Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222 KB, 14 trang )

Tiểu luận Ngoại thương
LỜIMỞĐẦU
Ngày nay hoạt động xuất nhập khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt động
thương mại của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới.Ở nước ta xuất khẩu được
đặt vào vị trí trung tâm, làm đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế – xã hội.Đẩy
mạnh xuất khẩu trở thành chiến lược của quốc gia, tạo tiền đề vững chắc để thực
hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá- hiệnđại hoáđất nước.
Từđặc điểm là một nước nông nghiệp, Việt Nam đã xác định cà phê là một
trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực tạo nguồn thu ban đầu rất lớn cho phát
triển kinh tếđất nước. Cây cà phêđã vàđang có một vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân và nhất là trong nông nghiệp. Từ một nước xuất khẩu cà phê
nhỏ, năm 2000 Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà
phê. Hàng năm ngành cà phêđưa lại cho đất nước một khối lượng kim ngạch
xuất khẩu đáng kể và giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho hàng
trăm ngàn hộ gia đình ở các khu vực miền núi và Tây Nguyên. Xây dựng, phát
triển ngành cà phê là một trong những ngành mũi nhọn nhằm tạo ra các mặt
hàng chủ lực trong nông sản xuất khẩu là hướng đi đúng đắn và cóđầy đủđiều
kiện và tiềm năng to lớn cần được khai thác.
Tuy nhiên trong nhiều năm qua thị trường cà phê thế giới có nhiều diễn
biến sôi động do lượng cung cao hơn lượng cầu, giá cả luôn luôn biến động làm
cho người xuất khẩu và người nhập khẩu đều cảm thấy lo lắng. Thực tếđóđòi hỏi
cần phải có chính sách đúng đắn về kinh doanh xuất nhập khẩu cà phêđể ngành
cà phê phát huy được hiệu quả.
Với những kiến thức đã học được và hiểu được sự cần thiết của vấn đề này,
em đã chọn đề tài: “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay” để góp phần hoàn thiện hơn về
công tác nâng cao hiệu quả xuất khẩu của nước ta đến các nước trên thế giới.
Tiểu luận Ngoại thương
NỘIDUNG
I. Cơ sở lý luận về xuất nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam.


1. Khái niệm xuất nhập khẩu
• Xuất khẩu (export) là hoạt động bán hàng hoặc đưa hàng hoá ra nước ngoài
dưới các hình thức khác nhau nhằm đạt được mục đích lợi nhuận hoặc phi lợi
nhuận. Hàng hoá xuất khẩu rất đa dạng : hàng công nghiệp, hàng nông nghiệp,
hàng tiêu dùng,... kiến thức khoa học kỹ thuật (phát minh, sáng chế...), các dịch
vụ (tư vấn, sửa chữa, dịch vụ vận tải, quảng cáo, bảo hiểm, ...).
• Nhập khẩu (import) là hoạt động nhận hàng hoá, nhân lực, vốn, máy móc… từ
nước ngoài dưới các hình thức khác nhau nhằm đạt mục đích lợi nhuận hoặc phi
lợi nhuận cho nền kinh tế.
2. Chức năng và vai trò của xuất nhập khẩu.
- Hoạt động xuất nhập khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của tất cả các nước trên thế giới. Một nước phải có
hoạt động xuất nhập khẩu mạnh vì xuất khẩu mạnh sẽđem lại nhiều ngoại tệ,
nhập khẩu hợp lý sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí về nhân lực cho quốc
gia.
- Hoạt động xuất khẩu có chức năng cơ bản là mở rộng lưu thông hàng hóa
trong nước và quốc tế.
- Hoạt động xuất nhập khẩu làm tăng việc làm và thu nhập góp phần nâng
cao đời sống người lao động.
- Hoạt động xuất nhập khẩu làm tăng dự trữ ngoại tệ, ổn định cán cân thanh
toán quốc tế.
- Hoạt động xuất nhập khẩu giúp chúng ta tiếp cận nhanh với các thành tựu
khoa học tiên tiến của nhân loại.
- Hoạt động xuất nhập khẩu phát huy được lợi thế so sánh, đẩy mạnh xuất
khẩu mặt hàng có lợi thế về giá, năng suất, chất lượng, và nhập khẩu những mặt
hàng không có lợi thế.
Tiểu luận Ngoại thương
- Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu sẽ giúp chuyển dịch cơ cấu của nền kinh
tế theo xu hướng mới, thúc đẩy sản xuất phát triển.
II. Thực trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu của cà phê Việt Nam

1. Một số nét cơ bản về cà phê
Cà phê là loại đồ uống được ưa thích ở hầu hết các nước trên thế giới, nó là sản
phẩm nhiệt đới nhưng lại tiêu thụ nhiều ở các nước ôn đới nhưng lại tiêu thụ
nhiều ở các nước ôn đới. Ngày nay cà phêđược sử dụng rộng rãi vì trong hạt cà
phê nhân sống thông thường có chứa 1- 2,5% chất cafein có tác dụng kích thích
thần kinh, tăng cường hoạt động của tế bào não. Ngoài ra trong hạt cà phê còn
có chứa các chất dinh dưỡng cho cơ thể như: đường, protein, các sinh tố B (B1,
B2, B6, B12).
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống, chủng loại cà phê, nhưng phổ
biến sản xuất có những chủng loại sau:
- Cà phê chè (Arabica): Loại cà phê chè Arabica có nguồn gốc từ cao
nguyên Jimma Etiopia, đây là loại cà phê có phẩm chất thơm ngon, năng suất
khá, có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển sớm nhất và chiếm 70%
lượng cà phê thế giới. Cà phê chè có rất nhiều chủng loại, người ta chia thành
các chủng loại său:
- Cà phê vối (Canephora): Loại cà phê này có nguồn gốc từ hạ lưu sông
CôngGô, thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Đây là chủng loại dễ trồng, chịu hạn
tốt nhưng phẩm chất không cao. Chủng loại được trồng nhiều nhất là cà phê vối
Robusta với sản lượng chiếm tỷ lệ trên 25% trên thế giới.
- Cà phê mít (Exllsa): Đây là loại cà phê sinh trưởng khoẻ, ít sâu bệnh,
chịu hạn hán nhưng phẩm chất kém, ít hương thơm và có vị chua, diện tích trồng
rất thấp.
Ở Việt Nam diện tích cà phê vối được trồng phổ biến, rộng rãi nhất chiếm
90%, tiếp đó là cà phê chè chiếm 9%, còn lại là cà phê mít.
2. Vị trí, vai trò hoạt động sản xuất và xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam
2.1. Về vị trí cà phê Việt Nam
Tiểu luận Ngoại thương
- Cà phê là một trong những cây công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò hết
sức quan trọng trong hoạt động xuất khẩu ở nước ta, vì vậy cần đánh giáđúng vị
trí của nóđể có cơ chế vàđịnh hướng phát triển cho nghành cà phê trong 2 kế

hoạch 5 năm ( 2001-2005 và 2006- 2010 ).
- Nước ta có nhiều vùng sinh thái rất thích hợp cho phát triển cây cà phê
gồm các tỉnh: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, các tỉnh miền Trung và miền núi
phía Bắc. Quỹđất qui hoạch cho phát triển cây cà phê còn lớn và không bị tranh
chấp bởi các cây trồng khác. Đất trồng cà phê chủ yếu là các vùng miền núi, dân
tộc.
- Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản hàng hoá xuất khẩu chủ
yếu, đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Hiện nay ở Việt Nam, cà phê là
mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị lớn đứng thứ hai sau gạo. Sản xuất và
xuất khẩu cà phê nước ta đứng thứ 1 Châu Á và làđứng thứ 2 trong số 70 nước
xuất khẩu cà phê trên thế giới, đã có thị trường xuất khẩu ổn định với hơn 60
nước và khu vực, hàng năm xuất khẩu cà phê mang lại cho đất nước gần nửa tỷ
USD, đây là một thành quả không nhỏ. Đó là sự phấn đấu của toàn ngành cũng
như từng đơn vị trong ngành đểđạt được thành quảđó.
2.2. Vai trò của ngành cà phê trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Kể từ sau 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, việc phát triển cà
phêđã trở thành một chủ trương lớn của Nhà nước vàđược nhân dân các vùng
khác nhau đều đồng tình hưởng ứng. Từđóđến nay ngành cà phê Việt Nam ngày
càng đi lên thể hiện rõ là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, tạo công ăn
việc làm cho hàng chục vạn lao động, tạo ra lượng hàng hóa xuất khẩu ngày
càng lớn góp phần nâng cao kim nghạch xuất khẩu của cả nước.
- Trong vòng 20 năm cuối thế kỷ 20 nghành cà phê Việt Nam đã có những
bước phát triển mạnh mẽ cả về diện tích, năng suất, tổng sản lượng và lượng cà
phê xuất khẩu. Nếu năm 1980, cả nước chỉ có 22.500 ha trong đó diện tích ở
thời kỳ sản xuất có 10.800 ha, sản lượng chỉđạt 8400 tấn (năng suất 0,78 tấn/ha)
thì 20 năm sau năm 2000 cả nước đã có 533.000 ha, trong đó diện tích sản xuất
Tiểu luận Ngoại thương
có 385.000 ha với sản lượng 720.000 tấn (năng suất 1,87 tấn/ha) và xuất khẩu
được 705.300 tấn.
Trong vòng 15 năm từ 1990 đến 2004 Việt Nam dã có những thành tựu đáng kể:

Sản xuất được: 6.493.700 tấn.
Xuất khẩu : 6.236.437 tấn
Đạt kim nghạch xuất khẩu: 5.289.620.344 USD với đơn giá bình quân 15 năm là
848,18 USD/T .
Với sản lượng như vậy, Việt Nam trong thời gian ngắn đãđược xếp vào một
trong những nước sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.
Thị trường cà phê Việt Nam ngày càng mở rộng. Từ nửa triêu ha cà phê có
tới trên 85% diện tích thuộc về các chủ vườn, những người nông dân thuộc
nhóm dân tộc: Kinh, Thái, Eđê,…
- Là một mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng cây cà phêđược coi là
một cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng ở nhiều tỉnh trung du, miền núi và cao
nguyên. Ngành cà phê còn tham gia có hiệu quả cao vào các chương trình kinh
tế - xã hội lớn của đất nước như chương trình định canh, định cư cho đồng bào
các dân tộc thiểu số, chương trình xoáđói, giảm nghèo, tạo việc làm cho người
lao động và chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc…
Vì thế mà nghành cà phê là một trong những phân nghành nông nghiệp khá
quan trọng và có quan hệ mật thiết với chương trình phát triển nông thôn Việt
Nam.
3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của cà phê Việt Nam hiện nay
Trong những năm vừa qua, cà phê Việt Nam đã từng bước hội nhập thị
trường thế giới. Có thể nói chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể. Là
một nước sản xuất cà phê, hàng năm cung cấp cho thị trường từ 12 đến 14 triệu
bao cà phê. Vụ cà phê 2004/2005 vừa qua cả nước đã xuất khẩu 834.081 tấn cà
phê nhân đạt kim nghạch 612,1 triệu USD sang 67 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Một đặc điểm của thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam là phân bố rộng khắp và
ngày càng càng có nhiều thị trường mới. Mỹ, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Nhật
Bản, Hàn Quốc,… vẫn là những khách hàng truyền thống của cà phê Việt Nam

×