Tải bản đầy đủ (.pdf) (221 trang)

Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo hệ vừa học vừa làm tại các trường đh,cđ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 221 trang )

MỤC LỤC
Lời nói đầu
Đào tạo hệ vừa làm vừa học: thành
công, hạn chế và đề xuất giải pháp
nâng cao chất lượng
Sử dụng phương pháp trình bày trực
quan trong giảng dạy học phần Những
nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa MácLênin cho hệ vừa làm vừa học ở các
trường cao đẳng, đại học hiện nay
Những bất cập trong đào tạo hệ vừa
làm vừa học hiện nay và một số giải
pháp khắc phục
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo
hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học
Đồng Tháp
Giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo
hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học
Kinh tế Công nghiệp Long An
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
đào tạo hệ vừa làm vừa học
Một số lệch lạc của hệ vừa làm vừa
học cần khắc phục để nâng cao chất
lượng đào tạo
Đào tạo hệ vừa làm vừa học: thực
trạng và những đề xuất
Góp phần nâng cao chất lượng dạy –
học hệ vừa làm vừa học tại trường Đại
học Hà Tĩnh

1
2



Ngô Minh Oanh

3

Lê Thị Nam An

4

Trịnh Văn Anh
Nguyễn Ngọc Tài

5

Lê Hữu Bình

6

Nguyễn Thanh Bình

7

Nguyễn Thị Thu Ba

8

Nguyễn Đình Cả
Dương Hoài An

9


Nguyễn Quyết Chiến

10

Nguyễn Thị Cầm

11

Trương Thị Mỹ Dung

Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
hệ vừa làm vừa học trong các trường
đại học, cao đẳng Việt Nam hiện nay

…………52

12

Phạm Xuân Hậu
Phạm Thị Thu Thủy

Nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa
làm vừa học bậc cao đẳng và đại học
– sự đòi hỏi của quá trình xã hội hóa
và đổi mới giáo dục ở nước ta

………….57

13


Nguyễn Thị Minh
Hằng

………...65

14

Phạm Thị Diễm Hằng

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả đào tạo đảm bảo chất lượng cho
hệ vừa làm vừa học trong các trường
cao đẳng, đại học Việt Nam hiện nay
Tăng cường kỉ cương đào tạo hệ vừa
1

…………6
………….11

………...16
…………22
………….26
………...29
…………36
………….39
………...46

…………72



làm vừa học tại một số trường đại học
khối ngành kinh tế ở Hà Nội
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất
lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học
hiện nay ở trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội
Động cơ học tập – Yếu tố cơ bản tác
động đến hoạt động học của học viên
hệ vừa làm vừa học
Chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa
học tại trường Đại học Kinh tế Quốc
dân: hạn chế, nguyên nhân và một số
đề xuất

15

Nguyễn Thái Hà
Nguyễn Đắc Thành
Lê Văn Hùng

16

Trần Thị Kim Huệ

17

Nguyễn Thị Hoàn

18


Thái Thu Hoài

Thực trạng đào tạo hệ vừa làm vừa
học và những vấn đề cần tháo gỡ

………….104

19

Trần Đăng Khoa

………...112

20

Trần Huỳnh Lê

Vừa học vừa làm dưới góc nhìn của
người học và quản lý
Những vấn đề cần quan tâm khi đào
tạo hệ vừa làm vừa học liên thông
theo học chế tín chỉ
Cần lắm một cách làm mới

Nguyễn Thị Thanh
Nguyệt

21


Nguyễn Hoàng Mai

22

Biền Văn Minh

23

24

25
26

27

………….80

………...88
…………96

…………118
………….123

Một số biện pháp nâng cao chất lượng
……...126
đào tạo theo hình thức vừa làm vừa
học trình độ đại học, cao đẳng đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục sau
năm 2015
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu …………134

Đào Hoàng Nam
quả đào tạo hệ vừa làm vừa học tại
trường Đại học Bạc Liêu
………….144
Nguyễn Thị Hồng Nga Các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng đào tạo theo hình thức vừa làm
vừa học ở Việt Nam hiện nay
Đào tạo hệ vừa làm vừa học: thực
………...158
Trần Văn Phúc
trạng và giải pháp
Nguyễn Kim Chuyên
Nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa
…………162
Phạm Thị Phượng
làm vừa học chuyên ngành Quản trị
Kinh doanh tại trường Đại học
Thương mại
Phạm Thị Lan Phượng Đại học tinh hoa và đào tạo theo hình ………….168
thức vừa làm vừa học: thực tế tại
trường Đại học Sư phạm TP. HCM
2


28

Nguyễn Phước Tài

Các loại hình đào tạo ở các trường đại
học, cao đẳng hiện nay và một số đề

xuất nâng cao chất lượng đào tạo

29

Phạm Thị Tâm

30

Nguyễn Văn Thắng

31

Huỳnh Thị Kim Tuyến

32

Nguyễn Hoàng Thiện

33

Trần Thanh Trúc

Phẩm chất người thầy – yếu tố quan
…………183
trọng đánh giá chất lượng giảng dạy
hệ vừa làm vừa học
Định kiến xã hội và giải pháp nâng
………….188
cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm
vừa học tại các trường cao đẳng, đại

học Việt Nam hiện nay
Giải pháp nâng cao hiệu quả làm việc
………...195
nhóm trong hoạt động tự học đối với
hệ vừa làm vừa học
Xác định vị trí của hệ đào tạo vừa làm …………202
vừa học – Một khâu quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng đào tạo
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
………….206
quản lý các lớp đại học hệ vừa học
vừa làm ở trường Cao đẳng Bến Tre

34

Nguyễn Thùy Vân
Mai Thị Phương
Trần Hồng Ngọc

Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cố vấn
học tập ở trường Đại học Mở
Malaysia và liên hệ thực tiễn trong
đào tạo hệ vừa làm vừa học ở Việt
Nam

3

………...178

………...213



LỜI NÓI ĐẦU
Theo tinh thần Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 2 tháng 11 năm 2005 của
Chính phủ, mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đại học là, tạo chuyển
biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và qui mô, đáp ứng yêu cầu (bỏ của) sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập
của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam sẽ đạt trình độ tiên tiến
trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới, có năng lực cạnh tranh cao,
thích ứng với cơ chế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Thực hiện chủ trương
đa dạng hóa các loại hình đào tạo, trong những năm qua, đào tạo theo hình thức vừa
làm vừa học (VLVH) trình độ đại học, cao đẳng trong các trường đại học, cao đẳng
được xem là phương thức đào tạo quan trọng và cần thiết. Phương thức đào tạo này đã
góp phần giảm tải cho hệ thống đào tạo chính quy, đồng thời, bồi dưỡng, cải thiện
chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của
đất nước.
Hiện nay, chất lượng đào tạo theo hình thức VLVH trình độ đại học, cao đẳng
vẫn còn nhiều bất cập. Đây không chỉ là nỗi trăn trở của riêng ngành giáo dục mà còn
của cả xã hội, Viê ̣n Nghiên cứu Giáo du ̣c , Trường Đa ̣i ho ̣c Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh tổ chức Hội Thảo “Giải pháp đảm bảo chất lƣợng cho việc đào tạo hệ
vừa làm vừa học tại các trƣờng cao đẳng, đại học Việt Nam ” nhằ m nhin
̀ nhâ ̣n về
thực tế việc đào ta ̣o hệ VLVH hiện nay và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng
đào tạo hệ VLVH.
Hô ̣i thảo đã nhận hơn 35 bài viết của những nhà giáo ưu tú , những nhà quản lý
giáo dục, những giảng viên ở các trường đa ̣i ho ̣c , cao đẳng trong toàn quố c . Điề u đó
chứng tỏ sự quan tâm sâu sắ c , sự trăn trở của quý vi ̣đố i với “Giải pháp đảm bảo
chất lƣợng cho việc đào tạo hệ vừa làm vừa học tại các trƣờng cao đẳng, đại học
Việt Nam”.
Nô ̣i dung của Hô ̣i thảo đươ ̣c chia làm ba phầ n:

1. Phầ n thƣ́ nhấ t : thƣ̣c tra ̣ng đào ta ̣o hệ vừa làm vừa học tại các trƣờng đa ̣i ho ̣c ,
cao đẳng Viêṭ Nam
Ở phần này, Hô ̣i thảo nhận đươ ̣c sự quan tâm của nhiều tác giả , (bỏ dấu.) nổ i bâ ̣t
là những nhà giáo , như: PGS.TS. Ngô Minh Oanh , PGS.TS Pha ̣m Xuân Hâ ̣u , ThS.
Phạm Thị Phương, ThS. Nguyễn Hoàng Mai , Nguyễn Thùy Vân , Mai thị Phương ,
Trần Ngọc Hồng , Lê Thị Nam An , Phan Thị Diễm Hằng , Nguyễn Thái Hà , Nguyễn
Đắc Thành, TS. Nguyễn Thị Hoàn, TS. Đào Hoàng Nam , Nguyễn Thị Cầm , ThS. Lê
Văn Hùng, Nguyễn Thị Minh Hằng , PGS.TS. Biện Văn Minh… Các tác gi ả đã nhận
4


định thực trạng hệ đào tạo VLVH tại đơn vị của mình với những ưu
, khuyết điểm
cũng như các vấn đề còn tồn tại và đưa ra những hướng đi riêng của đơn vi ̣mình
nhằm (bỏ để) nâng cao chất lượng đào tạo cho hệ VLVH tại địa phương.
2. Phầ n thƣ́ hai: nhƣ̃ng kinh nghiêm
̣ đào ta ̣o hệ vừa làm vừa học
Ở phần này , chúng tôi nhận được rất nhiều những chia sẻ , những đóng góp quý
báu từ những tác giả , như: TS. Nguyễn Đình Cả, TS. Phạm Thị Lan Phượng, ThS. Lê
Hữu Bình, ThS. Nguyễn Phước Tài ,TS. Nguyễn Thị Hồng Nga, Nguyễn Hoàn Thiện,
Huỳnh Thị Kim Tuyến, ThS. Trương Thị Mỹ Dung, ThS.Nguyễn Thanh Bình,
TS.Nguyễn Ngọc Tài, ThS.Trịnh Văn Anh, ThS.Nguyễn Thị Thu Ba,ThS.Nguyễn
Hoàng Mai, Nguyễn Lê Kiều Oanh, Nguyễn Quyết Chiến,...
Các tác giả đã vạch ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo theo hình
thức VLVH như quan điểm đào tạo, thực trạng đào tạo về quy mô và chất lượng,
phương pháp và mô hình nghiên cứu cũng như đưa ra các kết quả khảo sát với số liệu
đáng tin cậy.
3. Phầ n thƣ́ ba : nhƣ̃ng giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo hệ vừa làm
dấu,) vừa học


(bỏ

Từ thực tế đào ta ̣o hệ VLVH ở các trường cao đẳng , đa ̣i ho ̣c Viê ̣t Nam hiê ̣n nay ,
những kinh nghiê ̣m quý báu của bản thân , của các cơ sở đạo, các nhà giáo, những nhà
quản lý đã tìm và đưa ra những hướng đi mới , tích cực, hiê ̣u quả cho viê ̣c đào ta ̣o hệ
VLVH ở các trường đa ̣i ho ̣c . Ở đây, chúng tôi bắt gặp sự (thay từ những) trăn trở , suy
tư về đào ta ̣o VLVH của những nhà giáo như: PGS.TS. Ngô Minh Oanh, TS. Nguyễn
Đình Cả, TS. Phạm Thị Lan Phượng, PGS.TS. Phạm Xuân Hậu, TS. Nguyễn Thị
Hoàn, TS. Đào Hoàng Nam, Nguyễn Thị Minh Hằng, PGS.TS. Biện Văn Minh…
Các tác giả đã mang đến cho Hội thảo bức tranh đa sắc màu về th ực trạng đào
tạo cùng những ý tưởng mới mẻ , những đề xuấ t đột phá , những giải pháp hữu hiê ̣u
cho hệ VLVH. Chúng tôi hy vọng , Hô ̣i thảo sẽ tạo được sự chuyển biến lớn về nhận
thức và hành động đố i với các trường cao đẳng , đa ̣i ho ̣c Viê ̣t Nam nhằm đạt được
thành công trong đào tạo.
Chúng tôi xin trân trọng cám ơn các tác giả , những nhà giáo , những nhà quản lý
giáo dục đã quan tâm viết bài và tham gia Hội thảo . Kính chúc quý vi ̣sức khỏe và
luôn gắ n bó với sự nghiê ̣p giáo dục, đào tạo.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2013
BAN TỔ CHỨC
5


ĐÀO TẠO HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC: THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
Ngô Minh Oanh1
Đào tạo hệ vừa làm vừa học là một hoạt động được hầu hết các trường đại học,
cao đẳng tiến hành song song với đào tạo hệ chính quy, thể hiện sự đa dạng các loại
hình đào tạo nguồn nhân lực. Hoạt động đào tạo hệ vừa làm vừa học của các trường
đã có những đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, góp phần
nâng cao trình độ của đội ngũ công chức, viên chức, tạo cơ hội học tập cho nhiều

người không có điều kiện học tập ở hệ chính quy. Tuy nhiên việc tổ chức đào tạo hệ
vừa làm vừa học với những bất cập, hạn chế cũng đã gây bức xúc trong dư luận, mất
lòng tin vào hệ đào tạo này và cũng gây nên những tốn kém cho xã hội. Nhận diện
thực trạng việc đào tạo, tìm ra nguyên nhân hạn chế và đề xuất những giải pháp để
nâng cao hiệu quả đào tạo là một công việc hết sức cần thiết.
1. Những thành công
Việc duy trì hệ vừa làm vừa học là một chủ trương đúng đắn mang lại những lợi
ích thiết thực cho xã hội, địa phương, các trường đại học, cao đẳng và người học.
Đối với xã hội và các địa phương, với quy mô đào tạo ngày càng tăng, hệ vừa
làm vừa học đã đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, là hình thức để chính quyền quản lý chặt chẽ nguồn đào
tạo, đảm bảo sau khi tốt nghiệp người học sẽ ở lại phục vụ tại chỗ, cải thiện nguồn
nhân lực cho địa phương. Hệ vừa làm vừa học còn góp phần khuyến khích học tập,
hình thành “ xã hội học tập” tại địa phương.
Đối với người học, hệ đào tạo vừa làm vừa học tạo cơ hội học tập suốt đời cho
tất cả mọi người trong xã hội, góp phần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, viên chức
trong bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; tạo cơ hội cho những người
không có điều kiện theo học hệ chính quy được học tập theo nguyện vọng của mình.
Đây là hình thức học tập phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng người, vừa thực hiện
nguyện vọng nâng cao trình độ vừa có thể công tác, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho
quá trình học tập khi các lớp đào tạo hệ vừa làm vừa học được mở tại các địa phương
hay địa bàn công tác.
Đối với các trường đại học, cao đẳng, bên cạnh giảm được áp lực về cơ sở vật
chất vốn còn thiếu thốn hiện nay, đào tạo hệ vừa làm vừa học là một dịp để các trường
gắn đào tạo với nhu cầu xã hội, trường học gần hơn với thực tiễn địa phương, đáp ứng
1

PGS.TS – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

6



nhu cầu nghề nghiệp và nhu cầu nâng cao trình độ của nhân dân. Các trường đại học,
cao đẳng đã nhờ vào nguồn kinh phí đào tại tại chức mà cải thiện được thu nhập cho
cán bộ, giảng viên trong điều kiện ngân sách nhà nước còn eo hẹp như hiện nay.
2. Những hạn chế
Trong nhiều năm qua, hệ vừa làm vừa học đã phát triển ồ ạt, các trường liên kết
đào tạo ở nhiều địa phương trong khi điều kiện đào tạo chưa đảm bảo, tuyển sinh lại
dễ dãi dẫn đến chất lượng còn nhiều hạn chế, khiến xã hội lên tiếng cảnh báo và quay
lưng lại với hệ đào tạo này bằng việc nhiều địa phương từ chối không tuyển dụng hệ
đào tạo tại chức. Mặc dù cơ quan quản lý các cấp đã nhận thức được vấn đề, nhiều hội
nghị, hội thảo về đào tạo hệ vừa làm vừa học đã được tổ chức nhưng việc đào tạo hệ
này vẫn đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trước đòi hỏi ngày càng cao chất lượng
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sự nghiệp kinh tế - xã hội. Những hạn chế của hệ
đào tạo vừa làm vừa học có thể tóm gọn trong những vấn đề sau đây:
- Chất lượng đầu vào thấp
Thực tế cho thấy đối tượng tham gia thi tuyển đầu vào hệ vừa làm vừa học là
những người đã từng không đậu đại học họ phải đi học ở các trường trung cấp, cao
đẳng, nay có nhu cầu về bằng cấp và nâng cao trình độ, họ tham gia thi tuyển vào hệ
này. Bộ phận này thường là những người đã có kinh nghiệm công tác nên khi đi học
thường rất có knh nghiệm thực tiễn, nhưng có khó khăn là do lớn tuổi nên tiếp thu bài
có hạn chế. Một bộ phận không nhỏ là những học sinh phổ thông không thi đậu vào
hệ chính quy nên phải học hệ vừa làm vừa học để có cơ hội tìm việc làm. Các cơ sở
đào tạo do cần người học nên vẫn tuyển sinh, vì vậy làm cho hệ vừa làm vừa học
không đúng nghĩa của nó. Với đầu vào như vậy, chắc chắn không thể bằng hệ chính
quy được. Phải công bằng mà nói, các trường tuyển sinh và đào tạo hệ này không phải
không biết điều đó, nhưng nếu nâng cao điểm chuẩn, tức là nâng cao chất lượng đầu
vào thì sẽ không có người học, trong bối cảnh cạnh tranh tuyển sinh giữa các trường
cũng rất lớn. Do yêu cầu tăng thêm nguồn thu nên các trường vẫn cần phải đào tạo hệ
này, vì thế hạ chuẩn đầu vào là một lựa chọn không thể khác của các trường.

- Điều kiện đào tạo không đảm bảo
Trước hết chương trình đào tạo được rút gọn cho phù hợp với thời gian và trình
độ học viên. Phần lớn các lớp đào tạo hệ vừa làm vừa học đều được đặt tại địa
phương, học viên không có điều kiện thụ hưởng thư viện, phòng thí nghiệm và cơ sở
vật chất của trường đào tạo. Trong lúc giảng viên đến dạy môn học thường chỉ gói
gọn trong chưa đầy một tuần/môn học, với tâm lý là đối tượng học sinh có mặt bằng
thấp, giảng dạy phải phù hợp với đối tượng nên không tránh khỏi việc giảng viên
7


giảng dạy đối phó với thời gian, không chú trọng phát huy tính cực của người học.
Nếu giảng viên không có tinh thần trách nhiệm thì hiện tượng cắt xén thời gian,
chương trình là chuyện có thể xảy ra, bỏi người học cũng mong muốn được học ít,
nghĩ nhiều cho đỡ căng thảng. Những điều này đã làm cho chất lượng đào tạo bị ảnh
hưởng rất lớn.
- Động cơ học tập của người học có vấn đề
Có thể nói việc đào tạo hệ vừa làm vừa học đã tạo điều kiện cho một bộ phận
những người có mong muốn học tập nâng cao trình độ tham gia, hình thành một xã
hội học tập và học tập suốt đời. Tuy nhiên cũng có một thực trạng là một bộ phận
không nhỏ tham gia học tập không phải vì mục tiêu kiến thức, nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ mà vì mục tiêu có được một tấm bằng để có thể được nâng
lương, được đề bạt hay để cho “bằng chị, bằng em”. Một khảo sát của nhóm nghiên
cứu cho thấy, khi được hỏi lý do theo học hệ vừa làm vừa học trên 443 sinh viên thì
có 171 sinh viên trả lời là đi học để nâng cao trình độ chiếm 57,4%, đi học để kiếm
việc làm chiếm 32,6%, có đến 29,9% đi học để có bằng cấp, có 17,7% đi học là để
được thăng chức và lý do khác 2. Từ động cơ như thế, việc quan niệm lên lớp nghe
giảng bài cũng được thu được kết quả đáng lo lắng. Khảo sát về sự cần thiết phải lên
lớp để nghe giảng viên giảng bài, có 57,7% cho rằng là cần thiết, 38% cho rằng không
cần thiết, còn lại 4,3 % không có ý kiến. Chưa kể từ thực tiễn giảng dạy cho thấy, đa
số học viên hệ vừa làm vừa học đều thích giáo viên cho đề mở trong kỳ thi kết thúc

môn học. Từ thực trạng đó, nếu trong quá trình giảng dạy mà giảng viên không thực
sự nghiêm khắc, chiều chuộng sinh viên với những đề nghị hạ thấp yêu cầu học tập và
thi cử thì chất lượng của hệ này sẽ rất thấp.
3. Từ thực trạng nói trên, cần phải có những giải pháp đồng bộ của các ngành,
các cấp thì hệ đào tạo vừa làm vừa học mới thực sự đáp ứng những yêu cầu của
công tác đào tạo
3.1. Cần phải có sự thay đổi trong quy chế về hình thức và thời gian đào tạo.
Hiện nay hệ vừa làm vừa học chủ yếu học vào thời gian hè hoặc chỉ học vào các ngày
thứ bảy và chủ nhật, còn lại thì học viên lại bị cuốn vào các công việc nên việc học
tập bị phân tâm và không có thời gian để chuyên chú cho việc học tập. Có thể phải
quy định thời gian học tập trung nhiều hơn nữa, hay thời gian đào tạo dài hơn, hoặc

2

Tìm hiểu đánh giá của sinh viên về việc dạy và học hệ vừa làm vừa học tại TP. Hồ Chí Minh, do nhóm nghiên

cứu sinh viên ngành Xã hội học, Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, năm 2013, trang 49.

8


học viên phải dứt hẳn công việc trong một thời gian để đi học thì hy vọng chất lượng
học tập của hệ này mới được nâng lên.
3.2. Ngoài việc nâng cao chất lượng đầu vào, đối tượng người học cũng cần phải
sàng lọc, cho đúng nghĩa là hệ vừa làm vừa học. Những đối tượng còn trẻ, chưa có
việc làm, chưa qua thực tế cần phải khuyến khích học vào các trường cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp hoặc các trường nghề. Sau khi tốt nghiệp họ mới có thể tham gia
học tập ở hệ vừa làm vừa học. Làm được diều này vừa đảm bảo chủ trương lớn của
ngành là phân luồng sau phổ thông vừa không làm biến tướng hệ đào tạo vừa làm vừa
học.

3.3. Cơ quan quản lý đã ý thức được chất lượng hệ này có vấn đề, nên hiện nay
Bộ Giáo dục – Đào tạo đã xiết lại chỉ tiêu và tăng cường kiểm soát chất lượng đào tạo.
Tuy nhiên, khi hiện tượng “thầy tìm trò”, tuyển sinh hệ vừa làm vừa học là “dạ dày”
của các trường thì việc hạ thấp đầu vào là không thể tránh khỏi. Bộ cần có quy định
và thực hiện các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đầu vào, tạo được một mặt
bằng chung trong tuyển sinh hệ này thì mới có thể cải thiện được chất lượng đào tạo.
Nội dung và chương trình đào tạo cũng cần phải xem xét lại, không nên cắt xén quá
nhiều nội dung, tạo nên sự khác biệt về dung lượng kiến thức giữa các hệ đào tạo dẫn
đến chất lượng có sự khác biệt, đây là nguyên nhân làm cho học viên có sự chủ quan
trong học tập và xã hội coi thường hệ này.
3.4. Cần chú trọng đầu tư hơn nữa các điều kiện cho dạy và học hệ vừa làm vừa
học, chú trọng các điều kiện thực tập, thực tế, thực hành...
Có thể tổ chức đào tạo tại địa phương nhưng hình thành các cụm đào tạo của
một khu vực bằng việc liên kết giữa các tỉnh có điều kiện địa lý gần nhau, hay có sự
liên kết nhiều trường tại một khu vực để có thể đầu thư thư viện, phòng thí nghiệm sử
dụng chung, các địa bàn thực tập, thực tế... một cách đầy đủ và đáp ứng được cơ bản
yêu cầu đào tạo.
Tóm lại, việc tiếp tục duy trì hệ vừa làm vừa học là một chủ trương đúng đắn để
đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhưng muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì
phải có sự nỗ lực cao từ phía các cơ quan quản lý và cả từ phía người học. Các cơ
quan quản lý phải có những quy định chặt chẽ hơn trong quy chế đào tạo, tiến hành
đào tạo theo những quy trình hợp lý, đảm bảo chất lượng đào tạo từ tuyển sinh đầu
vào, tổ chức quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá quá trình học tập và đảm bảo chất
lượng đầu ra. Về phía người học cũng phải xác định lại động cơ học tập đúng đắn,
thực học, không chạy theo bằng cấp thì mới thực sự đạt được yêu cầu nâng cao trình
9


độ, đáp ứng yêu cầu công việc sau khi tốt nghiệp, mới xóa được các nhìn nhận và

đánh giá thấp của xã hội về hệ đào tạo này.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Quế Anh, Nâng cao chất lượng hệ vừa làm vừa học tại trường đại học
văn hóa Hà Nội – hướng tới hội nhập và phát triển, Tạp chí Nghiên cứu văn
hóa, Trường Đại học văn hóa Hà Nội, số 1.
2. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2012), Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hình
thức vừa làm vừa học trình độ đại học, cao đẳng, Tọa đàm khoa học tại Đà
Nẳng ngày 30 tháng 8 năm 2012.
3. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hình thức
vừa làm vừa học theo Quyết định 36/2007/QĐ- BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2008), Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hình
thức vừa làm vừa học theo Quyết định 62/2008/QĐ- BGDĐT ngày 25 tháng 11
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Đoàn Cường (2012), Siết chặt hệ tại chức, Báo Tuổi trẻ online ngày 31/8/2012.
6. Tìm hiểu đáng giá của sinh viên về việc dạy và học hệ vừa làm vừa học tại TP.
Hồ Chí Minh, do nhóm nghiên cứu sinh viên ngành Xã hội học, Trường Đại
học Mở thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, năm 2013.

10


SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG GIẢNG DẠY HỌC
PHẦN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC –
LÊNIN CHO HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC Ở CÁC TRƢỜNG
CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC HIỆN NAY
Lê Thị Nam An1
Học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin là một trong
những học phần đầu tiên trong chương trình đào tạo cho hệ VLVH bất kể chuyên
ngành nào của khối xã hội hay tự nhiên. Từ năm học 2009 – 2010, Bộ Giáo dục chủ

trương gộp ba môn triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học thành một
môn là Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Theo đó, việc giảng dạy
học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin cho hệ đào tạo đại học
VLVH được giảm nhiều về thời lượng. Cụ thể hiện nay thời lượng học phần này là
105 tiết.
Từ thực tế giảng dạy, tôi cho rằng việc sử dụng phương pháp chính là thuyết
trình cho hệ VLVH học học phần này rất khó khăn. Sở dĩ trước đây có thể sử dụng
phương pháp thuyết trình là chính kết hợp đàm thoại và liên hệ thực tiễn vì thời lượng
của môn học nhiều. Còn hiện nay khi chuyển sang đào tạo theo tín chỉ gần như lượng
kiến thức không thay đổi nhưng thời gian lại giảm rõ rệt. Do đó, lượng kiến thức cần
truyền tải lớn hơn so với thời gian được bố trí. Còn nếu không giảng dạy hết mà giao
cho sinh viên đọc một số phần thì việc giảng dạy sẽ khó khăn bởi thời gian học của hệ
VLVH là liên tục chứ không có thời gian ngắn một tuần vài tiết như sinh viên hệ
chính quy. Đối với phương pháp đàm thoại thì áp dụng cho hệ VLVH rất thú vị nhưng
nếu lấy nó là phương pháp chủ đạo thì sẽ không đủ thời gian đảm bảo hệ thống
chương trình.
Vì vậy, tôi xin trình bày một vài suy nghĩ về việc vận dụng phương pháp trình
bày trực quan trong giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin cho sinh viên hệ VLVH.
1. Phƣơng pháp trình bày trực quan – những ƣu điểm và hạn chế
Trình bày trực quan là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan,
phương tiện, kỹ thuật dạy học để sinh viên lĩnh hội kiến thức. Phương pháp trình bày
trực quan thể hiện dưới hai hình thức minh họa và trình bày. Minh hoạ thường trưng
bày những đồ dung trực quan có tính chất minh họa như bản mẫu. biểu đồ, bức tranh,
tranh chân dung các nhà khoa học, biểu đồ, hình vẽ trên bảng…Trình bày thường gắn
1

Giảng viên khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Vinh

11



liền với việc trình bày những thí nghiệm, những thiết bị kỹ thuật, chiếu phim đèn
chiếu, phim điện ảnh, băng video.
- Về ưu điểm
Thứ nhất, đặc thù của môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin là kiến thức trừu tượng, khó nhớ, khó học. Do đó, khi giảng dạy trong thời gian
ngắn và ít có thời gian xem lại bài học như vậy sẽ khiến cho sinh viên dễ quên kiến
thức và không hứng thú với môn học. Nếu sử dụng phương pháp đàm thoại có hệ
thống thì khó đảm bảo thời gian cho chương trình, còn nếu chỉ sử dụng phương pháp
thuyết trình thì dễ gây mệt mỏi cho sinh viên. Do đó, theo tôi, đối với môn học này
nếu giảng dạy cho hệ VLVH thì nên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp
phương pháp trực quan sẽ gây hứng thú cho người học.
Thứ hai, kiến thức quá nhiều cộng với việc học tập liên tục môn học trong thời
gian ngắn khiến cho sinh viên khó có thể tiếp thu một cách trọn vẹn tất cả những phần
đã học. Do đó, việc họ ghi nhớ bằng sơ đồ, bằng hình vẽ sẽ khiến ấn tượng về bài học
trở nên dễ dàng hơn.
Với thời lượng đã được giảm nhiều so với việc tách thành ba môn như trước đây
dẫn giáo viên đến hai thái cực: một là, dạy với tốc độ vừa phải, chỉ dạy kỹ một số nội
dung còn lại giới thiệu lướt qua để sinh viên về đọc sách giáo khoa. Nhưng thường thì
tâm lý người dạy thường không yên tâm khi thực hiện cách này vì như vậy sinh viên
sẽ khó nhớ được logic bài học, đặc biệt là khi ôn bài. Hai là, dạy với tốc độ nhanh, nội
dung nào cũng dạy nhưng chỉ có thể giới thiệu những ý chính. Với cách này thì giáo
viên yên tâm về nội dung môn học nhưng sinh viên sẽ không có thời gian để hiểu sâu
kiến thức. Nhưng dù với cách nào, việc sử dụng phương pháp trực quan sẽ khiến cho
sinh viên dễ học hơn.
Thứ ba, việc sử dụng phương pháp trực quan sẽ tạo thuận lợi cho sinh viên trong
quá trình ôn tập và ôn thi.
Đối với hệ đào tạo VLVH, thông thường người học sẽ phải học liên tục nhiều
môn trong thời gian ngắn. Sau đó, họ sẽ được thi cùng một lúc các môn vừa học. Do

đó, việc ôn thi đòi hỏi người học phải nắm được nội dung kiến thức của nhiều môn
trong thời gian ngắn. Do đó, nếu giáo viên sử dụng phương pháp trực quan trong quá
trình giảng dạy sẽ giúp sinh viên nhớ lại được kiến thức nhanh hơn dưới dạng sơ đồ,
hình vẽ…Sơ đồ có cho môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác – Lênin
có thể được chia thành hai loại: sơ đồ cho cả chương và sơ đồ cho từng bài. Trước
mỗi chương giáo viên sẽ tóm tắt nội dung chương bằng sơ đồ trực quan, giúp người
học nắm được những nội dung chính trong chương đó. Sau đó, trong mỗi bài lại có
12


một sơ đồ, hình vẽ riêng. Làm được điều này sẽ tạo điều kiện cho sinh viên trong quá
trình ôn tập và ôn thi có được những thông tin cô đọng về bài học.
- Về hạn chế
Thứ nhất, việc sử dụng phương pháp trực quan nếu không khéo sẽ khiến sinh
viên dễ phân tán tư tưởng, chỉ chú ý đến những mảng màu sắc, hình khối, đường nét
trên bảng hoặc màn chiếu mà không tập trung vào kiến thức.
Thứ hai, bằng các sơ đồ trực quan dễ làm cho người học có tư duy siêu hình,
máy móc. Sở dĩ như vậy vì các sơ đồ chỉ đơn giản chỉ là sự tóm tắt, khái quát kiến
thức để người học dễ hiểu, ngoài ra cần giải thích, làm rõ thêm. Chính vì vậy, cần
phải kết hợp phương pháp trực quan và phương pháp giảng giải trong quá trình dạy
học.
2. Thực trạng sử dụng phƣơng pháp trực quan trong quá trình giảng dạy cho hệ
vừa làm vừa học
- Về giáo trình
Giáo trình của môn học của các môn học khối khoa học xã hội nói chung và môn
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin nói riêng là những khối kiến
thức chủ yếu cung cấp kiến thức lý thuyết cho sinh viên. Do đó, nếu giáo viên giảng
dạy theo kiểu thuyết trình truyền thống rất dễ gây cảm giác nhàm chán cho người học.
Hơn nữa, khi sinh viên đã có giáo trình, việc giảng dạy bằng phương pháp trực quan
diễn ra hết sức thuận lợi. Họ có thể sơ đồ hóa môn học theo các mục của bài học.

Đồng thời có thể liên kết các kiến thức giữa các bài, các chương khi cần thiết.
- Về cơ sở vật chất
Từ thực tế giảng dạy môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin cho hệ đào tạo VLVH trình độ đại học ở trường Đại học Vinh tôi thấy rằng rất
ít các trung tâm nơi đặt lớp có màn chiếu để thực hiện bài giảng điện tử. Chủ yếu giáo
viên vẫn dùng bảng đen phấn trắng để giảng dạy. Do đó, việc sử dụng hình thức trình
bày trực quan bằng bài giảng điện tử rất ít được thực hiện. Giáo viên chủ yếu vẫn sử
dụng phương pháp minh họa trực quan bằng công cụ là bảng đen, phấn trắng và phấn
màu.
- Về người học
Sinh viên khá thích thú với những sơ đồ minh họa hơn là việc phải chép rất
nhiều chữ vào vở mỗi buổi học. Tất nhiên, cần phải kết hợp phương pháp trực quan

13


với các phương pháp dạy học khác như phương pháp đàm thoại ngắn, phương pháp
giảng giải, chứng minh…để làm rõ nội dung môn học.
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi sử dụng phƣơng pháp trình bày
trực quan trong việc giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác
– Lênin
Để khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm của phương pháp trình
bày trực quan trong quá trình giảng dạy học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin cần tập trung vào một số giải pháp sau đây:
- Về khâu chuẩn bị
Giáo viên cần chuẩn bị giáo án điện tử mà nội dung được trình bày theo các sơ
đồ, hình ảnh minh họa. Tránh việc biến trình chiếu sinh động thành tái hiện sách giáo
khoa với những dòng chữ dày đặc. Tuy nhiên, không phải ở cơ sở liên kết giảng dạy
nào cũng có đầy đủ cơ sở vật chất để thực hiện việc giảng dạy theo phương pháp trình
chiếu trực quan. Do đó, nếu không thể trình bày trực quan bằng máy chiếu, giáo viên

cần chuẩn bị bài giảng để giảng dạy theo phương pháp trình bày trực quan bằng việc
trình bày sơ đồ nội dung môn học lên bảng.
- Về khâu thực hiện
Thứ nhất, giáo viên cần phân bố chương trình phù hợp với thời gian giảng dạy.
Đối với môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, trong Phần thứ
nhất – triết học được bố trí trong 30 tiết, do đó cần bố trí hợp lý để giảng dạy chương
mở đầu và ba chương tiếp theo.
Thứ hai, trong qúa trình giảng dạy, sơ đồ được vẽ lên bảng hay được trình chiếu
phải đảm bảo tính chặt chẽ, ngắn gọn, đủ ý. Nếu trình chiếu thì sơ đồ không quá nhiều
màu, nên sử dụng một số màu đơn giản, không quá đậm màu làm cho người học khó
tập trung vào phần chữ. Nếu giảng dạy bằng bảng thì giáo viên cần có thao tác nhanh
nhẹn, vẽ sơ đồ trực trên bảng phải rõ ràng, đường nét gãy gọn, đảm bảo tính sư phạm
và tạo hứng thú cho người học.
Thứ ba, khi trình bày trực quan cần kết hợp với các phương pháp giảng giải
nhằm giúp người học khắc sâu kiến thức và phân tích, giải thích thêm các ý liên quan
đến sơ đồ. Điều này giúp người học ngoài việc chép sơ đồ vào vở sẽ hiểu thêm những
nội dung khác và các ý triển khai từ sơ đồ.
Thứ tư, sau mỗi bài học cần có những câu hỏi, bài tập cho sinh viên gắn với sơ
đồ, hình vẽ trực quan. Những câu hỏi gắn với sơ đồ trực quan sẽ giúp người học nhớ
bài lâu hơn.
14


- Về khâu kiểm tra, đánh giá
Trong bài kiểm tra giữa kỳ để xét điều kiện dự thi cho sinh viên hệ VLVH, theo
tôi nên dùng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm để đánh giá tổng quát những kiến
thức sinh viên được học. Từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy việc
kết hợp giữa phương pháp giảng dạy trực quan kết hợp kiểm tra, đánh giá bằng
phương pháp trắc nghiệm sẽ giúp cho giáo viên đánh giá và phân loại được sinh viên
rất chính xác. Bởi nếu những người vắng học nhiều hoặc không chú ý trong giờ học sẽ

không thể nắm được bài học và khó có điểm tốt. Còn những người tập trung chú ý học
điểm của họ sẽ cao bởi chính những sơ đồ, hình vẽ đã giúp họ nắm được kiến thức rất
nhanh.
Tóm lại, hệ đào tạo VLVH bao giờ cũng đòi hỏi nỗ lực của người học lẫn người
dạy gấp nhiều lần so với hệ chính quy. Bởi bản chất của giáo dục là đào tạo con
người, “trồng người” nhưng trong phạm vi này ý nghĩa đào tạo con người lại lớn hơn:
đó là đào tạo những con người đã và đang làm việc để họ làm việc tốt hơn, cống hiến
nhiều hơn cho xã hội.

15


NHỮNG BẤT CẬP TRONG ĐÀO TẠO HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC
HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Trịnh Văn Anh1
Nguyễn Ngọc Tài2
Từ lâu, hệ đào tạo không chính quy chiếm một vai trò nhất định trong hệ thống
giáo dục và đào tạo quốc dân, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời cho mọi đối tượng,
công cuộc phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, trước sự phát triển kinh tế
xã hội, hiện nay hệ đào tạo VLVH đang bị thử thách gay gắt về chất lượng sản phẩm
đào tạo, thậm chí, một vài địa phương đã “quay lưng” và “nói không” với việc tuyển
dụng viên chức đối với các hồ sơ có liên quan đến tầm bằng VLVH. Bài viết này, trên
cơ sở phân tích những bất cập, chúng tôi đưa ra một số đề xuất góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo hệ vừa học hiện nay.
1. Những bất cập trong công tác đào tạo hệ VLVH hiện nay
Lịch sử đào tạo hệ tại chức (hiện nay gọi là hệ VLVH) của Việt Nam đã có thâm
niên gần 50 năm. Đúng như tên gọi của nó, thành tích đào tạo của bậc không chính
quy này đã góp phần giúp đất nước có thêm nhiều cán bộ nâng cao năng lực, trình độ
chuyên môn trong quá trình công tác. Trong điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam những
năm chiến tranh và sau khi thống nhất đất nước thì đây là giải pháp tốt cho việc nâng

cao trình độ nguồn nhân lực phục vụ cho việc kiến thiết đất nước. Cũng từ đó đến
nay, hệ đào tạo này ngày càng phát huy khả năng vốn có của nó, mà ưu thế lớn nhất là
tạo điều kiện cho mọi người được tham gia học tập suốt đời, hình thành xã hội học
tập. Tuy nhiên, cũng như hai mặt của đồng tiền, vấn đề nào cũng có mặt trái, bên cạnh
tích cực thì hệ đào tạo này ngày càng bộc lộ những tiêu cực đến nỗi một số địa
phương loại bỏ phủ phàng hồ sơ có liên quan đến tấm bằng tại chức trong việc tuyển
viên chức. Vì đâu nên nỗi như thế, chúng tôi xin điểm qua một vài bất cập của hệ đào
tạo này.
Trước hết đó là, chất lượng đầu vào rất thấp. Dẫu còn nhiều điều bàn cãi về việc
tuyển và không tuyển bằng tại chức, nhưng chúng ta phải thừa nhận là đầu vào của hệ
này chưa cao. Trước đây, đối tượng tuyển sinh chỉ dành cho những người đi làm, có
kinh nghiệm 2 năm công tác, nhưng hiện nay thì phục vụ đáp ứng mọi đối tượng,
ngành nghề, trình độ, chỉ cần yêu cầu là tốt nghiệp lớp 12. Như chúng ta biết, thời đại
kinh tế tri thức, phần lớn thanh niên thời @ quan niệm “đại học là con đường duy nhất
để vào đời” do đó, sau khi rời ghế phổ thông ai cũng tìm cho mình một chỗ đứng
1
2

ThS – Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Sư phạm TP. HCM
TS – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học, Viện NCGD, trường ĐHSP TP. HCM

16


trong giảng đường đại học. Thế nhưng, cánh cửa giảng đường chỉ đủ rộng cho phép
1/3 hồ sơ (trong tổng số 1,2 triệu thí sinh tham gia thi tuyển sinh đại học hàng năm) đi
qua, số còn lại phải chờ mùa thi đại học kế tiếp nếu không muốn vào hệ trung cấp,
trường nghề, đào tạo từ xa, tại chức. Như vậy, bước “cùng đường” nhiều thí sinh trượt
đại học chính quy chọn hệ VLVH bởi cửa ngõ rộng, yêu cầu đề thi không quá cao.
Thậm chí, nhiều cơ sở “mời” thí sinh vào học theo kiểu “cho không biếu không”, chỉ

cần đóng tiền, các tù tài trượt giấc mộng cử nhân có thể ung dung ngồi học hệ tại chức
sau kì thi tuyển chiếu lệ. Tất nhiên, nói như vậy không phải là tất cả mọi người học hệ
này đều như thế mà tỷ lệ số đông chiếm áp đảo loại hình đào tạo này. Theo nhiều
giảng viên thì đây được xem là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp nhất đến chất
lượng đào tạo. Chất lượng đầu vào thấp, từ đó trượt đến kết quả đầu ra cũng không
cao là điều dễ hiểu.
Thứ đến là, do tính chất đặc thù của đối tượng học. Như trên, chúng tôi đã phân
tích, bên cạnh đối tượng là những học sinh vừa tốt nghiệp cấp 3 thì còn có những
người đã đi làm, thậm chí đã có bằng đại học chính quy. Đối tượng đi làm thường bận
bịu, có nhiều kinh nghiệm, song khả năng tiếp thu lại hạn chế hơn lớp trẻ, nhiều khi,
họ tới lớp vào buổi tối (hoặc cuối tuần) với tâm trạng mệt mỏi do áp lực công việc, gia
đình, điều này phần nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu kiến thức (một số không trụ
nổi bỏ học giữa chừng). Với thành phần đa dạng như thế, nên ít nhiều ảnh hưởng đến
việc tổ chức lớp học, chất lượng đào tạo.
Cũng không thể không bỏ qua yếu tố tổ chức đào tạo. Có nhiều ý kiến cho rằng,
tổ chức giảng dạy cho hệ VLVH là tận dụng thời gian rảnh của giảng viên, và hoàn
toàn phụ thuộc vào họ. Một môn học của hệ này chỉ diễn ra vài ba hôm là hết chương
trình, vì thế để thức hiện việc “đánh nhanh rút gọn” buộc phải cắt xén chương trình,
đổi giờ, bớt giờ, người học chưa kịp ngẫm, thậm chí chưa kịp biết tên môn học, tên
giảng viên là đã “hết phim” và bắt tay vào thi tuyển kết thúc học phần. Đa phần giảng
viên chưa quan tâm đến ý thức, thái độ học tập của học viên, chỉ lo hoàn thành bài
giảng của mình một cách thụ động. Tiết học mang tính chất lý thuyết, hàn lâm xa vời
thực tiễn không hữu ích cho học viên nhất là những người đã đi làm. Với kiểu học cỡi
ngựa xem hoa như thế thì chắc chắn không thể so sánh với hệ chính quy. Tất nhiên,
không phải tất cả sinh viên của hệ này đều có chất lượng thấp hơn so với sinh viên hệ
đào tạo chính quy mà phần lớn là như thế. Chuẩn đầu ra thấp hơn rất nhiều so với
chính quy, thậm chí nhiều cơ sở đào tạo còn xem như một lợi thế trong việc bao tiêu
đầu ra để dễ dàng thu hút sinh viên trong tuyển sinh. Mới đây, trong một bài viết của
một tác giả nào đó có nhắc đến khái niệm “mất mùa người”, có phải vì ta trồng người
17



theo kiểu này không? Kết quả cuối cùng là xã hội gánh chịu hậu quả không thể giải
quyết một sớm một chiều.
Hệ thống cơ sở vật chất, tư liệu học tập hệ chính quy vốn đã thiếu thốn, hệ tại
chức còn thiếu thốn hơn. Nhiều khi phòng học chỉ được gọi là lớp cho nó sang, chứ kì
thực nó giống như lò luyện thi đại học “chui”, có lẽ lớp học kiểu như thế không có
trong thuật ngữ giáo dục nên đành gọi nó là lớp học tại chức. Học viên lên thư viện
được coi như điều xa xỉ, tài liệu bài giảng thầy phát chưa hẳn đọc hết lấy gì mà coi
thêm nguồn tư liệu. Với sự hỗ trợ công nghệ thông tin thì việc lên mạng tải để rồi sở
hữu một cuốn tài liệu làm tiểu luận là điều không quá khó, vì vậy, các bài tiểu luận
khi chúng tôi chấm thường na ná như nhau. Quả thực, tình trạng học viên “chôm” ý
tưởng hiện nay thì “trúc Nam Sơn” muôn đời không ghi hết.
Về việc thanh tra quản lý hệ này giường như bỏ ngõ, thanh tra là then chốt chất
lượng giáo dục. Công tác quản lý thời gian biểu của giảng viên còn nhiều điều đáng
bàn, một bộ phận giảng viên thường vào muộn hơn quy định và kết thúc sớm hơn thời
gian dự kiến, sự quản lý không chặt chẽ như các cơ sở chính. Tình trạng thi hộ, thi
thuê, học hộ, điểm danh hộ không còn là hiếm, nếu người thầy dễ dãi thì đầu buổi học
có thể thấy sinh viên đông đủ, cuối buổi chỉ còn là bàn ghế với vài học viên có ý thức
học. Tất cả, gây bức xúc nhức nhối dư luận, ảnh hưởng đến cả những người có ý thức
học hành tốt.
Cuối cùng, bên cạnh các nguyên nhân tác động đến chất lượng hệ VLVH này thì
không thể bỏ qua nguyên nhân đó là động cơ học tập của học viên. Hiện nay, đa phần
học viên hệ này có động cơ học tập mang tính chất đối phó, học vì tấm bằng, chứng
chỉ, vì hợp thức hóa chức vụ… chứ không phải vì kiến thức. Truyền thống vốn dĩ của
người Việt là hiếu học, nhưng do xã hội hiện nay chuộng bằng cấp, chưa thực sự coi
trọng nhân tài, tạo điều kiện để những người có năng lực có đất dụng võ, vì thế, mọi
người đua nhau sắm bằng và coi như đó là “bảo bối” phòng thân. Nhiều người không
có năng lực nhưng cứ yên vị ngồi và bám chắc lấy chiếc ghế cho đến khi về hưu thì
làm sao thế hệ trẻ có điều kiện phát triển, đất nước đi lên được? Trong các thông tin

tuyển dụng của các công ty, cơ quan, trường học, chúng tôi rất ít khi thấy thông tin
không cần bằng cấp, kinh nghiệm mà hoàn toàn ngược lại. Tư tưởng sùng bái bằng
cấp đã ngấm vào máu thịt lớp trẻ cho nên hiện nay mới có tình trạng rất nhiều cử
nhân, kĩ sư, thạc sĩ đi làm gia sư, phục vụ quán ăn, chăn vịt, cắt cỏ, phát tờ rơi…. Có
một câu chuyện hài hước xen lẫn chua xót, đắng cay là, một bà chủ nhà hàng nhận xét
về nhân viên của mình trước phóng viên báo chí “Tôi tuyển cậu ấy vì có bằng kĩ sư
điện nên rửa chén nhanh như điện (?)”.
18


2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng hệ VLVH hiện nay
Chấn chỉnh lại động cơ học tập của người học. Mọi hành động đều xuất phát từ
động cơ, theo chúng tôi điều đầu tiên là cần phải chấn chỉnh lại động cơ học tập thiếu
tích cực của người học. Nhà trường cần giáo dục cho học viên để họ thấy là học trước
hết để làm người, để lấy kiến thức phục vụ cho công việc, trở thành người có ích cho
gia đình và xã hội chứ không phải vì bằng cấp. Muốn có động cơ học tốt thì học viên
phải có kiến thức phổ thông tốt (ít nhất là 3 năm cấp III), có nghĩa là đầu vào phải tốt
mới có khả năng theo kịp chương trình đại học, tạo hứng thú trong học tập. Muốn vậy,
phải thắt chặt khâu tuyển sinh đầu vào, thi hết học phần, thực hiện học nghiêm túc, thi
nghiêm túc, tự học là chính, lý thuyết phải được ứng dụng, dạy học theo lối sáng tạo
tư duy sáng tạo không thể là đọc chép. Thà chấp nhận số lượng ít, nhưng chất lượng
cao còn hơn học viên đông nhưng lại không biết làm việc. Tất cả nhằm lập lại chính
danh - thực học: trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò là việc phải làm
ngay. Nhà trường cần có trách nhiệm trong việc này, đào tạo cốt ở chất lượng, không
phải số lượng. Tuy nhiên, muốn thay đổi thái độ học tập của người học thì xã hội cần
có cái nhìn đúng hơn về tấm bằng đại học trong tuyển dụng nhân sự, tuyển trên cơ sở
năng lực không nên đánh giá quá nặng về mặt bằng cấp. Người học chỉ có động cơ
học tập đúng đắn khi xã hội thực sự trọng dụng tài năng của họ.
Dân tộc VN là một dân tộc hiếu học, coi trọng nhân tài, truyền thống này đã có
từ ngàn đời nay. Sở dĩ người ta hiếu học, có động cơ học tập đúng đắn là vì nhân tài

được trọng dụng. Theo chúng tôi lý do để thu hút, giữ chân người tài là có điều kiện
cho sáng tạo: tiền lương phải cao và điều kiện làm việc phải tốt. Tuyển chọn người tài
phải lấy khả năng, năng lực thực chất là tiêu chí hàng đầu chứ không phải bằng cấp.
Chính tư duy bằng cấp trong phân bổ tuyển dụng nên nhiều người mới phải bỏ ra 3, 4
năm học hệ VLVH để hợp thức hóa, điều này gây lãng phí, mất thời gian cho người
học, xã hội khi danh không đi với thực. Đây cũng là một trong những nguyên nhân
nảy sinh nhiều tiêu cực gây nhức nhối trong xã hội như học giả, bằng thật, chạy
việc… tốn không ít giấy mực của báo chí. Xét cho đến cùng, nguyên nhân sâu xa của
động cơ học tập, của vấn nạn học giả bằng thật là do xã hội, vì vậy giải quyết vấn đề
phải bắt đầu từ đây.
Về đội ngũ cán bộ giảng viên, phương pháp, chương trình đào tạo. Giảng viên
đóng vai trò then chốt đối với chất lượng giáo dục, để đảm bảo yêu cầu đào tạo, theo
chúng tôi thì cơ sở đào tạo cần chủ động về đội ngũ giảng viên, đảm bảo về số lượng
cũng như chất lượng giảng viên cơ hữu. Đối tượng học viên phần nhiều là những
người đã đi làm, có kinh nghiệm thực tiễn, vì vậy, cần phải phân bổ giảng viên là
người có kinh nghiệm lâu năm đứng lớp, chuyên sâu về lĩnh vực đào tạo, có khả năng
19


cung cấp kinh nghiệm thực tiễn cho học viên chứ không phải đơn thuần về mặt lý
thuyết. Nhà trường cũng phải có trách nhiệm trong việc theo dõi sát sao lịch dạy của
giảng viên, không để giảng viên cắt xén giờ dạy, vào trễ, về sớm như hiện đang xảy ra
ở một số cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó, cần khuyến khích giảng viên đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng người học là trung tâm, nói không với học chay, dạy chay,
đọc chép, gắn lý thuyết với thực hành, dạy cho học viên có lối học tư duy sáng tạo, tự
học, tự nghiên cứu. Dạy học phải liên hệ với thực tiễn công việc của học viên làm sao
những buổi học thực sự là cơ hội nâng cao tri thức cũng như ứng dụng vào công việc
hàng ngày họ đang làm. Tất cả đưa đến mục tiêu cuối cùng là công ty, doanh nghiệp,
xã hội cần cái gì thì nhà trường sẽ dạy cái đó.
Đổi mới chương trình là cấp thiết, chúng ta không thể đổi mới phương pháp

trong khi đó chương trình giảng dạy lại thuộc thập niên 80, 90. Chương trình giảng
dạy phải hiện đại, cập nhật, nguồn tài liệu dồi dào, dễ kiếm phù hợp với xu hướng
phát triển của thế giới nhưng trước hết là VN. Xây dựng chương trình phải khoa học,
nghiêm túc, không thể là cắt xén chương trình chính quy rồi bằng vài thao tác vi tính
là thành chương trình đào tạo hệ tại chức. Chương trình phải phát huy được tác dụng,
điều này có nghĩa là kiến thức thu thập trên giảng đường phải hữu ích ngay cho học
viên trong việc áp dụng vào công việc hiện tại của họ. Việc tăng cường liên kết với
công ty, doanh nghiệp, các trường đại học uy tín trong và ngoài nước trong việc xây
dựng chương trình, xây dựng các khu thực nghiệm, địa điểm thực hành thực tập cho
học viên, cũng như tham gia giảng dạy, trao đổi, đào tạo cán bộ giảng viên là cần thiết
trong giai đoạn hiện nay
Chúng ta cần thay đổi cách học, cách thi. Nếu trong điều kiện có thể nên thi vấn
đáp, học đâu thi đấy, không giới hạn chương trình, tất cả nhằm lập lại chính danh thực học: trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò. Tổ chức thi theo hình
thức này, đòi hỏi người thầy phải giỏi chuyên môn và thù lao cho họ phải cao (thi vấn
đáp thường rất mất thời gian, công sức của giảng viên). Cần tăng cường thanh tra,
kiểm tra công tác giảng dạy, thi cử, hoạt động chuyên môn của các khoa như khuyến
khích thầy/cô mỗi tháng tổ chức sinh hoạt chuyên môn 1, 2 lần, thắt chặt khâu thi cử
kết thúc học phần, đình chỉ, buộc thôi học những SV có ý thức thái độ kém, gian lận
trong thi cử và có kết quả học tập không tốt,
Cuối cùng, chúng ta cần phải nâng cao công tác thanh tra giáo dục. Tất cả
những điều nêu trên nếu thiếu công tác thanh tra thì cũng trở thành “cải lương”, vì
vậy, thanh tra là then chốt, quan trọng số một quyết định sự thành bại của nền giáo
dục đại học nói chung và giáo dục VLVH nói riêng. Thanh tra về tất cả cả mảng đầu
20


vào, đầu ra, chất lượng đào tạo… tất cả cần đi vào thực chất: học thật, thi thật, bằng
thật, danh thật.
Hệ đào tạo VLVH nếu xét về bản chất nguyên thủy thì nó đóng vai trò rất quan
trọng đối với sự phát triển xã hội, tạo điều kiện để mọi người được học tập suốt đời

nâng cao trình độ. Tuy nhiên, với những tồn tại đang diễn ra hiện nay, chúng ta cần
phải chấn chỉnh lại hệ đào tạo này đi vào thực chất với hoạt động và lợi ích đúng
nghĩa của nó.
Tài liệu tham khảo
1. Trịnh Văn Anh (2009), Ba vấn đề bức thiết của nền giáo dục đại học VN
hiện nay, Niên Giám Viện Nghiên cứu Giáo dục.
2. Trịnh Văn Anh (2012), Động cơ học tập của sinh viên hệ cử nhân ngoài sư
phạm trường Đại học Sư phạm TP. HCM hiện nay, đề tài khoa học cấp
trường.
3. Trịnh Vũ (2013), Hệ tại chức: học giả, bằng thật, />4. Đối thoại trực tuyến: giải pháp nào cho hệ tại chức,
/>5. Đào Tuấn (2013), Từ chối bằng tại chức là làm sai quy định,
/>
21


GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO
HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Lê Hữu Bình1
1. Đặt vấn đề
Hệ đào tạo VLVH là hình thức đào tạo có lịch sử ra đời khá lâu ở Việt Nam
cũng như trên thế giới. Hình thức đào tạo này vừa đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời,
nâng cao chuyên môn, tay nghề của người học vừa đáp ứng nhu cầu của các ngành
nghề trong xã hội, góp phần nâng cao dân trí. Không thể phủ nhận thành tựu, hiệu quả
của hệ đào tạo này trong thời gian qua của nhiều trường đại học các vùng miền ở Việt
Nam. Thế nhưng thời gian gần đây dư luận đánh giá không tốt về hệ đào tạo này,
thậm chí nhiều cơ quan, xí nghiệp, trường học đã “tẩy chay”, “quay lưng”, “nói
không” với tấm bằng tốt nghiệp hệ VLVH. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã kịp thời
đưa ra những quy định, quy chế, giải pháp nhằm chấn chỉnh tổ chức đào tạo, cải thiện
chất lượng đào tạo và bước đầu đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực, có sự
thay đổi đáng kể. Dưới góc độ của người trực tiếp tham gia giảng dạy hệ đào tạo này,

tôi xin chia sẻ một số ưu điểm, tồn tại và đề một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả, chất lượng đào tạo hệ VLVH.
2. Nội dung
2.1 Đôi nét về hệ đào tạo VLVH ở trƣờng Đại học Đồng Tháp
Năm 2003, Trường Đại học Đồng Tháp được nâng cấp từ trường Cao đẳng Sư
phạm Đồng Tháp, thành lập 1978 (hợp nhất với trường Trung học Sư phạm Đồng
Tháp, thành lập năm 1975). Vì vậy bề dầy đào tạo ngành Sư phạm đem lại cho Đại
học Đồng Tháp một ưu thế trong việc đào tạo hệ VLVH. Nghĩa là sinh viên Sư phạm
sau khi tốt nghiệp Cao đẳng hoặc Trung học Sư phạm ra trường đáp ứng nhu cầu dạy
học các cấp tiểu học, trung học cơ sở cho địa phương hoặc một số tỉnh khác, do nhu
cầu của bản thân, của nhà trường và yêu cầu của ngành Giáo dục, phần lớn các cựu
sinh viên ấy đã trở lại tham gia học tập nâng cao trình độ của hệ VLVH.
Tính đến nay (2013), Đại học Đồng Tháp với gần 10 năm đào tạo hệ VLVH, con
số người được đào tạo ước tính trên hàng chục ngàn... Ngoài đào tạo hệ VLVH tại
trường, quy tụ giáo viên trong tỉnh, Đại học Đồng Tháp đã và đang liên kết đào tạo
với trên mười tỉnh thành khác như Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Cà Mau, Bạc
Liêu, Sóc Trăng,Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Đà Lạt, Nha Trang, Bình Thuận...

1

ThS – Giảng viên trường Đại học Đồng Tháp

22


Gần đây, ngoài thế mạnh Ngành Sư Phạm, theo xu thế đào tạo chính quy đa
ngành, Đại học Đồng Tháp cũng đã mở nhiều mã ngành hệ VLVH tại trường Đại học
Đồng Tháp cũng như ở các tỉnh thành khác như Ngành Công tác xã hội, Việt Nam
học, Ngôn ngữ Anh, Quản lý văn hoá, Khoa học Thư viện, Tài chính Ngân hàng, Kế
toán, Khoa học Môi trường, Khoa học Máy tính, Nuôi trồng Thuỷ sản, Quản lý

đất đai...
2.2. Thực trạng đào tạo Hệ VLVH của trƣờng Đại học Đồng Tháp
Quá trình đào tạo Hệ VLVH mà thế mạnh là Ngành Sư phạm của trường Đại
học Đồng Tháp, theo tôi có những ưu điểm và tồn tại như sau:
2.2.1. Những ưu điểm
- Chương trình giảng dạy phù hợp, đáp ứng nhu cầu học tập của người học, kết
hợp lý thuyết và thực hành, phát huy tính chủ động, tích cực của người học (qua các
bài thực hành, hình thức học nhóm, xêmina...). Chương trình được tổ bộ môn soạn
thảo thông qua hội đồng xét duyệt của Khoa, Phòng đào tạo và Ban Giám hiệu.
-Việc tổ chức giảng dạy khá bài bản và nghiêm túc thông qua các kế hoạch đã
được trường xét duyệt từ đầu khoá học, từ đầu mỗi năm học. Có thể tổ chức học theo
thời gian dàn trải vào thứ bảy, chủ nhật mỗi tuần hoặc học tập trung vào thời gian
nghỉ hè của giáo viên phổ thông. Việc đưa đón giáo viên đi dạy, bố trí chỗ ở hoặc
thanh toán chế độ tàu xe ( nếu không có xe đưa đón), chế độ ăn, ở khá kịp thời và chu
đáo. Cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy nhìn chung được đáp ứng khá đầy đủ.
- Giảng viên được phân công đi dạy các tỉnh, thành liên kết đào tạo phần lớn là
những người nhiệt tình, trách nhiệm có thâm niên công tác, có uy tín khoa học, nhiều
kinh nghiệm chuyên môn và nghiệp vụ.
- Người học (Học viên) do không chịu áp lực về đầu ra (đa số đã có công ăn việc
làm, được cơ quan cử đi học hoặc tự túc đi học) nên có ý thức, nhiệt tình học tập nâng
cao trình độ hoặc đạt được tấm bằng tốt nghiệp Đại học để an tâm công tác, đáp ứng
điều kiện bắt buộc của Ngành Giáo dục.
- Mối quan hệ giữa trường Đại học Đồng Tháp và cơ sở liên kết đào tạo Hệ
VLVH khá tốt, đồng bộ và thống nhất trong kế hoạch đào tạo, quản lý giảng dạy và
học tập, thi cử của các lớp...
2.2.2 . Những hạn chế
- Điều kiên, cơ sở vật chất một số tỉnh liên kết ( Phòng học, bàn ghế, chỗ ăn, ở
của giảng viên...) chưa được quan tâm đúng mức.
23



- Một số nơi liên kết phương tiện xe cộ, đi lại khó khăn, việc bố trí xe đưa đón
còn hạn chế (từ 03 người trở lên dạy cùng thời điểm mới có xe đưa đón, hoặc cơ sở
liên kết quá xa như Nha Trang, Đà Lạt...giảng viên phải tự đi). Điều này ảnh hưởng
không ít đến sức khoẻ, thời gian của người đi dạy.
- Một số ít giáo viên chưa thực sự tâm huyết, nhiệt tình với việc giảng dạy do
vậy có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
- Một số học viên cũng chưa có tinh thần, thái độ học tập tốt. Việc tự giác học
tập để nâng cao trình độ chưa thực sự là động lực, mục tiêu học tập mà học cốt để thi
cho qua và lấy được bằng cấp. Điều này dẫn đến chất lượng học tập chưa cao.
- Việc kiểm tra, đánh giá qua bài kiểm tra thường kỳ và bài thi kết thúc môn học
cũng chưa thực sự hiệu quả, chưa đánh giá được thực lực học tập của học viên (do
chưa có ngân hàng đề thi và một số cán bộ coi thi đôi khi còn nễ nang, dễ dãi..)
3.3. Một số giải pháp
Từ thực trạng trên cũng như thực trạng chung cũa hệ đào tạo hệ VLVH hiện
nay, tôi xin kiến nghị một số giải pháp như sau:
Một là, cần nâng cao ý thức trách nhiệm, sự tận tâm, tận lực của người dạy, sự tự
giác, chủ động tích cực của người học hơn nữa để nâng cao chất lượng đào tạo. Đối
với những giảng viên trẻ mới ra trường được vài năm, kinh nghiệm ít không nên bố trí
dạy ở các lớp VLVH.
Hai là, việc kiểm tra, đánh giá cần có sự cải tiến nhằm đạt đến hiệu quả học thật,
thi thật, chất lương thật: tăng số bài kiểm tra thường kỳ (có thể một tín chỉ một bài) để
tạo động lực học tập tích cực và giảng viên kịp thời điều chỉnh phương pháp giảng
dạy phù hợp hoặc bổ sung kiến thức hoàn chỉnh hơn; nhất thiết thành lập ngân hàng
đề thi như hệ đào tạo chính quy theo học chế tín chỉ để tránh hiện tượng khoanh vùng
kiến thức, phạm vi ra đề, tạo sự ỷ lại trong học tập và một số hiện tượng tiêu cực
không đáng có khác. Ngoài hình thức thi có thể cho học viên làm các tiểu luận, bài tập
lớn thay thế cho thi kết thúc học phần.
Ba là, cần chú trọng cơ sở vật chất ở các đơn vị liên kết đào tạo, tạo điều kiện
giảng dạy và học tập tốt hơn.

Bốn là, cần có sự thống nhất, kết hợp nhịp nhàng hơn giữa trường Đại học và cơ
sở liên kết đào tạo trong hoạt động dạy học, trong kế hoạch và quản lý học tập của học
viên. Đối với giảng viên, cơ sở liên kết cần có sự theo dõi, giám sát thực hiện giờ
giấc lên lớp, tránh tình trạng bỏ giờ, bỏ buổi không ai biết. Đối với học viên, giảng
24


viên cần theo dõi, ghi nhận, đánh giá tinh thần, thái độ học tập để tính một cột điểm
trong điểm kiểm tra thường kỳ.
Năm là, vấn đề coi thi cần nghiêm túc, chặt chẽ, cán bộ coi thi cần mạnh dạn lập
biên bản vi phạm quy chế thi để tránh những trường hợp quay cóp, trao đổi, mang tài
liệu vào phòng thi, thi hộ....
Sáu là, cơ sơ đào tạo cũng cần có sự liên kết, chỉ đạo, điều hành chặt chẽ hơn
giừa cơ quan, trường học của học viên , tránh trường hợp chồng chéo trong kế hoạch
học tập và công tác tại cơ quan, trường học của học viên để học viên không phải bỏ
các buổi học.
Bảy là, cần có Hội nghi đánh giá, tổng kết giữa trường Đại học và cơ sở liên kết
để rút ra được những mặt ưu điểm và hạn chế, qua đó đề ra các giải pháp cụ thể nâng
cao chất lượng đào tạo.
3. Kết luận
Nền giáo dục Việt Nam không ngừng được cải cách, đổi mới với mục tiêu theo
kịp sự phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi bức
thiết của xã hội, của các cấp các ngành. Hệ đào tạo VLVH cũng nằm trong guồng máy
không ngừng đổi mới, cải cách ấy. Làm sao để hệ đào tạo VLVH đóng góp tích cực
nhu cầu phát triển của xã hội; làm sao để trình độ chuyên môn, tay nghề của người
học hệ đào tạo VLVH được nâng cao; làm sao để tấm bằng tốt nghiệp hệ VLVH được
các cơ quan xí nghiệp hân hoan đón nhận?Đó là những câu hỏi lớn chưa có lời đáp
mang tính chất hoàn thiện.
Với ước mong được đóng góp một tiếng nói nhỏ trong việc đảm bảo chất lượng
cho việc đào tạo hệ VLVH tại trường Đại học Đồng Tháp cũng như của các trường

Đại học trong cả nước, trên đây là một số ý kiến đôi khi chưa tránh khỏi sự chủ quan
của người viết, mong nhận được sự trao đổi trong Hội thảo để các giải pháp trên có
tính khả thi hơn.

25


×