Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Thực trạng nền hành chính, đội ngũ nhân sự hành chính Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.42 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
I. Đội ngũ nhân sự hành chính nhà nước.......................................................2
1. Cán bộ........................................................................................................2
2. Công chức..................................................................................................3
3. Viên chức...................................................................................................3
II. Thực trạng nền hành chính, đội ngũ nhân sự hành chính Việt Nam hiện
nay.................................................................................................................4
1. Những Tích cực.........................................................................................5
1.1. Về Thể chế luật pháp..............................................................................5
1.2. Về Tổ chức.............................................................................................6
1.3. Về kinh tế...............................................................................................9
1.4. Về Thủ tục hành chính.........................................................................10
2. Những hạn chế.........................................................................................10
2.1. Thể chế, Bộ máy tổ chức......................................................................10
2.2. Thủ tục hành chính...............................................................................11
2.3. Chuyên môn..........................................................................................12
III. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự hành chính nhà nước. 13
KẾT LUẬN........................................................................................................19


MỞ ĐẦU
Trong thời buổi kinh tế hội nhập định hướng xã hội chủ nghĩa. Đội ngũ
nhân sự hành chính nhà nước đóng vai trò rất quan trọng là một trong những
yếu tố mang tính quyết định của một nền hành chính nhà nước, của một đất
nước. Bởi nhân lực hành chính công, trước hết là đội ngũ cán bộ, công chức –
viên chức là sản phẩm, cũng đồng thời là chủ thể của nền hành chính nhà nước.
Trong quá trình hoạt động công vụ mang tính quyền lực nhà nước, cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước tác động đến mọi mặt đời sống xã hội, đến quyền và
lợi ích của công dân, tổ chức và cả cộng đồng xã hội. Mọi yếu tố của nền hành


chính nhà nước, như: thể chế, cơ cấu tổ chức, tài chính công và tiến trình quản
lý đều do đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện lên
việc đổi mới và ngày một hoàn thiện là điều cần thiết và quan trọng đó là yếu tố
để phát triển và giữ vững đất nước và là cơ sở cho sự tin tưởng của người dân
vào Đảng nói riêng và nhà nước Việt Nam nói chung.
Như vậy cán bộ, công chức, viên chức là một mắt xích quan trọng không
thể thiếu của bất kỳ nền hành chính nào. Đội ngũ này có vai trò thực thi pháp
luật để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm hiệu lực của đường
lối thể chế của giai cấp cầm quyền. Ở nước ta hiện nay đóng vai trò quan trọng
trong việc duy trì trật tự, kỷ cương Nhà nước và bảo vệ lợi ích của quần chúng
nhân dân lao động. Đội ngũ công chức có nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật
trong cuộc sống, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội phù
hợp với mục tiêu dân chủ xã hội chủ nghĩa.
I. Đội ngũ nhân sự hành chính nhà nước
1. Cán bộ.
Theo Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định về cán bộ, công
chức như sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố
2


thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước.
2. Công chức.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị

thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
3. Viên chức.
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm,
làm việc tại đơn vị sự nghiệp theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ
quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật (Điều 2
Luật Viên chức).
1. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời
hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc
trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng
phụ cấp chức vụ quản lý.
2. Đạo đức nghề nghiệp là các chuẩn mực về nhận thức và hành vi phù
hợp với đặc thù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp do cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền quy định.
3. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành
nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành,
phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai
để nhân dân giám sát việc chấp hành.
3


4. Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực
vào làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc

người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện
làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
II. Thực trạng nền hành chính, đội ngũ nhân sự hành chính Việt Nam
hiện nay
Đã có trên 69 nghìn người (69.269 cán bộ, công chức, viên chức) ra khỏi
biên chế theo các chính sách nghỉ hưu trước tuổi, thôi việc, chuyển sang các tổ
chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách theo Nghị định
132/2007/NĐ-CP.
Tuy vậy, biên chế cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên (không kể Công an,
Quân đội) tăng từ 346.379 năm 2007 lên 396.371 năm 2014 (tăng 49.992 người,
tỷ lệ 14,43%). Nguyên nhân chủ yếu là do bổ sung chức năng nhiệm vụ, thành
lập mới tổ chức để tăng cường quản lý nhà nước ở một số ngành, lĩnh vực và
chia tách đơn vị hành chính.
Nếu chỉ tính riêng khối cơ quan hành chính nhà nước thì tăng từ 238.668
năm 2007 lên 275.620 năm 2014 (tăng 36.952 người, tỷ lệ 15,48%).
Tổng số cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
hiện nay là trên 1,2 triệu người. Trong đó: Cán bộ cấp xã trên 145 nghìn người
(bình quân 13 người/xã); công chức là 111,5 nghìn người (bình quân 10
người/xã); người hoạt động không chuyên trách cấp xã là 229,6 nghìn người
(bình quân 20,3 người/xã); người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân
phố là gần 730 nghìn người (bình quân 66 người/xã).
Biên chế các đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh, từ 1,63 triệu người
năm 2010 lên 2,31 triệu người năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do thành lập
mới, nâng cấp các đơn vị sự nghiệp công đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội và việc quản lý biên chế chưa chặt chẽ.
Viên chức 2.312.690 người, trong đó biên chế sự nghiệp do cơ quan nhà
4



nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp công lập tăng từ 1.490.544 người
năm 2007 lên 2.073.434 người năm 2014 (tăng 582.890 người, tỷ lệ 39,11%);
biên chế sự nghiệp do các đơn vị sự nghiệp tự chủ hoàn toàn tự quyết định là
239.256 người.
Qua hơn 10 năm phát triển và cải cách nền hành chính nhà nước Việt
Nam cũng đã rút được một số kinh nghiệm thực tiễn ban đầu rất bổ ích, đó là:
Phải tiến hành cải cách đồng bộ trong tổng thể hệ thống chính trị, xây
dựng Đảng, cải cách bộ máy nhà nước;
Phải kết hợp cải cách hành chính với cải cách kinh tế;
Phải có quan điểm, nguyên tắc nhất quán, xây dựng chương trình hành
động cụ thể.
Phải có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất và kiên quyết, giám sát chạt chẽ;
Phải có sự thống nhất từ trên xuống dưới. Trong từng khâu cần có sự thử
nghiệm trước khi triển khai đồng loạt để tránh làm đi làm lại nhiều lần. Phải tìm
khâu đột phá cho từng giai đoạn, tạo được động lực cho quá trình cải cách;
Phải từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời cần vận dụng thêm kinh nghiệm
của các nước.
Việc tiếp tục công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước ở Việt Nam
hiện có nhiều thuận lợi, cụ thể là:
Cải cách nền hành chính nhà nước đã góp phần thúc đẩy quá trình hội
nhập và đổi mới, tạo được luồng sinh khí mới trong điều hành đất nước;
Sự quyết tâm cao và sự lãnh đạo kịp thời của Đảng là một yếu tố quan
trọng bảo đảm cho cải cách thắng lợi.
1. Những Tích cực.
1.1. Về Thể chế luật pháp
tiếp tục góp phần hoàn thiện hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Cụ thể là mối quan hệ giữa
Nhà nước với nhân dân và nền kinh tế thị trường đã được định hình. Nguyên tắc
“sự can thiệp, điều tiết của Chính phủ khi cần thiết không vượt qua giới hạn
khách quan của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” tiếp tục

5


được cụ thể hóa ở nhiều cấp độ.
Chính phủ đã chú trọng công tác xây dựng các dự thảo luật, pháp lệnh
trình Quốc hội và ban hành một số lượng lớn nghị định hướng dẫn thi hành luật,
pháp lệnh thể hiện rõ các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế
thị trường định hướng XHCN. Với việc triển khai thực hiện Hiến pháp năm
2013, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực rà soát trên 100.000 văn bản quy
phạm pháp luật các loại. Bước đầu kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ
hoặc ban hành mới 282 văn bản, nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính
đồng bộ, khả thi, đặc biệt là, bảo đảm sự phân định trách nhiệm, thẩm quyền
theo chức năng giữa chủ thể quản lý hành chính là Nhà nước với các chủ thể dân
sự, kinh tế, thương mại. Làm rõ các vấn đề về sở hữu, tạo bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế. Khuyến khích thực hiện xã hội hóa các dịch vụ công.
Chính phủ đã rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của
từng cơ quan, đơn vị, của người đứng đầu Chính phủ, từng bộ, ngành từ Trung
ương đến địa phương. Tiếp tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản, như
Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Đã ban hành
các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các văn bản về tổ chức và
hoạt động của ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân
ở cấp tỉnh, huyện.
Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm
vi trách nhiệm của Chính phủ được bảo đảm. Cùng với việc công bố các dự thảo
luật theo quy định của Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm
2009, các bộ, cơ quan ngang bộ đã đánh giá tác động của văn bản. Đây là một
bước tiến quan trọng góp phần vào quá trình hoàn thiện hệ thống thể chế của
Nhà nước ta.
1.2. Về Tổ chức

cải cách hành chính làm cho bộ máy nhà nước nói chung và đội ngũ nhân
sự hành chính nói riêng tiếp tục được hoàn thiện về tổ chức, chức năng, nhiệm
vụ, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động. Đã tiến hành tổng rà soát và ban hành
6


các quy định mới về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và
biên chế hiện có của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban
nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp
huyện, các cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính nhà nước ở Trung
ương và địa phương (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước). Trên cơ
sở đó, thực hiện hợp nhất các tổng cục, cục, vụ; cơ bản không thực hiện cấp
phòng trong các đơn vị tham mưu thuộc cơ quan trung ương. Đã kiện toàn các
cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng thu
gọn đầu mối, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Thực hiện nguyên tắc chỉ thành lập
tổ chức mới trong trường hợp thật sự cần thiết; không thành lập các tổ chức
trung gian.
Phân cấp trung ương - địa phương tiếp tục được đẩy mạnh trên hầu hết
các lĩnh vực quản lý, như ngân sách, nhân sự, đất đai, tài nguyên, doanh nghiệp
nhà nước, kế hoạch và đầu tư, ban hành văn bản quy phạm pháp luật... Quá trình
này đã cho thấy nhiều kết quả tích cực, thúc đẩy tính độc lập, chịu trách nhiệm
trong ra quyết định và tổ chức thực hiện của chính quyền địa phương các cấp,
giúp cải thiện môi trường kinh doanh chung.
Cùng với việc đẩy mạnh phân cấp, Chính phủ tăng cường giải quyết các
vấn đề có tính chiến lược, tiến hành nhiều phương thức và mức độ giám sát cả
trực tiếp và gián tiếp từ nhân dân; tăng cường sự tham gia của người dân vào
việc giám sát hoạt động quản lý của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước,
vào việc xây dựng chính sách, củng cố tổ chức bộ máy nhà nước.
Hoàn thành việc phân loại đơn vị sự nghiệp công lập để có các hình thức
chuyển đổi phù hợp. Triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

của các đơn vị sự nghiệp công lập. Khuyến khích thành lập các tổ chức cung
ứng dịch vụ công thuộc các thành phần ngoài nhà nước, nhất là lĩnh vực giáo
dục - đào tạo, y tế, khoa học.
Công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức trong thời gian qua đã từng bước đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
7


Có thể thấy cải cách vừa qua đã tập trung vào xây dựng một đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, kỹ năng, nghiệp vụ, có cơ cấu hợp lý
trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên cơ sở của việc xác định vị trí việc làm.
Hiện có 12 bộ, ngành và 32 tỉnh, thành phố đã hoàn thành việc xác định danh
mục vị trí việc làm gửi Bộ Nội vụ thẩm định.
Chức danh, tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từng
bước được xác định phù hợp hơn. Đến nay, đã có 88 ngạch công chức chuyên
ngành thuộc 17 ngành, lĩnh vực đã được Bộ Nội vụ xây dựng, bổ sung mới. Tiêu
chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trở lên cũng được xây dựng mới.
Chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức,
trong đó có hướng dẫn cụ thể về khung tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, đã
được quy định cụ thể. Bộ Nội vụ đã cùng các bộ quản lý chức danh nghề nghiệp
chuyên ngành ban hành một số bộ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, viên chức,
như lưu trữ, khoa học và công nghệ, chuyên ngành thể dục thể thao, giáo dục đại
học,...
Công tác thi tuyển, thi nâng ngạch công chức đã tập trung vào việc bảo
đảm tính khách quan, công bằng. Phương thức tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp
sở, cấp phòng được thí điểm đổi mới bước đầu tạo môi trường cạnh tranh, thu
hút người có phẩm chất, năng lực tham gia tuyển chọn, được dư luận ủng hộ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được tập trung vào việc nâng
cao kiến thức theo cơ chế quản lý mới và kỹ năng làm việc.

Công tác quản lý cán bộ, công chức cũng được phân cấp. Chính quyền địa
phương đến cấp huyện được trao thẩm quyền quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm,
tổ chức, giao nhiệm vụ, đánh giá, thanh tra và kể cả nâng bậc lương, phụ cấp
cho cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan, ban, ngành địa phương thuộc
phạm vi quản lý. Đã xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, phát hiện, trọng
dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ.
Các cải cách tiền lương và các chế độ chính sách khác đối với đội ngũ cán
bộ công chức, viên chức được thực hiện theo lộ trình. Nhà nước đã nhiều lần
tăng lương cơ bản (tháng 5-2011 là 830.000 đồng, tháng 5-2012 là 1.050.000
8


đồng, tháng 7-2013 là 1.150.000 đồng). Từ tháng 01-2015, tăng thêm tiền lương
bằng 8% mức lương hiện hưởng của cán bộ, công chức, viên chức có hệ số
lương từ 2,34 trở xuống. Các chính sách xây dựng và sử dụng nhà công vụ, các
yếu tố cơ hội để cán bộ có thể phát huy tài năng và được khen thưởng cho những
cố gắng trong công tác tiếp tục được quan tâm, cụ thể hóa.
Cải cách tài chính công trong thời gian qua đã làm tăng tính hiệu quả của
chi tiêu công, hạn chế tham nhũng, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước,
góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, từng bước tăng tính minh bạch và trách
nhiệm giải trình trong thực hiện ngân sách. Các khoản chi ưu tiên cho các nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội được bảo đảm; giảm thiểu các khoản chi mang tính
bao cấp; các thủ tục cấp phát ngân sách được đơn giản hóa; công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát tài chính được tăng cường; bội chi ngân sách và nợ nước
ngoài được khống chế.
1.3. Về kinh tế
Có thể nói, những kết quả của quá trình cải cách thể chế của đội ngũ nhân
sự hành chính đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nước ta cũng đã từng bước vượt qua khó khăn của khủng hoảng kinh tế những
năm 2011 - 2012 và có những tăng trưởng trở lại từ giữa năm 2014 đến nay

góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế nhờ đơn giản thủ tục cấp
phép đầu tư, đất đai, xây dựng, sở hữu nhà ở, thuế, hải quan, xuất nhập khẩu, y
tế, giáo dục, lao động, bảo hiểm, khoa học công nghệ... qua đó thu hút các
nguồn vốn trong và ngoài nước, tạo đà phục hồi, phát triển doanh nghiệp ở các
ngành sản xuất và dịch vụ. Luật Đầu tư năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm
2014, có hiệu lực từ ngày 01-7-2015, thực hiện nguyên tắc hiến định về quyền
tự do đầu tư kinh doanh của công dân trong các ngành, nghề mà luật không cấm
đã trực tiếp loại bỏ hàng loạt thủ tục hành chính, giấy phép không cần thiết. Luật
Đầu tư cũng quy định rõ, các điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định tại
các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Đặc biệt trong lĩnh vực thuế và hải quan. Bảo đảm thực hiện cam kết
trong các hiệp định thương mại tự do đã ký, cũng như chuẩn bị cho quá trình gia
9


nhập cộng đồng kinh tế chung ASEAN vào năm 2016. Tính đến hết năm 2014,
các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ.
1.4. Về Thủ tục hành chính
Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm rà soát, hợp lý
hóa trình tự giải quyết công việc, xóa bỏ các quy định chồng chéo, đơn giản hóa
các thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực thuế và hải quan
Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để đơn
giản hóa thủ tục hành chính đã được Chính phủ phê duyệt tại 25 nghị quyết
chuyên đề (đạt tỷ lệ 89,5%). Đã triển khai thực hiện đề án tổng thể đơn giản hóa
thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý
dân cư giai đoạn 2013 - 2020. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
hoặc cho ý kiến chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện nhiều đề án có
liên quan trực tiếp đến người dân; tập trung chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh thực hiện
cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại các cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương, đặc biệt trong thực hiện thủ tục hành chính lĩnh vực đầu tư, đất đai,

xây dựng.
Thủ tục hành chính có nhiều tiến bộ, rút ngắn quy trình, thời gian cho người dân
và doanh nghiệp, nhưng nhìn chung vẫn phức tạp, rườm rà, so với nhiều nước
trong khu vực còn có khoảng cách lớn. Tình trạng “giấy phép con” không giảm
và xuất hiện nhiều biến tướng của “giấy phép con” ngoài các quy định của pháp
luật.
2. Những hạn chế.
2.1. Thể chế, Bộ máy tổ chức
Chưa tạo lập được một hệ thống thể chế đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Chất lượng
các văn bản luật còn nhiều hạn chế, từ quy trình xây dựng, ban hành đến áp
dụng. Văn bản hướng dẫn thi hành luật ban hành chậm, nhiều văn bản mâu
thuẫn với chính luật và các quy định của luật khác(1). Việc tập hợp các nội dung
biểu hiện đa dạng của sự phát triển kinh tế - xã hội trong sự vận hành của nền
kinh tế thị trường vào các chính sách, trong các cơ chế quản lý chậm, làm nảy
10


sinh thêm nhiều lỗ hổng về mặt pháp lý, tạo ra tâm lý bất an trong người dân,
doanh nghiệp.
Công tác quản lý quy hoạch, bổ nhiệm, tổ chức, giao nhiệm vụ, đánh giá,
thanh tra, kiểm tra thiếu đổi mới, không tạo ra động lực phát triển cho bản thân
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Bộ máy không thu hút và giữ được người
tài, chưa khắc phục được tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực.
Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ
quốc tế. Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm. Chủ trương xã hội
hóa dịch vụ công triển khai chưa đồng bộ, có nhiều điểm thực hiện chưa đúng
tinh thần, ý nghĩa của xã hội hóa, phát sinh nhiều lệch lạc. Việc chia tách đơn vị
hành chính cấp huyện và cơ sở vẫn chưa chấm dứt; biên chế chưa giảm.
2.2. Thủ tục hành chính

Hiện đại hóa hành chính được thực hiện chưa đồng bộ, phụ thuộc vào
điều kiện của từng bộ, ngành, địa phương. Các quy định về tiêu chuẩn và tạo kết
nối trên môi trường điện tử của các cơ quan hành chính nhà nước phục vụ điều
hành, xử lý văn bản hành chính, cung cấp dịch vụ công còn thiếu. Mô hình và lộ
trình xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam cũng chưa rõ.
Bộ máy hành chính nói chung và đội ngũ nhân sự hành chính nói riêng
vẫn mang nặng nhiều dấu ấn cũ trong quá trình điều hành (quan liêu , bao cấp),
không theo kịp yêu cầu của giai đoạn mới, Cụ thể:
Chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp chưa rõ ràng, chưa phù hợp
với cơ chế thị trường;
Sức ỳ của bộ máy rất lớn. Nạn quan liêu, tham nhũng quá nặng nề, đã
bám rễ sâu vào nền hành chính ViệtNam, việc loại bỏ nó cần phải rất kiên trì,
phải có thời gian.
Hệ thống thể chế không đồng bộ, không thống nhất. Thủ tục hành chính
vẫn còn nhiều điều rườm rà, nặng nề. Kỷ cương quản lý không nghiêm. Nạn
lãng phí, tham nhũng không bị đẩy lùi, thậm chí có xu hướng trầm trọng;
Bộ máy vẫn còn cồng kềnh. Phương thức quản lý vừa quan liêu vừa phân
tán. Không nắm hết được yêu cầu của dân.
11


Cơ chế tài chính không thích hợp.
2.3. Chuyên môn
Công chức còn nhiều người yếu kém về năng lực chuyên môn, tinh thần
trách nhiệm, phẩm chất chưa tương xứng với yêu cầu của thời kỳ mới, xử lý tình
huống phức tạp còn lúng túng.
Chất lượng cán bộ, công chức, viên chức còn bất cập, thiếu tính chuyên
nghiệp; một bộ phận không nhỏ sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, vô
cảm, thiếu trách nhiệm trước yêu cầu chính đáng của người dân.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy đây là một nhiệm vụ đang đứng trước

nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể là:
Sự lạc hậu trong lý luận và trong tư duy, phương pháp điều hành là quá
lớn, cần có thời gian để điều chính từng bước.
Còn nhiều vướng mắc trong quá trình giải quyết vấn đề một cách tổng thể
do cơ chế còn chưa được thiết lập đồng bộ.
Việt Nam còn thiếu những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết cho cải cách
hành chính. Trình độ cán bộ lạc hậu so với yêu cầu chung.
Những tồn tại trên chính là những rào cản mà công cuộc cải cách hành
chính nhà nước ở Việt Nam đang gặp hiện nay. Chúng ngăn cản công việc cải
cách, làm chậm quá trình đổi mới đất nước. Đặc biệt chúng đang có nguy cơ xói
mòn thêm lòng tin của người dân vào bộ máy điều hành đất nước trong quá trình
đổi mới.
Cần nhấn mạnh rằng những rào cản trên có nguồn gốc rất sâu xa mà vượt
qua chúng không hề đơn giản. Một trong những nguồn gốc đó chính là cơ chế
điều hành không thích hợp, thiếu khoa học đang hiện hữu hiện nay trong hầu hết
các cơ quan của bộ máy nhà nước. Trên nhiều mặt cơ chế đó đều tác động một
cách tiêu cực vào đời sống xã hội Việt Nam đương đại. Ví dụ, các bức xúc của
người dân, của các doanh nghiệp được xử lý chậm chạp, nhiều khi dẫm chân tại
chỗ; trách nhiệm công vụ không rõ ràng nên không ai chịu trách nhiệm về các
công việc cụ thể và sẵn sàng đùn đẩy cho nhau giữa các tổ chức và cá nhân một
khi có sai lầm… Có thể xem việc xử lý các ô nhiễm về môi trường hiện đang
12


nóng bỏng nhiều nơi hiện nay, việc gây khó khăn cho quá trình đầu tư vào các
dự án… là những minh họa điển hình cho tình hình đang nói đến. Không thay
đổi cơ chế vận hành đang tồn tại, Việt Nam sẽ rất khó có thể vượt qua các khó
khăn hiện nay, thậm chí có thể nói khó khăn ngày càng lớn hơn.
Muốn cải cách thành công, Việt Nam rõ ràng phải vượt qua được những
thách thức đó với nhiều giải pháp thích hợp, trong đó việc thay đổi cơ chế vận

hành bộ máy nhà nước có thể xem là then chốt. Đất nước đang cần một cơ chế
điều hành năng động với trách nhiệm được giải trình rõ ràng. Cần nói rằng, về
trách nhiệm giải trình của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, cho đến nay
nhiều người làm việc trong bộ máy hành chính các cấp, từ trung ương đến địa
phương, thường hiểu một cách không đầy đủ rằng đó chính là trách nhiệm giải
thích công việc của mình với dân, thậm chí chỉ cần với đại diện của dân là đủ.
III. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự hành chính nhà
nước
Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống về tiêu chuẩn, chức danh công
chức, có cả công chức lãnh đạo quản lý, đảm bảo 100% các chức danh, tiêu
chuẩn công chức được xây dựng. Trên cơ sở tiêu chuẩn công chức, chức danh,
mỗi Bộ, ngành và địa phương cần cụ thể hóa và hoàn thiện tiêu chuẩn công chức
cho phù hợp với vị trí việc làm và điều kiện ở địa phương, Bộ, ngành làm cơ sở
cho việc quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá cán
bộ, công chức.
Rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, đẩy
mạnh phân cấp quản lý và hoàn thiện tổ chức công vụ, tinh giản bộ máy để đảm
bảo bộ máy cơ quan hành chính nhà nước gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả, thực sự là
cơ quan phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội ngày càng tốt hơn.
Hiện nay, nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước còn ôm đồm thực hiện
nhiều việc, kể cả công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công. Vì thế,
bộ máy cơ quan nhà nước cồng kềnh, mất nhiều thời gian nhất là thời gian cung
cấp dịch vụ công, chưa tập trung công tác thể chế, hoạch định chính sách và
kiểm tra đôn đốc; hơn nữa còn ban hành nhiều những quy định trong quản lý,
13


người dân phải thực hiện bắt buộc, cứng nhắc. Vì thế trong quản lý, điều hành
hết sức nặng nề, phụ thuộc vào những quy chế, quy định đề ra, không uyển
chuyển linh hoạt khi thực tế có sự thay đổi nên hiệu lực, hiệu quả còn hạn chế.

Vì vậy, cần đẩy mạnh rà soát chuyển đổi mạnh những việc không cần làm, hoặc
làm không hiệu quả cho các tổ chức xã hội, xã hội làm để bộ máy tinh gọn, hiệu
lực, hiệu quả, tránh đưa ra nhiều những quy định, thủ tục hành chính rườm rà, là
lực cản của sự phát triển, cần xác định mục tiêu hiệu quả trong quản lý. Từ đó
làm cơ sở cho việc tinh giản bộ máy nhà nước cả về số lượng và chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức và hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính
công.
Chính phủ đã có nghị định về chính sách tinh giản biên chế từ nay đến
2020 phấn đấu giảm 100.000 công chức trong bộ máy cơ quan hành chính nhà
nước, cơ quan nhà nước đối với những trường hợp dôi dư trong quá trình sắp
xếp tổ chức, những công chức không đạt trình độ chuẩn, chuyên môn đào tạo
không phù hợp với vị trí việc làm và năng lực còn hạn chế, không hoàn thành
nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật...
Xác định vị trí việc làm, cơ cấu công chức để từng bước chuyển từ nền
hành chính thực hiện công vụ theo chế độ chức nghiệp sang chế độ việc làm
uyển chuyển, linh hoạt, năng động hơn trong tuyển dụng, sử dụng đào tạo bồi
dưỡng, điều động, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cho cán bộ, công chức, tạo
ra sự cạnh tranh, phấn đấu trong đội ngũ cán bộ, công chức... thúc đẩy nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, tinh giản bộ máy hành chính nhà nước.
Đổi mới, nâng cao chất lượng tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng và
bổ nhiệm cán bộ, công chức; thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng đào tạo,
bồi dưỡng và bổ nhiệm đều theo vị trí việc làm, cơ cấu công chức.
Đổi mới, nâng cao chất lượng thi tuyển, thi nâng ngạch công chức để lựa
chọn đúng người có phẩm chất, trình độ, năng lực để tuyển dụng vào công vụ
hoặc bổ nhiệm vào các ngạch cao hơn, vào vị trí việc làm đã được xác định. Tạo
môi trường tốt cho công chức làm việc.
Đổi mới công tác bổ nhiệm công chức lãnh đạo quản lý, trong đó đổi mới
14



phương thức tuyển chọn cán bộ, lãnh đạo cấp Vụ, cấp Sở, cấp Phòng thông qua
thi tuyển hoặc trình bày đề án, phương án hành động; bắt buộc phải qua chương
trình bồi dưỡng theo vị trí, chức danh lãnh đạo quản lý trước khi được đề bạt...
quy định chế độ thực tập, tập sự lãnh đạo quản lý.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngoài việc bồi dưỡng theo
nâng ngạch, cán bộ lãnh đạo quản lý từ cấp phòng trở lên,cần coi trọng tập trung
tổ chức bồi dưỡng chế độ bắt buộc chuyên ngành, vị trí việc làm và nhu cầu
công việc.
Thực hiện chính sách thu hút người tài năng vào hoạt động công vụ. Tiến
hành xây dựng chính sách thu hút nhân tài, quy định chế độ, chính sách liên
quan đến việc phát hiện, tuyển chọn, trên cơ sở bồi dưỡng trọng dụng và đãi ngộ
người có tài năng trong hoạt động công vụ để thu hút nhiều người có tài năng
vào thực hiện công vụ, nhanh chóng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức trong các cơ quan hành chính nhà nước của nền hành chính nhà nước.
Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức: việc đánh giá phải căn cứ
vào kết quả, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức. Chú trọng thành tích,
công trạng, kết quả công tác, việc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được phân công
của cán bộ, công chức, coi đó là thước đo chính để đánh giá phấm chất, trình độ,
năng lực của cán bộ, công chức. Thực hiện thẩm quyền đánh giá cán bộ, công
chức thuộc trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị sử dụng cán bộ công
chức, của người trực tiếp giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức. Việc đánh giá
phải theo quy trình đảm bảo dân chủ công bằng, công khai, chính xác và trách
nhiệm đối với đánh giá công chức để đánh giá đúng, khuyến khích đối với cán
bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, phân loại rõ và xử lý cán bộ công chức
không hoàn thành nhiệm vụ và có biện pháp đào thải trong đào tạo, bồi dưỡng
để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ công chức,
công vụ, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp,
các ngành để đảm bảo các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức được thực thi có hiệu quả trong cuộc sống.

15


Đội ngũ cán bộ, công chức trong nền hành chính công có vai trò, vị trí vô
cùng quan trọng đến tổ chức và hoạt động hiệu lực hiệu quả của bộ máy hành
chính nhà nước. Trước yêu cầu đổi mới của đất nưóc, của quá trình hội nhập
quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
yêu cầu phải xây dựng nền hành chính nhà nước thống nhất thông suốt hiệu lực,
hiệu quả, minh bạch và hiện đại, thì trước hết phải tập trung xây dựng và nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước có đủ năng lực
trình độ phẩm chất chính trị, chuyên nghiệp đảm đương được nhiệm vụ đó là
yêu cầu công tác quản lý nhân lực hành chính công ở Việt Nam hiện nay.
Việc nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước
là một yêu cầu tất yếu và cấp bách trong điều kiện nước ta hiện nay.
Hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước nhằm hiện
thực hoá đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước. Nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước chính là nâng cao vai trò lãnh đạo của
Đảng đối với toàn xã hội, là hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đây là nhiệm vụ vừa mới mẻ, vừa khó khăn, nặng nề. Bản thân bộ máy
nhà nước (mà trong đó trực tiếp là bộ máy nhân sự hành chính nhà nước) không
đổi mới tổ chức hoạt động theo hướng nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý thì
không thể hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.
Thực tiễn tổ chức hoạt động quản lý hành chính nhà nước ta cho thấy, bên
cạnh những ưu điểm, thành tựu đã đạt được trong quá trình xây dựng và bảo vệ
tổ quốc vẫn còn những yếu kém cần phải khắc phục kịp thời như bệnh quan liêu,
mệnh lệnh, vi phạm dân chủ, quản lý thiếu tập trung thống nhất, thiếu trật tự kỷ
cương, bộ máy cồng kềnh, làm việc kém năng suất... Những yếu kém khuyết
điểm đó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà
nước.

Tình hình chính trị, kinh tế và tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ trên
thế giới thay đổi về cơ bản, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới về tổ chức và hoạt
động của hành chính nhà nước để có thể đáp ứng kịp với diễn biến của tình hình
16


và tốc độ phát triển của thời đại.
Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước là những tác
động có chủ định nhằm làm cho hoạt động hành chính nhà nước đạt được những
mục tiêu định hướng.
Nền hành chính nước ta tuy có nhiều đổi mới nhưng về cơ bản vẫn là một
nền hành chính thực hiện theo cơ chế mệnh lệnh và xin - cho. Nền hành chính
như vậy chưa thể đảm nhiệm vai trò khai thông các nguồn lực trong mỗi cá
nhân, tổ chức và xã hội để phát triển đất nước. Trước yêu cầu phát triển nền kinh
tế thị trường có định hướng XHCN trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, cần
thiết phải chuyển từ nền hành chính truyền thống sang nền hành chính phát
triển.
Chuyển sang nền hành chính phát triển là sự nỗ lực từng bước tách dần
các chức năng hành chính khỏi các chức năng kinh doanh, xác định cụ thể các
chức năng hành chính với chức năng dịch vụ công, phân định rành mạch cơ
quan hành chính với tổ chức sự nghiệp. Đây là những nhiệm vụ rất nặng nề để
bộ máy hành chính hoàn thành sứ mệnh của cơ quan thực thi quyền hành pháp.
Còn các chức năng sản xuất và lưu thông hàng hoá, chức năng dịch vụ công sẽ
chuyển giao cho các cá nhân và tổ chức được nhà nước uỷ quyền theo hướng xã
hội hoá.
Trong nền hành chính phát triển, quan hệ giữa nhà nước với công dân
thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng. Các quyền và nghĩa vụ mỗi bên được xác
định rõ ràng, không tuyệt đối hoá, không quá đề cao vai trò của Nhà nước trước
công dân, không xem cơ quan nhà nước như một chủ thể ra lệnh, ban phát quyền
lợi cho công dân; công chức nhà nước không được quyền sách nhiễu, gây phiền

hà cho dân, mà phải coi công dân là khách hàng, cơ quan hành chính là người
phục vụ và phải thực hiện cam kết phục vụ một cách công khai.
Xây dựng nền hành chính phục vụ. Đối tượng phục vụ là nhân dân, bởi
vậy nền hành chính phải coi công dân là khách hàng để mỗi cơ quan có trách
nhiệm cung ứng những dịch vụ công tốt nhất, có chất lượng và hiệu quả nhất;
Đảm bảo dân chủ hoá và phân cấp trong hoạt động hành chính nhà nước
17


yêu cầu các chủ thể phân giao quyền hạn cho các cơ quan trong hệ thống theo
hướng: việc nào cấp dưới làm tốt, làm hiệu quả thì giao cho họ. Nhà nước quản
lý nhằm hướng dẫn, giúp đỡ, tạo môi trường và động lực cho các tổ chức công
thực hiện các dịch vụ. Nhà nước không độc quyền, cản trở, ôm đồm hay làm
thay các tổ chức kinh tế, xã hội khác.
Xác định rõ quan hệ giữa khu vực công và khu vực tư. Thực hiện xã hội
hoá hoặc sắp xếp lại khu vực công, nhưng không làm giảm vai trò quản lý, điều
hành của Nhà nước.
Hành chính công thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, kết hợp với đề
cao đạo đức, phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại.
Nền hành chính công gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế, thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội, phục vụ đắc lực cho
việc thực hiện mục tiêu chiến lược trong từng giai đoạn.
Vận dụng sáng tạo, linh hoạt cơ chế thị trường vào hoạt động hành chính
để xây dựng một nền hành chính năng động, thích ứng và có hiệu quả nhằm
phục vụ tốt các nhu cầu xã hội.
Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi nền hành chính công trong sự vận động
chung của hệ thống chính trị và xã hội.
Áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới vào tổ chức và vận
hành nền hành chính.
Theo tinh thần đó, để đánh giá trình độ phát triển của một nền hành chính

cần dựa vào các tiêu chí như: Sự năng động và phù hợp của tổ chức bộ máy
hành chính trong hoạt động quản lý xã hội; sự ổn định trật tự xã hội; sự công
bằng trong xã hội; sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Tóm lại, trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập
trung bao cấp sang cơ chế thị trường, vai trò của đội ngũ nhân sự hành chính
ngày càng có ý nghĩa to lớn. Thời gian qua, Nhà nước ta đã áp dụng cơ chế quản
lý mới vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bằng việc tác động đến các thành
phần kinh tế, qui hoạch các vùng kinh tế và các ngành, lĩnh vực kinh tế, nhằm
định hướng cho nền kinh tế vận động đạt được những mục tiêu phát triển.
18


KẾT LUẬN
Trải qua nhiều năm phát triển đổi mới và gìn giữ đất nước chúng ta đã đạt
được những thành quả hết sức to lớn. Việc phát triển, đổi mới đã ngày một hoàn
thiện hơn và cần thiết hơn bao giờ hết xong tất cả đều phải dựa trên nền tảng đó
chính là nhân dân. Dựa trên những yêu cầu. Lợi ích, những vấn đề mà nhân dân
gặp phải những khó khăn vướng mắc mà nhân dân cần được giải quyết. Đội ngũ
nhân sự hành chính nhà nước đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển đất nước.
Do đó nhà nước cần phải trú trọng hơn về đội ngũ nhân sự trong cơ quan tổ
chức, trong việc bồi dưỡng đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, cần quan tâm hơn
về đời sống tinh thần về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị để thuận tiện trong
công việc để phục vụ nhân dân. Xong việc phát triển đổi mới tuy rất cần thiết
nhưng nó phải có thời gian để ngày một hoàn thiện cùng với những ý kiến đóng
góp từ nhân dân để nền hành chính nói chung và đội ngũ nhân sự hành chính
nhà nước nói riêng được hoàn thiện phù hợp với đất nước giúp ích cho nhân dân
đóng góp đưa đất nước ngày một phát triển lớn mạnh sánh vai với những cường
quốc trên thế giới, nhân dân ngày một được cải thiện về đời sống tinh thần.

19




×