Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Công tác quản lý và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ là bảo vật quốc gia (tác phẩm “nhật ký trong tù” của chủ tịch hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.43 KB, 96 trang )

MỤC LỤC
Trang số


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 19-5-1989, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ký Quyết
định số 89-QĐ/TW của Ban Bí thư khóa VI về việc quản lý tập trung toàn bộ
tài liệu lưu trữ về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ban Bí thư nhấn mạnh: “Không một cá nhân, tổ chức nào được giữ lại để
dùng riêng những tài liệu lưu trữ về thân thế, sự nghiệp, hoạt động của Chủ
tịch Hồ Chí Minh và bản sao những tài liệu mật của Người và liên quan đến
Người chưa được phép công bố; ở các bảo tàng, chỉ trưng bày bản sao, bản
phục chế những tài liệu, tư liệu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã được phép công bố”. Đồng thời, Ban Bí thư giao cho
Cục Lưu trữ Trung ương Đảng có trách nhiệm tiếp nhận, tập hợp các tài liệu,
tư liệu lưu trữ nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngay sau đó, ngày 10-10-1989, Ban Bí thư đã ban hành Quyết định số
94-QĐ/TW thành lập Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm mục đích tập
trung thống nhất, bảo quản an toàn và sử dụng có hiệu quả các tài liệu của Người
phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, tinh thần của hai quyết định trên là tập trung thống nhất toàn
bộ tài liệu lưu trữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh hình thành trong suốt quá trình
hoạt động của Người về Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, nay là Cục Lưu trữ
Văn phòng Trung ương Đảng. Tuy nhiên, hơn 25 năm đã trôi qua song nhiều
tài liệu lưu trữ của Hồ Chí Minh vẫn chưa được giao nộp đầy đủ về Cục Lưu
trữ Văn phòng Trung ương. Nhiều tài liệu, văn kiện trong số đó đã trở thành
bảo vật quốc gia, trong số đó có tác phẩm Ngục trung nhật ký (tức Nhật ký
trong tù) hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Điều đó ảnh hưởng
đến nguyên tắc quản lý tập trung thống nhất do Ban Bí thư đề ra, đồng thời
ảnh hưởng đến việc phát huy giá trị tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí



2


Minh nói chung và tác phẩm Nhật ký trong tù nói riêng của cơ quan lưu trữ
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chúng ta biết rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Nhật ký trong tù trong
thời gian bị giam ở nhà lao Trung Quốc (từ tháng 8-1942 đến 8-1943) với 133
bài thơ chữ Hán. Mỗi bài thơ trong đó đã mang lại những cảm xúc, những bài
học sâu sắc cho mỗi người đọc, mỗi lứa tuổi của nhân dân Việt Nam, đồng
thời là tư tưởng, tinh thần yêu nước, ý chí vươn lên không mệt mỏi của
Người. Đặc biệt qua tập thơ này chúng ta thấy rõ hơn một Hồ Chí Minh, dưới
góc độ văn hóa, trước hết và sau cùng cũng là một nhà văn hóa, điều mà sau
này năm 1987 tổ chức UNESCO của Liên hiệp quốc đã tôn vinh Hồ Chí Minh
là Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là một danh nhân văn hóa
kiệt xuất.
Tập thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị đặc biệt
về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật. Ngoài ra, tác phẩm Nhật ký trong tù còn
là hiện vật gốc độc bản, là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến sự nghiệp
của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh. Theo tiêu chí về bảo
vật quốc gia của Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi năm 2009), Ngục trung
nhật ký đủ điều kiện công nhận là bảo vật quốc gia. Vì vậy, ngày 1 tháng 10
năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1426/QĐ-TTg công
nhận các bảo vật quốc gia đợt 1, trong đó có tác phẩm Ngục trung Nhật ký
(Nhật ký trong tù) của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác phẩm cũng là một trong
những tài liệu lưu trữ được Nhà nước đặc biệt quan tâm trong công tác quản
lý và phát huy giá trị.
Xuất phát từ đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Công tác quản lý và phát
huy giá trị tài liệu lưu trữ là bảo vật quốc gia (Tác phẩm “Nhật ký trong tù”
của Chủ tịch Hồ Chí Minh)” làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Lưu trữ

học của mình.

3


2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài có những mục tiêu cơ bản như sau:
- Giới thiệu về đặc điểm, nội dung, ý nghĩa, quá trình công nhận bảo
vật quốc gia của Nhật ký trong tù.
- Công tác quản lý và phát huy giá trị tài liệu của Nhật ký trong tù.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và
phát huy giá trị cuốn Nhật ký trong tù dưới góc độ lưu trữ học.
3. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Tác phẩm Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
* Nhiệm vụ nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu công tác quản lý và phát
huy giá trị tác phẩm Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
4. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là vấn đề quan tâm của xã
hội, của mọi đối tượng, đặc biệt là các nhà nghiên cứu. Đến nay có những
công trình chuyên sâu về thân thế, sự nghiệp của Hồ Chí Minh như luận án
tiến sĩ “Hồ Chí Minh với việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam trước
1954” của Bùi Đình Phong, luận án tiến sĩ “Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ
Chí Minh” của Lê Sĩ Thắng…); về sự nghiệp cách mạng (luận án tiến sĩ “Chủ
tịch Hồ Chí Minh với vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng Việt Nam”
của Trần Văn Hải)…
Riêng về tác phẩm Nhật ký trong tù của Người, đã có một số nghiên
cứu trên phương diện văn chương như luận án tiến sĩ “Khảo sát văn bản
“Ngục trung nhật ký” và nghiên cứu nội dung hình thức nghệ thuật tập thơ từ
góc độ nhật ký” của Vũ Thị Kim Xuyến; luận văn thạc sĩ “So sánh nguyên tác

với bản dịch những bài thơ trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ
Chí Minh” của Bùi Thị Thu Hà…
Những nghiên cứu trên đã tập trung tìm hiểu về Hồ Chí Minh dưới góc

4


độ Hồ Chí Minh học, lịch sử Đảng, chính trị học, thông qua đó đã làm rõ nét
tiểu sử, thân thế, sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Còn trên góc độ của Lưu trữ
học thì vấn đề này vẫn còn tương đối mới mẻ.
Đến nay, theo tìm hiểu của tác giả, đã có một số nghiên cứu của học
viên, sinh viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) về Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ
Chí Minh, đó là: Luận văn thạc sĩ “Sưu tầm, thu thập tài liệu Phông lưu trữ
Chủ tịch Hồ Chí Minh của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng - Thực trạng và
giải pháp” của học viên Nguyễn Quốc Dũng, năm 2009; khóa luận tốt nghiệp
“Tìm hiểu Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới góc độ một tài liệu lưu
trữ” của sinh viên Đỗ Thị Đào, năm 2012; khóa luận “Tìm hiểu về công tác
bảo quản, phát huy giá trị các bảo vật quốc gia là tài liệu lưu trữ của Chủ
tịch Hồ Chí Minh” của sinh viên Lục Thị Kim Yến, năm 2013. Tuy nhiên,
những nghiên cứu trên đề cập về bề rộng liên quan đến Phông lưu trữ Chủ
tịch Hồ Chí Minh, hoặc một số tác phẩm nói chung (mặc dù có tác phẩm Nhật
ký trong tù), song chưa tìm hiểu, nghiên cứu trực tiếp và sâu về tác phẩm
Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh.
5. Nguồn tài liệu tham khảo
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng một số nguồn tài liệu, tư liệu
tham khảo như sau:
- Cuốn Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2003.
- Bộ Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

- Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
- Giáo trình Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ của tập thể tác giả
Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm.
- Các luận án và khóa luận tốt nghiệp.
- Một số bài viết trên các tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, Tạp chí

5


Xưa và nay, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử nói, viết về tập thơ Nhật ký trong tù
của Hồ Chí Minh.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
cơ bản sau:
- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin: Phương pháp này
mang lại cho tác giả cái nhìn khách quan, biện chứng về nội dung, hình thức
của tác phẩm Nhật ký trong tù.
- Phương pháp sử liệu học: là người khai sinh ra Đảng Cộng sản Việt
Nam và là người lãnh đạo Nhà nước ta trong một thời gian dài; hoạt động của
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn liền với những sự kiện, hoàn cảnh đặc biệt
quan trọng của Đảng và dân tộc. Sử dụng phương pháp này tác giả mong
muốn nhìn nhận đánh giá những quan điểm của Bác được thể hiện trên nội
dung của cuốn Nhật ký trong tù sao cho có sự tương quan với hoàn cảnh lịch
sử cũng như với con người và tính cách của bản thân Hồ Chí Minh.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: căn cứ vào những thông tin tìm
hiểu được để phân tích và đưa ra những nhận xét của cá nhân về vấn đề đang
nghiên cứu. Những nhận xét này có tiếp thu và chọn lọc dựa trên những bài
nói, bài viết, các văn bản có liên quan tới cuốn Nhật ký trong tù.
- Phương pháp hệ thống: Sử dụng phương pháp này giúp chúng tôi hệ
thống các văn kiện, tài liệu có liên quan tới cuốn Nhật ký trong tù của Chủ

tịch Hồ Chí Minh…
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát về Chủ tịch Hồ Chí Minh và tác phẩm Nhật
ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ở chương này, tác giả giới thiệu về tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh và
nội dung, đặc điểm, ý nghĩa, quá trình công nhận bảo vật quốc gia của tác

6


phẩm Nhật ký trong tù.
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý, phát huy giá trị tài liệu lưu
trữ là bảo vật quốc gia qua tác phẩm Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ
Chí Minh
Chương 2 của khóa luận chúng tôi tập trung nghiên cứu về công tác
quản lý và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ là bảo vật quốc gia qua tác phẩm
Nhật ký trong tù của Bác Hồ. Qua đó, đưa ra một số nhận xét, đánh giá ưu
điểm và những vấn đề tồn tại về công tác bảo quản cũng như phát huy giá trị
của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và
phát huy giá trị của bảo vật quốc gia Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ
Chí Minh
Trong chương 3 này, chúng tôi tập trung nghiên cứu đề xuất một số
biện pháp nhằm giúp cơ quan phát huy có hiệu quả giá trị của bảo vật quốc
gia - tác phẩm Nhật ký trong tù.
Tóm lại, để thực hiện khóa luận này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn
các thầy cô giáo trong Khoa Văn thư - Lưu trữ, Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, một số cán bộ tham gia quản lý tài liệu
Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự hướng dẫn của Thạc sĩ

Trịnh Thị Năm để giúp em hoàn thành khóa luận nghiên cứu này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do kinh nghiệm và kiến thức của bản
thân còn hạn chế nên còn những sai sót không tránh khỏi. Do đó, chúng tôi rất
mong nhận được sự đóng góp và phê bình của các thầy cô giáo để tác giả có
thể hoàn thiện khóa luận hơn nữa.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Thư

7


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ PHÔNG LƯU TRỮ
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ TÁC PHẨM “NHẬT KÝ TRONG TÙ”
CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
1.1. Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà
nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị
của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã
ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về
chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các
phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu
dân, cứu nước.
Ngày 5-6-1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. Người đã đi đến
nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa
mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa,
vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các

học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga
và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải
phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Tháng 6-1919, thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp,
Người gửi tới Hội nghị Versailles (Pháp) Bản yêu sách của nhân dân An Nam,
yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do và quyền bình đẳng của
dân tộc Việt Nam.
Tháng 12-1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành

8


phố Tours, Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia
thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
Ngày 30-6-1923, Người đến Liên Xô và bắt đầu một thời kỳ hoạt động,
học tập và nghiên cứu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về chế độ xã hội chủ nghĩa
ngay trên đất nước Lênin vĩ đại. Tại Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân (101923), Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân.
Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội
Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về
trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
Ngày 3-2-1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị
hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế
Cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong
nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu
tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám, quyết định đường
lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận Việt Minh, gấp rút xây dựng lực

lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn
bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Tháng 8-1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh sang Trung
Quốc để gặp Tưởng Giới Thạch nhằm phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam
và Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày 28-8-1942 Người bị bọn hương cảnh Quốc
Dân Đảng bắt ở phố Túc Vinh thuộc huyện Thiên Bảo, tỉnh Quảng Tây. Trong
thời gian bị Quốc dân đảng bắt, Người bị giải qua gần 30 nhà lao của 13
huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Nhật ký trong tù bằng chữ Hán đã ra đời trong

9


hoàn cảnh này. Nhật ký trong tù không những là một văn kiện lịch sử tố cáo
tội ác của Quốc dân đảng mà còn là một kiệt tác văn học của nước nhà.
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập
khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người tuyên bố trước nhân dân
cả nước và nhân dân thế giới quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với tư cách là
Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương
Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tháng
7-1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được
ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược biến
thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Tháng 9-1960, tại Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm
Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người,
nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc
kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất
nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của

một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc
tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc,
cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp
bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.
Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa
học của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chí Minh là
“Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất”.

10


1.2. Tổng quan về Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh và tác
phẩm “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
1.2.1. Vài nét về Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh
1.2.1.1. Khái niệm
Quyết định số 94-QĐ/TW ngày 10-10-1989 của Ban Bí thư Trung ương
về việc thành lập Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa: “Phông
lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh là toàn bộ bản gốc, bản chính (hoặc bản sao
nếu không có bản chính), bằng các thứ tiếng về thân thế, sự nghiệp và hoạt
động của Người”.
1.2.1.2. Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Thành phần, nội
dung tài liệu
Tài liệu thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay bảo quản
phân tán ở nhiều cơ quan, tổ chức, nhưng qua tìm hiểu cho thấy thành phần,
nội dung tài liệu hết sức đa dạng và phong phú. Cụ thể như sau:
* Về loại hình:
Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm tài liệu chữ viết và tài
liệu nghe nhìn, cụ thể như sau:
Tài liệu chữ viết gồm:
- Tài liệu tiểu sử và liên quan đến tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh từ

1919-1969.
- Tài liệu về hoạt động ở các cơ quan Đảng và Nhà nước: Nhóm này
bao gồm tài liệu, văn kiện của Đảng và Nhà nước gửi đến có bút tích Người
(1945-1968); bản thảo dự án, kế hoạch v.v… của các cơ quan, đơn vị được
Người sửa chữa, phê duyệt, góp ý kiến (1945-1969).
Ngoài ra, còn có tài liệu về các hội nghị do Người chủ trì hoặc tham
dự; các văn kiện do Người duyệt, ký tên.
- Tài liệu về hoạt động đối ngoại (1945-1965): gồm tài liệu về các cuộc

11


thăm và làm việc của Người với các đảng, các nước, các tổ chức quốc tế, các
cá nhân người nước ngoài; bản tin đối ngoại, biên bản hội đàm, hiệp ước, hiệp
định, tuyên bố, thông cáo về quan hệ và hợp tác với các đảng, các nước do
Người ký.
- Các bài nói, bài viết (do người viết tay hoặc đánh máy), các tài liệu có
bút tích của Người.
- Thư, điện (1923-1969): gồm thư các đơn vị, tổ chức, gia đình, bè bạn
và cá nhân gửi đến Bác; thư của Bác gửi các đơn vị, cá nhân có thành tích
trong học tập, lao động, chiến đấu, trong phong trào “Người tốt, việc tốt”…
- Những tài liệu khác (1945-1969) như sách ảnh, sách báo trong và
ngoài nước gửi cho Bác.
- Tài liệu liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi Người qua đời
(1969-1989).
Tài liệu nghe nhìn: gồm phim, ảnh, băng, đĩa ghi âm (1959, 1962, 1966).
* Về nội dung tài liệu:
Tài liệu thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh đời sống
của nhân dân lao động trong những năm tháng đô hộ của thực dân, phong
kiến; về lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc trong những năm tháng kháng chiến,

kiến quốc và bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.
Tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh các lĩnh vực chính trị,
ngoại giao, quân sự, kinh tế, khoa học, văn học nghệ thuật, giáo dục… của đất
nước; đồng thời, phản ánh sinh động cuộc đời, hoạt động của Người, đồng
thời cũng là nguồn sử liệu nghiên cứu về lịch sử Đảng ta.
Bên cạnh đó, Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có tài liệu của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi Người hoặc viết về Người; tài liệu của mật
thám Pháp, Anh theo dõi về hoạt động cách mạng của Người hoặc bản dịch
của mật thám Pháp về một số bức thư của bạn bè, đồng chí gửi cho Nguyễn
Ái Quốc và thư của Nguyễn Ái Quốc gửi cho bạn bè.

12


1.2.2. Khái quát về tác phẩm Nhật ký trong tù
1.2.2.1. Hoàn cảnh ra đời và hành trình của tác phẩm sau khi ra đời
Ngày 28-1-1941, vào ngày mồng 2 Tết Tân Tỵ, Nguyễn Ái Quốc về
nước. Tháng 5-1941, Người chủ trì Hội nghị Trung ương 8, xác định mục tiêu
của cách mạng: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải
phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những
toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ
phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Trung ương quyết định
thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh hội (Việt Minh), chuẩn bị
khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Để bảo đảm sự thắng lợi của cách
mạng, ngoài việc xây dựng, củng cố các lực lượng trong nước, cần có sự giúp
đỡ quốc tế.
Ngày 13-8-1942, Chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật từ căn cứ Pắc Pó-Cao
Bằng lên đường sang Trung Quốc để tìm cách bắt liên lạc với các đồng chí
đảng viên ở hải ngoại và lực lượng quân Đồng Minh. Cùng đi có đồng chí Lê
Quảng Ba. Sáng 28-8-1942, Người đến xã Túc Vinh, huyện Đức Bảo, tỉnh

Quảng Tây thì bị tuần canh của Quốc Dân Đảng bắt giữ, với lý do các giấy tờ
được cấp sử dụng đã quá hạn.
Từ cuối tháng 8-1942 đến giữa tháng 9-1943, bọn Quốc Dân Đảng nghi
Bác là gián điệp, nên áp giải Người đến nhà giam huyện Thiên Bảo. Sau đó
lại nghi Bác là chính trị phạm nên giao cho Cục chính trị Đệ tứ chiến khu tra
xét. Chúng giam cầm hơn 1 năm và giải Bác qua nhiều nhà lao như Đồng
Chính, Quế Lâm - Nam Ninh, Liễu Châu - Vũ Minh, thuộc tỉnh Quảng Tây.
Tuy trong cảnh ngày mang gông, đêm cùm chân, lúc đi đường gian nan, ăn
uống khổ sở, đầy thử thách, nhưng Bác đều thể hiện bản lĩnh, khí tiết của một
chiến sĩ cách mạng kiên cường, lạc quan, tin tưởng ngày thắng lợi. Trong thời
gian 13 tháng tù bị giam (từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9
năm 1943), Hồ Chí Minh đã viết tập thơ “Ngục trung nhật ký” (Nhật ký

13


trong tù) với 133 bài thơ chữ Hán. Đọc từng bài thơ chỉ như những ghi chép
nhỏ về sinh hoạt đời thường, những tình cảm nhất thời, buồn, vui, nhưng càng
đọc, càng ngẫm… mỗi bài thơ trong đó đã mang lại những cảm xúc, những
bài học sâu sắc cho mỗi người đọc, mỗi lứa tuổi, đồng thời nhắn gửi trong
mỗi câu thơ là tư tưởng, tinh thần yêu nước, ý chí vươn lên không mệt mỏi
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 01-10-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định công nhận là
“Bảo vật quốc gia” cho tác phẩm “Ngục trung nhật ký”.
* Hành trình của tác phẩm sau khi ra đời
Từ năm 1960, “Nhật ký trong tù” của Bác đã được dịch ra nhiều thứ
tiếng: tiếng Nga, tiếng Pháp (Luật sư Phan Nhuận, Việt kiều tại Pháp), tiếng
Séc, tiếng Triều Tiên, tiếng Anh (Aileen Palmer dịch), tiếng Tây Ban Nha
(Felix Pita Rodriguez dịch), tiếng Romania (Constantin Lupeanu)... Cho đến
nay bạn bè quốc tế đã có thể tìm đọc “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí

Minh qua bản dịch gần 30 ngôn ngữ khác nhau. Tác phẩm này được đưa vào
giảng dạy trong các trường học của Việt Nam và nhiều trường học trên thế
giới; tác phẩm đã được nhiều nhà nghiên cứu phân tích trên nhiều phương
diện nội dung tư tưởng, tính chiến đấu, tính nhân văn và nghệ thuật thơ. Ngày
1-10-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định công nhận là “Bảo vật
Quốc gia” cho tác phẩm “Ngục trung nhật ký”.
1.2.2.2. Tính chất “nhật ký” của tập thơ
Nhật ký vốn là một thể loại vǎn học riêng tư, nó không định tìm độc
giả. Độc giả của nhật ký thường là chính tác giả.
Người ta viết nhật ký để đánh dấu những nǎm tháng mình đã sống,
bằng một hình thức vǎn học không trau chuốt cốt sao khi đọc, người viết nhớ
lại được các sự kiện đã trải. Hình thức vǎn chương cần chân thực và kịp thời.
Với thơ, chúng tôi nghĩ các tiêu chí đó có thể bớt nghiêm khắc nhưng vẫn là
cần thiết. Khi Nhật ký trong tù được giới thiệu với bạn đọc châu Âu, nhiều độc

14


giả bên đó tỏ ý nghi ngại: liệu đây có đúng là nhật ký không hay chỉ là hồi ký.
Bởi trong lịch sử rất ít, hầu như không có, nhân vật nổi tiếng công bố nhật ký,
bộc lộ phần hậu trường riêng tư rất ngày thường của mình ra thiên hạ.
Với Nhật ký trong tù, đây đúng là nhật ký thật sự bởi trong đó rất nhiều
việc tầm thường, thậm chí “thiếu thẩm mỹ” theo quan niệm vǎn chương mỹ
tự, đã được trung thực ghi lại như việc gãi ghẻ, việc ngồi trên hố xí, cả đến
việc đến buồn đi ỉa cũng không cho. Chính là vì nhật ký mà chúng ta thấy,
trực diện hơn một tác phẩm hư cấu, lối sống, phép ứng xử thường ngày của
Hồ Chí Minh, đặc biệt là phép ứng xử trong tình thế ngặt nghèo của một
người tù.
Như vậy, tính chất tập thơ là tính chất một cuốn nhật ký mà qua đó
chúng ta thấy hiện lên một người tù Hồ Chí Minh vô cùng sinh động, vô cùng

ung dung và thanh thản trước quan quân của Tưởng Giới Thạch.
1.2.2.3. Đặc điểm của tác phẩm
a) Về hình thức
Hồ Chí Minh đã viết 133 bài thơ chữ Hán, có 126 bài thời theo thể tứ
tuyệt đời Đường. Tập thơ là một quyển sổ tay nhỏ có kích thước 9,5 cm x
12,5cm, bìa xanh đã bạc màu, gồm 82 tờ không kể bìa, trong đó có 62 tờ được
viết và 18 tờ chưa viết đến. Tập thơ được đóng quyển, bìa đã ngả màu, kèm
theo bốn câu thơ và một hình vẽ hai nắm tay bị xích:

15


Bốn câu thơ ấy là:
“Thân thể tại ngục trung
Tinh thần tại ngục ngoại
Dục thành đại sự nghiệp
Tinh thần cánh yếu đại”
Dịch là:
Thân thể ở trong lao,
Tinh thần ở ngoài lao;
Muốn lên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao.
Nam Trân dịch

16


Hồ Chí Minh bắt đầu đánh số từ bài thơ thứ 1 là bài “Khai quyển” cho
đến bài cuối cùng là bài “Kết luận”, dưới cuối tác phẩm Người có ghi chữ
“Hoàn” ngày 29/8/1942-10/9/1943.

Tuy nhiên, có một điều đặc biệt cần chú ý đến khi nhìn vào tác phẩm
này chính là trang đầu cuốn sách, ngay dưới chữ “Ngục trung nhật ký” ghi
29/8/1932-10/9/1933” nhưng ở trang 53 cuối cùng thì lại ghi 29/8/194210/9/1943. Đây là một vấn đề lịch sử vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi và
chưa có câu trả lời chính xác về điều này. Khi đọc hồ sơ hiện vật thì ghi chú
ngắn gọn là: “Theo ý kiến của đồng chí Nguyễn Văn Hoan lão thành cách
mạng, cố vấn của Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch
sử quốc gia) thì đây là một cách để Hồ Chí Minh đánh lừa bọn địch.
b) Về văn phong của tác phẩm Nhật ký trong tù
Thơ của Hồ Chủ tịch có một đặc điểm là giản dị, trong sáng và đậm đà.
Chúng ta không thấy bài nào gò ép hay chú ý đẽo gọt quá. Bằng bút tả thực,
có nhiều bài về nội dung của nó, toàn những chuyện rất thông thường, nhưng
đọc lên vẫn thành thơ. Hoặc những sự vật xa lạ với thơ, nhưng đã được thi vị
hóa một cách hóm hỉnh. Chúng ta ai đã quen với thơ Đường, một khi đọc thơ
Hồ Chủ tịch, mặc dầu nhân sinh quan mới, vẫn phảng phất như thấy cái vị của
Đường thi mà âm điệu tình tứ của nó quyện vào ta, ngấm vào ta, nhất là đối
với lứa tuổi tạm là “thế hệ của Đường thi”. Còn có sự việc ít ai có thể ngờ
được thành thơ, mà bằng lối tả chân tự nhiên, không thêm không bớt, vừa tố
cáo chế độ nhà tù, vừa dựng lên một bài thơ nghộ nghĩnh, như bài Bị hạn chế:
Đau khổ chi bằng mất tự do
Đến buồn đi ỉa cũng không cho
Cửa tù khi mở không đau bụng
Đau bụng thì không mở cửa tù.
Còn những bài thơ mà làm thơ không khác gì kể chuyện, nhưng lại là

17


bài thơ tả thực rất hay, như bài Bốn tháng rồi, Người đã bị chế độ nhà tù hà
khắc làm cho tiều tụy đến mức phải than rằng:
Một ngày tù nghìn thu ở ngoài

Lời nói người xưa đâu có sai
Sống khác loài người vừa bốn tháng
Tiều tụy còn hơn mười năm trời.
c) Thể thơ và ngôn từ trong thơ
Đặc điểm nổi bật thứ nhất của thơ Nhật kí trong tù là thơ luật, thơ tứ
tuyệt, thơ ngũ ngôn, một ít bài thơ thất ngôn bát cú, giống như thể loại trong
tập Thiên gia thi mà Người có nhắc đến trong bài Khán Thiên gia thi hữu
cảm: “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ, Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt
phong; Hiện đại thi trung ưng hữu thiết, Thi gia dã yếu hội xung phong”. Đó
là điều không phải chứng minh nữa, nhiều học giả đã nghiên cứu, phân tích
rồi. Điều cần nói thêm là thơ luật ở đây chủ yếu chỉ tuân thủ quy định về số
câu, số chữ, bằng trắc, còn các yêu cầu khác như niêm, điển cố… đều không
đòi hỏi chặt chẽ.
Điểm thứ hai là tuy thơ làm theo khuôn khổ thơ luật, song ngôn ngữ
phần nhiều lại là bạch thoại. Đây cũng là điểm khác với thơ bạch thoại của
người Trung Quốc hiện đại, bởi thơ bạch thoại của họ chủ yếu là thơ tự do,
không hạn chữ, hạn vần, không làm theo luật, hoặc nếu có thì theo “luật mới”.
Chính loại thơ này thích hợp với thể nhật kí của tập thơ, phù hợp với việc ghi
lại nhiều tình huống, nhiều hình ảnh của đời sống trong tù ngục, đầy bi hài,
chua chát, u mua, hóm hỉnh. Đó là phong cách thơ nôm na, bình dị rất đặc
trưng cho văn phong của Hồ Chí Minh. Điều này chứng tỏ Người rất thành
thạo bạch thoại, hiểu các sắc thái từ ngữ khẩu ngữ, tiếng lóng, đưa được hết
vào thơ, tạo thành một phong cách mới chưa từng có.
1.2.2.4. Nội dung của tác phẩm

18


Nhật ký trong tù là một tập nhật ký nhưng là nhật ký bằng thơ rất độc
đáo, có một không hai được viết trong tù ngục. Người đã ghi chép rất tỷ mỷ,

chi tiết. Nó giống như một cuộn phim tài liệu mà người đọc có thể hình dung
ra cảnh tượng hằng ngày diễn ra trong nhà tù, cuộc sống sinh hoạt, làm việc
của những người tù trong đó. Tác phẩm vẽ lên bộ mặt tàn ác, đen tối của nhà
tù Tưởng Giới Thạch. Ngay cả khi trong tù ngục ấy, Người vẫn luôn nghĩ về
cách mạng, nghĩ về dân tộc. Nhật ký trong tù là một tác phẩm vô giá trong sự
nghiệp văn học của Người.
Nét nổi bật nhất trong tập thơ này chính là tinh thần lạc quan của Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Người đã biến những cảnh tù đầy, cực khổ đấy trở thành
niềm tin, ý chí và tinh thần luôn cố gắng vươn lên khát khao có ngày được tự
do, được bình đẳng. Những khát vọng đó thực chất là khát khao mong muốn
được chiến đấu để giải phóng cho dân tộc ta khỏi lũ thực dân xâm chiếm.
Người là một chiến sĩ cách mạng không chịu khuất phục trước khó khăn, thử
thách và trước kẻ thù người luôn can đảm.
Những câu thơ trong tác phẩm của Người giúp cho bạn đọc cảm nhận
được cuộc sống hàng ngày trong tù lao, phán ánh một hiện thực hà khắc của
nhà tù Tưởng Giới Thạch nhưng vẫn đem đến một cảm giác khoan khoái, yêu
đời và luôn tự tin. Nhật ký trong tù là tập thơ độc đáo cả về nội dung lẫn hình
thức nghệ thuật, tác phẩm này vẫn đang là vấn đề thu hút được nhiều nhà
nghiên cứu.
Nhật ký trong tù không chỉ nêu ra những khó khăn, thách thức mà mỗi
người tù phải vượt qua để đạt được tự do thật sự, đạt được mục đích lớn lao
của cuộc đời mình, mà còn chỉ ra phương thức và kinh nghiệm của người tù
Hồ Chí Minh để vượt qua nó. Học ở Người sự vượt lên chính mình, vượt qua
mọi thử thách của một hiện thực phũ phàng cả trong tâm hồn và ý chí – “đợi
đến ngày tự do” để “đấu tranh cho tự do” một cách thiết thực, hiệu quả nhất

19


trong Nhật ký trong tù.

1.2.2.5. Giá trị của tác phẩm Nhật ký trong tù
Giá trị nội dung
Trước hết, về nội dung, ai cũng phải thừa nhận Nhật ký trong tù là một
tác phẩm lớn, vì nó chứa đựng trong đó những nội dung tư tưởng vô cùng lớn
lao. Đó là sự hòa quyện giữa giá trị hiện thực và nhân đạo, giữa chất thép và
tình cảm. Có cái đau thương, cực nhọc nhưng lại xen lẫn ở trong đó tiếng cười
trào phúng; có sự đau khổ buồn bã nhưng trên hết lại là niềm tin, khát vọng,
sự lạc quan chưa bao giờ dập tắt trong Nhật ký trong tù.
Giá trị hiện thực – chất thép trong thơ Hồ Chí Minh thể hiện ở việc Bác
đã vẽ lại bức tranh tù ngục một cách chân thực sống động, sâu sắc. Chính giá
trị hiện thực đã làm nên chất nhật ký đậm sắc trong tập thơ Nhật ký trong tù.
Những vần thơ được viết trong tù ngục, những cảm nhận được hàng
ngày trong nhà lao, trên đường đi đày từ nhà lao này sang nhà lao khác, phản
ánh hiện thực về chế độ hà khắc của nhà tù Quốc dân Đảng Tưởng Giới
Thạch nhưng vẫn mang đến cho người đọc một cảm giác khoan khoái bởi một
tâm hồn nghệ sĩ, một con người yêu thiên nhiên, yêu con người. Những phác
họa về thiên thiên dưới cái nhìn của một người mất tự do nhưng vẫn đầy lạc
quan, tuy sơ sài mà chân thật, thắm tình non nước. Những câu thơ như lời tự
sự, trữ tình, thể hiện tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh: đó là một tấm
gương nghị lực phi thường, một bản lĩnh thép vĩ đại không có gì lung lạc
được. Vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, những phút suy tư của Người là lời
phản kháng mãnh liệt đối với chế độ hủ bại và tàn bạo của Tưởng Giới Thạch
trong nhà lao cũng như ngoài xã hội, phản ánh tất cả nỗi gian nguy, hiểm trở
trong cuộc sống lao tù. Tác phẩm thể hiện sự ung dung như một khanh tướng
của tác giả, nhưng cũng đanh thép như một tiếng hô xung phong của người
chiến sĩ ngoài mặt trận.

20



Giá trị nhân đạo – chất trữ tình trong thơ văn Hồ Chí Minh trong Nhật
ký trong tù chính là ở chỗ, nhiều lúc Bác đã thoát ly hoàn toàn cuộc sống tù
túng, thoát ly với những đêm dài bị muỗi, rệp cắn, bị ghẻ ngứa hành hạ… để
hướng về thiên nhiên, với phong hoa tuyết nguyệt.
Một tâm hồn yêu nước thiết tha và khao khát tự do, thực chất là khao
khát chiến đấu. Một tâm hồn nghệ sỹ tài hoa với một trí tuệ linh hoạt và nhọn
sắc, một mặt rất nhạy cảm với vẻ đẹp thiên nhiên dễ xúc động trước những
cảnh ngộ thương tâm của con người. Bác luôn phát hiện ra những mâu thuẫn
hài hước của một chế độ xã hội thối nát, tạo nên tiếng cười đầy trí tuệ. Nhưng
bao trùm lên tất cả là tấm lòng yêu thương bao la đối với nhân loại cần lao đó
là tấm lòng nhân đạo đạt đến mức độ quên mình, trong hoàn cảnh tù đày cực
khổ, thiếu thốn trăm bề, vậy mà Bác vẫn dành cho những người tù cùng cảnh
ngộ sự thông cảm và nỗi thương xót tận đáy lòng. Chủ nghĩa nhân đạo trong
thơ Bác mang sâu sắc tinh thần vị tha vì nhân dân, vì quần chúng lao khổ.
Suốt đời mình Bác đã hy sinh mọi hạnh phúc cá nhân để mang lại hạnh phúc
chung cho nhân dân, cho dân tộc.
Về nghệ thuật
Nhật kí trong tù là một tập thơ giàu giá trị nghệ thuật, có phong cách đa
dạng, độc đáo với nhiều giọng điệu, nhiều bút pháp khác nhau. Nét phong
cách đặc sắc nổi bật nhất của tập thơ là ở chỗ kết hợp hài hòa chất cổ điển với
tinh thần hiện đại, hòa quyện giữa tâm hồn thi nhân và tư thế chiến sĩ.
Trong tập thơ “Nhật ký trong tù”, ta thấy “màu sắc cổ điển” được thể
hiện một cách phong phú và tinh tế, tạo thành một nét đăc trưng tiêu biểu trong
phong cách thơ trữ tình Hồ Chí Minh: “giàu tình cảm đối với thiên nhiên, bút
pháp chấm phá như muốn ghi lấy linh hồn của tạo vật, sử dụng những chi tiết
mang tính ước lệ quen thuộc, hình tượng nhân vật trữ tình ung dung, nhàn tản,
tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên, vũ trụ. Hồn thơ ấy tự tìm đến hình thức ưa

21



thích và phù hợp nhất: thơ chữ Hán, thể thơ tứ tuyệt cổ điển”.
Vẻ đẹp hiện đại của bài thơ: Bài thơ sáng ngời tinh thần thời đại, thể
hiện ở những điểm sau đây:
- Lòng yêu nước thiết tha và tâm hồn sáng trong của nhà thơ: Người ta
thường nói đến lòng yêu nước trong tâm hồn Hồ Chí Minh. Dù trong hoàn
cảnh tù ngục đày đọa cả thể xác và tâm hồn… nhưng vẫn “không nao núng
tinh thần” của một con người hết lòng vì Tổ quốc và nhân dân. Đấy là hình
ảnh tinh thần của Hồ Chí Minh, con người tinh thần vượt hẳn lên trên mọi đau
đớn thể chất.
- Tinh thần thép của nhà thơ: Chất “thép” thể hiện đặc biệt rõ ở sự kiên
định vững vàng, sẵn sàng chiến thắng mọi gian lao thử thách khắc nghiệt. Đối
với Bác, mọi gian lao đều được coi như là những sự thử thách để rèn giũa con
người thêm vững vàng kiên định. Người tù Hồ Chí Minh vừa là một chiến sĩ
cách mạng, vừa là một nhà thơ. Vì thế, bên cạnh vẻ đẹp của một tinh thần
“thép”, Người còn có vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ “mềm mại, tinh tế, hết
sức nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên và của lòng người”.
Sau 70 năm tác phẩm Nhật ký trong tù ra đời, thông qua những nhìn
nhận, đánh giá của các nhà khoa học, những nhà nghiên cứu, phê bình văn
học trong nước và quốc tế về tác phẩm Nhật ký trong tù... Ánh sáng trí tuệ và
những phẩm cách cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh tỏa sáng từ Nhật ký
trong tù càng làm cho các thế hệ người Việt Nam xúc động và tự hào về
Người.
1.3. Bảo vật quốc gia và việc công nhận Nhật ký trong tù là bảo vật
quốc gia
1.3.1. Bảo vật quốc gia
1.3.1.1. Khái niệm
Theo Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 và sửa đổi bổ sung năm

22



2009 đưa ra một số khái niệm về bảo vật quốc gia và liên quan đến bảo vật
quốc gia như sau:
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia. Trong đó:
Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý
hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là sản phẩm được làm giống
như bản gốc về hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, trang trí và những
đặc điểm khác.
Hiện nay, có nhiều người còn gọi bảo vật quốc gia là “báu vật quốc gia”.
Tiếp theo, cần có sự phân loại được đâu là cổ vật thông thường, đâu là
bảo vật, bảo vật quốc gia. Bảo vật và bảo vật quốc gia có giá trị hoàn toàn
khác nhau. Chúng đều được nhà nước bảo hộ và có những chế độ khác so với
các cổ vật thông thường. Ở Pháp, những hiện vật được xếp là bảo vật quốc gia
thì hằng năm đều được tài trợ kinh phí để bảo quản. Còn ở Việt Nam do nhiều
điều kiện khách quan nên việc thực hiện điều này vẫn chưa được tốt.
Có thể thấy rằng, bảo vật quốc gia chính là những di sản có giá trị đặc
biệt quý báu của dân tộc Việt Nam. Chúng không những cần được giữ gìn an
toàn, cẩn thận mà quan trọng hơn cả là phải được trưng bày, phổ biến và phát
huy những giá trị tốt đẹp của bảo vật, làm cho chúng thật sự trở thành kho báu
cần được bảo vệ và cần phải biết sử dụng vào việc giáo dục, xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc.
1.3.1.2. Đối tượng, tiêu chuẩn của bảo vật quốc gia
Nghị định số 92/2002/NĐ-CP của Chính phủ cũng quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Di sản văn hóa đã quy định tương đối cụ thể. Sau
một thời gian nghiên cứu có những điểm chưa hợp lý nên đã có Luật sửa đổi,


23


bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.
Theo như điều 41a Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản
văn hóa năm 2009, để được công nhận là bảo vật quốc gia thì các hiện vật cần
phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố sau:
“1. Bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí sau đây:
a) Là hiện vật gốc độc bản;
b) Là hiện vật có hình thức độc đáo;
c) Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của
đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu
biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá
trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại;
hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao,
có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc
là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của
lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.
2. Bảo vật quốc gia phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về văn hóa, thể thao và du lịch. Tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vật quốc
gia đã đăng ký có các quyền quy định tại khoản 3 Điều 42 của Luật này. Khi
chuyển quyền sở hữu bảo vật quốc gia, tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vật quốc
gia phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao
và du lịch về chủ sở hữu mới trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chuyển
quyền sở hữu.
3. Bảo vật quốc gia được bảo vệ và bảo quản theo chế độ đặc biệt.
4. Nhà nước dành ngân sách thích đáng để mua bảo vật quốc gia”...
Điều đó có nghĩa, những tài liệu, hiện vật muốn trở thành bảo vật quốc
gia cần phải:
Thứ nhất, tài liệu hoặc hiện vật phải là hiện vật gốc độc bản. Điều này


24


có nghĩa tài liệu, hiện vật đó không phải là phiên bản làm lại và là tiêu bản
duy nhất thuộc một hoặc nhiều tiêu chí về hình dáng, kích thước, chất liệu hoa
văn trang trí, kỹ thuật chế tác, phương thức sử dụng, nội dung.
Thứ hai, phải là hiện vật có hình thức độc đáo, đặc biệt, khác lạ so với
những tiêu bản khác.
Thứ ba, tài liệu, hiện vật phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của
đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu
biểu;
- Là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị
thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại;
- Là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn
cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định;
hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát
triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu các hiện vật được công nhận là bảo vật
quốc gia thì không nhất thiết phải là cổ vật (có niên đại trên 100 năm) mà có
thể bao gồm cả các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.
1.3.1.3. Quy trình, thủ tục công nhận bảo vật quốc gia
Đất nước Việt Nam vốn giàu truyền thống, lịch sử hàng nghìn năm
dựng nước và giữ nước thì các hiện vật được coi là bảo vật sẽ không hề ít.
Với mục đích chính là tạo thuận lợi cho công tác quản lý Nhà Nước, đó là
thống kê để nắm được số lượng, giá trị của các hiện vật được lưu trữ tại các
bảo tàng từ trung ương đến địa phương, cũng như hiện vật mà các nhà sưu tập
đồ cổ đang nắm giữ để tiến hành kiểm soát trước khi chúng có nguy cơ bị mất
mát, Luật Di sản Văn hóa ra đời.

Quy trình xét công nhận là bảo vật quốc gia đã được Bộ Văn hóa Thể

25


×