Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nâng cao hiệu lực tổ chức quản lý tại viện khoa học và công nghệ mỏ luyện kim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------

NGÔ TUẤN ANH

NÂNG CAO HIỆU LỰC TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỎ- LUYỆN KIM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------

NGÔ TUẤN ANH

NÂNG CAO HIỆU LỰC TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỎ- LUYỆN KIM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Phạm Thị Thanh Hồng


Hà Nội - 2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................... 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. 4
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ 5
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. 5
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu: .............................................................. 3
5. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 4
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 5
7. Kết cấu luận văn ........................................................................................ 7
CHƢƠNG 1 ....................................................................................................... 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ................................................ 8
1.1. Cơ sở lý luận về tổ chức quản lý ........................................................... 8
1.1.1. Khái niệm tổ chức quản lý ............................................................... 8
1.1.2. Nội dung và yêu cầu của tổ chức quản lý ..................................... 11
1.1.3. Các phương pháp hình thành cơ cấu quản lý .............................. 15
1.2. Các mô hình và nguyên tắc tổ chức quản lý .................................. 17
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới việc tổ chức quản lý ........................... 25
1.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu lực của tổ chức quản lý....................... 30
1.5. Kinh nghiệm tổ chức quản lý và Bài học kinh nghiệm về tổ chức
quản lý đối với Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện Kim ............. 33
1.5.1. Kinh nghiệm tổ chức quản lý tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư .................................... 33
1.5.2. Kinh nghiệm tổ chức quản lý tại Viện Công nghệ Viễn thông .... 36
1.5.3. Kinh nghiệm tổ chức quản lý tại Viện Khoa học Công nghệ Mỏ 38

1.5.4. Bài học kinh nghiệm về tổ chức quản lý đối với Viện Khoa học và
Công nghệ Mỏ - Luyện Kim giai đoạn 2010 – 2014 ............................... 40
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 42
CHƢƠNG 2 ..................................................................................................... 43
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI VIỆN KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ MỎ - LUYỆN KIM GIAI ĐOẠN 2010 – 2014 ............ 43
2.1. Tổng quan về Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim ......... 43
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển................................................... 43
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ..................................................................... 45
2.1.4. Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 47
2.1.5. Kết quả hoạt động giai đoạn 2010 – 2014 ..................................... 49
2.2. Thực trạng tổ chức quản lý tại Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ Luyện kim giai đoạn 2010 – 2014 .............................................................. 50
2.2.1. Thực trạng xác định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ mà tổ chức
quản lý cần hướng tới và đạt được .......................................................... 50


2.2.2. Hiệu quả của cơ cấu tổ chức quản lý theo khâu và cấp quản lý . 54
2.2.3. Hiệu quả mô hình quản lý ............................................................. 56
2.2.4. Thực trạng xây dựng lực lượng thực hiện các chức năng quản lý
................................................................................................................... 59
2.5.5. Đánh giá hiệu lực tổ chức quản lý quản lý tại Viện Khoa học và
Công nghệ Mỏ - Luyện kim giai đoạn 2010 – 2014 ................................... 70
2.5.5.1. Những kết quả đạt được ............................................................... 70
2.5.5.2. Những hạn chế tồn tại .................................................................. 71
2.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức quản lý quản lý tại Viện Khoa
học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim giai đoạn 2010 – 2014 ...................... 72
2.6.1. Nhân tố chủ quan .......................................................................... 72
2.6.2. Nhân tố khách quan ...................................................................... 76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 78
CHƢƠNG 3 ..................................................................................................... 79

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC TỔ CHỨC QUẢN
LÝ TẠI VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MỎ - LUYỆN KIM ĐẾN
NĂM 2020 ........................................................................................................ 79
3.1. Định hƣớng phát triển của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ Luyện kim đến năm 2020 ........................................................................... 79
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu lực tổ chức quản lý tại Viện Khoa
học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim đến năm 2020 ................................... 80
3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ mà tổ
chức quản lý cần hướng tới và đạt được ................................................ 83
3.2.2. Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý theo khâu và cấp quản lý .......... 85
3.2.3. Đổi mới mô hình quản lý ............................................................... 87
3.2.4. Nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng thực hiện các chức
năng quản lý ............................................................................................. 89
3.2.5. Giải pháp hỗ trợ khác .................................................................... 91
3.3. Một số kiến nghị ................................................................................... 92
3.3.1. Đối với Nhà nước, Chính Phủ ...................................................... 92
3.3.2. Đối với Bộ Công Thương và các cơ quan ban ngành hữu quan 92
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 93
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 96
Mẫu bảng hỏi điều tra .................................................................................... 99

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. BQL: Ban Quản lý.
2. CBCNV: Cán bộ công nhân viên.
3. ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. ĐTNC: Đối tượng nghiên cứu.
5. KHCN: Khoa học công nghệ

6. KH&CN: Khoa học và công nghệ.
7. ODA: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.
8. MOIT: Bộ Công Thương.
9. NXB: Nhà xuất bản.
10. LATS: Luận án Tiến sỹ.
11. LĐ: Lao động.
12. XHH: Xã hội hóa.
13. VIMLUKI: Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả điều tra về thực trạng xác định mục tiêu, chức năng,
nhiệm vụ mà quản lý cần hướng tới và đạt được......................................... 51
Bảng 2.2. Kết quả điều tra về hiệu quả của cơ cấu tổ chức quản lý theo
khâu và cấp quản lý ..................................................................................... 54
Bảng 2.3. Kết quả điều tra về hiệu quả mô hình quản lý ............................ 57
Bảng 2.4. Kết quả điều tra về thực trạng xây dựng lực lượng thực hiện các
chức năng quản lý ........................................................................................ 59
Bảng 2.5. Năng lực tài chính của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện
kim giai đoạn 2010 – 2014 .......................................................................... 62
Bảng 2.6. Biến động trong năng lực tài chính của Viện Khoa học và Công
nghệ Mỏ - Luyện kim giai đoạn 2010 – 2014 ............................................. 63
Bảng 2.7. KPI đo lường hiệu lực tổ chức của Viện Khoa học và Công nghệ
Mỏ - Luyện kim giai đoạn 2010 – 2014 ...................................................... 67


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Nội dung của tổ chức quản lý ............................................. 11
Hình 1.2. Yêu cầu của tổ chức quản lý ............................................... 14
Hình 1.3. Các phương pháp hình thành cơ cấu quản lý ...................... 15

Hình 1.4. Mô hình tổ chức quản lý ..................................................... 17
Hình 1.5. Mô hình cơ cấu theo trực tuyến .......................................... 18
Hình 1.6. Mô hình cơ cấu theo chức năng .......................................... 19
Hình 1.7. Mô hình cơ cấu tổ chức theo trực tuyến - chức năng.......... 21
Hình 1.8. Mô hình cơ cấu trực tuyến - tham mưu............................... 22
Hình 1.9. Nguyên tắc tổ chức quản lý................................................. 23
Hình 1.10. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới việc tổ chức quản lý ..... 25
Hình 1.11. Nhân tố khách quan ảnh hưởng tới việc tổ chức quản lý.. 29
Hình 1.12. Các tiêu chí đánh giá hiệu lực của tổ chức quản lý .......... 30
Hình 1.12. Sơ đồ tổ chức Ban quản lý Viện Nghiên cứu quản lý kinh
tế Trung ương .............................................................................................. 35
Hình 1.13. Cơ cấu tổ chức Viện Công nghệ Viễn thông .................... 37
Hình 2.1. Trụ sở của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim 43
Hình 2.3. Kết quả điều tra về thực trạng xác định mục tiêu, chức
năng, nhiệm vụ mà tổ chức quản lý cần hướng tới và đạt được tại Viện
Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim ................................................... 52
Hình 2.4. Kết quả điều tra về hiệu quả của cơ cấu tổ chức quản lý
theo khâu và cấp quản lý tại Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện
kim ............................................................................................................... 55
Hình 2.5. Kết quả điều tra về hiệu quả mô hình quản lý tại Viện
Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim ................................................... 57


Hình 2.6. Thực trạng xây dựng lực lượng thực hiện các chức năng
quản lý tại Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim......................... 60
Hình 3.2. Quy trình triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực
tổ chức quản lý tại Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim đến
năm 2020...................................................................................................... 82

6



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quản lý trong kinh doanh hay quản lý trong các tổ chức nói chung là
tổng thể các cách thức, phương thức đưa các cá nhân trong tổ chức làm
việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức đó.
Công việc quản lý thông thường bao gồm 05 nhiệm vụ cơ bản, theo
Henry Fayol, đó là: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và
kiểm soát. Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và để quản lý là
nhân lực, tài chính, công nghệ và thiên nhiên trong tổ chức đó. Thực hiện
công tác quản lý hiệu quả giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra một cách
nhanh chóng và hiệu quả hơn. Để công tác quản lý được thực hiện hiệu
quả thì việc xây dựng và hoàn thiện tổ chức quản lý trong các cơ quan là
rất cần thiết và quan trọng. Tổ chức quản lý là tổng thể các cơ quan, bộ
phận, cách thức phối hợp của các bộ phận đó trong việc thực hiện các
chức năng quản lý, giúp công tác quản lý đạt hiệu quả cao nhất trong cơ
quan, tổ chức đó.
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (Sau này gọi là Viện
hoặc VIMLUKI) trực thuộc Bộ Công Thương (MOIT) là Viện nghiên cứu
Khoa học, Công nghệ và Môi trường chuyên ngành Mỏ và Luyện kim của
Việt Nam. Viện được Chính phủ thành lập năm 1967. Đến nay, sau gần
50 năm xây dựng và phát triển, bằng nỗ lực lao động sáng tạo, quyết tâm
vượt qua mọi khó khăn của toàn thể cán bộ viên chức, được sự quan tâm
chỉ đạo, giúp đỡ to lớn của các Bộ, Ngành, toàn thể cán bộ, viên chức
VIMLUKI đã đoàn kết cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi mọi
nhiệm vụ được giao, đặc biệt là trong công tác nghiên cứu - triển khai,
dịch vụ khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh của Viện được duy trì,

1



đảm bảo công việc cho người lao động với mức thu nhập ổn định. Các chỉ
tiêu chính về hiệu quả hoạt động nghiên cứu - triển khai KHCN, sản xuất
kinh doanh của Viện trong những năm gần đây đều đạt kết quả cao
(Thống kê mới nhất năm 2014: Tổng giá trị khối lượng công việc đã thực
hiện được 555.773,26 /389.363,17 tr.đồng, đạt 142,48% kế hoạch cả năm).
Để đạt được những kết quả trên, không thể không kể đến sự đóng
góp to lớn của công tác quản lý tại Viện, mà trong đó, công tác tổ chức bộ
máy quản lý đóng vai trò chủ đạo. Ban lãnh đạo Viện luôn có những quan
tâm đặc biệt đến công tác tổ chức quản lý và vì vậy, những năm qua, công
tác này đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần giúp Viện thực
hiện hiệu quả các nhiệm vụ và mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó,
công tác tổ chức quản lý vẫn còn nhiều hạn chế xuất phát từ các nội dung
tổ chức bộ máy quản lý. Đứng trước những hạn chế này, việc đề xuất các
nhóm giải pháp nhằm đổi mới nhằm đổi mới, hoàn thiện tổ chức quản lý
tại Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim là điều rất cần thiết và
quan trọng trong thời gian tới.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nói chung và
tổ chức quản lý nói riêng, nhìn nhận thực tế khách quan tại Viện Khoa
học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim, mong muốn đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu lực tổ chức quản lý tại Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ Luyện kim trong những năm tới, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu
lực tổ chức quản lý tại Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim”
làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên những phân tích, đánh giá về thực trạng tổ chức quản lý tại

2



Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim giai đoạn 2010 – 2014, đề
tài sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực tổ chức quản lý tại
Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim đến năm 2020.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến tổ chức quản
lý.
- Phân tích, đánh giá về thực trạng tổ chức quản lý tại Viện Khoa
học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim giai đoạn 2010 – 2014.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực tổ chức quản lý
tại Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim đến năm 2020.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tổ chức quản lý tại Viện Khoa
học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim.
- Về mặt thời gian: Thực trạng tổ chức quản lý tại Viện Khoa học và
Công nghệ Mỏ - Luyện kim giai đoạn 2010 – 2014, và giải pháp nhằm
nâng cao hiệu lực tổ chức quản lý tại Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ Luyện kim đến năm 2020.
- Về mặt nội dung: Tổ chức quản lý tại Viện Khoa học và Công
nghệ Mỏ - Luyện kim.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình

3


thực hiện, trong đó có các phương pháp cơ bản như quan sát, so sánh,
phân tích và tổng hợp dữ liệu.

Về cơ bản, đề tài sử dụng hai phương pháp chính: Phương pháp thu
thập và xử lý dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là thông qua các báo cáo khoa
học, các công trình nghiên cứu trước đó liên quan đến đề tài quản lý nói
chung và tổ chức quản lý nói riêng trong tổ chức, các báo cáo hoạt động
của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim từ năm 2010 đến nay.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn trắc
nghiệm và phương pháp phỏng vấn sâu. Tác giả lựa chọn ra 116 đối
tượng nghiên cứu là cán bộ, viên chức làm việc tại Viện Khoa học và
Công nghệ Mỏ - Luyện kim, trực tiếp liên quan đến công tác quản lý
trong tổ chức. Sau khi thu thập các ý kiến của 116 ĐTNC, tác giả áp dụng
phương pháp phỏng vấn sâu 10/116 đối tượng nghiên cứu được chọn ở
trên để thu thập các ý kiến đánh giá sâu hơn về thực trạng tổ chức quản lý
tại Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim giai đoạn 2010 – 2014
và những đề xuất của họ về giải pháp nâng cao hiệu lực tổ chức quản lý
tại Viện đến năm 2020.
Sau khi các dữ liệu được thu thập, tác giả sử dụng các phương pháp
về tính toán, phân tích, tổng hợp dữ liệu và biểu hiện cuối cùng bằng hành
văn, biểu đồ được sử dụng trong luận văn này. Đề tài sử dụng đến sự hỗ
trợ của phần mềm Excel.
5. Ý nghĩa đề tài
Đề tài “Nâng cao hiệu lực tổ chức quản lý tại Viện Khoa học và
Công nghệ Mỏ - Luyện kim” có ý nghĩa cả về mặt khoa học và về mặt

4


thực tiễn.
Thứ nhất, luận văn đã tìm hiểu và nghiên cứu để hệ thống hóa các
vấn đề cơ sở lý luận về tổ chức quản lý nhà nói chung trong một tổ chức.

Như vậy, luận văn này sẽ có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo cho
các tác giả sau này khi nghiên cứu về vấn đề tổ chức quản lý trong các tổ
chức nói chung. Đây là ý nghĩa về mặt khoa học của luận văn.
Thứ hai, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức quản lý
tại Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim giai đoạn 2010 – 2014,
sau đó đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực tổ chức quản
lý tại Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim đến năm 2020, điều
này cho thấy, luận văn có ý nghĩa về mặt thực tiễn đối với Viện Khoa học
và Công nghệ Mỏ - Luyện kim nói riêng và là các giải pháp tham khảo
đối với việc nâng cao hiệu lực tổ chức quản lý trong các tổ chức khác nói
chung.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về đề tài tổ chức quản lý và nâng cao hiệu lực tổ chức
quản lý nói riêng trong các cơ quan nhà nước, đã có một số công trình
nghiên cứu khai thác nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau của đề tài.
Có thể kể một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
- LATS Kinh tế "Đổi mới cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của các
doanh nghiệp nhà nước trong ngành thương mại" của tác giả Vũ Phương
Thảo, bảo vệ năm 1998 tại Viện Kinh tế Hà Nội. Luận án đã làm rõ sự
cần thiết khách quan phải đổi mới cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý ở các
doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói chung và các DNNN thuộc ngành
thương mại nói riêng, khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường.
Đánh giá thực trạng các DNNN ngành thương mại.

5


- LATS Kinh doanh và quản lý "Tái cơ cấu tổ chức các doanh
nghiệp may của tập đoàn dệt may Việt Nam" của tác giả Ngô Thị Việt
Nga, bảo vệ ngày 16 tháng 04 năm 2012 tại Trường Đại học Kinh tế Quốc

dân. Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận chung về tái cơ cấu doanh nghiệp.
Luận án cũng đã phân tích thực trạng tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp
may của tập đoàn dệt may Việt Nam, từ đó đưa ra định hướng và giải
pháp hoàn thiện quá trình tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp may của
Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
- LATS Kinh doanh và Quản lý "Đổi mới tổ chức quản trị các doanh
nghiệp có ứng dụng thương mại điện tử tại Việt Nam" của tác giả Vũ Thị
Minh Hiền, bảo vệ ngày 31 tháng 10 năm 2011 tại Trường đại học Kinh
tế Quốc dân. Luận án đã đi vào khai thác và làm rõ các nội dung lý luận
về đổi mới tổ chức quản trị các doanh nghiệp có ứng dụng thương mại
điện tử. Luận án cũng đã trình bày thực trạng và các giải pháp đổi mới tổ
chức quản trị các doanh nghiệp có ứng dụng thương mại điện tử tại Việt
Nam.
- LATS Kinh tế" Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với
"công ty mẹ - công ty con trong khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Việt
Nam" của tác giả Nguyễn Thị Luyến, bảo vệ ngày 09 tháng 08 năm 2012
tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Luận án đã đi vào phân tích cơ sở
lý luận và kinh nghiệm quốc tế về quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối
với doanh nghiệp nhà nước nói chung và công ty mẹ - công ty con nói
riêng. Luận án cũng đã phân tích, đánh giá cụ thể về thực trạng quản lý
của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ - công ty con trong khu vực
doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp nhằm đổi mới
quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với "công ty mẹ - công ty con trong

6


khu vực doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong những năm tới.
Số lượng các công trình nghiên cứu về tổ chức bộ máy quản lý nói
chung và tổ chức bộ máy quản lý trong các cơ quan nhà nước nói riêng là

khá hạn chế. Đồng thời, trong phạm vi Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ
- Luyện kim thì hiện nay, đây vẫn là một vấn đề mới mẻ, cần được nghiên
cứu để đổi mới và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tại Viện Khoa học
và Công nghệ Mỏ - Luyện kim trong những năm tới (đến năm 2020).
Đề tài tác giả nghiên cứu không lặp lại các đề tài nghiên cứu trước
đây, đồng thời có giá trị thực tiễn cao đối với Viện Khoa học và Công
nghệ Mỏ - Luyện kim, đặc biệt là đứng trước yêu cầu về đổi mới và hoàn
thiện tổ chức quản lý trong các đơn vị, cơ quan nhà nước như hiện nay.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và các danh mục, phụ lục,
luận văn gồm 03 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức quản lý.
Chương 2: Đánh giá hiệu lực tổ chức quản lý tại Viện Khoa học và
Công nghệ Mỏ - Luyện kim giai đoạn 2010 – 2014.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực tổ chức quản lý
tại Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim đến năm 2020.

7


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ
1.1. Cơ sở lý luận về tổ chức quản lý
1.1.1. Khái niệm tổ chức quản lý
1.1.1.1. Khái niệm “Tổ chức”
Xét về "tổ chức" với nghĩa là động từ thì "tổ chức" là quá trình sắp
xếp và bố trí các công việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn lực
của tổ chức sao cho chúng đóng góp một cách tích cực và có hiệu quả vào
mục tiêu chung của một cơ quan, đơn vị nào đó.
Xét về nghĩa là danh từ thì "tổ chức" được hiểu là tập hợp nhiều

người một cách có ý thức để hoàn thành các mục tiêu chung. Một tổ chức
luôn luôn có ba đặc điểm chung: Có nhiều người, các thành viên tham gia
luôn ý thức về vai trò, nhiệm vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mình một
cách rõ ràng trong quá trình tham gia hoạt động của đơn vị, luôn có mục
tiêu chung và cụ thể mà nhờ đó mà mọi người tự nguyện tham gia phấn
đấu vì mục tiêu chung để đạt được mục tiêu riêng của mình và ngược lại.
Theo đồng chí Lê Duẩn trong tài liệu "Mấy vấn đề về cán bộ và về
tổ chức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa", ấn hành năm 1972 tại NXB
Sự Thật, khái niệm "tổ chức" được hiểu là:
“Tổ chức, nói rộng ra là cơ cấu tồn tại của sự vật, hiện tượng. Sự vật
và hiện tượng không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất
định các yếu tố thuộc nội dung. Tổ chức, vì vậy, là thuộc tính của bản
thân các sự vật và hiện tượng”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tài liệu "Biên niên tiểu sử, tập 8"
do NXB Chính trị quốc gia ấn hành năm 1996 ngày 23-10-1962, tổ chức

8


được hiểu là: "Tổ chức trước hết là con người".
Có nhiều khái niệm, nhiều tài liệu khác nhau đề cập đến khái niệm
"tổ chức", tuy nhiên, tựu chung lại, có thể hiểu, "tổ chức" là việc tập hợp
nhiều người lại với nhau, xây dựng cơ cấu bộ máy làm việc, định rõ
nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng người, từng bộ phận trong tổ
chức, đưa ra khỏi tổ chức những người không phù hợp, bổ sung thêm
người mới hay còn thiếu, đề ra chương trình, kế hoạch và cách thức hành
động của các thành viên, để tổ chức hoạt động được nhịp nhàng, ăn khớp
với nhau và đạt hiệu quả…
1.1.1.2. Khái niệm “Quản lý”
Theo quan niệm của C. Mác, khái niệm quản lý được đề cập đến ở

góc độ sau: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó
mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự
quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân
và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ
cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan
độc lập của cơ thể đó. Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn
nhạc phải có nhạc trưởng”.
Theo Mary Parker Follett (1868-1933), bà định nghĩa quản lý là
“nghệ thuật khiến công việc được làm bởi người khác”. [TS. Trần Dục
Thức, 2014, trang 4]
Theo TS. Uông Chu Lưu - Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong báo cáo
“Một số vấn đề lý luận về phân cấp quản lý nhà nước”, Ông đưa ra khái
niệm như sau về quản lý:
“Quản lý là sự tác động lên một hệ thống nào đó với mục tiêu đưa
hệ thống đó đến trạng thái cần đạt được. Quản lý là một phạm trù xuất

9


hiện trước khi có Nhà nước với tính chất là một loại lao động xã hội hay
lao động chung được thực hiện ở quy mô lớn”. [TS. Uông Chu Lưu, 2010,
trang 1]
Về cơ bản, khái niệm “Quản lý” được hiểu là đặc trưng cho quá
trình điều khiển, dẫn hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thường là
tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên
(nhân lực, tài chính, vật tư, trí thực và giá trị vô hình). Quản lý nói chung
hay quản lý trong các tổ chức nói riêng bao gồm những đề tài chính sau:
Hoạch định, Tổ chức, Bố trí nhân lực, Lãnh đạo/động viên và kiểm soát.
1.1.1.3. Khái niệm “Bộ máy quản lý”
Khái niệm "Bộ máy quản lý" thường được xem xét từ ba yếu tố sau:

(1) Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý, (2) Cơ cấu tổ chức bộ máy
quản lý, và (3) Lực lượng lao động quản lý để thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của bộ máy. Trong đó, lực lượng lao động quản lý có vai trò
quyết định việc bộ máy quản lý đó có hiệu lực hay không.
Về cơ bản, có thể hiểu, "Bộ máy quản lý" là cơ quan điều khiển hoạt
động của toàn bộ đơn vị, cơ quan nào đó. "Bộ máy quản lý" bao gồm cả
hai hoạt động, từ hoạt động chính của đơn vị và các hoạt động phục trợ
cho các hoạt động chính.
Ví dụ: đối với các cơ quan nghiên cứu khoa học thì "Bộ máy quản
lý" bao gồm cả hai khâu nghiên cứu khoa học và khâu phụ trợ cho hoạt
động nghiên cứu khoa học. Hoặc, đối với doanh nghiệp, "Bộ máy quản
lý" bao gồm cả khâu sản xuất kinh doanh trực tiếp cũng như khâu phụ trợ,
phục vụ cả hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp cũng như lao động tiếp
thị ngoài dây truyền sản xuất, cả hệ thống tổ chức quản lý cũng như hệ
thống các phương thức quản lý doanh nghiệp.

10


Bộ máy quản lý được hiểu là lực lượng vật chất để chuyển những ý
đồ, mục đích, chiến lược hoạt động của một đơn vị, một cơ quan nào đó
trở thành hiện thực, biến những nỗ lực chủ quan của mỗi thành viên trong
cơ quan thành hiệu quả hoạt động của cơ quan đó.
1.1.1.4. Khái niệm “Tổ chức quản lý”
Về cơ bản, có thể hiểu, "Tổ chức quản lý" là dựa trên những chức
năng, nhiệm vụ đã xác định của tổ chức quản lý để sắp xếp về lực lượng,
bố trí về cơ cấu, xây dựng mô hình và làm cho toàn bộ hệ thống quản lý
của đơn vị, cơ quan hay doanh nghiệp hoạt động như một chỉnh thể có
hiệu lực nhất.
1.1.2. Nội dung và yêu cầu của tổ chức quản lý

1.1.2.1. Nội dung của tổ chức quản lý
Hình 1.1. Nội dung của tổ chức quản lý

Nội dung của
tổ chức quản


Xác định mục
tiêu, chức
năng, nhiệm
vụ mà tổ
chức quản lý
cần hướng tới
và đạt được

Xác định cơ
cấu tổ chức
quản lý theo
khâu và cấp
quản lý

Xác định mô
hình quản lý

Xây dựng lực
lượng thực
hiện các chức
năng quản lý

Nội dung của tổ chức quản lý được tổng hợp trong hình 1.1 trên đây.


11


Theo đó, nội dung của tổ chức quản lý được chia thành bốn nội dung
quan trọng: (1) Xác định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ mà bộ máy quản
lý cần hướng tới và đạt được, (2) Xác định cơ cấu tổ chức quản lý theo
khâu và cấp quản lý, (3) Xác định mô hình quản lý, (4) Xây dựng lực
lượng thực hiện các chức năng quản lý.
Cụ thể:
(1) Xác định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ mà quản lý cần hướng tới và
đạt được
Nội dung đầu tiên của tổ chức quản lý là xác định mục tiêu, chức
năng, nhiệm vụ mà tổ chức quản lý cần hướng tới và đạt được. Theo đó,
mục tiêu của tổ chức quản lý phải thống nhất với mục tiêu hoạt động của
tổ chức, đơn vị, phải phù hợp với mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Căn cứ theo đó, các chức năng và nhiệm vụ của tổ chức quản lý
sẽ được xác định một cách cụ thể.
(2) Xác định cơ cấu tổ chức quản lý theo khâu và cấp quản lý
Nội dung thứ hai của tổ chức bộ máy quản lý là xác định cơ cấu tổ
chức quản lý theo khâu và cấp quản lý. Xác định cơ cấu tổ chức quản lý
cần phải tuân theo khâu và theo cấp quản lý, phụ thuộc vào quy mô của tổ
chức quản lý, hệ thống các chức năng nhiệm vụ đã xác định và việc phân
công hợp tác lao động quản lý. Trong cơ cấu quản lý của một tổ chức,
thông thường có hai nội dung thống nhất nhau, đó là khâu quản lý và cấp
quản lý. Việc xác định rõ về các khâu, cấp quản lý sẽ giúp nâng cao hiệu
quả tổ chức quản lý trong tổ chức đó.
(3) Xác định mô hình quản lý
Nội dung thứ ba của tổ chức quản lý là xác định mô hình quản lý.


12


Mô hình quản lý được hiểu là sự định hình các quan hệ của một cơ cấu
quản lý trong đó xác định các cấp, các khâu, mối liên hệ thống nhất giữa
chúng trong một hệ thống quản lý, về truyền thống có mô hình quản lý
theo kiểu trực tuyến, theo kiểu chức năng, theo kiểu tham mưu và các
kiểu phối hợp giữa chúng. Như vậy, sau khi đã xác định được mục tiêu,
chức năng, nhiệm vụ mà quản lý cần hướng tới và đạt được, cũng như xác
định rõ về cơ cấu tổ chức quản lý theo khâu và cấp quản lý, chúng ta sẽ
tổng hợp lại và biểu hiện cụ thể trong mô hình quản lý.
(4) Xây dựng lực lượng thực hiện các chức năng quản lý
Nội dung thứ tư của tổ chức quản lý là xây dựng lực lượng thực hiện
các chức năng quản lý. Sau khi đã xác định được mô hình quản lý, tổ
chức sẽ xây dựng lực lượng thực hiện các chức năng quản lý trong mô
hình quản lý đó. Tổ chức cần xác định quy mô của tổ chức quản lý và
trình độ của lực lượng lao động và phương thức sắp xếp họ trong guồng
máy quản lý, vào mô hình tổ chức được áp dụng, vào loại công nghệ quản
lý được áp dụng, vào tổ chức và thông tin ra quyết định quản lý. Việc xác
định lực lượng thực hiện các chức năng quản lý trong mô hình quản lý sẽ
quyết định tính hiệu quả khi triển khai mô hình quản lý đó trong tổ chức.
1.1.2.2. Yêu cầu của tổ chức quản lý
Yêu cầu của tổ chức quản lý được cụ thể hóa trong hình 1.2 trên đây.
Đó là các yêu cầu về tính tối ưu, tính linh hoạt, tính tin cậy, tính kinh tế
và tính bí mật.
Cụ thể:

13



Hình 1.2. Yêu cầu của tổ chức quản lý
Yêu cầu
của tổ
chức quản


Tính tối
ưu

Tính linh
hoạt

Tính tin
cậy

Tính kinh
tế

Tính bí
mật

(1) Tính tối ưu
Quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức cần phải đảm bảo
giữa các khâu và các cấp quản lý đều được thiết lập các mối quan hệ hợp
lý, mang tính năng động cao, luôn đi sát và phục vụ cho mục đích đề ra
của doanh nghiệp.
(2) Tính linh hoạt
Quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức cần phải đảm bảo
khả năng thích ứng linh hoạt với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong hệ
thống cũng như ngoài hệ thống.

(3) Tính tin cậy
Quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức cần phải đảm bảo
tính chính xác của thông tin được xử lý trong hệ thống, nhờ đó đảm bảo
được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả
các hoạt động trong doanh nghiệp.

14


(4) Tính kinh tế
Quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức cần phải đảm bảo
chi phí bỏ ra trong quá trình xây dựng và sử dụng là thấp nhất nhưng phải
đạt hiệu quả cao nhất.
(5) Tính bí mật
Quá trình xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức cần phải đảm bảo
kiểm soát được hệ thống thông tin, thông tin không được rò rỉ ra ngoài
dưới bất kỳ hình thức nào. Điều đó sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển
của mỗi doanh nghiệp.
1.1.3. Các phương pháp hình thành cơ cấu quản lý
Hình 1.3. Các phương pháp hình thành cơ cấu quản lý
Các phương pháp hình thành
cơ cấu tổ chức quản lý

Phương pháp kinh nghiệm

Phương pháp phân tích

Hiện nay, các tổ chức, đơn vị hay doanh nghiệp thường áp dụng hai
phương pháp hình thành cơ cấu bộ máy quản lý, đó là phương pháp kinh
nghiệm và phương pháp phân tích. Cụ thể:

1.1.3.1. Phương pháp kinh nghiệm
Phương pháp kinh nghiệm hay còn gọi là phương pháp tương tự.
Đây là phương pháp mà cơ cấu tổ chức được hình thành dựa vào việc kế
thừa những kinh nghiệm thành công và gạt bỏ những yếu tố bất hợp lý

15


của cơ cấu tổ chức có sẵn trong các tổ chức, cơ quan hay doanh nghiệp.
Những cơ cấu tổ chức có trước này có những yếu tố tương tự với cơ cấu
tổ chức sắp hình thành và để hình thành cơ cấu tổ chức mới thì có thể dựa
vào một cơ cấu tổ chức mẫu nhưng có tính đến các điều kiện cụ thể của
đơn vị mới như so sánh về nhiệm vụ, chức năng, đối tượng quản lý, cơ sở
vật chất kỹ thuật .... để xác định cơ cấu tổ chức thích hợp.
* Ưu điểm
Ưu điểm của phương pháp kinh nghiệm là quá trình hình thành cơ
cấu nhanh, chi tiết để thiết kế nhỏ, kế thừa có phân tích những kinh
nghiệm quý báu của quá khứ.
* Nhược điểm
Nhược điểm của phương pháp kinh nghiệm là dễ dẫn đến sao chép
máy móc, thiếu phân tích những điều kiện cụ thể.
1.1.3.2. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích là phương pháp mà theo đó, việc hoàn thiện
cơ cấu tổ chức quản lý hiện tại được bắt đầu bằng cách nghiên cứu kỹ
lưỡng cơ cấu tổ chức hiện tại, tiến hành đánh giá những hoạt động của nó
theo những tiêu thức nhất định, phân tích các chức năng, các quan hệ phụ
thuộc của từng bộ phận để đánh giá những mặt hợp lý của cơ cấu hiện
hành. Trên cơ sở đó, cơ cấu mới sẽ được bổ sung, thay thế, thay đổi cán
bộ, xây dựng điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động cho từng bộ phận cũng
như đối với cán bộ lãnh đạo, chuyên viên, các nhân viên thừa hành chủ

chốt.
* Ưu điểm
Phương pháp phân tích là phương pháp phân tích được những điều

16


kiện thực tế của cơ quan, đánh giá được các mặt hợp lý và chưa hợp lý để
hoàn thiện cơ cấu mới hiệu quả hơn.
* Nhược điểm
Phương pháp phân tích tốn nhiều thời gian và chi phí lớn để thiết kế
cơ cấu tổ chức mới.
Tùy thuộc theo đặc trưng của từng đơn vị, cơ quan mà họ sẽ lựa
chọn các phương thức hình thành cơ cấu tổ chức phù hợp, đem đến hiệu
quả tổ chức bộ máy quản lý tối ưu cho đơn vị, cơ quan đó.
1.2. Các mô hình và nguyên tắc tổ chức quản lý
1.2.1. Các mô hình tổ chức quản lý
Các mô hình tổ chức quản lý được tổng hợp trong hình 1.4 dưới đây:
Hình 1.4. Mô hình tổ chức quản lý
Mô hình tổ
chức quản lý

Mô hình cơ
cấu theo trực
tuyến

Mô hình cơ
cấu theo chức
năng


Mô hình cơ
cấu tổ chức
theo trực
tuyến - chức
năng

Mô hình cơ
cấu trực
tuyến - tham
mưu

Nguồn: Thư viện Học liệu mở Việt Nam Voer
Căn cứ theo đó (Hình 1.4), hiện nay, các mô hình tổ chức quản lý
bao gồm bốn mô hình cơ bản: (1) Mô hình cơ cấu theo trực tuyến, (2) Mô

17


×