Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

MỘT số KINH NGHIỆM THỰC tập sư PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.34 KB, 5 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC TẬP
SƯ PHẠM
Thực tập sư phạm (TTSP) là một trong những hoạt động thực tiễn quan trọng đối với
công tác đào tạo sinh viên các ngành sư phạm. TTSP giúp giáo sinh làm quen với môi
trường sư phạm, trực tiếp vận dụng các kiến thức, kỹ năng sư phạm trong quá trình
giảng dạy và chủ nhiệm lớp vào thực tế, điều chỉnh và đúc rút kinh nghiệm làm giàu
tri thức bản thân. TTSP là cơ sở đánh giá khả năng sư phạm của giáo sinh cũng như
đánh giá chất lượng của cơ sở đào tạo các ngành sư phạm.
1. Quá trình chuẩn bị trong quá trình TTSP
* Tìm hiểu về địa điểm thực tập
Thực tế cho thấy, ở mỗi trường THPT khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau đối
với giáo sinh. Việc tìm hiểu cần tập trung vào vị trí của trường thực tập, đặc điểm của
Nhà trường (cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy, số lượng và chất lượng học sinh,
các hoạt động bề nổi đáng chú ý), các yêu cầu riêng đối với giáo sinh. Giáo sinh có
thể tìm hiểu qua thông tin trên mạng internet, các mạng xã hội facebook, học hỏi từ
các anh chị giáo sinh khoá trước, nếu cần có thể đi tiền trạm tìm hiểu trước để nắm
được các thông tin về địa điểm thực tập, chuẩn bị tinh thần cho đợt thực tập sắp tới.

* Chuẩn bị về thái độ, chuyên môn và công tác chủ nhiệm
– Trên cơ sở phân tích đặc điểm của trường, giáo sinh cần chuẩn bị kỹ kiến thức
chuyên môn, kỹ năng sư phạm cần thiết trong quá trình thực tập. Giáo án nên xác định
sẵn các bài có thể sẽ giảng dạy để soạn giáo án trước, tập giảng một mình hoặc theo
nhóm, có thể tập nói trước gương để tính toán thời gian cụ thể trong quá trình giảng
dạy. Thực tế nhiều giáo sinh lên đứng giảng tỏ ra lúng túng, sợ hãi và hoảng loạn, viết


bảng xiêu vẹo, trình bày thiếu khoa học… Tất cả các biểu hiện trên xuất phát từ quá
trình chuẩn bị chưa tốt của giáo sinh.
– Một số trường top xếp hạng cao yêu cầu giáo sinh tập trung vào các hoạt động giảng
dạy (thậm chí giảng dạy cả khối 11, 12), các trường khác có hệ thống cơ sở vật chất
tốt có thể yêu cầu giáo sinh tập trung giảng dạy bằng power point, các trường có hoạt


động bề nổi mạnh và kỷ niệm những ngày quan trọng yêu cầu giáo sinh phải có khả
năng tổ chức các hoạt động mang tính sự kiện, các hội thi văn hoá – văn nghệ – thể
dục thể thao. Giáo sinh cần chuẩn bị sẵn sàng cho tất cả các yêu cầu trên.
– Giáo sinh cần tham gia TTSP với thái độ tôn trọng, nghiêm túc, cầu tiến, khiêm tốn
học tập và chân thành đối với GV hướng dẫn. Nâng cao ý thức trách nhiệm trong
tiếng nói, hành động, cử chỉ đối với học sinh.
– Chuẩn bị cho công tác chủ nhiệm: Giáo sinh cần đọc kỹ các cuốn sách hướng dẫn
công tác chủ nhiệm, xử lý tình huống sư phạm. Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ đề
phòng trường hợp phải hát trước tập thể, chuẩn bị một số trò chơi nhỏ để tổ chức
trong lớp học, tìm hiểu cách thức tổ chức đại hội Đoàn, hội thi v…v
– Các vật dụng thiết yếu cần phải mang đi: Giáo sinh thực tập theo đoàn thực tập, vì
thế để tránh tình trạng mang vác quá nhiều. Các giáo sinh cần lưu ý một số vật dụng
sau: Một bộ quần áo để đi dạy, nam chuẩn bị thêm cà vạt, giày tây, nữ chuẩn bị áo dài
(trong 1 số ngày quan trọng), các vật dụng cần thiết trong quá trình giảng dạy, một số
loại thuốc thông thường. Các vật dụng như chăn, màn, bếp đun nấu nên chia từng
thành viên trong đoàn chuẩn bị, thậm chí một số nơi thực tập cho giáo sinh thuê chỗ ở
đã chuẩn bị sẵn các vật dụng trên. Tránh mang các vật dụng cồng kềnh, không cần
thiết, có giá trị cao.
* Làm quen môi trường mới
– Ngay sau khi về thực tập, các giáo sinh sẽ có buổi làm việc trực tiếp với Hiệu
trưởng cơ sở thực tập để hiểu thêm về Nhà trường (lịch sử ra đời, số lượng GV và học
sinh, cơ sở vật chất), thông báo thời gian thực tập và phân công GV hướng dẫn giáo
sinh thực tập giảng dạy và hướng dẫn thực tập công tác chủ nhiệm. Giáo sinh nên
tranh thủ hỏi thêm về những điểm chưa rõ và các yêu cầu cụ thể của Nhà trường đối
với giáo sinh thực tập (ăn mặc, giảng dạy, các hoạt động đoàn thể v…v)
– Ra mắt đoàn thực tập: Thứ 2 tuần đầu tiên, các giáo sinh nên chuẩn bị trang phục và
chủ động đến sớm để chuẩn bị (kê bàn ghế, hoa, có thể chuẩn bị thêm đồ ngọt liên
hoan nhỏ … ) ra mắt đoàn thực tập ở phòng chờ. Trong giờ chào cờ, Hiệu trưởng giới
thiệu đoàn thực tập và lớp chủ nhiệm của từng giáo sinh, đại diện Trưởng đoàn phát
biểu ra mắt học sinh. Giáo sinh chủ động tìm gặp GV hướng dẫn chủ nhiệm để xin

phép được tiếp xúc với lớp, chủ động tìm gặp GV hướng dẫn giảng dạy để xin ý kiến


về kế hoạch giảng dạy.
2. Những việc cần làm trong thực tập giảng dạy
– Lên kế hoạch giảng dạy: Giáo sinh cần phải xin ý kiến trực tiếp của GV hướng dẫn.
Kế hoạch cần đảm bảo hài hoà giữa thời gian trình giáo án, chỉnh sửa giáo án, giảng
thử, giảng dạy, dự giờ, thời gian chủ nhiệm, công tác đoàn thể…
– Tích cực tham gia dự giờ của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn và các bạn giáo sinh
cùng đoàn, song nếu sắp đến thời điểm giảng chính thức, nên tránh dự giờ người khác
trước giờ mình dạy để không tự gây hoang mang cho mình.
– Trước khi giảng chính thức để chấm điểm đánh giá, giáo sinh cần trình giáo án, xin
ý kiến đóng góp của GV hướng dẫn về giáo án. Sau khi nhận được giáo án, giáo sinh
tiến hành tập giảng ( từ tập giảng một mình đến tập giảng có viết bảng, tập giảng có
học sinh giả định là giáo sinh cùng đoàn) và cuối cùng mới giảng chính thức. Kết thúc
giờ giảng, giáo sinh lắng nghe ý kiến của GV hướng dẫn với thái độ cầu thị, phát huy
những điểm tích cực và hạn chế, khắc phục một số điểm chưa tốt trong thời gian tiếp
theo.
3. Những việc cần làm trong thực tập chủ nhiệm
– Tìm hiểu học sinh và lớp chủ nhiệm, nắm chắc những công việc cơ bản của lớp
trong thời gian thực tập: Ngay tuần đầu tiên, giáo sinh nên tiến hành điều tra học sinh
thông qua phiếu thông tin, nắm kỹ tên tuổi và hoàn cảnh gia đình, sở trường, sở đoàn
của học sinh lớp giáo sinh chủ nhiệm. Ghi chép đầy đủ các công việc cần làm và theo
dõi kết quả của công tác chủ nhiệm thông qua sổ đầu bài, bảng thông báo của Nhà
trường. Xem kỹ sơ đồ chỗ ngồi của học sinh, và làm việc ngay với ban cán sự lớp và
nắm vững tình hình cụ thể lớp chủ nhiệm nhanh chóng bằng cách mượn sổ tay công
tác chủ nhiệm của GV hướng dẫn, nghiên cứu sổ đầu bài trên lớp. Mạnh dạn đề xuất
một số ý kiến nhằm thúc đẩy phong trào học tập và ý thức rèn luyện của học sinh.
– Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm (tháng, tuần): Kế hoạch cụ thể công tác chủ
nhiệm nằm trong kế hoạch hoạt động chung của Nhà trường, giáo sinh cần trao đổi cụ

thể với GV hướng dẫn để nắm được những công việc cần thực hiện trong thời gian
thực tập. Thời gian thực tập của giáo sinh nằm trong thời điểm các trường THPT diễn
ra nhiều các hoạt động bề nổi (Chào mừng ngày Nhà giáo VN 20 – 11, chào mừng
ngày 8 – 3, ngày thành lập Đoàn TNCSHCM 26 – 3), giáo sinh cần nắm được các
hoạt động trong công tác đoàn để triển khai thực hiện.
– Tổ chức thực hiện kế hoạch đã vạch ra: Giáo sinh vừa là người đề ra kế hoạch chi
tiết, vừa tổ chức cho học sinh thực hiện theo kế hoạch đã đặt ra. Giáo sinh cần thường
xuyên theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch trên.
– Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm từng tuần: Việc đánh giá kết quả công tác chủ


nhiệm dựa trên việc thực hiện nề nếp của học sinh, kết quả sổ đầu bài, sổ cờ đỏ và
bảng thông báo của Nhà trường. Giáo sinh xem xét và đối chiếu với chỉ tiêu đặt ra, rút
kinh nghiệm từng tuần, trao đổi với GV hướng dẫn, nhắc nhở hoặc khen thưởng tập
thể và cá nhân thông qua giờ sinh hoạt trên lớp.
4. Ứng xử trong thực tập sư phạm
Tôi đã có một câu hỏi trắc nghiệm đối với sinh viên của Trường ĐHSP Hà Nội 2 về
vấn đề: Kỹ năng khó nhất đối với sinh viên sư phạm khi đi thực tập là gì? Kết quả đã
có 250 câu trả lời. 150 (60%) câu trả lời cho rằng vấn đề ứng xử sư phạm là vấn đề
khó nhất, trong khi đó kỹ năng thuyết trình và tổ chức hoạt động giáo dục đứng thứ 2
và thứ 3. Kỹ năng ứng xử sư phạm khó nhất bởi không có một lý thuyết cụ thể nào chỉ
ra cách ứng xử sư phạm đúng đắn hoàn toàn, không có tình huống sư phạm nào giống
nhau hoàn toàn, chỉ có thực tiễn và kinh nghiệm mới giúp chúng ta có cách ứng xử sư
phạm hợp lý trong những trường hợp cụ thể. Như Goethe đã từng viết: Mọi lý thuyết
chỉ là màu xám, chỉ cây đời là mãi mãi xanh tươi.
Giáo sinh khi đi thực tập sẽ phải đối mặt với vô vàn tình huống sư phạm khó khăn và
phức tạp, nhưng tựu trung lại, vấn đề nằm ở mối quan hệ giữa giáo sinh thực tập với
giáo viên hướng dẫn, giữa giáo sinh thực tập với học sinh và giữa giáo sinh thực tập
với nhau.
– Với giáo viên hướng dẫn: Cần kính trọng, khiêm tốn, cầu tiến, tế nhị, mạnh dạn.

Giáo sinh cần tránh sợ hãi, rụt rè, tự ti thái quá hoặc phô trương kiến thức, bất bình,
chê bai. Nếu có vấn đề chưa rõ, giáo sinh cần mạnh dạn trao đổi với GVHD, nếu giáo
sinh sai cần phải chỉnh sửa cho hợp lý, nếu giáo sinh đúng cần trao đổi một cách khéo
léo, tránh ảnh hưởng đến lòng tự trọng của GVHD, khi không thể đi đến kết luận cụ
thể, cần mạnh dạn đề xuất sáng kiến để GVHD chấp nhận được. Tuyệt đối tránh nhận
xét và đánh giá các khuyết điểm không mang tính xây dựng của GVHD cũng như các
thầy cô, giáo sinh khác.
– Với học sinh: Giáo sinh cần mạnh dạn ngay buổi tiếp xúc đầu tiên, tạo tâm lý thoải
mái, vui vẻ, dễ gần, nhưng vẫn đảm bảo sự nghiêm túc, tế nhị…. Tránh quá nghiêm
khắc, cách biệt với HS hoặc quá vui vẻ, xuề xoà, “cá mè một lứa”. Giáo sinh quá
nghiêm khắc sẽ tạo ra ác cảm không tốt đối với học sinh, đánh mất hiệu quả của công
tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp. Nếu giáo sinh quá vui vẻ dễ dẫn đến học sinh “nhờn”,
thiếu tôn trọng giáo sinh. Giáo sinh cần nhanh chóng phát hiện những bất thường
trong tâm lý của học sinh (đặc biệt là học sinh khác phái) đối với mình để có cách xử
lý và ngăn chặn ngay từ đầu, tránh vượt quá phạm vi thầy trò, cần đối xử bình đẳng,
tôn trọng và thân thiện với tất cả học sinh.
– Với các giáo sinh khác trong đoàn: Giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau trong quá trình


thực tập, đặc biệt trong quá trình tập giảng và các sinh hoạt hàng ngày. Tuyệt đối
tránh tư tưởng bè phái, mất đoàn kết, công kích lẫn nhau trong đoàn. Phát huy tinh
thần vì tập thể, thực tế cho thấy kết quả chung của đoàn thực tập xuất phát từ chính sự
đoàn kết của cả đoàn thực tập.



×