LỜI GIỚI THIỆU
Kế thừa các chương trình THPT hiện hành (chương trình cải cách giáo
dục) và trung học chuyên ban trước đây, đồng thời trên cơ sở góp phần thực hiện
mục tiêu của giáo dục phổ thông mới chương trình phân ban mới được xây dựng
theo các định hướng đã nêu trong Luật Giáo dục, Nghị quyết 40 của Quốc hội về
đổi mới giáo dục phổ thông, Chỉ thị số 30 của Thủ tướng chính phủ về chủ
trương và phương án phân ban, Chương trình phân ban mới được thực hiện trên
tinh thần thể hiện tính liên tục đối với chương trình tiểu học và trung học cơ sở
mới, đồng thời kế thừa các ưu điểm cũng như khắc phục các nhược điểm của
chương trình THPT hiện hành và của chương trình phân ban cũ, có chú trọng
giữa thực hành thí nghiệm, ứng dụng vào thực tiễn.
Tuy nhiên, sau một năm triển khai đại trà ở lớp 10, Chương trình phân
ban mới đã bộc lộ một số hạn chế. Nhằm có sự đánh giá ban đầu về những mặt
được và chưa được so với mục tiêu của Chương trình, đề xuất hướng khắc phục
mặt chưa được, cũng như hướng giải quyết những vấn đề mới xuất hiện, Viện
Nghiên cứu Giáo dục (Trường Đại học Sư phạm TPHCM) tổ chức hội thảo khoa
học với chủ đề: “CHƯƠNG TRÌNH, SGK VÀ VẤN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH
GIÁ Ở LỚP 10 PHÂN BAN SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN”.
Kỷ yếu hội thảo được trình bày theo hai phần:
PHẦN 1 : Những nhận định chung về vấn đề phân ban sau một
năm thực hiện
PHẦN 2 : Chương trình phân ban ở các môn học cụ thể
Mọi ý kiến đóng góp xây dựng về nội dung chương trình cũng như
hình thức cho kỷ yếu xin được gởi về theo địa chỉ sau đây:
Viện Nghiên cứu Giáo dục, 115 Hai Bà Trưng - Quận 1 - TP.HCM.
Điện thoại: (08) 8232317 hoặc 8224813 (21); Fax: 08 8273833;
Email:
Ban Tổ chức Hội thảo
VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC
2
HỘI THẢO KHOA HỌC: CHƯƠNG TRÌNH, SGK VÀ VẤN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở LỚP
10 PHÂN BAN SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN
PHẦN 1
Những nhận định chung
về vấn đề phân ban
sau một năm thực hiện
3
VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC
4
HỘI THẢO KHOA HỌC: CHƯƠNG TRÌNH, SGK VÀ VẤN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở LỚP
10 PHÂN BAN SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
PHÂN BAN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRONG NĂM ĐẦU TRIỂN KHAI ĐẠI TRÀ
Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Để có cơ sở đánh giá sự phù hợp của mô hình trường Trung học phổ thông
(THPT) ba ban trong giai đoạn hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho
Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục nghiên cứu khảo sát, đánh giá tình
hình thực hiện phân ban THPT trong năm đầu triển khai đại trà.
1. Mục đích khảo sát:
Đánh giá thực trạng tình hình dạy học phân ban THPT trong năm đầu triển
khai đại trà. Trên cơ sở đó, xác định một số vấn đề cần giải quyết để nâng cao
chất lượng và hiệu quả của dạy học ở trường THPT trong những năm tới.
2. Nội dung khảo sát:
Nội dung khảo sát được tập trung vào ba vấn đề chính sau:
a/ Tình hình tổ chức các ban trong trường THPT.
b/ Tình hình thực hiện dạy học phân hóa trong trường THPT.
c/ Thực trạng các điều kiện thực hiện dạy học theo chương trình, sách giáo
khoa (SGK) phân ban.
3. Đối tượng khảo sát:
Đối tượng khảo sát bao gồm: hiệu trưởng, giáo viên (GV), học sinh (HS)
và phụ huynh học sinh (PHHS) của 12 tỉnh, thành phố trên toàn quốc (Hòa Bình,
Hà Nội, Yên Bái, Quảng Ninh, Thái Bình, Quảng Bình, Gia Lai, Đắc Lắc, T.P
Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai và Cần Thơ).
4. Thời gian và phương pháp khảo sát:
Quá trình khảo sát được chia thành hai đợt:
- Đợt I được tiến hành vào tháng 10-11/2006 tại 6 tỉnh Hòa Bình, Hà Nội,
Quảng Bình, Gia Lai, T.P Hồ Chí Minh và Long An.
- Đợt II được tiến hành vào tháng 4-5/2007 tại 7 tỉnh Yên Bái, Quảng
Ninh, Thái Bình, Quảng Bình, Đắc Lắc, Đồng Nai và Cần Thơ.
5
VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC
Các phương pháp được sử dụng là:
- Điều tra bằng phiếu hỏi đối với 197 hiệu trưởng, 972 GV dạy khối 10,
7577 HS lớp 10 và 440 PHHS có con em học lớp 10.
- Tọa đàm với Lãnh đạo Sở GD&ĐT và các hiệu trưởng trường THPT (12
buổi); với GV của các trường THPT (33 buổi ).
- Trắc nghiệm các môn Toán, Ngữ văn, Hóa học, Lịch sử (theo chương trình
chuẩn và chương trình nâng cao) với 2967 HS lớp 10.
- Xử lý dữ liệu bằng phương pháp thống kê
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn tiến hành phỏng vấn một số HS, đồng thời
dự nhiều giờ dạy của GV ở cả ba ban.
II. KẾT QUẢ KHẢO SÁT
1. Tình hình tổ chức các ban trong trường THPT
a) Kết quả khảo sát cho thấy, HS THPT đã phân thành ba nhóm (Hình 1):
- Nhóm HS phân hoá theo một trong hai hướng: KHTN (gồm những HS học
ban KHTN; những HS học ban Cơ bản và học tự chọn nâng cao ba môn Toán, Vật
lý, Hóa học hoặc Toán, Hoá học, Sinh học); KHXH-NV (gồm những HS học ban
KHXH-NV; những HS học ban Cơ bản và học tự chọn nâng cao ba môn Ngữ văn,
Lịch sử, Địa lý hoặc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ).
- Nhóm HS phân hoá chưa rõ rệt theo hướng nào trong hai hướng KHTN
hoặc KHXH-NV (gồm những HS học ban Cơ bản và học tự chọn nâng cao từ 1
đến 2 môn trong 8 môn có nội dung nâng cao).
- Nhóm HS không phân hoá theo hai hướng trên (gồm những HS học ban
Cơ bản và không học môn nâng cao nào).
6
HỘI THẢO KHOA HỌC: CHƯƠNG TRÌNH, SGK VÀ VẤN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở LỚP
10 PHÂN BAN SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN
KHTN
KHXH-NV
50
40.34
40
31.01
25.4
30
20
10
3.24
0
PH theo KHTN & KHXH- Chua ro ret theo 1 trong 2 Khong theo 2 huong tren
NV
huong
Hình 1. Các hướng phân hoá của học sinh khảo sát
Sự phân chia HS theo ba nhóm trên cho thấy một bộ phận lớn HS có nhu
cầu phân hoá theo các hướng KHTN, KHXH-NV và không theo hai hướng đó.
b) Chủ trương phân ban và phương án phân ban THPT được hiệu trưởng,
GV đánh giá là tương đối phù hợp với thực tiễn nhà trường và năng lực, nguyện
vọng của HS. Điều này được thể hiện bằng chỉ số Likelihood 0.57 (Từ 0 ¸ 0.33:
không phù hợp; 0.34 ¸ 0.66: tương đối phù hợp; 0.67 ¸ 1: phù hợp).
c) Đa số PHHS và HS đều hài lòng với ban học do nhà trường sắp xếp,
đặc biệt là ban KHTN và ban Cơ bản. Điều này được thể hiện bằng chỉ số đo
Likelihood ở bảng 1 (Từ 0 ¸ 0.33: không hài lòng; 0.34 ¸ 0.66: tương đối hài
lòng; 0.67 ¸ 1: hài lòng):
Bảng 1. Mức độ hài lòng của PHHS và HS về việc sắp xếp ban học của
nhà trường
Phụ huynh HS
HS
Ban KHTN
0.84
0.80
Ban KHXH-NV
0.78
0.74
Ban Cơ bản
0.84
0.79
Như vậy, kết quả khảo sát trong năm đầu thực hiện chủ trương phân ban
tại các trường THPT cho thấy: Một bộ phận lớn HS thực sự có nhu cầu phân
hoá; mô hình trường THPT ba ban tương đối phù hợp với nguyện vọng, năng lực
của HS và đã nhận được sự hài lòng của đa số hiệu trưởng, GV, HS và PHHS.
7
VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC
2. Tình hình thực hiện dạy học phân hoá ở trường THPT
Việc đánh giá tình hình thực hiện dạy học phân hóa ở trường THPT tập
trung vào các nội dung sau: tình hình dạy học theo chương trình, SGK phân ban
và dạy học tự chọn.
a) Tình hình dạy học theo CT và SGK phân ban:
* Tình hình dạy của giáo viên:
- Kết quả tọa đàm với hiệu trưởng, GV, phỏng vấn HS và dự giờ cho thấy:
GV đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu để nắm bắt và thực hiện các
yêu cầu đổi mới của chương trình, sách giáo khoa về phương pháp dạy học,
phương pháp kiểm tra, đánh giá, sử dụng thiết bị dạy học,...
+ Mặc dù đã có chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình các môn học,
nhưng do chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của chuẩn và chưa được
hướng dẫn cụ thể nên quá trình sử dụng còn lúng túng, dẫn đến tình trạng có một
bộ phận GV dạy không bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng đã quy định trong giảng
dạy, cũng như trong đánh giá kết quả học tập.
+ Nhìn chung, GV đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên,
việc thực hiện ở một bộ phận GV còn hình thức, chưa hiệu quả, vẫn thiên về
thuyết trình kết hợp với vấn đáp, khiến giờ dạy nặng nề, chưa hấp dẫn; HS chưa
thực sự được phát hiện, khám phá tri thức; việc hướng dẫn phương pháp tự học
cho HS vẫn chưa được nhiều GV quan tâm đúng mức; GV vẫn còn lúng túng
trong việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
Đó là do năm đầu tiên thực hiện đại trà, những yêu cầu của chương trình
và SGK phân ban còn tương đối mới mẻ với GV; nội dung chương trình một số
phần của một vài môn học còn nặng so với trình độ nhận thức của HS; dung
lượng kiến thức của một số chương, bài trong một số môn học chưa phù hợp với
thời lượng dành cho dạy chương, bài học đó;...
- Theo nhận xét của HS: Nhìn chung, các thầy/cô đều có cách dạy dễ hiểu.
Điều này được thể hiện bằng chỉ số Likelihood trên hình 2 dưới đây (Từ 0 ¸ 0.25:
khó hiểu; 0.26 ¸ 0.5: tương đối khó hiểu; 0.51 ¸ 0.75: dễ hiểu; 0.76 ¸ 1: rất dễ
hiểu).
8
HỘI THẢO KHOA HỌC: CHƯƠNG TRÌNH, SGK VÀ VẤN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở LỚP
10 PHÂN BAN SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN
1
0.75
0.75
0.77
0.83
0.79
0.78
0.79
0.74
0.7
0.65
0.65
0.62
0.58
0.5
0.25
0
Toan
Ly
Hoa
Sinh
Van
Su
Dia
Nngu
CN
Tin
TD
Hình 2. Học sinh nhận xét về cách dạy của thầy/cô giáo bộ môn
- Về khả năng đáp ứng chương trình và SGK phân ban qua tự đánh giá
của GV cho thấy: Nhìn chung trình độ chuyên môn của GV có thể đáp ứng được
yêu cầu của chương trình, SGK, đặc biệt là những GV được phân công dạy
chương trình, SGK nâng cao. Điều này được thể hiện bằng thang đo Likelihood
(Hình 3) (Từ 0 ¸ 0,33: không đáp ứng được; 0,34 ¸ 0,66: đáp ứng một cách
tương đối ; 0,67 ¸ 1: hoàn toàn đáp ứng được ).
GV day CT chuan
0.99
GV day CT NC
0.82
0.79
0.76
0.77 0.78
0.75
0.69
0.64
0.66
0.68
0.75
0.71
0.93
0.88
0.85
0.76
0.8
0.33
0
Toan
Ly
Hoa
Sinh
Van
Su
Dia
N,ngu
Hình 3. Khả năng đáp ứng của GV dạy chương trình chuẩn và chương trình nâng cao
9
GDCD
VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC
* Tình hình học tập của học sinh:
Việc đánh giá tình hình học tập của HS được tiến hành thông qua phiếu hỏi
hiệu trưởng, GV và HS; kết quả kiểm tra trắc nghiệm 4 môn Toán, Hoá học, Ngữ văn,
Lịch sử (tháng 10/2006).
- Kết quả đánh giá của hiệu trưởng cho thấy: HS cả ba ban đều đáp ứng được yêu
cầu về chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình, SGK mỗi ban. Trong đó, HS ban
KHTN có khả năng đáp ứng tốt nhất. Điều này được thể hiện bằng chỉ số Likelihood:
ban KHTN là 0,58; ban KHXH-NV là 0,55 và ban Cơ bản là 0,56 (Từ 0 ¸ 0,33:
không đáp ứng; 0,34 ¸ 0,66: đáp ứng một cách tương đối ; 0,67 ¸ 1: hoàn toàn
đáp ứng).
- Kết quả đánh giá của GV cho thấy:
+ Về yêu cầu nắm vững kiến thức, HS đạt mức khá ở cả hai chương trình
chuẩn và nâng cao của hầu hết các môn; giỏi ở chương trình chuẩn hai môn Lịch sử
và Địa lý; đạt yêu cầu ở chương trình Ngoại ngữ. HS học theo chương trình chuẩn đạt
yêu cầu về kiến thức hơn HS học theo chương trình nâng cao ở hầu hết các môn, trừ
môn Toán và Ngoại ngữ. Điều này được đo bằng thang Likelihood: từ 0 ¸0.2: kém;
0.21 ¸ 0.4: yếu; 0.41 ¸ 0.6: đạt; 0.61 ¸ 0.8: khá; 0.81 ¸ 1: giỏi (Hình 4).
1
HS ho c C T NC
0.83
0.8
HS ho c C T c hua n
0.83
0.76
0.71
0.7
0.7
0.7
0.75
0.64
0.68
0.6
0.71
0.75
0.68
0.66
0.63
0.57
0.63
0.6
0.71
0.53
0.65
0.51
0.4
0.2
0
Toan
Ly
Hoa
Sinh
Van
Su
Dia
N.ngu
CN
Tin
TD
GDCD
Hình 4. GV đánh giá mức độ đạt yêu cầu về nội dung kiến thức của HS
+ Về yêu cầu phát triển kĩ năng, HS đạt yêu cầu đối với chương trình chuẩn
của các môn Toán, Vật lý, Hoá học, Ngữ văn và Ngoại ngữ; khá đối với chương trình
chuẩn và chương trình nâng cao của các môn còn lại. HS học theo chương trình nâng
10
Tong
HỘI THẢO KHOA HỌC: CHƯƠNG TRÌNH, SGK VÀ VẤN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở LỚP
10 PHÂN BAN SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN
cao đạt yêu cầu về phát triển kĩ năng ở mức cao hơn so với học sinh học theo chương
trình chuẩn ở hầu hết các môn, trừ môn Địa lý. Điều này được đo bằng thang
Likelihood: từ 0 ¸0.2: kém; 0.21 ¸ 0.4: yếu; 0.41 ¸ 0.6: đạt; 0.61 ¸ 0.8: khá; 0.81
¸ 1: tốt (Hình 5).
1
HS hoc CT NC
HS hoc CT chuan
0.75
0.8
0.68
0.72
0.71
0.63
0.63
0.57
0.6
0.56
0.7
0.65
0.67
0.63
0.72
0.54
0.63
0.61
0.56
0.68
0.56
0.55
0.6
0.52
0.4
0.2
0
Toan
Ly
Hoa
Sinh
Van
Su
Dia
N.ngu
CN
Tin
TD
GDCD
Hình 5. GV đánh giá mức độ đạt yêu cầu về phát triển kĩ năng của HS
+ Kết quả khảo sát còn cho thấy, HS học theo chương trình nâng cao có
phương pháp tự học và khả năng trình bày, diễn tả ý tưởng tốt hơn so với HS học
theo chương trình chuẩn. Tuy nhiên theo GV, nhìn chung HS còn lúng túng chưa
quen với phương pháp học tập chủ động, tích cực.
- Kết quả tự đánh giá của HS cho thấy:
+ Nhìn chung HS cả ba ban đều cho rằng, chương trình và SGK của 8
môn học (Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Công nghệ, Tin học, Thể dục và
GDCD) vừa sức với các em; chương trình và SGK của 4 môn (Toán, Vật lý, Hoá
học và Ngoại ngữ) tương đối khó, nhất là môn Vật lý. Đặc biệt, HS ban KHXHNV đánh giá chương trình môn Ngoại ngữ là khó nhất.
Điều này được thể hiện trên hình 6, đơn vị đo là Likelihood (Từ 0 ¸ 0,25:
dễ; 0,26 ¸ 0,5: vừa sức; 0,51 ¸ 0,75: tương đối khó; 0,76 ¸ 1: rất khó).
11
Tong
VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC
1
Ban KHTN
Ban KHXH-NV
Ban Cơ b?n
0.75
0.64
0.61
0.59
0.54
0.5
0.44
0.41
0.36
0.35
0.34
0.35
0.28
0.27
0.25
0
Toan
Ly
Hoa
Sinh
Van
Su
Dia
N.ngu
CN
Tin
TD
Hình 6. Học sinh tự đánh giá khả năng học tập so với nội dung SGK mỗi ban
+ Đối với HS học SGK theo chương trình chuẩn: nội dung của hầu hết các
môn học vừa sức với các em; trừ 4 môn Hoá học, Toán, Ngoại ngữ và Vật lý có
một số nội dung còn tương đối khó, nhất là Vật lý.
Điều này được thể hiện bằng thang đo Likelihood : từ 0 ¸ 0,25: dễ; 0,26 ¸
0,5: vừa sức; 0,51 ¸ 0,75: tương đối khó; 0,76 ¸ 1: rất khó (Hình 7).
1
0.75
0.55
0.5
0.42
0.33
0.26
0.34
0.34
0.59
0.59
0.63
0.42
0.36
0.28
0.25
0
C.nghe
TD
GDCD
Tin
Dia
Su
Van
Sinh
Hoa
Vua suc
Toan
N.ngu
Tuong doi kho
Hình 7. Năng lực của học sinh học SGK theo chương trình chuẩn
+ Đối với HS học SGK theo chương trình nâng cao: nội dung của 4 môn
Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn và Sinh học vừa sức với các em; các môn còn lại tương
đối khó, nhất là Vật lý và Ngoại ngữ.
Điều này được thể hiện bằng thang đo Likelihood : từ 0 ¸ 0,25: dễ; 0,26 ¸
0,5: vừa sức; 0,51 ¸ 0,75: tương đối khó; 0,76 ¸ 1: rất khó (Hình 8).
12
Ly
GDCD
HỘI THẢO KHOA HỌC: CHƯƠNG TRÌNH, SGK VÀ VẤN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở LỚP
10 PHÂN BAN SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN
1
0.75
0.66
0.54
0.5
0.35
0.39
0.36
0.66
0.54
0.45
0.25
0
Su
Dia
Van
Sinh
Vua suc
Hoa
Toan
Ly
Tuong doi kho
Hình 8. Học sinh tự đánh giá năng lực so với nội dung SGK nâng cao
Như vậy theo HS, các em có thể đáp ứng được nội dung SGK của hầu hết
các môn theo cả hai chương trình chuẩn và nâng cao, trừ một số nội dung tương
đối khó ở SGK Toán, Vật lý, Hoá học và Ngoại ngữ.
Qua trao đổi, dự giờ trực tiếp tại các trường khảo sát, nguyên nhân của
vấn đề nội dung SGK các môn Toán, Vật lý, Hoá học và Ngoại ngữ tương đối
khó với HS có thể là: bản thân chương trình các môn học đó, đặc biệt là hai môn
Vật lý và Ngoại ngữ, có một số nội dung tương đối khó so với trình độ nhận thức
của học sinh nói chung; phân phối chương trình dạy ở một số chủ đề chưa được
hợp lý (thời lượng ít, nội dung dài); nhiều GV chưa thực sự bám sát chuẩn kiến
thức, kĩ năng đã qui định trong chương trình để dạy học, điều này gây hiện tượng
quá tải với HS, nhất là với những HS ở các vùng, miền có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn.
- Kết quả học tập qua bài Test bốn môn Toán, Hoá học, Ngữ văn và Lịch sử (Hình
9):
+ Đa số HS đạt yêu cầu của cả hai chương trình chuẩn và nâng cao, trong
đó tỉ lệ HS đạt yêu cầu chương trình nâng cao nhiều hơn HS đạt yêu cầu chương
trình chuẩn ở ba môn Toán, Hoá học và Lịch sử.
13
N.ngu
VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC
100
CT chuan
CT NC
84.60
80
71.90
72.22
68.98
67.90
53.82
60
59.00
41.10
40
20
0
Toan
Hoa
Van
Su
Hình 9. Tỉ lệ học sinh đạt chuẩn chương trình của 4 môn học
+ Yêu cầu của chương trình chuẩn môn Toán và chương trình nâng cao
môn Ngữ văn tương đối khó so với khả năng học tập của HS.
+ Điểm trung bình các bài Test hầu hết từ 5 điểm trở lên; có 50% HS đạt
kết quả khá, giỏi ở bài Test Toán và Hoá học theo chương trình nâng cao.
+ Mức độ vận dụng kiến thức của HS tương đối thấp hơn các mức nhận
biết và thông hiểu.
Từ kết quả trên, nhìn chung HS học theo chương trình và SGK nâng cao
đáp ứng được chuẩn kiến thức, kĩ năng của hầu hết các môn học tốt hơn so với
HS học chương trình và SGK chuẩn. Điều này có thể được lý giải như sau: HS
học theo chương trình nâng cao có kết quả học tập ở lớp 9 cao hơn HS học theo
chương trình chuẩn; chương trình nâng cao của các môn học chú trọng đến việc
phát triển kĩ năng, rèn luyện phương pháp tự học và khả năng trình bày, diễn tả ý
tưởng cho HS hơn chương trình chuẩn.
Tóm lại, trong năm đầu triển khai dạy học phân ban, mặc dù còn nhiều khó
khăn, nhưng việc dạy học đã dần đi vào ổn định, giáo viên có thể dạy được chương
trình và SGK mới. HS có khả năng đáp ứng được chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định
trong chương trình của hầu hết các môn học, nhất là những HS học chương trình
nâng cao.
14
HỘI THẢO KHOA HỌC: CHƯƠNG TRÌNH, SGK VÀ VẤN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở LỚP
10 PHÂN BAN SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN
b) Tình hình dạy học tự chọn
* Cách tổ chức dạy học tự chọn
- Để thuận lợi cho việc quản lí và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường
về GV và cơ sở vật chất, nên hầu hết các trường được khảo sát đều tổ chức dạy
học tự chọn theo lớp đã cơ cấu từ đầu năm học.
- Các trường đã tổ chức dạy học tự chọn cho HS rất đa dạng, theo nhiều hướng :
Đối với HS ban KHTN (thời lượng học tự chọn là 1.5 tiết/tuần).
+ Đa số HS được sắp xếp học chủ đề bám sát theo chương trình nâng cao
của các môn Toán, Vật lí, Hoá học và Sinh học.
+ Một số HS được sắp xếp học chủ đề bám sát theo chương trình chuẩn
của môn Ngữ văn (3.26%), Ngoại ngữ (3.26%); có 15.05% HS được sắp xếp học
chủ đề đáp ứng môn Tin học.
Đối với HS ban KHXH-NV (thời lượng học tự chọn là 1.5 tiết/tuần).
+ Một bộ phận HS được sắp xếp học chủ đề bám sát theo chương trình
nâng cao của các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Ngoại ngữ, trong đó số HS
chọn học môn Ngoại ngữ là nhiều nhất (59.87%).
+ Một bộ phận HS khác (28.83%) được sắp xếp học chủ đề bám sát theo
chương trình chuẩn của môn Toán.
Đối với HS ban Cơ bản(thời lượng học tự chọn là 4 tiết/tuần) được sắp xếp theo
3 hướng chủ yếu sau:
+ Hướng 1 gồm 53,63% HS: học 3 trong 8 môn nâng cao (Toán, Vật lý,
Hóa học; Toán, Hóa học, Sinh học; Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí và Toán, Ngữ văn,
Ngoại ngữ); học các chủ đề bám sát các môn nâng cao đã chọn hoặc chủ đề đáp
ứng của một số môn như Tin học, Công nghệ,...
+ Hướng 2 gồm 4,39% HS: học một hoặc hai môn nâng cao (Toán và
Ngoại ngữ; Toán và Ngữ văn; Hóa học và Sinh học; ...); học chủ đề bám sát của
các môn nâng cao đã chọn, chủ đề bám sát hoặc đáp ứng của một số môn khác.
+ Hướng 3 gồm 41,98% HS - tự chọn của nhóm này thực hiện rất đa
đạng:
· Dành một vài tuần đầu của năm học để phụ đạo, củng cố những kiến
thức bị thiếu hụt ở cấp THCS; sau đó học các chủ đề bám sát của một
số môn như Toán, Vật lý, Hoá học, Ngữ văn và Ngoại ngữ;
15
VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC
· Học kỳ I, học chủ đề bám sát theo chương trình chuẩn của một số
môn; sang học kì II hoặc vẫn tiếp tục như học kì I, hoặc học chủ đề
nâng cao theo chương trình chuẩn của một số môn đối với những lớp
có khả năng.
· Ngay từ đầu và duy trì cho hết năm học, sắp xếp cho HS học chủ đề
nâng cao theo chương trình chuẩn của bốn nhóm môn: a) Toán, Vật
Lý, Hóa học; b) Toán, Hoá học, Sinh học; c) Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý;
d) Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.
Ngoài cách sắp xếp ở từng ban như trên, sự đa dạng và phong phú của
dạy học tự chọn còn được thể hiện ở chỗ :
· Một số trường dành thời lượng dạy học tự chọn để tăng thời lượng cho
việc dạy học một số chương, bài trong chương trình chính khóa của
một số môn học như : Toán, Vật lý, Ngữ văn, Ngoại ngữ,...
· Một số trường của các tỉnh đã tham gia thí điểm (Quảng Bình, Yên
Bái, Đồng Nai) đã sắp xếp cho một bộ phận học sinh khá, giỏi học các
chủ đề nâng cao theo chương trình nâng cao của các môn Toán, Vật lý,
Hoá học, Lịch sử và Địa lý (nhà trường tự biên soạn hoặc chỉnh sửa
theo tài liệu nâng cao của ban KHTN và ban KHXH-NX thí điểm).
Tóm lại, việc tổ chức dạy học tự chọn ở các trường THPT đa dạng, phong
phú theo nhiều hướng khác nhau. Cách tổ chức như vậy phù hợp với điều kiện
thực tế của các trường và phần nào đã đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của
HS.
* Khả năng học tự chọn của học sinh
- Qua ý kiến đánh giá của GV, nhìn chung HS đều có khả năng học các chủ đề,
môn học tự chọn mà các em đang học. HS có thể đáp ứng được ở mức khá, giỏi
các chủ đề bám sát theo chương trình chuẩn của tất cả các môn học; các chủ đề
bám sát theo chương trình nâng cao của môn Sinh học và môn Lịch sử; chủ đề
nâng cao theo chương trình chuẩn của môn Sinh học. Điều này được thể hiện
16
HỘI THẢO KHOA HỌC: CHƯƠNG TRÌNH, SGK VÀ VẤN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở LỚP
10 PHÂN BAN SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN
bằng thang đo Likelihood : từ 0 ¸0.2: kém; 0.21 ¸ 0.4: yếu; 0.41 ¸ 0.6: đạt; 0.61
¸ 0.8: khá; 0.81 ¸ 1: giỏi rõ (Hình 11).
1
Môn TC NC
BS theo CT chuan
NC theo CT chuan
BS theo CT NC
Đap ung HS
0.81
0.8
0.72
0.69
0.66
0.7
0.67
0.63
0.74
0.69
0.66
0.66
0.78
0.64
0.6
0.54
0.58
0.51
0.5
0.47
0.4
0.45
0.45
0.2
0
Toan
Ly
Hoa
Sinh
Van
Su
Dia
N.ngu
CN
Tin
TD
Hình 11. Đánh giá của GV về mức độ HS đáp ứng yêu cầu học tự chọn
- Kết quả tự đánh giá của HS cho thấy: Các môn tự chọn nâng cao Ngữ văn, Lịch
sử, Địa lý và chủ đề tự chọn các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Công nghệ, Tin
học, Thể dục và GDCD là vừa sức với học sinh. Còn các môn Toán, Vật lý, Hoá
học, Sinh học, Ngoại ngữ và chủ đề tự chọn của các môn này thì tương đối khó
với các em. Điều này được thể hiện thang đo Likelihood : từ 0 ¸ 0.25: dễ; từ 0,26
¸ 0.5: vừa sức; từ 0.51 ¸ 0.75: tương đối khó; từ 0.76 ¸ 1: rất khó (Bảng 2).
Bảng 2. HS tự đánh giá về mức độ phù hợp với nội dung môn hoặc chủ đề tự chọn
Toán
Vật lý
Hoá học
Sinh học
Ngữ văn
Môn
Chủ
Môn
Chủ
Môn
Chủ
Môn
Chủ
Môn
Chủ
đề
đề
đề
đề
đề
0.54
0.53
0.54
0.53
0.55
0.53
0.55
0.50
0.48
0.47
Lịch sử
Môn
Chủ
đề
0.39
0.42
Địa lý
Môn
Chủ
đề
0.48
0.42
Ngoại ngữ
Môn
Chủ
đề
0.52
0.53
C.nghệ
Tin
TD
GDCD
0.36
0.40
0.40
0.42
* Những khó khăn khi tổ chức dạy học tự chọn
Những khó khăn chủ yếu trong việc dạy học tự chọn ở các trường THPT
hiện nay được thể hiện qua đánh giá của hiệu trưởng, GV, HS và đo bằng trọng
số - trọng số càng nhỏ thì khó khăn càng lớn như sau:
- Theo đánh giá của hiệu trưởng, những khó khăn chủ yếu là:
17
GDCD
VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC
+ HS không có đủ tài liệu tự chọn (2.21);
+ Trình độ chuyên môn của một số GV chưa thực sự đáp ứng được yêu
cầu của dạy học tự chọn (2.44);
+ Nội dung của một số chủ đề tự chọn chưa hấp dẫn HS (2.92).
Đồng thời, qua phỏng vấn hiệu trưởng, việc phải đảm bảo số HS/lớp theo
đúng qui định trong Điều lệ trường THPT là cứng nhắc, không tạo điều kiện thuận
lợi cho nhà trường khi muốn đáp ứng nguyện vọng học tự chọn đa dạng của HS.
- Theo đánh giá của GV, những khó khăn chủ yếu là:
+ HS không có đủ tài liệu tự chọn (2.78);
+ Nội dung của một số chủ đề tự chọn còn cao so với HS (3.66);
+ Chất lượng các chủ đề tự chọn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đặt ra
(3.67);
+ GV còn lúng túng trong dạy học tự chọn (3.86).
- Còn đối với HS, những khó khăn chủ yếu các em gặp phải trong khi học tự chọn
là:
+ Không đủ tài liệu học tự chọn (38.63%).
+ Nội dung một số chủ đề còn cao so với khả năng (26.49%).
+ Không được học các chủ đề hoặc môn tự chọn theo sở thích (23.63%).
Tóm lại, dạy học tự chọn ở trường THPT đã gặp những khó khăn chủ yếu là:
+ HS không có đủ tài liệu tự chọn
+ Nội dung một số chủ đề tự chọn chưa thực sự phù hợp với nhu cầu và
khả năng học tập của HS, chưa gây được hứng thú học tập cho HS.
+ Trình độ chuyên môn và kĩ năng dạy học của một số GV chưa thực sự
đáp ứng được yêu cầu của dạy học tự chọn
Ngoài ra, thiếu phòng học, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, thiếu các trang
thiết bị cần thiết... cũng là những thách thức đối với việc thực hiện dạy học tự
chọn ở trường THPT hiện nay.
Chính những khó khăn đó đã làm cho việc dạy học tự chọn trong năm đầu
tiên thực hiện còn lúng túng, chưa đạt hiệu quả.
18
HỘI THẢO KHOA HỌC: CHƯƠNG TRÌNH, SGK VÀ VẤN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở LỚP
10 PHÂN BAN SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN
3. Các điều kiện thực hiện dạy học phân hoá
Sử dụng phương pháp phân tích tương quan song biến cho thấy một số
yếu tố sau có ảnh hưởng rõ rệt tới chất lượng dạy học phân hoá ở trường THPT:
- Nhận thức của cộng đồng về chủ trương phân ban;
- Đội ngũ GV;
- Bồi dưỡng và tập huấn GV;
- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường;
- Chế độ, chính sách;
Sau đây là kết quả tìm hiểu thực trạng về các điều kiện trên tại các trường
THPT được khảo sát.
a) Về công tác tuyên truyền trong cộng đồng
Hầu hết các trường đều đã tiến hành tuyên truyền chủ trương phân ban tới
chính quyền địa phương (53.8%), PHHS (98.7%), HS (98.1%) và GV (96.2%).
Hình thức tuyên truyền khá phong phú, chẳng hạn như: tổ chức tọa đàm, hội
thảo; phát tài liệu, tờ rơi; tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng ở
địa phương...
b) Về đội ngũ giáo viên
Kết quả tìm hiểu về số lượng GV của 158 trường được khảo sát cho thấy:
So với 10.990 GV cần có thì hiện nay, tỉ lệ GV còn thiếu là 4.13%; tỉ lệ GV hợp
đồng, thỉnh giảng là 11.46%; tỉ lệ trường chưa có cán bộ phụ tá thí nghiệm, thực
hành là 54.43% và chưa có cán bộ thư viện là 13.29%.
Tình trạng phải mời nhiều GV hợp đồng, thỉnh giảng và thiếu GV ở một
số môn học trên đã dẫn đến khó khăn trong việc sắp xếp thời khoá biểu, tổ chức
dạy học tự chọn; một số giáo viên phải dạy quá nhiều tiết, không còn thời gian
đầu tư nhiều cho việc chuẩn bị bài giảng.
c) Về chất lượng bồi dưỡng GV
Kết quả khảo sát cho thấy: 100% cán bộ quản lý và GV được tham gia tập
huấn về chương trình, SGK phân ban. Trong đó:
+ Chất lượng của đợt tập huấn cho cán bộ quản lí được đánh giá là tốt hơn
so với các đợt tập huấn cho GV. Điều này được thể hiện ở thang đo Likelihood:
từ 0 ¸ 0,33: chưa đạt; 0,34 ¸ 0,66: đạt yêu cầu; 0,67 ¸ 1: tốt (Bảng 3).
19
VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC
Bảng 3. Nhận xét của CBQl và GV về chất lượng bồi dưỡng CT, SGK phân ban
Sở
Tập huấn CBQL
Tập huấn GV
NDBD
0.65
0.51
PPBD
0.62
0.42
Tổ chức
0.68
0.53
Tài liệu BD
0.64
0.60
Tổng
0.65
0.52
+ Còn một số bất cập trong công tác bồi dưỡng GV ở địa phương như: nội
dung tập huấn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của GV; phân phối chưa hợp lí giữa
thời gian bồi dưỡng kiến thức chuyên môn với thời gian giải quyết các thủ tục
hành chính; một số GV cốt cán đi tập huấn về nhìn chung chưa đủ năng lực để
giải đáp đầy đủ các khúc mắc cho đồng nghiệp...
d) Về cơ sở vật chất
Kết quả trả lời của 158 hiệu trưởng trường THPT cho thấy hầu hết các
trường đều có tình trạng thiếu phòng học, phòng bộ môn, phòng thực hành thí
nghiệm để tổ chức dạy học. Cụ thể là: Phòng học: còn thiếu 498 phòng; Phòng
thí nghiệm, thực hành: còn thiếu 78 phòng; Thư viện: còn thiếu 21 phòng; Phòng
máy vi tính: còn thiếu 80 phòng; Phòng học bộ môn: còn thiếu 197 phòng.
Các hiệu trưởng còn cho biết, do thiết bị dạy học về chậm, gần hết học kì
I, thậm chí có tỉnh gần kết thúc năm học mới có thiết bị. Điều đó đã làm ảnh
hưởng đến chất lượng dạy và học của GV và HS.
e) Về chế độ, chính sách
- Về định biên GV: vấn đề định biên có ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai dạy
học phân hoá bởi trường THPT phân ban có một số đặc điểm mới (thêm môn Tin
học, thêm hình thức dạy học tự chọn; thêm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp,
giáo dục nghề phổ thông, giáo dục hướng nghiệp) nên mức định biên cũ không
còn phù hợp nữa.
- Về chế độ ngân sách, tài chính: trường THPT phân ban có kế hoạch giáo dục đa
dạng hơn, hoạt động dạy học có thêm nhiều yêu cầu mới nên cần phải có những
qui định, điều chỉnh mới cho việc thực hiện vốn ngân sách, chế độ thu, chi… để
đảm bảo cho nhà trường hoàn thành nhiệm vụ.
- Về chế độ chính sách đối với GV: thực tiễn triển khai chương trình, SGK phân
ban đã đặt ra một số vấn đề có ảnh hưởng thiết thực đến hoạt động dạy và học
như:
20
HỘI THẢO KHOA HỌC: CHƯƠNG TRÌNH, SGK VÀ VẤN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở LỚP
10 PHÂN BAN SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN
+ Chế độ thỉnh giảng đối với giáo viên môn Công nghệ và giáo viên thực
hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp, giáo dục nghề phổ thông…
+ Chế độ làm việc trong môi trường độc hại cho cán bộ phụ trách phòng
thí nghiệm, giáo viên dạy các môn khoa học thực nghiệm (Vật lí, Hoá học, Sinh
học) phải tiếp xúc nhiều với hoá chất.
Những vấn đề trên cần nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh để có những điều
kiện đồng bộ đảm bảo cho mô hình trường THPT phân ban thực hiện có hiệu
quả.
Tóm lại, các trường đã có chuẩn bị tích cực các điều kiện cho việc triển
khai chương trình mới như: tuyên truyền chủ trương phân ban; tư vấn cho PHHS,
HS để có lựa chọn đúng đắn; chuẩn bị cơ sở vật chất, xây mới và sửa chữa phòng
học, phòng thực hành thí nghiệm ...; bổ sung đội ngũ cán bộ, GV; tăng cường các
hoạt động bồi dưỡng, hỗ trợ về mặt chuyên môn cho cán bộ quản lý và GV. Tuy
nhiên trong năm đầu triển khai phân ban, các điều kiện thực hiện cũng còn nhiều
hạn chế: thiếu GV, cán bộ phụ tá thí nghiệm, cán bộ thư viện; công tác bồi dưỡng
thay sách cũng còn nhiều hạn chế; trình độ đầu vào của một bộ phận HS còn
thấp; thiết bị dạy học về chậm; nhiều trường còn thiếu phòng học, phòng thực
hành thí nghiệm ...; việc ban hành các văn bản chỉ đạo, tài liệu dạy học có chỗ
chưa hợp lí; một số quy định về chế độ chính sách đối với nhà trường, giáo viên
chưa đồng bộ với yêu cầu của việc triển khai chương trình mới.
III. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu, khảo sát tình hình dạy học phân hóa trong năm đầu
thực hiện cho thấy:
a) Về chủ trương phân hóa
- Chủ trương phân hóa là đúng đắn và đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ
của HS, PHHS, GV và cán bộ quản lí.
- Nhu cầu phân hóa của HS là có thật, theo ba nhóm:
+ Nhóm HS phân hoá theo một trong hai hướng KHTN và KHXH-NV;
+ Nhóm HS phân hoá chưa rõ rệt theo hai hướng KHTN hoặc KHXH-NV
21
VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC
+ Nhóm HS phân hoá không theo hai hướng trên.
- Phương án xếp ban của các trường THPT đáp ứng được đa số nguyện
vọng của HS, PHHS, đồng thời cũng phù hợp với kết quả học tập của các em ở
cấp THCS, nhất là HS học ban KHTN.
- Phương thức tổ chức dạy học “phân ban kết hợp với tự chọn” là mềm
dẻo, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu đa dạng của HS và điều kiện thực tế của các
trường THPT hiện nay, nên được hiệu trưởng, GV, HS và PHHS đồng tình, ủng
hộ.
b) Về tình hình thực hiện dạy học phân hóa trong trường THPT
- Nhìn chung, HS có khả năng đáp ứng được yêu cầu của CT và SGK phân
ban nhưng bước đầu các em chưa quen được với phương pháp học tập chủ động,
tích cực.
- Đa số GV có thể dạy được chương trình, SGK phân ban. Tuy nhiên, còn
một bộ phận GV dạy học chưa bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định trong
chương trình môn học và chưa đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp
dạy học, về đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
- Việc tổ chức dạy học tự chọn ở trường THPT diễn ra rất đa dạng, theo
nhiều hướng, phù hợp với thực tế của nhà trường và đáp ứng được phần nào nhu
cầu của học sinh. Tuy nhiên, do còn gặp nhiều khó khăn nên chất lượng và hiêu
quả dạy học tự chọn chưa cao.
Tóm lại, năm đầu tiên thực hiện dạy học theo chương trình và SGK phân
ban, mặc dù còn một vài bất cập, nhưng bước đầu đã ổn định; đi vào được thực
tiễn và cơ bản được thực tiễn chấp nhận.
c) Về các điều kiện dạy học phân hóa
Các trường đã có chuẩn bị tích cực các điều kiện cho việc triển khai
chương trình và SGK phân ban. Tuy nhiên, trong năm đầu triển khai, các điều
kiện thực hiện cũng còn nhiều hạn chế như: thiếu GV, cán bộ phụ tá thí nghiệm,
cán bộ thư viện; chất lượng bồi dưỡng GV còn chưa cao; thiết bị dạy học về
chậm; nhiều trường còn thiếu phòng học, phòng thực hành, thí nghiệm ...; việc
ban hành một số văn bản chỉ đạo còn chưa kịp thời, phân phối chương trình tự
22
HỘI THẢO KHOA HỌC: CHƯƠNG TRÌNH, SGK VÀ VẤN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở LỚP
10 PHÂN BAN SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN
chọn còn chưa hợp lí ...; một số quy định về chế độ, chính sách đối với nhà
trường, GV chưa đồng bộ với yêu cầu của việc triển khai chương trình mới.
2. Những vấn đề đặt ra
a) Trước mắt (trong 2 năm học tới 2007 - 2008 và 2008 – 2009)
+ Cần biên soạn tài liệu dạy học tự chọn, có hướng dẫn thực hiện dạy học
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng đã quy định trong chương trình cho toàn quốc và
việc vận dụng đối với các vùng, miền khó khăn; cho phép và hướng dẫn nhà trường chủ động điều chỉnh phân phối chương trình đảm bảo phù hợp với đối
tượng giáo dục; hướng dẫn đầy đủ, kịp thời về thi tốt nghiệp, thi đại học và vấn
đề học sinh lớp 11 bị lưu ban của năm học 2006-2007.
+ Cần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng giáo viên,
đặc biệt là thay đổi phương thức tập huấn, bồi dưỡng.
+ Điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp trong chương trình và sách
giáo khoa của một số môn học.
+ Điều chỉnh quy định về hệ thống sổ sách trong trường THPT phân ban
(sổ điểm, sổ chủ nhiệm, sổ dự giờ, sổ báo giảng,...).
+ Nâng cao nhận thức cho giáo viên, tăng cường công tác tuyên truyền
chủ trương phân ban và dạy học tự chọn cho chính quyền và các tổ chức xã hội ở
địa phương.
+ Tăng cường công tác tư vấn về lựa chọn ban và môn học tự chọn, chủ đề
tự chọn cho PHHS, HS (ngay từ lớp 9), đặc biệt là ở các vùng, miền có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn.
+ Từng bước sửa chữa, bổ sung phòng học, phòng bộ môn, phòng thí
nghiệm, thực hành; bổ sung và cung cấp thiết bị dạy học đồng bộ, có chất lượng,
đủ số lượng ngay từ đầu năm học.
b) Cho sau năm 2015
- Từng bước chuẩn hóa các điều kiện để đảm bảo cho việc thực hiện dạy học
phân hóa trong nhà trường phổ thông như: chuẩn hóa cơ sở vật chất và thiết bị; chuẩn
đội ngũ và nghề nghiệp giáo viên; chuẩn đánh giá giờ dạy...
- Nghiên cứu xây dựng mô hình dạy học phân hóa mới, triệt để với một
chương trình giáo dục tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho HS.
23
VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC
KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ SỰ LỰA CHỌN
HÌNH THỨC HỌC TẬP SAU THCS
TRONG VẤN ĐỀ PHÂN BAN
Trung tâm Đánh giá và Kiểm định Chất lượng Giáo dục
Viện Nghiên cứu Giáo dục
Khảo sát về vấn đề phân ban là một trong những vấn đề nằm trong đề
tài cấp Bộ trọng điểm của GS.TSKH. Lê Ngọc Trà, đã được nghiệm thu tháng
03/2007: “Nghiên cứu sự lựa chọn các hình thức học tập và hướng nghiệp sau
THCS”. Bài viết sử dụng dữ liệu thu được từ đề tài cấp Bộ trọng điểm này do
Trung tâm Đánh giá và Kiểm định chất lượng cùng phối hợp thực hiện về vấn đề
phân ban để phân tích một số kết quả khảo sát thực trạng tập trung vào vấn đề
phân ban. Phần đầu của bài viết giới thiệu những thông tin liên quan đến mẫu
khảo sát; phần tiếp theo tập trung phân tích thực trạng về vấn đề phân ban và một
số kết luận.
GIỚI THIỆU MẪU KHẢO SÁT
Có 23 trường nằm trong phạm vi của đề tài tham gia khảo sát trong đó
có 02 trường thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước; 04 trường thuộc tỉnh Tiền Giang; 02
trường thuộc tỉnh Khánh Hoà và số còn lại là các trường trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh. Số lượng mẫu khảo sát cho 23 trường phân chia cho các đối tượng
gồm học sinh (HS), giáo viên (GV), phụ huynh (PH) và cán bộ quản lý (CBQL)
được trình bày chi tiết ở bảng sau:
Bảng 1: Số lượng và tỉ lệ các mẫu của các trường tham gia khảo sát
(N=2525)
24
HỘI THẢO KHOA HỌC: CHƯƠNG TRÌNH, SGK VÀ VẤN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở LỚP
10 PHÂN BAN SAU MỘT NĂM THỰC HIỆN
TRƯỜNG
HỌC SINH
GIÁO VIÊN
PHỤ HUYNH
QUẢN LÝ
1
Đoàn Thị Điểm – Quận 3
195
44
69
6
314/ 12.44
2
Sương Nguyệt Ánh – Quận 10
118
39
60
2
219/
8.67
3
Ngô Tất Tố - Phú Nhuận
95
45
59
199/
7.88
4
Trương Vĩnh Ký – Quận 11
120
12
5
Trương Nghệ
1
6
Giồng Ông Tố - Quận 2
85
7
171
9
Cao Đẳng GTVT – Quận 6
Kỹ thuật Phương Đông – Quận
12
Nguyễn Du – Gò Vấp
10
Lý Tự Trọng – Khánh Hoà
11
12
8
37
62
TỔNG/ TỈ LỆ
132/
5.23
1/
0.04
193/
7.64
171/
6.77
4
95/
3.76
1
123/
4.87
9
81
10
79
43
90
87
Nguyễn Văn Trỗi – Khánh Hoà
81
27
108/
4.28
Nguyễn Huệ - Bình Phước
87
31
15
9
142/
5.62
13
Thanh Bình - Bình Phước
62
16
48
5
131/
5.19
14
THCS An Lộc – Tiền Giang
11/
0.44
15
Học Lạc – Tiền Giang
110
59
27
209/
8.28
16
Trần Hưng Đạo – Tiền Giang
91
92/
3.64
17
Tân Xuân – Tiền Giang
3
9/
0.36
18
Lê Thị Hồng Gấm
1
1/
0.04
19
Nguyễn Tường Tộ
33
33/
1.31
20
Lê Lợi
2
2/
0.08
21
Nguyễn Tri Phương – Quận 10
2
2/
0.08
22
Nguyễn Hiền – Quận 10
1
1/
0.04
23
Hùng Vương – Quận 5
2
2/
0.08
151
11
13
1
6
Tổng số chọn
459
524
Không trả lời
3
4
462/18.30
528/20.91
Tổng/ Tỉ lệ
328/ 12.99
1466/58.06
69/2.73
2525/ 100.00
Tỉ lệ phân chia theo các đối tượng khảo sát của từng trường tuy không
đồng đều nhưng vẫn bảo đảm tính khoa học và độ tin cậy của thông tin phản hồi.
Do sự khác nhau về khả năng cung cấp thông tin của từng đối tượng nên tỉ lệ thu
hồi thông tin trên mỗi đối tượng không nhất thiết phải bằng nhau.
Số lượng mẫu tham khảo sát theo giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý
và phụ huynh được tổng quát ở bảng sau:
Bảng 2: Tần số và tỉ lệ phần trăm các đối tượng được khảo sát (N=2525)
Tần số
Đối tượng
Giáo viên
Học sinh
Quản lý
Phụ huynh
Tổng
462
1466
69
528
2525
25
Tỉ lệ phần
trăm
18.3
58.1
2.7
20.9
100.0