Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

KE HOACH ON TAP NGU VAN 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.63 KB, 3 trang )

TRƯỜNG Phổ Thông NCH Hoàng Sa
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH ÔN THI HỌC KÌ II VÀ ÔN THI TỐT NGHIỆP
NĂM HỌC 2013 – 2014
MÔN NGỮ VĂN 12
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Giúp học sinh hệ thống hoá lại những kiến thức đã học của môn Ngữ văn trong toàn
bộ năm học;
- Giúp học sinh giải quyết tốt ba câu hỏi trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp trung học
phổ thông;
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn và viết hoàn
chỉnh một bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học;
- Học sinh tránh được những lỗi của một bài văn tổng hợp.
2. Yêu cầu
- Về phía giáo viên:
+ Xây dựng kế hoạch ôn tập, đề cương ôn tập hợp lí, và đặc biệt phải phù hợp với đối
tượng học sinh Trường Ngọc Lâm.
+ Tiến hành ôn tập và hướng dẫn học sinh ôn tập theo thời gian và kế hoạch đã thống
nhất, chú ý bám sát đối tượng học sinh.
- Về phía học sinh:
+ Chủ động ôn tập kiến thức do giáo viên đề ra;
+ Cần thường xuyên học bài, làm bài tập đầy đủ theo hướng dẫn của giáo viên, tránh
tình trạng học tủ, học lệch;
+ Mỗi học sinh cần tìm cho mình một phương pháp học tập phù hợp, tích cực rèn
luyện kĩ năng làm văn, cố gắng đến mức cao nhất để đạt kết quả tốt.
II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN


- Sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh, sao cho đạt
hiệu quả.
- Vận dụng các hình thức: kiểm tra miệng, kiểm tra viết, trình bày bảng, thảo luận
nhóm,…
- Tổ chức thi thử tốt nghiệp để đánh giá toàn diện học sinh, rút kinh nghiệm để ôn tập
hiệu quả hơn.
- Trong quá trình thực hiện, có thể linh hoạt vận dụng kế hoạch này sao cho phù hợp
với thời gian và đối tượng học sinh; tránh vận dụng cứng nhắc, máy móc.
+ Đối với học sinh khá: ôn tập và giải đề nâng cao;
+ Đối với học sinh trung bình: ôn tập và giải đề thi tốt nghiệp;
+ Đối với học sinh yếu, kém: ôn tập, giải đề thi tốt nghiệp; hướng dẫn học sinh viết
đoạn văn, bài văn nghị luận.
III. KẾ HOẠCH:
1. Thời gian ôn tập:
- Giai đoạn I, từ 31-3-2014 đến 12-4-2014 (02 tuần, 18 tiết): ôn thi học kì II và ôn thi
tốt nghiệp
1


- Giai đoạn II, từ 14-4-2014 đến 24-5-2014 (06 tuần): ôn thi tốt nghiệp.
2. Nội dung ôn tập cụ thể:
a. Giai đoạn I:
a1. Tuần 01 (từ 31/3 đến 05-4-2014)
- Ôn tập kiến thức và kĩ năng nghị luận về các vấn đề thuộc các tác phẩm:
+ Ông già và biển cả: tác giả và ý nghĩa của tác phẩm.
+ Số phận con người: tác giả và ý nghĩa của tác phẩm.
+ Thuốc: tác giả và các ý nghĩa biểu tượng.
+ Vợ chồng A Phủ: giá trị nhân đạo, giá trị nghệ thuật, phân tích nhân vật.
+ Vợ nhặt: tình huống truyện, giá trị nhân đạo, giá trị nghệ thuật, phân tích nhân vật.
- Ra đề, rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn nghị luận văn học:

nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
a2. Tuần 02 (từ 07-4 đến 12-4-2014).
- Ôn tập kiến thức và kĩ năng nghị luận về các vấn đề thuộc các tác phẩm:
+ Rừng xà nu: ý nghĩa biểu tượng, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phân tích nhân
vật.
+ Những đứa con trong gia đình: giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phân tích nhân
vật.
+ Chiếc thuyền ngoài xa: tình huống truyện, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phân
tích nhân vật.
+ Hồn Trương Ba, da hàng thịt: giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phân tích nhân
vật.
- Ra đề, rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn nghị luận văn học:
nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
b. Giai đoạn II:
b1. Tuần 01 (từ 14-4 đến 19-4-2014)
- Ôn tập kiến thức và kĩ năng nghị luận về các vấn đề thuộc các tác phẩm và bài học:
+ Khái quát văn học việt Nam từ Cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
+ Tuyên ngôn Độc lập: tác giả, hoàn cảnh ra đời, mục đích viết văn bản, giá trị của
văn bản.
+ Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc: giá trị của văn bản.
- Ra đề, rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội.
b2. Tuần 02 (từ 21-4 đến 26-4-2014)
- Ôn tập kiến thức và kĩ năng nghị luận về các vấn đề thuộc các tác phẩm:
+ Tây Tiến: Phân tích đoạn thơ, phân tích hình tượng thơ.
+ Việt Bắc: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nghệ thuật, phân tích đoạn thơ.
- Ra đề, rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn nghị luận văn học:
nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
b3. Tuần 03 (từ 28-4 đến 03-5-2014)
- Ôn tập kiến thức và kĩ năng nghị luận về các vấn đề thuộc các tác phẩm:
+ Đất Nước: Phân tích đoạn thơ, phân tích hình tượng thơ.

+ Sóng: Phân tích đoạn thơ, phân tích hình tượng thơ.
+ Đàn ghi ta của Lor-ca: Phân tích đoạn thơ, phân tích hình tượng thơ.
- Ra đề, rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn nghị luận văn học:
nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
b4. Tuần 04 (từ 05-5 đến 10-5-2014)
- Ôn tập kiến thức và kĩ năng nghị luận về các vấn đề thuộc các tác phẩm:
+ Người lái đò sông Đà: Cảm nhận về hình tượng nhân vật.
+ Ai đã đặt tên cho dòng sông: cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông Hương.
- Ra đề, rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn nghị luận văn học:
2


nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
b5. Tuần 05 (từ 12-5 đến 17-5-2014)
- Ôn tập tổng hợp phần tái hiện kiến thức.
- Ôn tập tổng hợp kiến thức và kĩ năng nghị luận văn học:
+ Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ;
+ Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
b6. Tuần 06 (từ 19-5 đến 24-5-2014)
- Ôn tập tổng hợp kiến thức và kĩ năng nghị luận xã hội:
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí;
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Giải đáp thắc mắc, băn khoăn của học sinh.
Tổ trưởng

Giáo viên thực hiện

Đinh Ngọc Tú.

Phạm Thị Ngọc Yến.


Duyệt của Phó Hiệu trưởng
Tân Phú, ngày ....... Tháng ...... Năm 2014

3



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×