Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Các giải pháp hoàn thiện quản lý chuỗi cung cấp cho dự án epcic tại công ty PTSC offshore services

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.1 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-----------------

PHAN NGỌC TUẤN

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHUỖI CUNG
CẤP CHO DỰ ÁN EPCIC TẠI CÔNG TY PTSC OFFSHORE
SERVICES

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Ngô Trần Ánh

Hà Nội – Năm 2016


LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh “Các giải pháp hoàn thiện quản lý chuỗi
cung cấp cho dự án EPCIC tại Công ty PTSC OFFSHORE SERVICES” là kết quả của
quá trình học tập và nghiên cứu tại Viện Kinh tế & Quản lý - Trường Đại Học Bách
Khoa Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô đã truyền đạt cho tôi những kiến
thức bổ ích trong suốt thời gian học tập cũng như góp ý để tôi có hướng nghiên cứu
sâu hơn về đề tài với mục đích áp dụng vào thực tiễn về công tác quản lý chuỗi cung
cấp cho các công trình EPC xây lắp dầu khí tại Việt Nam.
Xin trân trọng cảm ơn TS. Ngô Trần Ánh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ về
mọi mặt để tôi có thể hoàn thành tốt Luận văn Thạc sỹ này.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Công ty PTSC OFFSHORE SERVICES,


các Ông/Bà Trưởng/Phó các bộ phận phòng ban, Chủ nhiệm các dự án đã tạo điều kiện
về thời gian, công việc và cung cấp các nguồn thông tin, tài liệu cũng như sự hỗ trợ
nhiệt tình của người thân và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời
gian tôi theo học ở bậc cao học và thực hiện Luận văn.
Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn đến gia đình đã tạo mọi điều kiện về thời gian và
ủng hộ về tinh thần để tôi hoàn thành bản Luận văn này.
Trân trọng!


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ

Phan Ngọc Tuấn


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG CẤP .............. 5
1.1 Khái quát chung về quản lý chuỗi cung cấp ........................................................... 5
1.1.1 Khái niệm....................................................................................................... 5
1.1.2 Cấu trúc chuỗi cung cấp cơ bản ..................................................................... 7

1.1.3 Đặc điểm và phân loại chuỗi cung cấp ........................................................10
1.1.3.1 Đặc điểm ........................................................................................10
1.1.3.2 Phân loại ........................................................................................11
1.2 Tầm quan trọng của quản lý chuỗi cung cấp đối với doanh nghiệp ....................15
1.2.1 Quản lý chuỗi cung cấp trong doanh nghiệp sản xuất .................................15
1.2.2 Quản lý chuỗi cung cấp trong doanh nghiệp xây dựng và dịch vụ .............16
1.3 Xây dựng chuỗi cung cấp ......................................................................................17
1.3.1 Khái quát ......................................................................................................17
1.3.2 Ý nghĩa .........................................................................................................19
1.3.3 Các nghiệp vụ quản lý chuỗi cung cấp trong hoạt động sản xuất kinh doanh
..............................................................................................................................20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..........................................................................................29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHUỖI CUNG CẤP CHO
DỰ ÁN EPCIC TẠI CÔNG TY PTSC OFFSHORE SERVICES ..........................30
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................................30
2.1.1. Giới thiệu ....................................................................................................30
2.1.2. Công ty PTSC OFFSHORE SERVICES....................................................32
2.1.3. Ngành nghề kinh doanh. .............................................................................32
2.1.4. Cơ cấu tổ chức Công ty ..............................................................................34
2.1.5 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban ............................................................37
2.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2014. ..................40
2.2 Tình hình triển khai dịch vụ kỹ thuật dầu khí hiện nay ........................................41
2.2.1 Tình hình chung về Kinh tế vĩ mô Việt Nam Năm 2015 ............................41


2.2.2 Tình hình triển khai dịch vụ kỹ thuật dầu khí hiện nay ...............................43
2.2.3 Phân tích những thuận lợi và khó khăn .......................................................50
2.3 Phân tích thực trạng công tác quản lý chuỗi cung cấp cho dự án EPCIC tại Công
ty PTSC OFFSHORE SERVICES .......................................................................61
2.3.1 Quản lý Dự án và hợp đồng EPC/EPCIC ....................................................61

2.3.2 Thực trạng công tác quản lý chuỗi cung cấp trong các dự án EPCIC tại
Công ty PTSC OFFSHORE SERVICES..............................................................67
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHUỖI CUNG CẤP CHO DỰ ÁN EPCIC TẠI CÔNG TY PTSC
OFFSHORE SERVICES ............................................................................................84
3.1 Định hướng phát triển dịch vụ kỹ thuật dầu khí giai đoạn 2015-2025 .................84
3.1.1 Định hướng phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam - PVN .84
3.1.2 Định hướng phát triển Tổng Công ty PTSC ................................................88
3.2 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện SCM cho dự án EPCIC tại công ty PTSC
OFFSHORE SERVICES ......................................................................................89
3.2.1 Về nhóm giải pháp tổng thể ở tầm quản lý Doanh nghiệp ..........................90
3.2.2 Về nhóm giải pháp cụ thể trong chuỗi cung cấp cho dự án EPCIC ............93
3.2.2.1 Giải pháp hoàn thiện khâu khảo sát- thiết kế .................................93
3.2.2.2 Giải pháp hoàn thiện khâu mua sắm vật tư, thiết bị dự án và quản
lý nhà cung cấp ..........................................................................................96
3.2.2.3 Giải pháp khâu thi công quản lý nhà thầu phụ và quản trị mối quan
hệ với khách hàng ......................................................................................99
3.2.2.4 Giải pháp hoàn thiện quản lý tổng thể dự án, quản lý chất lượng
và công tác điều phối ...............................................................................102
3.2.2.5 Giải pháp hoàn thiện khâu vận chuyển, hậu cần và kho bãi .......104
3.2.3 Lộ trình - Nhân lực và Ngân sách thực hiện giải pháp .............................105
KẾT LUẬN ................................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Ba yếu tố cơ bản chuỗi cung cấp ...................................................................... 8
Hình 1.2 Các thành phần của chuỗi cung cấp ................................................................. 9
Hình 1.3 Mô hình hoạt động một chuỗi cung cấp đơn giản ..........................................21
Bảng 2.1.1: Danh sách các Công ty con trực thuộc.......................................................31

Bảng 2.1.3: Các lĩnh vực hoạt động SXKD của Công ty ..............................................34
Bảng 2.1.4: Danh sách các phòng ban, xưởng, đơn vị ..................................................35
Bảng 2.1.6a: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ...............................40
Bảng 2.1.6b: Cơ cấu lao động trong Công ty ................................................................41
Bảng 2.2.1: Bảng so sánh GDP .....................................................................................42
Bảng 2.2.2a: Trữ lượng dầu khí khu vực Đông Nam Á ................................................44
Bảng 2.2.2b: Các mỏ dầu khí lớn của Việt Nam ...........................................................44
Bảng 2.2.2c: Các dự án đã và đang triển khai tại Việt Nam .........................................46
Bảng 2.2.3a: Các bể trầm tích trên thềm lục địa Việt Nam ...........................................50
Bảng 2.2.3b: Danh sách các phần mềm phục vụ tính toán Thiết kế - thi công hiện có 53
Bảng 2.2.3c: Các phần mềm phục vụ tính toán Thiết kế - thi công đang thiếu ............54
Bảng 2.2.3d: Các đối thủ cạnh tranh trong nước ...........................................................56
Bảng 2.2.3e: Các đối thủ cạnh tranh trong khu vực ......................................................58
Bảng 2.2.3f: Tỉ lệ lao động tại Công ty .........................................................................61
Bảng 2.2.3g: Ngân sách đào tạo hằng năm của Công ty ...............................................61
Hình 2.3.1a: Tam giác chất lượng dự án .......................................................................63
Hình 2.3.1b: Lễ ký kết hợp đồng EPC dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn.............................64
Hình 2.3.2a: Mô hình tổng quát chuỗi cung cấp trong lĩnh vực xây dựng công trình ..68
Bảng 2.3.2a: Các dự án xây dựng công trình dầu khí EPCIC tiêu biểu thực hiện bởi
PTSC OFFSHORE SERVICES 2010-2015 ..................................................................69
Bảng 2.3.2b: Dự toán chi phí thực hiện và tổng kết chi phí thực tế dự án EPCIC HP
Inlet Cooler ....................................................................................................................70
Bảng 2.3.2c: Dự toán chi phí thực hiện và tổng kết chi phí thực tế dự án EPCIC
Booster Compressor ......................................................................................................73
Bảng 2.3.2d: Dự toán chi phí thực hiện và chi phí thực tế dự án EPCIC Ruby B ........74
Bảng 2.3.2e: Dự toán chi phí thực hiện và tổng kết chi phí thực tế dự án EPCIC TBHR
.......................................................................................................................................76
Bảng 2.3.2f: Giá bỏ thầu quốc tế dự án BCPA3 khách hàng ONGC Ấn Độ ................81



DANH MỤC
CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTS

Build To Stock

Chuỗi cung cấp sản xuất để dự trữ

BTO

Build To Order

Chuỗi cung cấp sản xuất theo đơn hàng

CRM
CTO

Client Relationship
Management
Configure To Order
Engineering, Procurement,

EPCIC Construction, Installation,
Commissioning

Quản trị quan hệ với khách hàng
Chuỗi cung cấp định hình đơn hàng
Thiết kế, mua sắm, chế tạo, thi công, lắp
đặt, chạy thử


ETO

Engineer To Order

Chuỗi cung cấp thiết kế theo đơn hàng

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội
Đúng sản phẩm - với đúng số lượng - tại

JIT

Just In Time

LLI

Long List Item

Vât tư đặt hàng thời gian dài

Petronas Carigali Vietnam

Công ty Petronas Carigali Vietnam

Limitted

Limitted


PTSC OFFSHORE

Công ty CP Dịch vụ, Lắp đặt, Vận hành và

SERVICES

Bảo dưỡng CTDK biển PTSC

PetroVietnam Technical

Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí

Services Corporation

Việt Nam

PCVL
POS
PTSC
PVEP

PetroVietnam Exploration
Production Corporation

đúng nơi - vào đúng thời điểm

Công ty Thăm Dò Khai Thác Dầu khí

PVN


PETROVIETNAM

Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam

SCM

Supply Chain Management

Quản lý chuỗi cung cấp

SKU

Stock Keeping Unit

Đơn vị dự trữ

T&I

Transportation and
Installation

Vận chuyển và Lắp đặt


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, các hoạt
động đầu tư và thương mại không ngừng gia tăng, với việc nhiều Công ty nước ngoài
đổ vốn đầu tư vào Việt Nam và Việt Nam từng bước gia nhập vào các chuỗi cung cấp

toàn cầu lớn, quản lý chuỗi cung cấp ngày càng được chú trọng hơn so với trước đây.
Tuy nhiên, một thực tế là quản lý chuỗi cung cấp vẫn là một phạm trù khá mới mẻ tại
Việt Nam mà người ta hay dùng cụm từ “logistics” hay “vận tải” để mô tả dòng chảy
của hàng hóa, dịch vụ.
Khái niệm quản lý chuỗi cung cấp xuất hiện vào khoảng năm 1980 và bắt đầu
phổ biến trên toàn thế giới vào những năm 1990. Ban đầu, lý thuyết về chuỗi cung cấp
được nghiên cứu và áp dụng cho lĩnh vực sản xuất hàng hóa với thực tế là nguồn tài
nguyên là có hạn và nhu cầu của con người là vô hạn. Ngày nay, 90% các CEO trên
thế giới đều đặt việc quản lý chuỗi cung cấp lên hàng đầu khi mà việc cạnh tranh trên
thị trường ngày càng tăng cao, giá bán trên thị trường và giá thu mua nguồn cung cấp
hàng hóa ngày càng bị siết chặt. Chuỗi cung cấp có sức tác động lớn sẽ chiếm lĩnh thị
trường và sự tín nhiệm của khách hàng, tạo nên giá trị cổ đông, mở rộng chiến lược
kinh doanh và khả năng vươn xa cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, trong môi trường
kinh doanh hiện nay, chuỗi cung cấp là một trong những nhân tố quyết định khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành. Các nghiên cứu cho thấy, nhờ
thiết lập được chuỗi cung cấp hiệu quả mà các tập đoàn quốc tế lớn như Dell, Apple,
Boeing hay như tập đàn bán lẻ Wal-Mart đã liên tục phát triển bền vững, chiếm lĩnh
thị trường toàn cầu và luôn đạt lợi nhuận cao hơn từ 4-6% so với đối thủ.
Trên thế giới, lý thuyết về quản lý chuỗi cung cấp không chỉ áp dụng trong lĩnh
vực sản xuất hàng hóa mà còn được nghiên cứu và ứng dụng trong các Doanh nghiệp
xây dựng và kinh doanh dịch vụ. Không giống như sản xuất công nghiệp, xây dựng là
quá trình sản xuất dựa trên các dự án. Quản lý chuỗi cung cấp trong lĩnh vực xây dựng
và dịch vụ tập trung vào chiến lược Xây dựng tinh gọn (Lean construction), đặt hàng
đúng thời điểm (Just In Time Purchasing), lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp, quản lý
các nhà thầu phụ, quản trị mối quan hệ với khách hàng, mua/bán vật tư thiết bị, lưu
kho - vận chuyển, chia sẻ thông tin, quản lý chất lượng dịch vụ từ đó tạo nền tảng cho
1


doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí không cần thiết, nâng cao giá trị

thương hiệu, gia tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm và dịch vụ.
Hiện nay ở nước ta, các báo cáo hay đề tài nghiên cứu áp dụng quản lý chuỗi
cung cấp vào lĩnh vực xây dựng hay kinh doanh dịch vụ còn rất ít, theo tìm hiểu của
tác giả thì hiện mới chỉ có các bài báo để cập đến lợi ích của việc áp dụng quản lý
chuỗi cung cấp vào lĩnh vực xây dựng công trình trong khi nhiều tập đoàn xây dựng
lớn trên thế giới như Mc – Dermott- USA, Huyndai Heavy Industry- Korea, TechnipFrance, JGC- Japan đã nghiên cứu và áp dụng thành công lý thuyết quản trị chuỗi cung
cấp vào lĩnh vực hoạt động của mình từ rất sớm giúp các tập đoàn này từ những Công
ty có quy mô nhỏ ban đầu ngày nay đã trở thành các tập đoàn xây dựng lớn có mặt trên
khắp thế giới, là tổng thầu EPC cho hầu hết các công trình trọng điểm, phức tạp và giá
trị lớn trên thế giới như Lọc hóa dầu, khí - điện - đạm, kho chứa, kho nổi, công trình cụm công trình dầu khí…vv.
Thực hiện định hướng chiến lược phát triển lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật dầu khí
của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam – PVN và Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ
Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam - PTSC giai đoạn 2015 - 2020, Công ty PTSC
OFFSHORE SERVICES đảm trách vai trò là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp
dịch vụ thiết kế, vận chuyển, lắp đặt, đấu nối, chạy thử, vận hành và bảo dưỡng các
công trình dầu khí Biển cho các Nhà thầu/liên doanh nhà thầu khai thác dầu khí trong
nước, từng bước phát triển mở rộng thị phần cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí trong
khu vực và trên thế giới.
Những năm gần đây, sự biến động của nền kinh tế thế giới đặc biệt giá dầu thô
trên thế giới suy giảm liên tục từ quý 2 năm 2013 đến nay chưa có dấu hiệu hồi phục
đã ảnh hưởng lớn đến thị trường dịch vụ dầu khí trong nước và trong khu vực. Nhiều
dự án đã bị giãn tiến độ hoặc tạm ngừng triển khai do ảnh hưởng của giá dầu dẫn đến
thị trường dịch vụ kỹ thuật dầu khí bị thu hẹp, mức độ cạnh tranh gay gắt và quyết liệt
hơn giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ trong và ngoài ngành, trong nước và ngoài nước.
Trước thực tế đó, việc thực hiện một đề tài nghiên cứu sâu hơn về công tác quản lý
chuỗi cung cấp trong nhằm phân tích tình hình, thực trạng, đánh giá những khó khăn
thách thức và đưa ra các giải pháp tích cực và toàn diện dựa trên lý thuyết về quản lý
chuỗi cung cấp nhằm đưa đến một cái nhìn mới cho các nhà quản trị hoặc hoạch định
2



chính sách để từ đó khắc phục những điểm yếu, nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty, đặc biệt là hoàn thiện công tác quản lý chuỗi cung cấp cho các dự án EPCIC
tại Công ty PTSC OFFSHORE SERVICES là hết sức cần thiết. Với mong muốn đó,
tác giả đã chọn đề tài: “Các giải pháp hoàn thiện quản lý chuỗi cung cấp cho dự án
EPCIC tại Công ty PTSC OFFSHORE SERVICES”.
Với lượng thời gian tìm hiểu chưa nhiều, nguồn tư liệu chủ yếu là các bài báo
cáo, các chuyên đề nghiên cứu từ nước ngoài trong khi nguồn tư liệu trong nước mới
chỉ tập trung nghiên cứu về áp dụng SCM cho lĩnh vực sản xuất hàng hóa. Vì vậy, tác
giả mong muốn mang đến một cách tiếp cận mới về quản lý chuỗi cung cấp áp dụng
vào lĩnh vực xây dựng công trình, đặc biệt là các công trình dầu khí dạng tổng thầu
EPC.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung phân tích tình hình và thực trạng quản lý chuỗi cung cấp cho
các dự án dạng tổng thầu EPCIC Công ty PTSC OFFSHORE SERVICES đã và đang
thực hiện qua đó đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả trong việc quản lý chuỗi cung cấp cho các dự án EPCIC, cắt giảm
chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng dịch vụ kỹ dầu khí ra thị trường khu
vực và trên thế giới theo định hướng phát triển của tập đoàn.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Tại Công ty PTSC OFFSHORE SERVICES.
Thời gian: Từ tháng 6 - 2010 đến tháng 8 - 2015
3. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về lý thuyết quản lý chuỗi
cung cấp. Tác dụng của quản lý chuỗi cung cấp trong các doanh nghiệp xây dựng công
trình và kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là các dự án dạng tổng thầu EPC/EPCIC.
Phân tích thực trạng quản lý chuỗi cung cấp trong quá trình triển khai các dự án
EPCIC Công ty PTSC OFFSHORE SERVICES trong thời gian qua. Chỉ ra những mặt
mạnh, mặt yếu, thành quả đạt được, những tồn tại ở mỗi khâu của chuỗi cung cấp

trong quá trình thực hiện dự án. Từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện quản lý
chuỗi cung cấp cho các dự án nhằm nâng cao năng lực quản lý dự án, năng lực cạnh
3


tranh, mở rộng dịch vụ kỹ dầu khí ra thị trường khu vực và trên thế giới theo định
hướng phát triển của Tổng Công ty PTSC giai đoạn 2015 - 2020 tầm nhìn đến 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích cụ thể từng khâu trong quá trình triển
khai các dự án EPCIC tại Công ty PTSC OFFSHORE SERVICES. Tổng hợp các bài
học kinh nghiệm rút ra sau mỗi dự án, kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính
và định lượng dựa trên số liệu thực tế, thống kê, phân tích so sánh, tiếp cận hệ thống,
lựa chọn.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản lý chuỗi cung cấp
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chuỗi cung cấp cho dự án EPCIC tại

công ty PTSC OFFSHORE SERVICES
Chương 3: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý chuỗi cung cấp

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG CẤP
1.1 Khái quát chung về quản lý chuỗi cung cấp
1.1.1 Khái niệm
Năm 2006 Nhà xuất bản Trẻ đã mua bản quyền và giới thiệu tới bạn đọc bản

dịch Việt ngữ Thế giới phẳng - “THE WORLD IS FLAT” của tác giả Thomas
Friedman một trong những tác phẩm được xếp vào danh mục những cuốn sách bán
chạy nhất ở Mỹ. Cuốn sách góp phần mổ xẻ cấu trúc đương đại của nền kinh tế và
chính trị thế giới. Khái niệm “phẳng” ở đây đồng nghĩa với việc dỡ bỏ những rào cản
về chính trị văn hóa cùng với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin và khoa học
kỹ thuật. Trong thế giới phẳng ngày nay - như tác giả nói “không chỉ các quốc gia, các
tập đoàn kinh tế lớn như DELL, IBM hay WAL-MART mà các cá nhân ở khắp nơi trên
hành tinh này đều có thể cộng tác với nhau trong những chuỗi cung cấp toàn cầu để
tạo ra những giá trị gia tăng lớn hơn” như vậy có thể thấy chuỗi cung cấp có vai trò
rất lớn trong kỷ nguyên toàn cầu hóa ngày nay.
Sự xuất hiện của quản lý chuỗi cung cấp ban đầu chỉ là việc liên kết sự vận
chuyển và logistics với sự thu mua hàng hóa, tất cả được gọi chung là quá trình thu
mua hàng hóa. Quá trình hợp nhất ban đầu này sớm mở rộng ra lĩnh vực phân phối và
logistics cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Các Công ty sản xuất bắt đầu tích hợp
chức năng quản lý nguyên liệu vào những quy trình này. Từ đó, chuỗi cung cấp ngày
càng chiếm vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp.
Chuỗi cung cấp bao gồm các Công ty và hoạt động kinh doanh cần để thiết kế,
sản xuất, phân phối và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Các hoạt động kinh doanh tùy
thuộc vào chuỗi cung cấp cung cấp cho họ những gì họ cần để tồn tại và phát triển.
Mỗi doanh nghiệp phù hợp với một hoặc nhiều chuỗi cung cấp và có vai trò nhất định
trong từng chuỗi cung cấp đó.
Tốc độ thay đổi và sự bất ổn về sự tiến triển của thị trường đã khiến các Công
ty cần hiểu rõ về chuỗi cung cấp mà họ tham gia và hiểu được vai trò của nó. Các
Công ty nào biết cách xây dựng và tham gia vào những chuỗi cung cấp mạnh mẽ sẽ có
lợi thế cạnh tranh bền vững trong thị trường.
5


Nếu xem xét chuỗi cung cấp dưới hình thức là tập hợp của các dòng lưu chuyển
thì chuỗi cung cấp là một mạng lưới các tổ chức hợp tác chặt chẽ với nhau để nâng cao

dòng thông tin và dòng nguyên liệu giữa nhà cung cấp và khách hàng tại mức chi phí
thấp nhất với tốc độ nhanh nhất. Mục tiêu then chốt của một chuỗi cung cấp là sự thỏa
mãn nhu cầu khách hàng trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó. Khách hàng là
thành tố tiên quyết của mỗi chuỗi cung cấp. Hoạt động của chuỗi cung bắt đầu với một
yêu cầu của khách hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn đặt hàng của họ.
Việc sử dụng thuật ngữ “mạng lưới” cho thấy rằng các doanh nghiệp tham gia vào
chuỗi cung cấp không chỉ là những doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tương hỗ mà
còn là những doanh nghiệp cạnh tranh với nhau trong việc cung cấp cùng một sản
phẩm, dịch vụ.
Thuật ngữ “chuỗi cung cấp” tên Tiếng anh là Supply Chain xuất hiện cuối
những năm 80 và trở nên phổ biến trên toàn thế giới trong những năm 90. Trước đó,
các Công ty sử dụng thuật ngữ như “hậu cần” (logistics) và “quản lý các hoạt động”
(operations management). Từ khi ra đời cho đến nay, các học giả chuyên môn đưa ra
nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm chuỗi cung cấp, theo Lambert, Elleam
“Chuỗi cung cấp là sự liên kết với các Công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào
thị trường” (1998, Boston MA: Irwin/McGraw-Hill, c.14) còn Chopra Sunil và Pter
Meindl lại cho rằng “Chuỗi cung cấp bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp
hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung cấp không chỉ gồm
nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân
khách hàng” (2009, Upper Saddle Riverm NI: Prentice Hall).
Dù có nhiều quan điểm khác nhau về chuỗi cung cấp nhưng nhìn nhận một cách
tổng quát nhất thì chuỗi cung cấp là một nhóm gồm ba hoặc hơn các tổ chức kết nối
trực tiếp bằng một hay nhiều dòng chảy xuôi hoặc ngược của sản phẩm, dịch vụ, tài
chính và thông tin từ một nhà cung cấp đến khách hàng.
Quản lý chuỗi cung cấp là gì?
Quản lý chuỗi cung cấp gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của doanh
nghiệp: từ việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng hóa, dịch vụ đầu vào,
đến quá trình thu mua, lựa chọn nhà cung cấp, tổ chức triển khai, sản xuất, quản lý hậu
cần, kho bãi, chia sẻ thông tin đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung cấp khác,
6



các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và cuối cùng là làm thỏa mãn khách hàng.
Quản lý chuỗi cung cấp tên Tiếng anh “Supply Chain Management - SCM” là
giải pháp quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
nhằm kiểm soát chặt chẽ tất cả các khâu từ quản lý cung cấp đầu vào cho đến quản lý
sản xuất đầu ra hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, quản lý vận chuyển, lưu kho phân phối,
bán hàng tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
Viện quản trị cung cấp mô tả “quản lý chuỗi cung cấp là việc thiết kế và quản
lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu thực sự
của khách hàng cuối cùng”. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và công
nghệ là nhân tố then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung cấp thành công.
Theo Hội đồng chuỗi cung cấp thì “quản lý chuỗi cung cấp là việc quản lý cung và
cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng
và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và phân
phối đến khách hàng cuối cùng”.
Dù còn nhiều quan điểm khác nhau về chuỗi cung cấp và quản lý chuỗi cung
cấp nhưng nhìn chung tất cả đều có chung nhận định, quản lý chuỗi cung cấp là quản
lý một mạng lưới các mối quan hệ trong một tổ chức và giữa các tổ chức phụ thuộc lẫn
nhau bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, cơ sở vật chất cho
sản xuất, dịch vụ logistics, marketing và các hệ thống liên quan khác để hỗ trợ cho các
dòng ngược và xuôi của vật liệu, thiết bị, dịch vụ, tài chính và thông tin từ các nhà
cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng với mục tiêu làm tăng giá trị, tối đa
hóa lợi nhuận thông qua sự hoạt động hiệu quả toàn chuỗi và thỏa mãn sự hài lòng của
khách hàng. Mục tiêu cuối cùng của quản lý chuỗi cung cấp là làm sao đáp ứng tối đa
mong muốn của khách hàng với chi phí tối thiểu.
1.1.2 Cấu trúc chuỗi cung cấp cơ bản
Quản lý chuỗi cung cấp phải cân nhắc đến tất cả các thành tố của một chuỗi
cung cấp từ các nhà cung cấp cơ sở đến sản xuất rồi thông qua các kho lưu trữ, trung
tâm phân phối đến nhà bán lẻ và các cửa hàng và tác động của các thành tố này đến chi

phí và vai trò của chúng trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách
hàng. Mục tiêu của quản lý chuỗi cung cấp là hiệu lực và hiệu quả trên toàn hệ thống.
Tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật
7


liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải được tối thiểu hóa. Nói cách
khác, mục tiêu của mọi chuỗi cung cấp là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống.
Giá trị tạo ra của chuỗi cung cấp là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng
đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung cấp dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Lợi nhuận của chuỗi cung cấp là tổng lợi nhuận được chia sẻ trong toàn
chuỗi. Lợi nhuận của chuỗi cung cấp càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung
cấp càng lớn. Mỗi chuỗi cung cấp đều có một kiểu nhu cầu thị trường và các thách
thức kinh doanh riêng nhưng các vấn đề về cơ bản giống nhau trong từng chuỗi.
Ba yếu tố cơ bản của bất kỳ một dây chuyền cung cấp bao guồm: Nhà cung
cấp, bản thân đơn vị sản xuất hay doanh nghiệp và khách hàng.
Hình 1.1 Ba yếu tố cơ bản chuỗi cung cấp

a) Nhà cung cấp:


Là các Công ty bán thiết bị, sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào cần
thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh.



Thông thường, nhà cung cấp được hiểu là đơn vị cung cấp nguyên liệu trực
tiếp như vật liệu thô, các chi tiết sản phẩn bán thành phẩm hay sản phẩm
hoàn chỉnh làm đầu vào cho một quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo của
doanh nghiệp.




Các Công ty cung cấp dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh được gọi là nhà
cung cấp dịch vụ.

b) Đơn vị sản xuất:


Là nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các quá trình sản
xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng.



Các nghiệp vụ về quản lý sản xuất được sử dụng tối đa tại đây nhằm tăng
hiệu quả, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên sự thông suốt của dây
chuyền cung cấp.

c) Khách hàng:
8




Là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Chuỗi cung cấp lại được cấu thành bởi 05 thành phần cơ bản. Các thành phần
này là các nhóm chức năng khác nhau và cùng nằm trong dây chuyền cung cấp
Hình 1.2 Các thành phần của chuỗi cung cấp




Sản xuất: Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung cấp tạo ra và lưu trữ
sản phẩm. Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của
thành phần này. Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối
mặt với vấn đề cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và
hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xác định được
mình cần làm cái gì, làm như thế nào, và khi nào?



Vận chuyển: Đây là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật
liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung cấp. Ở đây, sự
cân bằng giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu
thị trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển.



Tồn kho: Tồn kho là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào.
Chính yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của doanh
nghiệp. Nếu tồn kho ít tức là sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra bao
nhiêu được tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất của
doanh nghiệp ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa.



Định vị: Doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở đâu?
Nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Đây chính là những yếu tố quyết định
sự thành công của dây chuyền cung cấp. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản
xuất được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn (Nơi nào tốt

nhất để làm cái gì).



Thông tin: Thông tin là cơ sở để ra quyết định, thông tin chính xác đem lại
những kết quả đáng tin cậy giúp cho chuỗi cung cấp hoạt động một cách
9


linh hoạt, hiệu quả. Ngược lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ
không thể phát huy tác dụng. Doanh nghiệp cần khai thác thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau và cố gắng thu thập nhiều nhất lượng thông tin cần thiết.
Hệ thống thông tin quản lý chuỗi cung cấp bao gồm nhiều quá trình hỗ trợ việc
quản trị, tối ưu hóa chuỗi cung cấp nội bộ doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận hiện
tại và tương lai thông qua việc hoàn tất các đơn hàng một cách nhanh chóng, chính xác
với chi phí thấp nhất.
Hệ thống thông tin quản lý chuỗi cung cấp giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đảm
bảo tuân thủ nguyên tắc JIT- Just In Time (chuyển giao đúng số lượng, đúng chất
lượng và đúng lúc) nhằm đảm bảo tối ưu cho tất cả các công đoạn trong quá trình sản
xuất cũng như tất cả các khâu quản lý trong chuỗi cung cấp.
Ngoài ra, việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001 (Có thể kết hợp với phương pháp quản lý sản xuất tinh gọn – Lean
Manufaturing/Lean Construction và/hoặc các phương pháp quản lý khác) nhằm đảm
bảo duy trì và kiểm soát các quá trình trong chuỗi cung cấp, giúp cho chuỗi cung cấp
được thực hiện chuẩn mực, luôn được cải tiến, tối ưu hóa, nhờ vậy hoạt động của các
chuỗi cung cấp ngày càng hoàn hảo hơn và đạt được hiệu quả cao hơn.
1.1.3 Đặc điểm và phân loại chuỗi cung cấp
1.1.3.1 Đặc điểm
Các chuỗi cung cấp trên thế giới có cấu trúc rất đa dạng, mỗi chuỗi cung lại
hướng tới cung cấp cho khách hàng những giá trị khác nhau nhưng nhìn chung chúng

vẫn chia sẻ những đặc trưng của một chuỗi cung cấp điển hình. Nếu chúng ta tìm kiếm
một đặc điểm cơ bản của một chuỗi cung thì đó là sự cân bằng giữa tính trách nhiệm
và tính hiệu quả. Tính trách nhiệm là khả năng đáp ứng thực hiện các hoạt động như
đảm bảo thời gian giao hàng, thiế kế sản phẩm có tính đổi mới cao, chất lượng dịch vụ
cao… Tính trách nhiệm thường đi kèm với chi phí cao. Ví dụ, để đáp ứng được các
đơn hàng với số lượng khác nhau, năng lực sản xuất phải được nâng cao, điều này
đồng nghĩa với việc tăng chi phí.
Việc tăng chi phí này dẫn đến khái niệm thứ hai về tính hiệu quả của chuỗi
cung cấp. Tính hiệu quả là chi phí của việc sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách
hàng. Việc tăng chi phí sẽ làm giảm tính hiệu quả hay nói cách khác, mọi lựa chọn
10


mang tính chiến lược để tăng tính trách nhiệm sẽ dẫn đến làm giảm tính hiệu quả
của chuỗi cung cấp.
Một đặc điểm khác của chuỗi cung cấp hiện nay là thành viên quyền lực nhất sẽ
áp đặt chiến lược lên toàn chuỗi cung. Ví dụ như trong ngành công nghiệp ôtô, các nhà
sản xuất ô tô thường đặt điều kiện với các nhà cung cấp. Hay như IBM hay Dell lấn át
các nhà cung cấp linh kiện cho họ. Ngoại trừ những thành viên có quyền lực trong
chuỗi cung cấp, thật khó có thể chỉ ra một chuỗi cung cấp mà các thành viên của nó
hợp tác với các điều khoản công bằng.
Trong chuỗi cung cấp, sự vận động của các dòng vật chất và dòng thông tin
cũng là một đặc điểm khác biệt. Dòng thông tin di chuyển ngược chiều chuỗi cung cấp
trong khi dòng vật chất thì di chuyển xuôi chiều chuỗi cung cấp. Thông tin được
truyền từ phía khách hàng đến nhà bán lẻ, nhà sản xuất, Công ty cung cấp dịch vụ vận
tải, nhà cung cấp nguyên vật liệu. Đó là cách thức mà một hệ thống sản xuất vẫn hoạt
động trong nhiều thập niên. Điều khác biệt trong chuỗi cung là việc thông tin được
truyền đến các thành viên một đồng thời và nó cần thiết cho quá trình ra quyết định
riêng của họ.
1.1.3.2 Phân loại

Có rất nhiều tiêu chí để có thể phân loại chuỗi cung cấp nhưng có hai tiêu chí
được coi là cơ bản và tiêu biểu nhất. Thứ nhất là dựa vào sự tính toán thời điểm thực
hiện hoạt động có liên quan đến nhu cầu của khách hàng. Thứ hai là dựa vào cấu trúc
của chuỗi cung cấp.
* Tiêu chí thứ nhất:
Căn cứ vào sự tính toán thời điểm thực hiện hoạt động liên quan đến nhu cầu
của khách hàng, chuỗi cung cấp được chia thành ba loại là chuỗi cung cấp đẩy, chuỗi
cung cấp kéo, và chuỗi cung cấp đẩy - kéo.
a) Chuỗi cung cấp đẩy:
Trong loại chuỗi cung cấp này, các quyết định liên quan đến sản xuất và phân
phối đều dựa trên những dự báo trong dài hạn. Điển hình là các nhà sản xuất đơn thuần
dựa vào đơn đặt hàng của các nhà bán lẻ để dự báo về nhu cầu của khách hàng. Do đó
chuỗi cung cấp đẩy phải mất một khoảng thời gian dài để có thể phản ứng trước sự
thay đổi của thị trường. Hiệu ứng Bullwhip là hiện tượng phổ biến trong chuỗi cung
11


cấp đẩy. Đặc điểm của hiệu ứng này là sự biến động trong đơn hàng mà nhà sản xuất
nhận được từ nhà bán lẻ và nhà kho thường lớn hơn so với biến động thực tế trong nhu
cầu của khách hàng cuối cùng. Điều này dẫn đến những dự báo sai lầm về nhu cầu
thực tế về sản phẩm, kéo theo đó là kế hoạch sản xuất không chính xác, lượng hàng
tồn kho sẽ tăng lên làm tăng chi phí và việc quản lý nguồn lực trở nên khó khăn.
b) Chuỗi cung cấp kéo:
Trong chuỗi cung cấp kéo, sản xuất và phân phối chịu sự chi phối của yếu tố
cầu do đó chúng gắn liền với nhu cầu thực tế của khách hàng, không phải là dựa vào
dự báo như chuỗi cung cấp đẩy. Vì thế, trong chuỗi cung cấp kéo thuần túy, doanh
nghiệp sẽ duy trì mức tồn kho là 0 và chỉ sản xuất khi có đơn hàng. Loại chuỗi cung
này thực sự hấp dẫn các nhà sản xuất khi mà họ có thể giữ tồn kho ở mức 0, giảm chi
phí tồn kho, giảm ảnh hưởng của hiệu ứng Bullwhip, tạo điều kiện tăng mức độ dịch
vụ. Nhưng trên thực tế việc xây dựng và vận hành chuỗi cung cấp kéo là rất khó khăn

do thời gian cần thiết để thực hiện đơn hàng quá dài khiến cho việc phản ứng với
thông tin về nhu cầu của khách hàng bị cản trở. Lý do nằm ở chỗ chuỗi cung cấp kéo
không tận dụng được lợi thế kinh tế theo quy mô nên việc sản xuất theo từng đợt gồm
nhiều mặt hàng và việc phân phối sử dụng phương tiện hiệu quả là khó đạt tới.
c) Chuỗi cung cấp kéo - đẩy:
Trong chuỗi cung cấp kéo - đẩy, một số giai đoạn xây dựng theo chiến lược
đẩy, thường là những giai đoạn đầu của chuỗi cung, những giai đoạn còn lại được phát
triển theo chiến lược kéo. Trong chuỗi cung cấp kéo - đẩy, nhà sản xuất tiến hành sản
xuất theo đơn đặt hàng (Build To Order). Điều đó có nghĩa là các linh kiện tồn kho
được quản lý dựa trên kết quả dự báo nhưng sản phẩm lắp ráp cuối cùng được thực
hiện tương ứng với số lượng đơn đặt hàng. Quá trình đẩy trong chuỗi cung cấp là phần
thuộc về hoạt động của những nhà sản xuất linh kiện cung cấp cho việc lắp ráp. Quá
trình kéo bắt đầu từ hoạt động lắp ráp và dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng.
Trên thực tế, nhu cầu đối với một loại linh kiện là tập hợp nhu cầu của nhiều
sản phẩm hoàn chỉnh có sử dụng đến nó. Căn cứ vào nguyên tắc tổng hợp nhiều dự
đoán sẽ chính xác hơn, sự không chắc chắn của cầu đối với linh kiện sẽ nhỏ hơn sự
không chắc chắn của cầu đối với sản phẩm cuối cùng. Điều này đảm bảo sự giảm số
lượng tồn kho an toàn.
12


* Tiêu chí thứ hai:
Căn cứ theo cấu trúc, chuỗi cung cấp được chia ra làm bốn loại là chuỗi cung
cấp sản xuất để dự trữ (Build-To-Stock), chuỗi cung cấp định hình theo đơn hàng
(Configure-To-Order), chuỗi cung cấp sản xuất theo đơn hàng (Build-To-Order),
chuỗi cung cấp thiết kế theo đơn hàng (Engineer-To-Order).
a) Chuỗi cung cấp sản xuất để dự trữ (BTS):
Sản phẩm được sản xuất với lượng nguyên vật liệu tiêu chuẩn trước khi có đơn
hàng của khách hàng. Chuỗi cung cấp BTS có thời gian đáp ứng yêu cầu khách hàng
ngắn nhất. Khách hàng đặt hàng và được đáp ứng gần như ngay lập tức từ các giá hàng

hay nhà kho thành phẩm của các cửa hàng bán lẻ. Bởi khách hàng đánh giá cao khả
năng đáp ứng nhanh chóng nên các sản phẩm được khách hàng mua theo cảm hứng
thường được cung cấp thông qua chuỗi cung cấp BTS. Nhưng đổi lại sự đáp ứng
nhanh chóng, chuỗi cung cấp BTS mất tính chọn lọc. Khách hàng chỉ chọn được
những gì có sẵn trên kệ hàng do nhà sản xuất cung cấp. Các phụ tùng, linh kiện quan
trọng như linh kiện máy bay thường được cung cấp dưới chuỗi cung cấp loại này.
Nhược điểm nữa của chuỗi cung cấp BTS là do sản phẩm được sản xuất ra chủ yếu
dựa vào dự đoán nên mọi sai sót trong dự đoán ở bất kỳ một khâu nào cũng ảnh hưởng
đến toàn bộ chuỗi cung cấp. Nếu như sản phẩm lâm vào tình trạng lỗi thời, hay bị lỗi,
thì việc thu hồi lại với chi phí rất cao là điều bắt buộc. Khi đó nếu lượng tồn kho sản
phẩm quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tất cả các thành viên, hơn nữa
còn gây tốn kém chi phí tái sản xuất. Còn với trường hợp lượng dự trữ linh kiện quá
thấp, thời gian thực hiện đơn hàng của toàn bộ chuỗi cung cấp sẽ bị kéo dài.
b) Chuỗi cung cấp định hình theo đơn hàng:
Chuỗi cung cấp CTO sản xuất linh kiện trước theo quy trình đẩy nhưng thực
hiện đơn hàng theo cách lắp ráp theo yêu cầu khách hàng. Như vậy lợi ích mang lại sẽ
là nhiều sự lựa chọn cho khách hàng nhưng đổi lại họ sẽ phải hy sinh khả năng thực
hiện đơn hàng ngay lập tức. Ví dụ như trong ngành sản xuất ô tô, nhà sản xuất và nhà
phân phối đang trong giai đoạn hoàn thiện chuỗi cung cấp CTO. Mục tiêu là cung cấp
cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn về màu sắc cũng như sự kết hợp linh kiện.
Nhưng khách hàng sẽ không thể lái xe về ngay sau khi đặt hàng, họ sẽ phải chờ để sản
13


phẩm được sản xuất theo ý họ. Vấn đề mấu chốt trong chuỗi cung cấp CTO là thời
gian chuỗi cung cấp đáp ứng đơn hàng, khả năng của nhà sản xuất giảm thời gian từ
khâu lắp ráp đến khi giao sản phẩm cuối cùng. So với chuỗi cung cấp trước BTS,
chuỗi cung cấp CTO xuất hiện sự trì hoãn, nhà sản xuất không bị ràng buộc bởi thành
phẩm cho đến họ nhận được đơn hàng. Tổng lượng tồn kho sẽ giảm đáng kể do mức
độ phong phú của linh kiện hay module thấp hơn so với sản phẩm hoàn chỉnh. Nhà sản

xuất sẽ chỉ cần dự đoán nhu cầu và lập kế hoạch ở mức độ linh kiện, giảm thiểu tính
không chắc chắn so với dự đoán nhu cầu sản phẩm.
c) Chuỗi cung cấp sản xuất theo đơn hàng (Build-To-Order):
Trong chuỗi cung cấp BTO, yêu cầu của khách hàng được được quan tâm đến
từ giai đoạn bắt đầu của quá trình sản xuất. Sản phẩm trong chuỗi cung cấp này được
cá nhân hóa đến mức cao nhất. Yêu cầu lập kế hoạch trong BTO được thực hiện bởi
cấu trúc hoạch định yêu cầu nguyên vật liệu điển hình MRP. BTO cam kết cung cấp
linh kiện riêng biệt đến từng đơn hàng, đôi khi ngược dòng rất xa dọc theo chuỗi cung
cấp. Khi những yêu cầu được thiết lập, chuỗi cung cấp mới xác định số lượng sản
phẩm và thời gian giao hàng. Khách hàng trong chuỗi BTO phải đợi toàn bộ thời gian
để có thể nhận được sản phẩm từ khâu sản xuất linh kiện cho đến lắp ráp thành phẩm.
Vì vậy, sản phẩm trong chuỗi BTO thường được sản xuất sau khi đã nhận được nhiều
đơn đặt hàng để tránh sự biến động của tỷ lệ sản xuất và nhu cầu. Chuỗi cung cấp BTO
mang lại lợi ích cho nhà sản xuất và nhà phân phối nhờ vào lượng tồn kho thấp, giảm
thiểu rủi ro.
d) Chuỗi cung cấp thiết kế theo đơn hàng (ETO):
Sản phẩm được sản xuất, lắp ráp với những linh kiện và thiết kế riêng biệt. Sản
phẩm trong chuỗi cung cấp loại này mang tính cá biệt hóa cao và thường được dùng
cho những nhu cầu cụ thể. Thời gian để thực hiện đơn hàng là tương đối lâu.
Bên cạnh đó, hoạt động logistics và lập kế hoạch ngược dòng chuỗi cung cấp
thường phức tạp do chúng chỉ gắn với một đơn hàng duy nhất.

14


1.2 Tầm quan trọng của quản lý chuỗi cung cấp đối với doanh nghiệp
1.2.1 Quản lý chuỗi cung cấp trong doanh nghiệp sản xuất
Quản lý chuỗi cung cấp có vai trò rất to lớn đối với doanh nghiệp bởi nó giải
quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Quản lý tốt các chuỗi
cung cấp giúp doanh nghiệp có thể chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu, sản phẩm đầu vào
hoặc tối ưu hoá quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ mà SCM có
thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Có không ít các Công ty đã gặt hái thành công lớn nhờ biết soạn thảo chiến lược
và giải pháp quản lý chuỗi cung cấp thích hợp, ngược lại, có nhiều Công ty gặp khó
khăn, thất bại do đưa ra các quyết định sai lầm như chọn sai nguồn cung cấp nguyên
vật liệu, chọn sai vị trí kho bãi, tính toán lượng dự trữ không phù hợp, tổ chức vận
chuyển rắc rối, chồng chéo.
Ngoài ra, SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là tiếp thị hỗn
hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place). Chính SCM đóng vai trò then chốt trong
việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu
lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ
nhất.
Điểm đáng lưu ý là các chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận rằng: hệ thống SCM
hứa hẹn từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của Công ty và tạo điều kiện
cho chiến lược thương mại điện tử phát triển. Tuy nhiên, như không ít các nhà phân
tích kinh doanh đã cảnh báo, chiếc chìa khoá này chỉ thực sự phục vụ cho việc nhận
biết các chiến lược dựa trên hệ thống sản xuất, khi chúng tạo ra một trong những mối
liên kết trọng yếu nhất trong dây chuyền cung cấp.
Trong một Công ty, sản xuất luôn tồn tại ba yếu tố chính của dây chuyền cung
cấp: thứ nhất là các bước khởi đầu và chuẩn bị cho quá trình sản xuất, hướng tới
những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ, thứ hai là bản thân chức
năng sản xuất, tập trung vào những phương tiện, thiết bị, nhân lực, nguyên vật liệu và
chính quá trình sản xuất, thứ ba là tập trung vào sản phẩm cuối cùng, phân phối và một
lần nữa hướng tới những thông tin tập trung vào khách hàng và yêu cầu của họ.
Trong dây chuyên cung cấp, SCM sẽ điều phối khả năng sản xuất có giới hạn
15


và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất – những công việc đòi hỏi tính dữ liệu chính

xác về hoạt động tại các nhà máy, nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao
nhất. Khu vực nhà máy sản xuất trong Công ty của bạn phải là một môi trường năng
động, trong đó sự vật được chuyển hoá liên tục, đồng thời thông tin cần được cập nhật
và phổ biến tới tất cả các cấp quản lý Công ty để cùng đưa ra quyết định nhanh chóng
và chính xác. SCM cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đến
sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất
đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. Nó cũng mang lại hiệu quả tối đa
cho việc dự trù số lượng nguyên vật liệu, quản lý nguồn tài nguyên, lập kế hoạch đầu
tư và sắp xếp hoạt động sản xuất của Công ty.
Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp SCM là phân tích dữ liệu thu
thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Hoạt động này nhằm phục vụ cho những
mục đích liên quan đến hoạt động sản xuất (như dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu
về nhu cầu thị trường…) để đáp ứng đòi hỏi của khách hàng. Có thể nói, SCM là nền
tảng của một chương trình cải tiến và quản lý chất lượng – Bạn không thể cải tiến
được những gì bạn không thể nhìn thấy.
1.2.2 Quản lý chuỗi cung cấp trong doanh nghiệp xây dựng và dịch vụ
Mặc dù lý thuyết về Quản lý chuỗi cung cấp được hình thành và áp dụng đầu
tiên trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa để quản lý và kiểm soát các dòng nguyên liệu, tài
chính, thông tin trong quá trình sản xuất và đưa sản phẩm tới khách hàng cuối cùng
một cách hiệu quả. Tuy nhiên từ rất sớm khoảng cuối những năm 1990, các nghiên
cứu cho thấy các doanh nghiệp xây dựng và dịch vụ trên thế giới bắt đầu tiếp nhận
những quan điểm và đưa vào áp dụng phương pháp quản lý chuỗi cung cấp cho riêng
mình.
Do đặc thù riêng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và dịch
vụ bị phân tán bởi một tập hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những nhà cung cấp vật
tư – thiết bị lớn và nhiều chuyên gia hỗ trợ khác. Chuỗi cung cấp ngành cho các doanh
nghiệp xây dựng và dịch vụ phức tạp bởi mối quan hệ trong ngắn hạn và có tính chất
mâu thuẫn bởi định hướng của các quá trình cạnh tranh trong đấu thầu. Chủ dự án đầu
tư xây dựng lựa chọn nhà thầu chính thường dựa trên mức giá thầu thấp nhất sau khi
các tiêu chí về kỹ thuật cũng như năng lực nhà thầu chính đã được hội đồng thẩm định

16


và đánh giá. Những hành vi cạnh tranh nhau như thế này đã gây ra sự không hài lòng
trong toàn bộ chuỗi và dẫn đến mối quan hệ không gắn kết và tối ưu của các thành
viên chuỗi cung cấp xây dựng.
Quản lý chuỗi cung cấp trong các doanh nghiệp xây dựng và dịch vụ tập trung
vào “chiến lược xây dựng tinh gọn - Lean Construction, cung cấp đúng lúc - JIT,
quản lý các nhà cung cấp, đánh giá nhà cung cấp, lựa chọn nhà thầu phụ, quản trị
mối quan hệ với chủ đầu tư, nhà thầu phụ và nhà cung cấp, chia sẻ thông tin và
quản trị chất lượng dự án”. (McCaffer và Root 2000).
Trong một dự án xây dựng, chuỗi cung cấp có thể đơn giản được nhìn nhận với
chủ đầu tư/khách hàng ở vị trí đầu tiên theo sau bởi các nhà thiết kế, nhà thầu, các nhà
thầu chuyên trách/thầu phụ, các nhà cung cấp… hình thành nên các lớp khác nhau của
chuỗi cung cấp xây dựng. Nhu cầu có thể được nhìn nhận như một dòng chảy trong
chuỗi dưới hình thức thông tin như các bản tóm tắt của dự án, bản vẽ, lịch trình tiến
độ, thứ tự công việc… với những dòng hàng hóa và nguyên vật liệu lưu thông trong
chuỗi cung cấp.
Quản lý chuỗi cung cấp mang nhiều lợi ích cho ngành xây dựng ở nhiều nước
trên thế giới như tiết kiệm chi phí, giảm lãng phí, nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến
độ, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhanh chóng với sự thay đổi của thị
trường, đáp ứng gia tăng sự hài lòng của khách hàng… Tuy nhiên, những rào cản
trong việc thực hiện cũng đã hạn chế việc khai thác và sử dụng phương pháp quản lý
chuỗi cung cấp trong xây dựng ở nhiều nước đang phát triển như thiếu tinh thần hợp
tác hai bên cùng có lợi (win – win), thiếu sự cam kết và hỗ trợ của các nhà quản trị
trong thực hiện liên kết chuỗi cung cấp, thiếu sự tin cậy và chia sẻ thông tin giữa các
đối tác trong chuỗi cung cấp xây dựng, thiếu sự hỗ trợ về công nghệ thông tin trong
xây dựng (Akintoye, Mcintosh, & Fitzgerald, 2000).
1.3 Xây dựng chuỗi cung cấp
1.3.1 Khái quát

Các quyết định về xây dựng chuỗi cung cấp thường được đưa ra trong điều kiện
cụ thể của từng doanh nghiệp, các thông tin dự báo và những mục tiêu trái ngược đan
xen lẫn nhau. Trên thực tế, các quyết định xây dựng hay thiết kế chuỗi cung cấp hiếm
khi được áp dụng cho trường hợp xây dựng một chuỗi hoàn toàn mới. Phần lớn vấn đề
17


về thiết kế, xây dựng là kết quả của các cuộc mua lại, sáp nhập, giảm quy mô hay
chuyển đổi lớn trong chiến lược tập đoàn. Trong những trường hợp đó, câu hỏi đặt ra
tập trung vào việc hợp lý hóa chuỗi cung cấp để ứng phó với thay đổi lớn về cơ sở hạ
tầng chuỗi cung cấp. Nhiều doanh nghiệp hay tập đoàn không có kinh nghiệm trong
việc đánh giá sự thay đổi đối với chuỗi cung cấp khi các thước đo được áp dụng cho
toàn bộ chuỗi. Tác động ảnh hưởng đến nhiều tổ chức trong chuỗi cung cấp. Thay đổi
trong thiết kế chuỗi cung cấp thường dẫn đến tác động lan rộng ra toàn bộ chuỗi.
Thông thường thì không có một cá nhân hay tổ chức nào có kinh nghiệm trong việc đo
lường hay đánh giá những tác động này. Bên cạnh đó, tác động tích cực nhất của việc
xây dựng chuỗi cung cấp thường xuất hiện tại ranh giới của các đơn vị thành viên.
Động cơ của từng tổ chức thành viên có thể cản trở sự thay đổi, kết quả của việc xây
dựng chuỗi cung cấp yêu cầu phải có sự thay đổi mà đôi khi sự thay đổi đó khiến một
tổ chức thành viên phải hy sinh kết quả kinh doanh hiện tại đổi lại là sự nâng cao về vị
thế của tổ chức đó. Sự hợp tác vượt qua ranh giới chức năng.
Lợi ích quan trọng của việc xây dựng chuỗi cung cấp là việc các tổ chức hợp tác
với nhau, tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau giúp vượt qua giới hạn chức năng vốn có. Vì việc
xây dựng chuỗi tiến hành trên mọi mặt của tổ chức nên thông tin cũng cần được thu
thập từ nhiều nguồn khác nhau, đôi khi cả những thông tin mang tính bảo mật của một
tổ chức.
Những vấn đề trên là chung cho thiết kế chuỗi cung cấp trong phạm vi một
quốc gia và toàn cầu. Nhưng bên cạnh đó, thiết kế chuỗi cung cấp toàn cầu còn đòi hỏi
phải quan tâm đến thuế xuất nhập khẩu, hoàn thuế, tỷ lệ nội địa hóa, thuế thu nhập và
tỷ giá hối đoái. Sự tác động qua lại giữa các yếu tố này khiến cho môi trường trở nên

phức tạp, có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả dài hạn của từng doanh nghiệp.
Để xây dựng một chuỗi cung cấp trước tiên phải xác định cơ sở hạ tầng của một
chuỗi cung cấp - nhà máy, trung tâm phân phối, loại hình vận tải, quá trình sản xuất…
sẽ được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Đây là quá trình thuộc phạm vi
chiến lược trong dài hạn (Theo The Practice Of Supply Chain Management - Hau Lee,
Terry Harrison, John Neale - 2003).

18


×