Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Giải pháp phòng chống tình trạng trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PVI thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LÊ THỊ HỒNG NHUNG

GIẢI PHÁP PHỊNG CHỐNG TÌNH TRẠNG TRỤC LỢI
BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVITHĂNG LONG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LÊ THỊ HỒNG NHUNG

GIẢI PHÁP PHỊNG CHỐNG TÌNH TRẠNG TRỤC LỢI BẢO
HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI –
THĂNG LONG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SỸ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. ĐỖ TIẾN MINH


HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Đỗ Tiến Minh. Các số liệu, những
kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được
cơng bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tơi chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn

LÊ THỊ HỒNG NHUNG

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo TS. Đỗ Tiến Minh, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cô giáo trong Viện Kinh tế và quản
lý, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các thầy cô trong trường Đại học Kinh tế Quốc
dân, các nhà quản lý cùng các bạn đồng nghiệp về những ý kiến đóng góp hết sức q
báu để tác giả hồn thiện luận văn.
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Viện Kinh tế và quản lý – Trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội và Công ty bảo hiểm PVI Thăng Long đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu để hồn thành chương trình đào
tạo thạc sĩ.
Tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo
điều kiện giúp đỡ, động viên tác giả vượt qua khó khăn để hồn thành khóa học.

Cuối cùng, tác giả xin gửi lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt tới các
thầy cơ cùng tồn thể quý vị và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Ngày

tháng

năm 2016

Tác giả

Lê Thị Hồng Nhung

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẲNG, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VÀ TRỤC LỢI
BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI. ................................................................................................ 3
1.1.

Sự cần thiết khách quan và vai trò của Bảo hiểm xe cơ giới ..................................... 3

1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xe cơ giới ...................................................... 3
1.1.2 Vai trò của bảo hiểm xe cơ giới................................................................................... 4
1.2.


Các nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến xe cơ giới ..................................................... 7

1.2.1 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 ........................ 7
1.2.1.1 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm ............................................................................... 8
1.2.1.2 Mức trách nhiệm bảo hiểm ..................................................................................... 10
1.2.1.3 Phí bảo hiểm ........................................................................................................... 10
1.2.2. Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành
khách ................................................................................................................................... 11
1.2.2.1. Đối tượng bảo hiểm ............................................................................................... 11
1.2.2.2. Phạm vi bảo hiểm .................................................................................................. 11
1.2.2.3. Số tiền bảo hiểm .................................................................................................... 12
1.2.2.4. Trả tiền bảo hiểm ................................................................................................... 14
1.2.3 Bảo hiểm vật chất xe cơ giới ..................................................................................... 15
1.2.3.1.

Đối tượng và phạm vi bảo hiểm ........................................................................ 15

1.2.3.2 Số tiền bảo hiểm ..................................................................................................... 18
1.2.3.3 Phí bảo hiểm ........................................................................................................... 18
1.2.3.4 Các điểm loại trừ .................................................................................................... 20
1.2.3.5 Giám định và bồi thường tổn thất ........................................................................... 22
1.2.4. Bảo hiểm tai nạn lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe ............................................. 26
1.2.4.1. Đối tượng bảo hiểm ............................................................................................... 26
1.2.4.2. Phạm vi bảo hiểm .................................................................................................. 26
1.2.4.3. Số tiền bảo hiểm .................................................................................................... 26
1.2.4.4. Phí bảo hiểm .......................................................................................................... 26
1.2.5. Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với hàng hoá chuyên chở trên xe.......................... 26
1.2.5.1. Đối tượng bảo hiểm ............................................................................................... 26
iii



1.2.5.2. Phạm vi bảo hiểm .................................................................................................. 27
1.2.5.3. Số tiền bảo hiểm .................................................................................................... 28
1.2.5.4. Phí bảo hiểm .......................................................................................................... 28
1.3. Vấn đề trục lợi bảo hiểm xe cơ giới ............................................................................ 28
1.3.1. Khái niệm trục lợi bảo hiểm ..................................................................................... 28
1.3.2. Sự cần thiết phải phòng chống trục lợi bảo hiểm xe cơ giới .................................... 29
1.3.3. Một số tiêu chí nhận diện trục lợi bảo hiểm xe cơ giới ............................................ 30
1.3.4. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới .............. 30
1.3.5. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả phòng chống trục lợi bảo hiểm xe cơ giới .............. 31
1.3.6. Các hình thức trục lợi bảo hiểm xe cơ giới ở Việt Nam .......................................... 31
1.3.6.1. Hợp lý hóa ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm ...................................................... 31
1.3.6.2. Thay đổi tình tiết vụ tai nạn ................................................................................... 32
1.3.6.3. Tạo hiện trường giả ............................................................................................... 32
1.3.6.4. Lập hồ sơ giả ......................................................................................................... 32
1.3.6.5. Khai tăng số tiền tổn thất ....................................................................................... 33
1.3.6.6. Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần, bảo hiểm trùng ..................................................... 33
1.3.6.7. Cố ý gây tai nạn ..................................................................................................... 33
1.3.7. Hậu quả của trục lợi bảo hiểm xe cơ giới ................................................................. 34
1.3.7.1. Đối với các công ty bảo hiểm ................................................................................ 34
1.3.7.2. Đối với nhà nước và xã hội ................................................................................... 34
1.3.7.3. Đối với khách hàng................................................................................................ 35
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG
TY BẢO HIỂM PVI – THĂNG LONG GIAI ĐOẠN 2011-2015 ................................ 37
2.1. Giới thiệu về Công ty bảo hiểm PVI – Thăng Long ................................................... 37
2.1.1.Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Công ty bảo hiểm PVI – Thăng Long 37
2.1.2. Những lĩnh vực kinh doanh chính ............................................................................ 38
2.1.3. Hệ thống tổ chức bộ máy của cơng ty ...................................................................... 39
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh chung của Cơng ty bảo hiểm PVI – Thăng Long
giai đoạn 2011 -2015 .......................................................................................................... 41

2.2.Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm
PVI – Thăng Long giai đoạn 2011 – 2015 ......................................................................... 43
2.2.1. Công tác khai thác .................................................................................................... 43
iv


2.2.2. Cơng tác đề phịng và hạn chế tổn thất ..................................................................... 45
2.2.3. Công tác giám định, bồi thường ............................................................................... 47
2.2.3.1. Công tác giám định ................................................................................................ 47
2.2.3.2.Công tác bồi thường ............................................................................................... 49
2.3. Tình hình trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PVI – Thăng Long
giai đoạn từ 2011 - 2015 ..................................................................................................... 53
2.3.1. Thực trạng trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PVI – Thăng Long . 53
2.3.2. Dấu hiệu nghi vấn và một số hình thức trục lợi BHXCG tại cơng ty bảo hiểm
PVI Thăng Long ................................................................................................................. 58
2.3.2.1. Dấu hiệu nghi vấn có gian lận bảo hiểm ............................................................... 58
2.3.2.2. Một số hình thức trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PVI –
Thăng Long......................................................................................................................... 58
2.4. Nguyên nhân của trục lợi bảo hiểm ............................................................................. 63
2.4.1. Nguyên nhân khách quan ......................................................................................... 63
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan ............................................................................................. 64
2.5. Đánh giá về tình hình trục lợi nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm
PVI – Thăng Long .............................................................................................................. 67
2.5.1. Những thuận lợi trong cơng tác phịng chống trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại
Công ty bảo hiểm PVI – Thăng Long ................................................................................ 67
2.5.2. Những khó khăn trong cơng tác phịng chống trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại
Công ty bảo hiểm PVI – Thăng Long ................................................................................ 68
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHỊNG CHỐNG TÌNH TRẠNG TRỤC LỢI BẢO
HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM PVI – THĂNG LONG ................ 71
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty

bảo hiểm PVI – Thăng Long trong giai đoạn tới................................................................ 71
3.2. Giải pháp phịng chống tình trạng tục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Công ty
bảo hiểm PVI – Thăng Long .............................................................................................. 73
3.2.1. Xây dựng quan hệ tốt với cơ quan chức năng có liên quan ..................................... 73
3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý ấn chỉ .............................................................. 74
3.2.3. Nâng cao chất lượng đại lý ...................................................................................... 76
3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác giám định tổn thất ....................................................... 77
3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ .............................. 79
3.2.6. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ................................................................ 81
3.2.7. Một số giải pháp khác............................................................................................... 82
v


3.3. Một số khuyến nghị đối với cơ quan Nhà nước để phịng chống tình trạng trục lợi
bảo hiểm xe cơ giới ............................................................................................................ 86
3.3.1. Đối với Chính phủ, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ............. 86
3.3.2. Đối với Bộ Tài chính ................................................................................................ 87
3.3.3. Đối với Bộ Công an .................................................................................................. 87
3.4. Khuyến nghị đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam..................................................... 88
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 92

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH

Bảo hiểm


BHTNDS

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự

BHXCG

Bảo hiểm xe cơ giới

BHDK

Bảo hiểm dầu khí

DNBH

Doanh nghiệp bảo hiểm

GTBH

Giá trị bảo hiểm

GĐBT

Giám định bồi thường

HĐBH

Hợp đồng bảo hiểm

KDBH


Kinh doanh bảo hiểm

PNT

Phi nhân thọ

RRĐB

Rủi ro đặc biệt

STBH

Số tiền bảo hiểm

TNDS

Trách nhiệm dân sự

XCG

Xe cơ giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

vii


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

STT

BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

TRANG

1

Bảng 1.1: Sự gia tăng phương tiện giao thông xe máy ở Việt Nam
(2011 – 2015)

5

2

Bảng 2.1: Doanh thu từ các nghiệp vụ bảo hiểm của PVI Thăng

48

Long giai đoạn 2011 – 2015
3

Bảng 2.2. Doanh thu từ các nghiệp vụ BHXCG của công ty bảo
hiểm PVI Thăng Long giai đoạn 2011 – 2015

50

4

Bảng 2.3: Tình hình chi đề phịng, hạn chế tổn thất nghiệp vụ


53

BHXCG tại PVI Thăng Long giai đoạn 2011 – 2015
5

Bảng 2.4: Tình hình thực hiện cơng tác giám định nghiệp vụ

55

BHXCG tại PVI Thăng Long giai đoạn 2011- 2015
6

Bảng 2.5 : Tình hình thực hiện cơng tác bồi thường BHXCG tại
PVI Thăng Long giai đoạn 2011 – 2015

58

7

Bảng 2.6 : Tình hình trục lợi bảo hiểm XCG tại PVI Thăng Long
giai đoạn 2011-2015

60

8

Bảng 2.7: Các hình thức trục lợi BHXCG tại PVI Thăng Long
giai đoạn 2011-2015


64

9

Bảng 2.8: Số vụ trục lợi BHXCG do đại lý cấu kết với khách hàng

74

tại Công ty PVI Thăng Long giai đoạn 2011 – 2015
10

Bảng 2.9: Số vụ trục lợi BHXCG do cán bộ giám định tại Công ty

75

PVI Thăng Long giai đoạn 2011 – 2015
11

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của PVI Thăng Long năm 2015

45

12

Sơ đồ 2: Quy trình giám định nghiệp vụ BHXCG tại cơng ty bảo
hiểm PVI Thăng Long

54

13


Sơ đồ 3: Quy trình giải quyết bồi thường nghiệp vụ BHXCG tại
PVI Thăng Long

57

14

Biểu đồ 1.1: Số lượng phương tiện giao thông xe máy ở Việt Nam

5

(2011 - 2015)
15

Biểu đồ 2.1: Doanh thu từ các nghiệp vụ bảo hiểm của PVI Thăng
Long giai đoạn 2011 - 2015

48

16

Biểu đồ 2.2: Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm XCG của công ty bảo
hiểm PVI Thăng Long giai đoạn 2011-2015

51

17

Biểu đồ 2.3: Tình hình chi đề phịng hạn chế tổn thất nghiêp vụ

BHXCG tại Công ty giai đoạn 2012 - 2015

53

18

Biểu đồ 2.4: Tình hình thực hiện cơng tác giám định nghiệp vụ

56

viii


BHXCG tại Công ty giai đoạn 2011- 2015
19

Biểu đồ 2.5 : Tình hình thực hiện cơng tác bồi thường BHXCG

60

theo hồ sơ tại Công ty giai đoạn 2011 - 2015
20

Biểu đồ 2.6 : Tình hình trục lợi bảo hiểm XCG tại Công ty theo số

63

vụ giai đoạn 2011-2015
21


Biểu đồ 2.7: Các hình thức trục lợi BHXCG tại PVI Thăng Long

64

giai đoạn 2011-2015
22

Biểu đồ 2.8: Số vụ trục lợi BHXCG do đại lý cấu kết với khách
hàng tại Công ty giai đoạn 2011 – 2015

74

23

Biểu đồ 2.9: Số vụ trục lợi BHXCG do cán bộ giám định tại Công
ty giai đoạn 2011 – 2015

76

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng
nhanh sau hơn 20 năm mở cửa thị trường, góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu các
rủi ro trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội; cải thiện môi trường đầu tư; giảm
bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội....
Bên cạnh đó, nhu cầu bảo hiểm cũng ngày càng đa dạng, phong phú để từng
bước đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nói chung cũng như của ngành bảo

hiểm nói riêng, theo đó, cũng xuất hiện tình trạng một số đối tượng lợi dụng các khe
hở của pháp luật và thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm trong xét
nhận, bồi thường bảo hiểm và giải quyết các khiếu nại bảo hiểm nhằm thu lợi bất
chính, gây thiệt hại về vật chất, uy tín cho các doanh nghiệp bảo hiểm, xâm phạm đến
quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm, đồng thời ảnh hưởng đến sự
phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm nước ta.
Tại những nước có thị trường bảo hiểm phát triển, tình trạng trục lợi bảo hiểm
diễn ra ở quy mơ lớn, thủ đoạn tinh vi, nghiêm trọng về mức độ thiệt hại...Tại Việt
Nam, bảo hiểm là một lĩnh vực kinh doanh còn khá mới mẻ, song đã xuất hiện những
dấu hiệu trục lợi và lừa đảo. Điều này thể hiện rất rõ trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ
giới. Theo thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp bảo hiểm, trong giai đoạn 2007-2014,
tổng số vụ trục lợi bảo hiểm đã phát hiện và có bằng chứng cụ thể để từ chối chi trả
bảo hiểm là gần 64.000 vụ, tăng trung bình 31,3%/năm. Tổng số tiền trục lợi khoảng
850 tỷ đồng, trung bình gần 110 tỷ đồng/năm. Chưa kể đến số hồ sơ bồi thường có dấu
hiệu trục lợi nhưng DNBH khơng có bằng chứng rõ ràng để từ chối chi trả bảo hiểm
nên vẫn thực hiện chi trả bảo hiểm.Tình trạng trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam đã bắt đầu
có dấu hiệu gia tăng và rất cần thiết phải được kiểm sốt và ngăn chặn.
Dưới góc độ lý thuyết và thực tế, trục lợi bảo hiểm là một vấn đề cịn mới ở Việt
Nam. Có thể nói, cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, trục lợi
bảo hiểm có chiều hướng gia tăng cả về số lượng, tính chất và mức độ. Nếu khơng có
biện pháp ngăn chặn kịp thời, chắc chắn trong thời gian tới, số vụ trục lợi và thiệt hại
do trục lợi bảo hiểm gây ra sẽ không dừng ở mức như hiện nay.

1


Xuất phát từ thực tế đó, nhằm đảm bảo cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát
triển lành mạnh, an toàn và hiệu quả, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp
phịng chống tình trạng trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PVI –
Thăng Long” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung tìm hiểu về biểu hiện và thực trạng trục lợi bảo hiểm xe cơ giới
tại công ty bảo hiểm PVI – Thăng Long từ đó nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao
hiệu quả cơng tác phịng chống trục lợi bảo hiểm xe cơ giới đối với công ty bảo hiểm
PVI – Thăng Long.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trục lợi bảo hiểm và giải pháp phòng chống
trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PVI – Thăng Long.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là trục lợi bảo hiểm và giải pháp phòng chống
trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại công ty bảo hiểm PVI – Thăng Long giai đoạn từ năm
2011 – 2015
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết đề tài này, Luận văn áp dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp: Đề tài vận dụng các phương pháp đánh giá
tổng hợp kết hợp với hệ thống hố để có thể nhận định đầy đủ về tình hình hoạt động
chung và nêu các điểm mạnh, điểm yếu trong cơng tác phịng chống trục lợi bảo hiểm.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn để tìm ra
và giải quyết những khó khăn, thách thức trong cơng tác phịng chống trục lợi bảo
hiểm, so sánh thực tiễn chống trục lợi bảo hiểm giữa các nước trên thế giới.
- Ngoài ra, đề tài còn vận dụng phương pháp thống kê, thu thập và phân tích số
liệu để làm rõ những nội dung liên quan.
5. Kết cấu của đề tài.
Nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng I: Lý luận chung về bảo hiểm xe cơ giới và trục lợi bảo hiểm xe cơ
giới
Chƣơng II: Thực trạng trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty bảo hiểm PVI –
Thăng Long giai đoạn 2011-2015
Chƣơng III: Giải pháp phịng chống tình trạng trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại
Công ty bảo hiểm PVI – Thăng Long


2


CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VÀ TRỤC LỢI
BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI.
1.1.

Sự cần thiết khách quan và vai trò của Bảo hiểm xe cơ giới

1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xe cơ giới
Điều 601 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ban hành ngày 24/11/2015 có liệt kê
nguồn nguy hiểm cao độ trong đó có phương tiện giao thơng vận tải cơ giới bao gồm
có phương tiện tham gia giao thơng đường hàng không, đường thuỷ, đường sắt và
đường bộ. Và loại phương tiện tham gia giao thơng đường bộ có tần suất hoạt động
tham gia giao thông nhiều dẫn đến xác suất xảy ra tai nạn là rất lớn, đó là phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ (gọi là xe cơ giới). Là phương tiện vận chuyển cơ động
và tham gia triệt để vào quá trình vận chuyển, xe cơ giới hoạt động phần lớn trong các
khu vực dân cư đông đúc và những vùng kinh tế tập trung nhiều loại tài sản và hàng
hố. Do đó, nó thường gây ra những sự cố rủi ro tai nạn như đâm va, cháy, nổ, lật xe
gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản cho chính chủ phương tiện và những người
khác cùng tham gia giao thông, cũng như cho xã hội.
Trong thời đại hiện nay, khi khoa học – kỹ thuật ngày càng phát triển, để phục
vụ cho nhu cầu đi lại bằng phương tiện giao thông ngày càng tăng, thì con người đã
phát minh và sản xuất ra nhiều loại phương tiện hiện đại và tối tân hơn, chất lượng tốt
hơn, tốc độ lớn hơn và an toàn hơn. Trên thực tế cho thấy, mặc dù các phương tiện rất
hiện đại, chất lượng và an toàn như đã nêu ở trên tham gia giao thông đường bộ trên
những tuyến đường được nâng cấp, làm mới rất hiện đại với mặt đường, cầu rộng rãi,
chất lượng tốt, với hệ thống chiếu sáng, đèn hiệu, biển báo hiệu giao thông hiện đại.
Song tai nạn giao thông vẫn cứ xảy ra với nhiều vụ xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng
do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Tai nạn giao thông xảy ra do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như
do ý thức chấp hành luật lệ an tồn giao thơng thấp, do việc quản lý các phương tiện
giao thơng của chính phủ về tiêu chuẩn, điều kiện cho phương tiện lưu hành, do khí
hậu, do chất lượng các cơng trình giao thơng khơng tốt và do nhiều nguyên nhân khác.

3


Bảng 1.1: Sự gia tăng phương tiện giao thông xe máy ở Việt Nam (2011- 2015)
Năm

2011

2012

2013

2014

Số ô tô

1.546.980

1.723.689

2.033.265

2.287.753

Số gắn máy


35.890.168

38.456.720

40.784.664 42.125.649

ĐVT: Xe
2015
2.637.834
43.910.348

(Nguồn: Báo cáo của uỷ ban an toàn giao thông)

ĐVT: Xe / năm

Biểu đồ 1.1: Số lượng phương tiện giao thông xe máy ở
Việt Nam (2011 - 2015)
45,000,000
40,000,000
35,000,000
30,000,000
25,000,000
20,000,000
15,000,000
10,000,000
5,000,000
Năm 2011

Năm 2012


Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Axis Title
Số ô tô

Số gắn máy

Theo thống kê cho thấy, số lượng xe cơ giới ngày một tăng, điều đó đi đơi với sự
gia tăng tai nạn giao thơng ngày càng nhiều. Điều đó tất yếu gây ra những hậu quả và
tổn thất nặng nề.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy bảo hiểm xe cơ giới đóng vai trị rất quan
trọng trong đời sống xã hội. Nó giúp cho các chủ phương tiện giảm bớt gánh nặng về
mặt kinh tế khi không may xảy ra tai nạn rủi ro, giúp cho họ trang trải các khoản chi
phí khi gây ra tổn thất,thiệt hại về người và tài sản cho bên thứ ba cùng tham gia giao
thông với những chi phí đơi khi cịn lớn hơn giá trị thực của chính chiếc xe tham gia,
cũng như giúp họ trang trải chi phí sữa chữa, bù đắp cho chính chiếc xe tham gia bảo
hiểm và cho những người sử dụng và tham gia giao thơng trên chính chiếc xe đó. Bên
cạnh đó, từ quỹ tài chính bảo hiểm do các chủ phương tiện đóng góp từ khoản phí bảo
hiểm còn được sử dụng một phần vào việc nâng cấp các tuyến đường giao thông,làm
các biển báo giao thông, đường lánh nạn, đóng góp vào các quỹ từ thịên vv…
1.1.2 Vai trò của bảo hiểm xe cơ giới

4



Có thể thấy sự tồn tại của rủi ro cùng hậu quả gây ra thiệt hại cho con người, huỷ
hoại của cải vật chất, làm ngưng trệ quá trình sản xuất kinh doanh và các hoạt động
khác là cội nguồn phát sinh bảo hiểm. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của các
quốc gia, hoạt động của bảo hiểm ngày càng đa dạng. Trong đó nghiệp vụ bảo hiểm
xe cơ giới đóng một vai trị quan trọng cho sự an toàn xã hội.
Thứ nhất, giúp ổn định tình hình tài chính của chủ phương tiện khi khơng may
rủi ro được bảo hiểm xảy ra.
Khi tham gia giao thông tất nhiên ai cũng mong muốn rủi ro không xảy ra với
mình, gây thiệt hại cả về người và của. Nhưng rủi ro lại không loại trừ bất kỳ ai, nhiều
khi chỉ là do sơ suất bất cẩn khiến chủ phương tiện rơi vào tình thế bị động. Tình trạng
này sẽ được khắc phục nếu như chủ xe tham gia bảo hiểm xe cơ giới và sau khi đóng
một khoản phí nhất định để xây dựng quỹ bảo hiểm thì đến khi rủi ro xảy ra cơng ty
bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại về mặt tài chính cho chủ phương tiện, bao
gồm cả thiệt hại gây ra cho người thứ ba và vật chất thân xe tuỳ theo loại hình chủ xe
tham gia.cần phải lưu ý rằng, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường trong hạn mức trách
nhiệm (đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự) và số tiền bảo hiểm(đối với bảo hiểm vật
chất xe) để tránh những trục lợi từ phía khách hàng. Như vậy tham gia bảo hiểm xe cơ
giới tạo tâm lý yên tâm, thoải mái, tự tin khi điều khiển các phương tiện tham gia giao
thơng; số tiền bồi thường cũng góp phần ổn định tình hình tài chính và tránh những
xáo trộn lớn cho chủ phương tiện giúp họ nhanh chóng thốt khỏi tình trạng khó khăn;
đồng thời qua đó góp phần xoa dịu, làm giảm bớt căng thẳng giữa chủ xe và người bị
nạn. Ngồi ra, mục đích cao cả trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới đối với người thứ 3 là bảo hiểm thay mặt chủ xe bồi thường những thiệt hại
cho nạn nhân một cách nhanh chóng, kịp thời mà khơng phụ thuộc vào tài chính của
chủ xe giúp cho người thứ ba ổn định cả về mặt tài chính và về mặt tinh thần.
Thứ hai, tăng khả năng tự chủ về mặt tài chính cho người tham gia bảo hiểm
Hơn bao giờ hết kinh tế Việt Nam đang có những biến chuyển to lớn về cả chất
và lượng, Nhà nước khơng ngừng khuyến khích mọi thành phần kinh tế đặc biệt là tư
nhân tham gia vào guồng máy kinh doanh sản xuất chung nhằm tận dụng nguồn tài
chính nằm trong dân, đưa nguồn vốn nhàn rỗi này ra sản xuất kinh doanh sinh lời. Đối

với một doanh nghiệp thì nguồn vốn quyết định sức mạnh, vị thế của doanh nghiệp, vì
thế mà trong quá trình kinh doanh nếu doanh nghiệp phải tự dự trữ một khoản tiền

5


tương đối lớn để đề phòng khi rủi ro xảy ra bất ngờ thì quả là sự lãng phí lớn. Đối với
các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, ít phương tiện đã vậy, đặc biệt là với các doanh
nghiệp có quy mơ lớn, số lượng đầu xe nhiều thì quỹ dự trữ này sẽ chiếm một tỷ kệ
lớn và rất khó xác định trong nguồn vốn kinh doanh.
Các khó khăn này sẽ được giải quyết thông qua các hợp đồng bảo hiểm xe cơ
giới, công ty bảo hiểm sẽ lập quỹ bảo hiểm và quỹ này hoạt động trên nguyên tắc “số
đơng bù số ít”. Lúc này thay vì phải tự thành lập riêng một quỹ cho doanh nghiệp thì
các chủ phương tiện có thể yên tâm hoạt động nhờ một quỹ lớn hơn rất nhiều do các
thành viên khác cùng đóng góp.
Thứ ba, góp phần đề phịng hạn chế tổn thất do tai nạn giao thơng .
Với số phí thu được từ các chủ xe tham gia, công ty bảo hiểm lập những quỹ
ngồi mục đích chính là để bồi thường cho các xe nếu rủi ro xảy ra cịn được sử dụng
cho mục đích đề phịng hạn chế tổn thất. Những nguy cơ gây ra tai nạn do chất lượng
hệ thống cơ sở hạ tầng còn thấp như tại các đèo, dốc nguy hiểm (ví dụ như: đèo Cả,
đèo Cù Mông…) đã được các công ty bảo hiểm lớn là PVI, Bảo Việt, PJICO hỗ trợ
đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng đường lánh nạn, đường phụ, hốc cứu nạn…hàng
năm cứu thoát khỏi nguy hiểm hàng trăm tính mạng.
Ngồi ra các cơng ty cũng khuyến khích chủ xe tự thực hiện các biện pháp đề
phòng hạn chế tổn thất, nâng cao ý thức thông qua công tác tun truyền luật lệ an
tồn giao thơng, đặc biệt cơng ty cịn giảm phí nếu sau một thời gian nhất định mà xe
không gặp phải bất kỳ sự cố nào. Như vậy việc tham gia bảo hiểm rõ ràng có tác dụng
đề phịng hạn chế tổn thất góp phần ổn định đời sống xã hội.
Thứ tư, góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước.
Mức sống ngày được nâng lên, số lượng các phương tiện cơ giới tăng mạnh,

đồng thời giá trị của từng chiếc xe cũng tăng cao.
Hơn nữa, khi các điều kiện sống đầy đủ, trình độ dân trí cao thì nhu cầu tự bảo
vệ cho bản thân, gia đình, tài sản lại càng được nâng cao. Vì thế triển vọng của
nghiệp vụ xe cơ giới là rất lớn và nguồn thu từ nghiệp vụ này không phải là ít, nó sẽ
góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước thơng qua hình thức nộp thuế của các cơng
ty bảo hiểm. Và ngược lại Chính phủ có thể sử dụng ngân sách Nhà nước phối hợp
với các doanh nghiệp bảo hiểm khác đầu tư hỗ trợ nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở

6


hạ tầng, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu đi lại của người dân từ đó góp phần nâng cao
chất lượng đời sống dân cư.
Như vậy vai trò, tác dụng của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là rất lớn, mang ý
nghĩa tích cực, nhân đạo sâu sắc và việc triển khai nghiệp vụ này là rất cần thiết.
1.2.

Các nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến xe cơ giới
Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm mà nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới được chia thành

một số sản phẩm sau:
-

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba

-

Bảo hiểm vật chất xe

-


BHTNDS của chủ xe đối với hàng hoá chở trên xe.

-

Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe.

-

Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe, người ngồi trên xe

1.2.1 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với ngƣời thứ 3
Trong cuộc sống hàng ngày mỗi cá nhân, tổ chức đều phải chịu trước pháp luật
về hành vi của mình, nếu hành vi bất cẩn đó gây thiệt hại cho người khác thì cá nhân,
tổ chức đó phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại do mình gây ra. Thực tế khơng chỉ
trong bảo hiểm xe cơ giới mới có BHTNDS mà cịn tồn tại rất nhiều loại hình
BHTNDS khác: bảo hiểm trách nhiệm dân sự sản phẩm, TNDS của chủ sử dụng lao
động. Vì vậy loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự rất phổ biến và có vai trò quan
trọng trong đời sống kinh tế xã hội. BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
cũng là dạng BHTNDS vì thế nó cũng có đầy đủ các đặc điểm bảo hiểm trách nhiệm.
Thứ nhất, đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng. Vì đối tượng của bảo hiểm
trách nhiệm là phần trách nhiệm pháp lý phát sinh phải bồi thường trách nhiệm dân sự
tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Phần trách nhiệm này chưa xác định bởi vì nó chưa
xảy ra chỉ khi trách nhiệm dân sự phát sinh thì mới biết giá trị cụ thể của trách nhiệm
là bao nhiêu.
Thứ hai, bảo hiểm trách nhiệm chỉ có một rủi ro duy nhất là khi pháp luật quy
định đã phát sinh trách nhiệm dân sự.
Thứ ba, bảo hiểm trách nhiệm thường áp dụng dưới hình thức bắt buộc. Mục
đích ngồi việc ổn định tài chính cho người được bảo hiểm còn bảo vệ quyền lợi cho


7


phía nạn nhân (vì có những thiệt hại xảy ra vượt quá khả năng tài chính của chủ
phương tiện).
Thứ tư là, bảo hiểm trách nhiệm thường chỉ giới hạn ở một mức trách nhiệm
nhất định, hay nói cách khác cơng ty bảo hiểm thường giới hạn trách nhiệm của mình
bởi số tiền bảo hiểm.
1.2.1.1 Đối tƣợng và phạm vi bảo hiểm
 Đối tượng bảo hiểm:
Người tham gia bảo hiểm thông thường là các chủ xe,có thể là cá nhân hay đại
diện cho một tập thể.Người bảo hiểm chỉ nhận cho phần BHTNDS của chủ xe phát
sinh do hoạt động điều khiển xe cơ giới của lái xe. Như vậy, đối tượng bảo hiểm là
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. TNDS của chủ xe cơ giới
đối với người thứ ba là phần trách nhiệm đươc xác định như sau:
Số tiền bồi thường:

Số tiền bồi thường
TNDS

Mức độ
=

Thiệt hại thực tế

lỗi

*

của bên thứ ba


Tuy nhiên số tiền bồi thường trách nhiệm dân sự luôn phụ thuộc vào quyết định
cuối cùng của toà án nếu như hai bên không thỏa thuận được.Vậy đối tượng không
được xác định trước, chỉ khi nào xảy ra tai nạn mới xác định được một cách cụ thể.
Các điều kiện phát sinh TNDS của chủ xe đối với người thứ ba:
• Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của bên thứ ba.
• Chủ xe phải có hành vi gây thiệt hại về người hoặc tài sản cho bên thứ ba (hành
vi này có thể là vơ tình hay cố tình) mà lái xe vi phạm luật an tồn giao thơng đường
bộ hoặc vi phạm các quy định khác của nhà nước, cũng có thể là rủi ro về mặt kỹ thuật
mà chủ xe khơng lường trước được.
• Phải có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe với những thiệt
hại của người thứ ba.
• Phải có khiếu nại của bên thứ ba.
Người thứ ba có thể là người đi bộ hay người đi xe đạp hoặc các phương tiện cơ
giới khác, đường sá hoa màu…nhưng không bao gồm các trường hợp sau:

8


+ Lái phụ xe,người làm công cho chủ xe
+ Những người lái xe phải nuôi dưỡng như cha mẹ,vợ con…
+ Hành khách những người có mặt trên xe
+ Thiệt hại xảy ra do bản thân phương tiện gây ra
+ Thiệt hại về tình trạng sức khỏe xảy ra do bản thân người điều khiển xe
+ Các khoản phạt mà lái xe hay phụ xe phải chịu.
 Phạm vi bảo hiểm:
Trong BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba,các thiệt hại nằm trong
phạm vi trách nhiệm của người được bảo hiểm bao gồm:
• Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sứ khỏe của bên thứ ba.
• Thiệt hại về hàng hóa,tài sản của bên thứ ba.

• Thiệt hại về tài sản là ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh hoặc làm giảm thu
nhập.
• Các chi phí cần thiết và hợp lý để ngăn ngừa và hạn chế thiệt hại, các chi phí
thực hiện các biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm (kể cả biện pháp khơng mang
lại hiệu quả)
• Những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người tham gia cứu chữa, ngăn
ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân.
Tuy nhiên người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các
vụ tai nạn mặc dù có phát sinh TNDS trong các trường hợp sau:
• Tai nạn do hành động cố ý của chủ xe,lái xe và người bị thiệt hại.
• Xe khơng đủ điều kiện an tồn kỹ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao
thông theo quy định của điều lệ trật tự an tồn giao thơng đường bộ.
• Chủ xe lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an tồn giao thơng như:
+ Xe khơng có giấy phép lưu hành,giấy chứng nhận an tồn kỹ thuật và mơi
trường
+ Lái xe khơng bằng lái.
+ Lái xe bị ảnh hưởng của các chất kích thích như :rượu ,bia ,ma túy
+ Xe chở chất cháy,chất nổ trái phép
+ Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, đua xe trái phép,chạy thử sau khi sữa
chữa
+ Xe đi vào đường cấm, đi đêm khơng có đèn hoặc chỉ có đèn bên phải.

9


+ Xe khơng có hệ thống lái bên phải
• Thiệt hại do chiến tranh
• Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá trị thương mại, làm đình trệ sản xuất
kinh doanh
• Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, mất cắp trong tai nạn.

• Tai nạn xảy ra ngồi lãnh thổ quốc gia trừ khi có thoả thuận khác.
Ngồi ra, người bảo hiểm cũng khơng chịu trách nhiệm đối với tài sản đặc biệt
như vàng bạc đá quý, tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm….
1.2.1.2 Mức trách nhiệm bảo hiểm
Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền cao nhất mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể
trả cho mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm. Như ta đã biết thiệt hại TNDS
chưa thể xác định ngay tại thời điểm tham gia bảo hiểm nó có thể là khơng đáng kể có
thể là rất lớn. Vì vậy một mặt để nâng cao trách nhiệm của người tham gia, mặt khác
để đảm bảo chi trả bảo hiểm cho người tham gia nên công ty bảo hiểm đã đưa ra các
giới hạn nhất định đối với mức bồi thường tối đa để người tham gia bảo hiểm tự lựa
chọn. Tức là công ty bảo hiểm không bồi thường toàn bộ thiệt hại TNDS phát sinh mà
chỉ khống chế trong phạm vi số tiền bảo hiểm đã xác định ra khi tham gia. Số thiệt hại
cịn lại thì chủ xe hoặc lái xe bồi thường cho người thứ ba.
Hiện nay, Bộ tài chính ban hành Thơng tư số 151/2012/TT-BTC Bảo hiểm Bắt
buộc TNDS của chủ xe cơ giới thì mức TNDS bắt buộc mà chủ xe tham gia là:
+ Đối với xe mô tô:
Về người: 40 triệu đồng / người / vụ
Về tài sản: 40 triệu đồng / vụ
+ Đối với xe ô tô:
Về người : 70 triệu đồng / người / vụ
Về tài sản : 70 triệu đồng / vụ
1.2.1.3 Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà chủ xe phải nộp cho công ty bảo hiểm để
hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung đủ lớn để bồi thường thiệt hại xảy ra trong
năm nghiệp vụ theo phạm vi bảo hiểm. Có thể coi phí bảo hiểm là giá cả của của sản
phẩm bảo hiểm nên nó có thể tăng giảm như các sản phẩm khác.

10



Biểu phí nghiệp vụ BHTNDS do Bộ Tài Chính quy định ngồi ra doanh nghiệp
có thể thoả thuận với chủ xe cơ giới để đảm bảo biểu phí cao hơn hoặc phạm vi bảo
hiểm rủi ro bảo hiểm rộng hơn theo quy tắc bảo hiểm. Phí bảo hiểm tính cho mỗi đầu
phương tiện đối với mỗi loại phương tiện (thường tính theo năm) là:
P=f+d
Trong đó : P - Phí bảo hiểm / đầu phương tiện
f - Phí thuần
d - Phụ phí
1.2.2. Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với thiệt hại về thân thể và tính mạng của
hành khách
Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc với mục đích:
- Góp phần ổn định cuộc sống của bản thân hành khách khơng may bị tai nạn và
gia đình họ.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn khắc
phục hậu quả kịp thời, nhanh chóng.
- Xét trên phạm vi xã hội, nó góp phần ngăn ngừa và đề phịng tai nạn giao
thơng. Tăng thu ngân sách cho Nhà nước để từ đó có điều kiện đầu tư trở lại nâng cấp
và xây dựng mới cơsởhạtầng giao thơng.
1.2.2.1. Đối tƣợng bảo hiểm
Là tính mạng và tình trạng sức khoẻ của tất cả hành khách đi trên các phương
tiện giao thông kinh doanh chuyên chở hành khách. Những người này không phân biệt
lứa tuổi, nghề nghiệp, miễn là họ có vé hoặc miễn giảm vé theo quy định. Người được
bảo hiểm bao gồm cả những hành khách được ưu tiên đặc biệt không phải mua vé, trẻ
em đi theo người lớn được miễn vé.
Tuy nhiên, hành lý, tài sản, hàng hóa của hành khách mang theo, các lái phụ xe
và những người đang làm việc trên các phương tiện vận chuyển hành khách (ôtô, tàu
hoả, tàu thuỷ, thuyền phà và máy bay) không thuộc đối tượng bảo hiểm. Nghiệp vụ
này ở nước ta được triển khai dưới hình thức bắt buộc, vì vậy phí bảo hiểm được tính
vào giá cước vận chuyển và mặc nhiên mỗi tấm vé là một giấy chứng nhận bảo hiểm.
1.2.2.2. Phạm vi bảo hiểm

• Các rủi ro được bảo hiểm:

11


Là các rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờxảy ra trong suốt hành trình của hành
khách gây thiệt hại đến tính mạng và tình trạng sức khoẻ của người được bảo hiểm.
- Thiên tai bao gồm: Thời tiết xấu, bão lốc, lũ lụt, sụt lở đất đá… gây thiệt hại
cho phương tiện chuyên chở, do đó gây thiệt hại đến tính mạng và tình trạng sức khoẻ
của hành khách.
- Tai nạn bất ngờ: Đâm va, cháy nổ, lật nghiêng, do sự cố kỹ thuật của chính
phương tiện, lỗi lầm của người điều khiển phương tiện hoặc do phương tiện khác đâm
vào…
• Các rủi ro loại trừ:
- Bị tai nạn do vi phạm trật tự an tồn giao thơng, vi phạm pháp luật (nhảy tàu,
xe khi phương tiện chưa dừng hẳn, bám xe, đứng ngồi không đúng chỗ quy định, hành
hung, ăn cắp…).
- Bị tai nạn do những nguyên nhân khơng liên quan trực tiếp đến q trình vận
chuyển hoặc bản thân tình trạng sức khoẻcủa hành khách gây ra (ngộ độc thức ăn,
trúng gió, ốm đau…).
• Thời hạn hiệu lực của bảo hiểm:
- Là thời gian hợp lý để thực hiện cuộc hành trình, tức là bắt đầu từ lúc hành
khách bước chân lên phương tiện và kết thúc khi hành khách rời khỏi phương tiện một
cách an toàn tại bến, ga hoặc sân bay cuối cùng ghi trên vé. Thời gian tạm ngừng hợp
lý (lấy nhiên liệu, ăn uống…) vẫn được tính vào thời hạn bảo hiểm. Nếu đi liên vận,
hành khách phải thay đổi phương tiện, trong lúc chờ đợi để lên phương tiện tiếp theo
vẫn được bảo hiểm.
- Nếu hành khách tự ý hay vô tình rời bỏ cuộc hành trình, rời bỏ hay lạc mất
phương tiện chuyên chở thì coi như thời hạn bảo hiểm chấm dứt.
1.2.2.3. Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm được ấn định theo quy định chung đối với mỗi loại phương
tiện hay một sốloại phương tiện. Chẳng hạn, nếu hành khách đi trên máy bay, số tiền
bảo hiểm là 20.000 USD/hành khách. Nếu đi trên tàu hoả, tàu thuỷ, ôtô số tiền bảo
hiểm là 12.000.000 VNĐ/hành khách. Vì nghiệp vụ được thực hiện dưới hình thức bắt
buộc nên người tham gia bảo hiểm khơng có quyền lựa chọn số tiền bảo hiểm. Trẻ em
mua nửa vé hoặc được miễn vé thì số tiền bảo hiểm chỉ bằng 50% số tiền bảo hiểm của
người lớn.

12


1.2.2.4. Phí bảo hiểm
Vì thực hiện bảo hiểm bắt buộc nên phí bảo hiểm được tính vào giá vé. Cơ quan
làm nhiệm vụ vận chuyển hành khách bán vé cũng là người thu phí bảo hiểm. Phí bảo
hiểm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Số tiền bảo hiểm.
- Loại phương tiện vận chuyển.
- Độ dài tuyến đường chuyên chở.
- Đặc điểm tuyến đường hoạt động của phương tiện vận chuyển (chất lượng
đường xá, địa hình).
Có 2 phương pháp tính phí được các cơng ty bảo hiểm vận dụng:
• Phí bảo hiểm tính trên 1km/ hành khách, cho từng loại phương tiện
với giả thiết 100% hành khách đều được bảo hiểm với số tiền bảo hiểm cho trước.
Công thức:
P= f1+ f2+ f3+ f4

∑Ci+ ∑Ti
f1= --------------------∑m ∑Lij Kij
Trong đó:
f1- Phí thuần

f2- Phí đề phịng hạn chếtổn thất
f3- Phí dự phịng
f4- Phí quản lý và lãi dự kiến
(f2, f3, và f4 thường được quy định bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định so với
tổng số phí thu).
Ci- Sốtiền chi trả cho những hành khách bị chết năm thứ i.
Ti- Số tiền chi trả cho những hành khách phải điều trị, phẫu thuật năm thứ i.
Lij- Độ dài quãng đường j năm thứ i.
Kij- Số hành khách đi trên quãng đường j năm thứ i.
n- Số năm khảo sát (n= 5 năm).
m- Số qng đường của từng loại hình giao thơng vận tải.

13


Phương pháp này có ưu điểm chính là chính xác và độc lập với giá cước vận tải,
song lại có nhược điểm mức phí tính ra rất lẻ và đơi khi quá nhỏ nên đã ảnh hưởng đến
khâu bán vé và quản lý của cơ quan vận chuyển.
• Phí bảo hiểm tính theo tỷ lệ trên giá cước vận tải của từng loại phương tiện.
f= R x Gv
∑Qi
R= ----------- x 100
∑Di
Trong đó:
f- Phí thuần
R- Tỷ lệ phí bảo hiểm
Gv- Giá cước vận tải
Qi- Tổng chi phí chi trả cho tai nạn bảo hiểm năm thứ i
Di- Tổng doanh thu cước phí của ngành vận tải năm i
Phương pháp này tuy đơn giản, dễ tính tốn, song phụ thuộc nhiều vào giá cước

vận tải. Khi tính tốn cũng phải giả thiết 100% hành khách đều được bảo hiểm với số
tiền bảo hiểm cho trước.
• Ngồi ra, đối với các cơng ty tư nhân kinh doanh vận tải hành khách, công ty
bảo hiểm thu phí theo phương thức khốn. Cụ thể, số phí một cơng ty vận tải phải nộp
hàng tháng.
Phí
P=

bảo

Số

chỗ

Số

Số

lượt

hiểm bình x

ngồi BQ 1 x

phương

quân

phương


tiện hoạt

tiện

tiện

động

động BQ 1

hành

1

khách

x

phương

Số ngày hoạt
x động BQ 1

hoạt

tháng

ngày

1.2.2.4. Trả tiền bảo hiểm

- Nếu tai nạn chết người: Số tiền chi trả cho 1 hành khách bằng số tiền bảo
hiểm.
- Nếu bị tai nạn thương tật: Số tiền chi trả bằng tỷ lệ thương tật nhân với số tiền
bảo hiểm (tỷ lệ thương tật được giám định thông qua giám định y khoa).
- Nếu hành khách bị tai nạn nhẹ, tạm thời: Số tiền chi trả có thể tính theo chi
phí thực tế (nằm viện, điều trị…) hoặc cũng có thể bằng số tiền chi trả bình quân một

14


×