Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.88 KB, 43 trang )

LỜI CẢM ƠN
Từ lâu trường học luôn là một môi trường giáo dục, một kho tàng kiến
thức rộng lớn của mỗi con người,mỗi sinh viên học sinh như chúng ta. Môi
trường đó là nơi gắn kết, là quá trình gián tiếp để mỗi con người, mỗi cá nhân
khám phá ra những tiềm ẩn và tài năng của mình.
Lời đầu tiên cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các thầy cô trong
khoa Tổ chức và Quản lý Nhân lực và đặc biệt là thầy Trinh Việt Tiến đã
hướng dẫn và chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành tốt bài báo cáo của mình
một cách tốt nhất. Cùng với đó tôi xin cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình
của các cô, chú, anh, chị làm tại công ty, những người đã cung cấp tài liệu cần
thiết để tôi hoàn thành bài báo cáo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của mình và được sự hướng
dẫn khoa học của TS. Trịnh Việt Tiến trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Các thông tin số liệu, kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực
chưa được công bố trong bất kì hình thức nào trước đây.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Lý do chọn báo cáo................................................................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................2
5. Ý nghĩa của báo cáo...............................................................................................................2
6. Kết cấu của đề tài...................................................................................................................2

PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................3


CHƯƠNG 1......................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM..........................................................................4
1.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Việt Nam....................4
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Việt Nam...........4
1.3.Tóm lược quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần cơ khí xây dựng thương mại
Việt Nam....................................................................................................................................5
1.3.1Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty.............................................................................................6
1.3.1.1Cơ cấu tổ chức................................................................................................................6
1.4.1.Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của từng bộ phận.....................................................7
1.4.1.1Chủ tịch hội đồng quản trị..............................................................................................7
1.4.1.2 Ban giám đốc.................................................................................................................7
1.4.1.3 Phòng tổ chức hành chính.............................................................................................7
1.4.1.4 Phòng tài chính-kế toán.................................................................................................7
1.4.1.5 Phòng kỹ thuật...............................................................................................................8
1.4.1.6 Phòng cơ điện-KCS.........................................................................................................8
1.4.1.7 Các tổ sản xuất, lắp dựng...............................................................................................8
1.5. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới..................................................8


1.5.1. Chiến lược phát triển của công ty....................................................................................8
1.5.2. Nguyên tắc định hướng...................................................................................................9
1.6 Khái quát chung về công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần cơ khí xây dựng thương
mại Việt Nam.............................................................................................................................9
1.6.1. Đặc điểm về lao động công ty........................................................................................10
1.6.2 Chính sách về nhân sự tại công ty :.................................................................................10
1.6.3: Chính sách về xây dựng văn hóa tại công ty:.................................................................10

Chương 2........................................................................................................10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC

LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ
KHÍ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.........................................10
1.1. Động lực lao động và các yếu tố tạo động lực.................................................................11
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản..............................................................................................11
1.1.2. Các yếu tố tạo động lực cho người lao động.................................................................11
1.1.2.1. Yếu tố thuộc về cá nhân..............................................................................................11
1.1.2.2. Yếu tố thuộc về môi trường và quản lý......................................................................12
1.2. Một số học thuyết tạo động lực.......................................................................................12
1.3. Các phương hướng tạo động lực lao động......................................................................12
1.3.1. Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc..................................................12
1.3.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ................................12
1.3.3. Kích thích lao động........................................................................................................13
1.3.3.1. Kích thích lao động bằng tiền lương (tiền công).........................................................13
1.3.3.2. Sử dụng hợp lý các hình thức tiền thưởng để khuyến khích lao động.......................13
1.3.3.3. Kích thích thông qua phúc lợi và dịch vụ....................................................................13
1.3.3.4. Khuyến khích tinh thần cho người lao động...............................................................13
1.4. Kinh nghiệm tạo động lực cho người lao động tại doanh nghiệp.....................................14


1.4.1. Nâng cao vai trò của công tác tạo động lực lao động....................................................14
1.4.2 Những tồn tại thường thấy của công tác tạo động lực trong các doanh nghiệp............14
2.2. Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần cơ khí xây dựng
thương mại Việt Nam..............................................................................................................15
2.2.1. Tạo động lực cho người lao động thông qua việc sử dụng công cụ tài chính.................15
2.2.2. Tạo động lực thông qua việc xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho
người lao động........................................................................................................................20
2.2.3. Tạo động lực thông qua việc đào tạo và phát triển nhân lực.........................................20
2.2.4. Tạo động lực thông qua việc bố trí, sắp xếp, đề bạt lao động........................................21
2.2.5. Tạo động lực thông qua điều kiện và môi trường làm việc............................................21
2.2.6. Các phong trào đoàn thể tổ chức đời sống cho cán bộ công nhân viên và xây dưng văn

hóa của Công ty.......................................................................................................................22
2.3. Đánh giá về những mặt tích cực và hạn chế trong tạo động lực cho người lao động tại
Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Việt Nam........................................................22
2.3.1. Những mặt tích cực trong tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty........23
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân..................................................................24

Chương 3.......................................................................................................25
CÁC GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM........................................................................25
3.1. Phương hướng tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng
Thương mại Việt Nam..............................................................................................................26
3.2. Các giải pháp tạo động lực cho người lao động tai Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng
Thương mại Việt Nam..............................................................................................................27
3.2.1. Hoàn thiện công tác phân tích và đánh giá thực hiện công việc....................................27
3.2.2. Không ngừng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ..................................27
3.2.2.1. Xác định rõ nhu cầu đào tạo và đối tượng đào tạo:...................................................27
3.2.2.2. Tập trung đào tạo theo các hướng khác nhau với mỗi loại lao động:.........................28


3.2.2.3. Xây dựng chương trình đào tạo định hướng cho người lao động mới:......................28
3.2.2.4. Đánh giá hiệu quả đào tạo:........................................................................................28
3.2.2.5. Bố trí công việc sau đào tạo:.......................................................................................29
3.2.3. Tuyển chọn, sắp xếp và bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc........................29
3.2.4. Duy trì và cải thiện môi trường và điều kiện làm việc...................................................30
3.2.5. Nâng cao hiệu quả các hình thức lợi ích vật chất..........................................................30
3.2.6. Các công tác khuyến khích tinh thần khác cho người lao động.....................................31
3.3. Kiến nghị..........................................................................................................................31

KẾT LUẬN...................................................................................................33

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................35


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NLĐ : Năng suất lao động
SXKD

: Sản xuất kinh doanh

QLDA

: Quản lý dự án

NSLĐ

: Năng suất lao động


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn báo cáo
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế,với
những cơ hội và thách thức mới. Để có thể tồn tại và phát triển mỗi doanh
nghiệp luôn hướng tới sản xuất với năng suất,chất lượng và hiệu quả cao. Bên
cạnh đó vấn đề cạnh tranh ngày càng khốc liệt khiến các doanh nghiệp gặp
phải nhiều khó khăn. Không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước
mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài cả về vốn và kinh
nghiệm trong nền kinh tế thị trường. Một trong những cách để tạo ra năng lực
cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài đó là nguồn lực con người, lợi
thế thông qua con người được xem là yếu tố căn bản, mang tính chất quyết
định của mọi thời đại. Việc khai thác, sử dụng và phát triển nguồn lực này

trong mỗi doanh nghiệp sao cho hiệu quả nhất là điều kiện tiên quyết bảo đảm
sự thành công trong chiến lược phát triển lâu dài.
Và hiệu quả làm việc của người lao động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
khả năng, năng lực của người lao động, phương tiện và các nguồn lực để thực
hiện công việc và động lực lao động. Trong đó, động lực lao động là một yếu tố
quan trọng có vai trò thúc đẩy người lao động hăng hái, say mê làm việc. Do đó
để nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động đặt ra yêu cầu đối với các
doanh nghiệp phải quan tâm đến công tác tạo động lực cho người lao động.
Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Việt Nam là một Công
ty kinh doanh vật liệu xây dựng các sản phẩm thiết bị điện,vật liệu điện
tử,điện lạnh,nhận thầu xây lắp công trình điện, nước,điều hòa,thông gió...
Ngoài ra còn sản xuất, lắp đặt, bảo hành các hệ thống dây chuyền thiết bị
phục vụ cho nghành xây dựng,nghành giao thông thủy lợi...Tuy đã hoạt động
được một thời gian khá dài, lãnh đạo Công ty cũng rất quan tâm tới vấn đề tạo
động lực cho người lao động và đã thực hiện một số biện pháp xong tới nay

1


vấn chưa mang lại kết quả như mong muốn. Vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “
Thực trạng và giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại
Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Việt Nam” làm bài báo cáo của mình
2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại
Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về thời gian:
Thực trạng và giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại
Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Việt Nam từ năm 2014 đến
nay.

+ Phạm vi về không gian:
Thực trạng và giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại
Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này,một số phương pháp được sử dụng như:
-

Phương pháp biện chứng duy vật
Phương pháp phân tích đánh giá
Phương pháp thống kê
Phương pháp so sánh, tổng hợp
Phương pháp tra cứu thu thập thông tin

5. Ý nghĩa của báo cáo
Làm sáng tỏ vấn đề cơ sở lý luận tạo động lực cho người lao động, làm
rõ thực trạng về công tác tạo động lực tại Công ty. Đồng thời, đưa ra các giải
pháp tạo động lực cho người lao động. Qua đó, cung cấp một bức tranh toàn
cảnh về vấn đề tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí
Xây dựng Thương mại Việt Nam .
6. Kết cấu của đề tài

2


Kết cấu của bài báo cáo ngoài phần mở đầu, kết luận, chữ viết tắt, mục
lục và danh mục tài liệu tham khảo được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần cơ khí xây dựng thương mại
Việt Nam.
Chương 2 : Cơ sở lý luận và thực trạng công tác tạo động lực làm việc
cho người lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Việt

Nam.
Chương 3: Các giải pháp và khuyến nghị tạo động lực làm việc cho
người lao động tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Việt
Nam .

PHẦN NỘI DUNG

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng
Thương mại Việt Nam
Công ty cổ phần cơ khí xây dựng thương mại Việt Nam tiền thân xí
nghiệp cơ khí xây dựng thuộc công ty cơ khí xây dựng Đại Mỗ. Doang
nghiệp được thành lập ngày 23 tháng 06 năm 2008.
- Tên giao dịch: Viet Nam trading construction machinery joint stock
company.
- Trụ sở chính: Khoang mái-Đồng Trúc-Thạch Thất-Hà Nội.
- Điện thoại: 0433 65 56 76
- Địa chỉ ngân hàng dao dịch:
Ngân hàng Thương mại cổ phần á Châu(ACB) chi nhánh Trần Duy
Hưng- Hà Nội.
Tài khoản: 43884169
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- CN Quang Trung –Hà Nội
Tài khoản: 10201 000 1457830
Mã số thuế: 0500588478
- Email:

- Tài sản và tiền vốn:
Vốn điều lệ là 10.800.000.000 đồng ( Mười tỷ tám trăm triệu đồng)
Các nghành nghề kinh doanh chính:( theo giấy chứng hận đăng kí Kinh
doang số 0500588478, ngày 27 tháng 05 năm 2011 do sở Kế hoạch và đầu tư
cấp)
1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng
Thương mại Việt Nam
a. Chức năng
- Sản xuất, kinh doanh thiết bị máy ngành xây dựng, vật liệu xây dựng
và công trình đô thị;

4


- Kinh doanh các loại vật liệu thép, sản phẩm cho cơ khí và các loại sản
phẩm khác cho ngành công nghiệp, nông nghiệp và tiêu dùng.
- Nhận thầu xây lắp công trình, các kết cấu thép xây dựng các máy móc
thiết bị...
- Tư vấn xây dựng dân dụng, công nghiệp giao thông, thủy lợi, quy
hoạch đô thị và chuyển giao công nghệ.
- Đào tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật cơ khí, chế tạo
lắp đặt máy, điện công nghiệp điện dân dụng.
- Buôn bán lắp ráp, sửa chữa, bảo hành ô tô, xe máy, phụ tùng ô tô, xe
máy, trang thiết bị phục vụ cho ngành ô tô, xe máy và gara ô tô, xe máy.
b. Nhiệm vụ
- Thiết lập các chính sách, chương trình và hoạt động nhằm đảm bảo
an toàn, sức khỏe cho người lao đông và vệ sinh môi trương.
- Thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm với các bên liên quan (cung cấp
đầy đủ, hợp lý các thông tin liên quan đến hoạt động).
- Thực hiện các thủ tục hành chính đã được quy định và chịu sự kiểm

tra nghiêm ngặt của cơ quan có thẩm quyền.
- Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, kĩ thuật cho công nhân viên.
Đồng thời liên tục cập nhật, đổi mới, nâng cao trang thiết bị hiện đại tiên tiến.
1.3.Tóm lược quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần
cơ khí xây dựng thương mại Việt Nam.
Công ty Cổ phần cơ khí xây dựng thương mại Việt Nam tiền thân xí
nghiệp cơ khí xây dựng thuộc công ty cơ khí xây dựng Đại Mỗ, theo giấy
chứng nhận kinh doanh số 0303001268 do sở kế hoạch và đầu tư Thành phố
Hà Nội cấp ngày 23/06/2008. Công ty có trụ sở chính tại Khoang mái-Đồng
Trúc-Thạch Thất-Hà Nội. Số điện thoại 0433 65 56 76.
Cho tới nay Công ty Cổ phần cơ khí xây dựng thương mại Việt Nam đã
hoạt động được 8 năm, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với những

5


khó khăn thử thách của cơ chế thị trường, công ty đã gặp phải không ít trở
ngại trên con đường phát triển sự nghiệp của mình.Mặc dù vậy công ty công
ty vẫn đứng vững trên thị trường và khẳng định được vị thế là một trong
những công ty cơ khí xây dựng thương mại mạnh, có uy tín tại thị trường
trong nước. Quan hệ của công ty với các đối tác trong và ngoài nước luôn
được mở rộng do vậy doanh thu hàng năm của công ty không ngừng tăng
trưởng ở mức cao và ổn định. Góp phần nâng cao đời sống công nhân viên
trong công ty, đồng thời hoàn thành thực hiện trách nhiệm đóng thuế đối với
nhà nước góp phần phát triển đất mước.
Trong thời gian phát triển công ty không ngừng chú trọng đầu tư, đổi
mới trang thiết bị máy móc hiện đại để phủ hợp với chức năng nhiệm vụ và
Chủ tịch hội đồng

đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó công ty cũng luôn tổ chức,

mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cho công nhân viên trong công ty nhằm dèn
Giám
đốc Vì vậy cồn ty luôn hoàn thành
luyện, nâng cao tay nghề cho người lao
động.

công việc một cách hiệu quả nhất.
Thực hiện đường lối kinh tế mở của nhà nước công ty đã và đang
Phó xuất
giám đốc
không ngừng mở rộng các lĩnh vực sản
kinh doanh. Công ty đã tham gia

chế tạo, lắp đặt xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng phục vụ cho
nên kinh tế quốc dân như: xi măng bút tháp, thép Hòa Phát, Tôn hoa sen, hệ
thống ray trên nóc nhà Vinaphone, công ty cũng tham gia xây dựng các công
trình trường học,
khu
sản phẩm Phòng
cũng cơ
như công Phòng
trìnhtàicông ty
Phòng
tổ du lịch...các
Phòng kĩ
chức hành

thuật
điện- KCS
-kế

tham gia xây dựng
đều đảm bảo chất
lượng và được
các nhà đầuchính
tư và
chuyên
chính
toán

gia nước ngoài đánh giá.
1.3.1Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty.
1.3.1.1Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty.
Các tổ sản xuất, lắp dựng

6
Cơ khí-điện

Tổ xây dựng


1.4.1.Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của từng bộ phận.
1.4.1.1Chủ tịch hội đồng quản trị.
Là người lãnh đạo cao nhất, có quyền hạn cao nhất, quyết định tất cả
mọi công việc của công ty. chịu trách nhiệm trước pháp luật
1.4.1.2 Ban giám đốc.
Gồm 2 người:
- Giám đốc là người điều hành mội hoạt động của công ty theo pháp
luật, là người đại diện hợp pháp của công ty trước pháp luật về mối quan hệ
giao dịch điều hành hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công

ty về kết quả sản xuất kinh doanh và triệt để thực hiện các nghị quyết của Đại
cổ đông, bị cách chức nếu điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh không
hiệu quả.
- Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc điều hành các lĩnh vực
hoạt động của Công ty theo sự phân cấp của Giám đốc và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công thực
hiện.
1.4.1.3 Phòng tổ chức hành chính.
Có nhiệm vụ tổ chức lao động trong công ty, tiến hành tuyển dụng nhân
lực, bố trí sắp xếp nhân lực, tổ chức thi nâng bậc, theo dõi, quản lý, xếp
lương, nâng lương cho người lao động.tính toán và theo dõi các chế độ bảo
hiểm xã hội của NLĐ, giải quyết các chính sách ốm đau, thai sản, hưu
trí...cho NLĐ.
1.4.1.4 Phòng tài chính-kế toán.
Gồm 8 người
Là bộ phận tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng cơ chế hạch
toán của công ty. Phản ánh ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sing
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công, tiến hành phân tích
các hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện việc chi trả lương, thưởng, bảo

7


hiểm cho NLĐ trong công ty, lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn, các kế
hoạch đầu tư dài hạn phù hợp với định hướng phát triển của công ty.
1.4.1.5 Phòng kỹ thuật
Gồm 12 người
Hướng dẫn và thiết kế bản vẽ kỹ thuật, định tính và định lượng khối
lượng sản xuất kinh doanh và chất lượng kỹ thuật của công trình, kiểm tra đôn
đốc công nhân hoạt động.

1.4.1.6 Phòng cơ điện-KCS.
Gồm 7 người
Có nhiệm vụ kiểm tra và theo dõi các nhiệm vụ sản xuất, sản phẩm
theo tiêu chuẩn đã quy định, đồng thời đảm bảo hệ thống điện của công ty
luôn hoạt động tốt.
1.4.1.7 Các tổ sản xuất, lắp dựng.
Gồm tổ cơ khí-điện, tổ xây dựng...
Là bộ phận sản xuất trực tiếp do công ty quản lý.
-> Nhận xét: Nhìn vào sơ đồ tổ chức của công ty cho thấy Công ty Cổ
phần cơ khí xây dựng thương mại Việt Nam là một Công ty có quy mô vừa và
nhỏ, cơ cấu bộ máy khá đồng bộ và hoàn chỉnh. Mô hình quản lý theo kiểu
trực tuyến chức năng, phân cấp quản lý theo chiều dọc, phù hợp hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.5. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới.
1.5.1. Chiến lược phát triển của công ty.
- Năm 2016: hoàn thiện bộ máy tổ chức và hệ thống quản lý, phấn đấu
thiết lập đầy đủ điều kiện để xây dựng công ty phát triển mạnh, đứng vững
trong thị trường cơ khí xây dựng trong nước, ổn định, nâng cao cơ sở vật chất
và phúc lợi của công ty.
Tiếp tục đầu tư năng lực mới trở thành Công ty vững mạnh về lĩnh vực
chế tạo, lắp đặt các thiết bị phi tiêu chuẩn, kết cấu thép, thiết bị thi công

8


ngành xây dựng, thi công các công trình dân dụng và công nghiệp, xuất khẩu
các sản phẩm của mình trên thị trường thế giới.
- Năm 2017: Tiếp tục xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường hoạt
động của công ty ra các tỉnh thành phố lân cận.
Nâng cao lợi nhuận doanh thu đạt trên 200 tỷ đồng , lợi nhuận 10 tỷ.

Chuyển dịch cơ cấu doanh thu thúc đẩy phát triển.
- Năm 2018: Tiếp tục mở rộng thị trường hoạt động ra toàn tỉnh miền
bắc, kinh doanh các mặt hàng, sản phẩm mới.
Xây dựng uy tín, thu hút đầu tư, tiếp tục đổi mới công cụ phương tiện.
Không ngừng nâng cao tay nghề cho NLĐ. Đạt doanh thu từ 500-800 tỷ đồng,
lợi nhuận đạt 25-50 tỷ đồng. Doanh thu từ đầu tư các lĩnh vực đạt 20-30%.
Tăng thu nhập của công nhân viên bình quân từ 10-15% mỗi năm. Đảm
bảo phúc lợi cho NLĐ.
Liên doanh, liên kết, hợp tác với các đối tác chiến lược, tận dụng tối đa
nguồn lực về tài chính và từ các dự án đầu tư.
Hoàn thiện bộ máy tổ chức và hệ thống quản lý , thu hút, đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực tốt có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng
công ty phát triển mạnh, cơ quy mô trên thị trường trong nước.
1.5.2. Nguyên tắc định hướng.
- Kinh doanh trên cơ sở mang lại lợi ích cho các bên, nâng cao lợi ích
cộng đồng và xã hội.
- Sự hài lòng của khách hàng là sứ mệnh của công ty.
- Nguồn lực con người là tài sản quý giá nhất của công ty, là nguồn gốc
của sự phát triển bền vững và lâu dài.
- Xây dựng những giá trị văn hóa tốt đẹp.
- Quan hệ hợp tác lâu dài, hữu nghị, thân thiện và cùng phát triển.
1.6 Khái quát chung về công tác quản trị nhân lực tại Công ty Cổ

9


phần cơ khí xây dựng thương mại Việt Nam.
1.6.1. Đặc điểm về lao động công ty.
Cơ cấu lao động của công ty năm 2012: Tổng số lao động toàn Công ty
hiện nay 1.073 lao động. Lực lượng lao động quản lý của công ty thuộc khối

văn phòng công ty gồm 109 người, chiếm 11% tổng số lao động. Lực lượng
lao động có trình độ đại học,cao đẳng và lao động phổ thông chiếm tỉ lệ khá
cao 89% tổng số lao động. Tỉ lệ lao động là nam chiếm đa số (80%) phản ánh
đặc thù SXKD của Công ty trong lĩnh vực cơ khí- xây dựng cần lực lượng lao
động nam có sức khoẻ và có khả năng thích ứng môi trường làm việc với máy
móc, thiết bị chuyên ngành tốt hơn so với lao động nữ. Về độ tuổi, số lao
động dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ khá lớn 55%, trong khi nhóm lao động trên 50
tuổi chỉ chiếm 5% tổng số lao động. Cán bộ quản lý chủ chốt của công ty đa
số thuộc nhóm lao động từ 35- 50 tuổi.
1.6.2 Chính sách về nhân sự tại công ty :
Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giữ gìn
và phát huy văn hóa doanh nghiệp, thay đổi trong phương pháp và hình thức
quản lý để đáp ứng được sự thay đổi, đứng vững và phát triển trên thị trường.
1.6.3: Chính sách về xây dựng văn hóa tại công ty:
Làm tốt và thực hiện đầy đủ các chính sách về lao động theo Luật lao
động và quy định của nhà nước, đồng thời thực hiện khá đầy đủ trong công
tác quản trị nhân sự tại công ty. Các chính sách về tiền lương, tiền thưởng,
quy chế Phân phối thu nhập, các chính sách khác nhằm thu hút người lao
động.

Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC

10


LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ
KHÍ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.
1.1. Động lực lao động và các yếu tố tạo động lực
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để
tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức.
Hành vi có động lực của người lao động trong tổ chức là kết quả tổng
hợp của sự kết hợp tác động của các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động
như nhu cầu, mục đích, các quan niệm về giá trị,… và các yếu tố thuộc về tổ
chức như văn hóa của tổ chức, kiểu lãnh đạo, cấu trúc của tổ chức, các chính
sách về nhân lực và sự thực hiện các chính sách đó.
Một tổ chức chỉ có thể đạt được năng suất lao động và hiệu quả hoạt
động cao khi có những người lao động làm việc tích cực và sáng tạo. Do đó
các nhà quản lý cần xác định được mục tiêu của người lao động, phân tích
được những yếu tố nào có thể tạo nên động lực cho người lao động, từ đó đưa
ra những phương án để thoả mãn những nhu cầu của người lao động một cách
hợp lý.
1.1.2. Các yếu tố tạo động lực cho người lao động
1.1.2.1. Yếu tố thuộc về cá nhân
Hệ thống nhu cầu.
Các giá trị cá nhân.
Quan điểm, thái độ của từng con người trước một sự kiện
Đặc điểm, cá tính cá nhân.
Khả năng, năng lực cá nhân.

11


1.1.2.2. Yếu tố thuộc về môi trường và quản lý
Công việc.
Tổ chức và quản lý: Môi trường, điều kiện làm việc; Sắp xếp, bố trí
công việc; Trả thù lao lao động; Đánh giá kết quả làm việc; Chương trình đào
tạo.
1.2. Một số học thuyết tạo động lực

- Học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow
- Học thuyết hai yếu tố của F. Herzberg
- Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom
- Học thuyết công bằng của J. Stacy Adams
- Học thuyết tăng cường tích cực của B.F. Skinner
1.3. Các phương hướng tạo động lực lao động
1.3.1. Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc
Xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức và làm cho người lao động
hiểu được mục tiêu đó.
Phải xác định nhiệm vụ cụ thể cũng như tiêu chuẩn thực hiện công
việc cho từng người lao động.
Đánh giá một cách công bằng và thường xuyên tình hình thực hiện
công việc của người lao động để giúp họ làm việc tốt hơn.
1.3.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành
nhiệm vụ
Phân công, bố trí người lao động phù hợp với yêu cầu của công việc.
Loại trừ những trở ngại không cần thiết, gây lãng phí thời gian đối với
người lao động.
Cung cấp đầy đủ những điều kiện cần thiết nơi làm việc: Tổ chức phục
vụ nơi làm việc; Cải thiện điều kiện lao động.

12


1.3.3. Kích thích lao động
1.3.3.1. Kích thích lao động bằng tiền lương (tiền công)
Sử dụng tiền lương (tiền công) là hình thức cơ bản để khuyến khích vật
chất đối với người lao động.
Tổ chức phải có cách trả lương phù hợp để tạo động lực cho người lao
động. Một số cách trả lương có tác dụng khuyến khích người lao động: Trả

lương tuỳ vào mức sản xuất; Trả lương theo mức độ quan trọng của công
việc; Trả lương theo trình độ người lao động.
1.3.3.2. Sử dụng hợp lý các hình thức tiền thưởng để khuyến khích
lao động
Tiền thưởng cũng là một trong những hình thức kích thích đối với
người lao động. Tác dụng của các hình thức tiền thưởng phụ thuộc vào việc
áp dụng các hình thức tiền thưởng. Các tiêu chí thưởng phải vừa phải để
người lao động chỉ cần cố gắng một chút là là đạt được. Khoảng cách giữa các
lần thưởng không nên quá xa.
1.3.3.3. Kích thích thông qua phúc lợi và dịch vụ
Phúc lợi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp người lao động đảm
bảo đời sống ở mức tối thiểu, yên tâm làm việc, nâng cao khả năng lao động.
Đồng thời phúc lợi là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giữ được lao
động giỏi của mình và thu hút được lao động có trình độ cao từ bên ngoài mà
không phải trả lương người lao động ở mức lương thịnh hành trên thị trường.
Phúc lợi gồm có 2 loại: phúc lợi bắt buộc và phúc lợi tự nguyện.
1.3.3.4. Khuyến khích tinh thần cho người lao động
Tạo việc làm ổn định cho người lao động.
Xây dựng bầu không khí tâm lý xã hội tốt đẹp trong tập thể.
Quan tâm đến công tác đào tạo.
Tổ chức các phong trào thi đua sâu rộng trong tổ chức.

13


1.4. Kinh nghiệm tạo động lực cho người lao động tại doanh nghiệp
1.4.1. Nâng cao vai trò của công tác tạo động lực lao động
Trong bối cảnh thực trạng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như hiện
nay thì công tác tạo động lực cho người lao động vốn dĩ cần thiết thì nay lại
càng nóng bỏng hơn, cần thiết hơn. Đòi hỏi các nhà quản lý phải thường

xuyên quan tâm, đưa ra những biện pháp để nâng cao vai trò của công tác tạo
động lực trong lao động
1.4.2 Những tồn tại thường thấy của công tác tạo động lực trong
các doanh nghiệp
Những tồn tại trong công tác tạo động lực hiện nay chủ yếu tập trung
vào việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động trong các
doanh nghiệp như: công tác thù lao lao động, công tác BHXH, điều kiện làm
việc của người lao động.
Thực trạng này chứng tỏ một điều rằng công tác tạo động lực hiện nay
trong các doanh nghiệp chưa thực sự được quan tâm sâu sắc, nhiều khi chỉ là
hình thức.
Những cán bộ có thâm niên công tác, có thâm niên làm việc phần lớn
được đào tạo theo chương trình quản lý kế hoạch hoá tập trung trước đây, cho
nên tác phong làm việc, phương pháp công tác còn mang nặng tính hành
chính, dập khuôn máy móc, ít độc lập, sáng tạo trong công tác, bị hẫng hụt về
kiến thức thị trường, phương pháp quản lý sản xuất kinh doanh hiện đại.
Trong khi đó đội ngũ lao động trẻ được đào tạo hàng năm rất năng động, nhiệt
tình, sáng tạo thì lại thiếu kinh nghiệm thực tế, cơ hội thử thách và môi trường
làm việc công nghiệp. Quan trọng hơn cả là đội ngũ lao động trẻ còn thiếu
kinh nghiệm trong công tác tạo động lực trong lao động, chưa có những biện
pháp khuyến khích, tạo động lực có tính khả thi, khả năng của họ còn tiềm ẩn,
khả năng đó chỉ được phát huy tối đa khi có sự kết hợp với kinh nghiệm của

14


những người đi trước.
2.2. Thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Công
ty Cổ phần cơ khí xây dựng thương mại Việt Nam.
2.2.1. Tạo động lực cho người lao động thông qua việc sử dụng

công cụ tài chính
a. Tiền lương
Xuất phát từ đặc điểm tình hình SXKD của Công ty, hiện nay Công ty Cổ
phần Cơ khí xây dựng thương mại Việt nam đã áp dụng hai hình thức trả lương,
đó là: trả lương theo thời gian và trả lương theo đơn giá sản phẩm
* Hình thức trả lương theo thời gian
Việc quyết định hình thức trả lương theo thời gian do Tổng Giám đốc
Công ty quyết định.
Đối tượng áp dụng: Việc trả lương theo thời gian được áp dụng đối với
khối nhân viên, quản lý, Ban QLDA;
Trả lương theo thời gian được tính theo công thức sau:
Tiền

Ngày

Hệ số

lương

Hệ số

công làm

đảm nhận

tháng

lương

viêc thực


công việc

của
từng

= 1.050.000

x

của từng

x

người

người

tế của

x

phức tạp

từng

của từng

người


người

Mức sản
lượng
x tiêu thụ,
số lượng
số hóa

Hình thức trả lương theo thời gian của Công ty đã khuyến khích nhân
viên đi làm số ngày công tối đa cho phép (26 công/tháng), tiền lương được
phân theo cấp bậc, trình độ chuyên môn rõ ràng, vì vậy đã quán triệt được
nguyên tắc trả lương công bằng, đơn giản, chính xác. Khi tiền lương tăng theo
trình độ chuyên môn sẽ tạo động lực cho nhân viên cố gắng phấn đấu học tập

15


để nâng cao nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm của mình vì như vậy đồng
nghĩa với việc tiền lương của họ cũng tăng lên. Bên cạnh đó số lượng máy
scan tiêu thụ được và số hóa đã hoàn thành hàng tháng tăng cũng góp phần
làm cho tiền lương hàng tháng của người lao động cũng tăng khi đó người lao
động càng tăng động lực để làm việc.
Tuy nhiên việc trả lương theo thời gian chưa gắn với chất lượng và hiệu
quả công việc.
*Trả lương theo đơn giá sản phẩm
Là chế độ tiền lương mà thu nhập của mỗi người phụ thuộc vào: số
lượng sản phẩm tiêu thụ, làm ra trong tháng và đơn giá tiền công cho một sản
phẩm. Hiện nay, Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng thương mại Việt nam
cũng đang áp dụng hình thức trả lương theo đơn giá sản phẩm cho công nhân.
Khối lượng sản phẩm

Tổng lương

=

đã tiêu thụ, công việc X
đã hoàn thành/tỷ lệ lỗi

Đơn giá tiền công của
sản phẩm, công việc

Việc trả lương cho người lao động phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm
đã tiêu thụ và hoàn thành trong tháng. Người lao động làm được nhiều thì họ
sẽ hưởng nhiều, làm được ít sẽ hưởng ít. Vì vậy, việc trả lương phụ thuộc vào
khối lượng sản phẩm tiêu thụ, hoàn thành được sẽ là động lực thôi thúc, buộc
họ phải làm việc năng suất, chất lượng, đúng theo yêu cầu thì mới được đánh
giá cao.
b.Tiền thưởng
Đối với người lao động thì tiền thưởng có ý nghĩa không chỉ về vật chất
mà còn về tinh thần. Khi người lao động được thưởng điều đó có nghĩa là
thành tích lao động của người đó được tuyên dương, họ sẽ cảm thấy phấn
khởi, nhiệt tình, hăng say với công việc hơn. Chính vì vậy, tiền thưởng là một

16


công cụ kinh tế tạo động lực rất tốt cho người lao động. Công tác thưởng cũng
đã được ban lãnh đạo Công ty quan tâm, hàng năm Công ty đều có chỉ tiêu
khen thưởng cho nhân viên.
- Nguồn kinh phí thưởng: Trích từ lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp
sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.

- Đối tượng áp dụng khen thưởng: Áp dụng đối với những cá nhân, bộ
phận đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, có thành tích cao trong công việc, kết quả
kinh doanh.
- Việc thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong công việc,
kết quả kinh doanh được tiến hành vào cuối năm và tùy theo thực tế tình hình
sản xuất kinh doanh hàng năm mà mức thưởng có sự khác nhau. Mức thưởng
cho các tập thể, cá nhân năm 2016 như sau:
+ Cá nhân đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua: mức thưởng 500.000 đồng.
+ Công nhân, nhân viên xuất sắc: mức thưởng 700.000 đồng.
+ Tổ, Phòng đạt danh hiệu Xuất sắc: mức thưởng 2000.000 đồng.
+ Tổ, Phòng đạt danh hiệu Tiên tiến- xuất sắc: mức thưởng 1.500.000
đồng.
+ Thưởng tết cho công nhân, nhân viên: mức thưởng 600.000 đồng.
Thông qua các hình thức và số liệu thực tế của việc trả thưởng tại Công
ty, có thể nói Công ty Cổ phần cơ khí Thương mại Việt nam đã có sự quan
tâm đến công tác trả thưởng cho người lao động. Việc trả thưởng có phần thúc
đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả hơn. Đồng thời còn tạo cho người lao
động niềm tin vào bản thân công việc mà mình đang đảm nhận là tốt. Mức
thưởng sẽ được quy định giúp người lao động nhận thức được nếu họ làm
việc có hiệu quả hơn, tích cực hơn thì sẽ có mức thưởng cao hơn. Mức thưởng
sẽ phần nào nâng cao thu nhập cho người lao động, đảm bảo cuộc sống cho
họ, cũng như cho gia đình họ. Họ sẽ yên tâm hơn làm việc với Công ty và gắn

17


bó lâu dài với Công ty.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn hạn chế đối với mức thưởng Tết đối công
nhân, nhân viên Công ty. Số tiền thưởng đối với các đối tượng là ngang nhau,
chưa có sự phân hóa và so với mặt bằng chung với Công ty khác trên địa bàn

thì số tiền thưởng Tết cho Công nhân, nhân viên là thấp (so với mức thưởng
của Công ty khác cùng địa bàn: Công nhân, nhân viên xuất sắc là 1.000.000
đồng, thưởng Tết cho công nhân, nhân viên bằng lương tháng thứ 13). Và
việc thưởng cho công nhân còn hạn chế, tập trung nhiều hơn vào nhân viên ở
khối hành chính.
c. Phụ cấp và phúc lợi
*Phụ cấp
Đây là khoản tiền mà Công ty chi thêm cho mỗi nhân viên trong một số
trường hợp cụ thể theo quy định của Công ty. Hiện nay, Công ty chỉ có hai
khoản phụ cấp: phụ cấp chức vụ và phụ cấp tiền ăn ca cho nhân viên
Hệ số phụ cấp chức vụ được quy định cụ thể như sau:
Đối với trưởng phòng: 0,4
Phó phòng: 0,3
Trưởng ban bảo vệ: 0,3
Trường hợp đặc biệt (được hưởng khi có quyết định của Công ty): 0,1.
Giám đốc Công ty: 1000.000 đồng/tháng.
Phó giám đốc Công ty: 800.000 đồng/tháng.
Quản lý: 600.000 đồng/tháng.
Đối với việc phụ cấp tiền ăn ca cho nhân viên của Công ty năm 2016 là
25.000 đồng/bữa/người/ca.
Hệ số phụ cấp chức vụ không phải áp dụng đối với mọi đối tượng và hệ
số phụ cấp là khác nhau, dao động từ 0,1 đến 0,4. Hệ số phụ cấp 0,4 hoặc 0,3
thường được áp dụng đối với Trưởng, phó các phòng ban, còn đối với những

18


×