Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của rừng phục hồi IIB tại xã la bằng huyện đại từ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------

NÔNG HỒNG HIỂN
ơ

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA
RỪNG PHỤC HỒI IIB TẠI XÃ LA BẰNG
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp
Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------

NÔNG HỒNG HIỂN
ơ

Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA
RỪNG PHỤC HỒI IIB TẠI XÃ LA BẰNG
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Lớp

: 43 – NLKH

Khoa

: Lâm nghiệp


Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hướng dẫn : TS. Đỗ Hoàng Chung

Thái Nguyên, 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung
thực, khách quan, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả

Ngƣời viết cam đoan

trước Hội đồng khoa học

TS. Đỗ Hoàng Chung

Nông Hồng Hiển

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN

Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu.
(Ký, họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường học đi đôi với hành,
mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình lượng kiến thức chuyên môn
vững vàng cùng với những kỹ năng chuyên môn cần thiết. Và thời gian thực tập tốt
nghiệp là khoảng thời gian cần thiết để mỗi người vận dụng lý thuyết vào thực tiễn,
xây dựng phong cách làm việc khoa học của một kỹ sư nông lâm nghiệp.
Được sự giúp nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và giáo viên hướng
dẫn, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của rừng
phục hồi IIB tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.
Sau thời gian thực tập được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa
lâm nghiệp, UBND xã La Bằng cùng với sự cố gắng của bản thân khóa luận tốt
nghiệp đã được hoàn thành. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Hoàng
Chung đã hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận. Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo trong khoa Lâm Nghiệp cùng UBND xã La Bằng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài thực tập tốt nghiệp.
Do trình độ còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên bản luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vậy tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô trong khoa cùng toàn thể các bạn sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái nguyên, ngày

tháng


Sinh viên thực tập

Nông Hồng Hiển

năm 2015


iii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Ký hiệu độ nhiều (độ dầy rậm) thảm tươi ................................................21
Bảng 4.1. Một số đặc điểm cấu trúc của rừng tự nhiên ............................................22
Bảng 4.2. Mật độ và công thức tổ thành của rừng tự nhiên tại xã La Bằng .............23
Bảng 4.3. Phân bố thực nghiệm số cây theo cấp đường kính ...................................24
Bảng 4.4. Phân bố loài cây theo cấp đường kính ......................................................26
Bảng 4.5. Kết quả mô hình hoá phân bố lý thuyết N/D1.3 theo hàm Weibull ...........28
Bảng 4.6. Phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao ......................................31
Bảng 4.7. Phân bố số loài cây theo cấp chiều cao ....................................................33
Bảng 4.8. Kết quả mô hình hoá phân bố lý thuyết N/Hvn theo hàm Weibull ...........35
Bảng 4.9. Độ nhiều (độ dầy rậm) thảm tươi .............................................................38


iv

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sơ đồ bố trí OTC .......................................................................................17
Hình 3.2. Đo chu vi thân cây tại vị trí 1.3 m .............................................................18

Hình 3.3. Đo chiều cao thân cây ...............................................................................18
Hình 3.4. Clinometer tự chế ......................................................................................19
Hình 4.1. Biểu đồ phân bố thực nghiệm số cây theo cấp đường kính ......................25
Hình 4.2. Biểu đồ phân bố loài cây theo cấp đường kính .........................................27
Hình 4.3. Biểu đồ phân bố lý thuyết N/D1.3 theo hàm Weibull ...............................29
Hình 4.4. Biểu đồ phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao .........................32
Hình 4.5. Biều đồ phân bố loài cây theo cấp chiều cao ............................................34
Hình 4.6. Biểu đồ phân bố lý thuyết (N/Hvn) theo hàm Weibull ..............................36


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Độ phong phú của loài thứ i

Ai

D

Đường kính thân cây tại ví trí 1,3 m

Di

Độ ưu thế tương đối của loài thứ i

Gi

là tiết diện thân của loài thứ i

1.3


H

dc

Chiều cao dưới cành

Hvn

Chiều cao vút ngọn

IVI

Chỉ số tổ thành tầng cây gỗ

N

Mật độ cây

N/ Hvn

Mối quan hệ giữa mật độ và chiều cao thân cây

N/D1.3

Mối quan hệ giữa mật độ cây và đường kính tại vị trí 1,3 m

OTC

Ô tiêu chuẩn


STT

Số thứ tự

TNTV

Tài nguyên thực vật

THCS

Trung học cơ sở

UBND

Ủy ban nhân dân


vi

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Điều kiện thực hiện khóa luận .............................................................................3
1.2.1. Điều kiện bản thân ............................................................................................3
1.3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................3
1.4. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
1.4.1 Về thực tiễn.........................................................................................................3
1.4.2 Về lý luận............................................................................................................4

1.5. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................4
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học .................................................4
1.5.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ......................................................................................4
PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................5
2.1. Điều kiện của cơ sở, địa phương nơi triển khai thực hiện khóa luận...................5
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................5
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ..................................................6
2.1.2.1. Tình hình dân sinh kinh tế ..............................................................................6
2.1.2.2. Tình hình văn hóa – xã hội.............................................................................7
2.1.2.3. Tình hình sản xuất ..........................................................................................8
2.1.2.4. Nhận xét chung về khó khăn và thuận lợi ......................................................9
2.2 Tổng quan tài liệu................................................................................................11
2.2.1. Một số khái niệm có liên quan ........................................................................11
2.2.2. Những nghiên cứu trên thế giới ......................................................................12
2.2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................14
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........15
3.1 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................15
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................15


vii

3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu .......................................................................15
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu ......................................................................15
3.3 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................15
3.3.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ ................................................15
3.3.2. Đặc điểm cấu trúc ngang ................................................................................15
3.3.3. Đặc điểm cấu trúc đứng ..................................................................................15
3.3.4. Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi ....................................................................15
3.3.5. Đề xuất một số giải pháp ................................................................................15

3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................16
3.4.1. Phương pháp luận ...........................................................................................16
3.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp .............................................................................16
a. Phương pháp kế thừa số liệu.................................................................................16
b. Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................................16
3.4.3. Phương pháp nội nghiệp .................................................................................20
a. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu ................................................................20
b. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng ...............................................20
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................22
4.1. Một số đặc điểm chung của rừng tự nhiên tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên ..............................................................................................................22
4.2 Đặc điểm về mật độ và cấu trúc tổ thành cây gỗ tại xã La Bằng, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................................23
4.2.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ của rừng tự
nhiên ..........................................................................................................................23
4.2.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc ngang ................................................24
4.2.2.1. Phân bố thực nghiệm số cây theo cấp đường kính .....................................24
4.2.2.2. Phân bố loài cây theo cấp đường kính.........................................................26
4.2.2.3. Quy luật phân bố lý thuyết đường kính thân cây (N/D1.3)............................28
4.2.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc đứng ..................................................30
4.2.3.1. Phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao .........................................30


viii

4.2.3.3. Quy luật phân bố lý thuyết chiều cao cây (N/Hvn) theo hàm weibull ...........35
4.2.4 Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi .....................................................................37
4.2.5. Đề xuất một số giải pháp ................................................................................38
PHẦN 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................40
5.1. Kết luận .............................................................................................................40

5.2. Tồn tại ................................................................................................................41
5.3. Kiến nghị ............................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................42

PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên quý giá và có thể tái tạo được của nước ta, rừng có vai trò
rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành
tinh chúng ta. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một
yêu cầu, nhiệm vụ không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong
đó có Việt Nam. Đó là một thách thức vô cùng to lớn đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức
thuộc các cấp trong một quốc gia và trên thế giới nhận thức được vai trò và nhiệm
vụ của mình trong công tác phục hồi và phát triển rừng.
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối
quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng là hơi thở của sự sống, là một
nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình phát
triển và sinh tồn của loài người. Rừng cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hoà khí hậu, tạo
ra oxy, điều hoà nguồn nước, chống xói mòn, rửa trôi, bảo vệ môi trường, là nơi cư
trú của động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm. Mất rừng gây ra hậu quả
nghiêm trọng, những diện tích đất trống đồi núi trọc tăng là nguyên nhân gây ra
hiện tượng xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán, mất diện tích canh tác, mất đi sự đa
dạng sinh học. Mặc dù diện tích rừng trồng cũng tăng trong những năm gần đây,
song rừng trồng thường có cấu trúc không ổn định, vai trò bảo vệ môi trường,

phòng hộ kém. Hầu hết, rừng tự nhiên của Việt Nam đều bị tác động, sự tác động
theo hai hướng chính đó, là chặt chọn (chặt cây đáp ứng yêu cầu sử dụng). Đây là
lối khai thác hoàn toàn tự do, phổ biến ở các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống (lấy gỗ về làm nhà, làm củi…). Cách thứ hai là khai thác trắng như: Phá rừng
làm nương rẫy, khai thác trồng cây công nghiệp, phá rừng tự nhiên trồng rừng công
nghiệp…). Trong hai cách này, cách thứ nhất rừng vẫn còn tính chất đất rừng, kết
cấu rừng bị phá vỡ, rừng nghèo kiệt về trữ lượng và chất lượng, nhưng vẫn còn khả


2

năng phục hồi. Với cách khai thác thứ hai, rừng hoàn toàn bị mất trắng, khó có khả
năng phục hồi.
Vai trò của rừng là rất to lớn, thế nhưng trong những năm vừa qua diện tích
rừng tự nhiên của chúng ta ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất lượng. Xã La
Bằng nằm ở phía tây của huyện và thuộc vùng núi Tam Đảo, có diện tích
17,95 km², dân số năm 1999 là 3.562 người, mật độ dân số đạt 198 người/km².La
Bằng cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoáng 35 km và cách huyện lị Đại
Từ khoảng 4 km. Xã có địa hình kéo dài theo chiều đông bắc - tây nam và tiếp giáp
với xã Phú Xuyên ở phía bắc, xã Bản Ngoại ở phía đông bắc, xã Hoàng Nông ở
phía đông và nam. Qua dãy Tam Đảo, La Bằng giáp với xã Thiện Kế của huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên thế giới có 11 triệu ha
rừng bị phá huỷ, riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương hàng năm có 1,8 triệu ha
rừng bị phá huỷ, tương đương mỗi ngày mất đi 5000 ha rừng nhiệt đới. Theo Phạm
Hồng Ban (2000) [1] ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua diện tích rừng bị suy
giảm nghiêm trọng. Năm 1943 độ che phủ của rừng là 43%, đến năm 1993 chỉ còn
26%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất rừng là do chiến tranh, khai thác bừa bãi,
đốt nương làm rẫy.
Hiện nay trên địa bàn, diện tích rừng tự nhiên đã bị suy giảm, trước hết là do

công trình quy hoạch xây dựng khu du lịch, sau đó là do người dân đốt rừng để sản
xuất các loại cây trồng khác làm cho trữ lượng rừng đã bị giảm mạnh. Tuy số lượng
rừng trồng đã được tăng lên và cây trồng chủ yếu là cây Keo nhưng trữ lượng rừng
vẫn không tăng đáng kể. Chính vì vậy cần có những giải pháp thích hợp nhằm phục
hồi lại rừng, để rừng có thể phát huy tối đa những vai trò của nó, đảm bảo được lợi
ích về mặt sinh thái môi trường và kinh tế cho người dân sống quanh khu vực. Để
làm được điều này thì chúng ta phải hiểu biết đầy đủ những quy luật phát triển của
hệ sinh thái rừng. Do đó cấu trúc rừng được xem là cơ sở quan trọng nhất giúp các
nhà lâm nghiệp có thể chủ động trong việc xác lập các kế hoạch và biện pháp kỹ
thuật tác động chính xác vào rừng để quản lý, kinh doanh rừng được lâu bền hơn.


3

Trước thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành thực hiện khóa luận: “Đánh giá đặc
điểm cấu trúc của rừng phục hồi IIB tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Nguyên” làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu về diễn thế và trữ lượng. Từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm phục hồi rừng, tăng sinh khối, tăng trữ lượng rừng
trồng để nâng cao đời sống người dân sống trong khu vực, và tăng vai trò sinh thái
của rừng.
1.2. Điều kiện thực hiện khóa luận
1.2.1. Điều kiện bản thân
- Đã hoàn thành được chương trình học lý thuyết trên lớp và đủ điều kiện
làm chuyên đề tốt nghiệp.
- Đã có kỹ năng điều tra rừng thông qua các học phần thực tập nghề nghiệp.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá cấu trúc trạng thái rừng phục hồi tự nhiên và đề xuất một số biện
pháp nhằm đẩy nhanh quá trình diễn thế đi lên, phục hồi rừng tự nhiên ở xa La
Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
1.4. Mục tiêu nghiên cứu

+ Xác định được các quy luật kết cấu cơ bản, đặc điểm cấu trúc của rừng
phục hồi tự nhiên tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
+ Đề xuất được một số giải pháp nhằm phục hồi rừng, động thích hợp, nhằm
từng bước đưa rừng về trạng thái có cấu trúc hợp lí, phục vụ cho công tác nghiên cứu
khoa học, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, da dạng sinh học và phát triển sản xuất lâm
nghiệm ở xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
1.4.1 Về thực tiễn
Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi tự nhiên. Trên cơ sở các quy
luật cấu trúc và tái sinh tự nhiên đã phát hiện, đề xuất một số giải pháp nhằm từng
bước đưa rừng về trạng thái có cấu trúc hợp lí, ổn định hơn.


4

1.4.2 Về lý luận
Trên cơ sở quy luật các cấu trúc đề xuất một số giải pháp nhằm phục hổi
rừng, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, bảo tồn tài nguyên, đa dạng sinh
học tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp cho sinh viên củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học và vận dụng vào
thực tế sản xuất
- Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài cụ thể
- Học tập, hiểu biết kinh nghiệm, kỹ thuật được áp dụng trong thực tiễn tại
địa bàn nghiên cứu
1.5.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Việc nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khả năng phục hồi tự
nhiên của rừng và có cơ sỏ đề ra biện pháp lâm sinh như khoanh nuôi phục hồi
rừng, làm giàu rừng để có thể tận dụng được những khu rùng sinh trưởng phát triển
tự nhiên mang lại hiệu quả cho cuộc sống người dân cũng như việc cải tạo môi

trường, tăng mức độ đa dạng sinh học.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Điều kiện của cơ sở, địa phƣơng nơi triển khai thực hiện khóa luận
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
Xã La Bằng nằm ở phía tây của huyện và thuộc vùng núi Tam Đảo, nằm
trong tọa độ 21037’34”B đến 105032’10”Đ .La Bằng cách trung tâm thành phố Thái
Nguyên khoáng 35 km và cách huyện lị Đại Từ khoảng 4 km. Xã có địa hình kéo
dài theo chiều đông bắc - tây nam và tiếp giáp với xã Phú Xuyên ở phía bắc, xã Bản
Ngoại ở phía đông bắc, xã Hoàng Nông ở phía đông và nam. Qua dãy Tam Đảo, La
Bằng giáp với xã Thiện Kế của huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Với tổng
diện tích tự 17,95 km², dân số 3.562 người, mật độ dân số đạt 198 người/km². các
dân tộc anh em chủ yếu là : Tày, Kinh , Nùng, Dao, Sán Dìu
Xã La Bằng có đường liên tỉnh Thái Nguyên – Tuyên Quang chạy qua đang được
nâng cấp và mở rộng, là tuyến đường liên tỉnh kết hợp liên huyện nên đã tạo cho xã
nhiều điều kiện giao lưu văn hóa thương mại với nhiều vùng kinh tế khác, kinh tế
xã hội ở đây đang phát triển từng ngày. Theo niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên
năm 2014, xã La Bằng có diện tích 21,42 km² khu vực xã.
 Địa hình
Khu vực nghiên cứu nằm tại phía Tây của huyện và được biết đến vì là nơi
có khu du lịch rừng quốc gia Tam Đảo là nơi có địa hình dốc
Về đồi núi: Do vị trí địa lý của huyện Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi
dãy núi:
- Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh

Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m .
- Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa.
- Phía đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150 - 300 m.
- Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống nam


6

 Khí hậu và thủy văn
Theo sự phân vùng của nhà khí tượng Thái Nguyên, khí hậu của xã La Bằng
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều. Hàng năm khí hậu biến đổi
rõ rệt, mỗi mùa có đặc thù riêng.
Mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình
15,50C, thấp nhất từ 9 - 100C, cao nhất 20 - 210C. Thường xuyên có các đợt gió mùa
Đông Bắc và sương muối kèm theo khí hậu khô hanh.
Mùa hè kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình là 280C, thấp
nhất là 260C, cao nhất là 300C; đột xuất có ngày lên tới 380C, nóng nhất là tháng 6
và tháng 7, nhiều khi có đợt mưa lớn và tập trung.
Lượng mưa trong năm phân bố không đều, mưa lớn vào khoảng tháng 6 và
tháng 7, chiếm 60 - 70% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình năm là 1869
mm, cao nhất là 2380 mm, thấp nhất là 1385 mm.
Độ ẩm không khí trung bình năm là 81.6%.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.1.2.1. Tình hình dân sinh kinh tế
Trước đây xã là vùng kinh tế dựa vào cây lúa và trồng hoa màu nhưng hiện
nay chuyển đổi cơ cấu sang trồng chè , vốn là loại cây truyền thống tại địa phương,
hiện nay tổng diện tích trồng chè là 400ha được phân bố 10 xóm, năng xuất đạt 98
tạ/ha. Tất cả đều sử dụng nước sạch và các hộ đều sử dụng điện lưới quốc gia,
100% trẻ em đều được đến trường. Là xã nằm trong chương trình 135 của chính
phủ. Xã La Bằng chia làm 10 xóm: Na Lạc, Lau Sau, La Bằng, Đồng Tiến,La Cút,

Rừng Vần, Kẹm, Tiến Thành, Đồng Đình, Non Bẹo. UBND xã và huyện đang quan
tâm , tạo điều kiện giúp phát triển kinh tế của xã ngày càng phát triển đi lên.
Xã La Bằng có 1010 hộ và 3869 nhân khẩu (theo số liệu thống kê tháng 12
năm 2014). Trên địa bàn xã có 10 xóm: La Nạc, Lau Sau, La Bằng, Đồng Tiến, La
Cút, Rừng Vần, Kem, Tiến Thành, Đồng Đinh, Non Bẹo.


7

Đời sống nhân dân trong xã chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, chăn nuôi, buôn bán nhỏ nên mức thu nhập của người dân còn thấp và chưa
ổn định. Xã nằm trong chương trình 135 của chính phủ. Trước đây xã là vùng kinh
tế chủ yếu dựa vào cây lúa và trồng màu, nhưng hiện nay đã tiến hành chuyển đổi
cơ cấu sang trồng chè, vốn là cây truyền thống của địa phương.
Hiện nay diện tích chè là 400 ha được phân bố ở 10 xóm, có năng suất đạt 98
tấn/ha. UBND xã đã và đang quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ kinh tế xã hội ở đây
đang phát triển từng ngày, dẫn tới đời sống sinh hoạt của người dân còn chưa cao.
2.1.2.2. Tình hình văn hóa – xã hội
 Về văn hóa
Trong những năm gần đây, công tác văn hóa thông tin tuyên truyền của xã La
Bằng được quan tâm rõ rệt. Xã đã tổ chức tốt các hoạt động văn hóa thông tin, thể
dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực và tinh thần cho nhân dân. Tổ chức các
buổi giao lưu văn nghệ, mời các đoàn nghệ thuật về phục vụ để đáp ứng nhu cầu văn
hóa tinh thần của nhân dân. An ninh quốc phòng được giữ vững và ổn định. Tệ nạn
xã hội từng bước được đẩy lùi. Về công tác xã hội, xã tập trung chỉ đạo thực hiện
công tác thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, trợ cấp cho các hộ nghèo có
hoàn cảnh khó khăn.
 Về giáo dục
Sự nghiệp giáo dục phổ thông có nhiều chuyển biến tích cực, xã có một
trường trung học cơ sở, một trường tiểu học, và một trường mầm non. Cơ sở vật

chất trường lớp được củng cố, số giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi ngày càng tăng.
Năm học 2013 – 2014 cả 3 cấp học đã thực hiện tốt công tác dạy và học, tỷ lệ học
sinh khá giỏi tăng, 100% các cháu 5 tuổi đều đủ điều kiện vào lớp 1. Tỷ lệ học sinh
lên lớp bậc tiểu học, THCS đạt 100%, cả 3 trường giữ vững chuẩn quốc gia. Công
tác chuẩn bị các điều kiện cho khai giảng năm học mới 2014 – 2015 được cả 3
trường tổ chức thành công, tiếp tục thực hiện và phát huy tốt công tác dạy và học,
duy trì phổ cập giáo dục 3 độ tuổi, 100% các cháu 5 tuổi đều đủ điều kiện vào lớp 1.
Nhờ vậy trường đã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở


8

theo quy định. Hiện nay, trường tiếp tục chỉ đạo xây dựng trường xanh, sạch, đẹp,
chất lượng giáo dục trung học từng bước được tăng lên.
 Về y tế
Xã La Bằng có một trạm y tế có 7 giường, duy trì tốt hoạt động khám, chữa
bệnh. Các chương trình y tế được triển khai đúng kế hoạch, thực hiện chương trình
phòng chống bệnh mùa hè, bệnh suy dinh dưỡng trẻ em, tổ chức chiến dịch truyền
thông lồng ghép kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, tổ chức khám
chữa bệnh định kỳ cho người nghèo và làm tốt công tác y tế học đường. Trong 6
tháng đầu năm 2014 xã đã tổ chức 10 buổi truyền thông, có 4103 lượt khám chữa
bệnh, trong đó có 4089 lượt khám miễn phí.
2.1.2.3. Tình hình sản xuất
Dựa trên bản báo cáo sơ kết của xã La Bằng năm 2014 chúng tôi đã thu
được những kết quả sau:
 Tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp
* Về cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy cả năm: 390,3 ha đạt 100% diện tích,
năng suất bình quân đạt 56,5 tạ/ha, sản lượng đạt 2205,2 tấn
* Về các loại cây màu:
- Diện tích gieo trồng cây màu cả năm đạt 128ha/125ha kế hoạch, đạt

102,4% gồm rau các loại 76,6 ha/ 125 ha kế hoạch, đậu các loại 8 ha/ 8 ha kế hoạch,
khoai lang 25ha/ 25 ha kế hoạch, sắn…Diện tích trồng ngô là 2,4 ha/3ha kế hoạch,
năng suất ngô 42 tạ/ha, sản lượng đạt 10,08 tấn.
Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt: 2215,28 tấn.
* Về cây chè: Diện tích chè hiện có: 238.5 ha. Trong đó chè thâm canh 200 ha,
chè cải tạo là 30.5 ha, còn lại là diện tích chè cho thu hái thường. Năng suất đạt
115tạ/ha, sản lượng đạt 2.742,7 tấn. Xã đã có chủ trương kịp thời cho diện tích chè
trồng lại, trồng mới đạt 16,1 ha và chuyển đổi diện tích chè thường sang chè cành có
năng suất chất lượng cao.
* Về lâm nghiệp: Hộ dân trồng phân tán trên diện tích đã khai thác được 10
ha, kế hoạch chăm sóc và tỉa thưa đều được thực hiện đúng theo pháp lệnh quy


9

định, công tác quản lý bảo vệ rừng có nhiều tiến bộ, thực hiện tốt việc phối kết hợp
tuyên truyền giáo dục pháp luật bảo vệ, phát triển và khai thác rừng. Bắt giữ và xử
phạt 2 vụ vận chuyển gỗ trái phép, xử phạt hành chính, thu nộp ngân quỹ 400.000đ.
 Tình hình phát triển chăn nuôi
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư vốn,
khoa học kỹ thuật cho nghành chăn nuôi nhằm nâng cao tỷ trọng của nghành chăn
nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Theo số liệu thống kê thì số lượng gia súc,
gia cầm trong năm 2010 như sau: Đàn trâu: 183 con, đàn lợn: 1778 con, đàn gia
cầm: 45.381 con.
Về nuôi cá thì diện tích chăn nuôi thả cá là 10 ha, năng suất ước đạt 8tấn/ha, sản
lượng cả năm đạt 80 tấn. Mô hình nuôi cá lồng chưa phát triển được lồng cá mới.
Trên địa bàn xã có một trạm kiểm dịch, nghiêm cấm vận chuyển gia súc, gia
cầm trên địa bàn xã. UBND xã chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm nên
trong 6 tháng đầu năm không có dịch bệnh xảy ra.
2.1.2.4. Nhận xét chung về khó khăn và thuận lợi

Qua điều tra tình hình thực tế của xã chúng tôi nhận thấy xã có một số những
khó khăn và thuận lợi sau:
 Thuận lợi
Là một xã miền núi có địa bàn tương đối rộng, dân cư đông là tiền đề để phát
triển kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh đó xã còn có khu du lịch lớn nhất của tỉnh
thuận tiện cho việc phát triển các dịch vụ như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, buôn
bán…Hơn nữa xã lại nằm trên đường quốc lộ liên tỉnh, liên huyện nên thuận lợi cho
việc giao lưu buôn bán, tiêu thụ các sản phẩm nông lâm nghiệp, ứng dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật và vận chuyển, đi lại của người dân.
Xã còn có lợi thế là diện tích đất tự nhiên rộng lớn, đặc biệt là đất đồi nên
thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp, các mô hình nông lâm kết hợp và các loại
hình kinh tế trang trại.
Xã có sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự quan tâm của UBND huyện, các ban nghành
đoàn thể huyện Đại Từ, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền


10

địa phương. Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các nghành, các đoàn thể chính trị xã hội
đã đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, phối hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra.
Đội ngũ cán bộ chuyên môn và các cơ sở của xã giỏi về chuyên môn, không
ngừng nỗ lực, năng động, sáng tạo và rất có trách nhiệm trong việc chỉ đạo các
chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội.
Đối với người dân, nhiều hộ đã biết được các thành tựu của khoa học kỹ
thuật, việc tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cũng dễ
dàng hơn. Nhận thức của bà con ngày càng được nâng cao nên việc đưa các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất một cách phù hợp và kịp thời luôn được bà
con hưởng ứng nhiệt tình.
 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó, xã La Bằng còn gặp nhiều khó khăn sau:

Là một xã miền núi có địa hình phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, rét kéo dài
vào đầu năm nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn một số diện tích mạ, lúa
bị chết.
Sự biến động về giá cả hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày tăng quá
cao, nhất là phân bón; thức ăn gia súc và các loại giống lúa khan hiếm. Bên cạnh đó
mặt hàng nông sản quan trọng là chè búp giá lại không ổn định dẫn đến thu nhập
của nhân dân trong xã còn chưa cao.
Sự phân bố dân cư không đều nên ảnh hưởng tới việc tuyên truyền phổ cập
khoa học kỹ thuật trong sản suất tới từng hộ nông dân.
Vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp còn hạn chế, điều này làm cho việc ứng
dụng khoa học kỹ thuật ngày càng khó khăn.
Mạng lưới thú y cơ sở còn yếu trong tổ chức và quản lý, do vậy làm cho
việc kiểm soát dịch bệnh chưa được tốt. Tập quán chăn nuôi còn lạc hậu nên việc áp
dụng các biện pháp vệ sinh thú y và phòng bệnh còn khó thực hiện.


11

2.2 Tổng quan tài liệu
2.2.1. Một số khái niệm có liên quan
+ Hệ sinh thái rừng (Forest ecosystem): là một hệ sinh thái mà thành phần
nghiên cứu chủ yếu là sinh vật rừng (các loài cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động vật
và vi sinh vật rừng) và môi trường vật lý của chúng (khí hậu, đất). Nội dung nghiên
cứu hệ sinh thái rừng bao gồm cả cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái, về mối
quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cây rừng và giữa chúng với các sinh vật khác
trong quần xã đó, cũng như mối quan hệ lẫn nhau giữa những sinh vật này với hoàn
cảnh xung quanh tại nơi mọc của chúng (E.P. Odum 1986, G. Stephan 1980).
+ Thành phần cây gỗ: Đây là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái rừng. Đối
với rừng nhiệt đới nói chung thành phần cây gỗ được chia thành 3 tầng: tầng vượt
tán, tầng ưu thế sinh thái và tầng dưới tán. Dựa vào thành phần và tỷ lệ giữa các loài

mà người ta chia ra thành rừng thuần loài và rừng hỗn loài. Về nguyên tắc, rừng
thuần loài là rừng chỉ có một loài. Tuy nhiên trên thực tế, rừng có một số loài khác
nhưng số lượng các loài khác này không vượt quá 10% thì vẫn được coi là rừng
thuần loài (rừng thuần loài tương đối). Với rừng hỗn loài, để biểu thị mức độ tham
gia của các loài người ta dùng công thức tổ thành. Thành phần cây gỗ là bộ phận
chính và chủ yếu tạo nên độ khép tán (được biểu diễn thông qua độ tán che), độ đầy
và trữ lượng lâm phần.
+ Thành phần cây bụi: Là những cây thân gỗ, song chiều cao không quá
5m, phân cành sớm. Cây bụi là một thành phần quan trọng trong hệ sinh thái rừng.
Trong kinh doanh rừng hiện đại, lớp cây bụi mang lại rất nhiều lợi ích – đó là những
lợi ích phi gỗ (NTFPs).
+ Thành phần thảm tƣơi: Bao gồm những loài thực vật thân thảo (không có
cấu tạo gỗ), chúng thường sống dưới tán rừng. Cũng như cây bụi, nhiều loài cây
thảo đem lại lợi ích kinh tế khá cao. Đứng trên quan điểm sinh thái, lớp cây bụi và
lớp thảm tươi có ý nghĩa quan trọng, chúng góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn,
giữ độ ẩm cho đất, tham gia vào quá trình hình thành, cải tạo đất. Tuy nhiên, chúng


12

cũng có thể là tác nhân cản trở tái sinh gây những khó khăn trong công tác trồng
rừng, phục hồi rừng.
+ Phục hồi rừng: Phục hồi rừng được hiểu là quá trình tái tạo lại rừng trên
những diện tích đã bị mất rừng. Theo quan điểm sinh thái học thì phục hồi rừng là
một quá trình tái tạo lại một hệ sinh thái mà trong đó cây gỗ là yếu tố cấu thành chủ
yếu. Đó là một quá trình sinh địa phức tạp gồm nhiều giai đoạn và kết thúc bằng sự
xuất hiện một thảm thực vật cây gỗ bắt đầu khép tán (Trần Đình Lý; 1995) [2]. Để
tái tạo lại rừng người ta có thể sử dụng các giải pháp khác nhau tuỳ theo mức độ tác
động của con người là: Phục hồi nhân tạo (trồng rừng), phục hồi tự nhiên và phục
hồi tự nhiên có tác động của con người (xúc tiến tái sinh).

+ Cấu trúc rừng: Cấu trúc rừng là sự sắp xếp tổ chức nội bộ của các thành
phần sinh vật trong hệ sinh thái rừng mà qua đó các loài có đặc điểm sinh thái khác
nhau có thể cùng sinh sống hoà thuận trong một khoảng không gian nhất định trong
một giai đoạn phát triển của rừng. Cấu trúc rừng vừa là kết quả vừa là sự thể hiện
các mối quan hệ đấu tranh sinh tồn và thích ứng lẫn nhau giữa các thành phần trong
hệ sinh thái với nhau và với môi trường sinh thái. Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc
sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi.
2.2.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Quy luật cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo
nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Nó là cơ sở khoa học chủ
yếu để xây dựng các phương pháp thống kê dự đoán trữ lượng, sản lượng và đề xuất
các biện pháp lâm sinh phù hợp.
Trên thế giới, việc nghiên cứu cấu trúc rừng đã được tiến hành từ lâu nhằm
xác định cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng,
góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và môi trường của rừng.
Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX đã có nhiều nghiên cứ về cấu trúc rừng,
những nghiên cứu trước đây chủ yếu mang tính định tính, mô tả thì nay đã đi sâu
vào nghiên cứu định lượng chính xác. Việc nghiên cứu quy luật cấu trúc là để tìm ra
dạng tối ưu theo quan điểm kinh tế, nghĩa là các kiểu cấu trúc cho năng suất gỗ cao


13

nhất, chất lượng phù hợp nhất, với nhu cầu sử dụng gỗ và bảo vệ môi trường. Trên
cơ sở quy luật cấu trúc, các nhà lâm sinh học có thể xây dựng phương pháp khai
thác hợp lý như: Chặt trắng, chặt chọn, chặt dần. Các phương pháp kinh doanh rừng
đều tuổi hay nhiều thế hệ tuổi.
Baur, G.N (1976) [20] đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói
chung và về cơ sở sinh thái học trong kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi
sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng

cho rừng mưa tự nhiên.
Odum E.P (1971) [21] đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở
thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley, A.P (1935). Khái niệm hệ sinh thái
được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh
thái học.
Balley (1973) sử dụng hàm weibull, Schiffel biểu thị đường cong cộng dồn
phần trăm số cây bằng đa thức bậc ba.
Naslund (1936 – 1937) đã xác lập quy luật phân bố Charlier cho phân bố
đường kính của lâm phần cùng loài, đều tuổi.
Diatchenco, Z.N sử dụng phân bố Gamma khi biểu thị phân bố số cây theo
đường kính lâm phần rừng Thông ôn đới.
Đặc biệt để tăng thêm tính mềm dẻo, một số tác giả còn hay sử dụng họ hàm
khác nhau, Loetsh sử dụng họ hàm Beta, một số tác giả dùng hàm họ Hyperbol, họ
đường cong Poisson, hàm Charlier A, hàm Charlier B...
Schiffel (1902 – 1908), Hohenadl (1921 – 1922), A.V.Chiurin (1923 –
1927), V.K.Zakharov (1961) đều có chung kết luận là các quy luật phân bố về chiều
cao, đường kính, thể tích hoàn toàn ổn định đối với lâm phần cùng loài, đều tuổi.
Khi nghiên cứu sự biến đổi theo tuổi của quan hệ giữa chiều cao và đường
kính ngang ngực, Tourin, A.V đã rút ra kết luận: "Đường cong chiều cao thay đổi
và luôn dịch chuyển lên phía trên khi tuổi tăng lên". Kết luận này cũng được Vagui,
A.B (1935) khẳng định. Prodan, M (1965); Haller, K.E (1973) cũng phát hiện ra
quy luật: "Độ dốc đường cong chiều cao có xu hướng giảm dần khi tuổi tăng lên".


14

Kennel (1971) đã đề nghị: "Để mô phỏng sự biến đổi của quan hệ chiều cao
với đường kính theo tuổi trước hết tìm phương trình thích hợp cho lâm phần, sau đó
xác lập mối quan hệ của các tham số theo tuổi".
2.2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam

Trong những năm gần đây cấu trúc rừng ở nước ta đã được nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu, vì cấu trúc rừng là cơ sở cho việc định hướng phát triển rừng
và đề ra biên pháp lâm sinh hợp lý.
Đào Công Khanh (1996) [4], Bảo Huy (1993) [1] đã căn cứ vào tổ thành loài
cây mục đích để phân loại rừng để phục vụ cho việc xây dựng các biện pháp lâm sinh
Lê Sáu (1996) [7] dựa vào hệ thống phân loại của Thái Văn Trừng (2000)
[17] kết hợp với hệ thống phân loại của Loeschau, chia rừng ở khu vực Kon Hà
Nừng thành 6 trạng thái.
Theo Vũ Đình Phương (1987) [18] quy luật cấu trúc bao gồm nhiều quy luật
tồn tại khách quan trong lâm phần nhưng quan trọng nhất là các quy luật: Cấu trúc
đường kính, cấu trúc chiều cao lâm phần, quan hệ giữa đường kính tán (Dt) và
đường kính ngang ngực (D1.3).
Nguyễn Hải Tuất (1986) [10] đã sử dụng phân bố khoảng cách mô tả phân bố
thực nghiệm của dạng hình chữ J có một đỉnh ngay sát cỡ đường kính bắt đầu đo.
Với thông đuôi ngựa ở khu vực Đông Bắc, kết quả nghiên cứu bước đầu của
Vũ Nhâm (1988) về việc xây dựng mô hình chiều cao lâm phần.
Trong những năm gần đây, cấu trúc rừng ở nước ta đã được nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu. Sở dĩ như vậy vì cấu trúc là cơ sở cho việc định hướng phát
triển rừng, đề ra biện pháp lâm sinh hợp lý.


15

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là trạng thái rừng phục hồi tự nhiên tại xã La Bằng,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu

- Tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu
- Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2015
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ
- Cấu trúc tổ thành sinh thái, mật độ tầng cây gỗ.
3.3.2. Đặc điểm cấu trúc ngang
- Phân bố thực nghiệm số cây theo cấp đường kính
- Phân bố loài cây theo cấp đường kính.
- Quy luật phân bố lý thuyết đường kính thân cây (N/D1.3).
3.3.3. Đặc điểm cấu trúc đứng
- Phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao
- Phân bố loài cây theo cấp chiều cao.
- Quy luật phân bố lý thuyết chiều cao thân cây (N/ Hvn )
3.3.4. Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi
- Đặc điểm che phủ của cây bụi thảm tươi
3.3.5. Đề xuất một số giải pháp
- Giải pháp về quản lý bảo vệ
- Giải pháp về kỹ thuật


×