Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Ô nhiễm kim loại nặng trong đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 65 trang )

MỤC LỤC

........................................................................................................................

PHẦN 1: MỞ ĐẦU – Đặt vấn đê
Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động
sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người.
Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn nước,
ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay. Ô nhiễm
đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà
còn thông qua lương thực, rau quả... ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và
động vật.
Trong đất Việt Nam và Thế Giới cũng chứa một hàm lượng các kim loại nặng đáng kể,
cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm đất.
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I, Tổng quan ô nhiễm môi trường đất

Nhóm 1

1 1
Page


Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân
tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn là nền móng
cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là
một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản
suất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người.
Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển nông nghiệp và hoạt động đô thị
hóa nhưng hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp chất lượng ngày càng


suy thoái diện tích bình quân đầu người.
Người ta có thể phân loại đất ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác
nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:

• Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt
• Ô nhiễm đất do chất thải công ngiệp
• Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp
Tuy nhiên môi trường đất có những đặc thù và một số tác nhân gây ô nhiễm đó, người
ta còn phân loại ô nhiễm đất theo các tác nhân gây ô nhiễm:

• Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón
trong đất ),thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.v...)
• Ô nhiễm do tác nhân sinh học: trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại kí sinh trùng
(giun, sán v.v...).
• Ô nhiễm đất do tác nhân vật lí: Nhiệt độ (ảnh hưởng đên tốc độ phân hủy chất
thải của sinh vật), chất phóng xạ ( U ran, Thori, Sr90, I131, Cs137).
Đầu ra rất ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào sẽ lưu lại trong đó.Hiện tượng này
khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập
thì khả năng tự vận động của không khí và nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm
ra khỏi chúng. Đất không có khả năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con
người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức.
Các hệ thống sản xuất tác động đến môi trường đất như thế nào?

Nhóm 1

2 2
Page


Dân số trên trái đất tăng lên, đòi hỏi lượng lương thực, thực phẩm ngày càng nhiều và

con người phải áp dụng những phương pháp để tăng mức sản xuất và cường độ khai
thác độ phì của đất. Những biện pháp phổ biến nhất là:

• Tăng cường sử dụng các chất hóa học trong nông , lâm nghiệp như phân bón,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
• Sử dụng các chất tăng cường sinh trưởng để có lợi cho việc thu hoạch.
• Sử dụng công cụ kĩ thuật hiện đại.
• Mở rộng mạng lưới tưới tiêu.
Tất cả các biện pháp này đều tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái và môi trường đất:







Làm đảo lộn cân bằng sinh thái do sử dụng thuốc trừ sâu.
Làm ô nhiễm môi trường đất do sử dụng thuốc trừ sâu.
Làm cân bằng mất dinh dưỡng.
Làm xói mòn và thoái hóa đất.
Phá hủy cấu trúc của đất và các tổ chức sinh học của chúng do sử dụng các thiết

bị, máy móc nặng.
• Làm mặn hóa hay chua phèn do chế độ tưới tiêu không hợp lý.
Đất ở các khu vực công nghiệp và đô thị cũng ảnh hưởng đến các tính chất vật lí và hóa
học của đất. Những tác động về vật lí như xói mòn, nén chặt đất và phá hủy cấu trúc đất
do các hoạt động xây dựng, sản xuất và khai thác mỏ. Các chất thải rắn, lỏng và khí đều
có tác động đến đất. Các chất thải có thể được tích lũy trong đất trong thời gian dài gây
ra nguy cơ tiềm tàng đói với môi trường.
Người ta phân chia các chất thải gây ô nhiễm đất làm bốn nhóm: Chất thải xây dựng,

chất thải kim loại, chất thải khí, chất thải hóa học và hữu cơ.

• Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tông...trong
đất rất khó bị phân hủy.
• Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như Chì, Kẽm, Đồng, Niken,
Cadimi...thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các kim
loại này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước
uống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Nhóm 1

3 3
Page


• Các chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện, các khu
vực khai thác than, các khu vực nhà máy điện nguyên tử, có khả năng tích lũy
cao trong các loại đất giàu khoáng sét và chất mùn.
• Các chất thải gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, mầu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công
nghiệp sản xuất hóa chất. Nhiều loại chất hữu cơ đến từ nước cống, rãnh thành
phố, nước thải công nghiệp được sử dụng làm nguồn nước tưới trong sản xuất
cũng là tác nhân gây ô nhiễm đất.
TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

Ô nhiễm do chất thải rắn

Hơn 2/3 người Việt Nam thiếu hiểu biết

Nước thải chảy thẳng vào ruộng lúa


về môi trường

Nguồn nước thải ở KCN Phú Bài

Nhóm 1

4 4
Page


TÌNH HÌNH Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI

Người Ấn Độ đi trên bãi rác

Ô nhiễm môi trường đất ở Mexico, Nga

II, Ô nhiễm môi trường đất do kim loại nặng
1. Tổng quan:
1.1. Khái niệm:
*Kim loại nặng : Thuật ngữ KLN nhằm nói tới bất cứ một nguyên tố nào có khối lượng
riêng lớn (d > 5 g/cm3) và thể hiện độc tính ở nồng độ thấp. Tuy nhiên, độ độc của KLN
còn phụ thuộc vào các dạng tồn tại của chúng ở trong đất.( SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA
KIM LOẠI NẶNG TỚI CÂY TRỒNG VÀ SỨC KHOẺ CON NGƯỜI)
1.2 Tính chất:
Kim loại nặng không bị phân hủy sinh học (Tam & Wong, 1995), không độc khi
ở dạng nguyên tố tự do nhưng nguy hiểm đối với sinh vật sống khi ở dạng cation do khả
năng gắn kết với các chuỗi cacbon ngắn dẫn đến sự tích tụ trong cơ thể sinh vật sau
nhiều năm (Shahidul & Tanaka, 2004). Đối với con người, có khoảng 12 nguyên tố kim
loại nặng gây độc như chì, thủy ngân, nhôm, arsenic, cadmium, nickel… Một số kim

loại nặng được tìm thấy trong cơ thể và thiết yếu cho sức khỏe con người, chẳng hạn
như sắt, kẽm, magnesium, cobalt, manganese, molybdenum và đồng mặc dù với lượng
rất ít nhưng nó hiện diện trong quá trình chuyển hóa. Tuy nhiên, ở mức thừa của các
nguyên tố thiết yếu có thể nguy hại đến đời sống của sinh vật (Foulkes, 2000). Các
nguyên tố kim loại còn lại là các nguyên tố không thiết yếu và có thể gây độc tính cao
khi hiện diện trong cơ thể, tuy nhiên tính độc chỉ thể hiện khi chúng đi vào chuỗi thức
ăn. Các nguyên tố này bao gồm thủy ngân, nickel, chì, arsenic, cadmium, nhôm,
Nhóm 1

5 5
Page


platinum và đồng ở dạng ion kim loại. Chúng đi vào cơ thể qua các con đường hấp thụ
của cơ thể như hô hấp, tiêu hóa và qua da. Nếu kim loại nặng đi vào cơ thể và tích lũy
bên trong tế bào lớn hơn sự phân giải chúng thì chúng sẽ tăng dần và sự ngộ độc sẽ xuất
hiện (Foulkes, 2000). Do vậy người ta bị ngộ độc không những với hàm lượng cao của
kim loại nặng mà cả khi với hàm lượng thấp và thời gian kéo dài sẽ đạt đến hàm lượng
gây độc. Tính độc hại của các kim loại nặng được thể hiện qua:
(1) Một số kim loại nặng có thể bị chuyển từ độc thấp sang dạng độc cao hơn
trong một vài điều kiện môi trường, ví dụ thủy ngân.
(2) Sự tích tụ và khuếch đại sinh học của các kim loại này qua chuổi thức ăn có
thể làm tổn hại các hoạt động sinh lý bình thường và sau cùng gây nguy hiểm cho sức
khỏe của con người.
(3) Tính độc của các nguyên tố này có thể ở một nồng độ rất thấp khoảng
0.1-10 mg.L-1 (Alkorta et al., 2004).
1.3 Các dạng tồn tại và chuyển hóa trong đất:
- Các dạng tồn tại của kim loại nặng.
+ Liên kết CHC-kim loại nặng.
+ Con đường di chuyển trong đất không chỉ là hấp phụ trao đổi với

keo đất mà chủ yếu ở dạng liên kết với axit mùn fulvic.
+ Dạng tự do.
+ Dạng trao đổi.
+ Tích lũy trong sinh khối của sinh vật: thực vật, động vật đất....
+ Trong phần của những thể rắn khoáng và hữu cơ của đất.
-Sự chuyển hóa các kim loại từ ngưỡng không độc sang ngưỡng độc
phụ thuộc vào:
+ Bản chất của nhiều kim loại.
Nhóm 1

6 6
Page


+ Hàm lượng hoặc nồng độ của KLN trong môi trường đất và
dung dịch đất.
+ Phản ứng của đất (pH).
+ Các điều kiện khác như tính đa dạng sinh học của môi trường đất, chất tạo phức tạo
kết tủa và dạng tồn tại.
- KLN đi vào trong đất không chỉ tích tụ ở một điểm mà có khả năng lan truyền phụ
thuộc vào các tính chất lý – hóa học của đất như :
+ Thành phần cơ giới
+ pH dung dịch đất
+ Thế ôxi hóa khử
+ Khả năng hấp phụ và trao đổi cation
+ Các vi sinh vật đất
1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại nặng:
a, Nguồn gốc tự nhiên.
- KLN có trong đá mẹ, là thành phần của vỏ quả đất.
- KLN có ở nham thạch của tầng đất: Nguyên tố Asen (As) .

- Do các quá trình địa hóa.
b, Hoạt động nhân tạo:

- Hoạt động trong công nghiệp
- Từ chất thải làng nghề:
- Chất thải bệnh viện:
+ Các hóa chất và kim loại được thải ra trong các hoạt động của bệnh viện, hóa
chất xét nghiệm và sản phẩm sau xét nghiệm.
+ Hóa chất trị liệu, chất tẩy rửa gia dụng như EDTA, NTA có khả năng tạo phức
mạnh đối với kim loại, đây cũng là nguyên nhân làm tăng hàm lượng kim loại
nặng.
Nhóm 1

7 7
Page


- Chất thải sinh hoạt
- Hoạt động nông nghiệp:

Kim

Phân

Phân

loại

Photpho


Nitơ

Đá vôi

Bùn

Phân

Nước

Thuốc

cống

chuồng

tưới

BVTV

thải
As

<1- 1200

2- 120

0,1 – 24

2- 30


<1- 25

<10

3- 30

Cd

0,1- 190

<0,1- 9

<0,05-

2-3000

<0,1- 0,8

<0,05

-

0,1
Hg

0,01- 2

0,3- 3


-

<1- 56

<0,01- 0,2

-

0,6- 6

Pd

4- 1000

2- 120

20-

2- 7000

0,4- 16

<20

11- 26

1250
Hàm lượng kim loại nặng trong các sản phẩm làm phân bón (ppm)
(Nguồn: Sinh thái và Môi trường Đất_Lê Văn Khoa)
* Các quá trình tích lũy kim loại nặng trong đất:

a) Lắng đọng từ khí quyển:
- Các sol khí kim loại trong khí quyển, được giải phóng vào khí quyển trên mặt đất.
Sau đó,khuyếch tán lên cao.
- Các phần tử kim loại lớn nhất rơi xuống mặt đất ở dạng kết tủa khô. Mưa mang phần
lớn kim loại hòa tan từ khí quyển là kết tủa ướt.
b) Sử dụng phân bón không tinh khiết và thuốc trừ sâu có chứa KLN .
c) Dùng bùn thải trong nông nghiệp: KLN tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau trong bùn
Nhóm 1

8 8
Page


thải. Và chỉ một phần rất nhỏ được cây trồng sử dụng khi bón bùn thải cho cây.
d) Trầm tích sông hồ hàm lượng các nguyên tố KLN trong trầm tích sông hồ biến đổi
rất lớn theo vị trí.
* Các quá trình tích lũy kim loại nặng trong đất:
a) Lắng đọng từ khí quyển:
- Các sol khí kim loại trong khí quyển, được giải phóng vào khí quyển trên mặt đất.
Sau đó,khuyếch tán lên cao.
- Các phần tử kim loại lớn nhất rơi xuống mặt đất ở dạng kết tủa khô. Mưa mang phần
lớn kim loại hòa tan từ khí quyển là kết tủa ướt.
b) Sử dụng phân bón không tinh khiết và thuốc trừ sâu có chứa KLN .
c) Dùng bùn thải trong nông nghiệp: KLN tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau trong bùn
thải. Và chỉ một phần rất nhỏ được cây trồng sử dụng khi bón bùn thải cho cây.
d) Trầm tích sông hồ hàm lượng các nguyên tố KLN trong trầm tích sông hồ biến đổi
rất lớn theo vị trí.
e) Sử dụng nước thải làm nước tưới. Bao gồm: nước thải công nghiệp, nước mưa, nước
chảy tràn đô thị và trên đất nông nghiệp, nước thải từ mỏ. Với hàm lượng KLN khá cao.
2. Hiện trạng kim loại nặng trong môi trường đất

2.1. Trên Thế giới
Việc nghiên cứu KLN trong môi trường đất ở trên thế giới đã được tiến hành từ rất
sớm. Năm 1964, Alter Mitchell đã tiến hành nghiên cứu và phân tích hàm lượng một số
KLN trong một số loại đất đá (xem bảng 1).
Bảng 1. Hàm lượng của một số kim loại nặng trong một số loại đất đá
Nguyên
tố

Đá macma
Siêu bazơ
(Serpentine)

Bazơ (basalt)

Trầm tích
Axit
(Granite)

Đá vôi

Đá cát

Đá phân

kết

lớp

Cr


2.000-2.980

200

4

10-11

35

90-100

Mn

1.040-1.300

1.500-2.200

400-500

620-1.100

4-60

850

Nhóm 1

9 9
Page



Co

110-150

35-50

1

0,1-4

0,3

19-20

Ni

2.000

150

0,5

7-12

2-9

68-76


Cu

10-42

90-100

10-13

5,5-15

30

39-50

Zn

50-58

100

40-52

20-25

16-30

10-120

Cd


0,12

0,13-0,2

0,09-0,2

0,028-0,1

0,05

0,2

Sn

0,5

1-1,5

3-3,5

0,5-4

0,5

4-6

Hg

0,004


0,01-0,08

0,08

0,05-0,16

0,03-0,29 0,18-0,5

Pb

0,1-0,4

3-5

20-24

5,7-7

8 - 10

20-23

Đơn vị: mg/kg
(Nguồn: Alter Mitchell - 1964)
Theo Thomas (1986), các nguyên tố KLN như: Cu, Zn, Cd, Hg, Cr, As... thường
chứa trong phế thải của các ngành luyện kim màu, sản xuất ô tô. Khi nước thải chứa 13
mg Cu/l, 10 mg Pb/l, 1 mg Zn/l đã gây ô nhiễm đất nghiêm trọng. Ở một số nước như
Đan Mạch, Nhật Bản, Anh, Ailen, hàm lượng Pb cao hơn 100mg/kg đã phản ánh tình
trạng ô nhiễm Pb. [18]
Ở Nhật Bản, đất bị ô nhiễm thuỷ ngân và Cd rất nặng. Từ 1953 – 1967 trên toàn

bộ đất canh tác, Nhật Bản đã sử dụng hơn 6800 tấn Hg, hàm lượng Hg trong gạo từ 0,02
ppm (1946) tăng lên 0,15 ppm (1966). Trong khi đó theo tiêu chuẩn vệ sinh quy định về
hàm lượng Hg trong lượng thực không được vượt quá 0,02 ppm. Vì vậy người dân ở
đây đã bắt đầu ngừng và hạn chế bón Hg. Tại tỉnh Toyama thuộc khu vực đầu nguồn
sông Jinsu, hàm lượng Cd trong lúa được trồng ở vùng này cao hơn gấp 10 lần so với
lúa trồng ở khu vực khác nên chúng đã bị huỷ bỏ.
2.1.1. Ô nhiễm do hoạt động giao thông
Giao thông là một trong những nguyên nhân gây tích lũy KLN ở Châu Âu, người
ta ước tính có tới 76% tổng lượng Pb thoát ra môi trường là do xăng chì làm nhiên
liệu[20].
Nghiên cứu nước mưa chảy ra từ các đường cao tốc một số vùng Tây Nam
Scotland của hai tác giả A. Mc Neill & S. Olley (1998)[19] cho thấy rằng do ảnh hưởng
Nhóm 1

10 10
Page


của hoạt động giao thông, các chất thải ra từ các động cơ đốt trong của các phương tiện
tham gia giao thông chính là nguồn gây nhiễm KLN cho nước mặt, kết quả được thể
hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Kết quả trung bình của Cu, Zn và chất rắn lơ lửng
Chỉ tiêu theo dõi

Số lượng
mẫu

Giá tri

Nồng độ


Nồng độ

trung bình

thấp nhất

cao nhất

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

TCCP

Cu (không hòa tan)

63

0,011

0,001

0,036

0,007

Zn (tổng số)


63

0,029

0,001

0,132

0,025

Chất rắn lơ lửng

51

32

1

256

40

(Nguồn: Mc Neill & S. Olley – 1998)
Theo Ngọc Dũng, “Những nơi ô nhiễm nhất trên thế giới”, truy cập tại
ngày 11 tháng 10 năm 2012.

“Từ năm 2003, Viện Blacksmith, đặt trụ sở tại New York ( Mỹ), đã đưa ra bản danh
sách những nơi đứng đầu trên thế giới về mức độ ô nhiễm trên mạng Internet.
Linfen (Trung Quốc) - Đây là thành phố của đồng. Mức độ ô nhiễm bầu khí quyển do

khí thải máy bay, khí đioxit của lưu huỳnh, và chì là rất nặng nề. Vấn dề nghiêm trọng
đặt ra ở Linfen là các bệnh về hô hấp xảy ra nhiều ở trẻ em và người cao tuổi.

Nhóm 1

11 11
Page


Mexico City (Mexico), với 15 triệu dân, thành phố này nổi tiếng không bởi điều gì khác
mà là một trong những thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới. Khoảng 4 triệu xe ôtô lưu
thông trên đường mỗi ngày. Trong suốt thập niên qua, chính phủ Mexico đã cố gắng
trong việc hạn chế khí thải ô nhiễm không khí tuy nhiên kết quả vẫn còn khiêm tốn.”

2.1.2. Ô nhiễm kim loại nặng do công nghiệp
Chất thải xây dựng
Chất thải xây dựng như gạch ngói, thủy tinh, gỗ, ống nhựa, dây cáp, bêtông, nhựa…
trong đất các chất này bị biến đổi theo nhiều con đường khác nhau, nhiều chất rất khó bị
phân hủy…
Chất thải kim loại
Các chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng (Pb, Zn, Cd, Cu và Ni) thường có
nhiều ở các khu vực khai thác mỏ, các khu công nghiệp và đô thị.
Kết quả điều tra đất vườn ở 53 thành phố, thị xã ở nước Anh cho thấy hầu hết có lượng
chì tổng số vượt trên 200 mg/kg, ở nhiều vùng công nghiệp đã vượt quá 500 mg/kg, các
giá trị này cao hơn đất bình thường không bị nhiễm bẩn (<100 mg/kg).
Nhóm 1

12 12
Page



Nguồn gốc chính của kim loại nặng trong chất thải:
Các loại bình điện (pin, ac quy) có mức chất thải kim loại nặng cao nhất: 93%



tổng số lượng thủy ngân, khoảng 45% số lượng Cadmium (Cd).
Sắt phế liệu chứa khoảng 40% số lượng chì (Pb), 30% đồng (Cu), 10% crôm



(Cr).


Các chất thải mịn (<20 mm) chứa 43% Cu thải, 20% Pb và 12% nickel (Ni).



38% Cd thải và 25% Ni là từ chất dẻo.



Nickel có trong các loại thành phần rác, trong đó có 6 loại rác chứa trên 10% Ni.
(Theo Phan Tuấn Triều, “Ô nhiễm môi trường đất”, truy cập tại ngày 11 tháng 10 năm 2012.)

2.1.3. Ô nhiễm kim loại nặng do nông nghiệp
Các thuốc bảo vệ thực vật thường chứa nhiều kim loại nặng như: As, Pb, Hg.
Một số loại thuốc bệnh như: CuSO4, Zineb, Macozeb… chứa các kim loại nặng như Zn,
Cu, Mn sử dụng nhiều và lâu dài sẽ tồn lưu các kim loại trong đất.. Nồng độ thường
thấy kim loại nặng trong một số chế phẩm nông nghiệp được liệt kê trong bảng 3


Bùn cặn

Phân ủ

Phân
chuồng
Nhóm 1

Cr

Mn

8-

60 -

46.000

3.900

1,8 410
1,1 55

-

30 - 969

Co


1 - 260

-

Ni

Cu

Zn

Cd

Hg

6-

50 -

91 -

<1 -

0,1 -

5.300

8.000

49.000


3.410

55

0,9 -

13 -

0,01 -

0,09 -

1,3 -

279

3.580

100

21

2.240

0,1 -

0,01 -

0,8


0,36

0,3 – 24 2,1 - 30

13 13
Page

2172

82 - 5.894

15 - 566

Pb

2 - 7.000

0,4 - 27


Phân

66 -

40 -

photphat

245


2.000

Phân nitrat

Vôi

3,2 19

10 - 15

-

40 1.200

1 – 12

7 - 38

5,4 – 12

7 - 34

0,4 – 3

10 - 20

1300

-


2125

HCBVTV

-

-

-

-

-

Nước tưới

-

-

-

-

-

1 - 42

10 - 450


-

-

0,1 -

0,01 -

190

2

0,005 -

0,3 -

8,5

2,9

0,04 0,1

0,05

20 1.250

0,6 - 6

11 - 26


<0,05

-

<20

nghiệp

Đánh giá hàm lượng Cu, Zn, Cd, Pb trong các loại phân hóa học và ước tính khối lượng
kim loại nặng bón vào đất trồng lúa ở Valencia (Tây Ban Nha) cho thấy: Phân phốt phát
là loại phân hóa học có chứa hàm lượng các KLN lớn nhất: Cu 1-3000 mg/kg, Zn 501400 mg/kg, Pb 7-225 mg/kg, Cd 0,1-170 mg/kg; phân nitrat có chứa 0,05-8,5 mg/kg
Cd, phân urê có chứa 0,008 mg/kg Cd[2].
Đất bị ô nhiễm kim loại nặng làm giảm năng suất cây trồng mà còn ảnh hưởng
đến nông sản dẫn tới tác động xấu đến sức khỏe con người. Vì vậy nhiều nước trên thế
giới đã quy định mức ô nhiễm KLN (bảng 4)
Bảng 4. Hàm lượng tối đa cho phép (MAC) của các KLN được xem là độc đối với
thực vật trong đất nông nghiệp
Đơn vị: mg/kg
14 14
Page

2 - 120

-

Bảng 3. Nồng độ thường thấy của các KLN trong một số loại chế phẩm nông

Nhóm 1

4 - 1.000



Nguyên tố

Áo

Canada

Balan

Nhật

Anh

Đức

Cu

100

100

100

125

50

50


Zn

300

400

300

250

150

300

Pb

100

200

100

400

50

500

Cd


5

8

3

-

1

2

Hg

5

0,3

5

-

2

10

(Nguồn: Kabata-Pendias,1992)
2.2. Nghiên cứu ô nhiễm KLN ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về ô nhiễm KLN còn rất hạn chế và đang phát triển
trong nhiều năm gần đây.

Theo tác giả Trần Kông Tấu và Trần Công Khánh (1998)[5] khi nghiên cứu KLN
dạng tổng số đã chỉ ra 7 độc tố (Co, Cr, Fe, Mn, Ni, Pb, Zn) tập trung chủ yếu ở 2 loại đất
là đất phù sa thuộc ĐBSH và ở đất ferralsols - tức đất feralit nâu đỏ phát triển trên bazan đây là hai loại đất có nguồn nước ngầm cũng rất phong phú. Kết quả nghiên cứu được thể
hiện ở bảng 5.
Bảng 5. Hàm lượng KLN ở tầng đất mặt trong một số loại đất ở Việt Nam
Đơn vị: mg/kg
Loại đất

Co

Cr

Fe

Mn

Ni

Pb

Zn

Đất Feralit phát triển

59,5

257,6

125091


1192

227,1

9,0

81,0

trên đá bazan

0,46

<0,36

<0,83

55,5

0,96

<0,51

<0,51

Đất phù sa vùng

6,1

30,8


17924

239

18,6

29,1

36,2

ĐBSCL

0,52

<0,36

1,45

134,7

<0,57

<0,51

1,1

Đất phù sa vùng

13,6


43,2

42280

227

34,9

37,1

86,7

ĐBSH

0,24

<0,36

<0,83

43,8

<0,57

0,29

0,6

Đất xám phát triển trên


1,2

9,9

5848

26,0

2,6

9,3

11,6

Nhóm 1

15 15
Page


Granit miền Trung

<0,1

<0,36

<2,83

0,42


0,62

<0,51

<0,51

1,9

25,9

8823

26,0

12,4

23,4

21,4

0,48

<0,36

19,8

14,5

1,14


<0,51

4,89

Đất phèn

Hàm lượng các nguyên tố KLN của nhiều loại đất khác nhau cũng được Hồ Thị
Lam Trà và Kazuhiko Egashira (2001)[9] nghiên cứu. Kết quả thể hiện ở bảng 6 cho thấy,
sự khác nhau giữa hàm lượng KLN của các khu vực có thể do sự khác biệt giữa đá mẹ
và mẫu chất.

Bảng 6. Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất nông nghiệp ở một số vùng của
Việt Nam (mg/kg)
Đia điểm
Hải Phòng
Hà Nội
Hà Giang
Bắc Giang
Sơn La
Ninh Bình
Nghệ An
Đắc Lắc
Gia Lai
Lâm Đồng

Đá mẹ và
mẫu chất
Phù sa
Phù sa
Phù sa

Đá cát
Đá vôi
Đá vôi
Đá bazan
Đỏ bazan
Đá bazan
Đá bazan

Cây trồng
Lúa
Lúa- Rau
Lúa
Cây ăn quả
Cây ăn quả
Mía
Cao su
Lúa
Cao su
Cà phê

Cu

Pb

Zn

Cd

24
22

24
16
58
106
47
90
83
49

33
24
21
19
27
33
24
10
11
11

89
195
57
32
144
153
159
124
105
80


0,09
0,09
0,05
0,07
0,04
0,02
0,02
0,08
-

2.2.1. Ô nhiễm KLN do công nghiệp và đô thị
Nguồn phát tán các KLN trước hết phải kể đến sản xuất công nghiệp, công
nghiệp có sử dụng sút, clo là nguồn phế thải nhiều thuỷ ngân; ngành công nghiệp sử
dụng than đá và vật liệu mỏ như dầu... là nguồn thải Pb, Hg và Cd... Trong đó, các
nguyên nhân gây tích đọng KLN gây ô nhiễm môi trường một phần là do tác động trực
tiếp từ nguồn thải, một phần là do quá trình quản lý và xử lý các nguồn thải chưa chặt
chẽ đã gián tiếp gây ô nhiễm môi trường.

Nhóm 1

16 16
Page


Khi nghiên cứu về ô nhiễm KLN do hoạt động sản xuất công nghiệp, không thể không
nói đến ngành công nghiệp khai khoáng. Quá trình khai thác khoáng sản thường qua ba
bước: mở cửa mỏ, khai thác và đóng cửa mỏ. Như vậy, tất cả các công đoạn khai thác
đều tác động đến tài nguyên và môi trường đất. Khai thác quặng dưới lòng đất, về mặt
mặt lý thuyết thì ít gây ô nhiễm do công nghệ tinh chất quặng ướt: Nghiền quặng  thả

quặng đã được nghiền vào bể axit nhân tạo  do các quặng đã được nghiền này có tỷ
trọng nhẹ hơn nước nên chúng sẽ nổi trên bề mặt nước  thu được quặng. Nhưng dung
dịch chứa trong bể axit lẫn nước có chứa các chất KLN (Pb…) được thải ra bãi thải, do
vậy họ phải đắp đập cao 6m để chứa lượng nước thải trên, nhưng lượng nước thải này
lại ngấm sâu xuống tầng đất gây ô nhiễm đất. Trong khi đó, người dân vẫn tiếp tục canh
tác trồng cây rau mầu trên đất đã bị nhiễm độc do KLN, ngoài ra đất này còn bốc mùi
axit và mùi chì khô rất khó chịu. “Các nhà máy xử lý quặng tạo ra một lượng lớn chất
thải được gọi là đuôi quặng. Các chất thải này có thể có độc tính. Các đuôi quặng
thường được thải ra ở dạng bùn thải, thường được thải vào các hồ chứa nằm trong các
thung lũng tự nhiên.”[11]
“Các hồ chứa này thường được xây dựng giống như các đập. Các đập bị vỡ gây nhiều
tổn hại đến môi trường như trong thảm họa khai thác Marcopper có ít nhất 2 triệu tấn
đuôi quặng thải vào sông ở địa phương.”[17]
Theo : “Chuyên đê 1: Khai thác khoáng sản và tác động đến môi trường, Tài liệu
giáo dục môi trường dành cho giáo viên THPT” thì “Trong các mỏ thiếc sa khoáng,
biểu hiện chính của ô nhiễm hoá học là làm đục nước bởi bùn - sét lơ lửng, tăng hàm
lượng các ion sắt và một số khoáng vật nặng.
Việc khai thác và tuyển quặng vàng phải dùng đến thuốc tuyển chứa Hg, ngoài ra,
các nguyên tố kim loại nặng như asen, antimoan, các loại quặng sunfua, có thể rửa lũa
hoà tan vào nước. Vì vậy, ô nhiễm hoá học do khai thác và tuyển quặng vàng là nguy cơ
đáng lo ngại đối với nguồn nước sinh hoạt và nước nông nghiệp. Tại những khu vực
này, nước thường bị nhiễm bẩn bởi bùn sét, một số kim loại nặng và hợp chất độc như
Hg, As, Pb v.v... mà nguyên nhân chính là do nước thải, chất thải rắn không được xử lý
đổ bừa bãi ra khai trường và khu vực tuyển quặng.”

Nhóm 1

17 17
Page



Bụi từ quặng chì do xí nghiệp chì -kẽm

Bể nước sạch của các cô giáo Trường

Chợ Điền ( Bắc Kạn) khai thác

tiểu học Bản Thi., huyện Chợ Đồn - Bắc
Kạn là một vũng nước trong hốc đá đen
quặng chì, bùn và rác.

Năm 2006 các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã
thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá và khoảng 70 triệu m3 nước thải từ mỏ .
2.2.2. Ô nhiễm KLN do hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, con người đã làm tăng đáng kể các
nguyên tố KLN trong đất. Các loại thuốc bảo vệ thực vật thường có chứa các KLN như
As, Pb, Hg. Các loại phân bón hoá học đặc biệt là phân phốtpho thường chứa nhiều As,
Cd, Pb. Các loại bùn nước thải cũng là nguồn có chứa nhiều các KLN khác như As, Pb,
Cd, Bi, Hg, Zn.
“Theo kết quả điều tra, thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện cả nước
đã phát hiện trên 1.153 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu,
gồm 289 kho lưu giữ và 864 khu vực ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật
tồn lưu trên địa bàn 38 tỉnh, thành phố.
Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An có số lượng các kho thuốc bảo vệ thực
vật tồn lưu lớn nhất trong cả nước với 913 điểm từ thời kỳ chiến tranh và bao cấp để lại.
Trong đó có 177 điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đáng lo ngại là thuốc bảo
vệ thực vật là những hợp chất hữu cơ có độc tố cao, khó phân hủy sinh học, có thể theo
nước mưa ngấm sâu vào nguồn nước sinh hoạt hoặc tiềm tàng trong không khí, thức ăn,
nước uống sinh hoạt hàng ngày, là một trong những tác nhân gây ung thư điển hình.”
[10]

Nhóm 1

18 18
Page


Bảng 7. Hàm lượng một số kim loại nặng trong các sản phẩm dùng làm phân bón
trong nông nghiệp
Đơn vị: ppm
Kim

Phân

Phân

loại

Phốtpho

Nitơ

As
Bi
Cd
Hg
Pb
Sb
Se
Te


< 1- 120
0,1 - 190
0,01 - 2
4 - 1000
< 1 - 10
0,5 - 25
20 - 23

2 -120
<0,1-9
0,3 - 3
2 -120
-

Bùn

Phân

Nước

Thuốc

cống thải

chuồng

tưới

BVTV


2 - 30
< 1- 1000
2 - 3000
< 1 - 56
2 - 1000
2 - 44
1 - 17
-

< 1 - 25
<0,1 - 0,8
20,01-0,2
0,1 - 16
<0,1 - 0,5

< 10
20,05
< 20
<0,05
-

3 - 30
0,6 - 6
11- 26
-

Đá vôi
0,1 - 24
<0,05-0,1
20 -1250

< 0,1
-

0,2 - 2,4
0,2

Theo các chuyên gia, mỗi năm Việt Nam sử dụng đến 9 triệu tấn hóa chất thuộc
500 loại khác nhau, trong đó phần lớn là thuốc trừ sâu và còn lại là trừ cỏ, trừ bệnh. Do
đó, không kể một số lượng lớn ước tính hàng triệu tấn hoá chất được nhập lậu từ Trung
Quốc và Thái Lan, Việt Nam hiện nay phải đối mặt với hai vấn nạn lớn: Môi trường
thoái hóa nhanh, và sức khỏe con người.
2.2.3. Ô nhiễm KLN do chất thải làng nghề
Hiện nay, ở Việt Nam vấn đề ô nhiễm môi trường đất và nước xảy ra khá nghiêm
trọng ở các làng nghề tái chế kim loại. Theo nghiên cứu thì hàm lượng các KLN trong
nước thải của các làng nghề tái chế kim loại hầu hết đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép
nhiều lần và đều thải trực tiếp vào môi trường mà không qua xử lý.
“Đến cuối năm 2010, Việt Nam có khoảng 2.100 làng nghề, trong đó có 300 làng nghề
truyền thống, tạo việc làm cho hơn bốn triệu lao động với thu nhập cao hơn nhiều so với
làm nông nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề đã mang lại lợi ích to lớn về
kinh tế, xã hội, tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch, mang tính tự phát, khiến
cho vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành một trong những vấn đề nóng tại các làng
nghề hiện nay.
Nhóm 1

19 19
Page


Theo báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh
tế, khu công nghiệp và làng nghề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ cuối năm 2010

đến đầu năm 2011 cho thấy chất thải từ các làng nghề đa phần không nhiều nhưng việc
thải bỏ không đúng cách và tùy tiện .....gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Các làng nghề chủ yếu tập trung tại vùng nông thôn, tập trung đến 80% dân số cả nước.
Kết quả khảo sát 52 làng nghề, theo đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề năm
2006 của Cục bảo vệ môi trường cho thấy, 46% làng nghề bị ô nhiễm nặng, 27% bị ô
nhiễm vừa, 27% ô nhiễm nhẹ. Chất lượng môi trường tại hầu hết khu vực sản xuất trong
các làng nghề đều không đạt chuẩn.
Ô nhiễm tại các làng nghề ảnh hưởng rất lớn tới những người trực tiếp tham gia sản
xuất và những người sống tại làng nghề đó. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc
khá cao: 95% người lao động có nguy cơ tiếp xúc với khói bụi, 85,9% tiếp xúc với
nhiệt, 59,6% tiếp xúc với hóa chất.…” [15]
Các KLN trong đất đã thể hiện xu thế tích luỹ cao ở các khu vực chịu ảnh hưởng
của nước thải từ làng nghề.
3. Một số kim loại nặng đặc trưng
3.1. Độc cao
3.1.1. Cadimi ( Cd)

• Khái quát về nguyên tố
Cadimi là nguyên tố hoá học nhóm IIB, chu kì 5 bảng tuần hoàn các nguyên tố
hoá học; số thứ tự 48; nguyên tử khối 112,41. Do nhà hoá học Đức Stơrômayơ (F.
Stromeyer) tìm ra (1817). Là kim loại nặng, mềm, màu trắng xanh, dễ nóng chảy; khối
lượng riêng 8,65 g/cm3; tnc = 321,1 oC, ts = 766,5 oC.
Cd hiện diện khắp nơi trong lớp vỏ của trái đất với hàm lượng trung bình khoảng
0,1 mg.kg. Tuy nhiên hàm lượng cao hơn có thể tìm thấy trong các loại đá trầm tích như
đá trầm tích phosphate biển thường chứa khoảng 15 mg.kg. Hàng năm sông ngòi vận
chuyển một lượng lớn Cd khoảng 15000 tấn đổ vào các đại dương (GESAMP, 1984
trích trong WHO, 1992). Hàm lượng Cd đã được báo cáo có thể lên đến 5 mg.kg, trong
các trầm tích sông và hồ, từ 0,03 đến 1 mg.kg trong các trầm tích biển (Korte, 1983
Nhóm 1


20 20
Page


trích trong WHO, 1992). Hàm lượng Cadmium trung bình trong đất ở những vùng
không có sự hoạt động của núi lửa biến động từ 0,01 đến 1 mg.kg, ở những vùng có sự
hoạt động của núi lửa hàm lượng này có thể lên đến 4,5 mg.kg (Korte, 1983 trích trong
WHO, 1992). Tuy nhiên theo Murray (1994) hàm lượng Cd trong đất hiện diện trung
bình 0,06 -1,1 ppm.
Bảng 8: Giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong một số loại
đất
Đơn vị tính: mg/kg đất khô
Đất nông

Đất lâm

Đất dân

Đất thương

Đất công

nghiệp

nghiệp

sinh

mại


nghiệp

1. Asen (As)

12

12

12

1

12

2. Cadimi (Cd)

2

2

5

5

10

3. Đồng (Cu)

50


70

70

100

100

4. Chì (Pd)

70

100

120

200

300

5. Kẽm (Zn)

200

200

200

300


300

Thông số

Trích QCVN 03 : 2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép
của kim loại nặng trong đất

• Ứng dụng của cadimi :Cadimi dùng sản xuất sơn, phẩm màu công nghiệp, ổn
định chất nhựa (PVC), làm điện cực pin (Ni-Cd), dùng mạ điện (trong sản xuất
máy bay), dùng sản xuất thép - mạ đồng, chống ăn mòn, dùng làm chấm lượng tử
(dạng Cd-Se) phát quang theo kích thích tia UV, dùng trong "ống màu sắc hình
ảnh" trong kỹ thuật truyền hình, dùng phủ mặt trống quang dẫn
(photoconductive) trong kỹ thuật làm ảnh, dùng trong lò phản ứng áp lực nước
(dạng hợp kim Ag - Id - Cd), dùng làm chất bán dẫn (dạng Te -Hg - Cd) trong
sản xuất tế bào quang điện nhạy cảm với tia hồng ngoại. Cao hơn nữa còn dùng
để kiểm soát notron trong phân hạch hạt nhân, dùng trong kỹ thuật sinh học phân
tử.
Trích

/>
kep/82/3887734.epi ngày 1/10/2012
Nhóm 1

21 21
Page


Trích ngày 02/10/2012

• Tính độc của Cadimi

Nguyên tố Cd và các dung dịch các hợp chất của nó là những chất cực độc thậm
chí chỉ với nồng độ thấp, và chúng sẽ tích lũy sinh học trong cơ thể cũng như trong các
hệ sinh thái. Một trong những lý do có khả năng nhất cho độc tính của chúng là chúng
can thiệp vào các phản ứng của các enzime chứa kẽm. Kẽm là một nguyên tố quan trọng
trong các hệ sinh học, nhưng cadmi, mặc dù rất giống với kẽm về phương diện hóa học,
nói chung dường như không thể thay thể cho kẽm trong các vai trò sinh học đó. Cadimi
cũng có thể can thiệp vào các quá trình sinh học có chứa magie và canxi theo cách thức
tương tự. Trong đất ô nhiễm các kim loại nặng, hàm lượng Cd có quan hệ mật thiết với
hàm lượng Zn và Pb, nếu hàm lượng Cd nhiều thì hàm lượng Zn và Pb cũng nhiều.
Cadimi là một nguyên tố rất độc đối với môi trường sống cũng như đối với con người.
Đối với các thực vật sống dưới nước, tính độc hại của cadimi ngang với độc tính của Ni
và Cr(III)...và có phần kém độc hơn so với Hg(CH3)2 và Cu. Tất nhiên điều này còn
phụ thuộc vào từng loài, từng điều kiện của sự ảnh hưởng của Cd. Ở hàm lượng 0,02-1
mg/l Cd sẽ kìm hãm quá trình quang hợp và phát triển của thực vật. Hàm lượng cho
phép của Cd trong nước là 1 microgam/l.
Cây lúa bị ô nhiễm Cd thì trong gạo có thể chứa trên 1ppm, nếu ăn liên tục nhiều năm
loại gạo này thì con người cũng sẽ bị bệnh đau xương. Cây trồng khác nhau thì lượng
hút Cd và tồn lưu cũng khác nhau. Nói chung ở các loại mạch nhiều hơn ở cây họ đậu,
Nhóm 1

22 22
Page


cây họ đậu nhiều hơn cây lúa, cây rau hút Cd ít, cây ăn củ hút tương đối nhiều Cd. Gạo
chứa > 1ppm, tiểu mạch: 1 – 3,5pmm, đỗ tương: 1ppm, dưa chuột 0,15ppm, cà
0,27ppm, …

• Hiện trạng ô nhiễm Cadimi
a, Hiện trạng ô nhiễm Cadimi trên thế giới:

Hồi năm 2002, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cũng khảo sát các loại gạo có mặt
trên thị trường. Kết quả cho thấy nhiều loại gạo bị nhiễm kim loại nặng, trong đó tỷ lệ
nhiễm chì trên 28,4% và nhiễm cadmium 10,3%.
Theo Giáo sư Pan Genxing, trưởng nhóm nghiên cứu của ĐH Nông nghiệp Nam
Kinh, nguyên nhân gạo nhiễm cadmium là do đất trồng bị nhiễm cadmium, đồng, kẽm,
chì và thách tín. Chuyên gia này nhấn mạnh: “Ngộ độc cadmium là quá trình tích lũy
lâu dài.”

Cuộc điêu tra của Đại học Nông nghiệp Nam Kinh chỉ ra 10% gạo của Trung
Quốc nhiễm kim loại nặng.
Trích

/>
chat-doc-hai
b, Hiện trạng ô nhiễm Cadmi ở Việt Nam
Theo qui chuẩn Việt Nam đất bị coi ô nhiễm Cadimi (Cd) nếu lượng Cd tổng số
vượt quá 2 mg/kg đất khô. Cadimi có thể được tìm thấy trong đất nông nghiệp và trong
cây trồng có nguồn gốc khác nhau, có thể do bản chất tự nhiên, có thể do các hoạt động
của con người.
Nhóm 1

23 23
Page


Cd là kim loại nặng không mong muốn và là chất gây ô nhiễm chính trong phân
bón được quan tâm. Cd được tìm thấy trong trầm tích chứa kẽm và phospho, bởi vậy nó
thường có trong các loại phân lân. Mức độ Cd tồn tại trong phân bón chứa lân phụ thuộc
vào nguồn gốc của đá phốt phát sử dụng để sản xuất phân lân. Rất may mắn là các loại
đá phosphorit và apatit dùng để sản xuất phân lân ở Việt Nam có lượng Cd tương đối

thấp so với một số loại khoáng chứa phosphore từ các nước khác. Tuy vậy việc sử dụng
phân lân quá nhiều trong thời gian dài cũng không tốt.
3.1.2. Asen (As) (danh mục tài liệu tham khảo riêng)
a, Khái quát tình hình
Asen hay còn gọi là thạch tím có trong nước, không khí, đất, thực phẩm và đi vào cơ
thể con người gây ra ngộ độc, có thể chết ngay nếu uống một lượng bằng một hạt
thóc [2] . Những năm gần đây, ảnh hưởng nghiêm trọng của As đối với sức khỏe con
người cũng đă được báo cáo ở Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh. Ước tính có đến hàng
triệu người có nguy cơ bị ngộ độc do ngộ độc As. hàm lượng As cũng đă được xác
định ở nhiều vùng cửa sông,vùng ven biển trên thế giới. Hàm lượng As trong trầm
tích cửa sông đă được xác định từ 5µg.g-1 ở cửa sông Axe đến lớn hơn 1000µg.g-1
trong các cửa sông Restronguet Creek, Cornwall nơi nhận nước thải từ các khu vực
khai thác quặng mỏ kim loại [1] . Hơn 1/5 dân số Việt Nam đang ăn nước giếng
khoan và có nhiễm asen. Theo thống kê của UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc),
tại Việt Nam có khoảng 10 triệu người có nguy cơ bị bệnh do tiếp xúc với asen.... [2]
Asen phân bố nhiều nơi trong môi trường, chúng được xếp thứ 20 trong những
nguyên tố hiện diện nhiều trong lớp vỏ của trái đất, hiện diện ít hơn Cu, Sn nhưng
nhiều hơn Hg, Cd, Au, Ag, Sb, Se [3]. Nguồn asen khổng lồ phóng thích vào khí quyển
bởi quá trình tự nhiên là sự hoạt động của núi lửa.Khi núi lửa hoạt động, một lượng
lớn arsenic khoảng 17150 tấn phóng thích vào khí quyển [4]. Trong môi trường tự
nhiên, asen chủ yếu liên kết với các khoáng mỏ sunfide. Hàm lượng arsenic tự nhiên
trong đất nói chung biến động từ 0,1 - 40 mg.kg -1 [5] . Theo Murray (1994) hàm
lượng asen trong đất trung bình 2,2-25 ppm. [10]
b, Nguồn gây ô nhiễm do hoạt động của con người
Nhóm 1

24 24
Page



-Khai thác quặng mỏ (Cu, Ni, Pb, Zn), luyện kim đưa vào môi trường một lượng lớn
arsenic. Khoảng 62000 tấn arsenic phóng thích vào môi trường hàng năm từ các
hoạt động này [3].
-Đốt các nhiên liệu hóa thạch từ các hộ gia đđ́ nh, từ các nhà máy điện.[8]
-Sử dụng thuốc diệt nấm, thuốc trừ cỏ, thuốc diệt côn trùng và công nghiệp. [8]
-Từ khi đưa vào sử dụng DDT năm 1947 và các loại thuốc trừ sâu hữu cơ khác có
chứa các hợp chất arsenic hữu cơ [3].
c, Tác hại của asen với con người và động thực vật.
+ Đối với con người :
_ Tính độc của asen phụ thuộc rất nhiều vào bản chất của các hợp chất mà nó hình
thành, đặc biệt là hoá trị. Asen hoá trị 3 độc hơn rất nhiều so với asen hoá trị 5. Tính
độc của asen vô cơ (tri ôxit asen) đối với con người đă được biết từ lâu. Liều lượng
gây chết người khoảng 50-300 mg nhưng phụ thuộc vào từng cá thể (Clark et
al.,1997) [6]. Những biểu hiện của ngộ độc asen măn tính bao gồm: yếu ớt, mất phản
xạ, mệt mỏi, viêm dạ dày, viêm ruột kết, chán ăn, giảm cân, rụng tóc,... Con người bị
nhiễm độc asen lâu dài qua thức ăn hoặc không khí dẫn đến bệnh tim mạch, rối loạn
hệ thần kinh, rối loạn tuần hoàn máu, móng gịn dễ găy với những vạch trắng ngang
móng, rối loạn chức năng gan, thận (Bissen & Frimmel, 2003) [3]. Ngộ độc asen cấp
tính có thể gây buồn nôn, khô miệng, khô họng, rút cơ, đau bụng, ngứa tay, ngứa
chân, rối loạn tuần hoàn máu, suy nhược thần kinh.Các loại bệnh ngoài da (biến đổi
sắc tố, sạm da, sừng hoá, ung thư da...), tiểu đường, bệnh gan và các vấn đề liên quan
tới hệ tiêu hoá, các rối loạn ở hệ thần kinh - ngứa hoặc mất cảm giác ở chi và khó
nghe[2]. Asen có ba tác động hóa sinh là : làm đông tụ protein, tạo phức với coenzym
và phá hủy quá trình photpho hóa dẫn đến rối loạn tế bào , gây ung thư , đặc biệt là
ung thư phổi và da.[8]

Nhóm 1

25 25
Page



×