Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Giải pháp đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV AIDS tại việt nam từ 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN PHƢỚC HÀ

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO
HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
TẠI VIỆT NAM TỪ 2015-2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN PHƢỚC HÀ

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO
HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
TẠI VIỆT NAM TỪ 2015-2020

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS. TS. TRẦN VĂN BÌNH

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Luận văn có kế thừa các
công trình nghiên cứu của những người đi trước và bổ sung những tư liệu
mới. Những kết luận chưa được công bố trong bất cứ công trình nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Phƣớc Hà


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian hai năm học tập, nghiên cứu tại Viện Kinh tế và Quản
lý trường đại học Bách khoa Hà Nội, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của các thầy cô giáo đến nay em đã hoàn thành khóa học thạc sỹ Quản trị
kinh doanh. Với lòng biết ơn của mình, lời đầu tiên em xin chân thành
cảm ơn Thầy giáo PGS.TS.Trần Văn Bình người đã hướng dẫn em trong
suốt thời gian nghiên cứu đến lúc hoàn thành luận văn này.
Đồng thời em xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy giáo, cô
giáo viện Kinh tế và Quản lý; viện Đào tạo sau đại học, Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong suốt
thời gian học tập tại trường và luôn tạo điều kiện để em hoàn thành khóa
học cùng bài luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Cục Phòng, chống HIV/AIDS
cùng các bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ em trong công tác thu
thập số liệu cần thiết để hoàn thành luận văn của mình.

Xin chân thành cảm ơn và xin kính chúc các thầy cô, bạn bè, đồng
nghiệp luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Hà Nội, tháng

năm 2016

Ngƣời thực hiện

HV: Nguyễn Phƣớc Hà


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS VÀ ĐẢM
BẢO TÀI CHÍNH CHO PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS ........................................8
1.1.Đại dịch HIV/AIDS, quan điểm phòng chống HIV/AIDS và tác động của nó
đến phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia .......................................................8
1.2. Đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS .........................22
1.2.1 Khái niệm đảm bảo tài chính ....................................................................22
1.2.2 Nguồn tài chính cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS .........................23
1.2.3 Hình thức huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động phòng chống
HIV/AIDS ..........................................................................................................24

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến đảm bảo tài chính ............................................25
1.3.1 Các nhân tố vĩ mô .....................................................................................26
1.3.2. Các nhân tố thuộc về tổ chức thực hiện................................................................ 30
1.4 .Kinh nghiệm huy động tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
của một số nƣớc trên thế giới .................................................................................34
1.4.1 Các quốc gia Châu Phi ..............................................................................34
1.4.2. Tại Rwanta và Uganda .............................................................................35
1.4.3 Tại Ấn độ...................................................................................................36
1.4.4 Brazil, Mexico và Thái Lan ......................................................................36
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH CHO PHÒNG
CHỐNG HIV/AIDS Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ......................40
2.1 Tổng quan về tình hình dịch HIV/AIDS và công tác phòng chống HIV/AIDS tại
Việt Nam ................................................................................................................................. 40


2.2 Tình hình huy động nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam .... 42
2.2.1 Các nguồn tài chính cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam
từ 2015-2020 ......................................................................................................42
2.2.2 Các hình thức huy động tài chính cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS
ở Việt Nam từ 2015-2020 ..................................................................................46
2.3 Đánh giá thành công và hạn chế về huy động nguồn lực tài chính cho hoạt
động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam từ 2015-2020 .................................47
2.3.1 Thành công ................................................................................................47
2.3.2 Hạn chế ......................................................................................................49
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH
CHO PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 ................. 53
3.1 Định hƣớng, chƣơng trình phòng chống HIV/AIDS 2015 – 2020 ................53
3.1.1 Dự báo tình hình lây nhiễm và nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS 2015 -2020 .. 53
3.1.2 Nhu cầu tài chính cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS 2015 - 2020 ..56
3.1.3. Ước tính sự thiếu hụt kinh phí giai đoạn 2015-2020 ...............................57

3.1.4. Nguyên nhân của sự thiếu hụt tài chính cho các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020 ........................................................................64
3.1.5 Dự kiến số kinh phí cần huy động cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020 để bù đắp khoảng trống thiếu hụt ......................... 68
3.2 Giải pháp đảm bảo tài chính trong phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam từ
2015 - 2020 ................................................................................................................69
3.2.1 Nguồn huy động ........................................................................................69
3.2.2 Hình thức huy động ...................................................................................71
3.3. Kiến nghị ...........................................................................................................76
KẾT LUẬN ..............................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT:

Bảo hiểm y tế

BN:

Bệnh nhân

ĐT:

Điều trị

HIV:

Human Immuno-deficiency Virus
(Virus gây suy giảm miễm dịch ở người).


NSNN:

Ngân sách nhà nước

NTC:

Nguồn tài chính

TTQT:

Tài trợ quốc tế

UNICEF: United Nations Children's Fund
(Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc)
WB:

World Bank (Ngân hàng Thế giới)

WHO:

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1:

Chi bình quân đầu người từ nguồn đầu tư công năm 2010[47] ..........16


Bảng 2.2:

Các sáng kiến về tài chính bền vững một số quốc gia Nam Châu Phi
áp dụng [43,8] .....................................................................................37

Bảng 2.3:

Tỷ lệ các nguồn kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS từ 2008 -2012
[25,3] ...................................................................................................45

Bảng 2.4:

So sánh tình hình dịch và tổng mức đầu tư qua các năm[7,25] ..........48

Bảng 3.1:

Tổng nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai
đoạn 2015-2020 (tính theo từng năm và cả giai đoạn) [40,29] ................57

Bảng 3.2:

Ước tính thiếu hụt kinh phí cho các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020 [40,38] ............................................58

Bảng 3.3:

Số lượng kinh phí cần huy động thêm từ các nguồn cho hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020 để bổ sung khoảng
trống thiếu hụt [39,75] ........................................................................69


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1:

Tỷ trọng nguồn viện trợ quốc tế trong dự phòng lây nhiễm HIV [43,9] ..........15


GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

ARV: ARV là viết tắt của Antiretrovaral là một loại thuốc được chế ra
nhằm làm giảm sự sinh sôi nảy nở của HIV trong cơ thể. Nếu điều trị ARV
hiệu quả thì có thể làm chậm sự tiến triển hoàn toàn của AIDS trong nhiều
năm, làm giảm nguy cơ lây truyền và làm tăng chất lượng sống của người
nhiễm HIV/AIDS.
CD4: là tế bào bạch cầu được tạo do đáp ứng của hệ miễn dịch đối với
vài tác nhân vi sinh, bao gồm vi khuẩn, nấm, và vi rút.Số lượng CD4 đếm là
số đo tế bào CD4 trong một milimet khối máu. CD4 đóng vai trò quan trọng
trong việc chống lại vi rút, còn HIV có khả năng gây nhiễm cho tế bào CD4
và sử dụng chúng để sản sinh ra nhiều bản sao HIV. Xét nghiệm Tế bào
TCD4 là để giúp ích cho việc điều trị với thuốc ARV ức chế sự nhân lên của
virut HIV.
Điều trị Methadone: là phương pháp điều trị dùng Methadone để thay
thế ma túy, sử dụng bằng đường uống có sự giám sát của nhân viên y tế,
nhằm giảm tác hại của ma túy: lây nhiễm HIV/AIDS, tội phạm, giảm số
người chết do sốc ma túy. Methadone là một chất đồng vận toàn phần tác
dụng lên bộ phận tiếp nhận ma túy trong não, tác dụng của thuốc khá nhanh
sau khi uống và đạt hiệu quả cao nhất trong khoảng từ 2 đến 6 tiếng.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi HIV/AIDS là đại dịch đe dọa nhân
loại. Kể từ khi phát hiện ở Mỹ năm 1981 đến nay toàn cầu đã có trên 30 triệu
người chết và hiện đang có 34 triệu người mắc căn bệnh này. Với các nỗ lực
phòng, chống không ngừng nghỉ và ngày càng có hiệu quả của các quốc gia,
các tổ chức quốc tế tốc độ lây nhiễm HIV đang giảm xuống, nhưng số người
nhiễm mới vẫn ngày càng tăng thêm. Đến nay thế giới vẫn chưa tìm ra
vaccine để phòng ngừa lây nhiễm và cũng không có một liệu pháp nào có thể
loại bỏ hoàn toàn virus HIV ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, những người mắc căn
bệnh này có thể kéo dài sự sống thêm 8-12 năm, thậm chí lâu hơn nếu uống
thuốc kháng virus đều đặn và đủ liều. Để ngăn chặn căn bệnh quái ác này, thế
giới vẫn đang tiếp tục song song hai biện pháp: tăng cường tuyên truyền giáo
dục mọi người có ý thức phòng lây nhiễm HIV và điều trị tích cực cho những
người đang bị lẫy nhiễm. Đây là những hoạt động cần có sự tham gia của cả
hệ thống chính trị của các quốc gia cũng như toàn cộng đồng, mỗi năm tiêu
tốn từ 22 - 24 tỷ USD, nhưng người đứng đầu cơ quan AIDS của WHO nói
rằng cần phải có thêm 10% số ngân sách đó để có thể triển khai hướng dẫn
mới, nhằm cứu thêm được nhiều triệu mạng người.
Sau hơn 20 năm đương đầu với dịch HIV/AIDS, dưới sự lãnh đạo của
Đảng; sự quản lý, điều hành, đầu tư ngân sách của Nhà nước; sự tham gia của
các ngành, các cấp, các đoàn thể và nhân dân cả nước, Việt Nam đã kiềm chế
được tỷ lệ nhiễm HIV ở mức dưới 0,3% trong cộng đồng dân cư. Đồng thời
đạt được “ba giảm”, đó là: Giảm số người mới được phát hiện nhiễm HIV;
Giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS; giảm số người tử vong do AIDS,
được coi là “điểm sáng” của thế giới về phòng chống căn bệnh này. Để có kết
1


quả trên, ngoài những nỗ lực của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, chúng ta
đã đầu tư một khoản kinh phí khá lớn. Theo số liệu của Bộ Y tế, tỷ lệ ngân
sách đầu tư cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS mỗi năm chiếm 1,7%

tổng ngân sách chi cho y tế. Chỉ tính riêng năm 2013, đã lên đến 1376 tỷ
đồng[13,4]. Tuy nhiên, khoảng 70% kinh phí cho chương trình phòng, chống
HIV/AIDS và 90% kinh phí mua thuốc kháng virút (ARV) cho người nhiễm
HIV là nhờ vào sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Nhưng nguồn kinh phí này
đang giảm mạnh, riêng năm 2014 bị giảm 514 tỷ đồng. Đây là một thách thức
lớn cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam. Trong khi đó, do
nền kinh tế chưa phát triển nên ngân sách cũng như các nguồn huy động trong
nước còn hạn chế. Để bảo đảm nguồn tài chính cho hoạt động phòng chống
căn bệnh này, đáp ứng được mục tiêu: Chiến lược quốc gia Phòng, chống
HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của Chính phủ đòi hỏi phải có giải
pháp đồng bộ. Với ý nghĩa đó, tôi chọn vấn đề: Giải pháp đảm bảo tài chính
cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS 2015-2020 làm đề tài luận văn thạc
sĩ quản trị kinh doanh.
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đảm bảo tài chính cho phòng chống HIV/AIDS là một trong những vấn
đề quan trọng nhằm ngăn chặn đại dịch này. Trong Chiến lược quốc gia
phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt năm 2012 đã đề cập đến đảm bảo tài chính cho công tác
của các đề án: Dự phòng lẫy nhiễm HIV/ AIDS; Chăm sóc, hỗ trị điều trị toàn
diện HIV/ AIDS; Tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS;
Giám sát dịch tễ học HIV/ AIDS.
Bên cạnh đó, đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu trên nhiều
khía cạnh như đảm bảo tài chính cho công tác tuyên truyền, cho các nhóm

2


đồng đẳng, kinh phí cho điều trị…., là những mảng hoạt động của phòng
chống căn bệnh này. Cùng với đó là những công trình, báo cáo được điều tra,
tính toán dựa trên cơ sở khoa học, như Luận án Y tế công cộng Chi phí điều

trị HIV/AIDS và chi phí - hiệu quả điều trị theo mức tế bào CD4 tại một số
tỉnh, thành phố của Tiến sĩ Dương Thúy Anh, bảo vệ năm 2013 tại Viện Vệ
sinh dịch tễ Trung ương. Luận án đã phân tích thực trạng chi phí điều trị
HIV/AIDS tại một số tỉnh, thành phố Việt Nam giai đoạn 2009-2010. Phân
tích chi phí hiệu quả điều trị theo mức tế bào CD4 tại các điểm nghiên cứu,
đây là cơ sở để cho chúng ta thấy được yêu cầu tài chính đối với công tác điều
trị BN AIDS.
Tham luận khoa học: HIV và nền kinh tế: các vấn đề chính sách công
cộng, của nhóm tác giả Vincent de Wit, Emiko Masaki, Ross Mcleod,
Vanessa Rossi, Ron van Konkelenberg đến từ ADB và Trường Đại học
Oxford trình bày tại Hội nghị Khoa học Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS
lần thứ IV (12/2010), đã đề cập những tác động chi phí điếu trị của BN
AIDS đối với gia đình và chính sách của Nhà nước đối với họ, trong đó
nhấn mạnh để cần có sự đầu tư của Chính phủ để đảm bảo NTC cho công
tác này.
Cũng tại Hội thảo, tham luận Ảnh hưởng kinh tế - xã hội của HIV và
AIDS đến hộ gia đình và đói nghèo ở Việt Nam của Tiến sĩ Pamela Wrigh,
Đại diện UNAIDS tại Việt Nam đã phân tích các số liệu điều tra thu thập từ
20/11-20/12/2008 bằng chương trình STATA, qua đó lập mô hình các tác
động kinh tế của HIV/AIDS đối với hộ gia đình nghèo (đối tượng tấn công
chủ yếu của HIV/ AIDS), từ đó đề ra những giải pháp hỗ trợ nhóm này, trong
đó nhấn mạnh giải pháp tài chính, khuyến nghị cần có sự can thiệp về vĩ mô
từ Chính phủ.

3


Tham luận, Tình hình dịch HIV/AIDS và những đáp ứng của Việt Nam với
công tác phòng, chống HIV/AIDS của Cục phòng, chống HIV/AIDS tại Hội thảo
Tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS với các Bộ, Ban, Ngành đoàn thể

Trung ương (01/2014) đã phác thảo tình hình lây nhiễm, biện pháp phòng,
chống, điều trị của căn bệnh này cũng như những yếu tố đảm bảo cho công tác
trên và đề xuất một số biện pháp nhằm đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng,
chống HIV/ AIDS cho năm 2014 và những năm tiếp theo.
Tham luận Thực trạng ngân sách và giải pháp tài chính trong phòng
chống HIV/AIDS ở Việt Nam đã trình bày các định mức chi tiêu và đáp ứng tài
chính trong các năm từ 2008 đến 2013, dự báo tài chính cho những năm tiếp
theo và đề xuất một số biện pháp nhằm đảm bảo tài chính cho công tác này.
Vấn đề này cũng được các nhà khoa học, các nhà quản lý đề cập trong
tham luận tại các hội thảo Ưu tiên đầu tư trong phòng, chống HIV / AIDS tại
Việt Nam do Ủy Ban quốc gia phòng chống AIDS – Bộ Kế hoạch đầu tư tổ
chức 4/2014 và Hội thảo Chiến lược đầu tư phòng, chống HIV/AIDS tại Việt
Nam do Ủy ban Về các vấn đề xã hội Quốc Hội Việt Nam - UNAIDS tổ chức
7/ 2014.
Trong tập tài liệu tập huấn “Phương pháp phân tích chi phí và ước tính
nguồn lực các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS” do Cục Phòng, chống
HIV/AIDS vừa phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức năm 2013 đã
đề cập đến phương pháp và kỹ thuật tính toán chi phí dịch vụ y tế, thực hành
tính toán chi phí hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
Ngoài những tài liệu đã nêu ở trên, một số bài viết trên Tạp chí AIDS
và Cộng đồng cũng đã đề cập đến vấn đề tài chính cho công tác phòng chống
HIV/AIDS. Tuy nhiên, không có những bài chuyên luận mà chỉ được nhắc
đến như một biện pháp để bảo đảm cho công tác này.

4


Bên cạnh đó còn có một số tài liệu của nước ngoài cũng đã đề cập đến
vấn đề này như World Bank, Committing to results: improving the
effectiveness of HIV/AIDS assistance, Washington DC, 2005. Là tập hợp các

danh mục dự án tài trợ của Ngân hàng thế giới cho phòng chống và ĐT trị
HIV/ AIDS, Các bài học kinh nghiệm từ việc tài trợ của các ngân hàng cấp
quốc gia, kết quả & chất lượng công tác của tổ chức ngân hàng đối với vấn đề
phòng chống HIV/AIDS.
Qua những tài liệu đã trình bày ở trên cho chúng ta thấy rằng vấn đề
đảm bảo tài chính cho hoạt động PC HIV/AIDS thu hút được sự quan tâm của
các nhà khoa học, các nhà quản lý. Với những phân tích về chi phí bảo đảm,
cũng như số liệu kinh phí đã thực hiện qua các năm và dự báo về nguy cơ lây
nhiễm cũng như yêu cầu điều trị BN HIV/ AIDS trong tương lai là cơ sở để
dự tính nguồn kinh phí đảm bảo. Tuy nhiên, các công trình trên chưa đề cập
một cách chi tiết, hệ thống giải pháp đảm bảo tài chính cho phòng chống
HIV/AIDS trong giai đoạn 2015 – 2020, là khoảng thời gian trong thời kỳ
thực hiện Chiến lược quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030.
3. Mục đích và nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích
Luận văn nghiên cứu thực trạng đảm bảo tài chính cho hoạt động
phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam và đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo tài
chính cho công tác này trong giai đoạn 2015 đến 2020.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chủ trương và chính
sách phòng chống HIV/AIDS của Đảng và Nhà nước.

5


- Phân tích và đánh giá thực trạng huy động nguồn lực tài chính cho
phòng chống HIV/AIDS trong những năm tới
- Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện kinh phí phòng chống

HIV/ AIDS trong những năm qua, đánh giá các nguồn tài chính đáp ứng cho
hoạt động này.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho phòng
chống HIV/AIDS tại Việt Nam từ 2015 đến 2020.
3.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thực tiễn đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại
Việt Nam trước năm 2014, dự báo và giải pháp cho giai đoạn 2015 đến 2020
4. Phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu
4.1 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng luận văn đặt vấn đề phòng
chống HIV/ AIDS trong tổng thể chăm sóc sức khỏe, đảm bảo y tế cho người
dân, ngăn chặn dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển của cộng đồng. Qua đó, phân
tích, hệ thống hóa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác
phòng chống HIV/ AIDS.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học về kinh tế:
Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu, chuyên gia và
hệ thống hóa để từ thực tiễn rút ra những vấn đề lý luận và đề ra các giải pháp
cụ thể cho để đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng chống HIV/ AIDS.
4.2 Nguồn tài liệu
+ Văn bản của Đảng, Nhà nước về phòng chống HIV/AIDS
+ Các báo cáo khoa học về đảm bảo kinh phí cho phòng chống
HIV/AIDS
+ Báo cáo tổng hợp kinh phí phòng chống HIV/AIDS được lưu trữ tại
Cục phòng chống HIV/AIDS
6


+ Sách, luận án, các bài báo, tạp chí liên quan.
5. Đóng góp của luận văn
Kết quả của luận văn sẽ đóng góp những vấn đề sau:

- Luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa nguồn tài liệu về công tác đảm
bảo tài chính cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS
- Tiếp tục hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đảm bảo tài
chính cho phòng chống HIV/ AIDS tại Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng đảm bảo cũng như sử dụng kinh phí cho phòng
chống HIV/AIDS.
- Đề xuất giải pháp đảm bảo tài chính cho phòng chống HIV/AIDS
trong các năm từ 2015 đến 2020.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương, 11 tiết.
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về đảm bảo tài chính cho phòng, chống
HIV/AIDS
- Chương 2: Thực trạng huy động nguồn tài chính cho phòng chống
HIV/AIDS ở Việt Nam trong thời gian qua
- Chương 3: Giải pháp và các khuyến nghị nhằm đảm bảo tài chính cho
phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020

7


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ
PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS VÀ ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH
CHO PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
1.1.Đại dịch HIV/AIDS, quan điểm phòng chống HIV/AIDS và tác
động của nó đến phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia
Vào năm 1981, tại Los Angeles, Hoa Kỳ người ta đã phát hiện ra một
bệnh lạ trên 5 người đàn ông đồng tính luyến ái. Chính vì vậy, Trung tâm
kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) cùng với Viện Pa-xtơ Pa-ri (Pasteur Paris)

và nhiều viện nghiên cứu khác đã tiến hành các nghiên cứu và xác định loại
bệnh trên là do vi-rút làm suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV).
HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency
Virus (Virus gây suy giảm miễn dịch ở người). AIDS là một bệnh mạn tính do
HIV gây ra. Đây là một virus trong nhóm retrovirus. Virus HIV tấn công và
dần dần làm suy yếu hệ miễn dịch của người bệnh. Điều này khiến cơ thể trở
nên nhạy cảm hơn với các bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thư. Nếu không
được điếu trị, hơn một nửa số ca nhiễm HIV ở người lớn sẽ chuyển sang giai
đoạn AIDS trong vòng 12-13 năm. Một khi đã bị AIDS, nạn nhân thường chết
sau 18-24 tháng. Khi thâm nhập cơ thể, HIV tấn công các tế bào miễn dịch
CD4 - một loại tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch.
Các tế bào này sẽ bị tiêu diệt hoặc trở nên tàn phế, khiến khả năng chống chọi
với bệnh tật và nhiễm trùng của hệ miễn dịch suy giảm. HIV lan truyền từ
người này sang người khác chủ yếu thông qua tiếp xúc với máu, tinh trùng và
dịch tiết âm đạo. Các đối tượng hay bị bệnh là những người tiêm chích ma
túy, quan hệ đồng tính nam hoặc có nhiều bạn tình khác giới. Một số trường
hợp nhiễm bệnh do bị truyền máu nhiễm HIV.
8


Ngoài ra, bệnh cũng có thể truyền từ mẹ sang con. Bản thân virus và
nhiễm trùng được gọi là HIV. Thuật ngữ AIDS được dùng để chỉ giai đoạn
muộn hơn của bệnh. Như vậy, thuật ngữ nhiễm HIV/AIDS được dùng để chỉ
những giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh.
Trong thập niên 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ trước, dịch
HIV/AIDS lan truyền ra hầu khắp các quốc gia và các châu lục nhưng nặng
nề nhất là tại khu vực cận sa mạc Sa-ha-ra, châu Phi. Hơn 70% các ca nhiễm
HIV trên thế giới tập trung ở khu vực này. Tuy nhiên, bước vào thế kỷ thứ 21,
dịch HIV/AIDS đang chuyển dần trọng điểm từ châu Phi sang châu Á.
Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại Mỹ từ năm 1981, cho

đến nay loài người đã qua hơn 30 năm đối phó với một đại dịch quy mô lớn,
phức tạp, tính đến cuối năm 2013, toàn thế giới phát hiện 35 triệu người
nhiễm HIV. tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm tuổi 15-49 là 0,8%. Riêng
năm 2009 ước tính có 2,6 triệu người nhiễm mới HIV và 1,8 triệu người tử
vong do AIDS. So sánh với năm 1999, số người nhiễm mới HIV đã giảm
21%. Báo cáo UNAIDS cũng ghi nhận tính cuối năm 2009 đã có 33 nước có
số ca nhiễm mới giảm, trong đó 22 nước khu vực cận Saharan, Châu Phi. Tuy
nhiên hiện vẫn còn 7 nước tỷ lệ nhiễm mới tăng trên 25% khi so sánh giữa
năm 1999 và 2009.[13,3]
Theo dự báo của Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về
HIV/AIDS (UNAIDS), trong những năm đầu thế kỷ 21, dịch sẽ bùng nổ
mạnh mẽ tại khu vực này, đặc biệt là các nước Nam Á, Đông Nam Á như:
Ấn Độ, Thái Lan, Cam-pu-chia, In-đô-nê-si-a, Việt Nam... Dịch bệnh đang
diễn ra rất khác nhau giữa các nước, nhưng mối đe dọa ngày càng tăng lên
rõ rệt.
Nhận thức HIV/AIDS là một vấn nạn của toàn cầu, các đáp ứng khẩn
thiết với dịch đã được đưa ra tại các phiên họp của Liên Hợp Quốc, các Hội
nghị Thượng đỉnh toàn cầu. Từ năm 2000, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
9


đã coi HIV/AIDS là một trong những vấn đề cấp bách nhất ảnh hưởng đến an
ninh của loài người. Với Tuyên bố cam kết về HIV/AIDS tại khóa họp đặc
biệt lần thứ 21 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc vào tháng 6/2001, các giải
pháp về tăng cường nguồn lực, về chăm sóc, điều trị, về luật pháp, về huy
động cộng đồng cho công cuộc phòng, chống AIDS đã được tăng cường ở cấp
độ quốc gia, cấp độ khu vực và quốc tế. UNAIDS cũng đã điều phối các quốc
gia liên kết và hỗ trợ chặt chẽ với nhau trong cuộc chiến chống lại dịch
HIV/AIDS. Hàng loạt các tổ chức chính phủ, phi chính phủ đã triển khai các
hoạt động chăm sóc, dự phòng nhằm giảm thiểu đến mức tối đa tác hại của

dịch HIV/AIDS lên toàn cầu.
Vào năm 1981, tại Los Angeles, Hoa Kỳ người ta đã phát hiện ra một
bệnh lạ trên 5 người đàn ông đồng tính luyến ái. Chính vì vậy, Trung tâm
kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) cùng với Viện Pa-xtơ Pa-ri (Pasteur Paris)
và nhiều viện nghiên cứu khác đã tiến hành các nghiên cứu và xác định loại
bệnh trên là do vi-rút làm suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV).
HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency
Virus (Virus gây suy giảm miễn dịch ở người). AIDS là một bệnh mạn tính do
HIV gây ra. Đây là một virus trong nhóm retrovirus. Virus HIV tấn công và
dần dần làm suy yếu hệ miễn dịch của người bệnh. Điều này khiến cơ thể trở
nên nhạy cảm hơn với các bệnh nhiễm trùng cơ hội và ung thư. Nếu không
được điếu trị, hơn một nửa số ca nhiễm HIV ở người lớn sẽ chuyển sang giai
đoạn AIDS trong vòng 12-13 năm. Một khi đã bị AIDS, nạn nhân thường
chết sau 18-24 tháng. Khi thâm nhập cơ thể, HIV tấn công các tế bào miễn
dịch CD4 - một loại tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn
dịch. Các tế bào này sẽ bị tiêu diệt hoặc trở nên tàn phế, khiến khả năng
chống chọi với bệnh tật và nhiễm trùng của hệ miễn dịch suy giảm. HIV lan
truyền từ người này sang người khác chủ yếu thông qua tiếp xúc với máu,

10


tinh trùng và dịch tiết âm đạo. Các đối tượng hay bị bệnh là những người
tiêm chích ma túy, quan hệ đồng tính nam hoặc có nhiều bạn tình khác giới.
Một số trường hợp nhiễm bệnh do bị truyền máu nhiễm HIV.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể truyền từ mẹ sang con. Bản thân virus và
nhiễm trùng được gọi là HIV. Thuật ngữ AIDS được dùng để chỉ giai đoạn
muộn hơn của bệnh. Như vậy, thuật ngữ nhiễm HIV/AIDS được dùng để chỉ
những giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh.
Trong thập niên 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ trước, dịch

HIV/AIDS lan truyền ra hầu khắp các quốc gia và các châu lục nhưng
nặng nề nhất là tại khu vực cận sa mạc Sa-ha-ra, châu Phi. Hơn 70% các
ca nhiễm HIV trên thế giới tập trung ở khu vực này. Tuy nhiên, bước vào
thế kỷ thứ 21, dịch HIV/AIDS đang chuyển dần trọng điểm từ châu Phi
sang châu Á.
Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên tại Mỹ từ năm 1981, cho
đến nay loài người đã qua hơn 30 năm đối phó với một đại dịch quy mô lớn,
phức tạp, tính đến cuối năm 2013, toàn thế giới phát hiện 35 triệu người
nhiễm HIV. tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm tuổi 15-49 là 0,8%. Riêng
năm 2009 ước tính có 2,6 triệu người nhiễm mới HIV và 1,8 triệu người tử
vong do AIDS. So sánh với năm 1999, số người nhiễm mới HIV đã giảm
21%. Báo cáo UNAIDS cũng ghi nhận tính cuối năm 2009 đã có 33 nước có
số ca nhiễm mới giảm, trong đó 22 nước khu vực cận Saharan, Châu Phi.
Tuy nhiên hiện vẫn còn 7 nước tỷ lệ nhiễm mới tăng trên 25% khi so sánh
giữa năm 1999 và 2009.[13,3]
Theo dự báo của Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về
HIV/AIDS (UNAIDS), trong những năm đầu thế kỷ 21, dịch sẽ bùng nổ mạnh
mẽ tại khu vực này, đặc biệt là các nước Nam Á, Đông Nam Á như: Ấn Độ,
11


Thái Lan, Cam-pu-chia, In-đô-nê-si-a, Việt Nam... Dịch bệnh đang diễn ra rất
khác nhau giữa các nước, nhưng mối đe dọa ngày càng tăng lên rõ rệt.
Nhận thức HIV/AIDS là một vấn nạn của toàn cầu, các đáp ứng khẩn
thiết với dịch đã được đưa ra tại các phiên họp của Liên Hợp Quốc, các Hội
nghị Thượng đỉnh toàn cầu. Từ năm 2000, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
đã coi HIV/AIDS là một trong những vấn đề cấp bách nhất ảnh hưởng đến
an ninh của loài người. Với Tuyên bố cam kết về HIV/AIDS tại khóa họp
đặc biệt lần thứ 21 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc vào tháng 6/2001, các
giải pháp về tăng cường nguồn lực, về chăm sóc, điều trị, về luật pháp, về

huy động cộng đồng cho công cuộc phòng, chống AIDS đã được tăng cường
ở cấp độ quốc gia, cấp độ khu vực và quốc tế. UNAIDS cũng đã điều phối
các quốc gia liên kết và hỗ trợ chặt chẽ với nhau trong cuộc chiến chống lại
dịch HIV/AIDS. Hàng loạt các tổ chức chính phủ, phi chính phủ đã triển khai
các hoạt động chăm sóc, dự phòng nhằm giảm thiểu đến mức tối đa tác hại
của dịch HIV/AIDS lên toàn cầu.
Như đã trình bày ở trên, HIV/AIDS là căn bệnh hết sức nguy hiểm, lây
nhiễm bằng nhiều đường khác nhau và để lại hậu quả hết sức nặng nề cho sức
khỏe của cộng đồng. Do đó, các tổ chức quốc tế, các quốc gia hết sức coi
trọng phòng chống căn bệnh này với quan điểm đầu tư cho phòng, chống
HIV/AIDS là đầu tư mang lại cả lợi ích về sức khỏe, lợi ích về kinh tế và lợi
ích cho xã hội. Đó là;
- Nâng cao sức khỏe, sức lao động
- Giảm lây nhiễm HIV
- Giảm chuyển từ HIV sang AIDS
- Kéo dài tuổi thọ
- Giảm tỷ lệ tử vong do HIV/AIDS
12


Do đó, công tác phòng, chống HIV/AIDS là một trong những ưu tiên
đầu tư của các quốc gia trên thế giới và các cộng đồng quốc tế. Mục tiêu về
phòng, chống HIV/AIDS luôn trở thành vấn đề quan tâm và cập nhật thường
xuyên trên các diễn đàn tại quốc gia, khu vực và các tổ chức quốc tế.
Được sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, các quốc gia có thu nhập
thấp và trung bình, xác định mục tiêu đến năm 2020: 90% người nhiễm
HIV được phát hiện, 90% người nhiễm HIV được điều trị; 90% BN được
điều trị (gọi tắt là mục tiêu 90- 90 – 90) và đến năm 2030 sẽ khống chế
chấm dứt đại dịch AIDS
Để thực hiện thành công mục tiêu trên, các khoản chi cho HIV/AIDS ở

các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình đã tăng từ 1,4 tỷ đô la Mỹ năm
2000 lên tới 13,7 tỷ đô la Mỹ năm 2008 và mang lại những hiệu quả nhất
định: 4 triệu người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng HIV
(ARV), trên toàn cầu tỷ lệ lây nhiễm HIV đã giảm 30% tính từ thời điểm tình
hình lây nhiễm HIV mạnh nhất vào những năm 1990. Một số các quốc gia
như Campuchia, nước cộng hòa Dominica, Tanzania và Uganda đã đạt được
giảm tỷ lệ lây nhiễm đáng kể .
Dù đã đạt được những thành tựu đáng kể tuy nhiên vẫn tiếp tục tăng
chi tiêu cho dự phòng và điều trị HIV/AIDS để có thể kiểm soát được tình
hình dịch trong tương lai. Nếu không có các dự phòng mang tính đột phá như
phát minh ra các vacxin hữu hiệu, các liều thuốc đặc trị hiệu quả thì các
chương trình dự phòng như sử dụng bao cao su, phân phát bơm kim tiêm, dự
phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cần được tiếp tục mở rộng và sẽ đòi hỏi
mức độ đầu tư rất lớn. Ngoài ra nhu cầu điều trị bằng thuốc kháng HIV cho
người lớn và trẻ em cũng đang tiếp tục tăng nhanh. Năm 2009 đã có thêm một
triệu người được tiếp cận điều trị ARV tuy nhiên 5.5 triệu người trong tổng số
13


9,5 triệu người vẫn chưa được tiếp cận điều trị . Nếu các quốc gia thực hiện
theo hướng dẫn về điều trị mới đây của Tổ chức y tế thế giới thì số người có
nhu cầu điều trị sẽ tăng lên gần gấp đôi.
Cho đến thời điểm này nguồn hỗ trợ quốc tế vẫn là NTC quan trọng trong
cho công tác phòng, chống HIV/AIDS đặc biệt tại các quốc gia mà nạn dịch đang
hoành hành. Hơn 50% kinh phí PC HIV tại hơn 70 các quốc gia thu nhập thấp và
trung bình là từ nguồn viện trợ quốc tế, và chiếm đến 75% ở 51 quốc gia.
Trong năm 2012, thông qua kênh viện trợ song phương và đa
phương các khoản hỗ trợ quốc tế cho HIV đã đạt mức 7,86 tỷ đô la Mỹ .
Mặc dù có tăng nhẹ so với mức7,63 tỷ đô la Mỹ của năm 2011, nhưng
TTQT cho HIV nhìn chung đang có xu hướng đi ngang. Trong số 14 các

nhà tài trợ tiêu biểu cho HIV, 6 nhà tài trợ đã giảm hỗ trợ trong năm 2012,
3 nhà tài trợ giữ nguyên mức hỗ trợ như năm 2011[43,5].Tuy nhiên tổng
mức hỗ trợ chung vẫn tăng do Quỹ toàn cầu và Chính phủ Mỹ đã tăng
mức hỗ trợ. Nếu không tính đến mức hỗ trợ của Chính phủ Mỹ, tổng kinh
phí hỗ trợ cho HIV giảm gần 300 triệu đô la Mỹ. Xu hướng này đã xuất
hiện từ năm 2008, sau một thời gian dài tăng liên tục.TTQT cho HIV
giảm đã phản ánh một xu thế giảm viện trợ quốc tế thời gian gần đây thể
hiện những khó khăn về kinh tế và các nguồn lực tài chính sau giai đoạn
khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Để bù đắp nguồn thiết hụt do hỗ trợ từ bên ngoài giảm, các nguồn chi
trong nước cho phòng chống HIV/AIDS ở các nước thu nhập thấp và trung
bình bắt đầu tăng dần. Đến cuối năm 2013, trong tổng số đầu tư 19,1 tỷ đô la
Mỹ cho HIV/AIDS ở các nước này có đến 9,65 tỷ đô la Mỹ đến từ các nguồn
chi trong nước.

14


Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng nguồn viện trợ quốc tế trong dự phòng lây nhiễm HIV [43,9]
Nguồn hỗ trợ quốc tế giai đoạn 2002-2012[43,7]
Một nghiên cứu đã đánh giá nguồn chi tiêu trong nước cho HIV/AIDS tại các
quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trong giai đoạn 2000-2010 cho thấy:
Các nước có thu nhập thấp và trung bình đã đầu tư 43,5 tỷ đô la Mỹ cho HIV
từ nguồn lực trong nước. 35% tổng kinh phí được sử dụng tại khu vực cận
Sahara của Châu Phi (12.9 tỷ đô la Mỹ); các nước Mỹ la tin tiêu tốn 32.8%
(12.1 tỷ đô la Mỹ); 12% cho các nước Đông Á (4.42 tỷ đô la Mỹ); 9,5% còn
lại tại Đông Âu và Trung Á (3,52 tỷ đô la Mỹ). Tổng kinh phí đầu tư cho
15



HIV/AIDS tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình tăng khoảng 314%
trong vòng 10 năm.
Trong năm 2010, đầu tư cho HIV/AIDS tại các nước có thu nhập thấp
và trung bình lên tới 7,6 tỷ đô la Mỹ trong đó 6.6 tỷ đô la Mỹ từ chính phủ
các nước và 1 tỷ đô la Mỹ từ nguồn tư nhân. Tổng kinh phí đầu tư này tương
đương với tổng kinh phí đầu tư từ các nhà TTQT song phương, đa phương,
các tổ chức tôn giáo cho HIV/AIDS trong năm 2010 là 7.5 tỷ đô la Mỹ
[2,16,19,21]
Bảng 2.1: Chi bình quân đầu ngƣời từ nguồn đầu tƣ công năm 2010[47]

Loại hình dịch HIV

Dịch lan tràn

Mức thu nhập của các quốc gia
Thu nhập
Thu nhập
Thu nhập
trung bình trung bình
thấp
thấp
cao
Tất cả
GDP
936GDP >
US$ 3,705
US$3,706
$0,81

$3,38
$31,58
$3,04

Dịch tập trung

$0,39

$0,45

$3,53

$0,92

Dịch ở mức độ thấp

$0,05

$0,30

$1,33

$0,34

Caribbean

$0,05

$2,48


$4,02

$1,83

Đông Âu và Trung Á

$0,28

$0,72

$4,00

$2,50

Mỹ latin

N/A

$1,42

$3,74

$3,14

Trung Đông và Bắc Phi

$0,05

$0,25


$1,01

$0,20

Châu Đại Dương

$0,28

$0,80

$ 0,43

$0,37

Cận Sahara

$0,96

$3,41

$30,83

$3,45

Nam Á và Đông Nam Á

$ 0,32

$0,56


$ 0,93

$0,37

Tây và Trung Âu

N/A

$0,42

$ 1,38

$1,33

Tất cả

$0,45

$0,48

$ 4,97

$1,11

Khu vực

16



×