Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN: sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học văn bản trong trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.3 KB, 17 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn

SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG
DẠY – HỌC VĂN BẢN Ở TRƯỜNG THCS
I/ PHẦN MỞ ĐẨU:
1. Lí do chọn đề tài:
Chúng ta đều biết trung tâm của môn văn là “cái đẹp”, vì vậy nếu dạy văn mà chưa
tạo ra được những rung động thẩm mĩ sâu sắc khiến người đọc say mê thì xem như chưa
hoàn thành sứ mạng của môn học. Thực tế phương pháp dạy học văn cổ truyền chính là
“Giảng văn”, với phân môn này thì gần như đây là hình thức duy nhất để tiếp cận văn bản.
Chúng ta cũng không phủ nhận những thành công mà phương pháp đem lại, tuy nhiên với
phương pháp này việc phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh là chưa có. Chính
điều đó đòi hỏi phải có những phương pháp cải tiến hơn trong việc dạy – học văn trong
nhà trường phổ thông, đây là nhu cầu cần thiết đối với các nhà giáo dục đặc biệt là những
giáo viên dạy văn. Một trong những yếu tố, phương pháp để tiến hành có hiệu quả một tiết
dạy văn chính là xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh qua đó giúp
học sinh khám phá, cảm thụ tác phẩm văn học. Việc dạy văn bằng cách xây dựng hệ thống
câu hỏi có tác dụng tạo được mối quan hệ sư phạm trong giao tiếp giữa thầy và trò và khơi
dậy trong học sinh sự khám phá nội dung, dụng ý nghệ thuật của tác giả.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Mục đích của bài viết này nhằm góp một phần nhỏ đem laij hiệu quả cao trong dạy
và học môn ngữ văn trong trường THCS. Đặc biệt là giúp khơi gợi trí tưởng tượng, thái độ
học tập tích cực, sáng tạo trong việc tlĩnh họi cái đẹp của tác phẩm văn học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc sử dụng phù hợp hệ thống câu hỏi trong việc
1


Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn

giảng dạy bộ môn ngữ văn


3.2.: Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong chương trình ngữ văn trường THCS.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện công trình này, tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu khoa giáo dục văn học
- Phương pháp đối chiếu so sánh
- phương pháp phân tích, thống kê để nhìn nhận kết quả thực tiễn đã đạt được
II/ PHẦN NỘI DUNG:
1/ Cơ sở lí luận:
Từ thực tiễn dạy và học trong thời gian qua, tôi nhân thấy rằng muốn nâng cao chất
lượng giáo dục môn ngữ văn ở trường THCS thì trước tiên người giáo viên phải kích thích
niềm đam mê văn học ở các em. Đồng thời áp dụng phương pháp sư phạm đùng đắn, phù
hợp. Việc đưa ra hệ thống câu hỏi phù hợp với nâng lực cảm thụ, trình độ học sinh là một
yếu tố đem lại hiệu quả chất lượng cao trong giờ học. Vì vậy tôi mạnh dạn đề xuất bài viết
này nhằm góp thêm một tiếng nói nhỏ đưa phong tràop dạy và học ở trường THCS ngày
một hiệu quả hơn.
2. Thực trạng:
2.1:Về phía học sinh:
Chúng ta thấy rõ một điều là dạy văn đã khó và lại càng khó hơn với đối tượng học
sinh ở những vùng sâu, vùng xa như ở Eadrong chúng ta. Bởi hầu hết các em đều là đồng
bào dân tộc thiểu số sự nhận thức còn hạn chế. Cộng với điều kiện các em không có, một
buổi lên lớp học, buổi còn lại các em phải đi làm kiếm kế sinh nhai, có khi đi làm về chưa
kịp tắm rửa thay quần áo là tới trường ngay. Đến trường với một cơ thể mệt mỏi thử hỏi
làm sao các em tiếp thu được kiến thức khi không có sự dẫn dắt của giáo viên.
Có một điều chúng ta cũng nhìn nhận rõ là hiện nay học sinh của chúng ta đang dần
xem nhẹ bộ môn văn, có khi các em xem học văn là việc ép buộc chứ không có mấy hứng
2


Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn


thú. Để viết đựợc bài văn hay, có cảm xúc đối với các em là rất khó. Cũng do sự tiếp thu,
cảm nhận các tác phẩm được học chưa sâu, chưa tốt dần dần các em cảm thấy chán nản
không muốn khám phá những tác phẩm văn học nữa.
Một điều nữa là hiện nay cơ sở vật chất của chúng ta dù đã được đầu tư nhiều nhưng
so ra vẫn còn thiếu thốn chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh. Chúng ta vẫn chưa thể
có một phòng đọc sách, đọc tài liệu tham khảo cho học sinh. Điều đó cũng ảnh hưởng tới
việc cảm thụ văn học của các em. Đặc biệt với bộ môn văn rất cần sự tham khảo, tìm hiểu
ở tài liệu để bồi dưỡng và làm phong phú thêm tâm hồn cho các em.
2.2/ Về phía giáo viên:
Như chúng ta cũng biết huyện Eadrong được thành lập cách đây không lâu, đội ngũ
giáo viên của chúng ta hầu hết còn rất non trẻ về tuổi nghề. Vả lại giáo viên lại chưa ổn
định cuộc sống, chưa ổn định công tác. Chính điều đó cũng ảnh hưởng tới quá trình dạy –
học.
Đứng trước thực trạng đó để tháo gỡ những vướng mắc bấy lâu của bộ môn văn và
cũng để học sinh dần quay trở lại yêu thích bộ môn văn hơn, tôi mạnh dạn xây dựng
chuyên đề “Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy – học phân môn văn ở trường THCS”.
Qua đó hy vọng cùng các bạn đồng nghiệp trao đổi, rút kinh nghiệm để việc dạy – học văn
của huyện nhà ngày một khởi sắc hơn.
3. Nội dung chính:
Trước hết chúng ta cần hiểu được “Hệ thống câu hỏi là gì’’? Cần phải sử dụng câu
hỏi đó như thế nào trong các tiết dạy học văn. Các câu hỏi đó là những câu hỏi có ý nghĩa
gì?
3.1. Vậy hệ thống câu hỏi là gì?
- Hệ thống là một chuỗi các câu hỏi được sắp xếp theo một trình tự. Trong dạy - học
văn hệ thống câu hỏi là một chuỗi những câu hỏi mà giáo viên đưa ra để học sinh tìm hiểu,
nghiên cứu, khám phá, lĩnh hội nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và dụng ý của tác giả.
3.2. Yêu cầu đối với hệ thống câu hỏi:
3



Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn

- Trước hết hệ thống câu hỏi phải đảm bảo tính khoa học.
- Thứ hai hệ thống câu hỏi phải mang tính giáo dục, sư phạm.
- Câu hỏi phải hoàn chỉnh, thống nhất giữa các câu và hợp lí với nhau.
- Hệ thống câu hỏi phải sát với đối tượng học sinh, không quá dễ làm học sinh nhàm
chán, cũng không quá khó để học sinh không biết, không hiểu.
- Tiếp đến hệ thống câu hỏi phải liền mạch, được sắp xếp theo trình tự từ đơn giản
đến phức tạp.
- Hệ thống câu hỏi phải hấp dẫn có tác dụng khám phá, phát huy trí tuệ, kích thích tư
duy của học sinh và có giá trị thẩm mĩ.
- Đặc biệt trong việc giảng văn bao giờ hệ thống câu hỏi cũng phải tuân thủ việc
khám phá nghệ thuật rồi mới đến nội dung văn bản.
3.3. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi:
Việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy – học văn cũng có nhiều dạng thức khác
nhau. Nhưng tựu chung lại thì hệ thống câu hỏi đó phải căn cứ vào mục tiêu cần đạt của
văn bản. Thông thường thì khi dạy – học văn, hệ thống câu hỏi được phân loại theo những
dạng thức sau:
- Câu hỏi tìm hiểu về tác giả. Đó là những câu hỏi nhỏ về tên, bút danh, quê quán,
năm sinh, năm mất hoặc một số nội dung liên quan tới tác giả.
- Câu hỏi tìm hiểu xuất xứ tác phẩm. Nghĩa là dạng câu hỏi tìm hiểu về hoàn cảnh,
điều kiện ra đời của tác phẩm.
- Câu hỏi phát hiện. Đó là dạng câu hỏi dành cho học sinh tìm hiểu, phát hiện những
chi tiết trong văn bản ( Kể cả chi tiết nội dung lẫn nghệ thuật).
- Câu hỏi liên hệ: dùng để liên hệ giữa tác phẩm với tác phẩm, liên hệ lí thuyết và
thực tiễn.
- Câu hỏi giảng giải, hay còn gọi câu hỏi diễn giải.
- Câu hỏi phân tích. Sử dụng khi tìm hiểu các chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm.
- Câu hỏi bình. Phần lớn là bình một chi tiết trong văn bản.
4



Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn

- Câu hỏi thảo luận. (theo nhóm, theo cặp)
- Câu hỏi trắc nghiệm. Dùng để củng cố lại nội dung bài học
Tuy nhiên việc đặt câu hỏi phải phụ thuộc vào nội dung cần đạt của bài học không
thể đặt câu hỏi với nội dung bên ngoài mục tiêu đó. Nếu muốn cho học sinh nắm kĩ và ghi
nhớ luôn về tác giả chúng ta sẽ dùng câu hỏi gợi từng nội dung để học sinh nêu việc nhận
biết của mình. Nếu cần cho học sinh tìm hiểu về xuất xứ của tác phẩm chúng ta sẽ đặt hệ
thống câu hỏi tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời, vị trí của tác phẩm. Hoặc để xác định được nội
dung từng phần trong văn bản, xác định được từng luận điểm sẽ có hệ thống câu hỏi tìm
hiểu bố cục. Hay trong mỗi bài văn để hiểu rõ được vấn đề, cảm nhận được một vẻ đẹp,
một chi tiết đặc sắc nào đó chúng ta sẽ dùng câu hỏi phân tích và giảng bình. Cũng có khi
để kiểm tra sự ghi nhớ và sự tổng hợp kiến thức của học sinh ta lại dùng câu hỏi trắc
nghiệm. Đặc biệt để mỗi bài giảng đảm bảo sự tích hợp ngang và tích hợp dọc thì mỗi giáo
viên cần phải sử dụng đến hệ thống câu hỏi liên hệ, liên hệ giữa kiến thức này với kiến
thức kia, liên hệ giữa bài này với bài kia, liên hệ giữa lí thuyết và thực tiễn để giờ học
không quá khô khan cứng nhắc mà học sinh còn biết vận dụng lí thuyết đưa vào thực tế
đời sống hàng ngày đó mới là cái quan trọng.
Nói như vậy không có nghĩa là với văn bản nào chúng ta cũng hướng dẫn học sinh
tuân thủ đầy đủ hệ thống câu hỏi như trên. Tùy thuộc từng bài, từng văn bản người giáo
viên vận dụng, hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học cho thích hợp. Điều mà chúng ta –
những người giáo viên quan tâm là đối tượng tiếp nhận giờ học văn là các em học sinh.
Cũng do trình độ nhận thức, khả năng tư duy của các em có sự khác nhau, nên khi đặt câu
hỏi người giáo viên cần chú ý đến đối tượng để giúp các em có hứng thú hơn trong quá
trình học tập. Đặt ra câu hỏi nhưng không được quá dễ để các em không coi thường mà
sao nhãng, cũng không đặt những câu quá khó để học sinh nản lòng không muốn tìm hiểu
tiếp.
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng” ở lớp 6 có thể đặt câu hỏi cho

học sinh liên hệ như sau:
5


Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn

? Nếu em là nhân vật ông lão trong truyện em sẽ làm gì?
Hoặc: ? Nếu được thay đổi kết cục câu chuyện em sẽ thay đổi như thế nào?
Với câu hỏi đó giúp học sinh liên hệ bản thân các em với nhân vật trong truyện từ đó các
em sẽ có cách xử sự trong cuộc sống và đặc biệt khi viết văn. Với câu hỏi này bất kì học
sinh nào cũng có thể trả lời
Ví dụ 2: Khi dạy văn bản “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan ở lớp 7 có thể đặt
câu hỏi phát hiện sau khi học sinh đọc văn bản.
? Cảnh chiều tà ở đèo ngang như thế nào? hoặc câu hỏi phân tích để giúp cho học
sinh tìm hiểu cảm xúc của tác giả kĩ lưỡng
? Cảm xúc của em khi đọc xong 4 câu thơ đầu ?
Ví dụ 3: Hay khi dạy văn bản “Nước Đại Việt ta” Trích “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn
Trãi ở lớp 8 chúng ta có thể đặt câu hỏi thảo luận
? Từ nội dung đoạn trích em hiểu thêm gì về con người Nguyễn Trãi. Với câu hỏi này
hầu hết học sinh có thể trả lời được hoặc:
? Có ý kiến cho rằng “Bình Ngô Đại Cáo” là bản tuyên ngôn độc lập lần hai của dân
tộc ta. Ý kiến của em? Với câu hỏi này dành cho những học sinh khá. Vậy với câu hỏi
thảo luận như hai câu hỏi trên học sinh khá có thể hỗ trợ học sinh trung bình và yếu trả lời.
Như vậy tùy từng đối tượng, từng bài mà giáo viên có thể đặt câu hỏi cho thích
hợp. Để có được hệ thống câu hỏi đạt ý tưởng thì công việc đầu tiên đòi hỏi giáo viên phải
nắm vững mục tiêu của bài dạy đó. Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu để xây dựng hệ thống
câu hỏi theo trình tự giúp học sinh khai thác từng vấn đề, từng khía cạnh của văn bản. Làm
được điều này chúng ta sẽ giúp cho bài giảng được thành công.
4. Tiết dạy minh họa:


Tiết 117: Viếng lăng Bác
Viễn Phương
A. Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, chân thành sâu lắng
6


Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn

của một nhà thơ ở Miền Nam được đến viếng lăng Bác sau ngày giải phóng Miền
Nam thống nhất đất nước.
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng thơ trang trọng thành kính
rất phù hợp với không khí thiêng liêng ở lăng Bác, hình ảnh thơ taw thực và những hình
ảnh ẩn dụ, biểu tượng rất sáng tạo.
- Rèn kỹ năng đọc, cảm nhận thơ 8 chữ.
B. Chuẩn bị

Thầy: Nghiên cứu SGK, Sách hướng dẫn, Soạn giáo án
Trò: SGK, Soạn bài ở nhà,

C. Tiến trình loên lớp
1- ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" ? Nêu cảm nghĩ của em
về khổ thơ đầu bài thơ
3- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
? Nêu hiểu biết của em về tác giả

Nội dung cần đạt
I. Đọc, tìm hiểu chung


? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

- Tác giả:

* Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc: Giọng thơ - Tác phẩm: Tháng 4 - 1976 sau khi
tâm tình, tha thiết và sâu lắng, chú ý đọc đúng thống nhất đất nước, lăng chủ tịch Hồ
nhịp. Học sinh đọc - Giáo viên nhận xét.

Chí Minh vừa khánh thành. Viễn

* Thể thơ: 8 chữ.

Phương từ chiến trường Miền Nam ra

* Bố cục bài thơ:

thăm miền Bác vào lăng viếng Bác.

? Bài thơ được cấu trúc theo mạch vận động của Bài thơ được in trong tập "Như mây
tâm trạng nhà thơ ở các chặng vào lăng viếng mùa xuân"
Bác, em hãy phân chia bố cục bài thơ như thế - Thể thơ: 8 chữ
nào để phù hợp với mạch vận động đó? 3 đoạn

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảmII.

- Khổ thơ đầu: Tâm trạng nhà thơ trước cảnh trí II.Đọc và tìm hiểu văn bản
ngoài lăng Bác

7



Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn

- Khổ thơ 2 - 3: Cảm xúc của nhà thơ khi vào
trong lăng Bác
- Khổ thơ cuối: Cảm xúc của nhà thơ khi rời
lăng Bác.
Tâm trạng của nhà thơ trước cảnh tn ngoài 1. Tâm trạng của nhà thơ trước cảnh
lăng Bác.

thiên nhiên ngoài lăng Bác.

- Học sinh đọc khổ 1
? Lần đầu tiên ra thăm lăng Bác được tác giả
giới thiệu qua câu thơ nào?

- Câu thơ như một lời tâm sự, từ ngữ

- Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác.

dung dị, tự nhiên, cách xưng hô thân

? Cách xưng con của nhà thơ thể hiện tình cảm mật gần gũi, giọng điệu cảm xúc như
của nhà thơ với Bác như thế nào? Tại sao nhà người con về thăm cha.
thơ không xưng là cháu mà xưng "Con" ?
- Từ "con" thân thương vốn là cách xưng hô của
người dân Nam Bộ, mang chất giọng ngọt ngào
của người dân Nam Bộ, thể hiện thái độ thành - H/ả hàng tre tượng trưng cho vẻ đẹp
kính, gợi cảm xúc mãnh liệt. ở nơi xa xôi cách thanh cao và sức sống bền bỉ, mãnh

trở những người con ở chhieens trường MN trở liệt của con người, dân tộc Việt Nam.
về thăm Bác chứ không phải viếng bác.
Giáo viên: Câu thơ như một lời tâm sự, từ ngữ
dung gị, tự nhiên, cách xưng hô thân mật gần
gũi, giọng điệu cảm xúc như người con về thăm
cha.
? Tại sao tác giả dùng từ "thăm" chứ không dùng
từ "viếng" ? ở đây, tác giả sử dụng nghệ thuật
gì?
- Từ thăm ( dùng lối nói giảm nói tránh: kìm nén
8


Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn

đau thương, khẳng định Bác còn sống mãi.
? Khi tới lăng Bác, ấn tượng đầu tiên của tác giả
về lăng bác là hình ảnh gì?
- Hàng tre xanh xanh Việt Nam …
? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả hàng tre của
tác giả? Tả thực đan xen yếu tố tượng trưng.
- Hàng tre: xanh xanh, thẳng hàng (tả thực)
- Xanh xanh Việt Nam (tượng trưng) ( cho dân
tộc Việt Nam anh dũng, kiên cường.
- Bão táp mưa sa (tượng trưng ( cho khó khăn
gian lao vất vả)
? Qua đó, em thấy câu thơ này có sức diễn tả
điều gì?
Vẻ đẹp thanh cao và sức sống bền bỉ, mãnh liệt
của cây tre Việt Nam cũng như con người Việt

Nam.
? Trong thơ ca Việt Nam, hình ảnh cây tre mang
ý nghĩa ẩn dụ nào? Ya nghĩa của từ ngữ đó?
Ôi ( Thán từ. Bộc lộ trực tiếp cảm xúc thương
mến, tự hào với đất nước, với dân tộc.

2. Cảm xúc khi vào lăng Bác.

Cảm xúc của nhà thơ khi vào lăng Bác.

* Bằng điệp từ "ngày ngày" nhà thơ

? Có những mặt trời nào xuất hiện trong lời thơ ? thể hiện sự thực cảm động diễn ra
Mặt trời nào có ý nghĩa tả thực, mặt trời nào thường xuyên liên tục những dòng
mang ý nghĩa tượng trưng?

người người nặng trĩu nhớ thương lặng

- Mặt trời trên lăng ( Mặt trời của vũ trụ.

lẽ nối nhau vào lăng viếng Bác.

- Mặt trời trong lăng ( Mặt trời của con người (ví
với Bác) - ẩn dụ.
9


Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn

- Con người Bác với những biểu hiện sáng chói - Nhịp thơ trầm lắng, âm điệu kéo dài

về tư tưởng yêu nước và lòng nhân ái mênh như diễn tả dòng người vô tận, diễn tả
mông có sức toả sáng mãi mãi.

cảm xúc sâu nặng nhớ thương của

? Từ "ngày ngày" ở câu thơ thứ nhất được lặp lại đồng bào Miền Nam với Bác.
ở câu thơ thứ ba có dụng ý gì? Cùng dòng người
vào lăng viếng Bác, tác giả cảm nhận được điều
gì?
- Ngày ngày mặt trời: Thời gian theo dòng liên
tục

- H/ả ẩn dụ"Vầng trăng" bởi không thể

- Ngày ngày dòng người; đi trong không gian có vầng trăng ở trong lăng nhưng tác
đặc biệt thương nhớ.

giả vẫn hình dung như thế để khẳng

* Bằng điệp từ "ngày ngày" nhà thơ thể hiện sự định cuộc đời Bác rực sáng như mặt
thực cảm động diễn ra thường xuyên liên tục trời nhưng cuộc đời của Bác cách sống
những dòng người người nặng trĩu nhớ thương của Bác, tâm hồn Bác hiền hậu thanh
lặng lẽ nối nhau vào lăng viếng Bác.

cao như ánh trăng.

? Hình ảnh kết tràng hoa dâng bảy mươi chín
mùa xuân thể hiện sáng tạo gì của nhà thơ?
? Nhận xét nhịp điệu của khổ thơ này? Tác dụng
của nhịp thơ này như thế nào (góp phần biểu lộ

cảm xúc gì).
- Bảy mươi chín mùa xuân là hình ảnh ẩn dụ chỉ
Bác bày chín tuổi.

- H/ả ẩn dụ "trời xanh" tượng trưng

- Dòng người vào lăng viếng Bác kết thành tràng cho sự bất diệt của Bác Hồ. Người dã
hoa lớn dâng lên Bác.

ra đi nhưng lí tưởng và sự nghiệp của

- Nhịp thơ trầm lắng, âm điệu kéo dài như diễn Người vẫn còn mãi mãi.
tả dòng người vô tận, diễn tả cảm xúc sâu nặng
nhớ thương của đồng bào Miền Nam với Bác. 9
10


Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn

tiếng/1dòng thơ).
* Học sinh đọc khổ 3:
? Khi vào trong lăng Bác, nhà thơ quan sát và có - Tác giả tự cảm nỗi đau mất mát trong
cảm nhận gì về Bác?

đáy sâu tâm hồn mình về sự ra đi của

- Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Bác.


Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
? Giấc ngủ bình yên là cách nói như thế nào?
Nói giảm nói tránh.
? Em hiểu giấc ngủ bình yên là giấc ngủ như thế
nào?
- Giấc ngủ thanh bình và vĩnh hằng của 1 con
người đã cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho cuộc
sống của đất nước, nhân dân. Giấc ngủ của Bác
bình yên trong thương nhớ, ơn nghĩa của mọi
người.
? Không thể có vầng trăng có thật ở trong lăng
nhưng vì sao tác giả vaanxhinhf dung giấc ngủ
của Bác giữa một vầng trăng sáng dịu hiền?
Vầng trăng sáng dịu hiền ( tác giả sử dụng nghệ
thuật gì trongcachsnois ấy?
- Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ.
- Không thể có vầng trăng ở trong lăng nhưng
tác giả vẫn hình dung như thế để khẳng định
cuộc đời Bác rực sáng như mặt trời nhưng cuộc
đời của Bác cách sống của Bác, tâm hồn Bác
hiền hậu thanh cao như ánh trăng.
? Những hình ảnh ấy được sáng tạo bằng trí
11


Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn

tưởng tượnghay còn bằng điều gì khác nữa?
- Bằng trí tưởng tượng, bằng thấu hiểu và yêu
quý những vẻ đẹp trong nhân cách Hồ Chí Minh.

? Câu thơ tiếp theo xuất hiện hình ảnh ẩn dụ? Đó
là hình ảnh nào? ý nghĩa của hình ảnh này?
- Trời xanh là mãi mãi. Trời xanh ( ẩn dụ
lafbieeur tượng bất diệt của Bác Hồ. Người dã ra
đi nhưng lí tưởng và sự nghiệp của Người vẫn
còn mãi mãi.
? Từ nào trong lời thơ "Mà sao nghe nhói ở
trong tim" có sức biểu cảm trực tiếp ? - Từ
"Nhói"
? Cảm nhận của em về lời thơ này qua lời biểu
cảm trực tiếp đó?
- Nhói là đau đột ngột, quặn thắt.
- Nghe nhói ở trong tim là nỗi đau tinh thần.
- Tác giả tự cảm nỗi đau mất mát trong đáy sâu
tâm hồn mình về sự ra đi của Bác.
? Nhận xét cách sử dụng cụm từ "vẫn biết, mà
sao" ?
- Sử dụng như một sự đói lập, khắc sâu thực tại
cảm xúc xót xa đau đớn mất mát trước sự ra đi
của Người.
Cảm xúc khi rời lăng Bác.

3. Cảm xúc khi rời lăng Bác.

? Khi trở lại MN tác giả bộc lộ cảm xúc như thế
nào?

- Tác giả cảm thấy bâng khuâng, xốn

- Thương trào nước mắt ( Nhớ thương nghẹn xang, lưu luyến không muốn rời xa

12


Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn

ngào trào dâng.

Bác.

? Cùng với cảm xúc đó người con đã nguyện
ước điều gì?
- Muốn làm : chim hót ; đoá hoa ; cây tre.

- Tác giả muốn hoá thân vào thiên

? Nhận xét nhịp thơ, cách sử dụng từ ngữ ở đoạn nhiên xứ sở quanh lăng Bác để được
thơ này? Tác dụng bộc lộ tình cảm gì?

gần Bác, dâng lên Bác niềm tôn kính.

? Hình ảnh thể hiện ước nguyện của nhà thơ có ý Lời tâm nguyện chân thành tha thiết,
nghĩa như thế nào? tại sao nhà thơ muốn hoá thể hiện cảm xúc lưu luyến không
thân thành chim, đoá hoa, cây tre? Lời tâm muốn rời xa.
nguyện đó thể hiện tình cảm gì?
- Chim ( gợi liên tưởng tới âm thanh của thiên III. Tổng kết- Ghi ghớ
nhiên đẹp đẽ trong lành nơi Bác yên nghỉ.

1. Nghệ thuật

- Đoá hoa ( toả hương thơm


- So sánh tả thực ẩn dụ tượng trưng từ

- Cây tre ( Làm con người bình dị trung hiếu

ngữ chọn lọc.

? Giá trị nội dung, nghệ thuật được Viễn Phương 2. Nội dung
thể hiện qua văn bản Viếng Lăng Bác

Thể hiện tình cảm tác giả đối với bác
kính yêu
IV. Luyện tập
- Học thuộc lòng bài thơ
- Viết 1 đoạn thể hiện cảm nghĩ về 1

đoạn thơ mà em thích?
4. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại bài, yêu cầu h/s đọc diễn cảm bài thơ.
5. Hướng dẫn về nhà: Về nhà học thuộc lòng bài thơ, cảm nhận khổ thơ 1,2, soạn bài tiếp
theo
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Qua những vấn đề đã trình bày ở trên chúng tôi nhận thấy rằng việc sử dụng hệ thống

13


Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn

câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá tác phẩm văn chương là phương pháp

không thể thiếu để nâng cao chất lượng cũng như năng lực cảm thụ văn chương của học
sinh, đặc biệt là học sinh vùng dân tộc thiểu số như ở Eadrong chúng ta. Và để xây dựng,
sử dụng hệ thống câu hỏi một cách tốt nhất thì người giáo viên phải có kĩ năng sư phạm
tốt, có chuyên môn vững vàng, có cách kết hợp các phương pháp dạy học một cách nhuần
nhuyễn, thành thạo.
Tóm lại làm bất cứ việc gì dù nhỏ hay lớn mà muốn thành công chúng ta đều cần
phải có phương pháp. Phương pháp là cái quan trong quyết định sự thành bại của mọi
công việc. Với riêng bộ môn ngữ văn thì việc sử dụng hệ thống câu hỏi phù hợp càng đặc
biệt quan trọng. Tuy nhiên do tính chất đặc trưng của bộ môn nên việc xây dựng và sử
dụng hệ thống câu hỏi là cả một vấn đề nan giải đối với đội ngũ giáo viên dạy văn. Chính
vì vậy chúng tôi thực hiện chuyên đề này để có dịp chúng ta cùng nhau trao đổi, rút kinh
nghiệm nhằm đưa chất lượng dạy văn huyện nhà ngày một đi lên. Qua chuyên đề này
chúng tôi cũng rất mong nhận được những đóng góp chân thành từ Ban giám hiệu nhà
trường cũng như các bạn đồng nghiệp.
2. Kiến nghị:
Việc dạy và học môn ngữ văn ở hầu hết các trường THCS đạt kết quả chưa cao là
do rất nhiều nguyên nhân cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Hạn chế từ phía tiếp
nhận của học sinh đồng thời cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy và học ở nhà trường còn
hạn chế. Nhân đây tôi cũng kính đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa, đầu tư mua
sắm tranh ảnh, băng đĩa, máy móc hỗ trợ công tác giảng dạy cho giáo viên. Đặc biệt trong
mỗi nhà trường nên tạo ra các sân chơi giúp các em giao lưu tìm hiểu thơ văn nhằm kích
thích niềm say mê văn học ở các em.

14


Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn

D/ Tài liệu tham khảo
1. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS (Bộ GD & ĐT)

2. Sách giáo khoa ngữ văn 6
3. Sách giáo khoa ngữ văn 7
4. Sách giáo khoa ngữ văn 8
5. Sách giáo khoa ngữ văn 9
6. Luật giáo dục

15


Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn

MỤC LỤC
Nội dung
I / Phần mở đầu ...............................................................................................

Trang
1

1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ...........................................................................
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................1
II/ Phần nội dung
1. Thực trạng .......................................................................................................1
1. Về phía học sinh.........................................................................................1
2. Về phía giáo viên.......................................................................................2
3. Nội dung chính
3.1.Vậy hệ thống câu hỏi là gì?........................................................................2
3.2.Yêu cầu đối với hệ thống câu hỏi...............................................................2
3.3.Việc xây dựng hệ thống câu hỏi.................................................................3

4. Tiết dạy minh hoạ chuyên đề........................................................................4
III. Kết luận, kiến nghị...........................................................................................9
IV. Tài liệu tham khảo...........................................................................................11

16


Sáng kiến kinh nghiệm môn ngữ văn

17



×