Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Y Học Cổ Truyền Bênh Học Nội ChươngThận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 87 trang )

Biên soạn : Nguyễn Khắc Bảo

Y HỌC CỔ TRUYỀN

CHƯƠNG 6
CÁC BỆNH VỀ THẬN

Khởi biên : TP.HCM THÁNG 10-2012

1


CHƯƠNG 6
CÁC BỆNH VỀ
THẬN
-

-

Phương tây có câu “người Việt Nam chết trên đống thuốc”. Nền y học cổ
truyền dân tộc có nhiều bài thuốc rất huyền diệu, tuy nhiên nhưng phương
thuốc hay này đang bị chìm dần vào quên lãng và dần dần mất đi niềm tin từ
chúng ta.
Người nghèo ở Việt Nam có rất ích điều kiện chăm sóc bởi nền y học hiện đại,
một khi họ mắc các bệnh hiểm nghèo thì chỉ có thể chờ chết, hoặc nếu có điều
kiện thì đôi khi tây y cũng bó tay với nhiều trường hợp.
Với mục đích sưu tầm các bài thuốc hay dân gian để điều trị hầu hết các loại
bệnh, cũng như cung cấp những bài thuốc cổ truyền hay cho những ai thật sự
đang rất cần và tin tưởng vào nó, một cứu cánh cho người nghèo mắc bệnh...
Người dùng trước khi sự dụng các bài thuốc này cần nghiên cứu thật kỉ các
thông tin trong sách này, những vấn đề còn thắc mắc thì nên hỏi thầy thuốc


đông y để tránh những việc đáng tiếc. Mọi thắc mắc xin liên lạc tác giả qua.
Email :
Lời tác giả

2


MỤC LỤC
CHƯƠNG 6 :CÁC BỆNH VỀ THẬN.............................................................................2
TỔNG QUAN VỀ THẬN .................................................................................................5
VẤN ĐỀ 1 : HỘI CHỨNG THẬN HƯ ...........................................................................8
Một số bài thuốc từ lương y Trần Hoàng Bảo………………………………………………….8
Tiểu tiện nhiều lần do Thận Hư………………………………………………….……………10

VẤN ĐỀ 2 : LỌC THẬN................................................................................................11
VẤN ĐỀ 3 : SỎI THẬN..................................................................................................12
Theo sổ tay dưỡng sinh ohsawa……………………………………………………………….13
Chửa sỏi thận thật đơn giản…………………………………………………………………...14
Lương y tự thử nghiệm thành công bài thuốc trị sỏi thận (28-11-2012)……………………...14

VẤN ĐỀ 4 : VIÊM CẦU THẬN ....................................................................................18
Sách “Thiên Gia Điệu Phương” có vài bài về bệnh này ……………………………………...18
Bài thứ 2 : Viêm cầu thận cấp…………………………………………………………………19
Bài thứ 3 : Viêm cầu thận cấp…………………………………………………………………20
Bài thư 4 : Viêm cầu thận cấp…………………………………………………………………20
Bài Thứ 5 : Viêm Cầu Thận Mạn……………………………………………………………..22
Bài 6 : Viêm Cầu Thận Mạn…………………………………………………………………..23
Bài 7 : Viêm Cầu Thận Mạn (Thể Phù)……………………………………………………….24
Viêm cầu thận cấp……………………………………………………………………………..25
Theo lương y Lê Đắc Quý…………………………………………………………………….26

Tiêu chuẩn xuất viện và theo dỏi khi ra viện………………………………………………….32

VẤN ĐỀ 5 : VIÊM THẬN – BỂ THẬN........................................................................34
Đông y điều trị viêm thận - bể thận: Tùy thể bệnh mà dùng các bài thuốc cụ thể…….………35
Nguyên nhân…………………………………………………………………………………..36
Triệu chứng…………………………………………………………………………………….36
Tiến Triển………………………………………………………………………………………36
Điều trị…………………………………………………………………………………………37

VẤN ĐỀ 6 : SUY THẬN CẤP .......................................................................................44
VẤN ĐỀ 7 : ĐIỀU TRỊ SUY THẬN CẤP ....................................................................57
Chữa chạy thận nhân tạo bằng đông y………………………………………………………...57
Bài thuốc lục vị………………………………………………………………………………..58

VẤN ĐỀ 8 : VIÊM CẦU THẬN CẤP TÍNH ...............................................................62
VẤN ĐỀ 9 : VIÊM CẦU THẬN MÃN TÍNH ..............................................................65
VẤN ĐỀ 10 : ĐÔNG Y TRỊ CHỨNG THẬN HƯ .......................................................69
VẤN ĐỀ 11 : CÁC BỆNH VỀ THẬN HAY CỦA LƯƠNG Y HUỲNH MINH .......71
VẤN ĐỀ 12 : ỨNG DỤNG TOA THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH THẬN ................................................................................75
3


I. DƯỢC LIỆU—TÍNH CHẤT: ........................................................................................75
1.Trị liệu của lá ổi……………………………………………………………………………..75
2.Trị liệu của lá điều…………………………………………………………………………..75

II. CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ...............................................................75
VẤN ĐỀ 13 : “BÍ KÍP” CHỮA BỆNH THẬN HƯ TỪ SÁU LOẠI CÂY DẠI ........77
VẤN ĐỀ 14 : BÀI THUỐC NAM KỲ LẠ CHỮA BỆNH VỀ THẬN .......................79

VẤN ĐỀ 15 : BÀI THUỐC NAM CHỮA BỆNH SUY THẬN,THẬN HƯ NHIỄM
MỠ....................................................................................................................................81
VẤN ĐỀ 16 : PHƯƠNG PHÁP LẤY SẠN THẬN MÀ KHÔNG CẦN MỔ.............83
VẤN ĐỀ 17 : THUỐC BỔ CHO NGƯỜI THẬN HƯ.... ERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.

4


TỔNG QUAN VỀ THẬN
Theo quy luật của sự lão hóa chung, bộ máy tiết niệu sẽ già dần về hình thái chức năng theo
tuổi tác. Sự lão hóa này thường ít triệu chứng, trong nước tiểu không có protein niệu và
hồng cầu.

Ở người cao tuổi có sự khác nhau về thay đổi hình thái, kích thước thận giữa các cá thể như kích
thước thận giảm 0,5cm trong mỗi 10 năm sau tuổi 40. Giảm số lượng cầu thận, chức năng giảm
10% sau 70 tuổi và giảm 30% sau 80 tuổi, dày màng đáy cầu thận và màng đáy ống thận, tổ
chức gian mạch cầu thận to lên, teo tế bào ống thận nên làm giảm lòng ống thận, xơ hóa tổ chức
kẽ thận. Giảm dần mức lọc cầu thận, giảm luồng máu tưới thận. Duy trì tương đối mức lọc cầu
thận, tăng phân số lọc và tăng sức cản trong thận.

Bệnh lý suy thận cấp ở người cao tuổi bao gồm suy thận cấp chức năng, suy thận cấp do tắc
nghẽn và suy thận cấp tại thận.

Suy thận cấp chức năng: Còn gọi là suy thận trước thận, các nguyên nhân là do giảm thể tích
tuần hoàn, tụt huyết áp, rối loạn huyết động thường gặp trong: tiêu chảy cấp, xuất huyết tiêu hóa,
sốc các loại và suy đa tạng; do sử dụng thuốc như nhóm lợi tiểu mạnh như furosemid, thiazid,
nhóm hạ huyết áp như ức chế canxi, chẹn beta giao cảm. Biểu hiện huyết áp thấp, mạch nhanh,
nhỏ, các đầu chi lạnh, đàn hồi da giảm, mắt trũng, mặt hốc hác. Thiểu niệu hay vô niệu. Xét
nghiệm thấy natri niệu thấp, kali niệu tăng, thẩm thấu và tỷ trọng nước tiểu vẫn bình thường.

Việc điều trị tùy thuộc theo nguyên nhân. Bù nước và điện giải, chú ý bù đủ natri và điều trị
giảm kali. Thận trọng dùng thuốc lợi tiểu.

5


Suy thận mạn ở người cao tuổi phải tuân thủ nguyên tắc, làm
chậm diễn tiến của suy thận
Suy thận cấp do tắc nghẽn: Gọi là suy thận sau thận: Gặp trong sỏi tiết niệu (sỏi niệu quản, sỏi
thận), bướu lành tính tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, ung thư thận.
Khối u chèn ép là tắc đường tiết niệu. Biểu hiện thiểu niệu hoặc vô niệu, ure máu tăng cao,
creatinin tăng dần, acid uric tăng dần, kali máu tăng. Huyết áp cao, kèm theo hội chứng tăng ure
huyết cao. Điều trị giải quyết theo nguyên nhân gây ra tình trạng tắc nghẽn, giải phóng sự tắc
nghẽn bằng mở thận ra da, mở bàng quang ra da.

Suy thận cấp tại thận: Gồm tổn thương tại thận trong bệnh lý cầu thận cấp, bệnh lý ống thận kẽ
thận cấp tính gây hoại tử ống thận gặp trong nhiễm độc như ong đốt hàng loạt, rắn cắn, thuốc
kháng sinh gây độc thận nhóm kháng sinh aminozid. Đông máu rải rác trong lòng mạch, đa chấn
thương. Triệu chứng biểu hiện đặc thù bệnh lý gây ra kèm theo thiểu niệu hoặc vô niệu, các xét
nghiệm chức năng thận cho thấy suy thận rõ rệt như ure tăng, creatinin tăng cao, kali tăng. Việc
điều trị cần giải quyết tốt nguyên nhân, cần thiết chạy thận nhân tạo (lọc ngoài thận, lọc màng
bụng). Giữ cân bằng nội môi, hạn chế kali máu, loại bỏ các ổ hoại tử, chống nhiễm khuẩn.

Suy thận mạn: Ở người cao tuổi, tình trạng suy thận mạn tăng dần theo tuổi, sau 70 tuổi, 5% số
nam giới và 1% số nữ giới có creatinin huyết trên 180 µmol/L (bình thường: 53 – 97 µmol/L).
Tăng huyết áp và các yếu tố khác ngoài thận có thể làm giảm chức năng thận. Việc chuẩn đoán
dựa vào định lượng creatinin huyết và đánh giá chức năng lọc cầu thận. Đặc trưng của suy thận
mạn là có tiền căn bệnh thận kéo dài, mức lọc cầu thận giảm dần (mức lọc cầu thận là lượng
nước tiểu đầu trong 1 phút, đây là chỉ số để đánh giá mức độ suy thận mạn và chúng được đo
bằng nồng độ creatinin, bình thường mức lọc cầu thận 120 ml/phút, creatinin 53 – 97 µmol/L.

Khi mức lọc cầu thận giảm dưới 50%, (<60 ml/phút ) và creatinin tăng 130 µmol/L trở lên, thận
6


suy rõ. Các nguyên nhân viêm cầu thận mạn tính, viêm thận bể thận mạn tính, viêm thận kẽ mạn
tính.

Việc điều trị suy thận mạn ở người cao tuổi, tuân thủ nguyên tắc, làm chậm diễn tiến của suy
thận mạn, áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn thận đúng quy chuẩn, như chế độ ăn uống
có năng lượng và thành phần hợp với từng cá thể, nguyên nhân bệnh, giai đoạn suy thận. Khống
chế tăng huyết áp, giữ huyết áp ở người bệnh ở mức 140/80mmHg. Chống thiếu máu, với cung
cấp đủ sắt, phòng ngừa những bất thường về chuyển hóa canxi, phospho. Điều trị thay thế thận.
Về nguyên tắc không có giới hạn tuổi cho các phương pháp lọc máu chu kỳ bằng thận nhân tạo
và ghép thận.
BS.CKII. Tuê Thành
Dieuduong

7


CHƯƠNG 6

VẤN ĐỀ 1 : HỘI CHỨNG THẬN HƯ
Khi các tác nhân gây bệnh lắng đọng ở cầu thận.
Nhiều khi hội chứng thận hư có nguyên nhân từ việc dùng thuốc không đúng liều lượng.
Khi ngừng thuốc, cầu thận có thể trở lại bình thường.
Nhìn chung bệnh về thận rất nguy hiểm và là những ca bệnh nặng cần phải được điều trị
tích cực tại các cơ sở y tế.
Trong cộng đồng, cần phổ biến kiến thức y học phổ thông để mọi người có ý thức bảo vệ
sức khỏe, kiểm tra các dấu hiệu xét nghiệm sinh hóa, huyết học để sớm phát hiện bệnh về

thận và có hướng điều trị tích cực.
Phòng bệnh thận như thế nào?
Những người mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp hay trong gia đình có người mắc bệnh
thận nên thường xuyên đi khám chuyên khoa tiết niệu
Qua các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và theo dõi huyết áp sẽ giúp họ kiểm soát
hoạt động của thận chính xác và kịp thời.
Để phòng bệnh thận, tốt nhất là uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít mỗi ngày
Những người làm việc trong môi trường nóng nực, tập thể thao, lao động nặng nên
uống nhiều hơn.
Cần thận trọng khi sử dụng các loại nước khoáng thiên nhiên vì trong nước này có các
muối như canxi cacbonat khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dạng canxi oxalat gây sỏi
thận.
Một số thuốc như vitamin C nếu dùng liều cao kéo dài cũng có thể gây ra sỏi thận.
Một số bài thuốc từ lương y Trần Hoàng Bảo
+ Phương 1:
- Công năng chủ trị: Công năng ích khí kiện Tỳ, tư âm thanh nhiệt. Chủ trị hội chứng
thận hư thời kỳ không phù thũng.
- Thành phần: Hoàng cầm, Địa cốt bì đều 20g; Mạch đông, Xa tiền tử, Sài hồ, Liên tử,
Phục linh đều 15g; Cam thảo 5g; Hoàng kỳ, Đảng sâm đều 50g.
- Gia giảm:
* Cổ họng khô đau giảm Hoàng kỳ còn 15~20g, bớt Đảng sâm, gia Kim ngân hoa 50g,
Liên kiều 20g, Bạch hoa xà thiệt thảo 50g;
* Phù thũng giảm Cam thảo, gia Ích mẩu 30g, Rễ tranh 50g, Vỏ bí đao 50g.
* Lưng gối đau mỏi gia Đổ trọng 20g, Sơn thù 15g, Nữ trinh tử 20g, Cỏ mực 50g;.
* Đi tiểu ra nhiều hồng cầu: gia Bồ hoàng thán 20g, Khôn thảo 50g, Tiên hạc thảo 30g,
A giao 15g;
* Đi tiểu ra nhiều bạch cầu: gia Biển súc 20g, Cù mạch 20g, Bồ công anh 50g, Tử hoa
địa đinh 30g;
- Cách dùng: Sắc uống.
+ Phương 2: Tỳ Thận song bổ thang.

- Công hiệu: Tỳ Thận song bổ, thanh hóa thấp nhiệt. Dùng trị hội chứng thận hư thời kỳ
không phù thũng, tiểu protein lâu ngày không khỏi.
8


- Thành phần: Đảng sâm 18g, Hoàng kì 24g, Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Sinh địa
18g, Thục địa 18g, Sơn dược 15g, Thỏ ty tử 15g, Kim anh tử 24g, Khiếm thực 24g,
Trạch tả 12g, Xa tiền tử 12g, Địa long 10g, Trần bì 10g.
- Cách chế dùng: Ngâm nước nóng 1 giờ đồng hồ, sau khi sắc sôi lửa nhỏ, sắc lại 30
phút, sắc liền 3 nước, lấy nước thuốc 400ml, sáng tối mỗi lần uống 200ml, mỗi ngày
1thang.
+ Phương 3: Phục linh trị hội chứng thận hư.
- Công hiệu: Trị hội chứng thận hư lâu ngày không khỏi, Tỳ Thận dương hư phù thũng,
mặt trắng không sáng trạch, lưỡi mập chất nhạt có dấu răng, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trì
hoãn vô lực.
- Thành phần: Phục linh 15g, Hoàng kì 15g, Xa tiền tử (gói vải) 15g, Bạch truật 10g,
Quế chi 10g, Ngưu tất 10g, Sơn thù nhục 10g, Trạch tả 10g, Đảng sâm 10g, Đại phúc bì
10g, Trần bì 10g, Phụ tử 6g, Cam thảo 6g, Sinh khương 3 lát, Táo 5 trái.
- Cách chế dùng: Sắc nước uống.
+ Phương 4: Thủ ô Thai bàn trị hội chứng thận hư.
- Công hiệu: Trị hội chứng thận hư, viêm thận mạn tính.
- Thành phần: Thủ ô, Sơn dược, Hoàng kì, Thái tử sâm, Cam thảo, Thai bàn đều lượng
bắng nhau.
- Cách chế dùng: Sau khi làm sạch, tất cả nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 3g, 1 ngày uống 2 ~
3 lần, nước nóng tống uống.
+ Phương 5: Ích Thận kiện Tỳ thang.
- Công hiệu: Ích Thận kiện Tỳ, lợi thấp tiêu thũng. Dùng trị viêm Thận mạn tính lâu
ngày không khỏi và hội chứng thận hư.
- Thành phần: Hoàng kì 12g, Đảng sâm 9g, Sao bạch truật 9g, Sao sơn dược 9g, Cam
thảo 4g, Phục linh 9g, Trạch tả 9g, Thạch vi 9g, Dã sơn tra 9g, Đan sâm 9g, Chế thù

nhục 9g.
- Cách chế dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
+ Phương 6:
- Công hiệu: Trị hội chứng thận hư.
- Thành phần: Đan sâm, Hoàng kì, Thạch vi, Ích mẫu thảo đều 30g.
- Cách chế dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang.
+ Phương 7: Tô Thiền Lục vị địa hoàng thang.
- Công hiệu: Tuyên Phế ích thận, hoạt huyết lợi thủy. Dùng trị hội chứng thận hư.
- Thành phần: Tử tô diệp 6g, Thiền y 3g, Thục địa 18g, Sơn thù 9g, Hòang kì 15g, Trạch
tả 10g, Sơn dược 18g, Đan bì 9g, Đào nhân 5 hạt, Ngọc mễ tu 12g, Ích mẫu thảo 10g.
- Cách chế dùng: Nước trong sắc lửa nhỏ, uống lúc bụng đói, mỗi ngày 1thang.
+ Phương 8: Ngọc mễ tu trị hội chứng thận hư.
- Công hiệu: Trị hội chứng thận hư.
9


- Thành phần: Ngọc mễ tu 30g, Mao căn 15g, Ý dĩ nhân 12g; Đông qua bì, Hạ khô thảo,
Cúc hoa, Xa tiền thảo đều 9g; Phục linh bì, Đại phúc bì, Thương truật đều 6g.
- Cách chế dùng: Sắc nước uống, 1 ngày 1 thang.
+ Phương 9: Khiếm thực trị hội chứng thận hư.
- Công hiệu: Trị hội chứng thận hư.
- Thành phần: Khiếm thực 30g; Thỏ ty tử, Hoàng kì đều 20g; Bạch truật, Phục linh, Sơn
dược, Kim anh tử, Hoàng tinh, Bách hợp đều 15g; Đảng sâm, Tỳ bà diệp đều 10g.
- Cách chế dùng: Sắc nước uống, 1 ngày 1 thang.
(Lương y Trần Hoàng Bảo)
2. Tiểu tiện nhiều lần do Thận hư
- Chủ trị: Tiểu tiện nhiều lần do Thận hư.
- Thành phần: Đỗ trọng 10g, Kim anh tử 30g, Tang phiêu tiêu 10g.
- Cách dùng: Sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang, uống liên tục 3 ~ 5 ngày.
(Lương y Trần Hoàng Bảo)


10


CHƯƠNG 6

VẤN ĐỀ 2 : LỌC THẬN
Năm này qua năm khác các quả thận của chúng ta phải lọc máu bằng cách loại bỏ
muối, chất độc và bất kỳ những chất vô bổ vào trong cơ thể của chúng ta.Theo thời gian
muối sẽ tích tụ ngày càng nhiều và phải được xử lý lọc bỏ. Chúng ta sẽ làm điều đó như
thế nào.
Rất dễ dàng, trước tiên chúng ta chỉ cần mua một bó ngò tây và rữa thật sạch rồi cắt ra
thành những đoạn ngắn cho vào một cái ấm rồi chế nước sạch vào và đem nấu sôi trong
thời gian 10 phút sau đó để nguội và lọc lại đổ vào một bình sạch và để vào trong tủ lạnh.
Mỗi ngày uống một ly các bạn sẽ thấy muối và các chất độc đã tích tụ sẽ bị thải ra khỏi
thận các bạn qua đường tiểu. Các bạn cũng sẽ nhận thấy nhiều điều khác lạ mà các bạn
chưa từng cảm nhận bao giờ.
Rau ngò tây được biết đến như là một liệu pháp lọc thận tuyệt diệu và lại thiên nhiên
nữa.

11


CHƯƠNG 6

VẤN ĐỀ 3 : SỎI THẬN
Bệnh sỏi mật là hiện tượng hình thành sỏi ở trong túi mật hoặc ống dẫn mật. Dịch mật do
gan sản xuất ra và sỏi mật có liên quan đến sự lắng đọng dịch mật, nhiễm khuẩn ống dẫn
mật, rối loạn chuyển hóa cholesterol, ... Lúc đầu dịch mật lắng đọng ở dạng bùn, sau dần
trở thành hạt nhỏ, rồi thành viên sỏi. Bệnh sỏi mật hay gặp ở những người ăn uống

không điều độ (no đói thất thường), người béo phì, người cao tuổi và phụ nữ ở tuổi mãn
kinh. Sỏi mật có khi diễn biến rất "âm thầm", nhất là trường hợp sỏi túi mật, không có
biểu hiện gì khác thường và chỉ ñược phát hiện nhờ siêu âm ổ bụng. Sỏi mật có liên quan
mật thiết với chế độ ăn uống. Để phòng ngừa sỏi mật, cũng như khi đã bị sỏi mật, ăn
uống cần tuân thủ 3 nguyên tắc chủ yếu sau đây:
1. Hạn chế các loại thức ăn có nhiều cholesterol, như óc, gan, và thận động vật, trứng cá,
2. Hạn chế các món ăn béo ngậy để tránh dẫn đến co thắt mật, nên dùng dầu thực vật
thay thế cho mỡ động vật;
3. Bữa sáng cần ăn no, bữa trưa ăn đủ, bữa tối ăn ít; tuyệt ñối không được nhịn ăn sáng,
tránh ăn uống no say vào buổi tối, tránh để bụng ñói quá lâu.
để phòng ngừa bệnh sỏi mật, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc về ăn uốngnhư trên, còn
cần chú ý phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhất là các bệnh ký sinh
trùng đường ruột. đúng như bạn viết, khả năng ñiều trị sỏi mật bằng nội khoa (dùng
thuốc) trong Tây y hiện tại vẫn còn rất hạn chế. đối với sỏi cholesterol ở túi mật, hiện tại
đã có một số loại thuốc làm tan sỏi, nhưng thời gian dùng thuốc phải lâu dài và kết quả
cũng rất hạn chế, chỉ khoảng 20-30% đối với sỏi nhỏ, còn đối với sỏi lớn chỉ có thể thu
nhỏ hoặc kìm hãm sự phát triển của sỏi, nghĩa là sỏi vẫn tồn tại và nguy cơ biến chứng
vẫn còn. đối với sỏi sắc tố hoặc sỏi hỗn hợp lại càng hạn chế. Khi có biểu hiện nhiễm
khuẩn, trong khi chờ đợi can thiệp bằng thủ thuật nội soi hay phẫu thuật, Tây y chỉ
sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, đông dược có tác dụng phòng ngừa và chữa trị sỏi mật
khátốt. để nâng cao hiệu quả trị liệu, cần căn cứ vào chứng trạng cụ thể của bản thân, mà
ápdụng phép chữa, bài thuốc hay món ăn thích hợp, theo nguyên tắc "Biện chứng luận
trị" của
đông y như sau:
1. Thể khí trệ:Thỉnh thoảng thấy trướng ñau ở hạ sườn phải, vùng thượng vị đầy tức,
đau;miệng đắng, ợ hơi; chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền (căng như dây
ñàn).
- Phép chữa:Sơ can, lý khí và lợi ñởm.
- Trường hợp bệnh nhẹ, có thể dùng:

(1) Cháo sơn tra:Sơn tra 30g, gạo tẻ 100g, ñường trắng 20g; cùng nấu thành cháo; chia
thành 2 lần ăn vào buổi sáng và buổi tối.
(2) Trà chỉ thực kim tiền thảo:Chỉ thực 10g, kim tiền thảo 30g; sắc nước uống thay trà
trong ngày.
- Trường hợp bệnh nặng, cần dùng bài thuốc: Sài hồ 10g, chỉ thực 10g, mộc hương 6g,

12


bạch thược 10g, diên hồ sách 10g, kim tiền thảo 30g, cam thảo 6g; dùng 1200ml nước,
sắc còn
600ml; chia thành 3 phần uống (buổi sáng, buổi trưa và buổi tối).
2. Thể thấp nhiệt:Người lúc nóng lúc lạnh (vãng lai hàn nhiệt) hoặc sốt cao, sợ lạnh, hạ
sườn
phải trướng đau liên tục, thỉnh thoảng đau kịch liệt, có khi đau xuyên lên vai và cánh tay
phải; miệng đắng, lợm giọng buồn nôn, bụng và dạ dày đau tức, đại tiện táo bón, nước
tiểu vàng đỏ, mặt và mắt vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày và nhớt, mạch huyền hoạt
sác.
- Phép chữa:Thanh nhiệt hóa thấp.
- Trường hợp nhẹ có thể dùng:
(1) Trà râu ngô rễ cỏ tranh: Râu ngô 30g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, hồng táo (táo
tầu) 8 quả; tất cả ñem ngâm trong nước lạnh 1 giờ, sau ñó ñun sôi nhỏ lửa trong 40 phút;
chia thành
2 lần ăn táo và uống nước.
(2) Bài thuốc:Nhân trần 30g, chi tử (quả dành dành), kim tiền thảo 30g, chỉ thực 15g; sắc
với 1000ml nước, ñun cạn còn 450ml; chia thành 3 lần uống vào lúc ñói bụng (buổi sáng,
buổi trưa
và buổi tối).
(3) Món ăn - bài thuốc:Kim tiền thảo tươi100g (khô 40g), kim ngân hoa tươi 70g (khô
20g), thịt lợn nạc 500g, rượu trắng 2 thìa canh; kim tiền thảo và kim ngân hoa dùng vải

bọc lại,
cùng với thịt (đã thái thành miếng nhỏ) cho vào nồi, thêm nước lạnh vào ngâm cho
nướcngấm ñều
vào các vị thuốc; đun sôi, thêm rượu vào rồi đun nhỏ lửa khoảng 2 giờ, thêm mắm muối
vào cho vừa miệng là được; chia thành 2 phần ăn hết trong ngày (bỏ bã thuốc, ăn thịt và
uống nước hầm).
- Trường hợp nặng, cần dùng bài thuốc:Sài hồ 10g, hoàng cầm 10g, nhân trần 30g, chỉ
thực 15g, sinh sơn chi 10g, sinh ñại hoàng 6g, xuyên luyện tử 10g, diên hồ sách10g, kim
tiền thảo 30g; sắc với 1000ml nước, ñun cạn còn 400ml; chia thành 3 lần uống trong
ngày.
Lương y HUYÊN THẢO
Theo sổ tay dưỡng sinh ohsawa
Chọn chuối hột thật thì có nhiều hột dày đặc và chuối có vị ngọt. Ép 4 ký chuối hột và
phơi khô, rồi nướng cho cháy khét, sau đó xay thành bột. Đưa bột này cho Thầy làm
thuốc uống. Nếu sạn nhỏ, ăn gạo lứt mè theo số 7, uống trà đậu đỏ, ba nắm đậu đỏ nấu
với nửa lít nước. Đau đỏ luộc sơ bỏ nước đầu, rồi rang đậu cho vàng đậm để vô lọ đựng
uống dần. Đắp nước gừng ban ngày, dán cao khoai sọ ban đêm ở vùng thận (xem trang
39, số 2 và 41).

13


CHỬA SỎI THẬN ĐƠN GIẢN
Quả chuối hột (còn gọi là chuối chát) thường được dân gian dùng chữa bệnh sỏi thận bằng cách
dùng hạt nấu nước uống trong vài tháng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng chữa một số bệnh khác
như cảm sốt, táo bón, hắc lào.
Quả chuối hột lành, khi chín ăn ngọt, nhưng có nhiều hột. Để chữa sỏi thận, dân gian chọn chuối
thật chín, lấy hạt phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống. Cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hạt chuối
vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà liền trong 23 tháng, cho kết quả khá tốt.


Cũng có thể lấy quả chuối hột đem thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy một vốc
tay (chừng một quả) sắc với 3-4 bát nước, uống vào lúc no.

Lương y tự thử nghiệm thành công bài thuốc trị sỏi thận (28-11-2012)
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề bốc thuốc Nam, lương y Trần Phước Cầu
(52 tuổi, trú tại 35 Hà Tông Quyền, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng) luôn tìm
tòi, học hỏi để bào chế những bài thuốc mang lại hiệu quả cao nhất. Bản thân ông đã “thử
nghiệm” bài thuốc chữa bệnh sỏi thận do mình bào chế và thành công, đem niềm vui đến những
bệnh nhân sỏi thận.

14


Ông Cầu bào chế bài thuốc chữa bệnh sỏi thận
Theo ông Cầu, bài thuốc thông thường chữa bệnh sỏi thận bao gồm 6 vị, tuy nhiên ông đã
nghiên cứu nhiều năm và bổ sung thêm 3 loại cây thuốc mà theo ông có tác dụng bổ trợ, giúp bài
thuốc thêm hiệu quả. Sáu vị thuốc thông thường đó là: Thục địa (8 lượng), Chánh hòa (4 lượng),
Sơn thù nhục (4 lượng), Đơn bì (3lượng), Trạch tả (3 lượng), Phục linh (3 lượng). Qua quá trình
tự mày mò nghiên cứu, vị lương y này biến bài thuốc thông thường thêm công hiệu khi thêm 3
vị thuốc khác là: Quả dứa dại (4 lượng), kim tiền thảo (3 lượng), cỏ xước (2 lượng), mỗi lượng
tương đương 40g. Vào cơ địa từng người mà số lượng thuốc có thể thay đổi, ví dụ dịch vị axít
trong dạ dày nhiều thì chỉ dùng 4 lượng dứa dại.
Những cây thuốc này đều phải chế biến tỉ mỉ trước khi dùng. Đơn bì phải được tẩm rượu rồi mới
sao thành thuốc, còn cây thạch tả phải tẩm muối rồi mới sao, cây dứa đem xắt nhỏ phơi khô rang
vàng hạ thổ, kim tiền thảo hái lá phơi khô… Ngoài ra, xem xét mức độ nặng nhẹ của từng bệnh
nhân mà có cách pha chế thuốc khác nhau.
Bài thuốc này được điều chế dưới hai dạng là dạng thuốc sắc và dạng viên. Với dạng thuốc sắc,
mỗi thang chia hai lượt: Lượt đầu cho thuốc vào nồi đổ nước ngập thuốc (khoảng 5 lít), đun sôi
cạn đến khi còn lại khoảng 0,5 lít. Lượt hai vẫn dùng số thuốc trên nhưng lượng nước ít đi,
khoảng 4 lít đun cạn còn 0,4 lít. Lấy số thuốc của hai lượt trên cho vào bình nước giữ ấm để

uống trong 3 ngày. Thuốc dạng này thường mang lại hiệu quả nhanh hơn, bởi tính nguyên chất,
hàm lượng thuốc cao.
Còn với thuốc điều chế theo dạng viên thì dựa vào bệnh mà bốc 10 hay 15 thang. Tuy nhiên
không dùng hết số thuốc này để tán thành viên mà 2/3 số thang thuốc được đun nấu thành nước
“cô” lại còn khoảng 1 lít nước. Số nước thuốc này sẽ được đổ vào 1/3 số thang thuốc còn lại cho

15


ngấm, rồi lại phơi khô nghiền nhỏ thành bột, cuối cùng cho vào tán thành từng viên thuốc. Để có
chất kết dính, cần cho thêm lượng nhỏ nước thuốc.
Thuốc viên cũng được chia thành hai dạng: Dạng viên cứng có thể để được 6 tháng dành cho
những người trung niên, thanh niên. Bệnh nhân mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g. Còn dạng
thuốc viên mềm thời gian sử dụng thuốc chỉ có 3 tháng, dành cho những người già, mỗi ngày
uống khoảng 45g, chia làm 3 lần/ ngày. Cũng theo ông Cần, trong thời gian uống thuốc, người
bệnh cần tăng cường uống nước, mỗi ngày khoảng 3 – 5 lít. Cần hạn chế ăn tôm, cua, ốc, mực,
các đồ ăn sống…
Để đúc rút được ra bài thuốc như hiện nay, ông Cần đã lấy bản thân mình ra thử nghiệm. Trước
đây ông cũng từng bị sỏi thận nặng và “những ngày đầu chịu bệnh tật hành hạ, tôi rất mệt mỏi,
sau này nghĩ mình phải tìm ra bài thuốc để tự cứu lấy bản thân. Sau khi tự mày mò nghiên cứu
rồi chế ra bài thuốc, năm ngày đầu uống không có triệu chứng gì lạ, đến ngày thứ 6 tôi thấy
bụng đau buốt, sang ngày hôm sau thì đi tiểu ra sỏi” như lời ông thuật lại.
Thấy bài thuốc hiệu quả, về sau có vài người họ hàng cũng kêu bị sỏi thận, ông cho dùng bài
thuốc này thì đều mang lại tác dụng tốt. Khái quát về công dụng bài thuốc, ông nói gắn gọn: Bổ
thận tư âm, lợi tiểu, bài sỏi.

Thuốc chữa bệnh sỏi thận
Ông Cần sinh ra trong một gia đình ở huyện Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), nhà có bốn anh em thì
tới 3 người theo nghiệp thuốc. Những tháng ngày tuổi thơ đọng lại với ông là sự “khốn khó”,
16



nhà cách trường 25 km, phải dậy đi học từ 3h sáng, đến trường là 7h, học được 4 tiếng đồng hồ
lại ôm vở đi về đến 15h chiều mới đến nơi.
Khó khăn là vậy nhưng có thời gian là ông lôi mấy cuốn sách dạy bấm huyệt của cha ra đọc, rồi
“tập tành” thử nghiệm. Thấy con trai ham học, có chí nên người cha quyết định dạy lại nghề
thuốc gia truyền. Hàng ngày, người cha bắt đầu bằng việc cho con làm quen với những vị thuốc,
rồi giúp cha bốc thuốc.
Tuổi thơ vất vả, nghèo khó nhưng được người cha nghiêm khắc hết mực dạy dỗ chỉ bảo là
những điều kiện để chàng trai trở thành một lương y luôn lấy cái tâm làm đầu.
Năm 1981, khi là giáo viên dạy môn thể chất, ngoài thời gian lên lớp ông Cầu theo cha bốc
thuốc kê đơn. Yêu nghề thuốc, năm 1989 ông xin nghỉ nghề dạy học để chuyên tâm theo nghề
cha, chuyên bấm huyệt, chữa bệnh bại liệt, đau nhức xương khớp. Hai năm sau, cơ quan chức
năng Đà Nẵng tổ chức lớp học bổ túc cho các lương y, ông cũng xin tham gia.
Thậm chí để đọc được cuốn sách về y học, ông còn tự mình học chữ Hán: Chỉ với một cuốn từ
điển, ông “nhốt mình” 3 năm không ra ngoài. Vốn kiến thức y học, nhất là y học cổ truyền cùng
những bài thuốc dân gian vì thế được ông nắm chắc, giúp ích nhiều cho việc bốc thuốc và
nghiên cứu bài thuốc mới.
Nay dù đã trên 50 tuổi nhưng vị lương y này vẫn luôn mày mò học hỏi. Ông vẫn còn nhớ những
lời dặn của người cha: “Học thuốc là phải học chân truyền, tức là học những gì chân thật, đúng
đắn, có sự sáng tạo, chứ không phải học bí quyết gia truyền là những bí quyết áp dụng bất di bất
dịch mà không có sự sáng tạo”.
Nhiều vị thuốc quý muốn có được phải lên rừng tìm kiếm, có những chuyến đi xa hàng trăm km
giữa rừng sâu. Sau này sức khỏe yếu đi, cộng với việc thuốc ngày càng hiếm, ông tìm giống cây
mang về trồng, nay vườn thuốc đã có khoảng 150 giống cây.
Cũng theo ông Cầu, thuốc Nam là loại thuốc chữa bệnh hiệu quả, không gây tác dụng phụ như
thuốc Tây, thậm chí nhiều loại cây có thể vừa làm thức ăn, vừa làm cây thuốc hiệu quả như: Rau
đay có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, lá mơ lông có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, chữa
bệnh đường tiêu hóa tốt… “Danh y Tuệ Tĩnh nói “Nam dược trị nam nhân”, có nghĩa là người
Nam lấy thuốc Nam chữa bệnh”, ông nhắc lại.

Trịnh Ninh báo Pháp Luật VN

17


CHƯƠNG 6

VẤN ĐỀ 4 : VIÊM CẦU THẬN
1. Sách “Thiên Gia Điệu Phương” có vài bài về bệnh này :

Bài thứ 1 : Viêm cầu thận cấp

18


Bài thứ 2 : Viêm cầu thận cấp

19


Bài thứ 3 : Viêm cầu thận cấp

Bài thư 4 : Viêm cầu thận cấp

20


21



Bài Thứ 5 : Viêm Cầu Thận Mạn

22


Bài 6 : Viêm Cầu Thận Mạn

23


Bài 7 : Viêm Cầu Thận Mạn (Thể Phù)

24


2. Viêm cầu thận cấp

Đại cương
Viêm cầu thận cấp tính là một bệnh thuộc phạm vi chứng phù thũng của đông
y.
Nguyên nhân:
Do cảm nhiễm phải phong tà, thủy thấp, thấp nhiệt làm phế khí không thông
điều được thủy đạo, ty không vận hóa được thủy thấp. Thận không khí hóa được
Bàng quang gây thủy dịch ứ lại sinh ra chứng phù thũng.
Điều trị:
1. Do phong thủy
Thường gặp ở viêm cầu thận dị ứng do lạnh, do viêm nhiễm
Triệu chứng: Phù mặt và nửa người trên, sau đó phù toàn người, thấy kèm
theo biểu chứng như gai rét, sốt, rêu lưỡi trắng dầy, tiểu tiện ít mạch phù
Pháp trị: tuyên phế, tán hàn, lợi niệu

Bài thuốc: Việt tỳ thang gia giảm
Viêm cầu thận phong Táo
4q
Cát căn 12
Quế chi 6
thuỷ

Sa tiền

16

Sinh khương 2

Mã đề

20

Bạch
truật

12

Ma hoàng 12
Mộc thông 8
Thạch cao 20
Châm cứu: Ngoại quan, liệt khuyết, âm lăng tuyền, khí hải, túc tam lý, hợp
cốc
2. Do thủy thấp
Hay gặp ở bệnh viêm cầu thận bán cấp
Triệu chứng: Phù toàn thân, đi giải ít, sốt nhẹ, rêu lưỡi trắng dầy, Mạch trầm

hoãn hoặc đới sác
Pháp trị: Ôn thận tỳ dương
Viêm cầu thận thuỷ thấp ngũ linh tán
Tang bì
8
Đại phúc bì 8
Ngũ gia bì 8
Bạch truật
12-18 Quế chi
8
Mã đề
12
Bồ công anh 20
Khương bồ 6
Trư linh
16
Trạch tả
12-20 Bạch linh
12-18
Trần bì
8
25


×