Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

BÁO CÁO TẬP TÍNH BẨM SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.13 KB, 33 trang )

TẬP TÍNH BẨM SINH Ở ĐỘNG VẬT
A. Khái niệm tập tính.
Mọi vận động của cơ thể (chạy, nhảy, bay, quá trình bài tiết, giao hoan hay
bắt mồi, …) của một cơ thể sống hay cơ thể sinh vật đều có thể mang tính bản
năng hay do quá trình học tập tạo nên và có thể mang tính chất riêng lẻ của từng cá
thể, hoặc của từng bầy đàn, hoặc của xã hội. Những vận động này được biểu hiện
ra bên ngoài cơ thể động vật sống. Chúng ta gọi đó là phản ứng của cơ thể sống với
môi trường xung quanh nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của sinh vật, tức gọi
đó là tập tính.
Tóm lại, tập tính là một tập hợp các phản ứng, phản xạ của cơ thể sinh vật
trước môi trường, do đó tập tính xuất hiện từ động vật bậc thấp đến động vật bậc
cao kể cả con người và chịu ảnh hưởng của mội trường.
B. Cơ sở sinh học của tập tính động vật.

Sơ đồ về cơ chế hình thành và điều khiển tập tính ở động vật

Trang 1


C. Cấu tạo và tiến hóa của hệ thần kinh.
Cơ thể hình thành, điều khiển tập tính ở động vật chính là cơ chế hoạt động
của hệ thần kinh. Hệ thần kinh giúp con vật tiếp nhận các kích thích từ môi trường
bên ngoài, chuyển giao chúng về thần kinh trung ương và các phần của cơ thể rồi
điều chỉnh mọi hoạt động của cơ thể tương ứng với điều kiện sống của môi trường.
Các nhóm động vật đơn bào (protozoa), cả cơ thể chỉ gồm 1 tế bào, chưa có
noron thần kinh (chúng vẫn có thể cảm nhận kích thích bên ngoài nhờ điểm mắt: ở
trùng roi), và có một số cơ quan tử vận chuyển như tiêm mao và roi.
Hệ thần kinh đã hình thành ở mức sơ khai và đơn giản ở các nhóm động vật
đa bào bậc thấp như động vật thân lỗ (Porifera), ruột khoang (Coelenterata), giun
dẹp (Plathelminthes), giun vòi (Nemertini), và giun tròn (Nemathelmin thes).
Động vật thân lỗ chưa có tế bào thần kinh thực thụ. Cơ quan cảm giác nhờ


hạt tế bào (Cytoplast), cơ thể phản ứng chậm khi nhận được kích thích. Các phản
ứng có tính riêng biệt không lan truyền được.
Các nhóm động vật ruột khoang như: thủy tức, sứa và san hô đã hình thành
tế bào thần kinh. Các tế bào này nối với nhau dạng mạng lưới, nhưng chưa hình
thành hạch thần kinh. Phản ứng của cơ thể nói chung chưa mạnh. Các nhóm sống
trôi nổi tự do có các hoạt động thần kinh phát triển mạnh hơn so với nhóm sống cố
định.
Đến các nhóm giun như giun dẹp, giun vòi và giun tròn, hệ thần kinh đã phát
triển hơn, hình thành các hạch thần kinh với não đơn giản và các cơ quan cảm giác
phát triển ở các mức độ khác nhau. Nối giữa các hạch thần kinh và chạy dọc cơ thể
là vòng thần kinh hầu, dây thần kinh lưng và bụng tạo nên dạng thần kinh kiểu bậc
thang.
Các nhóm động vật không có xương sống như giun đốt (Annelida), thân
mềm (Mollusca), chân khớp (Arthropoda), da gai (Echinder mata) và động vật có
dây sống (Chordata) thì hệ thần kinh đã hoàn thiện và phân hóa, phát triển mạnh.
Ở các nhóm giun đốt, thân mềm và chân khớp đã hình thành não bộ hoặc các
đôi hạch thần kinh, nối liền nhau nhờ vòng thần kinh hầu. Ở từng nhóm, sự thay
đổi và chuyển hóa hệ thần kinh xảy ra sâu sắc. Đối với động vật chân khớp, đặc
biệt là côn trùng sống tập đoàn, não bộ phát triển chia thành nhiều phần và thùy
khác nhau.

Trang 2


Nhóm động vật có dây sống, hệ thần kinh bao gồm não bộ nằm ở phía trước
cơ thể và chuỗi hạch lưng. Cấu trúc hệ thần kinh của các lớp động vật có xương
sống không khác nhau nhiều mà chỉ khác bởi sự phát triển của từng thùy và bộ
phận của não bộ cũng như kích cỡ của chúng so với tủy sống.
Hệ thần kinh có sự tiến hóa từ động vật bậc thấp đến động vật bậc cao. Từ
động vật thân lỗ chưa có tế bào thần kinh thực thụ, cơ quan cảm giác nhờ tế bào

hạt, cơ thể phản ứng chậm khi nhận kích thích, các phản ứng có tính riêng biệt
không lan truyền được. Đến nhóm động vật ruột khoang như thủy tức, sứa, san hô
thì hệ thần kinh chỉ là mạng lưới tế bào thần kinh rải rác khắp cơ thể, được nối với
nhau qua các nhánh. Đến các nhóm giun như giun dẹp, giun vòi,… các tế bào thần
kinh tập trung lại thành các hạch thần kinh và tạo thành một chuỗi từ đó có các
nhánh tỏa ra khắp cơ thể. Bắt đầu từ động vật có dây sống (từ lớp chim đến lớp
thú), các mầm móng của não phát triển thành não và được bảo vệ trong hộp sọ.
Cùng với sự phát triển, hoàn thiện và đa dạng hóa của hệ thần kinh và hệ
thống các cơ quan cảm giác, động vật có thể tiếp nhận các kích thích từ môi trường
ngoài và trong càng nhạy cảm và sâu sắc hơn. Nói cách khác, hệ thần kinh càng
phát triển và hoàn hảo, động vật càng có những tập tính sống phát triển cao hơn.
Hoạt động tập tính được điều chỉnh theo cơ chế thần kinh. Ở tất cả các nhóm động
vật, từ động vật đơn bào cho đến chân khớp, động vật có xương sống và cả con
người đều có các biểu hiện của hoạt động tập tính. Bởi vì trong cấu trúc cơ thể của
các nhóm động vật này dù ít hay nhiều, nguyên thủy hay phát triển cao đã hình
thành cơ chế hoạt động của hệ thần kinh.
D. Sự phát triển tập tính bẩm sinh ở động vật
* Đặc điểm tập tính bẩm sinh:
- Có tính chất di truyền, thuộc nhóm tập tính bản năng khó thay đổi. Ít chịu ảnh
hưởng của môi trường. Cơ chế hình thàn tập tính này là phản xạ không điều kiện.
- Tập tính bẩm sinh chủ yếu là tập tính sinh sản vận đông, bắt mồi, xây tổ, phân
chia lãnh thổ , con đầu đàn, phát hiện ở cá….
- Sự hình thành tập tính bẩm sinh có sự tham gia cua các cơ quan cảm giác và hệ
thần kinh trưng ương dưới tác động bên trong và bên ngoài môi trường
1. Tập tính ở động vật đơn bào

Trang 3


Mọi tế bào sống, dù ở dạng đơn sơ, đều có khả năng thu nhận thông tin và phản

ứng với các kích thích của môi trường.
Ở động vật nguyên sinh cơ thể chỉ là một tế bào nhưng vẫn có khả năng thu nhận
kích thích của môi trường và phản ứng lại thành các tập tính tính tương ứng.
Để hiểu rõ hơn các tập tính của đông vật đơn bào các nhà khoa học đã tiến hành
các thí nghiệm để chứng minh các động vật đơn bào cũng có tập tính mặc dù chúng ở
dạng đơn sơ.
1.1 Chuyển động hóa hướng của trùng đế giày
Điều kiện sống của trùng đế giày rất hạn chế trong một biên độ khá hẹp về pH. Khi
ta nhỏ một giọt môi trường có trùng đế giày lên tấm kính, quan sát dưới kính hiển vi ta
thấy trùng đế giày bơi tản trong môi trường nước.
Sau đó ta đặt một hạt tinh thể muối ăn vào giữa tấm kính, ngay lúc đầu, trùng đế
giày có phản ứng rất nhanh, tản loạn xung quanh hạt muối. Nhưng khi hạt muối tan hết
trên môi trường tấm kính, thì trùng đế giày tụ lại vùng có nồng độ cực thuận đối với
chúng.
1.2 Chuyển động hướng nhiệt của trùng đế giày
Tiếp tục bố trí thí nghiệm như trên có gắn một dây điện vào một phía của tấm kính.
Có thể dùng đèn pin acquy 2 vôn với loại dây bạch kinh cực bé, đường kính khoảng
0.2mm.
Khi cắm điện để dây điện nóng lên, trùng đế giày không tiếp tục phân bố lan tỏa
trên tấm kính nữa, mà co cụm tại vùng có nhiệt độ tối ưu thích hợp cho chúng.
1.3 Chuyển động hướng điện cực của trùng đế giày
Các thí nghiệm chứng minh dòng điện tác động trực tiếp đối với hướng chuyển
động của trùng đế giày và lớp lông quanh cơ thể. Về nguyên nhân và cơ chế sinh lí của
tập tính này cho đến nay vẫn chưa thật sự sáng tỏ.
Cũng theo cách bố trí thí nghiệm như trên người ta cho trùng đế giày phân bố trên
bề mặt của tấm kính giữa hai điện cực có điện thế 8-12 vôn trùng đế giày bơi về phía cực
âm. Quan sát kĩ người ta còn thấy phần lông trên bề mặt hướng về phía cực dương.

Trang 4



Thì giờ đây dưới tác dộng của dòng điện cũng chuyển động quay ngược lại cùng
chiều với chiều chuyển động của trùng đế giày tức đều hướng cực âm.
1.4 Nghiên cứu di truyền tập tính cảm thụ Magie của trùng đế giày
Mg là nguyên tố cần thiết cho sự hoạt động của hàng trăm loại enzym trong tế bào
sống. Người ta cho rằng sự thẩm thấu và trao đổi tự do Mg giữa các tế bào có thể là một
yếu tố điều hòa quan trọng cho hoạt động sống của cơ thể.
Trùng đế giày là động vật đơn bào có khả năng hấp thụ một lượng lớn Mg 2+ đi vào
tế bào chỉ trong vòng phần ngàn của giây (Preston 1990) . Tốc độ và chiều hướng bơi của
trùng đế giày phụ thuộc vào tiềm năng của màng tế bào.
Bằng phương pháp di truyền học người ta tạo nên thể đột biến “chameleon” ở
trùng đế giày có sự cảm thụ mạnh với Mg
Người ta làm thí nghiệm chuyển trùng đế giày tự nhiên từ dung dịch không có
Mg sang dung dịch 5mM Mg2+ trùng đế giày bơi ngược lại (Ngược với hướng chuyển
động tự nhiên . Bình thường trùng đế giày bơi về cực âm) trong vòng 10-15 giây.
2+

Thực hiện như trên với thể đột biến Chameleo, chúng cũng bơi ngược lại nhưng
lâu hơn gần 30 giây.
Các phân tích về điện sinh lý đã dẫn đến giả thiết là tập tính này được biến đổi ở
thể đột biến Chameleon, do tác động đặc thù của ion Mg 2+, kích thích tăng thẩm thấu
Mg2+ qua màng tế bào.
Phương pháp phát hiện và chọn lọc đột biến về tập tính tăng cảm thụ Mg 2+ được
tiến hành qua kĩ thuật theo dõi chuyển động hướng điện cực.
Các nghiên cứu đi sâu về di truyền phân tử đã cho thấy tập tính bơi của
Paramecium là do tiềm năng của màng tế bào, được kiểm soát bởi sự chuyển động qua
nhiều lớp khác nhau của kênh ion.
Người ta đã phát hiện có hơn 20 alen điều hòa hoạt động của các kênh này. Đột
biến của các alen này dẫn đến hình thành các kiểu hình mới giống như thể đột biến
Chameleo.

1.5 Chuyển động hướng ánh sáng của trùng roi xanh (Euglena viridis)

Trang 5


Trùng roi xanh có một cơ quan thụ cảm ánh sáng ở ngay gốc của roi. Trùng roi bao
giờ cũng bơi về phía có nguồn sáng. Người ta gọi đây là tập tính hướng ánh sáng dương
tính. Và đây cũng là dạng tập tính nguyên thủy nhất của động vật.
2. Tập tính bẩm sinh của động vật đa bào
Khác với động vật đơn bào, động vật đa bào đã có những cơ quan thụ cảm tiếp
nhận các kích thích bên trong và bên ngoài, tức là những thay đổi ở môi trường bên trong
và bên ngoài cơ thể, có các cơ quan thực hiện những đáp ứng nhất định. Trong quá trình
tiến hóa, chính sự tác động qua lại giữa động vật với môi trường đã dẫn tới sự thích nghi
của động vật liên quan mật thiết với sự tiến hóa của cơ quan thụ cảm.
Có nhiều hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm mồi, ăn uống,… là
những bản năng. Bản năng là chuỗi phản xạ nối tiếp theo một trình tự nhất định, được ghi
lại trong cơ cấu di truyền của động vật. Bản năng không thay đổi, đặc trưng cho loài và
có lợi cho loài, là kết quả của chọn lọc tự nhiên.
Bản năng: là khuynh hướng vốn có của một sinh vật đáp lại một tác động
hay điều kiện cụ thể. Bản năng thường là những mẫu thừa hưởng của những phản
ứng đáp lại một sự kích thích. Bản năng tạo ra phản ứng với một kích thích ngoài,
làm khuynh hướng đó chuyển thành hành động, trừ khi chịu tác động của trí tuệ sáng tạo và linh hoạt hơn. Bởi phải trải qua nhiều thế hệ mới có thể dần thay đổi
bản năng, một vị trí (nền tảng) trung tâm của hành động được lưu lại trong trí nhớ.
Nền tảng này cung cấp những phản ứng đơn lẻ đã thành công dựa trên kinh
nghiệm. Những hành động cụ thể đó có thể chịu ảnh hưởng của học tập, môi
trường và những nguyên tắc tự nhiên. Nói chung, khái niệm bản năng không dùng
để mô tả một trạng thái đã được thiết lập sẵn.
Phần lớn chúng ta đều cho rằng, mỗi một hành động của chúng ta đều chịu
sự điều khiển của ý chí – chúng ta ngồi xuống hay đứng lên là do chúng ta muốn là
như thế.

Nhưng thực sự thì tất cả những cử động của loài người và tất thảy các sinh
vật không thể đều giải thích như vậy. Thí dụ như khi một ai đó đi xe đạp, người đó
có thể cần làm đến mấy chục loại động tác. Những động tác này là kết quả của học
tập và kinh nghiệm. Nhưng khi đang đi xe người đó đâu cần phải nghĩ gì đến từng
động tác.

Trang 6


Giả sử ta đụng phải một vật nóng, thì ta sẽ vội rụt tay lại, lúc đó ta chưa kịp
nghĩ phải rụt tay lại thì ta đã làm như thế rồi. Đây là một loại động tác phản xạ.
Có phải loài người có bản năng thật không? Về đặc điểm này các nhà tâm lí
học còn chưa nhất trí. Nhưng chúng ta biết rằng các động vật khác hoạt đông theo
bản năng. Đó là những hoạt động để đạt được mục đích nào đó nhưng chưa qua sự
suy nghĩ để hành động.
Thí dụ, một con chim nhỏ đang thu nhặt cành cây, cọng cỏ,… để sắp xếp các
vật liệu đó trên cành cây hoặc một chỗ ở trên tường làm tổ, tổ của nó phải có độ
cao và độ vững chắc nhất định, lại phải giống như tổ của các con chim cùng loại.
Những hành vi này của chim chỉ có thể giải thích là bản năng. Xảy ra hoạt động
bản năng là vì bên trong sinh vật đang tồn tại một số kích thích tự nhiên nào đó
(như đói, sợ, thích giao phối). Thực ra thì rất có thể là một số tuyến nội tiết trong
cơ thể động vật đã tiết ra chất kích thích để chúng làm những việc mag chúng ta
gọi là hoạt động bản năng. Kiếm ăn, giao phối, nuôi con, di cư, ngủ đông đều có
liên quan đến sự hoạt động của tuyến nội tiết trong cơ thể loài chim.
Hầu như tất cả các động vật đều có những hành vi bản năng nào đó để thỏa
mãn nhu cầu cơ bản của cơ thể.
Mọi động vật, dù ở bậc thang tiến hóa nào cũng điều có những kì diệu trong cấu
trúc và cơ thể sống, đẫn tới các tập tính hoàn thiện và vô cùng đa dạng như tập tính nhận
biết mùi, tập tính xây tổ, tập tính sinh sản,…
2.1 Tập tính nhận biết mùi

Tập tính nhận biết mùi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự sống còn của
động vật và hoạt động sinh sản của chúng, được hình thành qua quá trình tiến hóa, trên cơ
sở tương tác giữa động vật với môi trường
Tập tính nhận biết mùi dùng để phát hiện ra mùi vị có bản chất sai khác về chất
đánh dấu, về pheromone ở từng loài, từ đó tạo ra sự cách li sinh sản giữa các loài với
nhau. Do vậy, tập tính nhận biết mùi làm cơ sở cho các hoạt động tìm kiếm thức ăn, tránh
các nhân tố độc hại trong môi trường sống, trong các hoạt động sinh sản để tìm đôi lứa.
Ứng dụng: chỉ thị sinh học mùi là dạng phổ biến nhất của nhiều loài động vật để
nhận biết thông tin của môi trường, đó là cơ sở trong việc nghiên cứu cho ra đời những

Trang 7


lĩnh vực sinh học khác sâu hơn như sinh học chỉ thị, sinh thái học chỉ thị, thông tin sinh
học, điều khiển di truyền học.
Pheromon là những chỉ thị hóa học, những chất đặc biệt, đặc thù của từng loại
động vật, sinh sản và bài xuất làm phương tiện để thông tin nội bộ loài. Tập tính này
được ứng dụng trong thực tiễn, làm cơ sở cho việc sử dụng những con đực thính mũi để
phát hiện động đực ở con cái (lợn, bò,…) để xác định thời gian dẫn tinh tối ưu.
Ví dụ 1: Kiến đi thành hàng: tiết ra chất thơm đánh dấu đường đi gọi là yếu tố dẫn
đường, chất thơm này gọi là chất đánh dấu có tính đặc trưng cho loài và giới hạn tương
đối hẹp, mùi của chất thơm tổ kiến này khác với tổ kiến khác do vậy sẽ xảy ra hiện tượng
trên đường đi của kiến bị cắt ngang bởi đường đi của đoàn kiến ở một tổ kiến cùng loài
hoặc khác loài, đoàn kiến nói trên vẫn không nhầm đường.
Ví dụ 2: Cá Hồi có thể nhận biết mùi của các chất hòa tan trong nước, nó nhạy cảm
với hiện tượng nhiểm bẩn nước, nhất là mùi của các chất động hòa tan trong các dòng
nước thải công nghiệp. Người ta còn xác định trong não cá hồi có trung khu nhận dạng
mùi.
* Cơ sở di truyền học:
- Tập tính nhận biết mùi được hình thành trong quá trình tiến hóa, gắn liền với các

thụ quan khứu giác của động vật có xương sống. Di truyền học phân tử xác định được
những cơ sở di truyền, khả năng nhận biết mùi là do hiện tượng đa gen quy định, ở động
vật có vú khoảng 1000 gen gọi là siêu hệ đa gen liên kết với G – Protein của cơ quan thụ
cảm khứu giác. Đây là do hiện tượng đột biến lặp đoạn.
- Trong quá trình tiến hóa, hệ gen của thụ quan khứu giác của các loài động vật có
xương sống phát triển rất nhanh do thích nghi và trong con đường tiến hóa có loài sống ở
nước nhận biết được mùi chất hòa tan trong môi trường nước, có loài sống ở cạn nhận
biết được mùi các chất bay hơi.
- Đặc biệt hiện nay với sự phát triển của nhiều lĩnh vực khoa học thì nó hỗ trợ cho
di truyền học phân tử phát hiện được các gen trong cơ quan thụ cảm khứu giác, gen nhận
biết mùi của các loài thú thuộc bộ ăn thịt, từ đó gắn liền mức tinh vi về khả năng nhạy
bén về nhận biết mùi của các loài đó.
Ví dụ: Nhận biết mùi ở chó: Theo nghiên cứu, phân tích và so sánh 4 họ phụ ở cơ
quan thụ cảm ở chó. Người ta phát hiện 4 gen ở cơ quan thụ cảm khứu giác ở chó được kí
Trang 8


hiệu Cfol F1, Cfol F2, Cfol F3, Cfol F4. Và mỗi một họ phụ của gen này có từ 2 – 20
gen, các gen này đều được xác định trên bản đồ gen. Hiện nay, ở người cũng phát hiện có
sự tương ứng giữa các gen liên quan đến khứu giác ở người, nằm trên NST 11 và NST số 7.
* Sự sai khác về độ nhạy khứu giác giữa các loài phụ thuộc 3 yếu tố cơ bản:
+ Cấu tạo, vị trí và kích thước của các tế bào thần kinh khứu giác ở mũi. Cơ quan
khứu giác càng thu nhỏ lại thì độ nhạy càng kém.
+ Tỉ lệ não bộ dành cho vùng khứu giác.
+ Sai khác về số lượng và mức đa dạng của bộ gen trong cơ quan thụ cảm khứu
giác, thường các gen này phân bố thành từng cụm và liên kết chặt chẽ với nhau.
2.2 Tập tính sinh sản
Gồm 2 loại chính là tập tính hôn phối và tập tính chăm sóc trứng và con non. Tập
tính hôn phối bao gồm các quan hệ đực – cái trước sinh đẻ. Tập tính chăm sóc trứng và
con non bao gồm quan hệ giữa bố mẹ và con non sau sinh đẻ.

Tập tính sinh sản rất phức tạp và quan trọng trong việc giúp động vật duy trì sự
phát triển nòi giống. Để tập tính sinh sản hình thành các cá thể động vật phải trưởng
thành về mặt sinh dục, con đực và cái phải đang trong thời kì động dục.
Tập tính sinh sản gồm hàng loạt các hoạt động tiếp diễn nhau như đực cái gọi nhau
đến tán tỉnh, đến giao hoan đến đẻ và chăm sóc trứng, đến bảo vệ và nuôi nấng con non.
Tập tính này biểu hiện rõ ở động vật có xương sống và một số động vật không
xương sống phát triển cao.
Trong tập tính ghép đôi, việc phát ra tín hiệu để kích thích kêu gọi con khác giới là
quan trọng nhưng hoạt động này đa dạng phức tạp, và kích thích này chủ yếu là từ bên
ngoài nhờ cơ quan thụ cảm thị giác, khứu giác, thính giác và môi trường.
2.2.1 Tập tính hôn phối
* Ở động vật không xương sống
Ở châu chấu: Âm thanh đóng vai trò quan trọng giúp con đực dẫn dụ con cái. Khi
mùa xuân đến, châu chấu đực thường gọi con cái nhờ âm thanh riêng, được phát ra từ
một cơ quan ở lưng. Khi phân tích âm thanh gọi con cái của châu chấu đực, các nhà khoa
Trang 9


học nhận thấy rằng, con cái caí phản ứng với các dạng âm thanh có cường độ lớn hơn
tiếng kêu của con đực khoảng 15 – 25 dexiben. Điều quyết định ở đây là tốc độ âm thanh.
Ở bướm: Kích thích thị giác đóng vai trò quan trọng, màu sắc đóng vai trò quan
trọng hơn hình dạng, con nào màu càng càng đậm thì càng gây kích thichslamf con đực
bay theo càng nhiều. Đặc biệt bướm cái màu đen kích thích mạnh nhất, bướm trắng kích
thích ít nhất. Về hình dạng: con bướm cái nào có kiểu di chuyển linh hoạt, nhảy nhót
mạnh mẽ sẽ kích thích con đực nhiều nhất. Về kích cỡ: con cái nào có kích thước cơ thể
càng lớn thì càng kích thích con bướm đực.
Ở họ bướm cải và bướm phấn, khứu giác lại là tín hiệu quan trọng trong tập tính
sinh sản của bướm. Con bướm đực có túm lông vàng hoặc trắng ở cuối bụng, ở gốc chân
lông tiết ra 1 mùi hắc khuếch tán trong không khí giúp con đực hấp dẫn con cái, chính
mùi này cũng có tác dụng xua đuổi kẻ thù.

* Ở động vật có xương sống
- Ở thạch sùng (thằn lằn): Con đực ve vãn con cái bằng cách cất tiếng gọi, sau đó
rượt đuổi theo con cái, đến khi con cái chịu con đực ngoặm thân đồng thời cọ vào lưng
con cái, dần dần đưa mõm đến ót đến đầu và cuối cùng diễn ra quá trình giao phối. Quá
trình giao phối có thể diễn ra nhiều lần trong 1 thời gian dài.
- Ở rắn: Các con đực lao vào giằn xé, ẩu đả. Con đực nào thắng thế sẽ giao phối
với con cái.
- Ở chim: Tập tính ghép đôi và sinh sản có thể phân biệt thành 8 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Bắt đầu vào mùa xuân, tiết trời nắng ấm và ngày dài đã kích thích
tuyến sinh dục tiết hoocmon sinh dục đực và cái.
+ Giai đoạn 2: Đặc trưng bởi tác dụng của hoocmon androgen tiết từ tinh hoàn của
con trống, khiến nó có các hoạt động khoe mẽ, tán tỉnh, dẫn dụ con mái tiết hoocmon
estrogen.
+ Giai đoạn 3: Diễn ra hoạt động chuẩn bị tổ cho trứng và con non. Buồng trứng và
tế bào trứng ở chim mái phát triển mạnh.

Trang 10


+ Giai đoạn 4: Bắt đầu sự rụng lông dưới tác động của các loại hoocmon sinh dục
cái để lộ vùng ấp ở ngực con mái. Đây là vùng rất nhạy cảm, giúp chim tiếp nhận kích
thích tinh tế.
+ Giai đoạn 5: Là quá trình giao phối.
+ Giai đoạn 6: Là quá trình giãn nở các mạch máu dưới da của vùng ấp, các
hoocmon sinh dục kích thích mạnh mẽ lên ống dẫn trứng, để chuẩn bị cho con mái đẻ.
+ Giai đoạn 7: Là sự tăng mạnh các loại kích thích, để cơ thể con mái bắt đầu rụng
trứng và trứng phát triển.
+ Giai đoạn 8: Là sự đẻ trứng của con cái, kết thúc các hoạt động tập tính ghép đôi
và sinh sản.
* Ứng dụng

Dựa vào tập tính giao phối của các loại côn trùng gây hại, các chuyên gia đấu tranh
sinh học đã tạo ra thể đực bất thụ. Những con đực được nhân nuôi theo phương pháp
nhân tạo này vẫn khỏe mạnh, phát triển và giao phối bình thường với con cái nhưng
không có khả năng sinh sản. Bằng cách này, con người có thể hạn chế và tiêu diệt được
nhiều quần thể côn trùng gây hại.
2.2.2 Tập tính chăm sóc trứng và con non
Sau khi đẻ trứng một số nhóm động vật có thể hoàn toàn phó mặc cho trứng tự
phát triển. Nhưng ở hầu hết các nhóm động vật đều có tập tính chăm sóc, bảo vệ trứng và
con non khác nhau.
Các tập tính chăm sóc ở các nhóm côn trùng, tập đoàn ong, kiến, mối phát triển đa
dạng tinh tế và khá hoàn thiện. Từ việc làm vệ sinh, đảm bảo các điều kiện nhiệt độ và độ
ẩm cho đến bảo vệ và cung cấp thức ăn, các cá thể này đều thực hiện 1 cách hoàn hảo và
khá hoàn hảo theo cơ chế điều khiển pheromon.
Đối với động vật bậc thấp thì quá trình ấp trứng chăm sóc con non kết thúc sau khi
nở ra, ở những động vật phát triển cao hơn thì các bố mẹ còn tiếp tục ấp ủ chăm sóc cho
chim non. Người ta cho rằng, tập tính chăm sóc trứng và con non biểu hiện rõ nhất ở các
loài chim. Theo kết quả nghiên cứu của nhà tập tính học Hà Lan: đối với kích thích thị

Trang 11


giác thì hình dạng , màu sắc, cử động của bố mẹ có tác dụng kích thích sự đòi ăn của con
non và ngược lại, các hoạt động đòi ăn của con non kích thích con bố mẹ mớm mồi.
Ví dụ: Như mòng biển mới nở nhìn thấy ngay đốm đỏ ở dưới mỏ của con mẹ, nó
mổ vào đốm và kích thích con mẹ mớm mồi.
Khi các cá thể lớn lên thì các cơ quan cảm giác và hệ thần kinh phát triển hoàn
thiện hơn. Do vậy bố mẹ và con cái nhận biết với nhau nhờ vào cơ quan thị giác và
khướu giác.
Ví dụ: Nếu hai gà mẹ cùng ấp trứng và nuôi chung đàn con thì chúng có thể cũng
ấp ủ, chăm sóc và mớm mồi cho tất cả các con của đàn chung đó. Nhưng nếu đàn gà con

được tách riêng ngay từ khi mới nở, thì chỉ vài ngày sau, chúng sẽ không chăm sóc và
đánh đuổi các con khác nếu đi lạc vào đàn con của mình.
*Ứng dụng
Ứng dụng tập tính chăm sóc trứng và con non của nhiều nhóm tò vò, ong mắt đỏ,
bởi chúng thường bắt sâu tiêm dịch cho tê liệt chuẩn bị làm thức ăn cho con non, hoặc
trực tiếp đẻ trứng và kí sinh trên cơ thể các nhóm sâu đục thân, sâu tơ, sâu xanh… rồi khi
trứng nở con, ấu trùng sẽ dần ăn thịt những sâu non này mà trong sản xuất nông nghiệp,
đấu tranh phòng trừ sâu hại, các nhà nghiên cứu đã gây nuôi , phát triển nhiều nhóm côn
trùng cánh màng sử dụng chúng như những thiên địch, góp phần tiêu diệt nhiều nhóm sâu
hại cây trồng.
2.3 Tập tính chuyển động hướng trọng lực (Geotaxis) ở ruồi giấm
Drosophilamelanogater
Qua thực nghiệm, hai nhà khoa học Hirsch và Th. Dobzhansky đã chứng minh,
ruồi giấm có các tập tính di truyền rất khác nhau, trong đó rõ nhất là phản ứng với trọng
lực.
Bình thường, trong các loài ruồi giấm Drosophila nuôi thí nghiệm, hầu hết các cá
thể có chuyển động âm tính hướng trọng lực, tức là khi cho ruồi vào một ống nghiệm
thẳng đứng, ruồi bay lên cao ngược chiều trọng lực.
Riêng quần thể tự nhiên ban đầu Drosophila pseudoobscura được Dobzhansky tiến
hành thực nghiệm thì bao gồm đủ các cá thể thuộc ba trạng thái: chuyển động hướng

Trang 12


trọng lực âm tính (bay lên cao), dương tính (bay xuống thấp) và trung tính (bay ở lưng
chừng ống nghiệm), với tỉ lệ ba trạng thái gần như ngang nhau.
Sau đó, Dobzhansky tiến hành cho giao phối giữa các cá thể ruồi chuyển động rõ
nét dương tính nhất với nhau và giữa các cá thể chuyển động âm tính rõ nét nhất với
nhau.
Qua 15 thế hệ, thu được toàn bộ các thể hoặc chuyển động dương tính hướng trọng

lực, phân biệt nhau rất rõ nét.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng , phản ứng với trọng lực với ruồi giấm
D.melanogaster được quy định bởi một số gen nằm trên 3 nhiểm sắc thể X, II, III.
Trong quần thể tự nhiên, không chọn lọc ở ruồi giấm NST II và X quy định chuyển
động dương tính hướng trọng lực và NST III quy định chuyển động âm tính hướng trọng
lực.
Tuy nhiên, có những cá thể có các mức độ rất khác nhau về chuyển động hướng
trọng lực, từ rất âm tính đến rất dương tính. Chính những sai khác trên là một ví dụ hùng
hồn về tính đa dạng sinh học tự nhiên, tạo cho các loài khả năng biến đổi linh hoạt, thích
nghi với những biến đổi môi trường.
2.4 Tập tính định hướng, định vị
Động vật có thể xác định phương hướng trong khi di chuyển (định hướng), có thể
xác định vị trí (định vị) của các con vật (con mồi, vật cản,…). Đây là một tập tính rất
phức tạp bao gồm một loạt các phản xạ vận động, dịch chuyển và phối hợp cùng lúc của
các cơ quan trong cơ thể dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và chủ yếu là do yếu tố bên
trong chi phối.
Tập tính này thể hiện trong sự di cư của một số loài chim, cá , hươu, rùa biển;
trong “hệ thống rada” của loài dơi, trong “hệ thống rada” của voi nước, cá chình điện, cá
heo, trong sự phát âm của các loài cá,…
2.4.1. Rùa biển định hướng nhờ từ trường trái đất
Loài rùa biển luôn trở về khu vực quen thuộc để đẻ trứng. Chúng sử dụng hệ thống
định vị đơn bản là từ trường trái đất. Từ trường giúp loài rùa tìm hướng dù bị cuốn đi bởi
sóng biển.

Trang 13


Trung bình cứ 4 năm một lần, rùa biển bay giữa đại dương mà không cần bất cứ
điểm mốc nào, di chuyển hàng trăm thậm chí hàng nghìn km giữa khu vực tìm thức ăn và
khu vực đẻ trứng.

Để tìm hiểu quá trình định vị và các hệ thống giác quan của loài này, các nhà sinh
học Pháp thuộc Trung Tâm Sinh Thái Chức Năng và Tiến hóa Montpellier và các cộng
sự Italia ở đại học Pisa đã thả những con rùa biển xanh Chelonia Mydas đẻ trứng ở kênh
Mozambic, trên các hoàn đảo Europa Mayotte. Chúng được cài một máy cắm cọc tiêu
Argos trên mai, một nam châm cực mạnh trên đầu và được theo dõi qua vệ tinh trong
chuyến hành trình trở về khu vực đẻ trứng.
Thử nghiệm đầu tiên đã chứng minh, dù được thả ở bất cứ nơi nào và bất kể các
con song biển,những con rùa này vẫn bơi về hướng đẻ trứng.Tuy nhiên chúng không có
khả năng thay đổi chuyến hành trình khi bị trôi dạt bởi sóng biển,một số con đã bơi hàng
nghìn km trước khi đến nơi.
Theo các nhà khoa học,điều này xác định rùa biển sử dụng từ trường do nhân trái
đất phát ra để định vị khu vực đẻ trứng.Nhưng đây không phải là nguồn thông tin duy
nhất được sử dụng,vì chúng vẫn có thể tìm ra khu vực đẻ trứng mặc dù bị sóng biển cuốn
đi. Loài rùa biển có thể sử dụng khứu giác cũng như một số chim biển hay chim bồ câu
đưa thư.
2.4.2. Tập tính định hướng đường đi của cá Chình
Tập tính định hướng ở cá chình rất phức tạp và thực hiện được nhờ sự kết hợp của
nhiều loại cơ quan cảm giác. Như ta đã biết ấu trùng của cá chình bị trôi dạt ra biển và
chúng lớn lên tại đây,khi phát triển đến mức độ nhất định,cá chình từ biển sẽ bơi vào
nước lợ cửa sông để sinh sản. Để vượt qua hàng ngàn cây số, trên mặt đại dương bao la
cá chình phải kết hợp hàng loạt các tập tính như:khi thủy triều rút chúng phải nằm trên
đáy cát, khi thủy triều lên chúng bơi trên mặt nước để tiến vào bờ. Vào đến bờ, cá chình
con phải bơi ngược dòng thủy triếu để không bị nước cuốn lại ra biển khơi và nhận biết
được nước ngọt để trở về các cửa sông trong đất liền. Như vậy, nhờ sự hoạt động và kết
hợp nhiều cơ quan cảm giác mà cá chình đã định hướng được, trở về các dòng sông quê
hương, cách xa hàng nghìn cây số, nơi bố mẹ chúng đã ra đi từ hàng năm trước đó.

Trang 14



2.4.3. Tập tính định hướng đường đi bằng ánh trăng của các loài côn trùng.
Trưởng nhóm nghiên cứu Marie Dacke-nhà sinh vật học ở ĐH Lucd ở Thụy Điển
cho biết: ‘’Đây là lần đầu tiên chúng ta nhìn thấy loài côn trùng biết sử dụng ánh sáng
của dải Ngân hà để định hướng và di chuyển’’.
Những con bọ hung thường tìm tới đống phân tươi, nặn thứ chất thải thành một
quả cầu rồi lăn nó đi. Dacke và các đồng nghiệp phát hiện ra, loài bọ này thường trèo và
đứng trên đỉnh của quả bóng phân ẩm ướt này và ‘’nhảy múa’’. Điệu nhảy này không
phải thể hiện niềm vui mà chúng đang xem xét con đường đi chúng sẽ đi tiếp.
Nghiên cứu sâu hơn họ phát hiện ra rằng, loài côn trùng này còn sở hữu một tài
năng mà chưa từng được biết trong thế giới động vật: định vị đường đi bằng ánh trăng.
Nó có thể di chuyển bằng một đường thẳng tắp bất chấp những chướng ngại vật mà
chúng có thể gặp phải trên đường đi.
Để nghiên cứu, các nhà khoa học đã đặt các loài côn trùng ở Nam Phi dưới một
bầu trời tràn ngập ánh trăng, một bầu trời không trăng và bầu trời u ám. Trong một số thử
nghiệm, những con bọ hung được trang bị ‘’mũ’’nhằm che bớt tầm nhìn. Khi đó, chúng
gặp khó khăn hơn trong việc di chuyển theo đường thẳng.
Theo nhóm nghiên cứu, dường như loài côn trùng này đã sử dụng ánh sáng phân
cực của Mặt trăng để di chuyển. Mô hình này được tạo ra khi ánh sáng Mặt trăng tương
tác với các phân tử trong không khí (phân cực) giúp bọ hung đi theo một đường thẳng.
Một vài khoảng trời quang mây cũng cung cấp đủ ánh sáng cho chúng trong việc định vị.
Một thí nghiệm trước đây với loài bọ hung Scarabaeus satyrus cho thấy, vào những
đêm không trăng hoặc quá nhiều mây, bọ hung không thể di chuyển theo một đường
thẳng. Những con bọ này có xu hướng xoay, đi theo đương cong làm cho sự vận chuyển
những viên phân công thêm khó khăn.
Dacke và đồng nghiệp vẫn đang cố gắng để xác định tầm quan trọng của các tín
hiệu khác nhau trên bầu trời ảnh hưởng thế nào tới sự di chuyển của bọ hung. “Nếu có
Mặt trăng ánh sáng phân cực và dải ngân hà, liệu rằng, bọ hung có di chuyển theo những
cách giống nhau?”

Trang 15



2.4.4. Hiện tượng di cư ở chim
Tập tính di cư là một tập tính rất phức tạp, nhưng hoàn thiện đến mức “gần như
chính xác tuyệt đối”. Cơ chế ở đây được tổng hợp qua não, thành bản năng, tạo nên một
la bàn định hướng ở các loài, giúp động vật xác dịnh được phương hướng khi vượt
khoảng cách bằng cây số, di cư, làm tổ, ...
Ví dụ : Tập tính di cư ở Nhạn biển Bắc cực: Nhạn biển Bắc cực sống ở Bắc cực,
đến mùa sinh sản lại di cư hàng ngàn cây số theo hướng vòng cung về phương Nam ấm
áp để đẻ trứng. Chim non nở, cứng cáp, lại có khả năng vượt chặn đường xa lạ và mênh
mông, theo đúng đường đi của bố mẹ về lại đất tổ.
Di cư của chim cánh cụt
2.4.5. Hiện tượng di cư của cá hồi
Cá hồi Đại Tây Dương sống vài năm đầu tiên trong các dòng suối nhỏ và sông, ăn
những côn trùng sống trong nước và những sinh vật sống trôi nổi khác do dòng nước
mang lại. Sau khi đạt kích tước khoảng 10cm, cá bắt đầu di chuyển ra đại dương. Khi đã
ở đại dương, cá hồi tận dụng nguồn thức ăn dồi dào và phát triển nhanh chóng, đồng thời
phải né tránh nhiều loài sinh vật săn mồi như hải cẩu, các loài cá lớn hơn để sống sót. Khi
đã trải qua 1 đến 2 năm ở biển, cá hồi bắt đầu hành trình trở về.
Về đến quê hương, việc đầu tiên nó cần làm là tìm địa điểm thích hợp để xây tổ.
Khi vào nước ngọt, nó không ăn nửa và hình dáng cũng thay đổi. Răng hàm của cá đực
phát triển lớn ra, hàm trên có hình cái móc trông rất dữ dằn, da dày hơn, vạm vỡ hơn.
Màu sắc cũng thay đổi, cả 2 giống đực và cái chuyển sang màu đỏ ửng, xanh lục hay màu
đậm hơn. Cá cái tìm được chổ tốt, nó sẽ nằm nghiêng mình, dùng đuôi quẩy để quạt đá
cuội, đá sỏi dạt qua một bên, công việc xây tổ thường mất cả ngày. Lúc này, con đực luôn
ở bên cạnh con cái để đánh đuổi cá khác lấn chiếm . Sau khi cá cái đẻ trứng vào tổ, cá
đực sẽ xuất tinh có màu trắng sữa để thụ tinh với trứng. Cá cái đợi trứng thụ tinh xong
chìm xuống mới quạt đá sỏi để lấp trứng lại. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ cao cả, cá
cái và cá đực cùng chất bên nhau. Nó thả mình theo dòng nước trôi xuôi .
Trứng cá còn phải đối đầu với nhiều nguy hiểm như có thể bị cá cái khác đến sau

đào lên và đẻ vào đó, hoặc dòng nước quá nóng hay bị cạn, hay trở thành thực phẩm cho
các loài cá khác, thiếu dưỡng khí do nước bị ô nhiễm, ... Sáu mươi ngày sau khi ra khỏi
lòng mẹ, trứng cá hồi mới nở. Cá con vừa nở sống trong sỏi nhờ năng lượng có sẵn trong
Trang 16


noãn hoàn. Cá hồi con sẽ ở lại vùng nước ngọt trong vài tháng, có khi đến 1 năm, rồi lại
theo dòng sông và đổ vào biển cả. Cái vòng sinh tử cứ như thế quay đều, từ thế hệ này
sang thế hệ khác, không bao giờ thay đổi
Khi lội đến cửa biển, nơi nước ngọt và mặn trộn lẫn thành nước lợ, chúng phải trải
qua nhiều sự thay đổi để chuẩn bị đời sống trong nước mặn. Đầu tiên 2 mang trở thành
đỏ đậm, màu sắc trên lưng cũng trở nên đậm hơn, 2 bên và dưới bụng trở thành màu bạc.
Các sọc rằn màu đen xuất hiện giúp thêm việc ngụy trang. Nếu nhìn từ trên xuống, màu
sậm trên lưng sẽ hòa hợp cùng màu tối của biển sâu.
Nhiều nghiên cứu về cơ sở di truyền của tập tính đã cho thấy cơ chế vô tuyến của
định hướng, định vị là do hai loại yếu tố cấu thành của một cơ chế sinh học:
+ Nhân tố thụ cảm môi trường bên ngoài (từ trường, dòng nước chảy, nhiệt độ, vị
trí sao, mặt trời, ...).
.

+ Nhân tố bên trong, nhân tố di truyền, đây là bản đồ bẩm sinh, là đồng hồ sinh vật
* Ứng dụng

+ Nghiên cứu các tập tính di cư của chim để tránh các tai nạn máy bay. Thường
các bãi có hai bên đường băng là nơi sinh trưởng của sâu bọ (thức ăn của chim). Đến mùa
hạt cỏ chín, từng đàn chim lại bay về đây kiếm ăn. Dựa vào đặc điểm chim di cư có
đường bay nhất định của chúng, từ đó mà các phi công máy bay cũng phải nghiên cứu,
"dành riêng" tuyến bay cho chim di cư.
Tập tính chim tập trung quanh đường băng sân bay, hiện tượng va chạm giữa đàn
chim với máy bay chạy bằng động cơ tuốc bin hay tuốc bin phản lực, ngoài cơ chế trên

còn có 1 cơ chế khác: những âm cao do động cơ nêu trên phát ra khi hoạt động, đã hấp
dẫn một số loài chim bay đến sân bay, vì tần số dao động và độ dài sóng của các âm này
giống như tần số và độ dài sóng của âm phát ra từ một số côn trùng (thức ăn của chim).
2.4.6 Tập tính đưa thư ở chim bồ câu.
Các nghiên cứu trước đây khẳng định chim bồ câu có khả năng bắt chước và ghi
nhớ rất tốt, nhưng cơ chế tạo ra những khả năng ấy vẫn là một ẩn số. Một giả thiết được
nhiều người chấp nhận cho rằng quá trình tiến hóa được thúc đẩy bởi khả năng ghi nhớ
dài hạn, cho phép động vật nhớ những sự kiện đặc biệt ở thế giới bên ngoài và những
hành vi phù hợp với sự kiện ấy.

Trang 17


Chim bồ câu có cảm giác từ trường đặc biệt, xác định được phương hướng trong từ
trường quả đất, nhờ đó cơ quan thụ cảm màu nhiệm về khả năng phát hiện từ trường. “Trí
nhớ” và khả năng phân tích đường đi lối về của chim bồ câu là khá kì diệu. Tuy nhiên
người ta đã có nhận xét, chim bồ câu dễ bị mất khả năng định hướng trong các vùng có
những nhà máy điện cực.
Chim bồ câu có khả năng định hướng trong khi di chuyển, có thể xác định vị trí,
ghi nhớ vị trí đã đi qua. Nhờ đó chim bồ câu có thể tìm về nhà, nhớ các vị trí đã đi qua
đó. Chính nhờ tập tính định hướng này mà con người dã sử dụng bồ câu để đưa thư.
* Cơ sở di truyền của tập tính: Hiện nay có 2 giả thuyết được đưa ra, con chim
dựa vào khứu giác của mình hoặc chúng bay theo dòng từ trường của trái đất.
* Giả thuyết chim bay theo từ trường trái đất.
Chi bồ câu có cảm giác từ trường đặc biệt, xác định được phương hướng trong từ
trường quả đất nhờ có cơ quan thụ cảm về khả năng phát hiện từ trường. “Trí nhớ” và khả
năng phân tích đường đi lối về của bồ câu là khá kì diệu.
Ví dụ chứng minh:
+ Khả năng đưa thư của chim bồ câu đã được sử dụng từ lâu đời. Bồ câu được sử
dụng để đưa thư vào thời chiến. Năm 1870, khi Pari bị quân đội Phổ vây hãm thì đã có

hàng triệu bức thư được chim bồ câu đảm nhiệm đưa đi, ở mức khá an toàn.
+ Gần đây, theo nghiên cứu của Anh bồ câu đưa thư đơn giản chỉ lần theo tuyến
đường giống như con người.
+ Để tìm hiểu khả năng ghi nhớ này, các chuyên viên của viện nghiên cứu Pháp
cho hai con chim bồ câu xem hàng nghìn bức ảnh. Sau vài tháng, họ cho chúng xem lại
và huấn luyện chúng cách dùng mỏ để vẽ hình tròn hoặc gạch chéo lên những ảnh mà
chúng nhìn thấy. Sau vài tháng số lượng ảnh mà hai con có thể nhớ dao động từ 800 đến
1000 chiếc.
* Giả thuyết chim dựa vào khứu giác.
Để chứng minh khả năng tìm đường về nhà bằng khứu giác, các nhà khoa học đã
cắt đi dây thần kinh khứu giác của chúng. Kết quả là loài bồ câu sẽ không đủ khả năng để

Trang 18


tìm hướng về. Tuy nhiên thí nghiệm cũng không rõ ràng, liệu bồ câu có đánh hơi khi
hành trình bay trên bầu trời không?
Tuy nhiên, người ta đã có nhận xét về loai chim này dễ bị mất khả năng định
hướng trong những vùng có những nhà máy điện cực mạnh.
2.4.7. Hệ thống ra đa của dơi.
Dơi là loài động vật có vú biết bay với các chủng loại hết sức đa dạng, và xuất hiện
gần như mọi ngõ ngách trên thế giới. Nó là một loài trong số những kẻ đi săn tài giỏi và
nguy hiểm nhất trong thế giới động vật, đặc biệt là ban đêm, dơi có khả năng định vị
trong bóng tối tốt nhất nhờ tín hiệu âm thanh. Chính nhờ khả năng này, dơi dễ tìm thức
ăn trong bóng tối.
Hơn 260 năm trước, nhà khoa học Italy Sphanlantrani lần đầu tiên đã nghiên cứu
đặc điểm này của dơi.
Thí nghiệm: Ông làm mù một mắt của dơi, rồi đặt con vật vào trong một giang
phòng kính cao rộng, có đang nhiều sợi thép. Điều khiến người ta ngạc nhiên là con dơi
này vẫn có thể nhanh nhẹn lách qua sợi thép, bắt được côn trùng một cách chính xác. Có

lẽ là khứu giác của dơi đang phát huy tác dụng. Sphanlantrani nghĩ vậy. Tiếp theo, ông
lại làm hỏng chức năng khứu giác của dơi nhưng dơi vẫn bay được tốt như thường, giống
như chẳng có gì thay đổi vậy. Sau đó ông lại dùng sơn bôi đầy lên mình dơi. Kết quả vẫn
như cũ, chẳng lẽ lại là thính giác của chúng đang phát huy tác dụng sao?
Khi Sphanlantrani nút chặt tai của một con dơi rồi thả cho nó bay, cuối cùng ông
thấy nó bay kém hẳn. Nó bay tán loạn hết chỗ này đến chỗ khác, va đập khắp nơi đến cả
côn trùng nhỏ cũng không bắt được. Điều này cho thấy âm thanh đã giúp cho dơi phân
biệt được phương hướng và tìm được mồi.
Song rốt cuộc đây là loại âm thanh gì, Sphanlantrani vẫn chưa tìm ra. Các nhà khoa
học sau này qua nghiên cứu đã vẽ được bức màn bí mật đó. Hóa ra cổ họng của dơi có
thể phát sóng siêu âm rất mạnh, thoát ra ngoài thông qua miệng và lỗ mũi của nó. Khi
gặp phải vật thể, sóng siêu âm liền phản xạ trở lại, tai dơi nghe được âm thanh phản hồi,
nên có thể phán đoán được khoảng cách và kích cỡ to nhỏ của vật thể.
Khi bay, dơi liên tục phát ra đằng trước các xung siêu âm. Nếu trên đường đi, sóng
siêu âm gặp một vật cản, thì từ vật đó sẽ sinh ra sóng phản xạ, tức tín hiệu dội. Tín hiệu
này được dơi tiếp nhận. Nhờ tiếp nhận được tiếng vang hay siêu âm dội lại vào tai dơi mà
Trang 19


dơi có thể ước lượng được khoảng cách, chướng ngại vật, mồi. Nhờ đó dơi đã sử dụng tín
hiệu dội để định hướng và kiếm thức ăn, phát hiện những sâu bọ nhỏ bé mà thị giác của
dơi không nhìn thấy được. Ngay cả khi bay dơi vẫn bắt được sâu bọ. Nếu không có gì
phía trước, sẽ không có tín hiệu vọng. Vì vậy, dơi thực ra nhìn được bằng tai thay cho đôi
mắt.
Các nhà khoa học gọi phương thức căn cứ vào âm thanh phản hồi để tìm vật thể là
“hồi thanh định vị”. Điều khiến họ kinh ngạc là loài thú nhỏ này trong một giây có thể
nhận và phân biệt được 250 cụm âm thanh phản hồi từ côn trùng, cây cối, mặt đất,
chướng ngại vật… Ngoài ra, khả năng chống nhiễu của hệ thống định vị âm thanh phản
hồi của nó cũng rất mạnh. Cho dù dơi bị nhiễu nhân tạo , mạnh gấp 100 lần so với sóng
siêu âm do con vật phát ra, thì nó vẫn có thể làm việc hiệu quả. Chính nhờ bản lĩnh độc

đáo này mà khi bắt côn trùng trong đêm tối, dơi có thể nhanh nhẹn và đạt độ chính xác
đáng ngạc nhiên như vậy. Loài dơi còn được mệnh danh là radar sống, radar này có độ
chính xác cao khi ta xác định khoảng cách và tọa độ góc của mục tiêu.
Dơi có thể phát ra siêu âm với tần số 30.000-70.000 dao động/1 giây, hầu hết các
âm thanh do dơi phat ra đều nằm trong dải tần ngoài giới hạn nghe được của con
người.Ngược lại, thính giác của dơi lại rất tinh. Dơi có thể nghe được âm với tần số trên
90.000 dao động/1 giây.
Âm thanh của dơi phát ra theo dạng xung động. Tần số xung động thay đổi tùy
khoảng cách giữa dơi và chướng ngại vật. Chuẩn bị cất cánh, dơi phát ra 5-10 xung động,
nhưng khi bay trước ngại vật có thể lên tới 60 trên giây.
Nắm được cơ chế siêu âm của dơi, ta có thể giải thích các hiện tượng thực tế xảy ra
trong đời sống như tình cờ dơi bay qua cửa sổ vào trong nhà, rơi sà xuống đầu và búi tóc
các bà, các cô. Nguyên nhân chính là do tóc của chúng ta đã hấp thụ mất sóng siêu âm
của dơi vì thế dơi không còn nhận được các sóng phản xạ, các tín hiệu dội. Do đó không
thấy được chướng ngại vật, đã mất thăng bằng, bị rối loạn và sà vào đầu chúng ta.
Một hiện tượng lạ khác là dơi có tài dùng cơ chế định vị siêu âm để bắt sâu bọ như
đã nêu trên, nhưng lại không phát hiện và bắt nổi bướm. Nhiều loài sâu bướm, bướm đêm
được phủ lên mình một lớp phấn dày và mềm, làm cho sóng âm phản hồi giảm tần số nên
dơi không phát hiện được. Ở một số loài bướm, trong khoang bụng có cơ quan đặc biệt
có khả năng nhận biết các xung lượng âm của dơi phát ra xung quanh, nên vội vàng né
tránh, bay là sát mặt đất để thoát khỏi phạm vi săn lùng của dơi.
Trang 20


Dơi còn sử dụng âm phản hồi để bắt cá. Với khả năng sử dụng âm phản hồi, dơi
không những định hướng trong không gian, mà còn có thể định hướng cả dưới nước. Dơi
bay là trên mặt nước và phát siêu âm. Khi nghe được phản âm, dơi thò chân xuống nước,
quắp cá lên. Tuy âm thanh khi đến mặt nước đã bị phản hồi, hơn nữa 80% cơ thể cá là
nước, nên tính chất truyền âm của cá không khác gì với nước, nhưng vì lại có bong bóng
chứa đầy hơi nên bị dơi phát hiện.

* Ý nghĩa sinh học: Siêu âm của dơi được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực kĩ thuật:
+ Các nhà nghiên cứu tại Viện vật lí thể rắn ứng dụng thuộc Fraunhofer (IFA) đã
vừa phát triển một loại rada gọn nhẹ có thể “nhìn” xuyên qua những vật chất không trong
suốt và đặc biệt là trong điều kiện tuyết dày đặc.
Radar hoạt động ở các tần số từ 75 đến 110 GHz (băng tần W) của phổ vô tuyến.
Những radar sử dụng tần số này không chỉ có thể phát hiện các vật thể nhỏ từ cự ly đến
3km mà còn có thể xâm nhập mọi vật liệu không trong suốt, điện môi và các vật liệu
không phải kim loại khác như quần áo, bề mặt nhựa, giấy, gỗ, tuyết và sương mù. Hệ
thống radar như trên đã xuất hiện từ lâu trong một số ứng dụng dành cho quân đội và dân
thường. Tuy nhiên, Frauhofer đã phát triển một thiết kế dạng mô-đun mới, gọn nhẹ hơn
để có thể sử dụng rộng rãi. Thiết kế mới khiến chiếc radar có kích thước chỉ bằng một
hộp thuốc lá với các ăng-ten 3 kênh, thấu kính điện môi và tích hợp giao tiếp USB/CANBUS.
Khi có sương mù, điển hình như cảng Hamburg bên sông Elbe nơi sương mù bao
phủ thường xuyên, những chiếc camera an ninh tại đây không thể cung cấp hình ảnh phân
giải cao. Đây là lý do tại sao các nhân viên chức năng thường phải tuần tra với đơn vị
cảnh khuyển khi thời tiết xấu.
Frauhofer đã nhận thấy tiềm năng ứng dụng rộng rãi đối với hệ thống radar nhỏ
gọn nói trên. Một trong những ứng dụng được ưu tiên hàng đầu là trang bị trên đội ngũ
trực thăng cứu hộ bởi radar có khả năng phát hiện trong điều kiện tuyết dày cũng như hỗ
trợ hạ cánh trong tất cả điều kiện môi trường và cung cấp thông số cao trong khoảng cách
chinh xác.
+ Ngoài ra, Radar băng tần W có thể được sử dụng trong mọi trường hợp nơi các
công nghệ cảm biến khác trong quá trình xử lý sản xuất thường không thể đảm đương bởi
nhiệt độ cao hoặc tầm nhìn bị giới hạn. Có thể nêu ra một ví dụ, radar có thể được dùng

Trang 21


như một cảm biến đo độ đầy trong các hầm chứa bột bởi nó có thể chống chọi tốt trong
tình trạng bụi bám khi hầm được đổ đầy.

+ Dùng để dự báo bão tố có thể thay đổi hoàn toàn quá trình nghiên cứu chim
chóc, dơi và côn trùng biết bay. Các nhà khí tượng học từng liệt những sinh vật bay lượn
trên bầu trời vào dạng gây phiền nhiễu vì tín hiệu do chúng phát ra làm rối loạn kết quả
đo đạc khí hậu của giới chuyên gia. Tuy nhiên, những cải tiến mới đây về năng lực máy
tính và hệ thống trạm radar đã biến tín hiệu gây nhiễu trên thành nguồn dữ liệu đầy giá trị
cho việc nghiên cứu sinh thái học.
+ Trong y học, siêu âm được dùng để chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu cấu trúc các
tổ chức của cơ thể sinh vật.
Khi người ta tạo ra một nguồn phát sóng siêu âm và chiếu các bức xạ siêu âm vào
cơ thể, ta thu được các tiếng vọng về của sóng siêu âm đã phát đi, khi đập vào các vách
ngăn giữa các tổ chức trong cơ thể. Từ đó người ta có thể biết được cách sắp xếp của các
tổ chức ấy và tính chất vật chất chứa trong đó bằng phương tiện điện tử cho hiện trên màn
hình. Siêu âm giúp thầy thuốc nhìn được những cục máu đông, những cục vôi hóa do xơ
cứng mạch máu, nhìn được qua cả thành mạch, nhìn thấy cả những viên sỏi, những con
giun chui vào ống mật, những ổ áp xe trong gan.
Nhờ siêu âm có thể thấy được thai nhi từ những tuần đầu trong bụng mẹ, thấy được
cả những hoạt động của tim thai nhi ở tháng thứ 5,6. Phát hiện được các bệnh bẩm sinh
về tim, chân tay, cột sống của đứa bé khi còn trong bụng mẹ.
2.5. Tập tính xây tổ ở ong, mối
2.5.1. Tập tính xây tổ ở ong
Mỗi loài ong (ong mật, ong vàng, ong vò vẽ) có khả năng xây tổ khác nhau, có
phương thức kiến trúc tổ riêng và nguyên liệu xây tổ cũng khác nhau.
Ví dụ: ong vò vẽ dùng dịch tiết nhào trộn với đất, phân trâu, phân bò, vỏ cây
nghiền nát để xây tổ, do đó có độ bền cao, chịu được mưa gió. Kiểu xây tổ này rất gần
với kĩ thuật truyền thống của tổ tiên cha ông chúng ta về nghề xây dựng, làm nhà cửa thô
sơ bằng đất.

Trang 22



Ong thợ có sáp màu trắng, từ trên mặt bụng chuyển lên miệng được nhào nặng với
dịch tuyến dầu, làm cho thành phần hóa học của sáp thay đổi, sáp trở nên mềm dẻo. Khi
sáp có độ dẻo cần thiết ong thợ mới dùng xây tầng tổ.
2.5.2 Tập tính xây tổ của mối
Tổ mối có kiến trúc độc đáo theo một kiến trúc tối ưu, tổ mối có độ cao hơn mặt
đất từ 3-4m. Đáy tổ ở sâu trong lòng đất có chu vi 8-12m.
Trong tổ mối trưởng thành của các loài mối điển hình bao gồm các thành phần:
Mối chúa, mối cánh, mối lính, mối thợ, trứng mối.
Tổ mối như một tòa nhà nhiều tầng, có nhiều phòng nhỏ, phòng to, có hành lang,
có cổng lên mặt đất, có cửa ngõ thông với đường ngầm là hệ thống giao thông của mối
trong lòng đất. Mối chúa và mối vua (nhỏ hơn mối chúa sống trung tâm của tổ)
Tổ mối được mối thợ làm từ đất trộn với nước bọt và phân. Tổ mối được bao bọc
bởi một lớp tường thành bên ngoài rất cứng. Giữa bức tường thành này và tổ mối được bố
trí những đường dẫn cho phép không khí có thể lưu thông được. Phần trung tâm của tổ
được chia thành vô số các phòng. Một phòng lớn được dành cho mối chúa liên tục đẻ
trứng. Những phòng khác để nuôi ấu trùng và nhộng mối. Ngoài ra còn có các nhà kho để
đồ dự trữ và các phòng chứa chất thải. Hình thái của tổ mối cũng rất đa dạng: Hình quả lê
(Macrotermes annandalei), hình tròn (Odontotermes hainansis), hình vòm, hình tháp,
hình phỏng theo dạng hòm, dạng nhà, ...
Ở nước ta loài mối thường gặp là loài “mối gỗ khô” (cryptotermes domesticus). Tổ
chỉ là hang rỗng , chúng đục dích dắc trong gỗ, chúng ở đâu thường đùn một phần phân
ra ngoài, rơi xuống như đống cát nhỏ xíu. Căn cứ vào đặc điểm náy có thể phát hiện ra
chúng. Tuy chúng ở trong gỗ song cũng đục vào sách vở, quần áo để nơi kế cận tổ. Loài
này mỗi tổ khoảng ba bốn trăm con, chỉ cần phát hiện tổ và dùng sơ ranh tiêm thuốc
BQG-1 trực tiếp vào tổ là diệt được.
Tổ mối có liên hệ đến đất và nguồn nước:
Tất cả các loài mối khác khi kiến trúc tổ đều có nhu cầu đất hoặc nước ở ngoài tổ,
phần lớn các loài có cấu trúc một hệ thống tổ gồm một tổ chính và nhiều tổ phụ để dung
nạp được số lượng cá thể lớn, tổ chính có mối vua và mối chúa, có nhiều tổ ở sâu trong
lòng đất 1-2m.


Trang 23


Hệ thống tổ của loài “mối nhà” (Copt.Formosanus) vừa ở dưới đất nền và trong các
cấu kiện phía trên, đôi khi nằm hoàn toàn phía trên, song vẫn có đường nối với nguồn
nước.
Đối với đê đập, độ rỗng của tổ mối có ảnh hưởng đến độ bền vững của công trình
nên cần thiết phải phát hiện tổ để xử lý, kinh nghiệm lâu đời của nhân dân ta là vào mùa
xuân, phát hiện thấy nấm vũ hóa là đào được tổ; các đối tượng khác, độ rỗng của tổ ít ảnh
hưởng
Ở Việt Nam có khoảng 100 loài mối, thuộc các chi Coptermes, Cryptotermes,
Neotermes, Clytotermes, Hodotermes, Reticulitermes, Shedorhinotermes, Macrotermes,
Odontotermes,...Hàng năm, mối gây hại lớn cho các công trình kiến trúc, đê đập, kho
tàng và cây trồng. Vì vậy, việc phòng trừ mối cần được quan tâm nhằm giảm thiểu những
thiệt hại do mối gây ra.
2.6. Tập tính âm thanh ở sâu bọ
Cơ chế âm thanh của các loài sâu bọ hết sức tinh tế tương ứng với các nguyên lí
hoạt động và cấu tạo của các loại nhạc khí.
Nguyên tắc cấu tạo tai nghe của sâu bọ hết sức phức tạp, dẫn đến các tập tính kì
diệu về âm thanh.
• Tiếng ve sầu
Ở ve sầu có cơ quan âm thanh cấu tạo phức tạp nhất trong sinh giới, và chỉ có ở ve
sầu đực. Màng nhĩ có chức năng tương tự như ở tai động vật bậc cao. Xoang bụng có
màng
Màng xếp và màng rung, có cơ co giãn làm cho màng nhĩ rung động, tạo nên âm
thanh. Âm thanh được phóng to lên nhờ màng xếp và màng rung. Không khí ở trong túi
khí của ve sầu có tác dụng chỉnh âm, giống như bầu của đàn bầu, của đàn ghi ta.
 Âm thanh của dế
Chỉ dế đực mới phát được tiếng kêu, có âm thanh. Dế nâng hai cánh trước lên theo

một góc 450, cọ xát hai cánh vào nhau. Các màng cánh của dế căng ra như da mặt trống chính đây là bộ phận chỉnh. Màng nhĩ chỉnh âm có cấu tạo khá hoàn thiện, khi rung lên
làm không khí ở xung quanh dao động, tạo nên sóng âm và truyền đi xa.

Trang 24


 Tiếng bay của ruồi, nhặng, ong
Ruồi, nhặng xanh, ong đều lợi dụng lỗ thở để phát ra âm thanh - ở cửa lỗ thở có
màng mỏng, khi màng này rung tạo âm thanh.
 Âm thanh muỗi
Âm thanh do muỗi cái phát ra để gọi muỗi đực, thường có tần số rất cao, làm rung
lên các lông nhận âm trên râu muỗi đực.
 Châu chấu bay thành tiếng
Châu chấu cọ chân sau vào cánh trong lúc bay, phát ra âm thanh giống như loạt
súng liên thanh
* Ứng dụng
Nghiên cứu cấu tạo của lông nhận âm ở muỗi đực và tần số dao động của âm thanh
do muỗi cái phát ra, người ta vận dụng để chế tạo các loại máy dò khá chính xác.
Tập tính này có ý nghĩa quan trọng đến sự sinh sản của sâu bọ.
2.7. Tập tính cảm thụ ánh sáng
* Phản ứng với sáng tối ở giun đất
Ở giun đất, các “con mắt” nguyên thủy là các tế bào đơn thụ cảm ánh sáng, được
phân bố khắp bề mặt cơ thể, đảm bảo cho giun đất có được phản ứng với sáng tối.
Thí nghiệm:
Dùng một ống thủy tinh thủng 2 đầu, dài 22cm đường kính khoảng 1cm. Người ta
dùng giấy bọc ống thủy tinh một đoạn khoảng 15cm và đặt ống nằm ngang.
Cho một giun đất bò bên trong dọc ống thủy tinh. Giun đất sẽ nằm yên trong vùng
tối của ống thủy tinh. Nếu ta kéo dịch cuộn giấy đen đi vài cm, để phần đầu trước của
giun lộ ánh sáng, ta sẽ thấy giun lập tức lùi trở vào vùng tối.
Nếu ta lặp lại thí nghiệm như trên, nhưng lần này để phần đuôi của giun lộ ra ánh

sáng, giun cũng có phản ứng như trên nhưng chậm hơn.

Trang 25


×