Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÀI THUYẾT TRÌNH Dự hội thi tuyên truyền viên giỏi 2016 Về đế án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tỉnh Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.74 KB, 4 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH
Dự hội thi tuyên truyền viên giỏi 2016
Về đế án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tỉnh Đồng Tháp
Chủ đề 7: Tuyên truyền viên nói chuyện với chủ doanh nghiệp, doanh nhân
Kính thưa: Ban tổ chức
Ban giám khảo
Tôi tên: Hồ Thị Năm
Chức vụ: Chủ tịch Hội chữ Thập Đỏ
Đơn vị công tác: Xã Thạnh Lợi – Tháp Mười – Đồng Tháp
Như chúng ta đã biết, hiện nay ngành nông nghiệp huyện đạt nhiều kết quả nổi trội
khi huyện đầu tư phát triển sản xuất theo chiều sâu với mô hình cánh đồng mẫu lớn, mô
hình liên kết tiêu thụ nông sản.
Về đặc điểm cơ bản của ngành nông nghiệp huyện Tháp Mười
Từ năm 2011 đến cuối năm 2014, sản lượng lúa tăng từ 625.327 tấn lên 680.000
tấn, tăng 109%, sản lượng lúa giống tăng 637,9%, tỷ lệ áp dụng lúa chất lượng cao tăng
108%; tỷ lệ diện tích áp dụng cấy lúa chiếm gần 1% diện tích sản xuất, sản lượng dưa
hấu tăng 116,7%, góp phần rất lớn trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đặc biệt,
diện tích liên kết lúa từ đông xuân 2012-2013 đến cuối năm 2014 được 8.248,97ha. Đây
là sự nỗ lực vượt trội của ngành nông nghiệp và các ngành liên quan, trong đó có nông
dân.
Bên cạnh đó, nông dân còn chủ động ứng dụng mô hình chuyển giao những tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chỉ trong 2 năm, nông dân tham gia xây dựng mới và
duy trì 19 mô hình. Chú trọng và biết phát huy mô hình làm ăn tập thể, toàn huyện đã
hình thành 243 tổ hợp tác, thành lập mới 3 hợp tác xã (HTX), nâng tổng số lên 31 HTX
với 905 thành viên và trên 23.236 triệu đồng. Các HTX đang được hướng dẫn chấn
chỉnh theo Luật HTX năm 2012, góp phần thúc đẩy việc hình thành quan hệ sản xuất
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân đã vận động hội
viên xây dựng gia đình nông thôn văn hóa, tham gia học nghề; phối hợp cùng Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể, các ban, ngành xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, như đóng
góp ngày công, hơn 16 tỷ đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn, trường học,


thủy lợi nội đồng, trạm bơm điện... góp phần xây đựng được 2 xã điểm đạt 19 tiêu chí
theo kế hoạch.
Mặc dù đạt được những kết quả đáng phấn khởi, song sản xuất nông nghiệp của
huyện vẫn còn nhiều trăn trở, do sản xuất nông nghiệp thời gian qua đạt về số lượng
nhưng chất lượng còn thấp vì sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; giữa doanh nghiệp và nông
dân chưa gặp nhau; chuyển dịch nội bộ ngành nông nghiệp chậm, đặc thù sản xuất lúa 3


vụ/năm dẫn đến hệ lụy sâu bệnh tăng, đất nghèo dinh dưỡng do lạm dụng thuốc bảo vệ
thực vật, cạnh tranh giá xuất khẩu vì cung vượt cầu và làm cho chi phí sản xuất tăng;
nông dân thiếu thông tin thị trường.
Những thế mạnh của ngành nông nghiệp
Lúa gạo là nông sản thế mạnh của địa phương do huyện Tháp Mười là một trong
những vùng có diện tích sản xuất lúa lớn của tỉnh, đến cuối năm 2014 là trên 100.000 ha,
sản lượng đạt 680.000 tấn. Xem yếu tố liên kết là một trong những định hướng cấp thiết,
huyện tiến tới xây dựng các vùng nguyên liệu, hoàn thiện kết cấu hạ tầng để phục vụ cho
việc liên kết mang tính bền vững.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện, tổng diện tích liên kết tiêu thụ lúa
đến nay là 11.000ha, sản lượng liên kết tiêu thụ đạt 70.000 tấn.
Định hướng phát triển nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp cùng mặt
hàng lúa gạo đến năm 2020, địa phương vẫn giữ diện tích ở mức 100.000ha, song đẩy
mạnh về chất lượng sản phẩm, đặc biệt quan tâm khâu liên kết sản xuất tiêu thụ với
doanh nghiệp ổn định, bền vững, đạt 5.000ha/vụ theo kế hoạch đề ra.
Ngoài cây lúa, huyện còn xây dựng các ngành hàng tiềm năng của địa phương như
ếch, cá sặc rằn, cây sen, vịt. Điểm mạnh trong nhóm ngành hàng này là sản phẩm ếch
thương phẩm của Tổ hợp tác (THT) ếch Đốc Binh Kiều đã ký hợp đồng bao tiêu với
Metro Cash. Thay vì trước đây, mọi người bán ếch thương phẩm cho thương lái, đầu ra
bấp bênh thì hiện nay người nông dân nuôi ếch trong THT đã an tâm hơn ở khâu tiêu
thụ.
Mặt hàng cây sen của địa phương không còn xa lạ với người tiêu dùng. Ngoài sen

tươi, nhiều sản phẩm làm từ sen được các doanh nghiệp khai thác, nâng cao giá trị gia
tăng cho ngành hàng này như: sen sấy bơ, rượu sen, sữa sen. Những phụ phẩm của
ngành hàng này cũng được khai thác triệt để như vỏ sen, tim sen, ngó sen...
Trên cơ sở đó, huyện định hướng phát triển diện tích trồng sen là 500ha. Đồng thời,
địa phương cũng khai thác và quản lý và sử dụng nhãn hiệu sen hiệu quả.
Những điểm yếu của ngành nông nghiệp
Nông nghiệp huyện Tháp Mười có bước chuyển biến tích cực theo hướng hiện đại,
ứng dụng khoa học kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, đẩy mạnh cơ giới hóa
trong sản xuất.
Riêng đối với diện tích liên kết tiêu thụ lúa gạo với doanh nghiệp vẫn còn khá ít so
với tiềm năng mà huyện có. Diện tích liên kết với doanh nghiệp trong năm 2014 chỉ
khoảng 5% trên tổng diện tích sản xuất cả năm của huyện. Ông Nguyễn Văn Thiện Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Đông Thành cho hay: “Thời gian qua, HTX cũng tham gia
liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp. Hiện nay, HTX tiếp tục tìm các doanh nghiệp đủ lực
và uy tín để đồng hành cùng cánh đồng liên kết”.
Theo nhận định của UBND huyện Tháp Mười, đối với sản phẩm thủy sản của
huyện hiện nay khả năng cạnh tranh thấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa. Cụ thể, đối với mặt
hàng ếch thương phẩm mà THT cung ứng cho Metro Cash khoảng trên 20 tấn/năm trong
khi sản lượng ếch toàn huyện mỗi năm khoảng 4.000 tấn.


Qua đó cho thấy, số lượng ếch còn lại phải chuyển tiếp qua kênh thu mua của
thương lái. Bài toán ổn định về đầu ra cho mặt hàng này vẫn còn nan giải. Nuôi ếch phát
triển tự phát lại rất khó kiểm soát, khả năng gây ô nhiễm môi trường cao.
Đối với cá sặc rằn, dù có giá trị nhưng đầu ra còn bấp bênh, thiếu sự gắn kết sản
xuất với tiêu thụ; chưa thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với chế biến. Tính đến
nay, diện tích nuôi đã lên 110ha. Để giúp mặt hàng cá sặc rằn phát triển, huyện đang vận
động thành lập THT chăn nuôi - dịch vụ cá sặc rằn và tiến đến xây dựng nhãn hiệu.
Ngành hàng vịt được xem là mặt hàng còn nhiều bỡ ngỡ đối với tỉnh cũng như
huyện Tháp Mười từ quy trình nuôi đến chất lượng sản phẩm. Tổng đàn gia cầm trên địa
bàn huyện chiếm 1,3 triệu con, chủ yếu là nuôi vịt chạy đồng.

Với thực trạng đó, về lâu dài, huyện sẽ tiếp tục xây dựng những mô hình thí điểm
để khởi động lại, đồng thời sắp xếp các khâu trong chăn nuôi gắn với doanh nghiệp”
Nguyên nhân
Tăng trưởng nông nghiệp của địa phương vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào yếu tố đầu
vào, thị trường tiêu thụ, trong khi hiệu quả sản phẩm còn thấp so với khả năng cạnh
tranh. Bên cạnh đó việc liên kết không thuận lợi, giữa doanh nghiệp và nông dân chưa
có tiếng nói chung. Phần lớn do chất lượng giống chưa đáp ứng, dễ nhiễm bệnh khi nuôi
Có nhiều nguyên nhân khiến ngành chăn nuôi vịt của huyện chưa phát huy được
tiềm năng do chất lượng con giống kém và chưa gắn kết được đầu ra với doanh nghiệp,
chưa gắn chăn nuôi với giết mổ, chế biến.
Trong khi đó, dịch bệnh tiềm ẩn, giá thức ăn tăng cao, giá bán bấp bênh chưa tạo
động lực cho người nuôi đầu tư, phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công
nghiệp, trang trại an toàn sinh học.
Định hướng phát triển
Để thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030 đạt mục tiêu, huyện đã đề ra các giải pháp.
Thực hiện chiến lược tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, qui hoạch và phát triển các
vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thâm canh, các khu nông nghiệp công nghệ cao gắn
với công nghiệp bảo quản chế biến, thị trường trong nước và xuất khẩu. Cải thiện hệ
thống canh tác, tưới tiêu; cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống. Hiện nay, huyện đang xây dựng
kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo Đề án tái cơ cấu và đã phê duyệt Quy
hoạch vùng sản xuất nông nghiệp lớn huyện Tháp Mười giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
Đổi mới cơ bản phương thức tổ chức kinh doanh nông sản, trước hết là kinh doanh
lúa gạo, các sản phẩm chủ lực lợi thế của huyện; tăng cường tìm kiếm, sàng lọc các
doanh nghiệp mạnh, có tâm, nhiệt tình với nông dân đến liên kết sản xuất với nông dân.
Các cơ quan hành chính phải là cầu nối, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đến
liên kết. Chú ý không ngừng củng cố nhân rộng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa
giữa doanh nghiệp với HTX.
Bên cạnh đó, tiếp tục tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, lợi ích của chương trình

mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các nội dung, phần việc của Đề án tái cơ
cấu ngành nông nghiệp tỉnh, kế hoạch thực hiện đề án cũng như phổ biến quy hoạch
vùng sản xuất nông nghiệp lớn, hiện đại của huyện. Trong đó, Hội Nông dân là tổ chức


đại diện, gắn bó với nông dân cần phát huy tối đa về phong trào xây dựng nông thôn, các
mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến.
Hội Nông dân các cấp phối hợp với các ban, ngành vận động, tuyên truyền hội
viên, nông dân lựa chọn sản xuất theo 5 mô hình tổ chức sản xuất: thu mua theo hợp
đồng đặt hàng; đầu tư đầu vào và thu mua; đầu tư đầu vào đầu tư cơ sở hạ tầng cho HTX
như hệ thống sấy, kho trữ; đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ như chất lượng giống
mới, phát triển năng suất, giảm giá thành, xây dựng thương hiệu và mô hình tham gia cổ
phần.
Tích cực tuyên truyền để tự bản thân người nông dân thay đổi tư duy, biết lựa chọn,
so sánh quyết định mô hình canh tác theo nhu cầu thị trường; cải thiện cơ cấu cây trồng,
vật nuôi. Bằng việc thực hiện tốt mối liên kết dọc (nông dân với doanh nghiệp) liên kết
ngang (xây dựng cánh đồng lớn, hình thành HTX) để rút ngắn mô hình mua qua đại lý bán qua thương lái như trước đây, tạo giá trị gia tăng và phải trung thực trong sản xuất,
đảm bảo quy trình an toàn thực phẩm, tiến tới xây dựng thương hiệu, hình ảnh sản phẩm
trên trường quốc tế.



×