Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thâm canh con đường cơ bản để phát triển nền nông nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.17 KB, 11 trang )

A.MỞ ĐẦU

Lịch sử phát triển ngành Nông Nghiệp đã trải qua hàng ngàn năm và cho đến
nay, đây vẫn là ngành đóng vai trò quan trọng của bất cứ quốc gia nào. Để phát
triển ngành Nông Nghiệp,mọi quốc gia đều có mục tiêu là tăng về sản lượng và
chất lượng của nông sản. Việt Nam, với lịch sử nông nghiệp 4000 năm và là
ngành chiếm tỷ lệ lao động nhiều nhất, khoảng 56% thì mục tiêu phát triển nông
nghiệp là vô cùng quan trọng đối với công cuộc xây dựng nước nhà giàu
đẹp,vững mạnh.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho nông nghiệp Việt Nam nói riêng và tất cả các
nền nông nghiệp nói chung là đều phải đương đầu với tình trạng khan hiếm về tài
nguyên đất,nước, sinh vật, tài chính, vật tư…trong khi nhu cầu xã hội về nông
sản tăng lên vô hạn. Một trong những cách giải quyết hữu hiệu nhất để phát triển
nông nghiệp theo hướng bền vững chính là thâm canh. Chỉ trên cơ sở thâm canh
mới sử dụng hợp lí nguồn lực khan hiếm, đáp ứng yêu cầu xã hội, từ đó phát triển
nền nông nghiệp nước nhà, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng nông sản trên thị
trường thế giới, từng bước cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế nông
thôn.Đây chính là con đường cơ bản để phát triển ngành Nông Nghiệp
1
B.NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm thâm canh:

Thâm canh tức là cách đầu tư thêm đầu vào ( tư liệu sản,sức lao động) trên
một đơn vị diện tích hay đầu con vật nuôi để thu thêm được nhiều sản phẩm hay
giá trị sản phẩm hơn.
Như vậy thâm canh là cách sản xuất làm tăng sản lượng nông nghiệp mà
không cần tăng diện tích đất sử dụng.
1.2. Lý luận độ phì của C.Mac( Đặc điểm đất đai)

Đất đai là thành phần quan trọng của môi trường sống, địa bàn phân bố dân cư


và xây dựng các cơ sở văn hóa xã hội. Đối với ngành Nông Nghiệp, đất đai đóng
vai trò cực kì quan trọng. Đây là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu, không thể
thiếu, không thể thay thế được, nếu như không có đất thì không thể có ngành sản
xuất Nông nghiệp.Hơn nữa, đất đai còn là đối tượng lao động và là công cụ lao
động tạo ra sản phẩm lao động. Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều
vào chất lượng đất đai
Đất đai có đặc điểm là nó có độ phì, có khả năng giữ nước, giữ các chất dinh
dưỡng cần thiết cho cây trồng. Đây còn gọi là độ phì tự nhiên của đất, độ phì này
sẽ giảm dần theo thời gian theo quá trình canh tác của con người. C.Mac đã nói
rằng: “…Trên những đất có cùng một mức độ phì nhiêu tự nhiên như nhau, người
ta có thể lợi dụng mức độ phì nhiêu tự nhiên ấy đến mức độ nào, cái đó một phần
là tùy theo sự phát triển của hóa học, một phần là do sự phát triển của cơ khí
trong nông nghiệp. Mặc dầu tính chất phì nhiêu ấy là một thuộc tính khách quan
của đất, nhưng về mặt kinh tế thì bao giờ nó cũng bao hàm một mối quan hệ nhất
định – mối quan hệ với trình độ phát triển của hóa học và của cơ khí trong nông
2
nghiệp, và vì vậy mà nó thay đổi theo trình độ phát triển ấy…”.(Quá trình quảng
canh)
Độ phì tự nhiên sẽ giảm dần theo thời gian vì vậy phải cải tạo độ phì cho đất
thông qua việc bón phân, xới đất, thủy lợi… để cho đất có thể sản xuất ra lượng
nông sản lớn, chất lượng cao và độ phì luôn ổn định lâu dài. Đó chính là độ phì
nhiêu thực tế hay gọi là độ phì nhiêu kinh tế. Theo lời C.Mác: “…Hiểu biết về độ
phì nhiêu thực tế chính là cơ sở để sử dụng đất hợp lý và chính cũng từ sử dụng
đất hợp lý mới có cơ sở khoa học và đối tượng cụ thể để đầu tư theo chiều sâu…”
Nói cách khác đây chính là thâm canh trong nông nghiệp.Theo khái niệm trên
cho thấy ,thâm canh là biện pháp tăng thêm đầu tư về đầu vào để thu thêm được
nhiều sản phẩm hay giá trị sản phẩm.Trên cùng đơn vị diện tích mức tăng thêm
đầu vào phải hợp lí để mức tăng thêm về sản phẩm hay giá trị sản phẩm nhanh
hơn, từ đó mới có hiệu quả.Kết quả cuối cùng để xem xét hiệu quả của thâm canh
là giá trị sản phẩm thu được có lớn hơn giá đầu vào và chi phí đầu tư thêm. Đôi

khi, có tăng thêm sản phẩm nhưng giá lại không tăng hoặc giảm, thâm canh đó
không hiệu quả.Do đó, tiến hành thâm canh phải gắn liền điều kiện thị trường về
đầu vào và đầu ra một cách cụ thể.
1.3. Lý luận sản lượng trong trồng trọt
Thâm canh tăng vụ trong sản xuất trong năm trên diện tích hiện có là giải
pháp cơ bản để phát triển ngành Nông Ngiệp còn bởi lẽ:
Theo công thức sản lượng:
Sản lượng= Diện tích x Năng suất cây trồng

Muốn tăng sản lượng cần tăng diện tích và năng suất cây trồng, nhưng diện tích
không thể tăng mãi được vì các lý do sau đây:
_Do bị giới hạn bởi ranh giới của từng loại đất, ranh giới vùng miền.
3
_Quá trình bê tông hoá, công nghiệp hoá và đo thị hoá ngày một gia tăng
làm hạn chế diện tích đất dành cho Nông nghiệp.
_Phần diện tích đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, sa mạc hoá có xu hướng
tăng.
_ Năng suất cây trồng cũng không thể tăng lên mãi được cho dù có áp dụng
biện pháp lai tạo giống mới, giống cao sản nhưng nó vẫn phụ thuộc vào đặc tính
sinh học và phải có thời gian phát triển.
Vậy nên thâm canh là biện pháp tối ưu cho tăng sản lượng.
Ta còn có công thức hệ số canh tác như sau:
Hệ số canh tác=(Tổng diện tích tăng vụ) : (Tổng diện
tích canh tác)
Khai thác sử dụng đất tăng hệ số canh tác sẽ làm tăng độ phì của đất vì ta bổ
sung lượng phân bón hợp lý vào đất qua mỗi mùa vụ làm đất ngày càng có sức
sản xuất cao hơn.

CHƯƠNG II. THỰC TI ỄN THÂM CANH TẠI VIỆT NAM
1.1.Thực trạng đất đai và thâm canh của Việt Nam


Quỹ đất đai của Việt Nam có khoảng 33.115 ngàn ha( số liệu năm 2008) với
quy mô thuộc loại trung bình trên thế giới( xếp thứ 56/220 quốc gia). Đất đai
nước ta rất đa dạng: nằm trong vành đai Bắc bán cầu với vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, nhiệt độ trung bình cao, độ ẩm lớn nên các quá
trình trao đổi chất xảy ra mạnh mẽ, thuận lợi cho cây trồng phát triển.
Do quá trình hình thành và phát triển khác nhau nên đất đai của Việt Nam có
13 nhóm đất với 64 loại khác nhau về tính chất, lý học, hoá học ( trong đó có 2
nhóm đất quý cho sản xuất Nông nghiệp là đất phù sa và đất đỏ) .Vì vậy nên các
hướng khai thác và sử dụng cũng khác nhau:
4
_Nhóm đất phù sa ở Việt Nam có diện tích khoảng trên dưới 6 triệu ha phân
bố ở 2 vùng đồng bằng, có đặc điểm tầng canh tác dày, độ phì cao, độ N.P.K cao,
độ pH(KCl) từ 7,2 đến 8 rất phù hợp với lúa nước, phát triển một số loại cây rau,
hoa màu. Chăn nuôi chủ yếu phát triển các loại vật nuôi thích hợp ăn rau xanh
như lợn.
_Nhóm đất đỏ có diện tích khoảng trên dưới 16 triệu ha bao gồm đất đỏ
bazan, đất feralit đỏ vàng và đất đỏ đá vôi.
+Đất đỏ bazan có diện tích khoảng 2 triệu ha phân bố ở Tây Nguyên
và Đông Nam Bộ. Trên đất này phù hợp phát triển các loại cây công nghiệp dài
ngày như cây cao su, cà phê, chè, tiêu, điều…và cây công nghiệp ngắn ngày như
đỗ tương, lạc…Chăn nuôi phát triển được đàn gia súc.
+Đất feralit đỏ vàng và đất đỏ đá vôi phân bố ở Tây Bắc, Đông Bắc,
Trung Bộ phù hợp phát triển chè, đào, táo, mận, lê, cây công nghiệp ngắn ngày
như lạc, mía, đỗ tương và phá triển chăn nuôi đại gia súc.
Tuy nhiên trong tài nguyên đất có một số khó khăn như sau: có ¾ diện tích là
núi đồi dốc, 20% diện tích đất xấu, nghèo dinh dưỡng, bạc màu; nhiễm chua mặn;
lẫn cát biển, diện tích đất nông nghiệp đã ít lại có xu hướng ngày một giảm dần
do quá trình phát triển kinh tế - xã hội và sự tăng dân số (có thể mất 5% diện tích
đất nông nghiệp trồng lúa vào năm 2020 do bị lấn chiếm; khoảng 20 – 30% diện

tích đất nông nghiệp của Việt Nam sẽ bị ngập do nước biển dâng vào cuối thế kỷ
này và, như vậy, một phần tư số lương thực (tương đương 10 triệu tấn) sẽ mất).
Mặt khác những khó khăn về cơ sở hạ tầng, khoa học kĩ thuật, thuỷ lợi,chính
sách,…cũng là những rào cản trong việc tổ chức thâm canh phát triển nông
nghiệp.
Do vậy, vấn đề đặt ra cho tổ chức lãnh thổ ngành nông nghiệp đó là tổ chức
tốt công tác thâm canh: phải chuyển dịch cơ cấu ngành, phân bố phát triển sản
xuất nông nghiệp ở các nơi có điều kiện về đất đai, điều tra, bố trí cây trồng phù
hợp với đất.Trên cơ sở đánh giá đất, khai thác thuận lợi của tài nguyên đất, coi
5

×