Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

BÁO CÁO THỰC TẾ THIÊN NHIÊN NHATRANG DALAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA SINH - KTNN

BÁO CÁO THỰC TẬP
THỰC TẾ THIÊN NHIÊN
Nhóm: Động vật có xương sống

Giáo viên hướng dẫn:

Quy Nhơn, tháng 4 năm 2014


BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ
NGHIÊN CỨU THIÊN NHIÊN NHÓM
ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin chân thành cảm ơn quý ban giám hiệu Trường Đại học Quy
Nhơn, quý ban lãnh đạo Khoa Sinh – KTNN đã tạo điều kiện tổ chức cho chúng
em chuyến đi thực tập nghiên cứu thiên nhiên đầy lý thú và bổ ích này.
Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc đối với
Thầy, Cô và Thầy cùng những thầy cô hướng dẫn tại Nha Trang và Đà Lạt đã
hết lòng hướng dẫn và chỉ bảo cho chúng em hoàn thành được chuyến đi vừa
qua. Giúp chúng em tổng hợp được kiến thức đã được học trên giảng đường
thành những kiến thức thực tế, thông qua đó chúng em có cái nhìn tổng quát
hơn về môn học của mình.


MỤC LỤC
Mở đầu


Phần I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm đặc trưng của nhóm động vật nghiên cứu
1.2. Đặc điểm của động vật tại các địa điểm thực tế thiên nhiên
1.3. Đặc điểm tổng quát điều kiện tự nhiên, xã hội của Khánh Hòa và Lâm Đồng
1.3.1. Vị trí địa lý
1.3.2. Đại hình
1.3.3. Đặc điểm khí hậu
Phần II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phần III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

MỞ ĐẦU
Sinh học là một bộ môn nghiên cứu thực nghiệm, vì thế khi theo học môn này
chúng ta không thể ngồi một chỗ mà đọc sách, các tài liệu tham khảo được. Chúng ta


phải trang bị cho mình một vốn kiến thức lý thuyết vững chắc để từ đó đi ra ngoài tự
nhiên thì mới nghiên cứu và tìm tòi ra được những điều thật sự lý thú ở môn học này.
Tự nhiên – nói như vậy thật xa xôi nhưng nó ở cạnh chúng ta, chịu ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp của con người. Chuyến đi thực tế vừa qua từ ngày 30/3 đến ngày
5/4 đã cho chúng em có cơ hội được tiếp xúc trực tiếp với thế giới sinh vật. Đây cũng
là dịp tốt để chúng em tiếp thu và lĩnh hội kiến thức một cách trực quan hơn, nâng

tầm hiểu biết của chúng em về thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú.
Về động vật với sự hướng dẫn về công tác chuẩn bị cũng như sự chỉ dạy tận tình
trong suốt chuyến đi của Cô Đặng Thị Ngọc Hà đã giúp cho chúng em quan sát được
đặc điểm hình dạng, cấu tạo, môi trường sinh sống, cách phân loại và bảo vệ.
Không những phần động vật mà phần thực vật cũng nhờ Thầy Phan Hoài Vỹ và
Thầy Dương Tiến Thạch đã tận tâm dạy bảo
Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy cô trong đoàncùng với lòng đam mê học tập
của chúng em đã thu thập được khá nhiều mẫu vật, biết cách xử lí, phương pháp bảo
quản mẫu vật. Qua buổi đi thực tế vừa rồi chúng em đã phần nào hiểu biết thêm nhiều
điều về thế giới xung quanh.Đây là điều rất có ích trong học tập, nghiên cứu và giảng
dạy sau này.

1.1.

PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Đặc điểm đặc trưng của nhóm động vật nghiên cứu ( Động vật có xương sống).


1.2.

1.3.

Động vật có xương sống rất phong phú và đa dạng, là những đối tượng khó
nghiên cứu, khó quan sát, thu mẫu. Chúng sống ở những khu vực địa hình khác
nhau, và có những loài quí hiếm ta không thể thu mẫu mà chỉ quan sát trên mẫu
vật trưng bày và tham khảo,tìm hiểu thông qua tài liệu. Ngoài ra có một số loài
chúng ta có thể thu được mẫu vật nhưng khi thu mẫu thì hết sức cẩn thận.
Đặc điểm của động vật tại các địa điểm thực tế thiên nhiên.
- Các loài sinh vật biển: Sinh vật biển được trưng bày ở viện Hải dương học
rất đa dạng và phong phú bao gồm nhiều loài thuộc các lớp khác nhau.

Ngoài những mẫu còn sống có những mẫu ngâm được sắp xếp theo bậc
thang tiến hóa giúp cho người xem có thể hiểu được chiều hướng tiến hóa
của động vật không xương sống.
- Các loài sinh vật rừng núi: Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thực vật nơi đây
chính là điều kiện cho các loài động vật rừng phát triển. Động vật ở đây đa
dạng và phong phú cả về số lượng lẫn thành phần loài. Trong đó, rừng kín
thường xanh là môi trường sống tốt hơn rất nhiều so với rừng thưa lá kim.
Nơi đây không những có các loài động vật có xương sống sinh sống mà còn
là nơi cư trú của nhiều loài côn trùng khác nhau.
Đặc điểm tổng quát điều kiện tự nhiên, xã hội của Khánh Hòa, Lâm Đồng:
• Khánh Hòa:
 Vị trí địa lý:
Tỉnh Khánh Hòa nằm trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam; phía
Bắc giáp ba huyện Sông Hinh, Đông Hòa, Tây Hòa của tỉnh Phú Yên; phía Tây giáp
hai huyện M’Drăk và Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk; phía Nam giáp huyện Bác Ái và
Thuận Bắc của tỉnh Ninh Thuận; phía Tây Nam giáp huện Lạc Dương của tỉnh Lâm
Đồng; phía Đông giáp Biển Đông. Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang
cách thành phố Hồ Chí Minh 447 km và cách thủ đô Hà Nội 1278 km đường bộ.
Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5197 km 2. Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài
từ tọa độ địa lý 12o52’15” đến 11o42’50” vĩ độ Bắc và từ 108o40’33” đến 109o27’55”
kinh độ Đông. Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hòa nằm tại Mũi Đôi trên bán
đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh và cũng là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam.
Chiều dài vào khoảng 150 km và chiều ngang chỗ rộng nhất vào khoảng 90 km.
 Địa hình:
Là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non,
miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km2, chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh.
Miền đồng bằng lại bị chia cắt thành từng ô, ngăn cách bởi những dãy núi ăn sát ra
biển. Do đó để đi suốt dọc tỉnh phải đi qua rất nhiều đèo như Đèo Cả, đèo Cổ Mã, đèo
Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tương và đèo Rù Rì.
 Đặc điểm khí hậu:

Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo
với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh thành phía Bắc từ Đèo Cả trở ra và phía


Nam từ Ghềnh Đá Bạc trở vào, khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do mang
tính chất của khí hậu đại dương. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng.
Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào
hai tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm.
Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt
độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7°C riêng trên đỉnh núi Hòn
Bà có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%.Từ tháng 1
đến tháng 8, có thể coi là mùa khô, thời tiết thay đổi dần. Những tháng đầu mùa, trời
mát, nhiệt độ từ 17-25°C, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8 trời nóng nực, nhiệt độ có thể
lên tới 34°C (ở Nha Trang) và 37-38°C (ở Cam Ranh). Tháng 9 đến tháng 12, được
xem như mùa mưa, nhiệt độ thay đổi từ 20-27°C (ở Nha Trang) và 20-26°C (ở Cam
Ranh). Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có
khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam. Các
trận bão được dự đoán sẽ đổ bộ vào Khánh Hòa trong những năm gần đây thường lệch
hướng vào Nam hoặc tan ngay khi gần vào bờ. Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ
dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi
đó sóng bão và triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt.
• Đà Lạt
 Vị trí địa lý:
Tỉnh Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên. Phía Đông giáp với tỉnh Khánh Hòa và tỉnh
Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đắ k Nông, phía Tây Nam giáp với tỉnh Đồng Nai và
tỉnh Bình Phước, phía Nam và Đông Nam giáp với tỉnh Bình Thuận, phía Bắc giáp
tỉnh Đắk Lắk.
Phía Bắc tỉnh là dãy núi Yang Bông có độ cao 1749 m. Dãy núi phía Nam có đỉnh Đan
Sê Na cao 1950 m. Đỉnh LangBiang cao 2163 m., Hòn Giao cao 1948 m. Phía Nam

hai dãy núi là cao nguyên LangBiang trên đó có thành phố Đà Lạt có độ cao 1475 m.
Phía Đông và Nam tỉnh có cao nguyên Di Linh cao 1010 m, địa hình khá bằng phẳng
và đông dân cư, là nơi đầu nguồn của sông La Ngà.
Tọa độ địa lý từ 11o12’ đến 12o15’ vĩ độ Bắc và 107o45’ kinh độ Đông.
 Địa hình
Nằm ở phía Nam Tây Nguyên, trên ba cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của hệ
thống sông suối lớn, địa hình đa số là núi và cao nguyên với độ cao trung bình từ 800
đến 1000 m so với mực nước biển, đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng
phẳng. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh là sự phân bậc khá rõ ràng từ Bắc xuống
Nam.
 Khí hậu
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến
thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa


khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng
lên cao nhiệt độ càng giảm.
Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát
mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm..
Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85
– 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du
lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc
biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm
không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.

PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1: Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu:


2.1.1: Đối tượng nghiên cứu: Các loài động vật có xương sống sống ở biển, vùng rừng

núi
2.1.2: Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 30/03/2014 đến ngày 05/04/2014
2.1.3: Địa điểm nghiên cứu: Khảo sát ở hai thành phố Nha Trang, Đà Lạt và các vùng
lân cận hai địa điểm này.
2.2. Nội dung nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành với các nội dung sau đây:
- Điều tra thành phần loài
- Đặc điểm sinh học của loài động vật điều tra được.
- Sự phân bố của các loài động vật điều tra được
- Trữ lượng và tầm quan trọng của loài động vật điều tra được
Phần nội dung của nhóm ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG tại hai địa điểm là
Nha Trang và Đà Lạt như sau:
Viện Hải Dương học:
1. Lớp cá sụn:
Cá sụn được coi là lớp cá nguyên thủy nhất trong các nhóm cá có hàm hiện
tại, gồm cá nhám, cá mập, cá đuối, cá khime, khoảng 800 loài sống ở biển và
đại dương vài loài sống ở nước ngọt
Hiện tại đã xác định khoảng 800 loài, chia làm hai phân lớp: Phân lớp mang
tấm và phân lớp toàn đầu.Bao gồm nhiều Cá sụn có khe mang thông thẳng ra
ngoài không có màng che, hàm được treo vào sọ bởi xương móng hàm, có hai
tổng bộ.
- Tổng bộ cá nhám (Selachomorpha): Gồm 8 bộ, là những Cá sụn có thân
hình thoi, vây ngực rộng nằm dọc thân, vây đuôi lớn dị hình, có vây hậu môn,
khe mang ở hai bên đầu, hàm nhiều răng nhọn. Là nhóm ăn thịt, bơi rất nhanh,
hoạt động ở tầng mặt, phân bố rộng. Sống ở biển nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Đại diện: Cá nhám tro (Mustelus), cá nhám cào (Sphyrna), cá nhám bướm
(Squatina),cá mập (Certorhinus).


- Tổng bộ cá đuối (Batomorpha): Mình dẹt hướng lưng bụng, vây ngực rất

phát triển xòe rộng hai bên thân, viền trước nối liền với mõm, vây đuôi tiêu
giảm hoặc thiếu, không có vây hậu môn. Khe mang nằm ở mặt bụng, bơi chậm,
hoạt động ở tầng đáy.Phân bố ở biển nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Đại diện: Cá đuối bông (Dasyatis), cá đuối nhám (Rhynchobatus), cá đuối
điện (Torpediniforme), cá đao (Pristis).

2. Lớp cá xương:
Lớp Cá xương là nhóm động vật có xương sống sống trong môi trong môi
trường nước, có những đặc điểm sau:
1. Bộ xương ít nhiều đã hóa xương. Cột sống có nhiều đốt.Dây sống có thể tồn
tại ở một số loài.
2. Da có nhiều tuyến nhầy, thường được bao phủ bởi vảy.


3. Hệ thần kinh có hai thùy khứu giác nhỏ hai thùy thị giác lớn, tiểu não lớn, có
10 đôi dây thần kinh não.
4. Hô hấp bằng mang. Mang được nâng đỡ bởi cung mang.Vách mang tiêu biến
nên Các lá mang đích trực tiếp trên cung mang.Có xương nắp mang phủ ngoài
tạo thành xoang mang.
5. Tuần hoàn đơn, tim 2 ngăn một tâm nhĩ, một tâm thất, chứa máu đỏ thẩm,
xoang tĩnh mạch thông với tâm nhĩ.
6. Là nhóm động vật phân tính, đa số là đồng hình chủng tính. Thụ tinh
ngoài.Cơ quan sinh dục và bài tiết hoàn toàn tách biệt nhau.Ống dẫn trứng và
ống dẫn tinh là phần kéo dài của màng bao cơ quan sinh dục.
Bộ Cá Chình (Angulliformes)
Có 2 Phân bộ: Cá chình (Anguilloidei) và Nemichthyoidei. Phân bố ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương;
Một số sống hoặc di cư vào sông để kiếm ăn; số khác có đời sống ký sinh. Bãi
đẻ thường là Các biển sâu.
Ơ nước ta có 4 loài Cá chình: Cá chình mun (Anguilla bicolor), Cá chình nhọn

(Anguilla borneensis), Cá chình hoa (Anguilla marmorrata), Cá chình Nhật
(Anguilla japonica).
Bộ Cá Ngừ (Thunniformes)
Có bóng hơi không thông với thực quản, hệ mạch da rất phát triển nên thịt đỏ
tím. Bộ Cá này cho những loài Cá thịt ngon, sản lượng cao.
Cá ngừ dẹp (Auxis thazard); 2- Cá ngừ chấm (Euthynnus affinis )
Bộ Cá Nóc (Tetrodontiformes)
Gồm Cá biển vùng nhiệt đới. Thân ngắn, trần hoặc phủ các mẩu xương, gai
xương hoặc
tấm xương.
Xương hàm
và xương
gian hàm
gắn liền với
nhau thành
mỏ cứng,
thích nghi
với việc cắn
dập vỏ thân
mềm và giáp
xác.
Đại diện:
Cá nóc hòm
(Ostracion
gibbosus),


Cá đầu (Mola mola), Cá nóc nhím (Diodon halacanthus). Cá bò râu
(Anacanthus barbatus), Cá bò xanh hoa đỏ (Oxymonacanthus longirostris). Cá
mặt trăng đuôi nhọn (Masturus lanceolatus), Cá mặt trăng (Mola mola)

Bộ cá Mù làn (Scorpaeniformes):
Đại diện: cá mao tiên (Pterois volitans)Loài cá này sinh sống trong các rạn san
hô. Trong tự nhiên chúng được tìm thấy trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái
Bình Dương, á mao tiên có sọc trắng xen kẽ với màu đỏ, nâu, hoặc màu nâu.
Con trưởng thành có thể dài đến 43 cm, trong khi con chưa thành niên có thể
ngắn hơn 1 inch (2,5 cm). Chúng có thể sống đến 10 năm. Nó có gai độc lớn,
nhô ra từ cơ thể như bờm sư
tử. Các
gai độc làm cho cá không ăn
được
hoặc ngăn chặn hầu hết các kẻ
thù tiềm
năng. Cá mao tiên sinh sản
hàng
tháng và có thể nhanh chóng
phân tán
trong giai đoạn ấu trùng của
chúng
khiến cho việc mở rộng của
khu vực
xâm lấn của chúng nhanh
chóng.

Cá mặt quỷ (Synanceia):Cá mặt quỷ có thân hình lớn, xù xì, nhiều vây ở
sống lưng, thô kệch như một tảng đá với lớp da loang lổ màu nâu đỏ, sần sủi,
lởm chởm, Da cá mặt quỷ rất dai, có nhiều chiếc vây sắc nhọn. Tuy vậy, cấu
tạo bên trong của chúng có những thớ thịt chắc, ăn rất ngon, giàu dưỡng chất,
chúng có những thớ thịt chắc, trong, giòn, ngọt, cá mặt quỷ ăn rất ngon, vị lạ
miệng, giàu canxi, giàu dưỡng chất omega 3 giúp tuần hoàn máu tốt, ngăn chặn
sự hình thành huyết khối, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, chống đột quỵ... thịt cá

mặt quỷ ngon, chắc, dai, dày, ngọt như thịt gà, lại giòn, vị thanh như tôm hùm,
miếng cá trắng, trong và dày thịt. Nhìn chung, thịt cá trắng nõn, mịn màng
[3]


Cá mặt quỷ có thể sống trên cạn trong một vài ngày trong điều kiện đảm bảo đủ
độ
ẩm. Chiều dài tối
đa
của một con cá
mặt
quỷ có thể lên tới
gần
1m, tuy nhiên, ở
một
số nước như Việt
Nam,
cá mặt quỷ có kích
thước
nhỏ hơn, khoảng
20
đến 50 cm , trọng
lượng khoảng 11,5 kg/con. Cá mặt quỷ có 13 tia vây lưng chứa độc tố và độc có thể tồn tại
nhiều ngày sau khi cá chết. Khi đâm vào thịt nạn nhân là con người, độc tố sẽ
tác động trực tiếp đến hệ cơ vận động, hệ thần kinh và hệ cơ trơn của tim ở
người: sưng to; huyết áp, nhịp tim, nhịp thở rối loạn…
3. Lớp lưỡng cư (Amphibia)
Lưỡng cư (còn gọi là Lưỡng thê, Ếch nhái) là Động vật có xương sống ở
cạn đầu tiên, nhưng còn giữ nhiều nét của tổ tiên sống ở nước. Chúng có những
đặc điểm chung sau:

- Da trần dễ thấm nước, có nhiều tuyến da.
- Bộ xương hầu như đã hoá cốt, cột sống phân thành 4 phần: Cổ, thân, chậu và
đuôi. Phần cổ và phần thắt lưng chỉ có một đốt sống.Các đốt sống ngực có
xương sườn.Ở Ếch, xương sườn tiêu giảm.Sọ có hai lồi cầu chẩm khớp với đốt
sống cổ.
- Thần kinh trung ương phát triển, não trước phát triển phân ra bán cầu, có não
thất rõ ràng.
- Các cơ quan cảm giác phát triển thích ứng với đời sống ở can. Mắt Lưỡng cư
có thủy tinh thể hình thấu kính.Giác mạc lồi thích nghi với nhìn trong không
khí, có mí cử dộng, bảo vệ mắt khỏi bị khô. Cơ quan thính giác đã có tai giữa
với xương bàn đạp.
- Cơ quan hô hấp ở cá thể trưởng thành là phổi và da.
- Hệ tuần hoàn gồm hai vóng tuần hoàn. Tim Lưỡng cư có ba ngăn, hai tâm nhĩ
và một tâm thất.
- Cơ quan tiêu hóa: có lưỡi chính thức, răng nhọn để giữ mồi, sau xoang miệng
là thực quản ngắn, rồi đến dạ dày, ruột, các tuyến tiêu hóa phát triển, có tuyến
môn vị.
- Cơ quan bài tiết là trung thận.
- Lưỡng cư là nhóm động vật biến nhiệt.
Đại diện: ếch đồng (Ranarugulosa), cóc nhà (Duttaphrynus melanostictus )
[3]


4. Lớp bò sát(Reptilia)
Bò sát là lớp Động Vật Có Xương Sống đầu tiên thực sự ở cạn. Chúng có
những đặc điểm sau đây.
1. Cơ thể được bao phủ bởi vẩy sừng hoặc bởi những tấm xương bì, da ít tuyến,
chống mất nước, vì vậy Bò sát không phụ thuộc vào độ ẩm của môi trường.
2. Bộ xương hoá cốt hoàn toàn. Cột sống gồm 5 phần: Cổ, ngực, thắt lưng,
chậu và đuôi. Sọ có một cầu lồi chẩm, hình thành hố thái dương dùng làm nơi

ẩn cho cơ nhai.
3. Hệ thần kinh trung ương phát triển. Não trước lớn.Đã có đủ 12 đôi dây thần
kinh não.
4. Cơ quan cảm giác hoàn chỉnh hơn ở lưỡng cư. Mắt có 2 mí trên, dưới và
màng nháy bảo vệ mắt khỏi khô.Tai trong phát triển.Cơ quan Jacopson khá
phát triển.
5. Cơ quan hô hấp hoàn toàn bằng phổi. Mang chỉ có ở giai đoạn phôi.Đường
hô hấp tách biệt với đường tiêu hoá.
6. Hệ tuần hoàn gồm hai vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, Tâm thất đã có vách ngăn
hụt, chia tâm thất thành hai nữa không hoàn toàn, riêng cá sấu tim đã bốn ngăn.
7. Hệ bài tiết là hậu thận.
8. Bò sát là động vật biến nhiệt.
9. Bò sát là nhóm động vật phân tính. Con đực có cơ quan giao cấu. Thụ tinh
trong. Trứng lớn và có vỏ dai hay vỏ thấm vôi. Phôi phát triển trong màng ối.
Đại diện: Rùa xanh (chelniamydas)
Vích (Lepidochelys olivacea)là một loài rùa biển. Cân nặng của vích
hiếm khi trên 50 kg. Một nghiên cứu ởOaxaca (Mêhicô) cho biết vích trưởng
thành có cân nặng từ 25 kg đến 46 kg. Con cái nặng trung bình 35,45 kg (số


mẫu n= 58), con đực thì nhẹ hơn một chút với cân nặng trung bình 33,00 kg
(n=17). Vích con mới nở thường nặng từ 12,0 đến 23,3 gam. Một phần vích
trưởng thành lưỡng tính. Vích
đực có đuôi
dài và to hơn vích cái, đuôi
vích được
dùng khi giao phối

Đồi mồi
(Eretmochelys imbricata): là

một loài rùa
biển cực kỳ nguy cấp thuộc họ Vích (Cheloniidae). Đây là loài duy nhất trong
chi Eretmochelys. Loài này phân bố khắp thế giới, với hai phân loài Đại Tây
Dương và Thái Bình Dương.Eretmochelys imbricata imbricata là phân loài Đại
Tây Dương, còn Eretmochelys imbricata bissa được tìm thấy ở vùng Ấn Độ
Dương-Thái Bình Dương


5. Lớp chim (Aves)
Chim là động vật có xương sống và có màng ối, có tổ chức cao và có cấu
tạo thích nghi với sự bay lượn. Chim có những đặc điểm sau:
1. Toàn thân phủ lông vũ. Chi trước thường biến đổi thành cánh để thích nghi
với sự bay lượn trên không. Chi sau biển đổi khác nhau thích hợp với đậu trên
cành cây, đi trên mặt đất và bơi.
2. Da mỏng, hầu như không có tuyến, trừ tuyến phao câu ở cuối thân.
3. Bộ xương hoá cốt hoàn toàn. Xương xốp, nhiều khoang khí, nhưng rất rắn
chắc.Các xương hộp sọ gắn kết lại.Xương ức phát triển tạo nên gờ lưỡi hái.
4. Hệ thần kinh phát triển cao. Bán cầu não, thuỳ thị giác, tiểu não lớn, thuỳ
khứu giác nhỏ. Não bộ uốn khúc rõ ràng. đã có đủ 12 đôi dây thần kinh não.
5. Thính giác có tai trong, tai giữa và tai ngoài, có vành tai sơ khai. Mắt lớn, là
cơ quan định hướng khi bay.Khứu giác kém phát triển.
6. Hệ tuần hoàn kép, tim 4 ngăn, chỉ còn cung chủ động mạch phải. Máu nuôi
cơ thể là máu đỏ tươi hoàn toàn.


7. Hô hấp bằng phổi, nhưng phổi nhỏ, độ co giãn của lồng ngực kém. Hệ thông
túi khí phát triển len lỏi vào giữa các nội quan, cơ dưới da.Túi khí giúp cơ thể
Chim cách nhiệt, giảm nhẹ thể trọng, chủ yếu hô hấp trong khi bay.
8. Cơ quan tiêu hoá có cấu tạo theo hướng làm nhẹ cơ thể: không có răng,
không có ruột thẳng tích trữ phân, các phần phủ tạng đều tập trung ở phần

trước cơ thể.
9. Hệ bài tiết là hậu thận. Không có bóng đái.Nước tiểu được thải ra cùng với
phân.
10. Là nhóm động vật di hình chủng tính. Chim mái chỉ có một buồng trứng và
ống dẫn trứng trái.Thụ tinh trong, con non mới nở là Chim khoẻ, phát triển đầy
đủ.hoạt động được, hoặc Chim non yếu mù mắt, trụi lông.
Tổng số các loài Chim hiện đang sống trên Trái đất khoảng trên 9000 loài,
thuộc 40 bộ và 155 họ. Các loài Chim hiện này phân hoá thích nghi với những
điều kiện sống rất đa dạng theo 3 hướng chính: hướng Chim chạy với các bộ
như Đà điểu, hướng Chim bơi như các bộ Chim cánh cụt và hướng Chim bay
gồm các bộ còn lại và các loài Chim hiện tại có thể sắp xếp thành ba tổng bộ
Tổng bộ Chim bơi (natantes hay impennes)
Có cấu tạo chuyên hóa thích nghi cao độ với đời sống bơi lội giỏi ở biển: mình
có lông ngắn, chi trước biến thành bơi chèo với những lông cánh nhỏ và ngắn,
xương lưỡi hái lớn, cơ ngực phát triển, chi sau lùi xa về phía sau mình, nên
Chim có dáng đứng thẳng chân có màng bơi nối liền 3 ngón trước.
Tổng bộ Chim bơi chỉ gồm có một bộ Chim Cụt (Sphenisciformes) gồm 16 loài
sống ở Nam bán cầu nhưng có thể theo dòng nước đi về phía Bắc tới vùng xích
đạo. Chim Cánh Cụt sống từng đàn rất đông ở các bờ biển Nam cực, bơi lặn
giỏi bằng cánh, ăn cá, Chim mới nở đã có đủ lông, song còn yếu và mù.
Tổng bộ Chim chạy (Neognathae hay Gradientes)
Bộ Đà điểu châu Phi (Structhioniformes)
Gồm những loài Chim lớn nhất hiện nay, nặng từ 75-100kg, không biết bay,
chạy nhanh, cánh không phát triển, xương mỏ ác thiếu xương lưỡi hái, chân to
khỏe, chỉ có hai ngón, được sử dụng làm cơ quan tự vệ và giúp Chim chạy
nhanh. Chim non khỏe. Chỉ có một loài Đà điểu lạc đà (Struthio camelus) sống
đàn ở vùng bán sa mạc châu Phi và Tây Nam châu Á.
Bộ Đà điểu châu Mỹ (Rheiformes)
Nhỏ hơn Đà điểu châu Phi (20-25kg), cổ trụi, chân có 3 ngón. Chỉ có một
giống (Rhea) gồm 2 loài. Sống ở vùng thảo nguyên Nam Mỹ.

Bộ Đà điểu Úc (Casauriiformes)
Có cỡ trung bình (40-55kg), đầu và cổ có lông, chân có 3 ngón.
Bộ không cánh (Apterygiformes)
Chim có cỡ 2-3kg, cổ ngắn, mỏ rất dài mảnh có hai lỗ mũi ở đầu cùng của mỏ,
cánh rất nhỏ ẩn trong bộ lông, lông đuôi thiếu, chân có 4 ngón. Chỉ có một


giống Chim không cánh (Apteryx) Chim Kivi (Apteryx australis) sống ở rừng
rậm Tân Tây Lan có khứu giác đặc biệt phát triển.
Tổng bộ chim bay (Volantes) hay chim có lưỡi hái (Carinatea)
Gồm tất cả các loài chim còn lại (khoảng gần 9000 loài).Cánh, xương ức,
bộ lông có cấu tạo điểm hình của chim, phát triển có khả năng bay. Các lài
chim có kích thước rất khác nhau, từ chim ruồi có thể trọng không quá 10g đến
các loài nặng tới hàng chục kilogam nhưng tất cả các loài chim bay đều có
dạng cơ thể thống nhất, hình ô van ngắn. Sự đa dạng của chim thể hiện rất
lớn.Tổng bộ có tới 35 bộ.
Sau đây là một số bộ điển hình.
Bộ Bồ nông (Pelecaniformes)
Gồm những loài Chim sống ở nước, bơi lặn giỏi và bay giỏi.Chúng có chân
ngắn với 4 ngón có màng bơi nối với nhau, Chim non yếu.
Đại diện: Bồ nông chân xám (Pelecanus philippensis philippensis) mỏ có túi da
thường làm tổ tập đoàn lớn. Cốc đế (Phalacrocoax carbo) làm tổ và trú đông.Ở
vài địa phương cốc đế được nuôi để bắt cá.
Bộ ngỗng (Anseriformes)
Gồm những Chim bơi ở nước.Hầu hết các loài đều bơi giỏi. Chúng có chân
ngắn, có màng bơi nối liền 3 ngón trước, mỏ rộng, bờ mỏ có những tấm sừng
ngang, lưỡi dày, hai bên cũng có những răng cưa nhỏ, có tuyến phao câu phát
triển, Chim trống có cơ quan giao cấu dài xoắn nằm trong xoang huyệt, Chim
non khỏe. Phân bố khắp thế giới.Ở Việt Nam có 20 loài trong đó có 16 loài trú
đông.

Đại diện: Ngỗng trời (Anser anser) trú đông, ở đồng bằng gần bờ biển cho đến
nam Thừa Thiên. Vịt trời (Anas poecilorhyna) loài định cư và trú đông, ở miền
Bắc cho tới Huế.Mòng két (A nascrecca) di trú về miền Bắc ở nước ta từ tháng
9.
Bộ Hạc (Cioniiformes)
Gồm những loài Chim thường lội nước kiếm ăn ở đồng ruộng lầy, bờ sông.
Chúng đi giỏi, bay giỏi, có mỏ dài, cổ dài, chân cao. Chân có 4 ngón tự do,
ngón cái lớn và cùng hàng với những ngón trước. Làm tổ tập đoàn.Chim non
yếu.Ở Việt Nam có 31 loài.
Đại diện: Diệc xám (Ardea cinera) loài trú đông, cò trắng (Egretta garzetta), cò
lửa (Ixobrychus cinnamomes).
Bộ Sếu (Gruiformes)
Gồm hầu hết những loài Chim sống chủ yếu ở bãi cỏ, nơi có nhiều cây bụi
thấp, đầm lầy, ao hồ có nhiều cây thủy sinh.Phần lớn chạy giỏi, bay kém (trừ
sếu).Chân thường có 4 ngón, ngón cái thường nằm cao hơn.Chim non khỏe.Ở
Việt Nam có 22 loài.


Đại diện: Cuốc (A maurornis phoenicurus) (hình 96) về mùa sinh dục (cuối
xuân) con đực kêu suốt ngày đêm. Xít (Porphyrio porphyrio) phá hoại hoa
màu.Sâm cầm (Fulica atra) Chim trú đông, thịt ngon được dùng để tiến cung
vua chúa; sếu xám (Grus nigricollis) và kịch (Galllinula chloropus).
Bộ rẽ (Charadriiformes)
Gồm phần lớn Chim sống ở những chỗ trống trải, gần các bờ nước, những chỗ
nước nông.Một số loài sống ở các bãi cỏ, bụi cây nhỏ ở chân núi. Phần lớn có
chân dài, có 4 ngón (ngón sau rất bé) hay ba ngón. Chim non khỏe.Ở Việt Nam
có 48 loài phần lớn là Chim trú đông.
Đại diện: Choi choi (Pluvialis dominica). Chim trú đông, rẻ già (Scolopax
rusticola), te cựa (Vanellus duvaucellii). Chim định cư.
Bộ Mòng bể (Lariformes)

Gồm những Chim ở nước, bay, bơi giỏi song không lặn được đi lại dễ dàng trên
mặt đất, có thể bắt mồi trong khi bay, sống ở bờ biển, bờ sông và các hồ lớn.
Chân chúng có màng bơi, ngón cái nhỏ và cao hơn, cánh dài khỏe. Chim non
mới nở phủ lông bông, song Chim bố mẹ vẫn phải mớm mồi.Ở Việt Nam có 16
loài.
Đại diện: Mòng bể (Larus brunnicephalus) loài di cư về miền nước ta.
Bộ Gà (Galliformes)
Gồm những
loài Chim kiếm
ăn bằng cách
bới đất ở các
bụi thấp, bay
nặng nề và
không được xa,
có chân to
khỏe, ngón cái
cao, có cựa và
bộ lông mã
(con trống),
cánh tròn, phần lớn đa thê, Chim non khỏe.
Đại diện: Gà rừng hay gà cỏ (Gallus gallus) được coi là tổ tiên gà nhà, gà gô
hay đa đa (Fracolinus pintadeanus), công (Pavo muticus), gà lôi trắng (Lophura
nycthemera), trĩ đỏ (Phasianus colchicus).
Bộ Bồ câu (Columbiformes)
Gồm những Chim bay giỏi, có thể bay được những đường gấp khúc, song đi
chậm và vụng về. Chim có chân ngắn, mỏ yếu có đoạn gốc mềm có da bao bọc
(cenoma) mang hai lỗ mũi, đơn thê, Chim non yếu. Ở Việt Nam có 22 loài phần
lớn là những loài định cư.



Đại diện: Cu gáy (Streptopelia chinensis), cu sen (Streptopelia orientalis), cu
luồng (chalcophaps indica).
Bộ Cắt (Falconiformes)
Gồm những Chim ăn thịt, săn mồi ban ngày, dùng mỏ phối hợp với chân để xé
con mồi thành những mảnh nhỏ để ăn; có chân mỏ khỏe, móng cong nhọn và
sắc, hàm trên dài hơn và quặp hẳn xuống, gốc mỏ có màng da mềm (cenoma)
mang hai lỗ mũi. Đơn thê, đôi cắt sống chung với nhau nhiều năm, có đôi khi
suốt đời song chỉ trong mùa sinh sản. Chim non yếu có lông tơ trắng.Ở Việt
Nam có 42 loài.
Đại diện: Cắt lưng hung (Falco tinnunculus), ưng Ấn Độ (A ccipiter trivirgatus
indicus), đại bàng (A quilla), diều hâu (Milvus), ó cá (Pandion haliaetus) có thể
quắp cá lên khỏi mặt nước, kền kền (Gyps indicus) ăn xác chết.
Bộ Cú (Strigiformes)
Gồm những Chim ăn thịt, săn mồi lúc nữa đêm và lúc hoàng hôn. Cú có mỏ và
chân cấu tạo như kiểu Chim ưng, song có đầu to, cổ ngắn, lông mặt xếp thành
hai vòng chung quanh mặt thành đĩa mật, bộ lông dày xốp, mắt và tai rất phát
triển. Đơn thê, Chim non yếu. Ở Việt Nam có 19 loài.
Đại diện: cú (A thene, Otus), cú lợn (Tyto alba) có tiếng kêu giống lợn, thù thì
(Ketupa), vọ (Glaucidium).
Bộ Vẹt (Psittaciformes)
Gồm những Chim đặc thù sống trên cây, leo trên cành cây bằng chân và bằng
mỏ. Chúng có chân ngắn, khỏe có 4 ngón kiểu leo trèo (hai ngón hướng về phía
trước, hai ngón hướng phía sau); mỏ to ngắn, khỏe và quặp, hàm trên khớp
động với xương sọ, lông màu sáng và rực rỡ. Vẹt sống đơn thê.Chim non yếu.Ở
Việt Nam có 9 loài.
Đại diện: vẹt ngực đỏ (Psittacula alexandri).
Bộ Cu Cu (Cuculiformes)
Gồm nhiều loài Chim sống trên cây hoặc trong các bụi rậm, chúng có chân kiểu
trèo, mỏ hơi cong, phần lớn loài có lông màu xỉn (xám, hung đen, có điểm vằn
trắng ở bụng) sống đơn thê hoặc đa thê. Những loài đa thê có tập tính đẻ nhờ

(kí sinh tố).Hầu hết bao gồm những loài Chim có ích vì tiêu diệt những loài sâu
bọ phá hoại cây trồng và cây rừng.Ở Việt Nam có 17 loài.
Đại diện: Chim coọc hay phượng (Phaenicophaeus tristris) và bìm bịp
(Centropus) là những loài đơn thê, tu hú (Eudynamis scolopacea), bắt cô trói
cột (Cuculus micropterus), và tìm vịt (Cuculus merulinus) là những loài đa thê.
Bộ Gõ kiến (Piciformes)
Gồm những loài Chim leo trèo dọc thân hay cành cây, chúng có chân kiểu trèo
song ngón cái có khi tiêu giảm nhiều hoặc ít hay tiêu biến hẳn, mỏ to, khỏe và
lưỡi dài, đuôi gồm lông cứng và điểm tỳ vào cây, màu lông thường rực rỡ, sống
đơn thê, thường tự đào tổ trong các hốc cây. Gõ kiến rất có ích cho nông nghiệp
và lâm nghiệp.Ở Việt Nam có 35 loài.


Đại diện: Gõ kiến vàng lớn (Chrysocolaptes), cu rốc đầu đỏ (Magalaima).
Bộ Cú muỗi (Caprimulgiformes)
Gồm những loài Chim kiếm ăn vào lúc chập tối hay ban đêm bay giỏi, vừa bay
vừa há rộng miệng để đớp sâu bọ. Mỏ cú muỗi ngắn nhưng rất rộng, ở mép mỏ
có lông tơ dài cứng, bộ lông màu tối lẫn với màu lá khô hay vỏ cây, chân ngắn
với các ngón rất yếu nên chúng đi rất vụng về, sống đơn thê. Chim non mới nở
mở mắt, phủ lông bông song Chim bố mẹ phải nuôi bằng cách Chim non tự mổ
mồi ở mỏ Chim bố mẹ, cú muỗi là loài Chim có ích.Ở Việt Nam có 6 loài.
Đại diện: Cú muỗi (Caprimulgus).
Bộ Yến (A podiformes)
Gồm những Chim bay rất giỏi, không đi được, hầu như mọi hoặc động của
chúng đều thực hiện trên không. Cánh yến rất dài và hẹp, chân ngắn, khỏe với
4 ngón hầu như hướng về phía trước do ngón cái có khả năng xoay được.Chim
non yếu.Ở Việt Nam có 6 loài.
Đại diện: Yến hồng xám (Collocalia francia). Tổ yến làm bằng nước bọt Chim
yến được dùng làm thực phẩm rất có giá trị.
Bộ Sả (Coraciiformes)

Gồm đa số Chim mỏ dài, có khi rất lớn, chân ngắn và bộ lông thường có nhiều
màu sắc sặc sỡ. Tất cả đều làm tổ trong hốc cây, hốc đá hoặc trong hang dưới
đất. Chim non yếu.Ở Việt Nam có 30 loài.
Đại diện: Bòng chanh (A lcedo atthis), bói cá (Ceryle), trẩu (Merpos,
Nyctyornis), đầu rìu (Upupa epops), hồng hoàng (Buceros bicornis).
Bộ Sẻ (Passeriformes)
Bộ Sẻ là bộ Chim đông nhất, gồm hơn nửa số Chim hiện nay.Nhiều loài Chim
sẻ bay giỏi, di chuyển dễ dàng trên mặt đất và trên cành cây, đa số nhảy bằng
hai chân cùng một lúc.Chân cao, có 4 ngón, song ngón cái hướng phía sau và
có móng lớn hơn móng ngón giữa.Chim non yếu.Ở Việt Nam có 394 loài.
Đại diện: sơn ca (Alauda gulgula), nhạn (Hirundo rustica), chìa vôi (Moctacilla
alba), chào mào, bông lau (Pycnotus), bách thanh (Lanius schach), sáo đá, sáo
sậu (Sturnus), vàng anh (Oriolus), yểng (Gracula religiosa), chèo bẻo
(Dicrurus), quạ đen (Corvus macrorhynchus), ác là (Pica pica), chích chòe
(Copsychus), họa mi, bạc má, liếu điếu, khiếu, bạch đầu (Garrulax), Chim sâu
(Dicaeum), bã trầu (Aaethopyga siparaja), Chim khuyên (Zosterops), sẻ nhà, sẻ
núi (Passer), di đá, di cam (Lonchura).
Đại diện: Hải yến (callocalia francia), Hải âu (procellaria leucomelaena)
6. Lớp thú (Mammalia)
1. Cơ thể phủ lông mao.
2. Vỏ da gồm nhiều tuyến: Tuyến mồ hôi, tuyến bả, tuyến sữa, tuyến xạ.
3. Vận động theo kiểu chi năm ngón.


4. Miệng có răng mọc trên xương hàm, răng phân hóa thành răng cửa, răng
nanh, răng hàm, răng cắm trong lỗ chân răng.
5. Não bộ phát triển cao, bán cầu não trước đã có vòm não mới. Tiểu não phát
triển thành bán cầu tiếu não.Có đủ 12 đôi dây thần kinh não bộ.
6. Tuần hoàn kép, tim bốn ngăn, hai vòng tuấn hoàn. Hồng cầu tiến hóa mất
nhân.

7. Hô hấp bằng phổi với cường độ trao đổi khí rất cao do phổi có cấu tạo hoàn
chỉnh, số lượng phế nang đã tăng lên rất nhiều làm tăng diện tích bế mặt trao
đổi khí của phổi.
8. Có cơ hoành tham gia vào cử động hô hấp, đồng thời ngăn cách khoang
ngực và khoang bụng.
9. Ống niệu sinh dục và ống tiêu hóa đổ ra ngoài qua hai lỗ khác nhau.
10. Là nhóm động vật phân tính, cơ quan giao cấu có ở tất cả các loài, thụ tinh
trong và đẻ con.
Đại diện: Bò biển (Dugong dugon)
Hải cẩu (Phoca lara)

Cá heo (Lagenodelphis hosel)


Phân lớp Thú cao (Metatheria)
Là nhóm Thú đông nhất hiện nay, phân bố khắp trên lục địa. Vòm não
mới mới phát triển mạnh, bán cầu não đã có thể chai nối với nhau, có nhau
chính thức, thới gian phát triển phôi kéo dài đủ để con non đẻ ra phát triển đầy
đủ và tự bú sữa, chỉ có một âm đạo.
Hiện nay phân lớp Thú cao có khoảng 18 bộ.Sau đây chỉ nêu một số bộ điểm
hình.
1. Bộ ăn sâu bọ ( Insectivora)
Là bộ có nhau nguyên thủy nhất, số lượng răng thay đổi từ 26 đến 44 chiếc,
răng nanh dài, bán cầu não nhỏ và nhẵn, vỏ não mới và thể chai nhỏ. Thị giác
kém phát triển, tử cung có hai sừng.
Nhóm này gồm 400 loài Thú nhỏ, có mõm kéo dàu thành vòi cử động được,
phân bố khăp nơi nhưng thiếu ở châu Úc,
Đại diện: Chuột chù lớn (Suncus murinus), chuột chù đuôi trắng (Crocidura
dracula), chuột chũi (Talpa micrura)...
2. Bộ cánh da (Dermoptera)

Cỡ lớn bằng con mèo, có màng da rộng hai bên mình, giúp cho việc bay lượn
từ cành này sang cành kia. Bộ này chỉ gốm một giống chồn dơi (Cynopithecus)
gồm hai loài sống ở rừng nhiệt đới Đông Nam Á và lân cận.
Đại diện: Chồn dơi (Cynopithecus temminckii).
3. Bộ dơi (Chiroptera)
Là nhóm Thú duy nhất có khả năng bay. Chi trước biến đổi thành cánh. Bộ
răng gần giống bộ răng của Thú ăn sâu bọ. Bán cầu nõ nhỏ, nhẵn, thùy khứu
giác nhỏ.Tử cung kép hoặc tử cung hai sừng.Có hai vú và thường đẻ một
con.Ăn sâu bọ hoặc quả, thường đi ăn đêm. Thính giác rất tinh, có thể phát ra
siêu âm, nên có thể ước lượng được khoảng cách của ngại vật hay con mồi.Dơi
ở vùng ôn đới và hàn đới có hiện tượng ngủ đông.
Dơi hiện có 100 loài phân bố khắp lục địa, ở nước ta có khoảng 48 loài.


Đại diện: Dơi chó (Cynopterus sphinx), dơi lá mũi (Rhinolophus hippsideros).
4. Bộ răng thiếu (Edentata)
Gồm những loài Thú thiếu răng hoàn toàn hoặc là thiếu răng cửa, răng giống
nhau, thiếu men răng, mình có lông, có khi thêm vảy sừng. Nhóm này có
khoảng 31 loài phân bố ở Nam Mỹ.
Đại diện: Con lười (Bradypus tridactylus).
5. Bộ tê tê ( Pholidota)
Là nhóm thiếu răng hoàn toàn, ăn sâu bọ, thân có vảy sừng xếp như ngói lợp,
xen giữa các vảy có lông thưa, chân có móng sắc để đào đất tìm thức ăn. Tê tê
gồm khoảng 7 loài phổ biến ở châu Phi và Châu Á.
Đại diện: Tê tê Ấn Độ ( Manis pentadactyla).
6. Bộ gặm nhấm (Rodentia)
Nhóm này có đôi răng cửa lớn ở mỗi hàm dài cong, mọc chìa ra ngoài, răng
nanh thiếu, giữa răng của và răng hàm có một khoảng trống. Ống tiêu hóa dài,
manh tràng tiêu giảm thiếu nếp nhăn.Tử cung chẻ đôi, bộ não gần như hình
chóp, hẹp và nhẵn, thùy khứu giác lớn, đa số đẻ con non yếu.Hiện nay có

khoảng 2500 loài phân bố hầu như khắp lục địa trừ Nam cực và nhiều đảo ở
Thái Bình Dương.
7. Bộ Thỏ (Lagomorpha)
Răng hàm trên có hai đôi răng cửa, manh tràng lớn, có những nếp xoắn. Phân
bố khắp thế giới trừ Nam Mỹ và Madagasca.
8. Bộ Ăn thịt (Carnivora)
Nhóm này gồm những loài Thú có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt động
vật như răng nanh lớn, nhọn, răng hàm có gờ dẹp, sắc và răng cửa nhỏ. Đặc
biệt, răng trước hàm cuối ở hàm trên và răng hàm lớn thứ nhất ở hàm dưới,
phát triển nhất gọi là răng thịt. Vuốt lớn.Xương đòn thiếu.Bán cầu não rất phát
triển, vỏ não có nhiều rãnh.
Việt Nam có chó sói lửa (Cuon alpinis), cáo (Vulpes vulpes), lửng chó
(Nyctereutes), Chó rừng (Canis aureus) …..
9. Bộ cá voi (Cetacea)
Gồm những Thú biển thích nghi hoàn toàn với đời sống ở nước, tồn tại trên
cạn trong một thời gian rất ngắn. Thân hình thoi như cá, Toàn thế giới có 86
loài, phân bố chủ yếu ở các biển vùng ôn đới vầ miền lạnh.
Việt Nam có cá heo (Delphinus delphis), cá ông sư (Neomeris phoceaenoides).
10. Bộ Guốc ngón lẻ (Perissodactyla)
Gồm những laoì Thú lớn, chuyên ăn thực vật, chân có ba ngón hoặc sáu ngón,
ngón ba luôn lớn hơn những ngón bên, các ngon bên tiêu giảm tuỳ theo các
nhóm khác nhau.
Nhóm này hiện nay chỉ còn khoảng 16 loài. Đại diện: Heo vòi (Tapirus
indicus), tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus), tê giác hai sừng
(Dicerorhyncus sumatrensis)


11. Bộ Bò nước (Sirenia)
Gồm các loài Thú có guốc thích nghi với đời sống ở nước. Trước kia Bò nước
phân bố ở nhiều nơi, nay chỉ còn 4 loài thuộc 2 giống phân bố ở 2 nơi cách biệt

nhau: ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
Biển Việt Nam có Cá cúi (Dugong dugon)
12. Bộ Guốc ngón chẵn (Artiodactyla)
Gồm những loài Thú có ngón III và IV phát triển bằng nhau lớn hơn các ngón
bên, thiếu ngón I,
ngón II và V nhỏ
hơn hoặc
thiếu.Không có
xương đòn. Trên
thế giới có khoảng
200 loài, xếp
trong 8 họ.Việt
Nam có 18 loài, 5
họ.
Đại diện: Lợn
rừng (Sus scrofa),
Hươu sao (Cervus
nippon), Nai
(Cervus bicolor),
Hươu cà tông
(Cervus eldi),
Hươu vàng (Cervus porcinus), Hoãng (Muntiacus muntjak). Bò rừng (Bos
javanicus), Bò tót (Bos gaurus), Bò xám (Bos sauveli), Trâu rừng (Babulus
bubalis), Sơn dương (Naemorhedus sumatraensis), Sao la (Pseudoryx
nghetinhensis).Sao la phát hiện vào năm 1993, ở Vũ Quang, Hà Tĩnh.
13. Bộ Voi (Proboscidea)
Nhóm Thú lớn nhất ở cạn.dạ dày, không có lông, mũi và môi trên kéo dài thành
vòi, chi 5 ngón có phủ guốc nhỏ, hai răng cửa hàm trên biến thành ngà, tinh
hoàn nằm trong xoang bụng.
Hiện nay bộ Voi chỉ có hai loài: Voi châu á (Elephas maximus) và Voi châu Phi

(Loxodon africanus).
14. Bộ Linh trưởng (Primates)
Nhóm Thú tiến hoá nhất, đi bằng hai chân. Chi 5 ngón có ngón cái đối diện với
các ngón khác, xương quay và xương trụ tỳ vào nhau bảo đảm cử động quay
của bàn tay. Mắt hướng về phía trước, bán cầu não dày, răng nhiều mấu, có một
đôi vú ở ngực, tử cung hai sừng.
Đại diện: Cu li lớn (Nycticebus coucang) và Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus),
Vượn đen tuyền (Nomascus concolor), Vượn hải nam (Nomascus


haiannus), Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys), Vượn đen má hung
(Nomascus siki), Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae).


×