Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Hướng dẫn vận hành thiết bị trong sản xuất xi măng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 27 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 2
HA TIEN 2 CEMENT JOINT STOCK COMPANY

`

Địa chỉ: Thị trấn Kiên Lương - Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang
Điện thoại: (84-77) 3853 004 - Fax: (84-77) 3853 005
Website: www.xmht2.com.vn - Email:

Mã hiệu :
Ban hành :
Lần :
Ngày:
Sửa đổi :
Lần :
Ngày :

HD03.51
02
02-02-2009
00

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
CÁC QUẠT GIÓ LY TÂM CÓ CÔNG SUẤT NHỎ

Biên soạn :

Kiểm tra :

Phê duyệt :


Nguyễn Hoàng Chương

- Đốc công

Trần Hữu Du

- Quản đốc

Phạm Văn Thông

- P. Giám đốc - QMR

Tài liệu này nhằm hướng dẫn thao tác vận hành các quạt gió ly tâm có công suất nhỏ cho nhân
viên vận hành tại chỗ để :
• Thống nhất phương pháp vận hành để thiết bị hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn thiết bị và
an toàn lao động trong dây chuyền sản xuất.
• Áp dụng cho tất cả công nhân các tổ nghiền bột sống và lò nung số 3 vận hành các quạt gió ly
tâm có công suất nhỏ.
Trang 1/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CÁC QUẠT GIÓ LY TÂM CÓ CÔNG SUẤT NHỎ- HD03.51

02-02-2009

1. NỘI DUNG :
1.1. Cấu tạo và chức năng :
1.1.1. Giới thiệu chung :
Các quạt gió ly tâm có công suất nhỏ trong dây chuyền bao gồm :
- Các quạt máng trượt khí động vận chuyển bột liệu

- Các quạt cấp gió cho các hệ đốt như :
o Quạt gió sơ cấp 1S1 M630, quạt làm mát béc đuôi lò KK19. 15.
o Các quạt gió béc Dopol.
o Quạt gió béc đốt KE10.
o Quạt gió béc đốt nồi hơi.
1.1.2. Cấu tạo và chức năng :
- Quạt gió ly tâm có nguyên tắc giống nhau, nguyên tắc hoạt động thì giống nhau và qui
trình vận hành thì không khác nhau mấy.
- Một vài loại có kết cấu phụ đặc biệt, như bộ điều khiển van gió tự động kèm theo như
các bộ phụ đốt, sấy của khu vực lò, nồi hơi, tháp Dopol, béc đốt KE10, … các quạt gió
máng trượt khí động thì cánh quạt có kiểu cánh turbine, … còn lại thì bình thường.
- Về chức năng nói chung là để vận chuyển không khí và thường là rút, số có kết cấu kiểu
turbine thì dùng để đẩy, ép gió, v. v… phục vụ các thiết bị công nghệ chính.
1.2. Kiểm tra và chuẩn bị trước khi vận hành :
- Kiểm tra độ kín của buồng quạt, các bu-lông neo máy, động cơ điện, khớp nối. Kiểm tra
dây đai truyền động. Tình trạng vệ sinh của quạt, đảm bảo điều kiện thoát nhiệt cho
máy.
- Kiểm tra các ổ đỡ trục quạt : Dùng tay quay trục máy vài vòng và theo dõi tình trạng ổ
đỡ, ổ bi phải không khua, tiếng va chạm trong cánh quạt hoặc ở phía động cơ, không có
hiện tượng trục tự quay trở về vị trí cân bằng (lệch tâm trục).
- Bơm mỡ cho ổ bi sau 100 giờ chạy theo yêu cầu của đốc công phụ trách.
- Kiểm tra các lưới lọc gió vào quạt (một số có thể không có lưới lọc vì chỉ dùng để lấy
không khí cho đốt, sấy liệu,… hoặc để vận chuyển bụi, lọc bụi,…) làm vệ sinh trước
mỗi lần chạy máy.
- Kiểm tra các van gió trước hoặc sau. Nên đóng mở vài lần sau đợt chạy máy, bảo đảm
van trơn và điều khiển dễ dàng không bị đóng chết liệu trên các cánh van bên trong ống.
- Xả nước ứ đọng trong quạt nếu có (đối với các quạt ở ngoài trời khi dừng máy), xả nước
ứ lại trong ống khói (đối với quạt của lọc bụi tay áo …) phía dưới ngay nền ống khói.
- Vệ sinh xung quanh máy nhất là trước các lọc bụi.
1.3. Vận hành :

§ Có hai chế độ vận hành : Vận hành tại chỗ và vận hành liên động (từ xa) hoặc liên động
tổ hợp máy với dây chuyền (các lọc bụi tay áo, các bộ sấy, đốt …) chế độ chạy tại chỗ
chỉ dùng cho các trường hợp chạy thử, kiểm tra, hiệu chỉnh sửa chữa, không dùng cho
chế độ vận hành sản xuất.
§ Chế độ liên động (từ xa), chỉ dùng cho sản xuất, điều khiển trung tâm, công tác vận hành
và kiểm tra thiết bị trong 2 chế độ là như nhau. Khi vận hành liên động, nhân viên trực
vận hành phải theo dõi thêm phần tải của máy (sẽ nói thêm ở phần : “Vận hành liên
động” ở bên dưới) :
1.3.1. Vận hành đơn động :
Chế độ này chỉ dùng cho kiểm tra sửa chữa.
Công tắc tại chỗ ở chế độ A_L_M (A : dừng máy ; L : chạy tại chỗ ; M : khởi động tại chỗ ).
Theo thứ tự sau :
1. Đóng các van gió trước và sau quạt gió lại (nếu chưa đóng).
Trang 2/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CÁC QUẠT GIÓ LY TÂM CÓ CÔNG SUẤT NHỎ- HD03.51

02-02-2009

2. Khởi động máy bằng công tắc tại chỗ .
- Kiểm tra chiều quay, theo dõi quá trình khởi động của quạt.
- Thời gian thông thường từ 7 đến 10 giây thì hết quá trình khởi động.
- Trong quá trình khởi động nếu có tiếng khua của quạt, rung ở nền và trên thân quạt,
động cơ không quay hoặc quay rồi đứng, chạy chậm hoặc có tiếng gầm máy … thì phải
dừng ngay và tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng lại và báo cho người có trách nhiệm biết để có
biện pháp xử lý.
- Nếu khởi động an toàn thì kiểm tra sau khi ổn định khoảng 5 phút. Các ổ đỡ sau 30 phút
nhiệt độ không quá 70 oC (kiểm tra bằng cách sờ bằng tay đếm đến 15 giây là đạt), quạt
phải chạy êm, không kêu, không khua ổ đỡ, không xì gió ra ngoài.

- Dây đai truyền động đảm bảo căng đều, ôm rãnh tốt, không nhảy, không có tiếng rít
trượt.
Mang tải gió :
Mang tải gió khi chạy đơn động phải hiểu là tải không khí chớ không phải là điều kiện làm
việc thực của máy với sự tham gia của khí mang bụi và chứa nhiệt.
§ Mở van gió trước và sau quạt dần dần từ trạng thái đóng van đến khi mở 100%. Nếu
theo dõi được dòng điện mang tải thì góc mở hạn chế sẽ tương ứng với dòng điện tải
tối thiểu của động cơ.
§ Không mở van đột ngột sẽ sinh hiện tượng va đập thủy lực trên đường ống, không có
lợi. Kiểm tra lại các tuyến ống, quạt gió và động cơ, sự phát nóng của các ổ đỡ. Tất
cả phải bình thường. Ghi nhận các điểm nghi ngờ cần kiểm tra lại khi dừng máy.
Dừng máy :
§ Dừng máy bằng công tắc tại chỗ (L về A) khi hết yêu cầu, không cần phải đóng van
gió trước khi dừng.
§ Kiểm tra lại các điểm nghi ngờ khi hoạt động và báo cho người có trách nhiệm kiểm
tra, xử lý.
§ Sau khi thực hiện các công đoạn kiểm tra xong, báo cáo thiết bị sẵn sàng hoạt động
về phòng Điều khiển Trung tâm.
Ghi chú : Khi vận hành tại chỗ mang tải phải chú ý rằng gió đẩy hoặc gió rút đi
không ảnh hưởng gì đến sự làm việc của người hoặc của các thiết bị khác đang công tác
ở trước hoặc sau tuyến ống hút hoặc đẩy.
1.3.2. Vận hành liên động :
a. Chuyển công tắc tại chỗ sang vị trí D, cảnh giới người và thiết bị trong khu vực phụ
trách, khóa các van gió trước và sau quạt lại. Báo cáo trung tâm xong, thiết bị sẵn
sàng.
b. Chờ hồi còi phát lệnh khởi động và sau khi máy khởi động theo dõi quá trình hoạt
động của máy (như phần vận hành đơn động). Khi thiết bị chạy ổn định thực hiện các
lệnh của trung tâm mở các van gió đúng thời điểm cần thiết và góc mở tương ứng,
báo cáo trung tâm tình trạng khởi động của máy an toàn, bình thường.
c. Theo dõi quá trình hoạt động của máy (như phần vận hành đơn động) và lưu ý thêm

về tải của quạt trong điều kiện sản xuất.
Dừng máy liên động
- Do trung tâm điều khiển thực hiện qui trình dừng. Chú ý nghe thông báo trung tâm khi
dừng máy, thực hiện các lệnh của trung tâm phát đi.
- Kiểm tra máy sau khi dừng như chạy đơn động. báo cáo về trung tâm tình trạng thiết bị
sau khi chạy.
- Làm vệ sinh máy sau khi dừng và vệ sinh khu vực làm việc.
1.4. Bảo dưỡng thiết bị :
a. Kiểm tra độ kín của quạt thường xuyên. Các chỗ bị xì, phải lót tấm amiant làm kín với
keo. Công tác này phải kiểm tra thường xuyên.
Trang 3/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CÁC QUẠT GIÓ LY TÂM CÓ CÔNG SUẤT NHỎ- HD03.51

02-02-2009

b. Làm vệ sinh lưới lọc gió (nếu có) sau mỗi lần dừng của một đợt sản xuất. Dùng khí nén
từ 2 đến 3bar thổi ngược hướng rút gió.
c. Bơm mỡ cho các gối đỡ trục quạt sau mỗi 100 giờ chạy máy/lần hoặc mỗi tuần /lần.
Dùng mỡ MU2, số lượng tùy loại ổ bi và ổ đỡ, theo yêu cầu của đốc công phụ trách.
d. Kiểm tra các dây đai truyền động, số dây kéo máy ít nhất phải có 75%, các sợi có vết nứt
mặt trong sâu hơn 2mm cần phải thay mới. Các dây thay mới phải tương đối cân bằng
nhau về độ chùng, độ căng dây cũng như chiều dài. độ chùng tại điểm giữa cho phép từ
2 đến 5mm cho mét dây
Mặt pu-ly đặt dây phải khô sạch, không để dính dầu mỡ vào.
Công tác này được thực hiện trong mỗi đợt sản xuất.
e. Kiểm tra khớp nối thủy lực (nếu có) : khớp nối không có mối xì dầu qua các mặt ghép.
Nút chảy an toàn còn nguyên bouchon chì.
f. Kiểm tra các van gió của đường ống trước, sau quạt, các van quay tay phải trơn tốt.

g. Vệ sinh máy sạch sẽ, bảo đảm các điều kiện bề mặt tản nhiệt cho máy. Vệ sinh khu vực
làm việc sạch, nhất là các mặt hút trước lọc gió
h. Các ống mềm đàn hồi của tuyến ống gió sạch và bảo đảm sự co giãn cần thiết khi máy
hoạt động, kín gió.

2. TÀI LIỆU VIỆN DẪN VÀ PHỤ LỤC:
• Qui trình công nghệ sản xuất clinker hệ khô – QT07. 03.
• Qui trình vận hành trung tâm máy nghiền bột sống – QT03. 04.
• Qui trình vận hành trung tâm lò nung số 3 – QT03. 03.

Trang 4/4


CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 2
HA TIEN 2 CEMENT JOINT STOCK COMPANY

`

Địa chỉ: Thị trấn Kiên Lương - Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang
Điện thoại: (84-77) 3853 004 - Fax: (84-77) 3853 005
Website: www.xmht2.com.vn - Email:

Mã hiệu :
Ban hành :
Lần :
Ngày:
Sửa đổi :
Lần :
Ngày :


HD03.50
02
20-02-2009
00

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
CÁC QUẠT GIÓ KK15 ; KM02

Biên soạn

:

Trần Khắc Duy Vũ

- P.Quản đốc PX.SXC

Kiểm tra

:

Trần Hữu Du

- Quản đốc PX.SXC

Phê duyệt

:

Phạm Văn Thông


- P. Giám đốc - QMR

• Hướng dẫn thao tác vận hành các quạt gió KK15 và KM02 cho nhân viên vận hành tại chỗ.
• Thống nhất phương pháp vận hành để thiết bị hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn thiết bị và
an toàn lao động trong dây chuyền sản xuất.
• Áp dụng cho tất cả công nhân các tổ nghiền bột sống và lò nung số 3 và các nhân viên vận
hành trung tâm.
Trang 1/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CÁC QUẠT GIÓ KK15 ; KM02- HD03.50

20-02-2009

1. KÝ HIỆU THIẾT BỊ :
-

KK15, KM02 : Ký hiệu của 2 quạt trung thế có công suất lớn trong dây chuyền hệ khô.

2. NỘI DUNG :
2.1. Cấu tạo và chức năng :
Các quạt gió KM02 và KK15 thuộc loại trung thế có công suất lớn, động cơ kéo trực tiếp qua
khớp nối lò xo. Cả hai quạt rút gió nối tiếp nhau trên một mạch gió trong dây chuyền. Trong đó
KK15 chịu nhiệt cao hơn và mật độ bụi cũng cao hơn KM02 và như vậy với cùng công suất và kết
cấu thì KK15 chịu những điều kiện hoạt động khắc nghiệt hơn.
Mỗi quạt gió có hai nhánh hút và một nhánh thổi đi, kiểu quạt ly tâm, cánh xéo, trước mỗi quạt
đều có giàn van rèm điền khiển bằng động cơ thừa hành từ xa và tại chỗ, kể cả cơ cấu quay tay.
Động cơ kéo quạt là động cơ có điện thế 6,6KV, công suất 1600KW, kèm theo các bộ dò rung ổ
bi ở hai đầu động cơ. Riêng đối với quạt KK15, hai ổ đỡ quạt được trang bị thêm bộ dò rung động
trục quạt và dò nhiệt độ ổ đỡ.

Buồng quạt được trang bị các nắp thăm buồng, đậy kín và lót các joint chịu nhiệt. Mỗi động cơ
đi kèm với 1 bộ biến trở khởi động có 11 cấp chuyển tốc độ với thời gian tổng cộng là 38,4 giây.
2.2.
Stt
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Kiểm tra và chuẩn bị trước khi vận hành :
Kiểm Tra phần cơ khí
Bôi trơn 2 gối đỡ mức dầu ≥ 85÷125mm
Kiểm tra khớp nối quạt với động cơ
Các boulon chân đế quạt, motor, các mặt ghép
Các tay đòn, trục, motor HGT van rèm
Bên trong quạt, các cánh và phần côn không cọ
Kiểm tra phần điện
Dây cáp dẫn điện tốt (không bị bong tróc vỏ)
Các nắp hộp nối đã được siết chặt, đậy kín
Các dây dò nhiệt đo ổ bi, dò rung ổ bi đã được
lắp đầy đủ
10. Động cơ điện phải được duy trì sấy thường
xuyên khi ở tình trạng không hoạt động
11. Dầu bộ biến trở đủ, không bị rò rỉ dầu
12. Các đèn tín hiệu của bộ biến trở khởi động còn

tốt

Thực hiện
Thiếu Châm thêm
Mỡ bôi trơn, lắp đủ boulon, Joint làm kín
Siết chặt
Cân chỉnh lại
Thực hiện
Bọc băng keo cách điện
Bôi keo silicone
Đóng điện trở sấy
Châm thêm
Thay bóng đèn khác

2.3. Vận hành :
Mỗi quạt có 2 chế độ vận hành : tại chỗ và từ xa. Chế độ vận hành tại chỗ thực hiện cho công
tác lắp đặt, tu bổ, bảo dưỡng, sửa chữa v.v… Trước khi vận hành dù tại chỗ hay liên động cũng
thực hiện các bước kiểm tra chuẩn bị các bước tuần tự sau :

1. Các van gió trên đường ống : thao tác động cơ thừa hành (servo moteur) hoặc bằng tay để đưa các
van trước và sau quạt gió về vị trí đóng.

2. Thử lại các tín hiệu đèn báo trên tủ điện trở khởi động : các đèn còn sáng tốt.
3. Chạy tại chỗ :
-

-

Khởi động bằng công tắc tại chỗ (“A” – “L” – “M”).
Theo dõi quá trình khởi động của quạt như : theo dõi hoạt động của ổ đỡ có khua hay

không, sàn và quạt không bị rung động mạnh (mất cân bằng động), nhớt các ổ đỡ quạt
không bị rỉ ra ngoài.
Tại tủ điện khởi động, kim chỉ thị cấp chuyển dần theo thứ tự thời gian sau 7,5
_7,5_4_4 _4_2,5_2,5_2,5_1,3_1,3_1,3. Tổng cộng lý thuyết là 38,4 giây. Mỗi cấp
chuyển điện trở tương ứng với sự thay đổi bậc tốc độ của động cơ. Dòng tải của động
cơ ở trạng thái bình thường không tải là 50A.
Trang 2/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CÁC QUẠT GIÓ KK15 ; KM02- HD03.50

-

-

-

20-02-2009

Mang tải : Đối với quạt, có thể đưa vào trạng thái mang tải không cần có liệu vì tải của
quạt chỉ cần không khí là đủ, tuy rằng như vậy không thể thực hiện được chế độ nhiệt
và bụi của khí như ở trạng thái hoạt động thật sự. Khi quạt mang tải cần những thao tác
sau :
Mở van gió sau quạt dần dần từ trạng thái khóa sau đó mở tiếp van rèm trước quạt dần
dần theo nhu cầu, không mở ra với tốc độ quá nhanh sẽ gây ra hiện tượng va đập thuỷ
lực.
Kiểm tra độ rung của quạt ở trạng thái mang tải không vượt quá 90% (tương ứng với
90mV). Các ổ đỡ trục quạt và nhiệt độ của ổ không vượt quá 950C.
Dòng điện mang tải của quạt không được quá 160A.
Dừng máy tại chỗ : Dừng bằng công tắc tại chỗ khi hết yêu cầu chạy thử (chuyển từ

chế độ “L” về “A”). Sau đó kiểm tra lại các điểm theo yêu cầu của cán bộ phụ trách.

4. Chạy liên động :
o Kiểm tra và chuẩn bị như trước khi chạy đơn động, nhưng công tắc tại chỗ của quạt, của
động cơ thừa hành điều khiển các van gió thì chuyển sang vị trí điều khiển từ xa “D”.
o Cảnh giới người, thiết bị trong khu vực liên quan. Báo cáo trung tâm kiểm tra xong :
thiết bị ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.
Chờ phát lệnh khởi động của trung tâm. Sau đó chuẩn bị theo dõi máy khởi động.
o Sau khi khởi động xong và hoạt động ổn định, theo dõi tình trạng hoạt động của máy
tương tự như chạy đơn động.
Báo cáo tình trạng đã ổn định của máy về trung tâm và hằng giờ phải báo về trung tâm tình
trạng của máy như : nhiệt độ, biên độ rung, cùng với các hiện tượng nghi ngờ hoặc đang diễn ra,
các sự cố bắt đầu xuất hiện đều phải báo ngay.
Vệ sinh xung quanh khu vực máy đang hoạt động theo nội quy an toàn. Tránh để bụi thoát đi
theo tuyến gió hút vào động cơ điện (gió làm mát động cơ điện).
- Dừng máy liên động :
a. Dừng máy do trung tâm điều khiển thực hiện theo thứ tự dây chuyền.
b. Trực tại chỗ theo dõi quá trình dừng và kiểm tra lại thiết bị sau khi dừng. Xử lý các sự
cố phát sinh, báo cáo lại trung tâm thiết bị sau khi dừng và các sự cố phát sinh, đề nghị
cho ý kiến xử lý nếu có.
c. Vệ sinh máy và vệ sinh khu vực. Chuẩn bị cho đợt vận hành tiếp theo sau đó.
2.4. Bảo dưỡng và phòng ngừa :
STT

Nội dung

Hằng ca

Hằng tuần


Định kỳ

1.
Kiểm tra nhớt bôi trơn 2 palier quạt qua mắt thăm
X
2.
Vệ sinh lọc gió động cơ
X
3.
Kiểm tra chổi than động cơ
X
X
4.
X
Bảo dưỡng khớp nối động cơ→ quạt
5.
Kiểm tra mức dầu tủ khởi động
X
6.
Kiểm tra siết lại boulon chân đế quạt và động cơ
X
7.
Cân chỉnh góc mở các cách van rèm (đóng, mở 100%)
X
8.
Kiểm tra độ rung của quạt
X
9.
Kiểm tra khe hở vòng bi 2 palier quạt
X

10. Làm kín các mặt ghép, cửa hút, đẩy
X
11. Bảo dưỡng HGT van rèm
X
Ghi chú :
Tủ điện trở có một tay quay trước cửa tủ. Không được tự ý xoay tay quay nếu không có sự
đồng ý của người có trách nhiệm cao nhất của Phân Xưởng.
Các trường hợp phải làm việc trong buồng quạt khí và đường ống. Bắt buộc phải có chìa khóa
an toàn lấy ra từ tủ điện trở khởi động. Mỗi người làm việc giữ một cái đến khi xong thì giao lại
chìa khóa cho tổ điện trả lại trạng thái sẵn sàng hoạt động. Ngoài ra chuyển công tắc tại chỗ đặt ở
vị trí “A” (dừng) và dùng khóa để khóa công tắc lại.
Trang 3/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH CÁC QUẠT GIÓ KK15 ; KM02- HD03.50

20-02-2009

Các đèn báo tại tủ điện trở khởi động gồm có :
- Mức đầu trong bồn chứa xuống thấp
(Nevenu Bas).
- Quá nhiệt độ của đầu bộ điện trở khởi động
(Surtempérature).
- Thời gian khởi động quá lâu hơn 40giây
(Démarrrage trop long).
- Quá tải động cơ thừa hành chuyển cấp
(Défarit moteur).
- Sự cố cắt dừng động cơ
(Déclenchement).
- Sự cố báo động cơ dừng quá nhiệt mức 1

(Alarme).
Không được điều chỉnh các bộ kiểm soát an toàn lắp trên máy. Mọi sự thay đổi nếu kiểm tra
thấy phải báo về trung tâm ngay.
Cập nhật vào phiếu HF03.36.01.

3. HỒ SƠ :
Phiếu điều hành tại chỗ khu vực máy nghiền bột sống được Phân xưởng Sản xuất Chính lưu
trữ theo ngày trong thời hạn 1 năm.

4. TÀI LIỆU VIỆN DẪN VÀ PHỤ LỤC:
• Qui trình công nghệ sản xuất clinker hệ khô – QT07.03.
• Qui trình vận hành trung tâm máy nghiền bột sống – QT03.04.
• Qui trình vận hành trung tâm lò nung số 3 – QT03.03.
- Phiếu điều hành tại chỗ khu vực máy nghiền bột sống - HF03.36.01

Trang 4/4


CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 2
HA TIEN 2 CEMENT JOINT STOCK COMPANY

`

Địa chỉ: Thị trấn Kiên Lương - Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang
Điện thoại: (84-77) 3853 004 - Fax: (84-77) 3853 005
Website: www.xmht2.com.vn - Email:

Mã hiệu :
Ban hành :
Lần :

Ngày:
Sửa đổi :
Lần :
Ngày :

HD03.41
02
02-02-2009
00

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
HỆ THỐNG THÁP GIẢI NHIỆT KW01A & KW01B

Biên soạn :

Kiểm tra :

Phê duyệt :

Nguyễn Hoàng Chương

- Đốc công

Trần Hữu Du

- Quản đốc

Phạm Văn Thông

- P. Giám đốc - QMR


Hướng dẫn này dành cho các công nhân vận hành trực tại chỗ khu vực nhằm:
+ Hướng dẫn thao tác vận hành, kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống tháp giải nhiệt.
+ Thống nhất phương pháp vận hành để thiết bị hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn thiết bị và
an toàn lao động trong dây chuyền sản xuất.
Trang 1/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG THÁP GIẢI NHIỆT KW01A & KW01B- HD03.41

02-02-2009

1. KÝ HIỆU THIẾT BỊ :
o
o
o

KW01A : Là mã hiệu tháp giải nhiệt cũ (VSN 180, 150m3/h).
KW01B : Là mã hiệu tháp giải nhiệt mới (LBC.400RT, 200m3/h).
T01, T02, T03, T04, T05 : Là mã hiệu các van tay gạt trên hệ thống đường ống dẫn nước.

2. NỘI DUNG :
2.1. Giới thiệu và mô tả chung :
2.1.1. Chức năng:
o Tháp giải nhiệt KW01A & KW01B có chức năng giải nhiệt, làm giảm nhiệt độ nước làm
mát đã qua sử dụng từ các khu vực thiết bị bao gồm: Nghiền Bột Sống, Nghiền Xi măng và
khu vực Lò 3…
o Nhiệt độ nước trước khi vào hệ thống tháp giải nhiệt khoảng 45÷480C, sau khi qua tháp
giải nhiệt, nhiệt độ nước giảm xuống còn khoảng 30÷380C.
o Nước sau khi được giải nhiệt đi xuống bể chứa 600m3. Tại đây nước được đưa trở lại làm

mát thiết bị ở các khu vực và cung cấp nước sinh hoạt trong toàn bộ dây chuyền hệ khô nhờ
02 bơm nước KW03.03 & KW03.04 công suất 500m3/giờ (1 bơm làm việc, 1 bơm dự
phòng).
2.1.2. Cấu tạo & thông số kỹ thuật:
o Tháp giải nhiệt KW01A là dạng tháp đứng – model VSN 180, công suất 150m3/giờ. Toàn
bộ phần vỏ bồn và hệ thống phân phối nước bên trong tháp được làm bằng thép. Hệ thống
quạt giải nhiệt được đặt đứng bên hông tháp. Quạt quay nhờ mô tơ có công suất 15KW –
1500v/p thông qua truyền động đai – puly.
o Tháp giải nhiệt KW01B cũng dạng tháp đứng – model LBC.400RT của hãng LIANG CHI
– Việt Nam, công suất 200m3/ giờ. Toàn bộ vỏ bồn được chế tạo từ sợi thủy tinh (F.R.P).
Hệ thống dàn ống phân phối nước là các ống nhựa PVC d.90mm có khoan các lỗ phun nhỏ
thẳng hàng. Hệ thống quạt giải nhiệt được đặt bên trên miệng tháp. Quạt quay nhờ mô tơ có
công suất 15KW – 1500v/p, qua hộp giảm tốc và thông qua truyền động đai – puly.
2.1.3. Nguyên lý hoạt động:
o Đối với tháp KW01A: Nước làm mát sau khi đã qua sử dụng từ các khu vực được các bơm
đẩy đưa về tháp và đổ trực tiếp từ trên cao miệng tháp qua hệ thống đường ống phân phối
nước rồi xuống bồn chứa 600m3. Trong quá trình nước làm mát rơi xuống bồn chứa, quạt
thổi đặt bên hông tháp sẽ hút gió tươi từ bên ngoài hông bồn, thổi đi lên miệng tháp và đi ra
môi trường ngoài đồng thời mang hơi nóng của nước theo.
o Đối với tháp KW01B: Nước làm mát sau khi đã qua sử dụng từ các khu vực được các bơm
đẩy đưa về tháp. Tuy nhiên khác với tháp KW01A, tháp KW01B được thiết kế có đường
nước tới (đường đẩy) đi từ dưới đáy tháp lên. Cụ thể, nước làm mát nhờ áp lực đẩy ban đầu
sẽ đi từ dưới đáy tháp lên, đi vào hệ thống phân phối nước (các ống PVC d.90mm có các lỗ
phun nhỏ thẳng hàng). Dưới áp đẩy của nước và lực ly tâm, hệ thống phân phối nước sẽ tự
quay quanh trục (5÷7 v/p). Do đó nước làm mát sẽ được rải đều trên bề mặt các tấm tản
nhiệt (các tấm tản nhiệt dạng lưới có các lỗ nhỏ được đặt ngay dưới hệ thống phân phối
nước). Trong quá trình nước làm mát rơi xuống qua các tấm tản nhiệt, quạt hút sẽ hút
nguồn gió tươi từ bên ngoài hông bồn đi lên ngược chiều đồng thời mang hơi nóng của
nước theo. Hơi nóng được quạt hút lên đi ra ngoài. Nước làm mát sau khi được giải nhiệt sẽ
rơi xuống đáy của tháp và đi vào đường hồi, tiếp tục đi về bồn chứa 600m3 để tái sử dụng.

2.2. Vận hành:
2.2.1. Sơ đồ vận hành (xem hình vẽ): Có 3 cách vận hành sau:
a. KW01A chạy, KW01B dừng: Khi đó các van T01, T02, T04 mở. Các van T03, T05 đóng.
Trang 2/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG THÁP GIẢI NHIỆT KW01A & KW01B- HD03.41

02-02-2009

b. KW01B chạy, KW01A dừng: Khi đó các van T03, T05 mở. Các van T01,T02, T04 đóng.
c. KW01A & KW01B cùng chạy song song: Khi đó các van T01, T02, T05 mở. Các van T03,
T04 đóng.
Đ ườn g nước từ thủy đài

NXM

T03

T04

T02

Lò 3
T01

T05

NBS
KW 01A

KW 01B

2.2.2. Các cơng việc chuẩn bị trước khi vận hành:
o Kiểm tra đóng, mở các van đúng vị trí theo từng trường hợp chạy cụ thể.
o Kiểm tra trong tháp và trong hệ thống đường ống phân phối nước có chất dơ làm nghẹt hay
khơng, nếu có phải vệ sinh sạch sẽ.
o Kiểm tra cánh quạt có chuyển động thuận chiều khơng, khoảng cách giữa điểm đỉnh cánh
quạt và vỏ bồn hai bên phải bằng nhau.
o Kiểm tra độ căng dây courroie đã được điều chỉnh hợp lý chưa.
o Các vị trí liên kết nhau như: boulon của đế bồn với vỏ bồn, chân đế, mơ tơ cánh quạt có bị
lỏng khơng, nếu có phải xiết chặt lại.
o Điện nguồn, điện thế đã ổn định chưa. Sau khi khởi động quạt gió, cánh quạt có chuyển
động theo chiều kim đồng hồ khơng, có phát sinh những tiếng ồn khác thường hoặc có bị
rung khơng.
2.2.3. Thao tác vận hành:
o Tiến hành đóng và mở các van tay đúng vị trí.
o Sau khi nước đã điền đầy đường ống và hệ thống ống phân phối nước, người vận hành bật
cơng tắc chạy tại chỗ để tháp làm mát bắt đầu hoạt động.
2.2.4. Một số điểm cần chú ý khi vận hành:
o Chế độ vận hành đơn động chỉ được dùng cho kiểm tra sửa chữa.
o Xung quanh tháp giải nhiệt và nơi hút gió tươi phải đảm bảo thơng thống, khơng có vật
cản.
o Khi tháp giải nhiệt hoạt động phải duy trì lượng nước đủ và ổn định. Tăng hay giảm lượng
nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất giải nhiệt.
o Sau khi vận hành quạt phải đo các dòng điện, điện áp xem có phù hợp với thiết kế khơng.
o Kiểm tra, theo dõi xem quạt hút có quay đúng chiều khơng (cùng chiều kim đồng hồ), quạt
có bị rung hay phát sinh tiếng ồn khác thường khơng.
Trang 3/4



HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG THÁP GIẢI NHIỆT KW01A & KW01B- HD03.41

02-02-2009

2.2.5. Một số sự cố thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục:
Hiện tượng
Nguyên nhân
Cách khắc phục sự cố
sự cố
Nhiệt độ 1. Lượng nước tuần hoàn quá nhiều.
1. Điều chỉnh lượng nước.
nước tháp 2. Lượng gió không đều hoặc không đủ. 2. Cải thiện không gian thông gió và
giải nhiệt 3. Tấm tản nhiệt, ống phun nước bị tắc.
điều chỉnh lại độ nghiêng cánh quạt.
tăng cao
3. Vệ sinh tấm tản nhiệt, ống phun.
1. Cánh quạt va chạm vào vỏ bồn.
1. Điều chỉnh lại độ đảo cánh quạt.
Độ rung và 2. Cánh quạt lắp đặt không chính xác, 2. Lắp đặt lại cánh quạt hoặc điều
độ ồn
không cân bằng.
chỉnh lại độ nghiêng của cánh quạt.
3. Trong hộp giảm tốc mỡ bò quá ít.
3. Bổ sung đủ lượng mỡ theo quy định.
1. Điện áp quá thấp.
1. Kiểm tra và điều chỉnh nguồn điện.
Mô tơ quá
2. Độ nghiêng cánh quạt không phù hợp. 2. Điều chỉnh độ nghiêng cánh quạt.
tải
3. Lượng gió quá lớn.

3. Điều chỉnh độ nghiêng cánh quạt
Lượng
1. Ống phun nước hoặc tản nhiệt bị tắc.
1. Vệ sinh ống phun, tấm tản nhiệt.
nước tuần 2. Mực nước quá thấp.
2. Điều chỉnh phao nước.
hoàn ít
3. Máy bơm không đủ công suất.
3. Thay đổi máy bơm phù hợp.
2.3. Kiểm tra và bảo dưỡng tháp làm mát:
2.3.1.
o
o
o
o

Hàng ngày:
Kiểm tra, vệ sinh đáy bồn.
Kiểm tra các van tay, hệ thống dẫn nước và phân phối nước.
Kiểm tra độ rung của cánh quạt, độ căng dây courroie.
Kiểm tra, theo dõi lưu lượng nước tới và hồi.

2.3.2.
o
o
o

Hàng tuần:
Kiểm tra, vệ sinh lưới lọc nước đường nước tới và hồi.
Kiểm tra độ rung cánh quạt, độ co giãn của dây courroie.

Kiểm tra điện nguồn, điện thế.

2.3.3.
o
o
o

Hàng tháng:
Kiểm tra toàn bộ hệ thống truyền động.
Kiểm tra vệ sinh thông nghẹt hệ thống dẫn nước, phân phối nước.
Kiểm tra, vệ sinh các tấm tản nhiệt.

2.3.4.
o
o
o
o

Đại tu – sửa chữa lớn (6÷12 tháng):
Bảo dưỡng toàn bộ hệ thống truyền động.
Kiểm tra thay nhớt, mỡ, bạc đạn cho mô tơ và hộp giảm tốc.
Kiểm tra thay dây courroie mới.
Tháo toàn bộ các tấm tản nhiệt ra ngoài, dùng nước xịt làm sạch các chất dơ bám trên tấm
tản nhiệt.
Tháo dàn phân phối nước ra ngoài, thông nghẹt làm sạch các chất dơ trong ống. Thay bạc
đạn, phớt làm kín cho bộ phận quay của dàn phân phối.
Kiểm tra bề mặt vỏ bồn, siết lại toàn bộ boulon liên kết giữa đế bồn với vỏ bồn, chân đế,
mô tơ, cánh quạt...
Sơn lại phần linh kiện bằng kim loại của tháp giải nhiệt để tránh rỉ sét.
Vệ sinh toàn bộ tháp làm mát.


o
o
o
o

3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN VÀ PHỤ LỤC:
o Quy trình vận hành trung tâm lò nung số 3 – QT03.03.
o Quy trình vận hành trung tâm máy nghiền bột sống – QT03.04.
o Hướng dẫn vận hành các loại bơm ly tâm – HD03.67.
Trang 4/4


CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 2
HA TIEN 2 CEMENT JOINT STOCK COMPANY

`

Địa chỉ: Thị trấn Kiên Lương - Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang
Điện thoại: (84-77) 3853 004 - Fax: (84-77) 3853 005
Website: www.xmht2.com.vn - Email:

Mã hiệu :
Ban hành :
Lần :
Ngày:
Sửa đổi :
Lần :
Ngày :


HD03.43
02
02-02-2009
00

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
THÁP LÀM MÁT KM10

Biên soạn :

Kiểm tra :

Phê duyệt :

Nguyễn Thanh Việt

- Đốc công

Trần Hữu Du

- Quản đốc

Phạm Văn Thông

- P. Giám đốc - QMR

Hướng dẫn này dành cho các công nhân vận hành trung tâm và trực tại chỗ khu vực nhằm:
• Hướng dẫn thao tác vận hành, kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống tháp làm mát KM10.
• Thống nhất phương pháp vận hành để thiết bị hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn thiết bị và
an toàn lao động trong dây chuyền sản xuất..


Trang 1/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THÁP LÀM MÁT KM10- HD03.43

02-02-2009

1. CÁC TỪ VIẾT TẮT :
-

KM01 : là ký hiệu của lọc bụi tĩnh điện.
KM10 : là ký hiệu của tháp làm mát.
KM11/06/07: là ký hiệu của các vis tải.
KM08: là ký hiệu xích cào bột; TA : bộ kiểm soát áp suất.
Servo moteur : van quay điều chỉnh truyền động bằng động cơ.

2. NỘI DUNG:
2.1. Giới thiệu chức năng và cấu tạo:
a/ Chức năng tháp làm mát KM10:
Làm mát khí bụi thải có nhiệt độ cao (350 – 380 0C) từ lò nung xuống tới nhiệt độ khoảng 180
– 240 0C, nhằm giảm nhiệt độ khí nóng vào lọc bụi điện KM01. Tháp làm mát chỉ họat động khi
máy nghiền bột sống dừng, lò hoạt động hoặc xử lý gió khi sự cố công nghệ trong máy nghiền.
b/ Cấu tạo của hệ thống tháp làm mát gồm có :
- 01 buồng làm mát khí thải có kích thước : D = 7.6m;
H = 25.1m.
- 02 bơm nước ly tâm dạng bơm tầng với công suất 55Kw x 3000v/p (KM10.07/08) áp lực
đẩy có thể đạt 30 bar, hoạt động luân phiên (chạy một bơm, một bơm dự phòng) lấy nước từ
bồn chứa đưa đến các béc phun.
- 01 bộ PA kiểm soát áp suất đầu ra bơm, khi áp đẩy của bơm <4 bar thì sẽ tự động dừng bơm.

- 24 béc phun nước được lắp gần trên đỉnh của tháp được phân bố đều quanh tháp, phun
sương trao đổi nhiệt làm mát cho khí thải. Thông thường ta mở 8—9béc là đủ.
- Vis tải KM11.03 để thu hồi bột dưới đáy tháp làm mát, vis tải này có thể hoạt động được 2
chiều: 1 chiều đổ xuống hệ thống vis tải thu hồi bột KM 11/06/07/08, chiều này có một van
lật kép hoạt động nhờ một động cơ gắn trục khuỷu để cách ly gió lạ với tháp làm mát; 1
chiều đổ bột thẳng xuống sàn ( xuống bãi thãi), chiều này chỉ hoạt động được bằng công tắc
tại chỗ và chỉ sử dụng khi kiểm tra hoặc thông nghẹt. Trước khi chạy chiều này phải khởi
động động cơ (KM13.03) mở cửa tháo bột bằng công tắc tại chỗ.
- Van hồi KM10.17 điều khiển bởi servo moteur KM10.18 điều hòa lượng nước vào tháp
- Hai cảm biến nhiệt độ đặt trong tháp làm mát KM10.01 : TE KM10.23/1 và TE KM10.23/2.
- Sơ lược về bộ điều khiển TIC KM10.41 :
Mặt trước của bộ điều khiển :
3.1

1

2
3.2

A1

13

+10%
+8
+6
+4
+2
0 Xd
-2

-4
-6
-8
-10%

14
12.1
SP_W

12.2

A2

10
SP_W

4
5.1

OUT_Y

7.1

6

PV_X

%

11

9.1
8
9.2
5.2

7.2
Trang 2/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THÁP LÀM MÁT KM10- HD03.43

02-02-2009

Chú thích :
1–
Chỉ thị : Chỉ thị của bộ lệch không (zero).
Xd = W – X
2–
Vạch phân mức % độ lệch.
3.1 – LED : Tín hiệu báo động A1. A1 : điểm đặt nhiệt độ ở mức cao (hiện tại 190OC). Khi
nhiệt độ tháp cao hơn trị số A1 thì đèn LED 3.1 sáng
3.2 – LED : Tín hiệu báo động A2. A2 : điểm đặt nhiệt độ ở mức thấp (hiện tại 160OC). Khi
nhiệt độ tháp thấp hơn trị số A2 thì đèn LED 3.2 sáng
4–
Hiển thị : Hiển thị bằng số cho SP – PV – A1 – A2 – SH. Để chuyển sang chức năng
hiển thị khác dùng phím 8.
5.1 – Nút ấn : Để điều chỉnh đóng van hồi bằng tay trong vận hành bằng tay. Hướng điều
chỉnh Y à 0%
5.2 – Nút ấn : Để điều chỉnh mở van hồi bằng tay trong vận hành bằng tay. Hướng điều
chỉnh Y à 100%

6–
Hiển thị : Trình bày bằng số của sự thay đổi bằng tay từ 9 à 109%. Ở đây sai số từ
100 à 109% được hiển thị là h0 à h9, cũng như chỉ thị “A1”, “A2” và có thể là “SH”,
nếu giá trị của báo động hoặc các điểm đặt an toàn được đưa ra trong hiển thị 4
7.1 – Đèn điểm : Sáng lên khi có lệnh từ bộ điều khiển đưa ra để đóng van.
7.2 – Đèn điểm : Sáng lên khi có lệnh từ bộ điều khiển đưa ra để mở van.
8–
Nút ấn : Để thay đổi cho hiển thị số 4. Hiển thị số 4 sẽ chuyển sang hiển thị kế tiếp nếu
ta ấn vào và thả ra ngay (không ấn lâu hơn 5 giây).
9.1 – LED : Sáng lên khi SP được đưa ra trong hiển thị số 4 (SP – chỉ thị nhiệt độ đặt).
9.2 – LED : Sáng lên khi PV được đưa ra trong hiển thị số 4 (PV – nhiệt độ thực của tháp).
10 – Nút ấn : Để thay đổi chế độ vận hành bằng tay hoặc tự động.
11 – LED : Sáng lên trong chế độ vận hành bằng tay.
12.1 – Nút ấn : Chỉnh lại điểm đặt bên trong theo hướng cuối dãy đo (dùng đặt thông số).
12.2 – Nút ấn : Chỉnh lại điểm đặt bên trong theo hướng xuất phát của dãy đo (dùng trong
việc đặt thông số).
13 – Nút ấn : Thay đổi điểm đặt trong/ngoài SDC và DDC (dùng trong việc cài đặt thông số
và cấu trúc).
14 – LED :
+ Sáng lên với điểm đặt bên trong.
+ Lóe sáng trong thời gian trạng thái hoạt động SDC và DDC.
2.2. Vận hành :
Có 2 chế độ vận hành:
o Chế độ vận hành không có điều hòa: Tháp làm mát vận hành không có sự kiểm soát của
bộ kiểm soát nhiệt độ tháp làm mát KM10.
o Chế độ vận hành có điều hòa: Tháp làm mát vận hành có sự kiểm soát của bộ kiểm soát
nhiệt độ tháp làm mát KM10.
2.2.1. Chế độ vận hành không có điều hòa :
- Công tắc chọn Regulation đặt ở vị trí Sans.
- Vận hành bơm nước KM10.07 (hoặc KM10.08) bằng công tắc vận hành KM10.07/08.

- Chọn chế độ vận hành điều chỉnh nhiệt độ tháp làm mát bằng phím –10 – trên bộ điều khiển
TIC KM10.41. ở chế độ bằng tay dùng các phím – 5.1 – hoặc – 5.2 – để giảm hoặc tăng
nhiệt độ tháp. Ở chế độ tự động bộ điều khiển sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ tháp làm mát
dao động xung quanh điểm đặt SP = 180 OC
- Để dừng sự hoạt động của tháp làm mát, chuyển công tắc KM10.07/08 về vị trí “0”.
2.2.2. Chế độ vận hành có điều hòa :
- Công tắc chọn Regulation đặt ở vị trí Avec.
- Vận hành bơm nước KM10.07 (hoặc KM10.08) bằng công tắc vận hành KM10.07/08. Bơm
sẽ vận hành khi nhiệt độ tháp làm mát cao hơn điểm đặt ngưỡng cao nhiệt độ của bộ kiểm
soát nhiệt độ tháp KM10.
- Bơm nước KM10.07 (KM10.08) sẽ tự dừng nếu nhiệt độ tháp nhỏ hơn điểm đặt ngưỡng thấp
Trang 3/4


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THÁP LÀM MÁT KM10- HD03.43

02-02-2009

nhiệt độ của bộ kiểm soát nhiệt độ tháp (160oC).
2.3. Kiểm tra trước khi vận hành:
- Công nhân trực tháp làm mát kiểm tra hệ thống vis tải thu hồi bột dưới tháp làm mát KM11;
KM06;07 và xích càoKM08 (Xem hướng dẫn vận hành các vis tải KM06;07;08 – HD03.44
và HD03.46).
- Kiểm tra tình trạng hai bơm nước ly tâm, mở các van tay đường hút và đẩy của bơm đang
chọn. Kiểm tra nước trong bồn cung cấp đầy bồn, mở các van cung cấp nước cho bồn.
- Kiểm tra và mở van tay các béc phun trên đỉnh tháp, mở số lượng béc hoạt động theo yêu
cầu của Đốc công phụ trách hoặc của nhân viên vận hành trung tâm.
- Kiểm tra tháp có bị nghẹt không bằng cách chuyển công tắc tại chỗ KM11.03 qua vị trí L2
và march cho vis tải KM11.03 chạy đổ ra ngoài nếu bột bị ướt hoặc quá nhiều thì người vận
hành tại chỗ phải để nguyên cho vis tải chạy đổ bột ra ngoài và báo ngay cho đốc công phụ

trách hoặc các nhân viên vận hành trung tâm để tiến hành xử lý.
Khi các điều kiện trên đã đầy đủ thì người vận hành tại chỗ chuyển các công tắc của bơm và
hệ thống vis tải thu hồi về vị trí D, riêng vis tải KM11.03 về vị trí D1 và báo về trung tâm
2.4. Vận hành liên động :
- Trước hết nhân viên vận hành trung tâm và trực tại chỗ cảnh báo người trong khu vực.
- Khởi động tại trung tâm hệ thống xích cào bột bằng nút KM08.03 trên bàn điều khiển trung
tâm giữ nút march cho đến vis tải KM11.03 có tín hiệu chạy.
- Quan sát đồng hồ chỉ báo nhiệt độ trên bộ chỉ báo TA nếu nhiệt độ >2000 C mới khởi động
01 bơm nước ở công tắc trên bàn điều khiển.
- Đóng van servo đường hồi của bơm bằng 2 cách:
• Đóng tự động: nhấn nút màu xanh trên bộ TC đèn tín hiệu sẽ mất, bộ hiển thị theo thang
đèn đỏ trải dọc xuống, van servo sẽ tự động đóng lại tín hiệu phần trăm độ mở của van
sẽ giảm xuống. Trong quá trình hoạt động bộ TC sẽ điều chỉnh độ mở của van hồi theo
nhiệt độ đã đặt (1800C).
• Đóng bằng tay: nhấn giữ nút giảm (<) trên bộ TC số hiển thị phần trăm độ mở của van
sẽ giảm. Ở chế độ này bộ TC không tự động điều chỉnh theo nhiệt độ đặt.
- Khi hệ thống đã hoạt động thì trực tại chỗ phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra hệ thống:
• Kiểm tra hoạt động của hệ thống vis tải thu hồi ( xem thêm HD03.44).
• Theo dõi hoạt động của bơm nước, mức nước ở bồn chứa
Khi kiểm tra có xảy ra hiện tượng bất thường hoặc những vấn đề phát sinh người vận hành tại
chỗ cần báo ngay cho người có trách nhiệm và tiến hành xử lý sự cố.
Chú ý: Khi hệ thống vis tải thu hồi KM06;07 và xích cào KM08 có sự cố thì người trực tại chỗ
dừng và chạy vis tải KM11.03 ra hướng ngoài sau đó báo về trung tâm.
2.5. Các sự cố có thể xảy ra.
- Nhiệt độ tháp xuống thấp < 1750 C tháp có nguy cơ bị nghẹt, bộ kiểm soát nhiệt độ không
hoạt động (không tự dừng bơm) thì nhân viên vận hành trung tâm có thể xử lý nhanh bằng
cách dừng bơm hoặc điều chỉnh tăng độ mở van hồi bằng tay, sau đó liên lạc với vận hành
tại chỗ kiểm tra tháp có bị nghẹt không và lên khóa bớt các béc phun.
• Chú ý: trước hết phải đóng hết van servo thì mới mở được van servo.
- Nhiệt độ tháp quá cao > 2500C nhân viên vận hành trung tâm có thể đổi bơm sau đó liên lạc

với trực tại chỗ kiểm tra nước trong bồn cung cấp, hệ thống các van tay và van 1 chiều. kiểm
tra hệ thống béc phun
- Khi người trực tại chỗ phát hiện bột thu hồi ở KM11.03 bị ướt thì cần phải chuyển ngay
hướng đổ ra ngoài sau đó báo cho đốc công phụ trách tiến hành xử lý (xem thêm HD03.44).

3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN :
• Qui trình vận hành trung tâm máy nghiền bột sống – QT03.04.
• Hướng dẫn vận hành các vis tải KM06;07;08 – HD03.44
Trang 4/4


CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 2
HA TIEN 2 CEMENT JOINT STOCK COMPANY

`

Địa chỉ: Thị trấn Kiên Lương - Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang
Điện thoại: (84-77) 3853 004 - Fax: (84-77) 3853 005
Website: www.xmht2.com.vn - Email:

Mã hiệu :
Ban hành :
Lần :
Ngày:
Sửa đổi :
Lần :
Ngày :

HD03.61
03

02-02-2009
00

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
THÁP TRAO ĐỔI NHIỆT DOPOL

Biên soạn :

Kiểm tra :

Phê duyệt :

Nguyễn Văn Thanh

- Đốc công

Trần Hữu Du

- Quản đốc

Phạm Văn Thông

- P. Giám đốc - QMR

• Hướng dẫn các thao tác vận hành khu vực tháp trao đổi nhiệt Dopol cho nhân viên vận hành tại
chổ .Thống nhất phương pháp vận hành để dây chuyền thiết bị hoạt động ổn định, hiệu quả, đảm
bảo năng suất và chất lượng sản phẩm, an toàn thiết bị và an toàn lao động trong dây chuyền sản
xuất.
• Áp dụng cho toàn bộ công nhân các tổ lò nung hệ khô , đốc công điều hành ca.
Trang 1/6



HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THÁP TRAO ĐỔI NHIỆT DOPOL- HD03.61

02-02-2009

1. NỘI DUNG :
1.1. Giới thiệu tháp trao đổi nhiệt dopol :
Là thiết bị trao đổi nhiệt quan trọng trong dây chuyền nung Clinker theo phương pháp khô.
Tháp trao đổi nhiệt có kết cấu 4 tầng cyclone và một buồng đốt phụ (buồng phân hủy)
+ Tầng 1:gồm 2 cyclone làm việc song song ; đường kính 5900mm.
+ Tầng 2:gồm 1 cyclone ; đường kính 8250mm.
+ Tầng 3:gồm 2 cyclone làm việc song song ; đường kính 5900mm.
+ Tầng 4:gồm 4 cyclone làm việc song song ; đường kính 4200mm.
- Kết cấu vỏ bằng thép chịu nhiệt , dày 6 ÷ 10 mm .
- Kết cấu bên trong được xây lót bằng các lớp vật liệu chịu lửa và vật liệu cách nhiệt .Thông
thường lớp ngoài cùng là lớp gạch chịu lửa hoặc bê-tông chịu nhiệt , các lớp bên trong là
gạch xốp hoặc tấm cách nhiệt .
- Mỗi cyclone đều có bố trí cửa thăm ,cửa vệ sinh cửa thao tác ,và các sàn thao tác .
- Các ống liệu và đáy phểu cyclone các tầng đều bố trí hệ thống khí nén để sục .
- Ở các vị trí nhiệt độ cao ,dễ dính chảy và bám dính như vách nghiêng hộp khói , đáy cyclone
tầng 1,các ống liệu tầng 1 và tầng 2 có thiết kế canon khí để vệ sinh và xử lý nghẹt.
- Chế độ gió, chế độ nhiệt ở các tầng được kiểm tra qua các bộ đo áp suất,đo nhiệt độ…
- Ở đường ống ra của cyclone tầng 2 bố trí máy phân tích CO & Oxy trong thành phần khí thải
để đánh giá chế độ đốt nhiên liệu và làm điều kiện an toàn cho lọc bụi tĩnh điện hoạt động.
- Trên các đường ống liệu tầng 3&4 thiết kế các van đối trọng có tác dụng làm kín gió,ngăn
chặn gió lạ làm ảnh hưởng đến chế độ xoáy của dòng khí và dòng vật liệu trong cyclone .
- Ở buồng đốt phụ bố trí 4 vòi phun với lưu lượng tối đa 2100Kg dầu /Vòi để thực hiện chức
năng đốt trước và phân hủy .
- Hiện nay đã thiết kế 02 béc than để đốt cùng với dầu FO (béc số 1&3 dùng đốt than ;béc số

2&4 để đốt dầu ) và đã đưa vào hoạt động với tỷ lệ than đốt trung bình 60÷70 %trên tổng
nhiên liệu đốt .
1.2. Vận hành tại chỗ tháp Dopol :
1.2.1. Kiểm tra trước khi sấy lò :
- Làm sạch tất cả các cyclone, không để đóng trám trên gạch hay các vật lạ bên trong cyclone.
- Làm sạch các ống liệu giữa các tầng.
- Kiểm tra hoạt động của các van lật và treo ở trạng thái mở.
- Thông các ôùng báo áp ở các tầng.
- Kiểm tra các can đo nhiệt độ đã lắp vào vị trí chưa, nếu chưa thì báo cho đốc công phụ trách
cho lắp vào.
- Chạy quạt KK20 của 2 béc than (số 1& số 3) để làm mát vỏ béc.
1.2.2. Kiểm tra trước khi cấp liệu lò :
§ Được lệnh nạp liệu lò ở trung tâm, người trực Dopol phải tiến hành :
- Thả các van lật đôi, đưa về vị trí làm việc.
- Theo dõi tình trạng làm việc của các van lật. Nếu các van lật không làm việc, thì phải tác
động vào van lật, đồng thời vệ sinh đáy cyclone và báo về trung tâm xử lý.
§ Có mặt ở sàn hộp khói để sẳn sàng nhận lệnh từ phòng ĐKTT.
1.2.3. Vận hành béc đốt Dopol :
1.2.3.1. Sơ lược cấu tạo và chức năng :
- Gồm 04 béc đốt, cung cấp từ 30 → 35% nhiên liệu để nung luyện clinker.
- 2 béc dầu và 2 béc than
* 2 béc dầu :ký hiệu béc số 2 và béc số 4.
+ Béc 1 kênh .
+ Hoạt động theo chế độ hồi lưu.
Trang 2/6


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THÁP TRAO ĐỔI NHIỆT DOPOL- HD03.61

02-02-2009


+
+
+
+
+
+

Lưu lượng cực đại của mỗi béc là 2100 kg/giờ.
Vỏ béc là 1 ống gió, đầu có cánh xoáy (hoa hồng).
Bên trong ống gió có 1 can đốt và 1 đầu béc.
Can đốt gồm có đường dẫn dầu tới và dầu hồi.
Đầu béc gồm có 1 pastile và 1 atomiseur (bộ phun sương).
Gió đi trong vỏ béc qua hoa hồng tạo chuyển động xoáy, giúp cho sự phân tán dầu
được tốt.
+ Dầu từ đường tới đi vào bộ phun sương, qua các rảnh xoáy tạo chuyển động xoáy.
Một phần ra khỏi pastile tạo phun sương, phần còn lại theo đường hồi trở về trạm
phân phối (trạm 26).
* 2 béc than : ký hiệu béc số 1 và béc số 3: là loại béc đốt 3 kênh.
- Cấu tạo :gồm có 3 kênh
- Ở trong cùng là kênh gió trong đầu có gắn cánh xoáy (hoa hồng ),được cấp bởi máy nén khí
KG03-02,kênh gió này có tác dụng tạo nên luồng gió xoáy tròn sau khi qua các rảnh của cánh
xoáy làm cho ngọn lửa phình to .
- Ở ngoài cùng là kênh gió ngoài (gió thẳng ) :cung cấp bởi quạt KK20 có tác dụng tăng
cường khả năng cháy của than ,điều chỉnh hình dạng ngọn lửa dài,ngoài ra có tác dụng làm
mát vỏ béc đốt.
- Ở giữa là kênh than :than mịn sau khi qua cân định lượng sẽ được hệ thống quạt ROOT vận
chuyển lên béc đốt để đốt .
1.2.3.2. Kiểm tra chuẩn bị trước khi đốt béc :
• Đối với béc dầu :

+ Súc rửa 02 can đốt bằng dầu ADO.
+ Rửa sạch đầu béc đốt (Pastile và atomiseur).
+ Lắp đầu béc theo đúng yêu cầu của phân xưởng.
+ Vệ sinh sạch cánh xoáy gió ở đầu béc,chạy quạt KK20 .
+ Lắp can đốt vào vị trí.
+ Đèn sự cố (Defauts Generaux) ở bảng đìều khiển không sáng thì đủ điều kiện đốt.
+ Đèn sự cố (Defauts Generaux) sáng thì ấn nút xóa sự cố (Effacements Defauts).
+ Nếu sau khi ấn nút xóa sự cố, đèn sự cố vẫn sáng, thì gọi về trung tâm để xử lý.
+ Các thông số điều kiện để đốt béc :
Nhiệt độ dầu : 120 – 130 0C.
Áp dầu tới trạm 26 : 20 – 35 bar.
* Đối với béc than :
Yêu cầu CN trực tại chổ kiểm tra:
+ Quạt ROOT:kiểm tra nước làm mát ,kiểm tra nhớt.
+ kiểm tra tuyến định lượng của cân than,cho chuyển toàn bộ công tắc các thiết bị về
hướng REMOTE .
+ Trước khi sấy lò cho chạy quạt KK20 để làm mát vỏ béc .
+ Kiểm tra tất cả các van khí và van béc đốt than đã mở chưa? Nếu chưa mở thì cho
mở.
+ Kiểm tra xong CN trực tại chổ báo về phòng điều khiển trung tâm để cho trung tâm
khởi động.
1.2.3.3. Đốt béc:
*Đối với béc dầu
- Đèn sự cố (Defauts Generaux) không sáng thì xin lệnh ở trung tâm.
- Đèn yêu cầu đốt (Demande D’allumage) sáng thì chuẩn bị đốt.

Trang 3/6


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THÁP TRAO ĐỔI NHIỆT DOPOL- HD03.61


02-02-2009

- Mở van tay ¼ đường tới và hồi của 01/02 béc đã chuẩn bị ở trạm dầu 26, mở van tay tới và
hồi tại sàn béc.
- Điều chỉnh van tổng dầu tới để có áp suất 20 –35 bar
- Mở van dầu tổng (Vanne Mazout) ở tủ điều khiển chung.
- Aán nút khởi động béc (Marche Bruleur).
- Béc cháy tốt, ấn nút kết thúc đốt (Allumage termine).
- Đốt từng béc một chờ áp dầu ổn định mới đốt béc tiếp theo.
- Sau khi đốt béc xong xuống trạm 26 điều chỉnh áp dầu tới : 20 – 35 bar.
* Đối với béc than :
- Việc vận hành béc than và tuyến cung cấp than mịn xem thêm phần “Hướng dẫn vận hành
hệ thống đốt than Dopol” –HD03.99
1.2.4. Công tác vận hành khi lò hoạt động bình thường :
Thực hiện công tác kiểm tra và làm vệ sinh như sau :

1. Béc đốt Dopol :
- Kiểm tra xem các đường ống dầu, raccord nối xem có bị xì, rò dầu hay không.
- Kiểm tra xem ngọn lửa có cháy tốt hay không, bằng cách : kiểm tra dầu có nhỏ giọt hay
không, vùng ngọn lửa sáng hay mờ, có phát sinh khí CO hay không (hỏi phòng điều khiển
trung tâm).
- Nếu vùng ngọn lửa mờ, dầu bị nhỏ giọt và phát sinh CO thì báo trung tâm xin dừng béc đốt
để kiểm tra, vệ sinh đầu béc bằng dầu đỏ, vệ sinh trám, bụi đóng ở đầu cánh gió, vệ sinh
trám đóng ở các tường đầu béc đốt.
- Xử lý xong cho đốt lại béc.
- Kiểm tra giá trị áp dầu Dopol ở trạm KK26 hằng giờ báo về Trung tâm.
- Kiểm tra béc đốt than cháy sáng không ? Nếu cháy không sáng thì cho vệ sinh sạch trám
đóng xung quanh đầu béc.


2. Cyclone tầng I :
- Chu kỳ kiểm tra và vệ sinh 2 giờ/ lần.
- Mở nắp thăm ống liệu cyclone (Φ100mm) kiểm tra áp âm có hút tốt không ? Dùng ống khí
nén đưa vào vệ sinh bên trong ống liệu.
- Bắn canon khí làm sạch bột đọng khúc gãy trong ống liệu.
- Kiểm tra vòng sục khí ở đáy cyclone có làm việc đúng chu kỳ không ?
- Mở các nắp thăm phần phễu cyclone (Φ100mm), kiểm tra áp âm hút tốt không ? Dùng ống
khi nén đưa vào vệ sinh bên trong.

3. Cyclone tầng II : khi có lệnh yêu cầu từ PĐKTT thì mới làm vệ sinh ,bằng cách :

- Mở nắp thăm Φ100mm, kiểm tra xem áp âm có hút tốt không ? Dùng ống khí nén vệ sinh bột
đọng bên trong.
- Bắn canon khí vệ sinh bột đọng trong ống liệu.
- Kiểm tra vòng sục khí đáy cyclone làm việc đúng chu kỳ không.

4. Cyclone tầng III : khi có lệnh yêu cầu từ PĐKTT thì mới làm vệ sinh ,bằng cách :

- Mở nắp thăm Φ100mm, kiểm tra xem áp âm có hút tốt không ? Dùng ống khí nén vệ sinh bột
đọng bên trong.
- Kiểm tra vòng sục khí đáy cyclone làm việc đúng chu kỳ không.
- Kiểm tra các van lật làm việc nhịp nhàng không ? Dùng tay lắc xem có bị kẹt không.

5. Cyclone tầng IV : khi có lệnh yêu cầu từ PĐKTT thì mới làm vệ sinh ,bằng cách :

- Mở nắp thăm Φ100mm, kiểm tra xem áp âm có hút tốt không ? Dùng ống khí nén vệ sinh bột
đọng bên trong.
- Kiểm tra vòng sục khí đáy cyclone làm việc đúng chu kỳ không.
- Kiểm tra sự làm việc của các van các van lật.


6. Buồng khói :
Chu kỳ kiểm tra và vệ sinh hộp khói 1 giờ/lần.
Trang 4/6


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THÁP TRAO ĐỔI NHIỆT DOPOL- HD03.61

02-02-2009

mm

- Mở các cửa nhỏ kích thước 180x180 , xung quanh hộp khói quan sát xem bên trong nhiệt
độ dòng khí bình thường hay cao. Nếu nhiệt độ dòng khí cao thì phải báo về trung tâm để
giảm bớt nhiệt độ xuống.
- Mở lần lượt các cửa kích thước 180x180mm trên mặt sàn vách nghiêng, dùng ống thép
Φ27/34 đưa vào bên trong vệ sinh bột đọng vách nghiêng, chú ý làm kỹ ở 2 chân ống liệu.
- Kiểm tra các vách đứng xem có bị trám không ? Nếu có bột hay trám đóng ở đầu béc thì
phải vệ sinh sạch. Trường hợp cần thiết thì yêu cầu trung tâm dừng béc để vệ sinh.
- Nếu vách nghiêng bị đóng trám nhiều, thì báo trung tâm biết và xin mở cửa lớn (kích thước
750x500mm) ở hai bên làm vệ sinh cho sạch. Khi làm xong phải báo về trung tâm để điều
chỉnh lại gió. Nếu lớp trám đóng quá dày phải sử dụng canon nước để xử lý.
- Kiểm tra 2 ống liệu :hàng ca phải mở các cửa thăm ở trên thân ống liệu để vệ sinh .

7. Hai đỉnh cua cong từ hộp khói rẽ vào 02 cyclone tầng 1.

- Chu kỳ vệ sinh 1 tuần/lần vào ca 1 ngày thứ hai hàng tuần.
- Dùng ống khí nén thổi sạch 02 đỉnh cua cong, hướng thổi từ 02 cửa như hình vẽ, thổi bột,
trám xuống buồng khói, không xuống 02 cyclone.
- Trường hợp vướng vật cứng khi thổi quét bề mặt cần báo cho phân xưởng biết để kiểm tra
và xử lý, không tự ý chọc đẩy có thể gây tróc gạch, bê tông.


8. Đốt vỏ bao cho PX nghiền xi măng:
Hằng ca khi có yêu cầu đốt vỏ bao xi măng
Trước khi đốt CN trực tại chổ báo về phòng ĐKTT, sau đó mở cửa nhỏ cho từng bao một vào
để tránh gây CO.
1.3. Công tác thông nghẹt tháp Dopol :
1.3.1. Thông nghẹt hộp khói :
- Duy trì cung lượng dầu đuôi lò 800 lít/giờ.
- Kéo gió vừa phải đảm bảo nhiệt độ tầng 4 không quá cao, đồng thời không bị dội áp xì lửa ra
ngoài.
- Mở lần lượt các cửa nhỏ (kích thước 180x180mm) và cửa lớn (kích thước 750x500mm), dùng
ống thép Φ49mm dài để tiến hành đẩy trám xuống lò.
- Trường hợp cần thiết, có thể dùng canon nước với áp lực 400 – 500 bar để phá trám đóng ở
hộp khói.
- Phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, đặc biệt là phải mang áo quần chịu nhiệt, kính bảo hộ
mắt và găng tay.
- Phải có người cảnh giới, mỗi lần làm chỉ được tối đa 03 người.
1.3.2. Thông nghẹt cyclone :
- Dừng lò chủ động, tắt béc chính.
- Giữ áp âm trong tháp.
- Bắn canon nước để làm thông ống liệu trước.
- Nguyên tắc thông nghẹt là thông từ trên xuống.
- Mở các cửa nhỏ Φ100mm, đưa ống thép vào trước và tránh xa ra, rồi mở từ từ khí nén để
chọc cho bột rớt xuống.
Trang 5/6


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THÁP TRAO ĐỔI NHIỆT DOPOL- HD03.61

02-02-2009


Chú ý :
Trường hợp đáy cyclone bị gạch, bê tông hay vật lạ chắn ngang, thì không thể thông nghẹt
theo cách trên, mà phải tiến hành thông nghẹt như sau :
- Trước hết khóa van khí vào canon khí và vòng sục khí ở đáy cyclone.
- Làm sạch ống liệu.
- Tháo ống liệu ra, chỉ cần 04 người làm, số còn lại phải tập trung ở phần trên và cách xa khu
vực đáy cyclone.
- Tháo xong ống liệu, đưa khí nén vào thông từ trên xuống cho vật cản (gạch, bê tông vv..) và
bột rơi ra ngoài.
- Nghiêm cấm việc mở các cửa tròn Φ 500mm và các cửa lớn kích thước 750x500mm.
- Phải có người cảnh giới, không được đứng dưới đáy cyclone.
- Luôn chỉ có một người chỉ huy duy nhất, những người thông nghẹt phải lưu ý có một đường
thoát hiểm đề phòng sự cố xảy ra.
1.4. Trực và bảo dưỡng tháp :
1.4.1. Đối với béc đốt:
• Đối với béc dầu :
- Mỗi tuần phải rút béc ra vệ sinh bảo dưỡng định kỳ can đốt, đầu béc và cánh xoáy (hoa
hồng).
- Chú ý :
+ Vệ sinh lần lực từng béc đốt.
+ Liên lạc với trung tâm đốt béc dự phòng trước khi tắt béc vệ sinh.
+ Tắt béc vệ sinh ở trung tâm và khóa các van tay béc vệ sinh tại sàn béc đốt .
+ Trước khi rút béc ra vệ sinh thì phải ấn nút Lessivage (nút chùi rửa) để làm sạch dầu
dư trong ống và can đốt.
- Kiểm tra béc cháy có tốt không ?
• Đối với béc than :
- Phải kiểm tra thường xuyên béc đốt cháy có sáng không ? Nếu thấy tối thì cho vệ sinh sạch
trám đóng xung quanh đầu béc .
1.4.2. Đối với tháp :

- Công việc của người trực tháp Dopol phải thường xuyên theo dõi tình trạng của tháp như :
tình trạng nhiệt độ vỏ tháp, bề mặt vỏ thép v.v… có hiện tượng phát sinh lập tức báo cáo về
phân xưởng xử lý.
- Các cửa thăm, vệ sinh phải tuyệt đối kín không để gió hút.
- Kiểm tra ,vệ sinh sạch trám ở các ống liệu ,hộp khói vách đứng , vách nghiêng .
- Kiểm tra làm việc của van lật , canon khí, hệ thống sục khí ớ các đáy phểu cyclone .
- Cập nhật vào phiếu HF03.61.01. Giao nhận ca tại hiện trường.
- Đo nhiệt độ bề mặt tháp Dopol tuần /lần, ghi vào phiếu HF03.61.02

2. HỒ SƠ :
- Phiếu vận hành thiết bị khu vực tháp Dopol (HF03.61.01 ) được PX.SXC lưu trữ theo ngày
trong thời hạn 1 năm.
- Phiếu kiểm tra nhiệt độ bề mặt tháp Dopol (HF03.61.02) được PX.SXC lưu trữ theo ngày
trong thời hạn 1 năm.

3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN VÀ PHỤ LỤC :
• Qui trình sản xuất clinker hệ khô -QT07.03 .
• Qui trình vận hành trung tâm lò 3 -QT03.03
- Hướng dẫn vận hành hệ thống đốt than Dopol -HD03.99 .

Trang 6/6


CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG HÀ TIÊN 2
HA TIEN 2 CEMENT JOINT STOCK COMPANY

`

Địa chỉ: Thị trấn Kiên Lương - Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang
Điện thoại: (84-77) 3853 004 - Fax: (84-77) 3853 005

Website: www.xmht2.com.vn - Email:

Mã hiệu :
Ban hành :
Lần :
Ngày:
Sửa đổi :
Lần :
Ngày :

HD03.62
03
02-02-2009
00

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
THIẾT BỊ KHU VỰC TRUYỀN ĐỘNG & CÁC BỆ LÒ 3

Biên soạn :

Kiểm tra :

Phê duyệt :

Nguyễn Hoàng Chương

- Đốc công

Trần Hữu Du


- Quản đốc

Phạm Văn Thông

- P. Giám đốc - QMR

• Hướng dẫn thao tác vận hành thiết bị khu vực truyền động và các bệ của lò 3 cho công
nhân vận hành tại chỗ. Thống nhất phương pháp vận hành để thiết bị hoạt động ổn định,
đảm bảo an toàn thiết bị và an toàn lao động trong dây chuyền sản xuất.
• Áp dụng cho cho toàn bộ công nhân các tổ lò nung hệ khô trực khu vực thiết bị bệ lò 3 .
Trang 1/5


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THIẾT BỊ KHU VỰC TRUYỀN ĐỘNG & CÁC BỆ LÒ 3- HD03.62

02-02-2009

1. KÝ HIỆU THIẾT BỊ:









KK16.25/26
KK16.30/31
KK16.33

KK16.47/48/49/50
KK16.19/20
KK16.57
KK16.07
HGT

: Mã hiệu 2 động cơ chính trong dây chuyền .
: Mã hiệu 2 động cơ phụ.
: Mã hiệu của bơm mỡ bôi trơn vành răng lò .
: Mã hiệu 4 bơm nhớt palier bệ 2.
: Mã hiệu 2 bơm nhớt hộp giảm tốc chính.
: Mã hiệu hệ thống kích đẩy lò.
: Mã hiệu của bơm mỡ joint amont .
: Hộp giảm tốc .

2. NỘI DUNG :
2.1. Giới thiệu chung :
Công nhân vận hành tại chổ khu vực truyền động và các bệ lò bao gồm các thiết bị sau :
- 02 động cơ chính , 02 động cơ phụ và thắng lò .
- 02 HGT chính và phụ , 02 bơm nhớt HGT KK16.19/20 , trục và khớp nối trung gian .
- Con lăn , băn-đa , hệ thống bôi trơn và làm mát các bệ lò.
- Vành răng , bánh răng tuyền động ,bơm mỡ vành răng và các béc phun , hệ thống bôi
trơn và làm mát các bệ pignon .
- Hệ thống bơm kích đẩy lò KK15.07 và galet butée .
- Hệ thống joint amont , kích khí nén và bơm mỡ KK16.07 .
- Vỏ lò mẹ - lò con , cổ lò con , các giá đỡ và cáp treo lò con .
2.2. Cấu tạo và chức năng :
- Hai động cơ phụ với công suất của mỗi động cơ là 52KW. Động cơ phụ có chức năng quay
chậm lò tại trung tâm khi bị mất điện lưới, hoặc quay lò tại chỗ để phục vụ công tác kiểm tra
bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị .

- Hai động cơ chính với công suất của mỗi động cơ là 450KW được truyền động qua 2 HGT
chính. Ngoài ra 2 động cơ phụ được truyền động qua 2 HGT phụ đến 2 HGT chính để thực
hiện công việc quay chậm lò theo yêu cầu người quản lý cấp trên với tốc độ 1 vòng/6 phút để
kiểm tra sửa chữa thiết bị. Động cơ chính chạy tại trung tâm khi lò hoạt động sản xuất bình
thường . Ngoài ra động cơ chính được chạy tại chỗ khi thay mới động cơ cần kiểm tra hoặc
được chạy tại chỗ khi cần kiểm tra HGT theo yêu cầu của cấp trên.
- Bơm kích lò KK16.57 và galet Butée để đẩy lò lên xuống theo chu kỳ .
- Bơm mỡ KK16.33 để bôi trơn vành răng .
- Bơm nhớt KK16.19/20 bôi trơn HGT chính .
- Bơm mỡ KK16.07 bôi trơn joint amont .
- Các bơm nhớt KK16.47/48/49/50 bôi trơn bệ II .
2.3. Công tác kiểm tra chuẩn bị trước khi vận hành :
- Kiểm tra nhớt HGT chính, phụ, palier pignon, nối trục trung gian đúng theo hướng dẫn bôi
trơn thiết bị hệ khô HD03.86.
- Kiểm tra nhớt các bệ đỡ con lăn lò : phải đủ, sạch và nếu thiếu cho châm thêm đúng theo
hướng dẫn bôi trơn thiết bị hệ khô HD03.86.
- Kiểm tra 2 bơm nhớt cho 2 HGT chính phải hoạt động tốt không kêu rung, đảm bảo lên áp
bình thường đạt yêu cầu (0.5 à 1 bar). Nếu không đảm bảo lên áp tốt phải báo ngay cho
người quản lý trực tiếp để có biện pháp xử lý thích hợp. Kiểm tra thăm nhớt các HGT đảm
bảo mức nhớt phải đủ , không có chổ rò rỉ , châm bổ sung nhớt nếu thấy thiếu .
- Kiểm tra 4 bơm nhớt cho palier bệ 2. Phải chạy tốt không nóng, rung, kêu , áp lực nhớt từ 3 –
6 bar , đường ống không bị rò rỉ .
- Kiểm tra tất cả các bu-lông nắp ,chân đế động cơ, HGT, khớp nối trung gian, palier pignon
phải đủ số lượng và không bị tuột đai ốc. Nếu lỏng đai ốc phải siết lại ngay.
Trang 2/5


HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH THIẾT BỊ KHU VỰC TRUYỀN ĐỘNG & CÁC BỆ LÒ 3- HD03.62

02-02-2009


Kiểm tra thắng lò tại chỗ phải đóng mở tốt (chạm Fdc : công tắc giới hạn hành trình). Nếu có
sự cố gì không đóng mở được phải báo ngay cho Đốc công phụ trách để có hướng xử lý kịp
thời.
- Kiểm tra bu-lông khớp nối động cơ chính, HGT,động cơ phụ, HGT phụ và khớp nối răng lược
HGT phụ và HGT chính phải đảm bảo chắc chắn . Phải đảm bảo có khe hở giữa 2 nửa khớp
nối là từ 3 -5 mm.
- Kiểm tra giữa băng-đa và con lăn xem có vật lạ chèn vào không ? Nếu có phải tiến hành lấy ra
ngay. Nếu trong trường hợp không thể lấy ra được phải báo ngay cho cấp trên xử lý. Kiểm tra
các tấm Grafit có đủ không, phải lên xuống nhẹ nhàng và đều trên bề mặt con lăn .bề mặt làm
việc của con lăn và băn-đa phải sạch .Kiểm tra không có vật lạ cọ quẹt hay tỳ vào vỏ lò mẹ ,
lò con .
- Kiểm tra các đầu dò nhiệt độ các bệ palier phải được lắp đủ ,đúng vị trí và lắp chắc chắn .
- Kiểm tra các cửa ở hông carte vành răng lò. Nếu chưa đóng phải đóng lại ngay để đề phòng
vật lạ rớt vào.
- Kiểm tra sự phun của các béc phun mỡ vành răng có đảm bảo đủ, mỡ có phun đều không. Nếu
áp khí và mỡ không đủ phải kiểm tra lại sự làm việc của bơm mỡ vành răng và hệ thống khí
nén, đường ống dẫn khí và mỡ, siết lại các đầu nối ống để đảm bảo độ kín tránh mất áp (áp
lực khí : 4 à 5 bar; áp lực bơm mỡ bình thường từ 50 à 100 bar).
- Kiểm tra người đang làm việc trong lò trên lò và Dopol phải rời khỏi vị trí lò hết trước khi vận
hành lò.
- Kiểm tra các tuyến nước làm mát các bệ palier phải đảm bảo thông ( các đồng hồ lưu lượng
nước đường hồi lưu phải chỉ báo không ở điểm 0 ), không rò rỉ. Tất cả các van tay của tuyến
nước làm mát phải đảm bảo luôn luôn mở 100% .
• Bệ I có 08 van tay đường tới và 08 van tay đường hồi .
• Bệ II có 08 van tay đường tới và 08 van tay đường hồi .
• 04 bệ pignon có 04 van tay đường tới và 04 van tay đường hồi .
Cách thức kiểm tra lưu lượng nước làm mát như sau :
• Bệ I : Lưu lượng yêu cầu cho mỗi bệ là 20 lít/phút , đồng hồ phải chỉ báo lớn hơn 07 vạch.
• Bệ II : Lưu lượng yêu cầu cho mỗi bệ là 67 lít/phút ,đồng hồ phải chỉ báo lớn hơn 9.5

vạch.
• Bệ palier pignon : Lưu lượng yêu cầu cho mỗi bệ là 8.3 lít/phút , đồng hồ phải chỉ báo lớn
hơn 3.5 vạch .
Nếu thấy lưu lượng nước thiếu phải kiểm tra các van tay , kiểm tra thông nghẹt đường ống ,
nếu xử lý không được phải báo cho đốc công ca biết .
- Báo cho trạm điện 243 đóng điện cho các thiết bị khu lò .
-

2.4. 2.4 Vận hành đơn động :
- Chế độ này chỉ dùng cho kiểm tra sửa chữa.
- Chạy bơm mỡ bôi trơn giữa vành răng và pignon.
- Chạy tại chỗ 2 bơm nhớt HGT chính và 4 bơm nhớt bệ 2.
- Báo trung tâm chuyển công tắc về vireurs.
- Chuyển công tắc hộp điều khiển KK16.15/16 qua vị trí “Freins“để tiến hành nhấn nút tròn ở
dưới, thử đóng mở thắng tốt, sau đó chuyển sang vireurs (quay chậm).
- Chuyển công tắc ở hộp điều khiển KK16.30/31 về vị trí “LOCAL“ nhấn nút Marche phía
dưới (phải giữ thời gian cho thắng mở ra và khi động cơ phụ hoạt động thì thả ra) lúc này lò
đã quay chậm tại chỗ.
- Khi quay lò tại chỗ cần kiểm tra sự ăn khớp giữa vành răng, pignon, HGT chính, phụ xem có
tiếng kêu lạ và rung hay không. Nếu rung và khác thường phải báo ngay cho cấp trên (Đốc
công hoặc Ban quản đốc).
- Khi được sự yêu cầu của người có trách nhiệm ra hiệu cho dừng lò lại thì nhấn nút đỏ (Arret)
để dừng lò (có thể yêu cầu xả thắng hoặc không tùy thuộc vào công việc sắp thực hiện).
- Thực hiện các bước kiểm tra như mục 2.3 đã nêu trên .
Trang 3/5


×