Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bộ đề kiểm tra vật lý lớp 6 (từ bài 1 bài 8 SGK)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.23 KB, 20 trang )

Bộ đề kiểm tra vật lý lớp 6 (nội dung từ bài 1 → bài 8 SGK Vật Lí 6)
Đề 1:
I/ Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Dùng thước có giới hạn đo(GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) nào sau đây
để đo chiều dài cây bút bi hiệu ThienLong:
a. GHĐ 1m và ĐCNN 2cm

b. GHĐ 40 dm và ĐCNN 1cm

c. GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm

d. GHĐ 50 cm và ĐCNN 2 mm

Câu 2: Vì sao phải ước lượng độ dài của vật cần đo trước khi đo?
a. Ước lượng để biết độ dài của vật.
b. Vì trong sách nêu như thế.
c. Để chọn thước có GHĐ và ĐCNH phù hợp
d. Ước lượng để chọn vật có độ dài phù hợp với thước đang có.
Câu 3: Khi dùng thước có ĐCNN 1mm để đo chiều dài một vật, kết quả ghi đúng
sẽ là:
a.30,1cm

b. 30,10 cm

c. 30,21cm

d. 30,01cm

Câu 4: Đơn vị nào sau đây không dùng để đo thể tích chất lỏng:
a. m3


b. cm3

c. ml

d. dm

Câu 5: Trên thân hộp sữa có ghi 336ml, điều đó có ý nghĩa gì?
a. Hộp sữa chiếm 1 thể tích là 336ml.
b. Lượng sữa trong hộp có thể tích là 336ml.
c. Một ý nghĩa khác.
d. 336ml là con số mà hộp sữa nào cũng phải ghi.
Câu 6: Một đoạn dây điện dài 2,35m. Chia đoạn dây đó ra làm 6 đoạn bằng nhau
thì đoạn còn dư dài 1cm. Độ dài mỗi đoạn dây là:
1


a. 390mm

b. 290mm

c. 339cm

d. 3,9dm

II/ Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Thế nào là 2 lực cân bằng? Lấy 2 ví dụ minh họa.
Câu 2: (2 điểm) Đổi đơn vị:
a. 0,15 m3 = ……….dm3 = …….. ..cm3
b. 1,5 tạ = ..…….. .kg = …….. .g
c. 7m3 = …….. …ml = ………….. cm3

d. 0,3km = …….. m = …….. mm
Câu 3: (1 điểm) Người ta cho 3 viên sỏi có thể tích bằng nhau vào 1 bình chia độ
có mực nước ban đầu là 40 cm3 thì thấy mực nước dâng lên tới 64cm3.
Tính thể tích của mỗi viên sỏi.
Câu 4: (2 điểm) Đơn vị của lực là gì?
1 N là trọng lượng của quả cân nặng bao nhiêu gam?
Tính tổng trọng lượng của 2 quả cân mỗi quả nặng 500g, 1 quả cân nặng 3 kg và 1
quả cân nặng 5 kg.
Câu 5: (1 điểm) Cần bao nhiêu thùng hàng để chất đầy thùng xe tải có các kích
thước lần lượt là 3; 2; 2. Biết mỗi thùng hàng chiếm thể tích là 48 dm3?
……………Hết……………..

2


LỜI GIẢI:
I.Trắc nghiệm:
1. C

2. C

3. A

4. D

5. B

6. A

II. Tự luận :

Câu 1: (1 điểm)
Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng phương, ngược chiều
và cùng độ lớn. Ví dụ minh họa:
+ Quyển sách đặt nằm yên trên mặt bàn.
+ Hai đội kéo co nhưng điểm chính giữa của sợi dây không thay đổi vị trí.
Câu 2: (2 điểm) Đổi đơn vị:
a. 0,15 m3 = 150 dm3 = 150000 cm3
b. 1,5 tạ = 150 kg = 150000 g
c. 7m3 = 7000000 ml = 7000000 cm3
d. 0,3km = 300 m = 300000 mm
Câu 3: (1 điểm)
Bài giải:
Thể tích của 3 hòn sỏi là : 64 – 40 = 24 (cm3)
Thể tích mỗi viên sỏi là: 24 : 3 = 8 (cm3)
Câu 4: (2 điểm) Đơn vị của lực là Newton . Kí hiệu là N
1 N là trọng lượng của quả cân nặng 100g
Đổi: 500g = 0.5 kg
Tổng khối lượng của 2 quả cân mỗi quả nặng 500g, 1 quả cân nặng 3 kg và 1 quả
cân nặng 5 kg là: m = 0.5x2 +3 + 5 = 9 (kg)
3


Tổng trọng lượng của các quả cân là: P = 10 x m = 10 x 9 = 90 (N)
Câu 5: (1 điểm)
Bài giải:
Thể tích thùng xe có là: V = 3x2x2 = 12 (m3) = 12000 (dm3)
Số thùng hàng xe chở được là: 12000 : 48 = 250 (thùng)

4



Đề 2:
I/ Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: “Bẻ gãy cành khô” là hiện tượng chỉ ra tác dụng của lực:
a. làm vật thay đổi trạng thái chuyển động
b. làm vật đổi hướng khi đang chuyển động.
c. làm vật biến dạng
d. là sự cân bằng lực.
Câu 2: Một học sinh dùng thước có độ chia nhỏ nhất là 1 mm để đo độ dài của một
thanh thép thì được các số liệu sau: 2m + 3cm + 8mm. Kết quả đúng là:
a. 2,038m

b. 23,8 dm

c. 2,38 m

d. 238 cm

Câu 3: 1523 lít và 400 cm3 có thể viết là:
a. 1,5234 m3

b. 15234 dm3

c. 1523400 cm3

d. Tất cả đều sai.

Câu 4: Phát biểu đúng là:
a. Hai lực cân bằng là hai lực bằng nhau về độ lớn.
b. Lực tác dụng lên vật đều làm vật biến dạng.

c. Một trong những tác dụng của lực là làm vật thay đổi trạng thái chuyển động của
vật.
d. Hiện tượng “vải buồm căng gió” là ví dụ cho “lực tác dụng làm biến dạng vật”.
Câu 5: Nam đo khối lượng của 1 vật rắn bằng cân Rôbecvan, ở đĩa cân bên kia,
Nam đặt lần lượt 2 quả cân 1 kg, 1 quả cân 500g, 3 quả cân 100g thì hai đĩa cân
thăng bằng. Hỏi khối lượng của vật là:
a. 1,8 kg

b. 2,9kg

c. 2,8kg

d. 3,8kg

Câu 6: Thợ hay dùng thước dây trong công việc là:
a. Thợ may

b. Thợ mộc

c. Thợ xây

d. Thợ làm vườn.
5


II/ Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm) Trọng lực là gì? Nêu đơn vị lực.
So sánh khối lượng của vật A và vật B, biết trọng lượng của vật A là 10N, của vật
B là 9N.
Câu 2: (2 điểm) Đổi đơn vị:

a. 13578 cm3 = ……….m3 = …….. ..lít
b. 123gam = ..…….. .kg = …….. .tạ
c. 150 lít 500 ml= …….. …ml = ………….. lít
d. 0,12km = …….. cm = …….. mm
Câu 3: (1,5 điểm) Nam dùng ly thủy tinh có thể tích chứa nước là 300 ml để đong
nước đổ đầy 1 xô nhựa có thể tích là 5,7 lít. Tính số lần mà Nam phải đong nước.
Câu 4: (1,5 điểm) Một người công nhân có trọng lượng là 600N, khi người đó vác
bao vật liệu trên vai thì tổng trọng lượng là 1000N. Tính khối lượng bao vật liệu
người công nhân đang vác.
Câu 5: (1 điểm) Bình chia độ chứa 50 cm3 nước. Người ta cho vào bình thêm 2
viên bi có thể tích như nhau thì thấy mực nước trong bình tăng thêm 30 ml. Tính
thể tích mỗi viên bi là bao nhiêu cm3?

……………Hết…………….

6


LỜI GIẢI:
I.Trắc nghiệm:
1. C

2. A

3. C

4. C

5. C


6. A

II. Tự luận :
Câu 1: (1 điểm) Trọng lực là lực hút của Trái Đất ? Đơn vị lực là Newton ( N)
Nếu biết trọng lượng của vật A là 10N, của vật B là 9N thì suy ra khối lượng của
vật A lớn hơn của vật B.
Câu 2: (2 điểm) Đổi đơn vị:
a. 13578 cm3 = 0,013578 m3 = 13,578 lít
b. 123gam = 0,123 kg = 0,00123 tạ
c. 150 lít 500 ml= 150500 ml = 150,5 lít
d. 0,12km = 12000 cm = 120000 mm
Câu 3: (1,5 điểm)
Bài giải:
Đổi: 5,7 lít = 5700 ml
Số lần mà Nam phải đong nước là: 5700 : 300 = 19 (lần)
Câu 4: (1,5 điểm)
Bài giải:
Trọng lượng bao vật liệu mà người công nhân vác là: 1000 – 600 = 400 (N)
Khối lượng bao vật liệu đó là: m = P : 10 = 400 : 10 = 40 (kg)
Câu 5: (1 điểm)
Bài giải:
Thể tích mỗi viên bi là: 30 : 2 = 15 (ml) = 15 (cm3)
7


Đề 3:
I/ Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: Có một phép cộng như sau: 0,8 m3 + 15 dm3 + 251 ml. Kết quả không đúng
của phép cộng là:
a. 0, 815251 m3


b. 815,251 lít

c. 815251ml

d. 8015251 cm3

Câu 2: Trong việc đo chiều dài, người ta phải chế tạo nhiều loại dụng cụ có giới
hạn đo khác nhau vì:
a. Để dễ buôn bán hơn, vì người mua có nhiều cái để lựa chọn.
b. Để đo chính xác hơn trong phép đo.
c. Vì người ta thích như thế.
d. Để dễ dàng trong việc đo đạc, vì những vật khác nhau thì hình dạng, kích thước
sẽ khác nhau.
Câu 3: Xe tải nặng 3 tấn. Một thùng hàng nặng 50kg. Chất lên xe 30 kiện hàng
trên. Hỏi khối lượng cả xe lẫn hàng nặng gấp mấy lần khối lượng xe lúc chưa chất
hàng:
a. 1

b. 1,5

c. 2

d.2,5

Câu 4: Thước có độ chia nhỏ nhất là 1 mm thì dùng đo vật nào sau đây là phù hợp
nhất:
a. Cây cột cờ.

b. Cây gỗ ngoài vuờn.


c. Cây bút chì.

d. Cây trụ điện.

Câu 5: Hình vẽ miêu tả 2 lực cân bằng là:
a.

b.

8


c.

d.

Câu 6: Đâu là trường hợp vật chịu tác dụng của lực kéo:
a. Người nông dân vác cày đi trên bờ ruộng.
b. Thuyền buồm chạy trên mặt biển khi gió nổi lên.
c. Lưới cá đang bị kéo bởi ngư dân.
d. Cầu thủ bóng rổ chuyền bóng cho đồng đội.
II/ Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm) 10 viên bi có tổng trọng lượng là 4N. Hỏi 1 viên bi có khối lượng
là bao nhiêu?
Câu 2: (2 điểm)Đổi đơn vị:
0,36 m3 = ……………….ml ;

0,1 tấn 1 tạ = ………kg


1,2 km = …………………m;

16 lít 50ml = …………… lít

15 kg = ………………N;

3 m 1 dm = ………………mm

156 mm = ……………m;

2 kg 406 g = …………….N

Câu 3: (1,5 điểm) Một viên gạch nằm yên trên mặt sàn nằm ngang, hãy phân tích
các lực tác dụng lên viên gạch, có vẽ hình.
Câu 4: (1 điểm) Một người rót rượu từ chai có chứa 400 ml rượu vào một loại ly
thủy tinh có thể tích 50 ml. Biết rằng khi rót người đó chỉ rót đến ly rồi dừng lại.
Hỏi người đó rót được bao nhiêu ly rượu như thế thì hết chai rượu trên?
Câu 5: (1,5 điểm) Nêu các bước tiến hành đo khối lượng của một vật.
……………Hết……………..

9


LỜI GIẢI:
I.Trắc nghiệm:
1. C

2. D

3. B


4. C

5. C

6. C

II. Tự luận :
Câu 1: (1 điểm)
Bài giải:
Trọng lượng mỗi viên bi là: 4 : 10 = 0,4 (N)
Khối lượng mỗi viên bi là: m = P : 10 = 0.4 : 10 = 0,04 (kg) = 40g
Câu 2: (2 điểm)Đổi đơn vị:
0,36 m3 = 360000 ml ;

0,1 tấn 1 tạ = 200 kg

1,2 km = 1200 m;

16 lít 50ml = 16,05 lít

15 kg = 150 N;

3 m 1 dm = 3100 mm

156 mm = 0,156 m;

2 kg 406 g = 24,06 N

Câu 3: (1,5 điểm)

Bài giải:
Viên gạch chịu tác dụng của 2 lực cân bằng đó là trọng lực và lực nâng của mặt
sàn.

FN

P
Câu 4: (1 điểm
10


Bài giải:
Thể tích rượu được rót vào mỗi ly là: x 50 = 40 (ml)
Số ly rượu mà chai rượu rót được là: 400 : 40 = 10 (ly)
Câu 5: (1,5 điểm)
Bài giải:
Để đo thể tích chất rắn không thấm nước ta có 2 phương pháp sai:
Phương pháp 1: Bỏ lọt chất rắn vào bình chia độ.
– Yêu cầu chọn bình chia độ có thể bỏ lọt được chất rắn vào.
– Bước 1: Đổ nước vào bình chia độ đến thể tích V1.
– Bước 2: Cho lọt vật rắn vào trong bình chia độ. Nước dâng lên đến thể tích V2.
– Thể tích vật rắn là: V = V2 – V1.
Phương pháp 2: Dùng bình tràn:
– Yêu cầu: Một bình chia độ và một bình tràn, bình chứa.
– Tiến hành:
+ Bỏ vật cần đo vào bình tràn, nước tràn sang bình chứa.
+ Đổ nước ở bình chứa sang bình chia độ => thể tích của vật cần đo.

Đề 4:
I/ Phần trắc nghiệm: (3 điểm)

11


Câu 1: Khối lượng của một vật chỉ:
a. Lượng chất tạo thành vật.

b. Độ lớn của vật.

c. Thể tích của vật.

d. Chất liệu tạo nên vật.

Câu 2: Khi sử dụng bình tràn đựng đầy nước và bình chứa để đo thể tích vật rắn
không thấm nước thì thể tích của vật rắn là:
a. Nước ban đầu có trong bình tràn.
b. Phần nước còn lại trong bình tràn.
c. Bình tràn và thể tích của bình chứa.
d. Phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa.
Câu 3: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm 3. Hãy
chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:
a. 10,2cm3.

b. 10,50cm3.

c. 10,5cm3.

d. 10cm3.

Câu 4: Hai lực cân bằng là hai lực?
a. Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều.

b. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều.
d. Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều và cùng tác dụng lên 1 vật.
d. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng tác dụng lên một vật.
Câu 5: Câu nào sau đây đúng khi nói về trọng lực?
a. Trọng lực là lực hút của trái đất lên những vật đứng yên.
b. Trọng lực là lực kéo của trái đất giúp chúng ta không bị bay ra ngoài không
gian.
c. Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên những vật nó mang trên mình.
d. Trọng lực là lực đẩy nước nên con người có thể bơi trên mặt nước.
Câu 6: Trọng lượng của quả cân 5kg là:
12


a. 100N.

b. 5N.

c. 10N.

d. 50N.

II/ Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm)Tại sao con người phải sản xuất ra nhiều loại thước đo có hình
dạng, giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất khác nhau?
Câu 2: (2 điểm)Đổi đơn vị:
Đổi các đơn vị sau.
a. 15,5m3 =…………………dm3.
c. 0,2m3 = ………………...lít.

b. 299mm = ……………...m.

d. 4 lạng =……………....kg.

Câu 3: (1 điểm)Hãy nêu một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến đổi
chuyển động của vật đó và một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến
dạng vật đó. (1 điểm)
Câu 4: (1 điểm)Thế nào là hai lực cân bằng?
Một vật được treo thẳng đứng bởi 1 sợi dây. Khi vật đó đứng yên thì chịu tác dụng
của bao nhiêu lực? Các lực đó có cân bằng hay không? Vẽ hình minh họa.
Câu 5: (1 điểm)Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 4m, chiều rộng 2m, chiều
cao 1,5m. Trong bể đang chứa 4/5 lượng nước. Hỏi bể đang chứa bao nhiêu lít nước ?
Câu 6: (1 điểm) Có 11 viên sỏi giống nhau như đúc, mỗi viên có thể tích 111 ml, hỏi tổng thể tích
của viên sỏi là bao nhiêu lít?
……………Hết……………..

LỜI GIẢI:
I.Trắc nghiệm:
13


1. A

2. D

3. C

4. D

5. C

6. D


II. Tự luận :
Câu 1: (1 điểm)
Người ta phải sản xuất ra nhiều loại thước đo có hình dạng, GHD và ĐCNN khác
nhau vì để phù hợp với từng vật và từng kích thước cần đo để độ chính xác khi đo
là cao nhất.
Câu 2: (2 điểm)Đổi đơn vị:
Đổi các đơn vị sau.
a. 15,5m3 = 15500 dm3.

b. 299mm = 0,299 m.

c. 0,2m3 = 200 lít.

d. 4 lạng = 0,4 kg.

Câu 3: (1 điểm)Một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển
động : Một viên bi đang nằm yên trên mặt sàn nằm ngang, ta dùng tay tác dụng lực
đẩy làm viên bi lăn trên mặt sàn.
Một thí dụ chứng tỏ lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó: Quả bóng cao
su đang đứng yên ta dùng chân tác dụng lực làm quả bóng bay vào tường rồi văng
trở ra, lúc này tác dụng lực làm quả bóng vừa biến đổi chuyển động vừa biến dạng.
Câu 4: (1 điểm)Hai lực cân bằng là 2 lực cùng tác dụng vào một vật, cùng phương
ngược chiều và có độ lớn như nhau.
Khi đó vật chịu tác dụng của 2 lực là trọng lực và lực kéo của sợi dây. Hai lực đó
cân bằng.

Fk

14



P
Câu 5: (1 điểm)
Bài giải:
Thể tích bể nước đó là: 4 x 2 x 1,5 = 9 (m3)
Thể tích nước chứa trong bể là: 9 x 4/5 = 7,2 (m3) = 7200 (lít)
Câu 6: (1 điểm
Bài giải:
Tổng thể tích của các viên sỏi là: 111 x 11 = 1221 ( ml ) = 1,221 (lít)

Đề 7:
I/ Phần trắc nghiệm
Câu 1: Nam làm một số bài tập đổi đơn vị như sau:
15


(1) 0,0005cm3 = 50 dm3
(2) 3000 cm = 0,03km.
(3) 300 ml= 3 lít.
(4) Trọng lượng của 600g là 6N.
(5) 100000 g = 10 tạ
Số bài Nam làm đúng là:
a. (1);(2);

b. (2);(4);

c. (3);(5);

d. (4);(5);


Câu 2: Chọn phát biểu đúng:
a. Lực tác dụng lên vật thì luôn luôn có tác dụng đẩy và kéo vật đó.
b. Khi đo thể tích vật rắn không thấm nước, có thể dùng bình chia độ hoặc bình
tràn.
c. Trọng lực tác dụng lên vật và sinh ra trọng lượng của vật đó.
d. Khối lượng của 1 vật chỉ ra số cân nặng của vật đó.
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây không có sự biến đổi của chuyển động:
a. Xe đang chuyển động thì dừng lại.
b. Xe đang chuyển động thì rẽ trái.
c. Xe đang rời bến.
d. Xe đang đứng yên.
Câu 4: Một nhóm khách 9 người vào quán gọi bia để uống. Sau khi khách ra về,
chủ quán đếm thấy có 26 vỏ lon trống. Biết mỗi lon bia thể tích 360ml, hãy tính
bình quân mỗi khách uống bao nhiêu lít bia?
a. 1,400 lít

b. 1,040 lít

c. 1,140 lít d. 1,240 lít

Câu 5: Một ly thủy tinh có thể tích 120 ml đang chứa đầy nước , hỏi 3/4 ly nước thì có
thể tích bao nhiêu?
16


a. 0,9 lít

b. 0,09 lít


c.0,009 lít

d. 0,0009 lít

Câu 6: Một viên bi bằng thép có khối lượng 150g. Một túi bi đó có trọng lượng
37,5N thì có tổng cộng bao nhiêu viên?
a. 23

b. 24

c. 25

d. 26

II/ Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)Đổi đơn vị:
a. 0,1 m3 =

? lít

c. 78mm =

b. 600 N =

?g

d. 34 g =

?m
?kg


Câu 2: (1 điểm)Bột giặt nhãn hiệu ABC mỗi gói khối lượng 3kg có giá trị 60 000
VNĐ. Hãy tính giá tiền của 100 gam bột giặt trên.
Câu 3: (1 điểm Nêu hai ví dụ về lực tác dụng khiến vật thay đổi chuyển động( 1 ví
dụ về thay đổi chiều chuyển động, 1 ví dụ về thay đổi sự nhanh chậm chuyển
động).
Câu 4: (1 điểm Giả sử có một loại cát mà trong đó tất cả các hạt đều như nhau. Biết
rằng cứ 10 hạt cát như thế nặng 0,01g. Hỏi cần bao nhiêu hạt cát để có trọng lượng
10N?
Câu 5: (1 điểm Hãy nêu các bước tiến hành đo độ dài của một vật.
Có ba vật hình khối khác nhau: hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ tròn.
Theo em nên dùng thước đo nào để đo được cả 3 vật trên?
Câu 6: (1 điểm) Cần bao nhiêu viên gạch để lót mặt sàn có kích thước 20m x 6m,
biết mỗi viên gạch có kích thước 4x4, (đơn vị: dm), giả sử giữa các viên gạch
không có khoảng trống?
……………Hết……………..

17


LỜI GIẢI:
I.Trắc nghiệm:
1. B

2. B

3. D

4. B


5. B

6. C

II. Tự luận :
II/ Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)Đổi đơn vị:
a. 0,1 m3 =

100 lít

c. 78mm =

0,078 m
18


b. 600 N =

60000 g

d. 34 g =

0,034 kg

Câu 2: (1 điểm)
Bài giải:
Đổi: 300 kg = 30 000 g
Giá tiền 1g bột giặt trên là: 60 000 : 30 000 = 2 (VNĐ)
Giá tiền 100g bột giặt trên là: 2 x 100 = 200 (VNĐ)

Câu 3: (1 điểm)
1 ví dụ về thay đổi chiều chuyển động: Quả bóng chuyền đang bay tới ta dùng tay
tác dụng lực vào làm quả bóng bay theo hướng ngược lại.
1 ví dụ về thay đổi sự nhanh chậm chuyển động: Xe đang chạy trên đường, ta hãm
phanh xe đi chậm dần sau đó thả phanh xe đi nhanh trở lại.
Câu 4: (1 điểm
Bài giải:
Đổi: 10N = 1 kg = 1000g
1 hạt cát cân nặng là: 0,01 : 10 = 0,001 (g)
Tổng số hạt cát để có trọng lượng 10N là: 1000 : 0,001 = 1000 000 (hạt)
Câu 5: (1 điểm Các bước tiến hành đo độ dài của một vật.
+ Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
+ Đặt thước dọc theo chiều dài của vật sao cho 1 đầu của vật ngay vạch số 0 của
thước. Mắt nhìn ngang bằng với vạch đo ở đầu kia của vật trên thước.
+ Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
Có ba vật hình khối khác nhau: hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình trụ tròn.
Theo em nên dùng thước đo nào để đo được cả 3 vật trên?
19


Câu 6: (1 điểm
Bài giải:
Diện tích mỗi viên gạch là: 4 x 4 = 16 (dm2) = 0,16 (m2)
Diện tích sàn nhà là: 20 x 6 = 120 (m2)
Số viên gạch cần dùng để lót sàn là: 120 : 0,16 = 750 (viên gạch)

20




×