Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

bai 21 lich su lop 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.02 KB, 7 trang )

CHƯƠNG III
VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVIII
BÀI 21: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG
KIẾN TRONG CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức:
.- Trình bày được những biến đổi của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các
thế kỷ XVI - XVIII
- Nêu được các mốc thời gian đất nước bị chia cắt và các triều đại xác lập ở Việt
Nam thời kỳ này
- Giải thích được nguyên nhân đất nước bị chia cắt và đánh giá được ảnh hưởng
của tình trạng đó đối với lịch sử dân tộc.
- Nêu được nguyên nhân sụp đổ của nhà Lê Sơ
-Đánh giá được vai trò của nhà Mạc đối với lịch sử nước ta.
2. Về tư tưởng và tình cảm
- Bồi dưỡng ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước thống nhất.
- Bồi dưỡng tinh thần ý thức cộng đồng dân tộc.
3. Kĩ năng.
- Quan sát hình ảnh Mạc Đăng Dung và sử dụng phiếu học tập để đánh giá về
vai trò của nhà Mạc.
- Sử dụng được lược đồ chiến tranh Nam – Bắc triều và chiến tranh Trịnh
Nguyễn để khái quát được nguyên nhân chia cắt đất nước ta.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Lược đồ chiến tranh Nam - Bắc triều
- Phiếu học tập.


- Sách giáo khoa lịch sử lớp 10.
- Dạy học lịch sử lớp 10 qua các nhân vật lịch sử.


- Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Trình bày tóm lược sự phát triển của giáo dục qua các TK X – XV ?
Câu 2: Em hãy nêu thành tựu văn học, nghệ thuật từ thế kỉ X – XV ?
3.Dẫn dắt vào bài mới:
GV yêu cầu học sinh sinh quan sát hình ảnh tác phẩm Thượng Kinh Ký Sự và
đoạn trích Vào Phủ Chúa Trịnh. Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về
hai tác phẩm?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
GV nhận xét và bổ sung.
Đoạn trích “Vào Phủ Chúa Trịnh ” thuộc tác phẩm "Thượng Kinh ký
sự" được viết vào thập niên 80 của thế kỷ XVIII (1781) - đó là một thời kỳ rối
ren của triều đình phong kiến Lê - Trịnh, giai đoạn chính trị khủng hoảng trầm
trọng trước khi vua Quang Trung tiến quân ra Bắc. Tập ký kể lại cuộc hành trình
từ quê nhà Nghệ Tĩnh của Lê Hữu Trác về kinh thành Thăng Long để chữa bệnh
cho chúa Trịnh ở phủ Chúa, vì chúa đã biết tiếng tăm lừng lẫy của một đại danh
y."Thượng Kinh ký sự" kể lại thời gian tác giả sống ở kinh thành Thăng Long
với biết bao biến động, cuộc khủng hoảng xã hội đã làm cho nhà nước phong
kiến Đại Việt có những biến đổi to lớn. Để hiểu được những biến đổi của nhà
nước phong kiến trong các thế kỷ XVI - XVIII, chúng ta cùng tìm hiểu bài 21.
4. Tổ chức hoạt động dạy và học:

Hoạt động của thầy – trò

Kiến thức cơ bản cần nắm



Hoạt động 1: Cả lớp , cả nhân
* Tìm hiểu về sự sụp đổ của nhà Lê.
- Trước hết GV nhắc lại: Triều đại nhà
Lê sơ được đánh giá là một triều đại
thịnh trị trong lịch sử phong kiến Việt
Nam:
+ Bộ máy Nhà nước hoàn chỉnh
+ Giáo dục thi cử đạt đến giai đoạn cực
thịnh
+ Kinh tế được khôi phục và phát triển,
kinh đô Thăng Long là đô thị sầm uất
lúc bấy giờ.
Nhưng sang đầu thế kỉ XVI nhà Lê suy
sụp.
- Sau đó GV yêu cầu HS theo dõi SGK
trả lời câu hỏi: Tại sao thế kỷ XVI nhà
Lê sơ suy yếu? Biểu hiện của sự suy
yếu đó?
- HS theo dõi SGK trả lời
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về
biểu hiện suy yếu nhà Lê sơ

I- Sự sụp đổ của nhà Lê. nhà Mạc
thành lập
a. Sự sụp đổ của nhà Lê.

- Đầu thế kỷ XVI nhà Lê lâm vào
khủng hoảng suy yếu.

- Biểu hiện:

+ Các vua không quan tâm đến đất
nước, ăn chơi xa xỉ.
+ Quan lại địa chủ hoành hành, bóc
lột ruộng đất của nông dân.
+ Các thế lực phong kiến tranh giành
quyền lực của nhau.
+ Nhân dân đói khổ, nổi dậy đấu
Nguyên nhân làm cho nhà Lê suy sụp tranh.
là do: Vua, quan chỉ lo ăn chơi sa xỉ
không quan tâm đến triều chính và
nhân dân. Địa chủ ra sức chiếm đoạt
ruộng đất, bóc lột nông dân.
* Tìm hiểu về sự thành lập của nhà b. Nhà Mạc thành lập:
Mạc
- Năm 1527 Mạc Đăng Dung phế
-Trong các thế lực đó , tiêu biểu có truất vua Lê lập triều Mạc.
Mạc Đăng Dung , năm 1527 Mạc Đăng * Chính sách của nhà Mạc:
Dung phế truất ngôi vua lập ra nhà
Mạc.Việc ra đời Vương triều Mạc + Đối nội
trong bối cảnh của lịch sử lúc bấy giờ - Chính trị: Nhà Mạc xây dựng chính
là một điều tất yếu. Nói một cách quyền theo mô hình cũ của nhà Lê.
khách quan, nếu như không có Mạc Tổ chức thi cử đều đặn, để tuyển
Đăng Dung thì sẽ có một gương mặt, chọn quan lại.
một dòng họ khác đứng lên chèo lái - Kinh tế: Giải quyết vấn đề ruộng
con thuyền lịch sử Việt Nam trong cơn đất cho nông dân .
bão táp.
- Quân sự: Xây dựng quân đội mạnh.
Vậy em biết gì về nhân vật Mạc Đăng ⇒ Những chính sách của nhà Mạc
Dung?
bước đầu ổn định lại tình hình đất



-HS theo dõi SGK trả lời.
-GV nhận xét và bổ xung
Mạc Đăng Dung (1483- 1541):
quê ở làng Cổ Trai, Nghi Dương, Hải
Phòng. Ông là người tài giỏi, lập được
nhiều công lớn trong triều nên nhanh
chóng được thăng quan, tiến chức. Ông
từng làm đến chức Thái phó, chỉ huy
quận đội, có thế lực lớn trong triều đình
(thao túng triều đình).
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK và
hoàn thành phiếu học tập: Các chính
sách của nhà Mạc.
- HS theo dõi SGK và hoàn thành
phiếu học tập.
- GV bổ sung, kết luận.
- GV: Dựa vào phiếu học tập ở trên em
hãy đánh giá vai trò của nhà Mạc.
- HS theo dõi SGK trả lời.
- GV nhận xét, kết luận, bổ sung:Có
thể nói, việc ra đời Vương triều Mạc
trong bối cảnh của lịch sử lúc bấy giờ
là một điều tất yếu. Vương triều Mạc,
với vai trò là một chính quyền cai trị
thực sự, chỉ tồn tại trong thời gian 65
năm trước khi bị lực lượng phong kiến
nhà Trịnh với danh nghĩa phù Lê đánh
bật ra khỏi Thăng Long năm 1592.Tuy

thời gian trị vì ngắn ngủi như vậy, lại
luôn luôn trong tình trạng không ổn
định vì phải gắng sức chống thù trong,
giặc ngoài. Song với những cải cách và
một chính sách hợp lý để cố gắng xây
dựng vương triều, xây dựng đất nước
và khôn khéo trong ngoại giao, Mạc
Đăng Dung và triều đình nhà Mạc đã
đưa đất nước tránh được cuộc xâm
lược của phong kiến phương Bắc cũng
như bình ổn tình hình trong nước, thúc
đẩy nền kinh tế ổn định và phát triển.

nước.
+ Đối ngoại:
+ Phía Nam: cựu thần nhà Lê chống
lại
+ Phía Bắc: quân Minh xâm lược,
thần phục nhà Minh  nhân dân
phản đối, đất nước rơi vào chia cắt.


* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
- GV giảng giải: Nhà Mạc ra đời trong
bối cảnh chiến tranh phong kiến bùng
nổ. Tuy bước đầu có góp phần ổn định
lại xã hội nhưng lại trở thành nguyên
cớ gây nên chiến tranh: Chiến tranh
Nam - Bắc triều.
* Tìm hiểu về chiến tranh Nam –Bắc

triều
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK và lược
đồ chiến tranh Nam-Bắc triều: Em hãy
trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết
quả dẫn tới cuộc chiến tranh Nam Bắc triều?
- HS theo dõi SGK trả lời.
- GV nhận xét bổ sung, kết luận.
+ GV giải thích thêm: Bộ phận cựu
thần nhà Lê gắn bó với sự nghiệp giải
phóng đất nước của cha ông, không
chấp nhận nền thống trị của họ Mạc,
không phục họ Mạc ở chỗ Mạc Đăng
Dung không xuất thân từ dòng dõi quý
tộc, vì vậy đã nổi lên ở Thanh Hóa quê hương của nhà Lê để chống lại nhà
Mạc => Chiến tranh Nam - Bắc triều.
+ GV giải thích thêm về nhà Mạc
không được nhân dân ủng hộ, vì vậy bị
lật đổ, phải chạy lên phía Bắc . Đất
nước thống nhất.
*Tìm hiểu chiến tranh TrịnhNguyễn
Không lâu sau trong nội bộ Nam triều
có sự phân tán, quyền hành nằm trong
tay họ Trịnh (Trịnh Kiểm) đã hình
thành một thế lực cát cứ ở mạn Nam Thế lực họ Nguyễn. Một cuộc chiến
tranh phong kiến mới lại bùng nổ:
Chiến tranh Trịnh- Nguyễn.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK lược đồ
chiến tranh Trịnh-Nguyễn: Em hãy
trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết
quả dẫn tới cuộc chiến tranh Trịnh

-Nguyễn?

II. Đất nước bị chia cắt
a. Chiến tranh Nam - Bắc triều
* Nguyên nhân:
- Do cựu thần nhà Lê, đứng đầu là
Nguyễn Kim đã quy tụ lực lượng với
danh nghĩa: "Phù Lê diệt Mạc" →
Thành lập chính quyền ở Thanh Hóa
gọi là Nam triều, đối đầu với nhà
Mạc ở Thăng Long - Bắc triều.
* Diễn biến:
- 1545 - 1592 chiến tranh Nam Bắc
triều bùng nổ ⇒ nhà Mạc bị lật đổ,
đất nước thống nhất.

b. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn
* Nguyên nhân:
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết,
Trịnh Kiểm lên thay. Nam Triều vẫn
tồn tại nhưng quyền lực nằm trong
tay họ Trịnh.
- Ở Thuận Hóa: Họ Nguyễn cát cứ
xây dựng chính quyền riêng.


- HS theo dõi hình ảnh và SGK trả lời
câu hỏi.
- GV bổ sung, kết luận về nguyên nhân
dẫn đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn.

+ Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh
Kiểm lên thay đã tìm mọi cách để thao
túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh
Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ
Nguyễn (họ Nguyễn Kim), giết
Nguyễn Uông (con cả Nguyễn Kim),
trước tình thế đó, người con thứ của
Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng rất lo
sợ nên đã đi hỏi ý kiến của trạng trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm và trạng trình đã
nói một câu: “ Hoành Sơn nhất đái vạn
đại dung thân”(một dải hoành sơn có
thể dựng cơ nghiệp ngàn đời), nhờ câu
nói này Nguyễn Hoàng xin Trịnh Kiểm
cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Từ đó
cơ nghiệp họ Nguyễn ở mạn Nam dần
được xây dựng, trở thành thế lực cát cứ
ở Đàng Trong, tách khỏi sự lệ thuộc họ
Trịnh ở Đàng Ngoài.
GV chốt ý: Như vậy 2 mạn Nam - Bắc
của Đại Việt có 2 thế lực phong kiến
cát cứ.
Chiến tranh Trịnh Nguyễn nổ ra, hai
bên đánh nhau 7 lần không phân thắng
bại. 1672 lấy sông Gianh phân chia
giới tuyến => đất nước bị chia cắt.
Chiến tranh gây hậu quả nặng nề.

* Diễn biến:
+ 1627 họ Trịnh đem quân đánh họ

Nguyễn, chiến tranh Trịnh - Nguyễn
bùng nổ.
+ Kết quả: 1672 hai bên giảng hòa,
lấy sông Gianh làm giới tuyến ⇒ đất
nước bị chia cắt làm hai Đàng. Đàng
trong và Đàng ngoài.

-Tình trạng trên kéo dài cho đến cuối
thế kỉ XVIII , gây nên hậu quả hết
sức nặng nề cho đất nước.
=> Đất nước bị chia cắt.

III. Nhà nước phong kiến Đàng
Ngoài.
IV. Chính quyền phong kiến Đàng
Trong.
(chương trình giảm tải)

5. Củng cố :
1. Chiến tranh Nam – Bắc triều là cuộc chiến tranh diễn ra giữa:
a. Nhà Lê và nhà Mạc

b. Đàng Trong và Đàng

Ngoài
c. Nhà Nguyễn và nhà Mạc

d. Nhà Trịnh và nhà Nguyễn

2. Giới tuyến chia cắt đất nước thành Đàng Ngoài và Đàng Trong là:



a. Sông Gianh

b. Sông Bến Hải

c. Sông Ranh

d. Sông Lam

+ Nhà Lê sụp đổ và nhà Mạc thành lập như thế nào?
+ Những chính sách của nhà Mạc? và tác dụng của các chính sách đó?
+ Nguyên nhân, diễn biến của chiến tranh Nam – Bắc triều và chiến tranh TrịnhNguyễn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×