Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hướng dẫn vận hành thiết bị khu vực đuôi lò 3 trong sản xuất xi măng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.28 KB, 8 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 2
HA TIEN 2 CEMENT JOINT STOCK COMPANY

`

Địa chỉ: Thị trấn Kiên Lương - Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang
Điện thoại: (84-77) 3853 004 - Fax: (84-77) 3853 005
Website: www.xmht2.com.vn - Email:

Mã hiệu :
Ban hành :
Lần :
Ngày:
Sửa đổi :
Lần :
Ngày :

HD03.60
04
02-02-2009
00

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
THIẾT BỊ KHU VỰC ĐUÔI LÒ 3

Biên soạn :

Kiểm tra :

Phê duyệt :


Nguyễn Văn Thanh

- Đốc công

Trần Hữu Du

- Quản đốc

Phạm Văn Thông

- P. Giám đốc - QMR

• Hướng dẫn thao tác vận hành thiết bị khu vực đuôi lò nung số 3 cho công nhân vận hành tại
chỗ. Thống nhất phương pháp vận hành để thiết bị hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn thiết bị và
an toàn lao động trong dây chuyền sản xuất.
• Áp dụng cho toàn bộ công nhân các tổ lò nung hệ khô trực tại chổ thiết bị khu vực đuôi lò
Trang 1/8


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THIẾT BỊ KHU VỰC ĐUÔI LÒ 3- HD03.60

02-02-2009

1. NỘI DUNG :
1.1. Mô tả thiết bị :
Thiết bị khu vực đuôi lò nung số 3 bao gồm :
- Béc đốt chính BUO1 : là kiểu vòi đốt nhiên liệu cả than và dầu FO.
- Quạt gió sơ cấp kiểu ly tâm 1S1M630
- Quạt ROOT KK19.13B để dự phòng.
- Quạt làm mát vỏ béc KK19.15 (chỉ họat động khi quạt 1S1M630 dừng).

- Các trạm hâm và xử lý dầu KK22, KK23.
- Máy đập búa clinker tảng lớn KK17.02.
- Con lăn, băn-đa bệ 3 của lò, các bệ palier, đuôi lò con và hộp bao che.
1.2. Vận hành béc đốt chính BUO1 :
1.2.1. Sơ lược chức năng và cấu tạo :
Béc đốt chính có nhiệm vụ cung cấp từ 65 đến 70% nhiên liệu (dầu FO và than mịn) để nung
luyện clinker, công suất 0 đến 14 tấn than/h. Vòi đốt kiểu 3 kênh bao gồm:
- Một kênh gió ngoài (kênh gió thẳng).
- Một kênh than (kênh gió than).
- Một kênh gió trong (kênh gió xoáy, kèm một phần gió thẳng).
Ngoài ra còn có:
- Một kênh đốt dầu FO (can đốt có gắn đầu béc gồm: Atomissier, Pastile và đai ốc hãm).
Kênh dầu chỉ sử dụng lúc mới khởi động lò hoặc lúc cần thiết.
- Bộ đánh lửa và mồi gas.
Kênh đốt dầu FO : đầu can đốt có gắn chặt 1 bộ béc đốt được hãm bằng đai ốc. Can đốt gồm 2
đường dầu : đường dầu sơ cấp và đường dầu thứ cấp (hoặc hồi lưu). Nó làm việc ở 02 chế độ :
+ Chế độ hồi lưu : Một mạch dầu tới và một mạch dầu hồi lưu, chỉ sử dụng khi sấy lò.
+ Chế độ MY : Cả hai đường dầu tới, gồm mạch dầu sơ cấp và mạch dầu thứ cấp, sử
dụng khi lò hoạt động bình thường.
Đầu béc gồm 3 phần : Atomisseur (bộ phun mù) sơ cấp, thứ cấp và Pastile (đĩa phân tán).
- Mạch dầu sơ cấp : Dầu đi vào qua các lổ tròn nhỏ xung quanh Atomisseur sơ cấp,thứ cấp
rồi qua các rảnh xoáy đầu Atomisseur thứ cấp tạo chuyển động xoáy tiếp tục đi qua lổ
Pastile phun vào lò theo hành trình xoáy tạo ra ngọn lửa có độ phân kỳ cao, ngọn lửa ngắn.
- Mạch dầu thứ cấp : dầu đi thẳng qua các lổ gần tâm Atomisseur sơ cấp, Atomisseur thứ cấp
rồi qua lổ Pastile phun vào lò với hành trình thẳng tạo nên ngọn lửa dài.
• Sơ đồ bảng điều khiển béc đốt dầu FO (xem trang sau).
Chú thích ký hiệu :

Ký hiệu đèn


Ký hiệu công tắc chọn MY/Retour

Ký hiệu đồng hồ

Ký hiệu nút nhấn điều khiển

Trang 2/8


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THIẾT BỊ KHU VỰC ĐUÔI LÒ 3- HD03.60

02-02-2009

Presence tension
(Có điện thế)

Debit mini
(Lưu lượng dầu tối thiểu)

Debit retour
(Lưu lượng dầu hồi)

Defauts Generaux
(Sự cố chung )

Ecart consigne
(Hiệu chỉnh ngưỡng đặt)

Debit air primaire
(Lưu lượng gió sơ cấp)


Debit aller
(Lưu lượng dầu tới)

+
Demande D’Allumage

(Xin lệnh đốt)

Vanne mazout ouvert
(Van dầu mở) .

MY

Allumage Termine Allumage Termine

(Kết thúc đốt)

Choix de marche
(Chọn chế độ
đốt)

(Kết thúc đốt)

Retour

Papillon
refroidissement
ferme
(Van gió quạt làm mát đóng)


Torche en service Marche bruleur Effacement
Debit primaire mazout
(Phục vụ mồi đốt) .
(Đốt béc) defauts (Xoá sự cố)(Lưu lượng dầu sơ cấp)
ĐỐT
Lessivage en cours

DỪNG

Ventilatuer refroidissemet en service
(Quạt KK19.15 đang hoạt động)

Papillon Air
Primaire Ouvert (Van
gió sơ cấp đang mở)

TĂNG

Essais lampes
(Thử đèn)

(Vận hành rửa) .

Canne Avancee

(Cần béc nhô ra trước)

Papillon Cereulation
Interieur Ouvert (Van

bướm gió trong đang mở)
GIẢM

Arret D’urgence
(Dừng khẩn cấp)

Ventilatuer air primaire en service
(Quạt KK19.13 đang hoạt động)

Trang 3/8


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THIẾT BỊ KHU VỰC ĐUÔI LÒ 3- HD03.60

02-02-2009

1.2.2. Kiểm tra chuẩn bị trước khi đốt béc :
- Súc rửa can béc bằng dầu ADO.
- Vệ sinh sạch đầu béc đốt, lắp bộ béc đốt đúng theo yêu cầu của phân xưởng.
- Lắp hệ thống ống gió quạt sơ cấp và ống kênh than (nếu chưa lắp) và can đốt vào vị trí.
- Lắp đường khí điều khiển, lắp đường ống mồi ga đánh lửa và khớp nối nhanh ống dầu.
- Liên lạc trung tâm chạy quạt gió sơ cấp.
- Nếu lò đang nguội, dầu không thể tự bốc cháy thì :
• Kiểm tra hệ thống ga mồi đốt (1 chai dùng và 1 chai dự trữ).
• Kiểm tra bộ đánh lửa.
- Kiểm tra bảng điều khiển, nhấn nút thử đèn, nhấn nút xoá sự cố. Nếu đèn sự cố (Defauts
Generaux) còn sáng thì kiểm lại các điều kiện, liên lạc với trung tâm và các trạm điện 243;245
để tìm biện pháp khắc phục, đèn này phải không sáng mới đốt béc được.
- Việc thao tác vận hành các trạm dầu KK22, KK23 phải xem thêm “ Hướng dẫn vận hành các
trạm bơm-vận chuyển-xử lý dầu trong dây chuyền hệ khô -HD03.68 “.

1.2.3. Đốt béc (100% dầu FO):
- Mở các van tay đưa ga vào béc (nếu lò đang nguội).
- Báo về trung tâm xin lệnh đốt béc.
- Đèn yêu cầu đốt (Demande D’allumage) sáng thì chuẩn bị đốt.
- Chuyển công tắc chọn chế độ đốt về vị trí Retour.
- Người vận hành tại chỗ nhấn sâu nút Marche Bruleur khi nào các đèn xanh trên bảng sáng và
các van dầu đốt mở thì mới thả tay ra.
- Khi béc đã cháy tốt ổn định thì người vận hành nhấn nút kết thúc đốt (Allumage termine).
- Các thông số trước khi mồi đốt ở chế độ Retour :
+ Áp lực ga mồi đốt từ 1 đến 5 bar.
+ Áp lực dầu tới đặt từ 30 đến 35 bar.
+ áp lực dầu hồi lưu đặt từ 15 đến 20 bar.
+ Kiểm tra van dầu by-pass đường sơ cấp (1263) phải mở ra hoàn toàn.
+ Kiểm tra van dầu by-pass đường thứ cấp (1265) phải đóng hoàn toàn.
+ Nhiệt độ dầu đốt 120 đến130 0C.
- Sau khi đốt béc và béc đã cháy ổn định, CN trực xuống trạm dầu KK22 điều chỉnh áp, nhiệt
độ dầu và vào trạm dầu KK23 điều chỉnh lưu lượng theo yêu cầu của trung tâm.Việc tăng
giảm lưu lượng dầu đốt lò được thực hiện bằng cách đóng chậm từ từ (hay mở chậm dần) van
dầu sau bộ đếm dầu mạch hồi lưu van 1288. Lúc thao tác đóng van dầu đường hồi lưu thì áp
lực mạch dầu hồi lưu sẽ tăng dần lên, chênh áp giữa mạch dầu tới và mạch hồi lưu sẽ giảm
dần và lưu lượng dầu tăng lên, ngược lại lúc mở van thì lưu lượng dầu sẽ tăng lên.
- Chế độ Retour chỉ sử dụng cho lúc bắt đầu đốt béc hoặc sử dụng trong quá trình sấy lò.Khi
trung tâm yêu cầu chuyển sang đốt chế độ MY thì thực hiện như sau :
+ Chuyển công tắc chọn chế độ đốt về vị trí MY.
+ Đóng hoàn toàn van dầu by-pass đường sơ cấp (1263) .
+ Lưu ý là van dầu by-pass đường thứ cấp (1265) chỉ mở một phần để điều chỉnh chênh áp
khi có lệnh yêu cầu từ trung tâm hay từ ban quản đốc phân xưởng.
1.2.4. Vận hành béc đốt chính và theo dõi tình trạng công nghệ bên trong lò :
Trong quá trình sấy khi tiến hành tăng lưu lượng dầu FO thì phải phải tăng dần lưu lượng gió
sơ cấp tương ứng, áp suất gió sơ cấp trong khỏang 100 ÷ 180mbar (bằng cách mở dần van van gió

sơ cấp 1S1M633 từ 0 đến 100%) do nhân viên vận hành trung tâm thao tác.
Khi lưu lượng dầu FO tăng đến mức trên 1500 l/h, để tránh tình trạng ngọn lửa lớn quét bề mặt
gạch thì tiến hành điều chỉnh tăng áp suất gió ngoài lên để kéo dài ngọn lửa ra (nhân viên vận
hành tại chổ phải quan sát ngọn lửa để điều chỉnh thích hợp tại chổ).
- Trong quá trình sấy lò thì người vận hành phải thường xuyên thăm lò và thăm lửa để biết :
Trang 4/8


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THIẾT BỊ KHU VỰC ĐUÔI LÒ 3- HD03.60

02-02-2009

• Tình trạng cháy của ngọn lửa tốt hay xấu, có bị nhỏ dầu hay không, áp lực ga mồi đốt có
đủ? nếu có đốt than thì than cháy tốt không, ngọn lửa sáng hay tối? than có bị xì hở không?
• Độ sáng của vùng nung, tình trạng bề mặt gạch, bê tông xem có gì lạ, có bị bóc mặt gạch
không? ngọn lửa có quét vào bề mặt gạch không ? tình trạng cơ khí của vỏ béc đốt...vv
• Nếu có vấn đề gì phát sinh thì báo cho trung tâm điều khiển ngay để có biện pháp xử lý.
- Khi lò hoạt động sản xuất bình thường thì người vận hành phải thường xuyên theo dõi :
• Tình trạng nhiệt lò :Lò sáng tốt hay tối, lò bụi nhiều,có rớt tám về đuôi lò không ? có a-nô
đuôi lò không? lò có bị quá nhiệt hay không …vv
• Tình trạng cơ khí của vỏ béc đốt ? Nếu có clinker tảng đóng trên thân béc phải dùng cây
dài để phá đi.
• Khả năng tạo viên của clinker, chất lượng clinker ra lò.
• Nghe tiếng kêu của lò con lớn, nhỏ, giòn hay không để dự báo khả năng tạo viên và chất
lượng clinker.
Chú ý khi mở cửa thăm lò phải đeo kính bảo hộ hay sử dụng kính nhìn lửa để đảm bảo an
toàn.
- Định kỳ báo cáo hằng giờ toàn bộ tình trạng công nghệ, tình trạng nhiệt lò, chất lượng clinker
về trung tâm điều khiển. Những vấn đề phát sinh phải báo cáo ngay cho vận hành trung
tâm.Ghi sổ giao ca và phiếu vận hành HF03.60.01 đầy đủ, trung thực và đúng giờ.

Công nhân vận hành khu vực béc đốt phải đọc thêm tài liệu “Hướng dẫn vận hành hệ thống
đốt than đuôi lò 3” –HD03.98
1.3. Vận hành quạt gió sơ cấp 1S1M630 và quạt làm mát KK19.15 :
1.3.1. Sơ lước chức năng cấu tạo :
- Quạt sơ cấp kiểu ly tâm 1S1M630, lưu lượng 16350m3/h, áp suất 180 mbar, có chức năng
cung cấp từ 5 đến 10 % không khí (ô-xy) cho quá trình cháy của nhiên liệu, tăng khả năng
cháy, tăng hiệu quả đốt nhiên liệu .
- Quạt KK19.15 là loại quạt ly tâm có công suất nhỏ chỉ làm nhiệm vụ làm mát vỏ béc khi quạt
1S1M630 bị sự cố dừng mà lò đang nóng.
1.3.2. Kiểm tra và chuẩn bị trước khi vận hành :
- Kiểm tra độ kín của buồng quạt, các bu-lông neo máy, động cơ điện, khớp nối. Kiểm tra dây
đai truyền động. Tình trạng vệ sinh của quạt, đảm bảo điều kiện thoát nhiệt cho máy.
- Kiểm tra các ổ đỡ trục quạt : Dùng tay quay trục máy vài vòng và theo dõi tình trạng ổ đỡ, ổ
bi phải không khua, tiếng va chạm trong cánh quạt hoặc ở phía động cơ, không có hiện tượng
trục tự quay trở về vị trí cân bằng (lệch tâm trục).
- Kiểm tra các van gió trước hoặc sau. Nên đóng mở vài lần sau đợt chạy máy, bảo đảm van
trơn và điều khiển dễ dàng không bị kẹt.
- Kiểm tra, vệ sinh lọc gió của quạt.
1.3.3. Vận hành :
- Có hai chế độ vận hành : Vận hành tại chỗ và vận hành liên động (từ xa). Chế độ chạy tại chỗ
chỉ dùng cho các trường hợp chạy thử, kiểm tra, hiệu chỉnh sửa chữa.
- Chế độ liên động (từ xa) dùng cho sản xuất, điều khiển trung tâm, công tác vận hành và kiểm
tra thiết bị trong 2 chế độ là như nhau. Khi vận hành liên động, nhân viên trực vận hành phải
theo dõi thêm phần tải của máy.
1.3.3.1. Vận hành đơn động :
- Thực hiện kiểm tra và chuẩn bị trước khi vận hành như phần 1.3.2.
- Đóng van gió sơ cấp 1S1M633 về 0%.
• Chuyển công tắc chọn chế độ chạy về hướng “LOCAL”, xong bậc công tắc về “LOCAL ON”
để khởi động.
- Kiểm tra chiều quay, theo dõi quá trình khởi động của quạt.

- Thời gian thông thường từ 7 đến 10 giây thì hết quá trình khởi động.
Trang 5/8


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THIẾT BỊ KHU VỰC ĐUÔI LÒ 3- HD03.60

02-02-2009

- Trong quá trình khởi động nếu có tiếng khua của quạt, rung ở nền và trên thân quạt, động cơ
không quay hoặc quay rồi đứng, chạy chậm hoặc có tiếng gầm máy … thì phải dừng ngay và
tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng lại và báo cho người có trách nhiệm biết để có biện pháp xử lý.
- Nếu khởi động an toàn thì kiểm tra sau khi ổn định khoảng 5 phút. Các ổ đỡ sau 30 phút nhiệt
độ không quá 70 OC, quạt phải chạy êm, không kêu, không khua ổ đỡ, không xì gió ra ngoài.
- Dây đai truyền động đảm bảo căng đều, ôm rãnh tốt, không nhảy, không có tiếng rít trượt.
Dừng máy :
- Dừng máy bằng công tắc tại chỗ về “OFF” khi hết yêu cầu.
- Kiểm tra các điểm nghi ngờ khi hoạt động và báo cho người có trách nhiệm kiểm tra, xử lý.
- Sau khi thực hiện các công đoạn kiểm tra xong, báo cáo thiết bị sẵn sàng hoạt động về phòng
Điều khiển Trung tâm.
Lưu ý : Khi vận hành tại chỗ mang tải phải chú ý rằng gió đẩy đi không ảnh hưởng gì đến
sự làm việc của người hoặc của các thiết bị khác đang công tác ở trước hoặc sau tuyến ống đẩy.
1.3.3.2. Vận hành liên động :
- Chuyển công tắc chọn sang vị trí “REMOTE”, cảnh giới người và thiết bị trong khu vực phụ
trách. Báo cáo trung tâm xong, thiết bị sẵn sàng.
- Chờ hồi còi phát lệnh khởi động và sau khi máy khởi động theo dõi quá trình hoạt động của
máy (như phần vận hành đơn động). Khi thiết bị chạy ổn định báo cáo trung tâm tình trạng
khởi động của máy an toàn, bình thường.
- Theo dõi quá trình hoạt động của máy (như phần vận hành đơn động) và lưu ý thêm về tải
của quạt trong điều kiện sản xuất.
Dừng máy liên động

- Do trung tâm điều khiển thực hiện qui trình dừng. Chú ý nghe thông báo trung tâm khi dừng
máy, thực hiện các lệnh của trung tâm phát đi.
- Kiểm tra máy sau khi dừng như chạy đơn động, báo cáo về trung tâm tình trạng thiết bị sau
khi chạy.
- Làm vệ sinh máy sau khi dừng và vệ sinh khu vực làm việc.
- Lưu ý rằng lúc quạt 1S1M630 dừng thì quạt KK19.15 phải đảm bảo tự động chạy ngay để làm
mát vỏ béc, nếu quạt KK19.15 không chạy phải kiểm tra tại chổ máy và báo cho đốc công ca
tìm biện pháp khắc phục (Nếu quạt KK19.13 không bị sự cố thì có thể cho chạy tạm thời để
làm mát béc)
1.3.4. Bảo dưỡng thiết bị :
- Kiểm tra độ kín của quạt thường xuyên. Các chỗ bị xì, phải lót tấm amiant làm kín với keo.
Công tác này phải kiểm tra thường xuyên.
- Bơm mỡ cho các gối đỡ trục quạt sau mỗi 100 giờ chạy máy/lần hoặc mỗi tuần /lần. Dùng mỡ
MU2, số lượng tùy loại ổ bi và ổ đỡ, theo yêu cầu của đốc công phụ trách.
- Kiểm tra các van gió của đường ống trước, sau quạt.
- Vệ sinh máy sạch sẽ, bảo đảm các điều kiện bề mặt tản nhiệt cho máy.
- Các ống mềm đàn hồi của tuyến ống gió sạch và bảo đảm sự co giãn cần thiết khi máy hoạt
động, kín gió.
1.4. Vận hành máy đập búa KK17.02 :
1.4.1. Sơ lược cấu tạo và chức năng :
- Máy đập KK17.02 được thiết kế nhằm mục đích để đập những cục clinker có kích thước ≥
60mm.
- Là loại máy đập dạng Rô-to mang búa đập, các búa này được lắp đối xứng về trọng lượng
gồm 18 búa. Vỏ hộp cối gồm những tấm ghi và lắc, ngoài ra còn có 1 cửa xả để xả lúc sự cố
cối hay trong thời gian sấy lò sau đại tu.
1.4.2. Công tác kiểm tra chuẩn bị trước vận hành :
- Chuyển công tắc điều khiển về “LOCAL”.
- Kiểm tra vật lạ xung quanh bánh đà, pu-li có bị chèn vật lạ không, nếu có phải lấy ra.
Trang 6/8



HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THIẾT BỊ KHU VỰC ĐUÔI LÒ 3- HD03.60

02-02-2009

- Quay bánh đà xem cối có nhẹ không.
- Kiểm tra dây courroie có bị chùng, đứt và nứt nhiều không ? Phải đảm bảo tốt hơn 80%. Puli
có bị nứt, mỡ dính vào hay không?
- Kiểm tra bu lông chân đế động cơ, gối đỡ.
- Đóng cửa xả ngoài.
1.4.3. Vận hành :
1.4.3.1. Vận hành đơn động :
- Báo trạm điện 245 đóng điện, chuyển công tắc về “LOCAL” rồi nhấn “START” cho máy
chạy.
- Kiểm tra lại xem có tiếng kêu lạ gì không.
- Đảm bảo khi quay đủ tốc độ dây courroie không bị trượt.
- Dừng máy bằng cách nhấn “STOP”.
1.4.3.2. Vận hành liên động :
- Đóng điện và chuyển công tắc tại chỗ về “REMOTE”.
- Báo trạm điện đóng lại nguồn tia Gama báo đầy cối để cho liên động với lò.
- Báo cho vận hành trung tâm khởi động máy.Theo dõi máy khởi động xem có gì lạ.
- Trong trường hợp đang sản xuất mà cối đập bị sự cố phải dừng thì phải mở ngay cửa phụ để
xả clinker ra ngoài tránh nghẹt hàm cối.
- Vệ sinh toàn bộ khu vực xung quanh cối.
1.4.4. Bảo dưỡng :
* Trước khi bảo dưỡng cối :
- Chuyển công tắc điều khiển về “LOCAL”.
- Cắt cầu dao điện, treo biển báo đang sửa chữa (báo cho trực trạm điện 245).
- Mở cửa xả cho clinker ra hướng ngoài
- Đóng cửa van hướng clinker vào rô- to cối.

- Dùng pa-lăng treo nắp cối cho chắc, sau đó dùng gỗ chèn lại đảm bảo an toàn khi làm việc.
- Chèn chống quay cho rô to khi sửa chữa.
- Nếu hàn cắt trong rô-to bằng máy hàn phải mắc dây hàn trực tiếp vào rô-to tránh hư bạc đạn.
* Bảo dưỡng : bảo dưỡng định kỳ 6 tháng/lần gồm :
- Kiểm tra búa bị mòn, gãy.
- Kiểm tra ghi, lắc có bị cong, vênh hay biến dạng không ?
- Kiểm tra thay dây courroie nếu độ dãn, nứt quá giới hạn cho phép.
- Bảo dưỡng lại ổ bi của gối đỡ.
1.5. Công tác kiểm tra, vận hành khu vực bệ lò số 3 :
- Thường xuyên mở nắp thăm để kiểm tra nhớt bôi trơn của 04 bệ đỡ : số lượng nhớt phải đủ,
sạch, nếu thiếu nhớt thì báo ngay cho đốc công ca cho châm bổ sung đúng số lượng và chủng
loại.
- Thường xuyên kiểm tra các tuyến nước làm mát các bệ palier phải đảm bảo không rò rỉ và
thông không bị tắc.Có thể kiểm tra bằng cách sờ bằng tay vào ống mềm đường hồi lưu để cảm
nhận được nước đang chảy. Tuyến nước làm mát bệ III có tổng cộng 08 van tay đường tới và
08 van tay đường hồi, luôn kiểm tra để đảm bảo là toàn bộ các van tay phải luôn được mở
100%.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng bề mặt của con lăn, băn-đa, các cóc chặn và cóc chống
xoay, sự tiếp xúc của bề mặt con lăn và băn-đa, thông lổ xả nước cho hố con lăn khi trời mưa.
Nếu phát hiện có vấn đề gì phát sinh phải báo cáo ngay cho đốc công ca.
- Thường xuyên kiểm tra vỏ lò con có bị nóng, có biến dạng hay vết đỏ không ? số lượng nước
phun vào vỏ lò phải đủ (vỏ lò không bị khô), nếu phát hiện vỏ lò con bị khô, thiếu nước do bị
tắc hay bơm nước phun bị dừng thì phải báo cho người trực khu vực nước dầu có biện pháp
xử lý ngay,
Trang 7/8


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THIẾT BỊ KHU VỰC ĐUÔI LÒ 3- HD03.60

02-02-2009


- Thường xuyên kiểm tra hộp bao che lò con và hộp ra clinker xem có bị cọ quẹt vào phần động
của lò quay hay không ?

2. HỒ SƠ :
- Công nhân vận hành thiết bị khu vực đuôi lò có trách nhiệm ghi sổ giao ca và cập nhật thông
tin đầy đủ vào phiếu vận hành HF03.60.01. Đầu ca sáng mỗi ngày có nhiệm vụ đem nộp
phiếu vận hành của ngày hôm trước về văn phòng phân xưởng lúc 7 giờ 00.
- Phiếu vận hành thiết bi khu vực đuôi lò và sổ giao ca sẽ được phân xưởng lưu trong thời hạn 1
năm.

3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN VÀ PHỤ LỤC :





Qui trình công nghệ sản xuất clinker hệ khô – QT07.03.
Qui trình vận hành trung tâm lò nung số 3 – QT03.03.
HDVH các trạm bơm-vận chuyển-xử lý dầu trong dây chuyền hệ khô-HD03.68.
HDVH hệ thống đốt than đuôi lò 3 – HD03.23.
- Biểu mẫu HF03.60.01 : Phiếu vận hành thiết bị khu vực đuôi lò.

Trang 8/8



×