăm lo những vấn đề cốt
lõi của lợi ích dân tộc để giải phóng sức mạnh và sáng kiả các đến cuả các
đơn vị hành chính địa phương, của các doanh nghiệp, của các doanh nhân.
3. Hành chính Pháp đối diện với châu âu và quá trình toàn cầu hóa.


Sự thích ứng trong khuôn khổ cơ cấu.


Từ khi hiệp ước duy nhất có hiệu lực, sự tham gia ngày càng tích cực của các
Bộ vào việc xây dựng các chính sách chung của châu âu làm cho nhiệm vụ của
(SGCI) trở lên khó khăn hơn. Công chức Pháp cùng với công chức các nước
khác tham gia tích cực vào các hoạt động tư vấn dự thảo trong đó một số
hoạt động được các ủy ban chuyên ngành tiến hành thường xuyên.


Luật hành chính đối diện với luật cộng đồng châu âu: tiếp nhận,
thích ứng, và tính thường trực.

Các thẩm phán hành chính của Pháp bây giờ đang coi trọng tính ưu thế
của luật cộng đồng và ngày càng coi trọng quyết định của tòa án tối cao
(Alitalia) theo đó các chính phủ có nghĩa vu bãi bỏ mọi quyết định trái với
chỉ thị của cộng đồng chung châu âu ban hành sau đó.


Hội đồng nhà nước.

Ảnh hưởng từ những biến động của hệ thống hành chính pháp đến quan hệ

với các chính sách cộng đồng.Nước pháp đã triển khai cuộc cải cách phân cấp
quản lý và cải cách trong việc sử dụng các phương pháp hợp đồng trong hoạt
động nhà nước cụ thể:Với cuộc cải cách phân cấp quản lý( được cam kết bởi
luật ngày 2-3-1982) vùng trở thành một đơn vị hành chính lãnh thổ , tất cả
các đơn vị hành chính lãnh thổ đều được tham gia quyền tự chủ, bổ sung
những thẩm quyền và phương tiện tài chính mới. Một trong những kết quả
đầu tiên của cuộc cải cách này là phát huy qyền sáng kiến của các đơn vị
hành chính địa phương đối với các vấn đề quốc tế, điều này đã đem lại cho
các đơn vị hành chính địa phương của pháp và phương tiện pháp lý để phát
triển các hoạt động hợp tác xuyên biên giới và các đơn vị hành chính đồng
cấp của các quốc gia lân cận.
4.

Dịch vụ công- dịch vu của công chúng.



Logic cởi mở và đối thoại.

Luật(17-7-1978) đã hủy bỏ quy tắc bí mật và quy định một nền hành chính
công khai hơn, tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng quan niệm mang tính tổng
thể gắn với các hoạt động mang tính đặc biệt coi trọng quyền thông tin vào
quá trình ra quyết định.Tái lập thế cân bằng về quyền của hành chính và
người sử dụng tong quá trình hành chính phi tài phán.


5.

Vấn đề đón tiếp và chất lượng trong hành chính.
Đón tiếp, sự khởi đầu của các hoạt động tăng cường chất lượng trong

hành chính. Là công cụ thể thức hóa các định hướng chiến lược vào các
mục tiêu tác nghiệp, các hiến chương chất lượng được nhìn nhận như một
công cụ phát triển và huy động nội lực.Các cơ quan cung cấp dịch vụ công
ngày càng quan tâm tới việc cải thiện chất lượng đón tiếp người sử dụng.
Các cơ quan hành chính của trung ương, địa phương hoặc các cơ quan
trực thuộc đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong những năm vừa qua
nhờ sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ công vụ.

Năm 1994, bằng việc xây dựng một chính sách tổng thể và mang tính đối tác
với tất cả các Bộ, với những người lãnh đạo các doanh nghiệp lớn và các tổ
chức xã hội nhằm cải thiện chất lượng đón tiếp, người ta đã một lần nữa đưa
lợi ích của người sử dụng vào danh sach mục tiêu các chính sách hiện đại hóa.
Phong tào này được các bộ hưởng ứng rất mạnh mẽ. Rất nhiều sáng kiến đã
được đưa ra nhằm cải thiện việc đón tiếp người sử dụng dịch vụ, dù là đón
tiếp tại chỗ, hay qua điện thoại, qua thư từ hay thậm chí phải trước nhu càu
của họ, giúp họ hoàn thành các thủ tục hành chính và đơn giản hóa các bước
tiến hành. Những nỗ lực đào tạo và phát huy năng lực của các nhân viên đón
tiếp giúp họ tham gia tích cực hơn vào" dây truyền lao động" đã thực sự đặt
các nhân viên đón tiếp ở trung tâm của các hoạt động này.
Điều này cho thấy rằng các chính sách đón tiếp là cơ sở trong việc xây dựng
và áp dụng thành công các phương pháp nâng cao chât lượng toàn diện.
Thông qua việc chú trọng tới việc tiếp xúc với người sử dụng, các chính sách
này đã đòi hỏi phải xem xét lại toàn bộ dịch vụ cung cấp cho khách hàng và
qua đó xem xét lại cả tổ chức lao động và quy trình lao động.
Ngày nay, các Bộ mong muốn dựa vào các tiến bộ đã đạt được để khuyến
khích và giúp đỡ các cơ quan phát triển được năng lực chuẩn đoán và lăns
nghe người sử dụng, để lượng hóa chính thức hơn chi phỉ tổng thể của các
dịch vụ, xác định các mục tiêu chiến lược cũng như thể thức hóa các hoạt
động nhằm cải thiện tình hình và đánh giá tác động.Là công cụ thể thức hóa
các định hướng chiến lược và các mục tiêu tác nghiệp, các hiến chương chiến

lược được nhìn nhận như một công cụ phát triển và huy động nội lực.
6.

Hành chính và thông tin.


Thông tin là thuộc tính của loài người,mọi diễn tiến sự kiện của các vùng
lãnh thổ hay tri thức khoa học và xã hội được phổ biến và tiếp nhận bởi thông
tin.Vì vậy mà thông tin đáp ứng nhu cầu hiểu biết và tìm hiểu cuộc sống của
con người,là ddoonhj lực thúc đẩy sự phát triển.Có thể nói thông tuin gắn bó
hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người,góp phần quan trọng
cho sự tiến hóa nhân loại.
Thông tin là yếu tố không thể tách rời vai trò của hành chính.Hành chính thu
thập và xử lí thông tin mà họ cần về nhân sự,địa điểm.nguồn nhân lực,kinh
tế.quan hệ xã hội.Thong tin hành chính liên quan đến cả quá khứ,hiện tại và
tương lai của xã hội.
Theo mô hình truyền thống hành chính Pháp hoạt động “ bí mật’’.Kẻ bị trị
công dân) là một “ chủ thể “ trước quyền lực hành chính,phải phục tùng pháp
chế và sự kiểm soát của thẩm phán.Hành chính tiến tới sự công khai hành
chính và quyền thông tin hành chính thực sự bắt đầu từ những năm
1970.Điều này xuất phát từ hai hiện tượng:nhà nước ngày càng can thiệp sâu
hơn,công dân với trình độ văn hóa ngày càng cao hơn,họ muốn biết các thủ
tục,muốn thảo luận về các dự án hành chinh liên quan đến mình.Xuất hiện
ngày càng nhiều các thiết chế hành chính cung cấp thông tin,chỉ dẫn cũng
như các dịch vụ đón tiếp.


Việc sản xuất thông tin hành chính
• Sự phong phú của các thông tin hành chính.


Xét theo mục đích,thông tin hành chính bao gồm 3 khía cạnh:
+Hành chính sản xuất ra các quy phạm pháp luật thông qua hệ thống văn
bản:nghị định,quyết định…
+Hành chính cũng nắm giữ các thông tin phục cụ mục đích quản lí các cá
nhân và doanh nghiệp.
+Loại thông tin thứ ba dành cho mục đích tư vấn.


Thu thập thông tin hành chính.

Những người thực hiện công việc thu thập thông tin phải cung cấp các chỉ
dẫn cụ thể về:người sử dụng thông tin hành chính bắt buộc hoặc không bắt
buộc trả lời,hiệu quả của một câu trả lời sai.Liệu người ta có thể đi xa đến


mức thừa nhận “quyền tự quyết đối với thông tin” như là hiến pháp Karlsruhe
hay không?
Một số dữ liệu bị hạn chế ghi lại do tính nhạy cảm:vi phạm,kết án hoặc các
biện pháp an ninh,những dữ liệu về nguồn gốc chủng tộc, kiến chính trị,triết
học…
Trong một số trường hợp,hành chính có đặc quyền thu thập thông tin:thông
tin về hộ tịch,phiếu bầu cử…
Theo truyền thống,thu thập thông tin trên cơ sở câu hỏi là hình thức thông
tin.Đối thoại bằng lời hoặc văn bản là những kieru thu thập thông tin
mới.Các hình thức thu thập thông tin từ xa ngày càng phát triển mạnh mẽ.


Xử lí thông tin hành chính:

Thông tin muốn trở thành thông tin hành chính trước hết phải được định

dạng để có thể đưa vào một công cụ hỗ trợ tin học,lúc đó thông trở thành “dữ
liệu”
Ở Pháp,việc xử lí thông tin mang tính quy phạm được quy định riêng,từ khi
xuất hiện luật”tin học và tự do “ năm 1978.Việc xử lí thông tin nhà nước phải
tuân thủ các thủ tục do CNIL quy định.Quản lysy hồ sơ hành chính phải tuân
thủ theo các quy định bắt buộc hết sức nghiêm ngặt.CNIL kiểm tra rất kỹ
càng,những lệch lạc có nguy cơ đe dọa quyền tự do chắc chắn sẽ tránh
được,các mô hình quản lí được xác định một cách thống nhất.


Bảo quản thông tin hành chính:

Các kho lưu trữ thuộc tài sản nhà nước.Chúng không thể chuyển nhượng hay
hủy bỏ.Tổ chức lưu trữ được thành lập từ thơi cách mangi Pháp cùng với đạo
luật 1794,việc tiếp cận các tài liệu lưu trữ của Nhà nước được mở ra khi nó
không gây tổn hại.Việc bảo quản các tài liệu được thực hiện vì lợi ích nhà
nước đẻ phục vụ nhu cầu thông tin quản lí,để chứng thực quyền thể nhân và
pháp nhân để cung cấp tài liệu cho các công trình nghiên cứu.
Luật 1979 giảm thời hạn cho phép công bố tài liệu lưu trữ nhà nước xuống
còn 30 năm,tuy nhiên vẫn có những quy định đặc biệt đối với một số tài
liệu.Hai vấn đề được đặt ra từ năm 1979:Vấn đề thứ nhất liên quan đến việc
giải thích đối với nội dung của các loại tài liệu có thời hạn công bố đặc
biệt.Vấn đề thứ hai liên quan đến hệ thống ấn định thời hạn công bố tài liệu


và gắn những thời hạn đó với các điều khoản về vi phạm quyền bảo mật.Sự
bảo vệ mang tính pháp lí đối với thông tin hành chính.Có thể gọi hành chính
là tác giả của các văn bản mà nó sản xuất ra không.Trong nghị định 1996,hội
đồng nhà nước đã công nhận rằng nhà nước có thể là chủ sở hữu theo quyền
sở hữu trí tuệ đối với các cơ sở dữ liệu của mình,nếu như các cơ sở dữ liệu

này được nhìn nhận như tác phẩm tinh thần.
Bên cạnh việc bảo vệ thông tin hành chính thông qua nhiều tác giả vẫn còn
tồn tại một đạo luật quan trọng về bảo mật,nó giới hạn quyền tự do tiếp cận
thông tin nhằm bảo vệ ba lọi ich khác nhau:Lợi ích của các cơ quan công;Lợi
ích của các doanh nghiệp;Lợi ích cá nhân yêu cầu giữ bí mật thông tin có thể
ảnh hưởng tới đời.



Tiếp cận thông tin hành chính.
Quyền tiếp cận

Cơ sơ của quyền tiếp cận này la đạo luật 17-7-1978,trên thực tế đây là quyền
tự do công cộng mới.Đạo luật tổng hợp này đã tạo ra một bước ngoặt quyết
định.Sự công khai-minh bạch kéo theo một nền văn hóa hoàn toàn mới.Trước
mọi sự từ chối tiếp cận thông tin công dân đều có thể gửi đơn khởi tố lên ủy
ban CADA.Ý kiến của CADA trở thành quy tắc và thường được tuân theo ủy
ban này sau gần 20 năm tồn tại đã góp phần định ra ranh giới giữa những gì
có thể có thể được công bố,những gì không thể.Phổ biến các dữ liệu nhà
nước.Hành chính luôn mong muốn mang thông tin đến cho công dân thông
qua hoạt đông phổ biến,tuyên truyền,đặc biệt la các thông tin về quy tắc xã
hội.Việc phổ biến các dữ liệu nhà nước ngày nay là đối tượng của một
phương pháp tiếp cận còn nhiều tranh cãi.Đối với một số người quyền cạnh
tranh và quyền tự do tiếp cận thông tin hành chính phải cho phép khu vực tự
khai thác thương mại đối với các dữ liệu này.Như vậy dẫn đến sự tranh chấp
trong vị trí của dịch vụ công,sự lạm dụng các vị trí ưu thế với biểu giá quá
cao.Như vậy về mặt khoa học hành chính,tổ chức hành chính sẽ biến đổi với
việc áp dụng một nền”hành chính nối mạng”.Vấn đề này nằm trong chương
chình hành động của chính phủ mới được thông qua.Vị trí của thông tin hành
chính trên thị trường cũng được đưa ra bàn thảo cần phải xây dựng một đạo

luật về dữ liệu nhà nước.Về vấn đề này,sự so sánh cách thức tiếp cận của các
hệ thống hành chính khác nhau là điều hết sức cần thiết.
7.

Internet phục vụ sự công khai minh bạch trong hành chính:ví dụ
của trung tâm tư liệu pháp.


×