Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Kế hoạch hóa Kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp Việt Nam năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.25 KB, 37 trang )

NHÓM 4

phát triển ngành Nông nghiệp Việt N
2015

Danh sách các thành viên trong nhóm
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Đỗ Thị Minh Nguyệt (NT)
Nguyễn Thị Ngọc
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Nguyễn Trọng Quý
Bùi Thu Hằng
Nguyễn Hồ Quỳnh Như
Nguyễn Thủy Trang
Nguyễn Thị Thu Thảo

CQ 532773
CQ 532746
CQ 530136
CQ 533187
CQ 531195
CQ 532892
CQ 535035


CQ 533567


MỤC LỤC

Phần I: Đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp năm 2014
I.

Nhận định chung về những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện kế hoạch
phát triển ngành nông nghiệp năm 2014

Đặc điểm chung
Nền kinh tế Mỹ, EU, Nhật Bản có sự phục hồi rõ rệt,điều đó trực tiếp và gián
tiếp mang lại những thuận lợi về lòng tin thị trường, đầu tư và tiêu dùng chung cho
tất cả các nước, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là kỳ vọng cải thiện chung về xuất
khẩu, thu hút FDI, ODA, kiều hối, cũng như duy trì sự ổn định chung về giá cả
lương thực, năng lượng, giá vàng và tỷ giá.Tuy nhiên năm 2014 nền kinh tế vẫn
chưa thoát khỏi giai đoạn trì trệ,tình hình kinh tế trong nước cũng diễn biến hết sức
khó khăn, thiên tai bão lũ gây thiệt hại nặng nề... Những khó khăn đặt ra trong năm
2013 vẫn tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, song
1.1.

Nhóm 4 – Kế hoạch 53A

2


tốc độ chậm; khu vực kinh tế trong nước vẫn còn tiếp tục khó khăn: Khu vực FDI
giữ được lợi thế tăng trưởng, nhưng không có sự đột biến trong năm 2014.
Năm 2014, giá gạo thế giới tiếp tục bị chi phối bởi giá gạo của Thái Lan. Giá

gạo thế giới tiếp tục giảm do Thái Lan buộc phải bán tháo số gạo tồn kho mà
Chính phủ nước này đã mua theo chương trình trợ giá lúa gạo để giải phóng kho
chứa và trả tiền cho nông dân.
Thủ tướng yêu cầu phải đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Ðây là đòi
hỏi bức xúc cần được triển khai bằng nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có nhiều
cơ chế, chính sách để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản như: nghiên cứu, ứng
dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ vào sản xuất; khuyến khích hình thành, nhân
rộng các mô hình liên kết, hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm;
khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn.
Nông nghiệp trong năm 2014 nghiêng về thị trường ngách mà ở đó những sản
phẩm nông nghiệp như dế, hoa lan, cá cảnh... sẽ có nhiều cơ hội để xuất khẩu vì
chất lượng tương đương các nước trong khu vực nhưng giá lại rẻ hơn.
Năm 2014 hoàn tấtHiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương và việc ký
kết những FTA khu vực và liên khu vực khác mà Việt Nam đang tham gia đàm
phán có chuyển biến tích cực như: Cộng đồng Kinh tế chung Đông - Nam Á
(AEC), Hiệp định thương mại tự do với châu Âu hay Hiệp định Đối tác kinh tế
toàn diện khu vực (RCEP).
Các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản, chứng khoán đang thử sức ở lĩnh
vực nông nghiệp công nghệ cao, thậm chí có chiến lược đầu tư dài hạn.
I.2.


Thuận lợi,khó khăn

Thuận lợi
- Sau 7 năm gia nhập WTO, nhiều ngành hàng nông sản đã chiếm lĩnh được thị
phần lớn trên thế giới.
- Với thế mạnh là nông nghiệp, TPP được xem là cơ hội lớn để ngành Nông nghiệp
phát triển, việc tham gia vào WTO, và sau là TPP sẽ giúp Việt Nam thoát ra khỏi

hình ảnh “nông nghiệp giá rẻ”. Ngoài ra còn tạo cơ hội giảm thuế cho hàng xuất
khẩu, cải thiện môi trường đầu tư, tăng cơ hội xuất khẩu và khả năng dịch chuyển
lao động, hàng hóa và dòng vốn qua biên giới và giữa các quốc gia thành viên cũng
sẽ đậm hơn…từ đó mang lại nhiều việc làm và thu nhập hơn cho doanh nghiệp và
nền kinh tế.
- Việc đầu tư của các doanh nghiệp bất động sản,chứng khoán vào nông nghiệp
giúp ngành dần lấy lại vị thế của mình trong nền kinh tế. Từ đó Chính phủ có sự
quan tâm đúng mức hơn, đồng thời cũng có những chính sách ưu đãi đối với lĩnh
Nhóm 4 – Kế hoạch 53A

3


vực này, nhất là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, khuyến khích DN tăng đầu
tư.
- Sản phẩm được kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm phù hợp với yêu cầu của
các quốc gia nhập khẩu sẽ góp phần gia tăng hình ảnh cho nông sản Việt, mang lại
kim ngạch xuất khẩu cao hơn, tránh những vụ kiện do hàng không đảm bảo chất
lượng bị trả về và chi phí bồi thường hợp đồng. Đối với thị trường nội địa, xu
hướng người tiêu dùng nghiêng về các sản phẩm rau củ quả sạch nội địa, đạt tiêu
chuẩn VietGap ngày một nhiều hơn.


Khó khăn
- Nông nghiệp đã đạt đến đỉnh tăng trưởng do chưa thay đổi về cơ cấu.
- Khi TPP được ký kết việc giảm thuế sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng lượng
hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam với giá cả cạnh tranh. Hệ quả tất
yếu là doanh nghiệp đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, thị phần hàng hóa của Việt
Nam sẽ bị thu hẹp, thậm chí là nguy cơ mất thị phần nội địa,nguy cơ này đặc biệt
nguy hiểm đối với nhóm hàng nông sản. Hiện tại, nhiều mặt hàng có sức cạnh

tranh yếu như rau quả, thức ăn, chăn nuôi...sẽ là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng
nhất. Ngoài ra, ngành Nông nghiệp còn phải đối mặt với các biện pháp kiểm dịch
động thực vật và hàng rào kỹ thuật thương mại, đặc biệt là việc siết chặt các yêu
cầu về vệ sinh dịch tễ .
- Khu vực nông nghiệp gặp khó khăn về đầu ra và giá, đặc biệt là mặt hàng gạo.
Mặc dù sản xuất lúa gạo được mùa nhưng đầu ra cho cây lúa vẫn là thách thức,
nhất là khi giá gạo xuất khẩu có thể chịu sức ép từ việc Thái Lan chấm dứt chương
trình trợ giá lúa gạo và Trung Quốc có chủ trương tự túc lương thực, thị trường gạo
toàn cầu đang rơi vào tình trạng dư cung.
II.

Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển ngành Nông nghiệp năm 2014

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu định hướng năm 2014
Theo Tổng cục Thống kê , tổng sản phẩm trong nước ( GDP) quý I-2014 tăng
khoảng 4,96% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là mức tăng cao hơn mức tăng cùng
kỳ của 3 năm trở lại đây. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
2,37% (quý I-2013 tăng 2,24%), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,69%
(quý I-2013 tăng 4,61%), khu vực dịch vụ tăng 5,95% (quý I-2013 tăng 5,65%).
2.1.

Nhóm 4 – Kế hoạch 53A

4


Hình 1: Tăng trưởng GDP trong quý 1 qua các năm (đơn vị: %)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển ổn định.
Giá trị sản xuất toàn ngành quý I năm 2014 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt

165 nghìn tỷ đồng, tăng 2,43% so với cùng kỳ năm 2013, bao gồm: Nông nghiệp
đạt 126,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,01%; lâm nghiệp đạt 5,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,8%;
thủy sản đạt 32,6 nghìn tỷ đồng, tăng 3,71%.
Dự kiến cả năm 2014, tốc độ tăng GDP của ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản
đạt 2,95% trong đó tốc độ tăng giá trị sản xuất tăng từ 3,1-3,5%.

Bảng 1: Một số chỉ tiêu chính năm 2014
STT

1

Chỉ tiêu

Tốc độ tăng GDP
của ngành

Đơn Kế hoạch
vị năm 2014

%

2,6 - 3,0

Thực
hiện 3
tháng
đầu năm
2014

Ước tính

thực hiện
năm 2014

2,95

3,0

Nhóm 4 – Kế hoạch 53A

5


2

Tốc độ tăng GTSX
ngành

3

Tổng kim ngạch
xuất khẩu

%

3,1-3,5

2,43%

2,6


Tỷ
USD

28,5

6,9

27,5 -28,5

Nguồn: Tổng cục Thống kê
2.2.

Kết quả thực hiện các mục tiêu theo ngành của năm 2014

Ngành trồng trọt
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp chỉ đạo điều hành sản xuất, ngành trồng
trọt tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định. Giá trị sản xuất trồng trọt quý I-2014 theo
giá so sánh 2010 đạt 86778,3 tỷ đồng tăng 2,4 % so với quý I-2013 và chiếm 52,6
% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Dự kiến cả năm giá trị sản xuất
trồng trọt tăng so với năm 2013 3,1-3,4 %.
2.2.1.

Bảng 2: Bảng đánh giá thực hiện mục tiêu phát triển trồng trọt năm 2014
STT

Chỉ số đánh giá

Đơn
vi


Kế
hoạch
năm
2014

Thực hiện
3 tháng
đầu năm
2014

Ước tính
thực hiện
năm 2014

1

Tốc độ gia tăng
GTSX trồng trọt

%

3,1 -3,4

2,4%

3,1

2

Lương thực hạt

bình quân

Kg/ng

17,78

18,57

18,5

Nguồn: Cục trồng trọt (Bộ NT&PTNT)
Vụ đông 2013-2014 diện tích trồng trọt 55.000 ha, gồm: ngô 23.000 ha,
năng suất 45 tạ/ha, sản lượng 103.500 tấn; đậu tương 10.000 ha, năng suất 15
Nhóm 4 – Kế hoạch 53A

6


tạ/ha, sản lượng 15.000 tấn; lạc 1.500 ha, năng suất 20 tạ/ha, sản lượng 3.000
tấn; rau đậu các loại 20.500 ha; năng suất 130 tạ/ha, sản lượng 266.500 tấn.
Vụ Chiêm Xuân gieo trồng 215.000 ha, trong đó: lúa 120.000 ha, năng suất
63 tạ/ha, sản lượng 756.000 tấn; ngô 17.000 ha, năng suất 43 tạ/ha, sản lượng
73.100 tấn; lạc 11.000 ha, năng suất 20,5 tạ/ha, sản lượng 22.600 tấn; khoai lang
2.500 ha, năng suất 72 tạ/ha, sản lượng 18.000 tấn; sắn 14.300 ha, năng suất 135
tạ/ha, sản lượng 193.050 tấn, trong đó săn nguyên liệu 7.000 ha, năng suất 160
tạ/ha; đậu tương 1.000 ha, rau đậu các loại 13.000 ha....
Vụ Thu, Mùa trồng trọt 175.000 ha, trong đó lúa 132.000 ha, năng suất 52,5
tạ/ha, sản lượng 693.000 tấn; ngô 16.500 ha, năng suất 40 tạ/ha, sản lượng
66.000 tấn; lạc 2000 ha, năng suất 17 tạ/ ha, sản lượng 3.400 tấn; đậu tương
2.000 ha, năng suất 16 tạ/ha, sản lượng 3.200 tấn; khoai lang 3.500 ha, vừng

2000 ha, rau đậu các loại 12.000 ha.
Ngành chăn nuôi
Thực hiện chính sách tái cấu trúc ngành theo hướng chăn nuôi tập trung theo
mô hình trang trại, gia trại, duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức nông
nghiệp và ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích tổ chức sản xuất theo hướng
khép kín.
2.2.2.

Đồng thời giám sát và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, tăng cường dịch vụ thú y,
quy định chặt chẽ về quản lý và sử dụng thuốc thú y, bố trí đủ nguồn lực để phòng
chống dịch bệnh. Do vậy tốc độ tăng trưởng của chăn nuôi vẫn ở mức cao. Tốc độ
tăng giá trị sản xuất tăng khoảng 5,0-5,5%,tốc độ tăng GDP khoảng 6%, tỷ trọng
chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ước tính đạt 37%so với cùng kỳ
năm 2013.

Bảng 3: Bảng đánh giá thực hiện mục tiêu phát triển chăn nuôi năm 2014
STT

Chỉ số đánh giá

Đơn
vị

Kế hoạch năm
2014

Thực hiện
3 tháng
đầu năm
2014


Ước tính
thực hiện
năm 2014

Nhóm 4 – Kế hoạch 53A

7


1

2

Tốc độ tăng GTSX
chăn nuôi
Tỷ trọng chăn nuôi
trong tổng giá trị
SXNN

%

5,0 - 5,5

4,5

4,5 - 5,3

%


37

35

35-38

Nguồn: Cục chăn nuôi (Bộ NT&PTNT)
Năm 2014 nghiên cứu và đưa vào áp dụng các giải pháp tăng cường hiệu quả
sử dụng thức ăn chăn nuôi, giảm chi phí vào snr xuất, bào vệ mội trường. ước tính
quy mô đàn gia cầm tăng 5,5%, đàn lợn tăng 1,0%; sản lượng thịt hơi các loại đạt
4,6 triệu tấn, tăng 4,0%; sản lượng trứng 9,1 tỷ quả, tăng trên 12%; sữa tươi 473
ngàn tấn, tăng 11,3%; thức ăn chăn nuôi công nghiệp 14,5 triệu tấn, tăng 6,6%.
Ngành thủy sản
Tập trung chuyển giao tiến bộ kỹ thuật kết hợp thực hiện các chính sách
khuyến khích đánh bắt xa bờ; phát triển các tổ đội đoàn kết sản xuất và các hình
thức dịch vụ trên biển; mở rộng mô hình quản lý cộng đồng đối với nghề cá ven
bờ.
Hướng dẫn phát triển bền vững nuôi tôm và nhuyễn thể đảm bảo an toàn dịch
bệnh (kể cả tôm hùm); chấn chỉnh cơ bản sản xuất, kinh doanh cá tra để nâng cao
hiệu quả trên cơ sở phát huy lợi thế quốc gia; mở rộng áp dụng các quy trình thâm
canh nuôi cá nước ngọt, nước lạnh.Tính đến tháng 3 năm 2014 sản lượng khai thác
thủy sản đạt 686 ngàn tấn, tăng 5,4 % so với cùng kì năm ngoái. Giá trị xuất khẩu
tháng 3 đạt 574 triệu USD, tính chung 3 tháng đầu năm giá trị xuất khẩu đạt
khoảng 1,61 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm 2013.
Ước tính năm 2014, tổng sản lượng thủy sản đạt 6,2 triệu tấn; trong đó, sản
lượng khai thác 2,6 triệu tấn (khai thác hải sản 2,4 triệu tấn, khai thác nội địa 200
ngàn tấn), sản lượng nuôi trồng 3,6 triệu tấn; gia trị sản xuất thủy sản tăng 3,54,0%.
2.2.3.

Bảng 4: Bảng đánh giá thực hiện mục tiêu phát triển thủy sản năm 2014


Nhóm 4 – Kế hoạch 53A

8


STT
Các chỉ số đánh
giá

Đơn
vị

Kế hoạch
Thực hiện 3
năm 2014 tháng đầu năm
2014

Ước thực
hiện năm
2014

Tốc độ tăng GTSX
thủy sản

%

3,5 – 4

3,7


3,7 – 4

1

2

Giá trị xuất khẩu

Tỷ
USD

6,5 – 7

1,61

5,2 - 6,5

3

Sản lượng khai
thác thủy sản

Triệu
tấn

2,6

0,686


2,5 - 2,7

Nguồn: Tổng cục thủy sản (Bộ NT&PTNT)
Ngành lâm nghiệp
Tăng cường quản lý chất lượng giống, giải quyết đất đai để khuyến khích phát
triển trồng rừng kinh tế; tăng cường nỗ lực bảo vệ rừng tự nhiên.
2.2.4.

Thực hiện các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; chính sách tăng
cường công tác bảo vệ rừng; giao đất, giao rừng, khuyến lâm… tạo điều kiện thuận
lợi để các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đầu tư trồng rừng sản xuất và chế biến lâm
sản, phát triển du lịch sinh thái rừng.
Tiếp tục tổ chức thực hiện dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng”; nghiệm thu dự
án của 13 tỉnh được triển khai trong năm 2013; thực hiện điều tra, kiểm kê rừng tại
25 tỉnh.
Tính đến hết 3 tháng đầu năm 2014 tổng diện tích rừng trồng tập trung 3 tháng
ước tính đạt 11,5 nghìn ha, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa
phương có diện tích trồng rừng nhiều là: Quảng Ngãi 2445 ha; Nghệ An 2400 ha;
Quảng Ninh 2230 ha; Quảng Nam 1100 ha; Yên Bái 1036 ha; Phú Thọ 944 ha. Số
cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 64,2 triệu cây, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm
2013; sản lượng gỗ khai thác đạt 1190 nghìn m3, tăng 5,2%; sản lượng củi khai
thác đạt 7,6 triệu ste, tăng 2,7%.
Mục tiêu năm 2014 đạt tốc độ tăng GTSX khoảng 5,5-6,0%; tỷ lệ che phủ
rừng đạt 41,5% (Trong đó, tỷ lệ che phủ từ cây rừng đạt 40,5%, tỷ lệ che phủ từ
cây có tán như cây rừng trên đất lâm nghiệp đạt 1,0%).Bảo vệ và phát triển bền
Nhóm 4 – Kế hoạch 53A

9



vững 13,5 triệu ha rừng hiện có; khoán bảo vệ 3,4 triệu ha; trồng rừng 234 ngàn ha,
trong đó trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng 34,5 ngàn ha, trồng mới rừng sản xuất
199,5 ngàn ha; chăm sóc rừng trồng 301,3 ngàn ha; khoanh nuôi tái sinh 360 ngàn
ha; cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt 45,9 ngàn ha; trồng mới 50 triệu cây phân tán.
Bảng 5: Bảng đánh giá thực hiện mục tiêu phát triển lâm nghiệp năm 2014
Thực hiện 3
Kế hoạch tháng đầu
năm 2014 năm 2014

Ước tính
thực hiện
năm 2014

ST
T

Các chỉ số đánh
giá

Đơn
vị

1

Tốc độ tăng
GTSX lâm nghiệp
Tỷ lệ che phủ
rừng
Giá trị KNXK
lâm sản


%

5,6 – 6

4,8

4,8 - 5.4

%

41,5

36,9

37 - 40,5

Tỷ
USD

5,4

1,47

4,5 – 6

2
3

Nguồn: Tổng cục lâm sản (Bộ NT&PTNT)

Đánh giá khái quát về tình hình phát triển ngành Nông nghiệp

III.

Thành tựu (Điểm mạnh) cơ bản và nguyên nhân
Tốc độ tăng trưởng trong GDP ổn định
Bảng 6: Tốc độ tăng trưởng ngành trong GDP quí I qua các năm

3.1.


Tốc độ tăng
trưởng
trong GDP

Quí I/2011

Quí I/2012

Quí I/2013

Quí I/2014

3,35

2,81

2,24%

2,95%


Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua bảng có thể thấy tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp quí 1/2014 cao
nhất trong 3 năm trở lại đây. Ước tỉnh trong năm 2014 tốc độ tăng trưởng nông
nghiệp trong GDP đạt 2,8% (năm 2013 là 2,67%) .
Nguyên nhân là do chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp được triển
khai, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng
suất , sản lượng, chất lượng, thu nhập cho nông dân. Tổ chức lại sản xuất trên
Nhóm 4 – Kế hoạch 53A

10


cơ sở liên kết, hợp tác sản xuất nhất là mối quan hệ giữa nông dân và doanh
nghiệp để tạo mối liên kết bền vững.


Sản xuất thủy sản tăng
Bảng 7: Tốc độ gia tăng GTSX thủy sản qua các năm

Tốc độ gia
tăng GTSX
thủy sản

Quí I/2011

Quí I/2012

Quí I/2013


Quí I/2014

4,3%

4,9%

2,5%

3,71%

Nguồn: Tổng cục thủy sản (Bộ NT&PTNT)
Ước tính năm 2014, tổng sản lượng thủy sản đạt 6,2 triệu tấn; trong đó, sản
lượng khai thác 2,6 triệu tấn (khai thác hải sản 2,4 triệu tấn, khai thác nội địa 200
ngàn tấn), sản lượng nuôi trồng 3,6 triệu tấn; GTSX thủy sản tăng 3,5-4,0%
Nguyên nhân: Nhờ tập trung chuyển giao tiến bộ kỹ thuật kết hợp thực hiện các
chính sách khuyến khích đánh bắt xa bờ; phát triển các tổ đội đoàn kết sản xuất và
các hình thức dịch vụ trên biển; mở rộng mô hình quản lý cộng đồng đối với nghề
cá ven bờ


Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng
Bảng 8: Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành quí I qua các năm

Tổng kim
ngạch xuất
khẩu ngành
nông nghiệp

Quí I/2011


Quí I/2012

Quí I/2013

Quí I/2014

5,4 tỉ USD

24,43 tỉ USD

26,69 tỉ USD

29 tỉ USD

Nguồn: Cục hải quan (Bộ Công thương)
Có thể thấy trong quý I/2014 giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng 9,4%.
Ước tính cả năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 10,5% so với 2013.
Nguyên nhân: Mặc dù Việt Nam có sự sụt giảm cả về giá trị và sản lượng xuất
khẩu nên xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2014 giảm 14,9% về khối lượng và
10,4% về giá trị so cùng kỳ năm 2013; mặt hàng cao su giảm 23,1% về khối lượng
và 42% về giá trị... Bù lại, giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt
Nhóm 4 – Kế hoạch 53A

11


1,47 tỷ USD, tăng 19,6%. Tuy vậy, xét chung kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành
thì vẫn đạt được mức tăng trưởng khá.
Hạn chế (điểm yếu) cơ bản và nguyên nhân
Tốc độ tăng trưởng GTSX nông, lâm sản và toàn ngành giảm

3.2.



Bảng 9: Tốc độ tăng GTSX nông, lâm sản và toàn ngành quí I qua các năm

Tốc độ tăng
GTSX toàn
ngành
Tốc độ gia
tăng GTSX
nông sản
Tốc độ gia
tăng GTSX
lâm sản

Quí I/2011

Quí I/2012

Quí I/2013

Quí I/2014

3,5%

3,7%

2,6%


2,43%

3,2%

3,2%

2,5%

2,01%

4,0%

6,1%

5,8%

4,8%

Nguồn: Bộ NT&PTNT
Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí sản xuất cao, năng suất lao động thấp, giá
bán nông sản giảm làm cho lợi nhuận của người dân giảm sút. Năm 2014, sản xuất
nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt sản lượng cao nhưng gặp nhiều
khó khăn trong tiêu thụ và xuất khẩu do giá lúa giảm, thị trường gạo thế giới đang
có nhiều diễn biến khó lường, cơ cấu sản xuất nông nghiệp bộc lộ nhiều hạn chế,
bất cập, thiếu liên kết giữa doanh nghiệp với người dân trong chuỗi sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó, khu vực nông nghiệp còn gặp khó khăn về đầu ra và giá, đặc
biệt là mặt hàng gạo. Mặc dù sản xuất lúa gạo được mùa nhưng đầu ra cho cây lúa
vẫn là thách thức, nhất là khi giá gạo xuất khẩu có thể chịu sức ép từ việc Thái Lan
chấm dứt chương trình trợ giá lúa gạo và Trung Quốc có chủ trương tự túc lương

thực.


Xuất khẩu nông sản gặp khó khăn
Các số liệu thống kê vừa được công bố cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu 11
mặt hàng nông sản chủ yếu trong 2 tháng qua chỉ đạt 3,84 tỷ USD, tăng 3,9%, thấp
rất xa so với cùng kỳ năm 2013.
Nhóm 4 – Kế hoạch 53A

12


Bảng 10: KNXK toàn ngành quí I qua các năm
Quí I/2011
KNXK toàn
ngành (tỷ USD)

3,65

Quí I/2012

Quí I/2013

Quí I/2014

3,2

3,4

3,35


Nguồn: Tổng cục hải quan



Trong đó, xuất khẩu 7 mặt hàng chủ yếu có số liệu thống kê về khối lượng và
giá trị (gồm: gạo, cà phê, hạt điều nhân, cao su, sắn và sản phẩm sắn, hồ tiêu và
chè) còn khó khăn hơn nhiều. Tổng khối lượng xuất khẩu các mặt hàng này chỉ đạt
1,94 tỷ tấn, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước và tổng kim ngạch cũng chỉ đạt
hơn 1,73 triệu USD, giảm tới 15,5%.
Những điều nói trên có nghĩa là, xuất khẩu hàng nông sản đang rơi vào tình
trạng khó khăn năm thứ ba liên tiếp.
Nguyên nhân của tình trạng xuất khẩu tụt dốc như vậy là do giá hàng nông sản
thế giới nhìn chung vẫn biến động theo chiều hướng giảm kéo dài từ năm 2012 đến
nay. Các số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy, giá nông sản thế giới
năm 2012 đã giảm 5,8%, năm 2013 tiếp tục giảm 7,2% và tổng mức giảm trong 2
năm đã qua là 12,6%.
Rõ ràng, là nước xuất khẩu hàng nông sản rất lớn, việc giá giảm sâu trong một
thời gian rất dài như vậy đang đẩy nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nước
ta nói riêng vào tình thế rất khó khăn.
Điển hình nhất ở phương diện này là mặt hàng cao su. Nếu như trong 2 tháng
đầu năm 2012, để hạn chế tình trạng doanh thu giảm do giá xuất khẩu “rơi tự do”,
Việt Nam đã tăng mạnh khối lượng xuất khẩu, nhưng trong cùng kỳ năm 2013, cả
giá và lượng xuất khẩu đều giảm mạnh. Còn 2 tháng đầu năm nay, do giá vẫn tiếp
tục giảm mạnh, tổng cộng đã giảm 53% so với cùng kỳ năm 2011, nên lượng xuất
khẩu cũng giảm rất mạnh. Chính sự cộng hưởng giữa 2 yếu tố này đã khiến kim
ngạch xuất khẩu mặt hàng cao su giảm tới 57% so với cùng kỳ năm 2011.
Nhập khẩu nông sản tăng
Ở đầu vào nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu lũy kế 14 mặt hàng nông sản
và vật tư nông nghiệp chủ yếu trong 2 tháng qua đã đạt 2,44 tỷ USD, tăng 10,3%

so với cùng kỳ năm 2013, cao gấp 2,7 lần so với nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu.
Nhập khẩu nông sản tăng tốc mạnh đồng nghĩa với việc tiêu thụ nhiều loại nông
sản “made in Vietnam” ở chính thị trường trong nước sẽ trở nên cực kỳ khó khăn.
Điển hình nhất ở phương diện này là mặt hàng ngô mà nền kinh tế đang có nhu
cầu tiêu dùng rất lớn. Nhập khẩu ngô đã tăng bùng nổ trong 2 tháng vừa qua, đạt
Nhóm 4 – Kế hoạch 53A

13




gần 1,3 triệu tấn, bằng 57,4% tổng khối lượng nhập khẩu cả năm 2013. Chắc chắn,
việc ngô nước ngoài ồ ạt đổ bộ vào thị trường trong nước như vậy sẽ làm cho việc
tiêu thụ khoảng 5 triệu tấn ngô sản xuất trong nước trong năm nay rất khó khăn.
Giá ngô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện đã “rơi tự do” xuống còn 3.800
đồng/kg, tức là giá chỉ còn một nửa so với “thời hoàng kim” cách đây chưa xa đã
đủ cho thấy điều đó.
Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất và tiêu thụ không ít mặt hàng nông sản khác
ở thị trường trong nước cũng phải đối mặt khó khăn vì những nguyên nhân khác
nhau. Chẳng hạn, nếu như ngành chăn nuôi gia cầm hiện vẫn điêu đứng do dịch
cúm gia cầm hoành hành, thì trước đó, những người trồng rau đã phải chấp nhận
tình trạng giá rẻ như cho, do cung tăng trong khi cầu hạn chế. Hay việc nông dân
trồng mía tiếp tục lao đao vụ thứ hai liên tiếp khi cung đường tiếp tục lớn hơn cầu,
cộng với nhập khẩu đường lậu tiếp tục tràn vào…
Những khó khăn như vậy trong tiêu thụ hàng nông sản đương nhiên không chỉ
khiến nhịp độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp năm nay khó có thể nhích lên, mà
còn đồng nghĩa với thu nhập của dân cư khu vực nông thôn không được cải thiện,
dẫn đến sức mua của thị trường trong nước vẫn yếu, nên khu vực công nghiệp và
dịch vụ sẽ tiếp tục thiếu thị trường để bứt phá.

Dịch bệnh gia súc, gia cầm có khả năng bùng phát
Từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước có 19 tỉnh phát sinh dịch cúm gia cầm, trong
đó có 11 tỉnh công bố dịch, 2 người tử vong do nhiễm cúm A/H5N1. Hiện nay, tình
hình dịch cúm gia cầm A/H7N9 ở Trung Quốc đang diễn biến phức tạp. Một số
nghiên cứu về việc vận chuyển gà thải loại ở Trung Quốc cho thấy nhiều gà thải
loại được vận chuyển từ phía Bắc xuống phía Nam, đưa vào các tỉnh Quảng Tây và
Vân Nam giáp với Việt Nam, trong đó có qua các địa phương đã phát hiện có vi-rút
A/H7N9. Vi-rút cũng đã được phát hiện trên gia cầm và người ở tỉnh Quảng Tây,
giáp với 4 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Trong khi đó hoạt động buôn bán,
vận chuyển bất hợp pháp động vật và sản phẩm động vật qua biên giới vẫn chưa
hoàn toàn chấm dứt. Vì vậy nguy cơ vi-rút cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam
trong thời gian tới là rất cao, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh có
liên quan tới hoạt động buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu
không rõ nguồn gốc.
Nguyên nhân là do công tác quản lí còn yếu để dịch bệnh lây lan và bùng phát



Một số điểm yếu trong công tác lãnh đạo, quản lý nông nghiệp
- Công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm tuy đã tạo được sự chuyển biến nhưng chưa toàn diện và chưa đáp ứng yêu
cầu vẫn là vấn đề gây nhiều bức xúc trong xã hội; tình trạng phá rừng trái phép,
cháy rừng vẫn còn diễn ra gay gắt ở một số địa phương.
Nhóm 4 – Kế hoạch 53A

14


- Triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu mới chỉ tập trung ở Bộ và các đơn vị trực
thuộc; nhiều địa phương, đơn vị triển khai còn chậm, thiếu sự quan tâm đúng

mức và còn lúng túng.
- Hệ thống quản lý nhà nước của ngành từ Trung ương đến địa phương, chưa hoàn
thiện thông suốt và đồng bộ, ảnh hưởng đến hoạt động của ngành. Chỉ đạo điều
hành thực hiện các nhiệm vụ của ngành có nơi có lúc thiếu quyết liệt, kém hiệu
quả, nhất là các nhiệm vụ về quản lý chất lượng vật tư và đảm bảo an toàn thực
phẩm.

Nhóm 4 – Kế hoạch 53A

15


Phần II: Dự báo tình hình ngành nông nghiệp năm 2015
I.

Dự báo những thuận lợi, khó khăn lớn trong năm 2015
1.1. Những xu hướng lớn có thể diễn ra trong năm 2015
1.1.1. Tình

hình thế giới
Bước sang một giai đoạn chuyển đổi mới, bức tranh kinh tế thế giới năm 2014
trở nên sáng sủa hơn khi những nỗ lực trong việc điều hành chính sách kinh tế của
các quốc gia phần nào đạt được kết quả mong muốn; kinh tế thế giới từ nay đến
năm 2015 có triển vọng phục hồi khá, với sự phục hồi của phần lớn các nền kinh tế
dẫn dắt đà tăng trưởng của kinh tế thế giới như Mỹ, Nhật Bản và phần lớn các nền
kinh tế đang nổi và sự phục hồi của các lĩnh vực chủ yếu của kinh tế thế giới như
thương mại, đầu tư.
Kinh tế thế giới sẽ phải đối mặt với 3 thách thức lớn, gồm: (i) các nước mới
nổi và đang phát triển vẫn chưa thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất, trong đó rất nhiều
nước đang loay hoay tìm mô hình tăng trưởng; kinh tế Trung Quốc tăng trưởng

chậm lại trong năm 2014, (ii) Hiện nay, khu vực châu Âu, đặc biệt là khu vực
Eurozone đang phải đối mặt với tình trạng đình trệ tương tự như Nhật Bản trong
những năm 1980-1998 khi rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm và giảm phát (do
đồng Euro lên giá và rủi ro giảm phát); và (iii) Chính sách tiền tệ nới lỏng có thể
gây ra lạm phát hoặc giảm phát tại một số nước và khu vực.
Quỹ tiền tệ thế giới IMF đã đưa ra dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng ở
mức 3,7% vào năm 2014, 3,9% vào năm 2015. Các nền kinh tế phát triển dự báo
có mức tăng trưởng là 2,2% trong năm 2014 và 2,3% trong năm 2015. Về nền kinh
tế Mỹ, IMF tái khẳng định dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ có thể tăng
lên 2,8% trong năm 2014 và tăng lên 3% vào năm 2015. Sự phục hồi của nền kinh
tế Mỹ đang được coi là động lực chính vực dậy nền kinh tế toàn cầu. K hu vực
Đông Á- Thái Bình Dương được dự báo tiếp tục là khu vực có mức tăng trưởng
kinh tế nhanh nhất thế giới, sẽ đạt mức 7,1% trong năm 2014 và 2015.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc FAO đã đưa ra cảnh báo
về việc giá lương thực thực phẩm toàn cầu tiếp tục suy giảm vào năm 2014,2015.
Xét về hàng hóa, năm 2014 tiếp tục được xem là năm của lương thực.
Bên cạnh đó, nợ công và thâm hụt ngân sách chưa được giải quyết triệt để
cùng với những diễn biến xung đột chính trị, thiên tai, dịch bênh,…đây là những
yếu tố tiềm ẩn rủi ro tác động xấu đến nền kinh tế thế giới, cũng như nền kinh tế
nước ta.
Nhóm 4 – Kế hoạch 53A

16


1.1.2. Tình

hình trong nước
Trong báo cáo “Cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình
Dương” công bố ngày 7/4/2014, Ngân hàng Thế giới WB đã dự báo mức tăng

trưởng GDP của Việt Nam đạt 5,5% trong năm 2014 và tăng lên 5,6% trong năm
2015.
Theo WB, mức tăng trưởng hiện nay của nước ta được cho là vẫn ở dưới mức
tiềm năng do dự đoán những chính sách thận trọng trong kinh tế vĩ mô bao gồm
chính sách tiền tệ và việc tập trung vào cải cách tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước,
ngân hàng cũng như việc giải phóng đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân sẽ ảnh
hưởng đến tốc độ tăng trưởng.
Lạm phát cao vẫn có nguy cơ trở lại. Lạm phát tuy được kiềm chế nhưng
nguy cơ tăng trở lại vẫn còn do chưa thực hiện cải cách tiền lương, chưa thực hiện
được một số loại giá (than, điện, y tế, giáo dục..) theo thị trường; tốc độ CPI vẫn
cao hơn tốc độ tăng GDP; biên độ dao động lạm phát giữa các năm rất lớn chứng
tỏ tính ổn định chưa cao.
Việc cân đối NSNN được dự báo vẫn tiếp tục khó khăn do hoạt động của
doanh nghiệp vẫn chưa khả quan, khiến nguồn thu có khả năng bị sụt giảm. Điều
này sẽ ảnh hưởng đến khả năng bố trí vốn đầu tư phát triển.
Quá trình thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế cũng là yếu tố quan trọng tác động đến
tăng trưởng và ổn định nền kinh tế trong nước. Tuy vậy, nền kinh tế nước ta vẫn
còn nhiều khó khăn thách thức. Việc thực hiện các chính sách nhằm ổn định kinh tế
vĩ mô sẽ gây khó khăn nhất định đối với tăng trưởng kinh tế nói chung và ngành
nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Tình trạng hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi luôn tiềm ẩn và
có thể xẩy ra trên diên rộng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất nông,
lâm, thủy sản.
Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (gọi tắt là ATIGA) chính thức có
hiệu lực từ ngày 17/5/2010, đang tạo ra sự chuyển động mạnh mẽ trong thương
mại hàng hoá giữa các nước ASEAN thông qua việc dỡ bỏ các loại rào cản thương
mại.Theo Hiệp định này, các nước ASEAN sẽ phải xoá bỏ hoàn toàn thuế quan vào
năm 2015.
Nhận định về những thuận lợi, khó khăn chủ yếu của nông nghiệp Việt
Nam năm 2015

Việc Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mở
ra những cơ hội phát triển mới, giúp Việt Nam gia tăng tiếp cận với các thị trường
rộng lớn như Mỹ, Nhật Bản, Canada,…Tuy nhiên cùng với đó là những thách thức
không hề nhỏ, trong đó lĩnh vực được cho là chịu tác động mạnh nhất đó là nông
nghiệp.
1.2.

Nhóm 4 – Kế hoạch 53A

17


1.2.1. Thuận

-

-

-

-

-

lợi
Khi gia nhập TPP: Việt Nam có cơ hội xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sang
các nước thành viên- đây là những thị trường lớn trên thế giới, thông qua việc các
sản phẩm nông, lâm, thủy sản Việt Nam có thể hưởng thuế suất 0% nếu xuất khẩu
vào các thị trường mở của TPP.
Tác động của biến đổi khí hậu đã mở ra các cơ hội để thúc đẩy hợp tác toàn cầu, đa

phương và song phương, qua đó Việt Nam có thể tiếp nhận hỗ trợ tài chính, chuyển
giao công nghệ từ các nước phát triển.
Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
1.2.2.Khó khăn
Diễn biến biến đổi khí hậu trên toàn cầu ngày càng nghiêm trọng. Việt Nam đang
xếp thứ 13 trong số 16 quốc gia phải hứng chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi
khí hậu.
Trình độ khoa học công nghệ còn hạn chế.
Khi gia nhập TPP:
+ Việt Nam phải mở cửa thị trường, tức phải loại bỏ 100% dòng thuế (thuế nhập
khẩu) đối với các sản phẩm nông nghiệp.Khi đó, hàng nông sản các nước sẽ tràn
vào Việt Nam.Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cả chất lượng và giá thành,
các sản phẩm của nước ta sẽ không cạnh tranh nổi với các nhãn hàng ngoại
nhập.Đồng thời rào cản kỹ thuật chưa có hoặc không cao nên thị trường nội địa
cũng gặp bất lợi.
+ Việt Nam là một nước có lượng sản xuất nông nghiệp khá lớn, nhu cầu cao trong
việc yêu cầu các đối tác mở cửa thị trường nông nghiệp cho nông sản. Vấn đề khó
khăn là ở nước TPP đều có xu hướng đàm phán hạn chế, họ giữ bảo hộ đối với
nông sản nội địa (không mở cửa).
+ Vấn đề hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) và biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS)
rất quan trọng đối với khả năng tiếp cận thị trường các nước của nông sản Việt
Nam bởi dù thuế nhập khẩu vào các nước trong TPP có được cắt bỏ hết nhưng việc
kiểm dịch, kiểm tra dư lượng kháng sinh, các đòi hỏi về nhãn mác bao gói... của
các nước vẫn ngăn chặn khả năng xuất khẩu của nông sản Việt Nam, thậm chí là
còn rủi ro hơn nhiều so với thuế quan.
Thế giới tiếp tục khủng hoảng thừa lúa gạo đã đẩy thị trường xuất khẩu gạo tiếp
tục bị cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt, hai thị trường truyền thống nhập khẩu gạo của
Việt Nam là Philippines và Indonesia đã giảm 50% vì vậy thị trường gạo xuất khẩu
trong những năm tới được dự báo gặp nhiều khó khăn, tính cạnh tranh lớn. Các
nước khác như Ấn Độ, Pakistan, trong năm vừa qua là nước xuất khẩu gạo hàng

đầu. Cònthị trường xuất khẩu gạo của Myanmar, Campuchia trong thời gian tới
cũng có thể là đối thủ của Việt Nam về xuất khẩu gạo.

Nhóm 4 – Kế hoạch 53A

18


II.

Đánh giá các điều kiện
II.1.



-

-

-

-



Xác định các cơ hội, thách thức của năm 2015

Cơ hội
Thế giới đang phải đối phó với nguy cơ khủng hoảng lương thực khi chạm
ngưỡng 9 tỷ người vào năm 2050.Với khoảng 7 tỷ người hiện nay, đã có tới 850

triệu dân sống trong cảnh thiếu lương thực và hàng trăm triệu trẻ em bị suy sinh
dưỡng. Do vậy, chủ đề tái cơ cấu nông nghiệp nhận được sự quan tâm từ chính phủ
các nước cũng như các trường đại học lớn, nhà nghiên cứu cho đến những tập đoàn
hàng đầu thế giới. Năm 2014, thông điệp của Thủ tướng Chính phủ là cải cách
mạnh mẽ và toàn diện thể chế kinh tế, thực hiện cạnh tranh, kiểm soát độc quyền…
Mặt khác, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một nội dung khá quan trọng
sẽ phải làm trong năm 2014 đó là ưu tiên cho phát triển nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập. Nhiều tập đoàn lớn trong lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới như Dupont
(Mỹ) đã bày tỏ mong muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua cung
cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu...
Ngành công nghệ thông tin cũng có thêm động lực mới khi đây là phương thức để
nâng cao năng suất, tăng sức cạnh tranh và tạo sự minh bạch cho các định chế
trong ngành nông nghiệp.
Năm 2015 dự kiến thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AC), có nghĩa là việc
thông thương với các nước láng giềng sẽ phát triển mạnh, biên giới sẽ mở ra, luồng
hàng tăng mạnh...Trong tất cả các mặt hàng để xuất khẩu đến thị trường tiềm năng
này thì rõ ràng, mặt hàng nông sản chiếm lợi thế hơn hẳn. Việt Nam có đủ khả
năng, tiềm năng để đánh bật Thái Lan về nguồn nông sản.
Bên cạnh đó, Việt Nam cùng Nhật Bản sẽ gia nhập TPP, trong đó, Nhật Bản sẽ mở
cửa đối với thị trường nông sản Việt Nam. Vì thế, Nhật sẽ đầu tư rất mạnh vào
nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay, các doanh nghiệp và nông dân ở ĐBSCL đang
chuẩn bị mạnh mẽ để đón nhận luồng đầu tư này. Nông sản Việt Nam sẽ xuất khẩu
sang Nhật và cùng với các doanh nghiệp của Nhật xuất khẩu sang thị trường thứ 3.
TPP cũng sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành chăn nuôi -ngành hàng mà hằng
năm phải nhập một lượng thức ăn chăn nuôi tương đối lớn. Khi giá nguyên liệu
nhập khẩu giảm, thì đương nhiên giá thành sản phẩm cũng sẽ giảm tương ứng,
nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Thách thức
Tuy nhiên, trong một kết quả nghiên cứu mới được công bố cho thấy, nông nghiệp

– nông thôn, nơi có hơn 70% của 90 triệu dân số Việt Nam, chiếm khoảng 21%
GDP của cả nước, lại là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, thiệt thòi nhất trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhóm 4 – Kế hoạch 53A

19


-

-

-

Với nông dân Việt Nam, việc mở rộng thương mại quốc tế tạo ra cơ hội mới, thêm
việc làm, tăng thu nhập và góp phần giảm nghèo; nhưng họ phải từng bước làm
quen với thị trường cạnh tranh và chịu điều tiết từ quy luật cung cầu khốc liệt của
thị trường.
Khi tham gia các hiệp định khu vực mậu dịch tự do song phương, khu vực và đa
phương, nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những thách thức từ bên ngoài
như một số mặt hàng yếu thế thua thiệt (như mía đường, muối, sản phẩm chăn nuôi
…); khả năng cạnh tranh yếu (như cà phê, chè, thủy sản…); hàng rào kỹ thuật mới
cùng với các biện pháp bảo hộ mới thông qua các công cụ phòng vệ tranh chấp
thương mại liên tục được dựng lên. Trong khi đó, thị trường trong nước phát triển
chưa lành mạnh; cùng với sức ép về môi trường, cạn kiệt và suy thoái tài nguyên.
Tham gia vào TPP Việt Nam cũng gặp phải nhiều thách thức về vấn đề vệ sinh dịch
tễ và hàng rào kĩ thuật thương mại để có thể tiếp cận được thị trường của các nước
thành viên. Sự kiểm tra nghiêm ngặt của các nước này có thể dẫn đến việc hạn chế
lượng xuất khẩu nông sản của Việt Nam bởi đây là các vấn đề mà nông sản của
mình còn yếu, chưa xử lý một cách triệt để, đúng quy trình theo chuẩn quốc tế

ngay từ đầu để có nguồn nông sản đạt chuẩn.
Ngoài ra, còn những thách thức nội tại khác như qui mô sản xuất nhỏ, manh mún,
khoa học công nghệ kém phát triển, khả năng hợp tác liên kết yếu, thị trường đất
đai, lao động, vốn, công nghệ chưa phát triển đồng bộ. Đặc biệt, chúng ta còn thiếu
sự gắn kết giữa các ngành, các địa phương, quá trình triển khai chưa có sự chuẩn bị
đúng mức về nội lực cho cả doanh nghiệp và người nông dân.
II.2.

Ma trận SWOT

Cơ hội
O1. Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
O2. Công nghệ thông tin ngày càng phát
triển
O3. Cộng đồng kinh tế ASEAN diễn ra
O4. Việt Nam gia nhập TPP

Nhóm 4 – Kế hoạch 53A

20

Thách thức
T1. Thị trườn
điểu tiết từ q
liệt.
T2. Đối mặt
từ môi trường
T3. Khoa học
triển



Điểm mạnh
S1. Tốc độ tăng trưởng trong
GDP ổn định
S2. Sản xuất thủy sản tăng
S3. Tổng kim ngạch xuất khẩu
toàn ngành tăng
Điểm yếu
W1. Tốc độ tăng trưởng GTSX
toàn ngành giảm
W2. Xuất khẩu nông sản gặp
khó khăn
W3. Nhập khẩu nông sản tăng
W4. Dịch bệnh chưa được giải
quyết triệt để
W5. Công tác quản lý nông
nghiệp còn yếu

SO1. Ứng dụng khoa học công nghệ vào
sản xuất để tăng sản lượng
SO2. Tận dụng các cơ hội khi tham gia và
kí kết với các tổ chức quốc tể để gia tăng
kim ngạch xuất khẩu
SO3. Chuyển dần sang đánh bắt xa bờ
nhằm đảm bảo khai thác thủy sản bền
vững.
WO1. Nâng cao chất lượng hàng nông sản
nhằm đáp nhu cầu của người tiêu dung
trong nước.
WO2. Cử đội ngũ cán bộ trong ngành đi

học tập kinh nghiệm của các nước trong
khu vực và trên thế giới.
WO3. Hỗ trợ chăn nuôi theo hình thức
công nghiệp để hạn chế dịch bệnh.
WO4: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Nhóm 4 – Kế hoạch 53A

21

ST1. Nâng cao
các mặt hàng
ứng nhu cầu th
ST2. Nâng cao
dụng các tiến b
sản xuất.
ST3. Mở rộng

WT1.Cơ cấu l
xuất, thu mua
phẩm, khuyến
kết, kí kết hợp
WT2. Liên kế
trị.
WT3. Hỗ trợ k
vụ tư vấn


Phần III: Mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp thực hiện kế hoạch phát
triển ngành Nông nghiệp năm 2015

Kế hoạch định hướng phát triển ngành Nông nghiệp năm 2015

I.

Mục tiêu định hướng năm 2015
Năm 2015, ngành Nông nghiệp đề ra mục tiêu chung là thực hiện tái cơ cấu để
thúc đẩy tăng trưởng, từng bước xây dựng nền nông nghiệp giá trị gia tăng cao và
phát triển bền vững trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông
thôn mới, góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và nâng
cao đời sống nhân dân. Cụ thể, mục tiêu đối với từng ngành là:
I.1.

I.2.
-

Ngành trồng trọt: Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Ngành chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi trang trại.
Ngành thủy sản: Hướng tới phát triển bền vững ngành thủy sản.
Ngành lâm sản: Phát triển ổn định.
Chỉ tiêu định hướng năm 2015
Tốc độ tăng GDP của ngành đạt 3,4%
Tốc độ tăng giá trị sản xuất trồng trọt đạt 2,3-2,4%
Tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 6,5%
Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3,5-4%
Tốc độ tang giá trị sãn xuất lâm nghiệp đạt 3,5-4%
Các nhiệm vụ năm 2015
Tái cơ cấu ngành trồng trọt
Tái cơ cấu ngành chăn nuôi
Đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ
Tăng nguồn thu từ các mặt hàng lâm sản.

I.3.

-

II.

Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện kế hoạch

Ngành trồng trọt
Trong 2015, ngành trồng trọt tiếp tục hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia, đồng thời phát huy được tiềm năng, thế mạnh của các mặt
hàng có lợi thế cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu.
II.1.


Bảng 11: Một số chỉ tiêu kế hoạch phát triển trồng trọt năm 2015
STT
Chỉ số đánh giá
1
Tốc độ tăng GTSX
trồng trọt
2
Sản lượng lương thực
có hạt bình quân

Đơn vị
%

Ước thực hiện

2014
2,3-2,5

Chỉ tiêu kế
hoạch 2015
2,3-2,4

Kg/người

18,5

18,7

Nguồn: Cục trồng trọt (Bộ NN & PTNT)
Dự kiến năng suất bình quân lao động nông nghiệp vào năm 2015 đạt 22 – 25
triệu đồng/năm.


Đối với cây lương thực

Năm 2015 giữ khoảng 7,6 triệu ha lúa, năngsuất 60 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng
45,1 triệu tấn để vừa bảo đảm đủ lươngthực cho tiêu dùng trong nước, vừa có khối
lượng gạo xuất khẩu từ 7,5-8triệu tấn.
Đối với cây công nghiệp
Ổn định diện tích trồng cà phê khoảng 630 nghìn ha, tập trung ở các vùng Tây
Nguyên, Nam Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Bắc, xây dựng và triển
khai chương trình trồng tái canh 150 nghìn ha cà phê già cỗi, năng suất và chất
lượng thấp, phát triển diện tích trồng cao su lên 800 nghìn ha, sản lượng mủ đạt
864 nghìn tấn, xuất khẩu khoảng 840 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3 tỷ USD
tập trung ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên; ổn định diện tích điều khoảng

350 nghìn ha ở các vùng chính Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung
Bộ; diện tích trồng tiêu ở mức 50 nghìn ha ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên; phát triển diện tích chè lên khoảng 140 nghìn ha chủ yếu ở Trung du miền
núi phía Bắc và Lâm Đồng.
Đối với cây công nghiệp hàng năm, ổn định 300 nghìn ha mía, thâmcanh với bộ
giống phù hợp, trữ lượng đường cao và rải vụ để đạt sản lượng20 triệu tấn; tăng
diện tích lạc từ 235 nghìn ha lên 240 nghìn ha, đồng thờităng năng suất để đạt sản
lượng 516 nghìn tấn; mở rộng diện tích đậu tương từ230 nghìn ha lên 235 nghìn ha
nhằm đạt sản lượng 340 nghìn tấn, từng bướcđáp ứng nhu cầu tiêu dùng và chế
biến thức ăn gia súc.
 Đối với cây ăn quả


-

-


Trong năm 2015 dự kiến diện tích rau, đậu các loại đạt trên 1 triệu ha; sản
lượng rau các loại đạt 13,8 triệu tấn, đậu đỗ các loại 195 nghìn tấn.
Giải pháp
Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn tập trung gắn với
bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi gái trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản
phẩm và lợi thế vùng miền. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là
công nghệ cao nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với
biến đổi khí hậu. Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế
biến sâu và bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại nhằm giảm bớt tổn thất
sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
Theo dõi sát tình hình dịch bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời, bảo vệ kết quả
sản xuất.



-

-

Ngành chăn nuôi
Năm 2015, ngành chăn nuôi tiếp tục khuyến khích phát triển chăn nuôi trang
trại, bước đầu xây dựng các trang trại đạt chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực
phẩm và bảo vệ môi trường, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, tăng khả
năng kiểm soát dịch bệnh.
II.2.

Bảng 12: Một số chỉ tiêu kế hoạch phát triển chăn nuôi năm 2015
STT

Chỉ số

Đơn vị

Ước thực
hiện 2014

1

Tốc độ tăng GTSX chăn
nuôi
Tỷ trọng chăn nuôi trong
tổng giá trị SXNN


%

4,5-5,3

Chỉ tiêu
kế hoạch
2015
6,5

%

35-38

40

2

Nguồn: Cục chăn nuôi (Bộ NN & PTNT)
Giải pháp
Tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Chăn nuôi, phát triển chăn nuôi tập trung
theo quy mô trang trại, gia trại, duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức
công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, ưu tiên vấn đề nâng cao chất
lượng con giống và xây dựng hành lang pháp lý để tăng cường quản lý các loại
giống đang lưu hành.
Triển khai những biện pháp khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ quan
nghiên cứu chọn tạo giống và nhập các loại giống tiên tiến trên thế giới về để lai
tạo ra bộ giống tốt.


-


-


-

Tổ chức tốt sản xuất, hoàn thiện các văn bản pháp quy, tạo hành lang pháp lý ổn
định cho sản xuất khi hội nhập.
Tăng cường thanh kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các vi phạm trong lĩnh vực chăn
nuôi.
Ngành thủy sản
Nguồn thủy sản gần bờ đã và đang cạn kiệt do vậy cần đẩy mạnh và phát triển
khai thác thủy sản xa bờ nhằm đảm bảo mức độ tăng trưởng ổn định thay vì khai
thác mãi nguồn tài nguyên thiên nhiên chúng ta cần ohats triển mạnh quá trình nuôi
trồng thủy sản chất lượng sạch và năng suất cao. Mục tiêu của ngành là đạt sản
lượng thủy sản trên 60 triệu tấn vào năm 2015. Đối với những ngư dân cần mở
rộng các lớp học hình thức chuyển đổi nghề nghiệp nhằm ổn định cuộc sống của
ngư dân.
II.3.

Bảng 13: Một số chỉ tiêu kế hoạch phát triển thủy sản năm 2015
STT

Chỉ số đánh giá

Đơn vị

Ước thực
hiện 2014


1
2
3
4

Tốc độ tăng GTSX thủy sản
Sản lượng thủy sản khai thác
Sản lượng thủy sản nuôi trồng
Kim ngạch XK

%
Triệu tấn
Triệu tấn
Tỷ USD

3,7 - 4
2,5 - 2,7
3,4 - 3,6
5,2 - 6,5

Kế hoạch
năm 2015
3,5 – 4
2,4
3,7
7,2

Nguồn: Tổng cục thủy sản (Bộ NN & PTNT)
Giải pháp
Đối với nuôi trồng thủy sản: thu hút mạnh đầu tư từ các doanh nghiệp, phát triển

các mô hình tổ chức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế
biến tiêu thụ và người nuôi.


-

Đối với khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: thành lập các đoàn
tàu công ích hoạt động trên 4 ngư trường trọng điểm: Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông,
Đông Nam bộ và Tây Nam bộ để hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã khai thác thủy
sản sản xuất hiệu quả.
Đối với chế biến và tiêu thụ sản phẩm: xây dựng cơ chế liên doanh, liên kết
giữa nông ngư dân sản xuất nguyên liệu với các nhà doanh nghiệp (trong và ngoài
nước) trong chế biến thủy sản, đặc biệt trong sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học,
thuốc thú y thủy sản theo hình thức đa sở hữu để cùng chia sẻ rủi ro, lợi ích giữa
các bên.


×