Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

phân tích tình hình tài chính của công ty may xuất khẩu huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.85 KB, 43 trang )

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 . Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái quát về phân tích tài chính
1.1.1.1. Tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị phản ánh sự vận động và
chuyển hóa các nguồn tài chính trong quá trình phân phối và tạo lập hoặc sử dụng các quỹ
tiền tệ nhằm đạt tới các mục tiêu kinh doanh của DN.
1.1.1.2. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích TCDN là tập hợp các khái niệm, phương pháp cho phép thu thập và xử lí
các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lí DN nhằm đánh giá tình hình tài
chính, khả năng, tiềm lực của DN, giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra được các
quyết định tài chính và các quyết định chính xác.
1.1.1.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
- Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân
phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của
doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Phân tích tình hình tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có
hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở
cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và
điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.
- Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác quản lý
của cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ,
chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn…

1


1.1.1.4. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
* Phân tích tài chính đối với doanh nghiệp
Nhằm đánh giá hoạt động tài chính của DN, xác định điểm mạnh, điểm yếu của DN.


Đó là cơ sở để định hướng cho các quyết định của ban giám đốc, giám đốc tài chính, các
dự báo tài chính và kế hoạch đầu tư…
* Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư
Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu lợi tức cổ phần và giá trị vốn
đầu tư tăng thêm. Họ cần phải quan tâm tới tình hình tài chính để biết khả năng sinh lãi
của DN. Đó là cơ sở cho việc ra quyết định có nên đầu tư hay không?
* Phân tích tài chính đối với người cho vay
Nhằm để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng: để quyết định cho vay,
một trong những vấn đề mà người cho vay xem xét là DN có nhu cầu vay hay không? Khả
năng trả nợ của DN như thế nào?
1.1.2. Thu thập thông tin sử dụng trong phân tích tài chính
1.1.2.1. Bảng cân đối kế toán
- Khái niệm: Bảng cân đối kế toán là phản ánh tổng hợp tình hình tài chính của DN
trên hai mặt TS và nguồn vốn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định. Đây là báo
cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh
doanh và quan hệ quản lý đối với DN. Thông thường BCĐKT được hình thành dưới dạng
bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán: một bên phản ánh tài sản một bên phản ánh
nguồn vốn của DN.
Bên tài sản: Tài sản lưu động (tiền và chứng khoán ngắn hạn dễ bán, các khoản phải
thu, dự trữ) tài sản tài chính, tài sản cố định hữu hình và vô hình.
Bên nguồn vốn: Phản ánh toàn bộ nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh
nghiệp, bao gồm: nợ phải trả (ngắn hạn và dài hạn) và nguồn vốn chủ sở hữu.
Bên tài sản và bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán đều có các cột chỉ tiêu: Số
đầu kỳ, số cuối kỳ. Ngoài các khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán như: một số tài sản
thuê ngoài, vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ …

2


Ngoài bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cũng rất quan

trọng trong việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như đánh giá tình
hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Khái niệm: BCKQKD là bảng tổng hợp cân đối quan trọng cung cấp những thông
tin tổng quát về kết quả kinh doanh của DN trong một kỳ kế toán.
- Nội dung: BCKQKD trình bày doanh thu theo từng hoạt động: bán hàng, tài chính
và hoạt động khác. Chi phí được trình bày theo chức năng gồm: giá vốn hàng bán, chi phí
BH, chi phí QLDN, chi phí tài chính và chi phí khác.
- Ý nghĩa: BCKQKD thông tin về khả năng sinh lợi của DN, so sánh lợi nhuận đồng
thời phản ánh hiệu suất sử dụng chi phí.
1.1.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Để kết luận chính xác cần phải đi sâu phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến các
thông số tài chính.
1.1.3.1. Phân tích các thông số tài chính
1.1.3.1.1. Phân tích khả năng thanh toán.
Tình hình thanh toán là một trong những yếu tố phản ánh tình trạng tài chính của
daonh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được
biểu hiện ở số vốn và tài sản của doanh nghiệp hiện có để trang trải các khoản nợ của
doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta dùng các chỉ tiêu sau:
1.1.3.1.1.1. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn
a. Tỷ số thanh toán hiện hành
Tài sản lưu động
Hệ số thanh toán ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn
Tỷ số nay lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán khả quan. DN có khả năng trang trải
nợ. Nếu tỷ số này bé hơn 1, chứng tỏ tình trạng tài chính gặp nhiều khó khăn. Nhưng tỷ số
này quá lớn lại làm giảm hiệu quả sử dụng vốn hay việc quản lý TSLĐ không hiệu quả.

3



b. Tỷ số thanh toán nhanh
Tài sản lưu động – Dự trữ
Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Thực tế, hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 0,5 phản ánh tình hình thanh toán tương đối
khả quan. Hệ số này bé hơn 0,5 DN gặp khó khăn trong khả năng thanh toán. Nhưng tỷ số
này quá cao phản ánh tình hình tài chính không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiêu hiệu quả sử
dụng vốn giảm.
1.1.3.1.1.2 Phân tích khả năng thanh toán dài hạn
a) Hệ số tự tài trợ
- Là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp, nó cho biết
trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao
nhiêu.

Nguồn vốn chủ sở hữu
Hệ số tự tài trợ =
Tổng nguồn vốn

b) Hệ số nợ

- Là chỉ tiêu phản ánh so với nguồn vốn nợ phải trả chiếm bao nhiêu, đồng thời cũng
phản ánh mức độ đảm bảo đối với chủ nợ, nó cho biết một đồng vốn có bao nhiêu đồng
vay nợ. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp
càng cao và ngược lại.
Nợ phải trả
Hệ số nợ =
Tổng nguồn vốn
1.1.3.1.2. Phân tích tình hình chu chuyển vốn
1.1.3.1.2.1. Vòng quay vốn lưu động

- Chỉ tiêu này cho biết trong kì sản xuất kinh doanh thì vốn lưu động quay được bao
nhiêu vòng và đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay càng tăng thì hiệu quả sử
dụng vốn càng lớn.
Doanh thu thuần
Vòng quay VLĐ =
VLĐ bình quân

4


- Thời gian của một vòng quay vốn lưu động: chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để


quay một vòng vốn lưu động. Thời gian một vòng vốn lưu chuyển càng nhỏ thì tốc độ lưu
chuyển vốn càng nhanh và ngược lại.
Thời gian của kì phân tích
Thời gian 1 vòng quay VLĐ =
Số vòng quay VLĐ
1.1.3.1.2.2. Tình hình luân chuyển các khoản phải thu
1.1.3.1.2.3. Vòng quay vốn cố định
- Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định, được tính bằng quan hệ so
sánh giữa doanh thu thuần và vốn cố định bình quân trong kỳ.
Doanh thu thuần
Vòng quay VCĐ =
VCĐ bình quân
1.1.3.1.2.4. Vòng quay toàn bộ tài sản
- Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện có của doanh
nghiệp, được tính bằng tỷ lệ so sánh giữa doanh thu thuần và tổng số tài sản bình quân. Số
vòng quay của tổng tài sản càng lớn càng thể hiện khả năng thu hồi vốn nhanh.
Doanh thu thuần

Vòng quay toàn bộ tài sản =
Tổng tài sản bình quân
1.1.3.1.3 Phân tích khả năng sinh lời và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời
của doanh nghiệp
1.1.3.1.3.1 Phân tích khả năng sinh lời
a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
- Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận
sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao và ngược
lại.

Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên DDT =
Doanh thu thuần

5


b) Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA)
- Chỉ biết này phản ánh cứ 100 đồng tài sản đầu tư thì đem lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế.
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
Tổng tài sản bình quân
c) Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)
- Chỉ biết này phản ánh cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì đem lại bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
VCSH bình quân
1.1.3.1.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Việc phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh
nghiệp giúp người quản lý biết được khả năng sinh lời chịu ảnh hưởng của các nhân tố
nào, từ đó tìm ra biện pháp khắc phục. Để biết được những nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng sinh lời chúng ta thông qua việc phân tích phương trình Dupont.
LNST
ROA =

= x
Tổng Tài Sản

LNST

LNTT
x

LNTT

x
Giá trị TSCĐ

Giá trị TSCĐ
Tổng Tài Sản

1.1.3.2. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả
kinh doanh
1.1.3.2.1. Phân tích tình hình Tài sản
Phân tích biến động tài sản giúp người phân tích thấy được sự thay đổi về giá trị, tỷ
trọng của tài sản qua các thời kì như thế nào, xu hướng đó là tốt hay xấu. Sự thay đổi đó
có phù hợp với chiến lược phát triển của công ty hay không.
1.1.3.2.2. Phân tích tình hình Nguồn vốn

Phân tích biến động nguồn vốn giúp người phân tích thấy được sự thay đổi về giá trị,
tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kì như thế nào. Việc phân tích biến động nguồn vốn

6


phải được phân tích đồng thời với việc phân tích tình hình biến động tài sản, qua việc
phân tích phải rút ra được xu hướng biến động của nguồn vốn và tìm được mối quan hệ
giữa nguồn vốn và tài sản.
1.1.3.2.3. Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là công việc hết sức quan trọng nếu
như doanh nghiệp muốn đạt được hiệu quả tốt trong các năm tới. Thông qua báo cáo kết
quả kinh doanh cần chú ý phân tích tỷ trọng thu nhập với doanh thu và chi phí. Kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh tốt thể hiện phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty
là phù hợp, doanh nghiệp có tính tự chủ cao và ngược lại.

7


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT
KHẨU HUẾ - HUDATEX GIAI ĐOẠN 2009 - 2011
2.1 . Tổng quan về Công ty cổ phần May xuất khẩu Huế- HUDATEX
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần May xuất khẩu Huế trước đây là xí nghiệp dệt gia công Huế được
thành lập theo Quyết định số 1673/QĐUB ngày 27/11/1986. Nhiệm vụ chủ yếu của xí
nghiệp lúc bấy giờ là sản xuất các mặt hàng vải pin, vải mộc, vải màn… phục vụ chủ yếu
cho nhân dân trên địa bàn.
Đến những năm 90 thực hiện nghị định 38/HĐBT NGÀY 20/10/1991 của Hội Đồng
Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) về việc ban hành quy chế thành lập lại và giải thể doanh

nghiệp Nhà nước. Ngày 05/02/1993 UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế có quyết định số
150/QĐUB về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước Xí nghiệp dệt may Huế mã số: 01150701. Ngày 15/03/1993 Quyết Định của UBND thành phố Huế số 229/QĐUB về sát nhập
xí nghiệp may xuất khẩu thuộc Công ty xuất khẩu Huế vào Xí Nghiệp dệt Huế và lấy tên
là Công ty dệt may xuất khẩu Huế.
Trong quá trình hoạt động từ những năm 90 đến cuối năm 2004 với nhiệm vụ là sản
xuất gia công hàng may mặc phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài,
công ty không ngừng củng cố công tác tỏ chức quản lý, cải tiến trang thiết bị, nâng cao
chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, thường xuyên thay đỏi mẫu mã theo yêu cầu
của khách hàng. Do đó thị trường may mặc của công ty ngày càng mở rộng, sản xuất kinh
doanh ngày càng phát triển, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đời sống cán bộ công
nhân viên được nâng lên. Ngoài ra công ty đã góp phần giải quyết việc làm cho Tỉnh nhà
hơn 400 lao động và nộp thuế cho Ngân sách hàng năm.
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngày 02/03/2004, UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế có Quyết định số 535/QĐUB về việc chuyển đổi Công ty dệt may xuất
khẩu Huế thành công ty may xuất khẩu Huế.

8


Công ty cổ phần may xuất khẩu Huế là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp
nhân, có tài khoản và con dấu riêng với vống điều lệ 5 tỷ đồng được chia thành 50.000 cổ
phần trong đó vốn nhà nước khoảng 30%. Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngay
01/03/2005 với thời hạn hoạt động là 50 năm kể từ ngày thành lập. Mục tiêu hoạt động
của công ty là: tăng tích lũy sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao lợi ích cổ đông,
đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, nâng cao sức cạnh tranhh, tối đa hóa các nguồn lợi
nhuận thu được, giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh, đóng góp tích cực cho ngân
sách Nhà nước.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
+ Chức năng:
Công ty Cổ phần may xuất khẩu Huế là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt

may với chức năng chủ yếu:
- May gia công các mặt hàng may mặc như: áo jacket, áo chemese, áo ghile, áo quần
thể thao, áo quần trẻ em và các sản phẩm khác theo đơn đặt hàng của khách hàng. Trong
đó mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn 80-90%.
- Xuất khẩu trực tiếp một số mặt hàng theo đơn đặt hàng của người nước ngoài.
+ Nhiệm vụ:
- Huy động, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
- Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển dài hạn và hằng năm phù hợp với tình
hình chung của thị trường.
- Trực tiếp ký kết hợp đồng với khách hàng và thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết.
- Xây dựng kế hoạch nâng cấp, cải tạo, đổi mới trang thiết bị hiện đại hóa công nghệ
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của luật lao
động và luật công đoàn.
- Thực hiện đúng chế độ quy định về quản lý vốn, tài sản, các quy định về chế độ
hạch toán kế toán, chịu trách nhiệm về tính xác thực hoạt động tài chính của công ty, công
bố công khai báo cáo tài chính hằng năm.

9


- Thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước.
2.1.3. Nguồn lực của công ty
- Tình hình lao động
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong một tổ chức là lực lượng không thể
thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu không có con người hoặc con người
không đáp ứng được yêu cầu công việc thì doanh nghiệp không thể phát triển hoặc phát
triển bền vững được. Công ty Cổ phần may xuất khẩu Huế là một doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực may xuất khẩu, do đó có quy mô lao động
tương đối lớn, số lượng công nhân may của công ty hiện nay trên 800 người, ngoài ra

công ty còn đầu tư mở rộng phân xưởng may Hương Sơ thu hút thêm 300 lao động nữa.
Với quy mô lao động đó công ty có một lực lượng lớn mạnh để duy trì và phát triển trong
công tác may mặc xuất khẩu của mình.
- Tình hình nguồn vốn
Theo như tìm hiểu thì nguồn cung cấp đầu vào của công ty chủ yếu là nguồn hàng
trong nước. Từ lâu công ty đã đặt quan hệ làm ăn với tất cả các công ty cung cấp đầu vào
ngành dệt may trong cả nước, các công ty này chuyên caung cấp nguồn nguyên phụ liệu
cho công ty không chỉ nguyên liệu chính là vải mà còn các phụ liệu khác như kim, chỉ,
nút, khuy, bì platic… Vào những lúc cao điểm công ty phải nhập hàng từ Trung Quốc về,
tuy hiên đây chỉ là giải pháp tạm thời. Do có bạn hàng làm ăn uy tín lâu dài nên nguồn
cung cấp đầu vào của công ty luôn ổn định về giá cả và số lượng.
- Tình hình trang thiết bị, cơ sở vật chất
* Phân xưởng cắt: Gồm 21 công nhân trong đó có 1 tổ trưởng, 2 tổ phó
* Phân xưởng may: Gồm 1 chuyền lót và 15 chuyền may công nghiệp gồm 538 công
nhân. Sở dĩ có sự phân loại này là do thiết bị may công nghiệp là 1 máy kim, may hàng lót
là hai máy kim. Trên mỗi chuyền may có một chuyền trưởng và 1 chuyền phó và số công
nhân trong mỗi chuyền từ 25 đến 30 công nhân. Ngoài ra cứ 4 chuyền thì có 1 thợ máy.
* Phân xưởng hoàn thành: Nhập sản phẩm từ phân xưởng may, chỉnh trang và đóng
gói sản phẩm. Gồm 15 công nhân trong đó có 1 tổ trưởng.

10


* Phân xưởng hàng lót: Tiến hành sản xuất ra những sản phẩm hàng lót.
SƠ ĐỒ CÁC PHÂN XƯỞNG

PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT

PHÂN XƯỞNG CẮT


PHÂN XƯỞNG MAY

MAY CÔNG NGHIỆP

PHÂN XƯỞNG
HOÀN THÀNH

MAY HÀNG LÓT

2.1.4. Bộ máy quản lý
- Hội đồng quản trị: Là người đứng đầu đại diện và thay mặt cổ đông giám sát hoạt
động của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi quyền lợi của cổ đông.
- Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm tra giám sát việc chấp hành điều lệ của Công
ty của các cán bộ chuyên môn.
- Giám đốc điều hành: Là người điều hành hoạt động KD theo chiến lược của Hội
đồng quản trị vạch ra, đại diện pháp nhân của Công ty, là người ra quyết định và chịu
trách nhiệm về hoạt động SXKD của Công ty và trước pháp luật.
- Phó giám đốc: Các phó Giám đốc là người phụ việc cho Giám đốc, phó giám đốc
được Giám đốc bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được giao cũng
như trước pháp luật và là người thay mặt cho Giám đốc giải quyết công việc của Công ty
theo sự uỷ quyền của Giám đốc. Dựa vào nhiệm vụ khả năng của Công ty và yêu cầu khách

11


hàng, phó Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, phân xưởng hoạt động theo đúng kế
hoạch đã định, bổ nhiệm các chức danh tuyển chọn hay sa thải công nhân.
- Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về việc tổ
chức sắp xếp lao động hợp lí, quản lí cán bộ CNV, theo dõi lưu trữ hồ sơ tài liệu, thanh
toán giải quyết các chế độ chính sách của người lao động, điều hành công việc của cơ

quan, làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi thi đua, khen thưởng, kỉ luật, công tác
bảo vệ Công ty.
- Phòng kế hoạch: Do ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo, có nhiệm vụ nghiên cứu thị
trường, xây dựng kế hoạch ngắn dài hạn, lập phương án KD, soạn thảo, thực hiện và theo
dõi hợp đồng kinh tế, liên kết đại lí. Nhanh chóng nắm bắt nhu cầu hàng hoá trên thị
trường, lựa chọn các mặt hàng có chất lượng cao, giá cả hợp lí, mẫu mã đẹp, phù hợp với
nhu cầu thị hiếu của nhân dân. Phòng kinh doanh giao nhiệm vụ cho các bộ phận liên
quan, đồng thời theo dõi việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận và đánh giá hiệu quả thu
được.
- Phòng kế toán tài vụ : Đảm nhận việc lập kế hoạch hoạt động kinh doanh của
công ty thông qua kế toán trưởng giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán thống
kê, đồng thời kiểm tra kiểm soát kinh tế tài chính ở công ty và các chi nhánh trực thuộc.
Phòng này trực tiếp chỉ đạo của giám đốc công ty.
- Phòng kĩ thuật: Quản lí toàn bộ máy móc thiết bị hiện có, lập lí lịch các thiết bị,
máy móc của công ty. Lên kế hoạch sữa chữa, bão trì, mua sắm vật tư, phụ tùng thay thế,
cải tiến nâng cao công suất sử dụng của các dây chuyền sản xuất.
- Phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ tổ chức sản xuất các sản phẩm của công ty
theo quy trình, kế hoạch đã được ban giám đốc phê duyệt.

12


Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Giám đốc điều
hành
Phó giám đốc


Phòng tổ chức
hành chính

* Ghi chú:

Phòng kế
hoạch

Phân xưởng
sản xuất

Phòng kỹ
thuật

Phòng kế
toán tài vụ

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

2.2. Thực trạng tài chính tại công ty cổ phần May xuất khẩu Huế- HUDATEX giai
đoạn 2009 - 2011
Để có được cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, trước
hết ta xem xét tình hình hoạt động SXKD của công ty trong giai đoạn qua nhằm thấy được
những gì mà công ty đạt được với sự cố gắng nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên
của công ty.

13



Bảng 1. Kết quả HĐ SXKD của Công ty ... qua giai đoạn 2009 – 2011
(bỏ dòng SL)
Chỉ tiêu
Tổng DT
Tổng CP
Tổng LNTT
Tỷ suất LN/DT(%)
Tỷ suất LN/CP(%)

2009
SL
53.651,4
48.655,3
4.996,1
9,3
10,3

2010
SL
56.764,5
51.761,7
5.002,8
8,8
9,7

2011
SL
64.373,6
56.477,3
7.896,3

12,3
14

Đvt: triệu đồng
So sánh
2010/2009
2011/2010
+/%
+/%
3.113,1
5,8 7.609,1
13,4
3.106,4
6,4 4.715,6
9,1
671,0
6,7 2.893,4
57,8
( Nguồn: Phòng Kế toán).

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận trước thuế của công ty
tăng lên qua các năm. Tổng doanh thu 2010 so với năm 2009 tăng 3.131,1 triệu đồng
(tương ứng tăng 5,8 %), tổng doanh thu 2011 so với 2010 tăng 7.609,1 triệu đồng (tăng
13,4 %); tổng chi phí và tổng lợi nhuận trước thuế cũng có xu hướng tăng tương tự. Tuy
nhiên có thể nhận thấy tốc độ tăng lợi nhuận trước thuế năm 2010 so với năm 2009 thấp
hơn đối với tốc độ tăng LNTT năm 2011 so với 2010 (0,13 % so với 57,8 %). Năm 2011
đã có sự gia tăng vượt bậc về lợi nhuận trước thuế.
Tóm lại, công ty CP May xuất khẩu Huế trong 3 năm qua đã có hoạt động SXKD rất
có hiệu quả. Điều đó cho thấy công ty đang trên đà tăng trưởng và phát triển .
2.2.1. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán

Để thấy rõ được tình hình tài chính của công ty ta cần tiến hành phân tích cơ cấu tài sản và
cơ cấu nguồn vốn biến động như thế nào?
2.2.1.1. Phân tích biến động của tài sản
NÊN CÓ PHẦN DẪN DẮT TRƯỚC KHI ĐƯA BẢNG SỐ LIỆU, LỖI NÀY EM MẮC RẤT NHIỀU

14


Bảng 2. Phân tích biến động tài sản tại công ty giai đoạn 2009 -2011
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
TỔNG TS
A. TSLĐ và ĐTNH
I. Tiền và khoản tương đương tiền
1. Tiền
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
5. Các khoản phải thu khác
IV. Hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
B. TSCĐ và ĐTDH
II. TSCĐ
1 TSCĐHH
4. Chi phí xây dựng CBDD
V. Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trước dài hạn

2009
SL
37.775,2

12.491,1
1.678,7
1.678,7
5.623,1
4.136,6
1.486,5
4.753,7
435,6
25.284,2
19.957,2
17.063,9
2.893,4
0
0

2010
%
100
33,1
4,4
4,4
14,9
11,0
3,9
12,6
1,2
66,9
52,9
45,2
7,7

0
0

SL
40.863,2
12.501,6
2.618,2
2.618,2
4.475,0
4.475,0
0
4.675,2
171,1
28.361,5
22.314,8
18.449,6
3.865,2
1.063,5
1.063,5

2011
%
100
30,6
6,4
6,4
11,0
11.0
0
11,4

0,4
69,4
54,6
45,2
9,5
2,6
2,6

SL
50.485,1
16.184,3
3.026,2
3.026,2
5.107,9
4.064,1
1.043,7
6.894,2
1.156,0
34.300,9
25.791,3
20.171,7
5.619,6
1.139,0
1.139,0

%
100
32,1
6,0
6,0

10,1
8,1
2,1
13,7
2,3
68,0
51,1
40,0
11,1
2,3
2,3

So sánh
2010/2009
2011/2010
+/%
+/%
3.088,0
8,2
9.622,0
23,6
11,6
0,1
3.682,6
29,5
939,5
56,0
408,0
12,3
939,5

56,0
408,0
12,3
-1.148,0
-79,6
632,9
14,1
338,5
8,2
-410,9
-9,2
-1486,5
_
_
_
-78,5
-1,7
2.219,0
47,5
-264,5
-60,7
984,9
575,6
3.077,4
12,2
5.939,4
20,9
2.357,7
11,8
3.476,5

15,6
1.385,8
8,1
1.722,1
9,3
971,0
33,6
1.754,4
45,4
_
_
75,4
7,1
_
_
75,4
7,1

(Nguồn: Phòng Kế toán)

15


Qua những số liệu ở bảng 2 ta thấy quy mô tài sản của Công ty Cổ phần may xuất
khẩu Huế (HUDATEX) là rất lớn và tăng dần qua các năm. Năm 2011 giá trị tổng tài sản
của công ty là 50.485,1 triệu đồng tăng 9.621,9 triệu đồng (tương ứng 23,6 %) so với tổng
giá trị tài sản năm 2010. Năm 2010 tăng 3.088,0 triệu đồng tương ứng 8,2 %) so với năm
2009. Như thế ta có thể nhận thấy năm 2011 đã có sự biến động lớn
Đối với TSLĐ và ĐTNH
TSLĐ & ĐTNH của Công ty HUDATEX tăng qua các năm đặc biệt tăng nhanh vào

năm 2011. Cụ thể là năm 2010 TSLĐ & ĐTNH là 12.501,6 triệu đồng tăng so với năm
2009 là 12.491,1 triệu đồng, tăng 11,6 triệu đồng (tương ứng 0,08 %) năm 2011 TSLĐ &
ĐTNH là 16.184,3 triệu đồng tăng 3.682,6 triệu đồng (tương ứng tăng 29,5 %) so với năm
2010. Biến động TSLĐ & ĐTNH là do khoản tiền phải thu khách hàng, các khoản phải
thu khác, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác gây ra.
Khoản mục tiền năm 2010 là 2.618,2 triệu đồng tăng 939,5 triệu đồng (tương ứng
56,0 %) so với năm 2009 và tăng lên 408,0 triệu đồng (tương ứng 12,3 %) so với năm
2011. Xu hướng này cho thấy công ty đã chú trọng đến việc dự trữ tiền mặt. Ta dễ nhận
thấy nguyên nhân gây ra sự biến động TSLĐ & ĐTNH năm 2010 là do công ty tăng dự
trữ tiền mặt. Tuy nhiên sự biến động TSLĐ & ĐTNH năm 2010 là không đáng kể do bên
cạnh việc tăng tiền mặt thì các khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh (giảm 1.448,0 triệu
đồng, tương ứng giảm 79,9 % so với năm 2007).
Hàng tồn kho năm 2011 là 6.849,2 triệu đồng tăng 2.219,0 triệu đồng (tương ứng
tăng 47,5 %) so với năm 2010. Là sự biến động lớn về hàng tồn kho, điều này cho thấy
hoạt động sản xuất của Công ty đang trên đà phát triển thuận lợi, do đó mà yêu cầu về dự
trữ tăng lên. Tuy nhiên, sự tăng lên quá lớn hàng tồn kho đã gây ra sự ứ động vốn. Lượng
hàng tồn kho lớn cũng gây phát sinh thêm chi phí tồn kho. Vì vậy công ty cần có biện
pháp giải quyết tốt về tiêu thụ hàng hoá nhằm giảm lượng tồn kho trong những kỳ sản
xuất tới.

16


Tài sản ngắn hạn năm 2011 là 1.156,0 triệu đồng tăng 984,9 triệu đồng (575,7 %) so
với năm 2010. Sự tăng mạnh TSNH khác năm 2011 đã gây ra sự biến động lớn về TSLĐ
& ĐTNH năm 2011.
Sự biến động mạnh TSNH khác là do năm 2011 công ty đã đầu tư mua thêm TSNH
đáp ứng việc mở rộng quy mô sản xuất của công ty.
Đối với TSCĐ và ĐTDH
TSCĐ và ĐTDH của Công ty HUDATEX giai đoạn 2009 - 2011 cũng có sự biến

động tăng. Năm 2010 TSCĐ Và ĐTDH là 28.361,5 triệu đồng tăng 3.077,7 triệu đồng
(tương ứng 12,17 %) so với năm 2009 và tăng lên 34.300,9 triệu đồng vào năm 2011.
Những con số này cho thấy công ty qua từng năm đã có sự đầu tư mạnh vào TSCĐ &
ĐTDH nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sự gia tăng TSCĐ & ĐTDH nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng lên của TSCĐ trong
đó đăc biệt là TSCĐHH và chi phí XDCBDD. Cụ thể là TSCĐHH năm 2010 tăng 1.385,8
triệu đồng (tương ứng tăng 8,12 %) so với năm 2009 và tăng lên một lượng 1.722,1 triệu
đồng (tương ứng 9,33 %) vào năm 2011. Riêng mục chi phí XDCBDD có sự tăng lên
vượt bậc từ năm 2010 lên năm 2011, tăng 1.754,4 triệu đồng (tương ứng 45,39 %).
Nguyên nhân chính của sự biến động này là công ty vào năm 2011 đã mở rộng quy mô
sản xuất một cơ sở làng nghề Hương Sơ, Hương Trà. Công ty đã mua sắm thêm nhiều
máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất như chuyền may, nhà xưởng,…
Qua việc phân tích tình hình tài sản tại công ty HUDATEX 3 năm 2009-2011 ta
thấy tổng tài sản tăng lên qua các năm đặc biệt là năm 2011. Đây là một dấu hiệu tốt
chứng tỏ công ty đang mở rộng quy mô sản xuất và đang trên đà phát triển. Tuy nhiên qua
bảng phân tích trên ta thấy được các khoản mục như các khoản phải thu dài hạn và ngắn
hạn làm giảm đáng kể tài sản, do đó công ty phải cần có biện pháp đốc thúc, quản lý tốt
công tác thu hồi nợ.
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy năm 2011 công ty đã có sự đầu tư tài chính dài hạn
làm cho khoản mục này tăng 5000 triệu đồng năm 2011. Đây là nguyên nhân lớn nhất làm
tăng tài sản vào năm 2011.

17


2.2.1.2 Phân tích biến động nguồn vốn
PHẦN DẪN DẮT….
Bảng 3. Phân tích biến động nguồn vốn tại công ty giai đoạn 2009 - 2011
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu


2009
SL

2010
%

So sánh

2011

SL

%

SL

2010/2009
+/%

%

2011/2010
+/%

TỔNG CỘNG NV
A.Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn

37.775,2

28.812,4
10.213,5

100
76,27
27,04

40.863,2
31.825,7
13.676,3

100
77,88
33,47

50.485,1
33.920,5
13.946,9

100
67,19
27,63

3.088,0
3.013,4
3.553,9

8,17
10,46
33,90


9.622,0
2.094,8
270,6

23,55
6,58
1,98

Phải trả cho người bán
Người mua trả tiền trước

5.431,2
2.563,5

14,38
6,79

7.821,3
4.938,7

19,14
12,09

8.495,7
4.030,5

16,82
7,98


2.390,2
2.375,2

44,00
92,66

674,4
-908,2

8,62
-18,39

Thuế và các khoản phải nộp NN
Phải trả người lao động

0
205,4

0
0,54

204,6
349,8

0,50
0,86

314,5
300,2


0,62
0,59

_
144,4

_
70,30

-109,9
49,6

-53,68
-14,17

Các khoản phải trả phải nộp khác
Nợ dài hạn

2.013,4
14.731,8

5,33
39,00

361,9
18.149,4

0,86
44,42


806,0
19.973,6

1,60
39,56

-1.651,6
3.417,7

-82,03
23,20

444,1
1.824,2

122,73
10,05

Vay và nợ dài hạn

14.731,8

39,00

18.149,4

44,42

19.723,7


39,07

3.417,7

23,20

1.574,3

8,67

Dự phòng trợ cấp mất việc làm
Nợ khác

0
3.867,2

0
10,24

0
0

0
0

249,9
0

0,49
0


_
_

_
_

249,9
_

_
_

B.NVCSH
NVCSH

8.962,8
8.474,1

23,73
23,15

9.037,4
8.732,1

22,12
21,37

16.564,6
16.249,2


32,81
32,19

74,6
-15,0

0,83
-0,17

7.527,2
7.517,1

83,29
86,09

Vốn kinh doanh
Chênh lệch tỷ giá hối đoái

5.000,0
0

13,24
0

5.000,0
0

12,24
0


10.000,0
327,0

19,80
0,65

0
_

0
_

5.000,0
327,0

50,00
_

LN sau thuế chưa phân phối
Nguồn kinh phí và quỹ khác

3.747,1
215,8

9,91
0,57

3.752,1
305,3


9,18
0,75

5.922,2
315,4

11,73
0,62

5,03
89,6

0,13
41,52

2.170,1
10,1

57,84
3,29

Quỹ khen thưởng phúc lợi

215,8

0,57

305,3


0,75

315,4

0,62

89,6

41,52

10,1

3,29

18


( Nguồn: Phòng Kế toán)

19


Chỉ qua bảng phân tích biến động tài sản chưa có thể thấy được nguồn gốc của tài
sản tăng giảm. Vì vậy việc phân tích biến động của nguồn vốn dưới đây sẽ làm rõ vấn đề
trên.
Quan sát bảng 3, bảng phân tích biến động nguồn vốn ta thấy tương ứng với tổng tài
sản thì tổng nguồn vốn cũng tăng lên qua các năm. Năm 2010 tổng nguồn vốn là 40.863,1
triệu đồng tăng 3.088.0 triệu đồng (tương ứng 8,17 %) so với năm 2009 và đến năm 2011
thì tăng lên rất cao, lên đến 50.485,1 triệu đồng tăng 9.622,0 triệu đồng (tương ứng
23,55%). Đây thực sự là con số ấn tượng và là sự gia tăng đột biến. Điều này cho thấy

nguồn lực vốn của Công ty Cổ phần may xuất khẩu Huế HUDATEX là rất cao, đảm bảo
được cho sự hình thành tài sản của doanh nghiệp. Vậy những nguyên nhân nào đã gây ra
sự biến động lớn này, ta xem xét các yếu tố sau.
 Yếu tố nợ phải trả
Xem xét bảng phân tích ta thấy yếu tố nợ phải trả thường chiếm phần tỷ trọng cao
trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Năm 2009, nợ phải trả chiếm 76,27 % tổng
nguồn vốn. Năm 2010 và năm 2011 nợ phải trả lần lượt chiếm 77,88 % và 67,49 % tổng
nguồn vốn. Như vậy có thể nói sự biến động của nợ phải trả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự
biến động của nguồn vốn. Nợ phải trả tăng dần qua các năm. Năm 2009 nợ phải trả là
28.812,4 triệu đồng, đến năm 2011 tăng lên đến 33.920,5 triệu đồng. Tốc độ tăng nợ phải
trả 10,46 % năm 2010 và 6,58 % năm 2011.
Trong các thành phần của nợ phải trả thì nhân tố phải trả cho người bán và người
mua trả tiền trước trong khoản mục nợ ngắn hạn và vay nợ dài hạn trong mục nợ dài hạn
gây ra sự ảnh hưởng đến sự biến động của nợ phải trả. Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trong
cơ cấu nợ phải trả nhìn chung có tỷ trọng tương đương nhau. Năm 2010 nợ ngắn hạn tăng
3.553,9 triệu đồng tương đương 33,9 % so với năm 2009. Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do
người mua trả tiền trước và phải trả cho người bán. Cụ thể hơn là năm 2010 phải trả cho
người bán là 7.821,3 triệu đồng, tăng 44 % so với năm 2009, người mua trả tiền trước
2010 là 4.938,7 triệu đồng, tăng 92,7% so với năm 2009. Giai đoạn 2009-2010 tốc độ
tăng của nợ ngắn hạn cao so với giai đoạn năm 2010-2011, tăng đến 3.553,9 triệu đồng

20


(tương đương 33,9 %). Lý do nợ ngắn hạn tăng cao như vậy là ngoài các nhân tố gây nên
sự biến động lớn như đã phân tích ở trên thì năm 2010 phát sinh thêm khoản mục thuế và
các khoản phải nộp Nhà nước, tuy nhân tố này không gây ra sự biến động lớn nhưng cũng
góp phần làm ảnh hưởng đến nợ ngắn hạn.
Ngoài nhân tố nợ ngắn hạn thì một yếu tố khác ảnh hưởng đến nợ phải trả phải nói
đến là nợ dài hạn. Nợ dài hạn có tốc độ tăng không ổn định qua các năm, tăng mạnh vào

năm 2010 (tương ứng 23,2 %) và tăng chậm lại vào năm 2011 (10,1%). Sự biến động của
nợ dài hạn cũng góp phần làm cho nợ phải trả tăng thêm một lượng 3.417,7 triệu đồng
năm 2010 và 1.824,2 triệu đồng năm 2011. Trong đó thành phần vay và nợ dài hạn là
nhân tố chủ đạo gây ra sự thay đổi này.
Vay và nợ dài hạn năm 2009 chỉ 14.731,8 triệu đồng, tới năm 2009 thì con số này là
19.723,7 triệu đồng. Sự tăng lên của vay và nợ dài hạn cũng nói lên được nhu cầu vốn vay
dài hạn cho hoạt động sản xuất của công ty là rất lớn. Tuy nhiên bên cạnh việc vay nợ thì
công ty phải có kế hoạch trả nợ, như vậy mới có thể đảm bảo được sự ổn định tăng trưởng
trong lâu dài.
Xem xét bảng phân tích cũng như bảng cân đối kế toán ta cũng có thể thấy năm 2011
xuất hiện một thành phần mới đó là dự phòng trợ cấp mất việc làm. Tuy nhân tố này
không gây ra sự ảnh hưởng lớn nhưng cũng cho thấy công ty đã có sự quan tâm đến người
lao động. Năm 2011, công ty đã chi 249,9 triệu đồng cho khoản mục trợ cấp mất việc
làm.
Yếu tố nguồn vốn chủ sở hữu:
So với nợ phải trả thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Cùng với sự
mở rộng quy mô của công ty thì nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên qua các năm, đặc
biệt tăng mạnh vào năm 2011, tăng 7.527,2 triệu đồng (tương ứng 83,29%) so với năm
2010. Nguyên nhân chính gây ra sự biến động rất lớn này là do năm 2011 để đáp ứng vốn
mở rộng quy mô công ty đã tăng vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng lên 10 tỷ đồng. Trong khoản
mục nguồn vốn chủ sở hữu thì lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chiếm tỷ trọng tương

21


đối cao. Lợi nhuận sau thuế những năm qua cũng có sự biến động tăng, điều này cũng
góp phần ản hưởng đến tổng nguồn vốn.
Ngoài các nhân tố trên thì ta có thể nhận thấy khoản mục quỹ khen thưởng tăng lên,
điều đó cho thấy ban lãnh đạo của công ty đã ngày càng quan tâm đến công tác khen
thưởng phúc lợi. Đây thực sự là một chính sách đúng đắn khi mà công ty đang ngày càng

phát triển.
Tóm lại qua bảng phân tích trên ta thấy sự biến động của nguồn vốn qua các năm là
rất lớn, đặc biệt là năm 2011. Qua đó ta có thể khẳng định rằng khả năng độc lập về tài
chính của công ty là rất cao. Tình hình tài chính của công ty đang dần đi vào ổn định.
2.2.2. Phân tích tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
Nhìn vào bảng 4 ta thấy doanh thu thuần của công ty qua năm đều tăng với tốc độ
khá cao đỉnh điểm là năm 2011. Cụ thể là năm 2010 doanh thu thuần tăng 2.550,1 triệu
đồng (tương ứng tăng 4,75%) so với năm 2009; đến năm 2011 thì có tốc độ tăng trưởng
vượt bậc tăng đến 7.835,3 triệu đồng (tương ứng tăng 13,94 %) so với năm 2010.
Xét yếu tố giá vốn hàng hoá, ta thấy cùng xu hướng biến động tăng của doanh thu
thuần giá vốn hàng bán có tốc độ tăng cũng khá cao. Năm 2009 giá vốn hàng bán là
76.504,4 triệu đồng, qua đến năm 2011 con số này đã lên đến 54.042,3 triệu đồng. Đây
quả thực là sự gia tăng ấn tượng đối với một doanh nghiệp có quy mô vừa như
HUDATEX.

22


Bảng 4 Bảng trích chi tiết KQSXKD của công ty giai đoạn 2009 - 2011
ĐVT: triệu đồng
2009

2010

So với

Chỉ tiêu
SL

DTT(%)


2011

So với
SL

DTT(%)

So sánh
2010/2009
2011/2010

So với
SL

DTT(%)

+/-

%

+/-

%

1. DT thuần về BH & cung cấp DV
2. Giá vốn hàng bán

53.651,4
46.504,


100,0
86,7

56.201,5 100,0
48.995,2 87,2

64.036,8 100,0
54.042,3 84,4

2.550,1 4,8
2.490,8 5,4

7.835,3 13,9
5.047,1 10,3

3.LN gộp và BH và cung cấp DV
4.DT hoạt động tài chính
5.Chi phí tài chính
Trong đó: Chi phí lãi vay
6.Chi phí bán hàng
7.Chi phí quản lý doanh nghiệp
8.LN thuần từ HĐKD
9.Thu nhập khác
10.Chi phí khác
12.Tổng LN kế toán trước thuế
13.Chi phí thuế TNDN hiện hành
14.LN sau thuế

4

7.147,0
0
0
0
245,6
1.467,1
5.434,3
0
438,3
4.996,1
1.249,1
3.747,1

13,3
0
0
0
0,5
2,7
10,1
0
0,8
9,3
2,3
7,0

7.206,3
563,0
230,4
230,4

212,4
1.478,2
5.848,3
0
845,5
5.002,8
1.250,7
3.752,1

9.994,5
336,7
215,2
215,2
160,0
1.598,0
8.358,0
0
461,8
7.896,3
1.974,1
5.922,2

59,3
_
_
_
-33,2
11,1
414,0
_

407,3
6,7
1,7
5,0

2.788,2
-226,2
-15,2
-15,3
-52,4
119,9
2.509,7
_
-383,7
2.893,4
730,4
2.170,1

12,8
1,0
0,4
0,4
0,4
2,6
10,4
0
1,5
8,9
2,3
6,7


15,6
0,5
0,3
0,3
0,3
2,5
13,1
0
0,7
12,3
3,1
9,3

0,8
_
_
_
13,5
0,8
7,6
_
92,9
0,1
0,1
0,1

38,7
-40,2
-6,6

-6,6
-24,7
8,1
42,9
_
45,4
57,8
56,2
57,8

( Nguồn: Phòng Kế toán)

23


So sánh tốc độ tăng doanh thu thuần và giá vốn hàng bán ta thấy năm 2010 Giá
vốn hàng bán có tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu thuần (5,36 %), đây là dấu hiệu không
tốt bởi vì doanh nghiệp đã không quản lý tốt các chi phí đầu vào và các chi phí khác trong
quá trình sản xuất dẫn đến giá vốn hàng bán trên đơn vị sản phẩm quá cao. Điều này ảnh
hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khắc phục được nhược điểm này của năm 2010
đến năm 2011 công ty đã kiểm soát được các chi phí trong sản xuất giảm thiểu những chi
phí không đáng có dẫn đến kết quả khả quan. Tốc độ giá vốn hàng bán tăng chậm hơn
doanh thu thuần (10,30 % < 13,94 %). Điều này cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ
tăng trưởng của lợi nhuận gộp. Năm 2010, lợi nhuận gộp về hàng bán và cung cấp dịch vụ
chỉ tăng 59,3 triệu đồng (tương ứng 0,83 %) so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 tăng
2.788,2 triệu đồng (tương ứng 38,7 %) so với năm 2010.
2.2.3. Phân tích tình hình tài chính của công ty
Để hiểu rõ hơn tình hình tài chính của công ty ta tiến hành phân tích các yếu tố sau:
2.2.3.1. Phân tích khả năng thanh toán
2.2.3.1.1. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Qua bảng số liệu 5, ta thấy nhu cầu thanh toán lớn hơn rất nhiều so với khả năng
thanh toán của Công ty HUDATEX . Do đó hệ số khả năng thanh toán các năm luôn bé
hơn 1. Cụ thể là năm 2009 là 0,51 lần, năm 2010 là 0,38 lần, năm 2011 là 0,32 lần. Kết
quả này cho ta thấy công ty đang gặp rất nhiều khó khăn trong tình hình tài chính, chưa có
thể chủ động được trong vấn đề thanh toán. Mặc dù trong những năm qua tốc độ tăng
trưởng doanh thu và thu nhập là khá cao nhưng khả năng chi trả vẫn chưa được cải thiện.
Nếu trong những năm tới công ty vẫn không cải thiện được khả năng thanh toán thì sẽ gặp
rất nhiều khó khăn trong công tác vay vốn từ ngân hàng, điều đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của công ty trong tương lai gần. Tuy nhiên trên đây chỉ phản ánh được
khả năng thanh toán chung nhất. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này ta cần nghiên cứu thêm
các hệ số về khả năng thanh toán sau :
2.2.3.1.2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn
 Hệ số thanh toán hiện hành :

24


Hệ số thanh toán hiện hành cho biết tổng giá trị thuần của TSLĐ và ĐTNH hiện
có, doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Trên thực tế để đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn người ta cho rằng chỉ tiêu này
từ 1,5 đến 2 lần là đảm bảo doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn. Hay nói cách khác đây là thước đo khả năng thanh toán của khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải
bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời
hạn các khoản nợ đó.

25



×