Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BÀI TẬP CÁC QUY ĐỊNH VỀ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.65 KB, 12 trang )

BÀI TẬP TUẦN 4: CÁC QUY ĐỊNH VỀ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG
----------------------------------------------------------------------------Kính gửi: CEO của nhà sản xuất Dolls R
Chúng tôi đã nhận được thư đề nghị tư vấn của ông/bà về việc bán sản
phẩm Carlie của công ty sang thị trường Brightland. Căn cứ vào những thông
tin mà ông/bà cung cấp cùng các quy định của WTO về các nhận định của Cơ
quan hải quan Brightland, chúng tôi xin đưa ra ý kiến pháp lý để ông/bà có thể
tham khảo.
Trong nhận định của Cơ quan hải quan Brightland về hoạt động bán sản
phẩm Carlie sang thị trường Brightland có ba vấn đề đặt ra cần chúng ta giải
quyết:
(3) Carlie sẽ chịu thuế quan 15% ad valorem và giá tính thuế sẽ là giá bán
của Carlie tại thị trường nội địa của Richland;
(1) Xuất xứ hàng hoá của Carlie là Farawayland chứ không phải
Richland;
(2) Phân loại thuế quan của Carlie khi vào Brightland sẽ là Hàng sưu tầm
chứ không phải Mặt hàng đồ chơi;
Trước hết chúng ta đều biết rằng Newland, Richland cũng như Brightland
đều là thành viên của WTO và các cam kết về thuế quan, quy định về phân loại
và xuất xứ hàng hoá của Brightland giống hệt như của Việt Nam hiện tại nên để
giải quyết các vấn đề trên ta có thể sử dụng pháp luật của WTO và cụ thể hơn là
pháp luật Việt Nam có liên quan đến thương mại quốc tế.
Để dễ dàng cho những lập luận chứng minh được logic và theo một trình
tự nhất định, chúng tôi xin được trình bày các vấn đề trên theo thứ tự dưới đây:
1. Xuất xứ hàng hoá của Carlie là Farawayland chứ không phải Richland
1.1.

Vấn đề pháp lý
Vấn đề pháp lý đặt ra ở đây là việc xác định xuất xứ hàng hóa của Carlie
là ở đâu, ở Richland, Newland hay Farawayland?

1




1.2.

Cơ sở pháp lý

- Hiện tại WTO không có các quy định cụ thể để xác định xuất xứ của hàng hóa
mà chỉ đề ra một số nguyên tắc áp dụng chung và phân chia các quy tắc thành
hai nhóm: xuất xứ không ưu đãi và xuất xứ ưu đãi.
- Các biện pháp xác định xuất xứ phụ thuộc rất lớn vào quy định của pháp luật
quốc gia thành viên cho phù hợp với các nguyên tắc áp dụng chung của WTO.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể căn cứ vào
Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa và Thông tư 08/2006/TTBTM (Sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 10/2006/TT-BTM) hướng dẫn cách xác
định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần
túy.
1.3.

Áp dụng các quy định pháp luật
“Xuất xứ hàng hóa” theo quy định tại Điều 3, điểm 1 Nghị định
19/2006/NĐ-CP là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa
hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong
trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra
hàng hóa đó. Cùng với đó, Thông tư 08/2006/TT-BTM có hướng dẫn 3 phương
thức chủ yếu để xác định xuất xứ hàng hóa, gồm: (1) Tiêu chí “Chuyển đổi mã
số hàng hóa”, (2) Tiêu chí "Tỷ lệ phần trăm của giá trị", (3) Tiêu chí "công đoạn
gia công, chế biến hàng hoá". Trong đó phương pháp (3) "Công đoạn gia công,
chế biến hàng hoá" là quá trình sản xuất chính tạo ra những đặc điểm cơ bản
của hàng hoá.
Trường hợp này có 3 nước là Richland, Newland và Farawayland tham

gia vào quy trình sản xuất hàng hóa. Ta có thể nhận thấy rằng, phần thân nhựa
và vỏ hộp – bộ phận cơ bản nhất của búp bê được sản xuất tại Newland, tức
Newland là nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản để tạo ra thành phẩm. Ba
bộ đầm búp bê đính kèm để thay đổi từ Farawayland chỉ là những hình thức
thông thường, bổ sung thêm và không thiết yếu, bắt buộc đối với một búp bê.
Hơn nữa theo Điều 9, Nghị định 19/2006/NĐ-CP thì những công đoạn
gia công, chế biến giản đơn không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hoá
như: Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai,
lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác;... Như
2


vậy giai đoạn đóng gói của Richland không được xem là giai đoạn cơ bản nhất
của việc sản xuất Carlie.
1.4.

Kết luận pháp lý

Từ những lập luận trên ta có thể kết luận rằng việc xác định xuất xứ hàng
hoá của Carlie là Farawayland chứ không phải Richland của Cơ quan hải quan
Brightland là không hợp lý. Vì vậy cần xác định lại xuất xứ hàng hoá của
Carlie là Newland.
2. Phân loại thuế quan của Carlie khi vào Brightland sẽ là Hàng sưu tầm chứ
không phải Mặt hàng đồ chơi
2.1.

Vấn đề pháp lý
Vấn đề pháp lý đặt ra ở đây là chúng ta cần phân loại thuế quan của hàng
hóa nhập khẩu, cần xác định nó là mặt hàng cụ thể gì?


2.2.

Cơ sở pháp lý
Vì WTO không quy định về cách thức phân loại thuế quan mà có Công
ước Quốc tế về Hệ thống Hài hoà Mô tả hàng hoá và hệ thống Mã hoá mà hầu
hết các quốc gia thành viên WTO đều tham gia và Richland cũng không ngoại
lệ nên ta có thể áp dụng các nguyên tắc và bảng mã để xác định xem Carlie
thuộc mặt hàng nào.

2.3.

Áp dụng các quy định pháp luật
Theo Công ước Quốc tế về Hệ thống Hài hoà Mô tả hàng hoá và hệ thống
Mã hoá – HS Convention, các quy định về giải thích HS (GRI) thì chúng ta có
thể áp dụng nguyên tắc nếu hàng hóa đã hoàn thành mà có thể phân vào nhiều
hơn một Mục thì Mục miêu tả chi tiết nhất về hàng hóa sẽ ưu tiên hơn. Đối với
búp bê Carlie, dựa vào những đặc điểm cơ bản nhất ta có thể sắp xếp vào các
mục có mã HS như sau:
+ 9503.00.21: Búp bê, có hoặc không có trang phục;
+ 9705.00.00: Bộ sưu tập và các vật phẩm sưu tập chủng loại động vật,
thực vật, khoáng vật, giải phẫu học, sử học, khảo cổ, cổ sinh vật học, dân tộc
học hoặc các loại tiền;
3


Sản phẩm búp bê Carlie hướng tới đối tượng là trẻ em, dùng làm đồ chơi
với đặc điểm là có trang phục đi kèm để thay đổi. Rõ ràng mục 95030021 có
quy định rõ ràng, chi tiết hơn về sản phẩm búp bê, có hoặc không có trang phục
nên nó hoàn toàn phù hợp với mặt hàng búp bê Carlie. Trong khi đó, Chương
97 về Hàng sưu tầm không mô tả một cách trực tiếp hay chi tiết về mặt hàng

này.
2.4.

Kết luận pháp lý

Như vậy ta có thể kết luận rằng, việc Cơ quan hải quan Brightland phân
loại thuế quan của Carlie khi vào Brightland sẽ là Hàng sưu tầm chứ không phải
Mặt hàng đồ chơi là không hợp lý và cần xác định lại búp bê Carlie thuộc
mục Mặt hàng đồ chơi.
3. Carlie sẽ chịu thuế quan 15% ad valorem và giá tính thuế sẽ là giá bán của
Carlie tại thị trường nội địa của Richland
3.1.

Vấn đề pháp lý
Vấn đề pháp lý đặt ra ở đây là việc xác định giá trị hải quan của hàng hóa
nhập khẩu là búp bê Carlie và mức thuế áp dụng đối với hàng hóa đó của Cơ
quan hải quan Brightland có đúng hay không?

3.2.

Cơ sở pháp lý

- Điều VII của GATT 1994, Ghi chú của Điều VII và Hiệp định Xác định Gía trị
hải quan.
- Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy
định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra,
giám sát, kiểm soát hải quan; Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải
quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; Thông tư 164/2013/TT-BTC ban hành
biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu
thuế.

3.3. Áp dụng các quy định pháp luật
- Giá tính thuế sẽ là giá bán của Carlie tại thị trường nội địa của Richland là sai
với quy tắc của WTO vì: “Trị giá tính thuế quan với hàng nhập khẩu phải dựa
vào giá trị thực của hàng nhập khẩu làm cơ sở tính thuế quan, hoặc trị giá thực
4


của hàng tương tự, không được phép căn cứ vào trị giá của hàng có xuất xứ nội
hay trị giá mang tính áp đặt hoặc được đưa ra một cách vô căn cứ” (Điều
VII:2(a) GATT 1994). Tuy nhiên “Gía trị thực” để tính thuế quan ở đây sẽ là giá
cả hàng hóa đó hay hàng hóa tương tự được bán hay chào bán vào một thời
điểm và tại một địa điểm được xác định theo pháp luật nước nhập khẩu theo
điều khoản thương mại thông thường trong điều kiện cạnh tranh đầy đủ (Giải
thích theo Điều VII:2(b) GATT 1994). Cũng theo quy định tại Điều 1.1 Hiệp
định Xác định Gía trị hải quan: “Trị giá thuế quan của hàng hóa phải là giá trị
giao dịch, tức là giá thực tế đó thanh toán hoặc phải thanh toán cho hàng hóa
được bán để xuất khẩu đến nước nhập khẩu”. Gía giao dịch là giá thực trả cho
việc mua bán hàng hóa nhập khẩu và thường thể hiện trong hóa đơn, hợp đồng
hay đơn đặt hàng. Như vậy ta thấy việc sử dụng giá tại thị trường Richland làm
giá tính thuế nhập khẩu với búp bê Carlie là vô căn cứ và áp đặt.
Cụ thể theo quy định của pháp luật quốc gia Việt Nam, theo Điều 20,
khoản 2, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP thì đối với hàng nhập khẩu trị giá hải
quan là giá trị thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên. Ngoài ra,
theo Điều 5, Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định cụ thể Nguyên tắc và phương
pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
“1. Nguyên tắc: Trị giá hải quan là giá thực tế phải trả tính đến cửa
khẩu nhập đầu tiên, được xác định theo các phương pháp quy định tại khoản 2
Điều này.
2. Phương pháp xác định: Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập
đầu tiên được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định

trị giá hải quan quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12
Thông tư này và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá hải quan. Các
phương pháp xác định trị giá hải quan bao gồm:
a) Phương pháp trị giá giao dịch;
b) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
c) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
d) Phương pháp trị giá khấu trừ;
đ) Phương pháp trị giá tính toán;
e) Phương pháp suy luận.
Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp
dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể
hoán đổi cho nhau”.
Như vậy, để xác định giá trị hải quan của hàng hóa thì Cơ quan hải quan
phải xác định theo đúng nguyên tắc và trình tự các phương pháp như quy định ở
trên.
5


Theo cách phân loại thuế quan hàng hóa ở vấn đề pháp lý số 2, ta kết
luận búp bê Carlie thuộc mã HS 9503.00.21: Búp bê, có hoặc không có trang
phục. Theo TT 164/2013/TT-BTC thì hàng hóa này thuộc Biểu thuế nhập khẩu
ưu đãi và theo phụ lục II của thông tư này thì mức thuế suất là 10% ad valorem.
Mức thuế cam kết ràng buộc với WTO có thể hiểu là mức thuế trần tối đa Việt
Nam có thể áp dụng trong Biểu thuế MFN (tối huệ quốc) kể từ khi cam kết
WTO của Việt Nam có hiệu lực. Có thể có sự khác nhau giữa mức thuế cam kết
WTO và mức thuế MFN áp dụng, nhưng sẽ đảm bảo nguyên tắc: Mức thuế
MFN không cao hơn (bằng hoặc thấp hơn) mức thuế cam kết WTO.
3.4.

Kết luận pháp lý


Cơ quan hải quan của Brighland áp dụng giá tính thuế là giá bán của
Carlie tại thị trường nội địa của Richland là chưa phù hợp, các bên phải căn
cứ vào các nguyên tắc và trình tự, phương pháp xác định đúng quy định của
pháp luật Brighland trên cơ sở quy định chung của WTO. Như vậy, Richland
chỉ cần đưa ra các tài liệu chứng minh được giá trị giao dịch cho hải quan thì sẽ
tính thuế theo giá trị giao dịch (đó là giá bán hàng hóa nhập khẩu thông qua
hóa đơn, hợp đồng, đơn đặt hàng ). Nếu Brightland muốn phản đối thì phải có
nghĩa vụ chứng minh rằng không có cơ sở để tính giá trị giao dịch. Còn về thuế
suất, việc Brightland áp mức thuế 15% ad valorem là vượt quá mức trần cam
kết (cam kết 10% ad valorem), Rightland có thể yêu cầu Brightland điều chỉnh
hoặc có thể kiện theo thủ tục giải quyết tranh chấp WTO.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hi vọng là nội
dung tư vấn trên đã đáp ứng được yêu cầu của ông/bà. Nếu có thắc mắc hoặc
cần giải thích gì thêm, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi.
Trân trọng.

6


BÀI 4: CÁC QUY ĐỊNH VỀ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG
Câu hỏi ôn tập:
1. Tiếp cận thị trường là gì ? Các loại biện pháp nào có thể cản trở hoặc
hạn chế hàng hóa
tiếp cận thị trường?
2. GATT 1994 nhìn nhận nhưthế nào về thuế quan? Nguyên tắc của các
đàm phán thuế
quan? Nguyên tắc có đi có lại trong đàm phán thuế quan là gì?
3. Biểu Nhân nhượng Thuế quan là gì ? Quan hệ giữa Biểu Nhân nhượng
Thuế quan và

GATT 1994 ? Cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam cho xe tay ga
(scooter) dung tích
150cc nhưthế nào ?
4. Các yếu tố cần phải xác định để tìm ra nghĩa vụ thuế quan cụ thể mà
một sản phẩm phải
chịu ?
5. Phân loại thuế quan là gì và WTO quy định thế nào về nó ? Các
nguyên tắc chủ chốt để
phân loại thuế quan theo GRI ? Các quy tắc đó có liên quan đến tranh
chấp về quyền và
nghĩa vụ từ WTO ?
6. Tại sao cơquan hải quan phải xác định giá trị của hàng hóa nhập
khẩu? Phương pháp chủ
yếu và phổ biến nhất để xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu
là gì ?
7. Quy tắc xuất xứ là gì ? WTO quy định thế nào về quy tắc này ?
8. GATT 1994 có cấm các biện pháp hạn chế định lượng?
9. Tóm tắt án lệ (theo các tiêu chí đã làm ở Bài tập 3) EC-Chicken Cut
(2005), Appellate
Body Report tại cơsở pháp lý Điều II:1(a) và Điều II:1(b).
7


Nghiên cứu tình huống: (bài tập nhóm)
Dolls R là một nhà sản xuất đồ chơi tại Richland, có các dây chuyền sản
xuất tại nhiều quốc gia
gồm Richland, Newland và Farawayland. Doll R sản xuất nhiều mặt hàng
đồ chơi, nhưng thành
công nhất là mặt hàng búp bê Carlie. Carlie là một dạng búp bê giống
nhưBarbie có thân bằng

nhựa và trong hộp sản phẩm đính kèm ba bộ đầm để thay đổi. Phần thân
nhựa và vỏ hộp được sản
xuất tại Newland, các bộ đầm được sản xuất tại Farawayland. Richland
chỉ là nơi đóng gói sản
phẩm và xuất bán. Sau khi đạt được những thành công nhất định tại thị
trường Mỹ, Dolls R muốn
2
bán sản phẩm Carlie của mình sang thị trường Brightland, công ty kỳ
vọng sẽ bán được Carlie tại
siêu thị và các cửa hàng đồ chơi với giá 20 USD/sản phẩm.
Cơquan hải quan của Brightland thông báo rằng Carlie sẽ chịu thuế quan
15% ad valorem và giá
tính thuế sẽ là giá bán của Carlie tại thị trường nội địa của Richland.
Đồng thời Cơquan hải quan
cũng cho rằng xuất xứ hàng hoá của Carlie là Farawayland chứ không
phải Richland và phân loại
thuế quan của Carlie khi vào Brightland sẽ là Hàng sưu tầm chứ không
phải Mặt hàng đồ chơi.
CEO của Dolls R tìm đến bạn và nhờ bạn tưvấn dựa trên các quy định
của WTO về các nhận định
trên của Cơ quan hải quan Brightland, được biết Newland và
Richland cũng là thành viên của
WTO như Brightland.

8


Lưu ý: các cam kết về thuế quan, quy định về phân loại và xuất xứ hàng
hoá của Brightland giống
hệt nhưcủa Việt Nam hiện tại.


9


BÀI 4: CÁC QUY ĐỊNH VỀ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG
Câu hỏi ôn tập:
1. Tiếp cận thị trường là gì ? Các loại biện pháp nào có thể cản trở hoặc
hạn chế hàng hóa
tiếp cận thị trường?
2. GATT 1994 nhìn nhận nhưthế nào về thuế quan? Nguyên tắc của các
đàm phán thuế
quan? Nguyên tắc có đi có lại trong đàm phán thuế quan là gì?
3. Biểu Nhân nhượng Thuế quan là gì ? Quan hệ giữa Biểu Nhân nhượng
Thuế quan và
GATT 1994 ? Cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam cho xe tay ga
(scooter) dung tích
150cc nhưthế nào ?
4. Các yếu tố cần phải xác định để tìm ra nghĩa vụ thuế quan cụ thể mà
một sản phẩm phải
chịu ?
5. Phân loại thuế quan là gì và WTO quy định thế nào về nó ? Các
nguyên tắc chủ chốt để
phân loại thuế quan theo GRI ? Các quy tắc đó có liên quan đến tranh
chấp về quyền và
nghĩa vụ từ WTO ?
6. Tại sao cơquan hải quan phải xác định giá trị của hàng hóa nhập
khẩu? Phương pháp chủ
yếu và phổ biến nhất để xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu
là gì ?
7. Quy tắc xuất xứ là gì ? WTO quy định thế nào về quy tắc này ?

8. GATT 1994 có cấm các biện pháp hạn chế định lượng?
9. Tóm tắt án lệ (theo các tiêu chí đã làm ở Bài tập 3) EC-Chicken Cut
(2005), Appellate
Body Report tại cơsở pháp lý Điều II:1(a) và Điều II:1(b).
10


Nghiên cứu tình huống: (bài tập nhóm)
Dolls R là một nhà sản xuất đồ chơi tại Richland, có các dây chuyền sản
xuất tại nhiều quốc gia
gồm Richland, Newland và Farawayland. Doll R sản xuất nhiều mặt hàng
đồ chơi, nhưng thành
công nhất là mặt hàng búp bê Carlie. Carlie là một dạng búp bê giống
nhưBarbie có thân bằng
nhựa và trong hộp sản phẩm đính kèm ba bộ đầm để thay đổi. Phần thân
nhựa và vỏ hộp được sản
xuất tại Newland, các bộ đầm được sản xuất tại Farawayland. Richland
chỉ là nơi đóng gói sản
phẩm và xuất bán. Sau khi đạt được những thành công nhất định tại thị
trường Mỹ, Dolls R muốn
2
bán sản phẩm Carlie của mình sang thị trường Brightland, công ty kỳ
vọng sẽ bán được Carlie tại
siêu thị và các cửa hàng đồ chơi với giá 20 USD/sản phẩm.
Cơquan hải quan của Brightland thông báo rằng Carlie sẽ chịu thuế quan
15% ad valorem và giá
tính thuế sẽ là giá bán của Carlie tại thị trường nội địa của Richland.
Đồng thời Cơquan hải quan
cũng cho rằng xuất xứ hàng hoá của Carlie là Farawayland chứ không
phải Richland và phân loại

thuế quan của Carlie khi vào Brightland sẽ là Hàng sưu tầm chứ không
phải Mặt hàng đồ chơi.
CEO của Dolls R tìm đến bạn và nhờ bạn tưvấn dựa trên các quy định
của WTO về các nhận định
trên của Cơ quan hải quan Brightland, được biết Newland và
Richland cũng là thành viên của
WTO như Brightland.

11


Lưu ý: các cam kết về thuế quan, quy định về phân loại và xuất xứ hàng
hoá của Brightland giống
hệt nhưcủa Việt Nam hiện tại.

12



×