Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Nghiên cứu tác động của toàn cầu hóa đến môi trường văn hóa xã hội trong môi trường kinh doanh du lịch Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.36 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU
HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI
TRONG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
DU LỊCH VIỆT NAM

Nhóm thực hiện
Lớp

: Nhóm 2
: Quản trị kinh doanh K36

Bình Định, 05/2016


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Ghi đầy đủ

1


NQT

Nhà quản trị

2

DN

Doanh nghiệp

3

VH

Văn hóa

4

XH

Xã hội

5

HĐCL

Hoạch định chiến lược

6


DL

Du lịch

7

ĐB

Đồng bằng

8

DH

Duyên Hải

9

GD

Giáo dục

10

KT

Kinh tế


DANH MỤC BẢNG BIỂU

II. Bảng biểu


4

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong đời sống con
người. Thậm chí đối với những người có thu nhập cao, nó là một nhu cầu không thể
thiếu. Về phương diện kinh tế, du lịch là một ngành công nghiệp không khói, có thể
giải quyết được một lượng lớn công ăn việc làm, đem lại thu nhập cho người lao
động, phân phối lại thu nhập quốc dân, ... về mặt xã hội, nó góp phần giao lưu văn
hóa giữa các vùng, các địa phương, các quốc gia ...
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng du lịch. Ngoài những thắng
cảnh thiên nhiên kỳ thú, những giá trị nhân văn độc đáo, Việt Nam còn được khách
du lịch biết đến như một đất nước anh hùng qua các cuộc đấu tranh dựng nước và
giữ nước oai hùng của dân tộc. Đây có thể coi là một trong những điểm thu hút
khách quốc tế cũng như khách nội địa của du lịch Việt Nam.
Tuy nhiên, dưới sự ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa, môi trường kinh
doanh của tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế nói chung và trong ngành kinh
doanh du lịch nói riêng biến động không ngừng và ngày càng phức tạp. Đứng trước
tình hình đó, hầu hết các doanh nghiệp đều tiến hành nghiên cứu những tác động
của toàn cầu hóa đến môi trường cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để có thể
kịp thời ứng phó, đưa ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mình tồn tại và
ngày càng phát triển.
Trong đó, môi trường văn hóa – xã hội là cơ sở để tạo ra sản phẩm du lịch;
hình thành nên thói quen cư xử của khách hàng trên thị trường. Vì vậy, nó tác động
khá mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh du lịch.
Chính vì thế, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của toàn
cầu hóa đến môi trường văn hóa – xã hội trong môi trường kinh doanh du lịch Việt
Nam” để tìm hiểu cụ thể hơn về những thay đổi của môi trường văn hóa – xã hội

dưới tác động của toàn cầu hóa, cũng như sự ảnh hưởng của yếu tố này đến môi
trường kinh doanh du lịch, cụ thể là ở Việt Nam như thế nào và đưa ra một số giải
pháp để cải thiện tác động của toàn cầu hóa đến môi trường văn hóa – xã hội trong
kinh doanh du lịch Việt Nam.


5

Kết cấu bài được trình bài theo bố cục sau:
-

Chương I: Nghiên cứu tác động của toàn cầu hóa đến môi trường văn hóa –

xã hội của du lịch.
-

Chương II: Nghiên cứu tác động của toàn cầu hóa đến môi trường văn hóa –

xã hội của du lịch tại Việt Nam.
-

Chương III: Một số giải pháp để cải thiện tác động toàn cầu hóa đến môi

trường văn hóa – xã hội trong kinh doanh du lịch Việt Nam.
Nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Chí
Tranh. Mặc dù rất nỗ lực để hoàn thành bài thuyết trình, nhưng chắc chắn khó tránh
khỏi thiếu sót, mong quý giảng viên và bạn đọc đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn
thiện bài hơn.



6

CHƯƠNG I. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU
HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI
CỦA DU LỊCH.
1.1. Tổng quan về môi trường văn hóa – xã hội:
1.1.1.Các khái niệm:
Môi trường văn hóa là nơi các cá thể người thể hiện phẩm chất người, nói
cách khác là phẩm chất văn hóa của mình, đến lượt mình,môi trường văn
hóa lại là nơi con người thực hiện quá trình nhập thân VH của mình, là nơi kiểm
soát các hành vi của con người.
Môi trường xã hội là môi trường mà con người là nhân tố trung tâm, tham
gia và chi phối môi trường. Môi trường XH bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hoá, thể
thao, lịch sử, giáo dục... xoay quanh con người và con người lấy đó làm
nguồn sống, làm mục tiêu cho mình. Môi trường xã hội tốt thì các nhân tố cấu thành
môi trường sẽ bổ trợ cho nhau, con người sống sẽ được hưởng đầy đủ các
quyền: sống, làm việc, cống hiến, hưởng thụ. Mặt trái của môi trường XH là các tệ
nạn xã hội.
Môi trường văn hóa - xã hội bao gồm những chuẩn mực, giá trị quan niệm,
niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi ứng xử, giao tiếp được chấp nhận
và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể. Sự thay đổi của các yếu tố
VH - XH một phần là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mô khác, do
vậy nó thường biến đổi chậm hơn so với các yếu tố khác.
1.1.2.Các thành tố của môi trường văn hóa – xã hội:
 Thứ nhất, dân số
Để sản xuất hay kinh doanh, các NQT cần phải sử dụng đến nguồn nhân lực,
để bán được hàng họ cần đến khách hàng. Để HĐCL phát triển của mỗi công ty,
người ta phải xuất phát từ cả hai yếu tố ảnh hường này. Nói một cách khác, dân số
và mức gia tăng dân số ở mỗi thị trường, ở mỗi quốc gia luôn luôn là lực lượng có



7

ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi hoạt động về quản trị sản xuất và quản trị kinh
doanh ở mỗi doanh nghiệp.
Thông thường các NQT phải phân tích cơ cấu dân số trên cơ sở giới tính,
tuổi tác để phân khúc và xác định thị trường mục tiêu, phải xác định được nhu cầu
thực tế về sản phẩm hàng hoá của mình và dựa vào đó để quyết định kế hoạch sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Sự dịch chuyển dân số từ vùng này sang vùng khác; từ địa phương này sang
địa phương khác cũng là những yếu tố tác động đến các hoạt động hoạch định về
các chiến lược và chính sách quản lý nguồn nhân lực, chiến lược thị trường và các
chiến lược sản xuất kinh doanh hỗ trợ khác trong vùng không gian kinh doanh hiện
có. Chẳng hạn sự di chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị nhanh đã làm bùng nổ
các nhu cầu nhà ở, mở rộng đường xá, các hàng hóa tiêu dùng… Chính những điều
này đến lượt nó lại buộc các nhà HĐCL và chính sách kinh doanh phải có những
chủ trương và chính sách kinh doanh cho phù hợp.
 Thứ hai, văn hóa
Văn hóa là một phạm trù phức tạp với nhiều định nghĩa khác nhau. Ở đây,
chúng ta xem VH như một hiện tượng tồn tại khách quan trong xã hội loài người.
Mỗi con người, mỗi nhà quản trị, mỗi tổ chức đều thuộc về một nền văn hóa cụ thể.
Dưới ảnh hưởng của mỗi nền VH, nhân cách, đạo đức, niềm tin, thái độ, hệ thống
các giá trị… ở mỗi người được hình thành và phát triển. Như vậy, văn hóa quản trị
nói chung và phong cách cùng phương pháp quản trị ở mỗi DN nói riêng sẽ bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi những nền văn hóa mà những NQT của họ thuộc về các nền văn
hóa đó. Qua nghiên cứu, người ta cũng thấy rằng, VH là một trong những yếu tố
chủ yếu tác động, chi phối hành vi ứng xứ của người tiêu dùng, chi phối hành vi
mua hàng của khách hàng. Thêm vào đó, tình cảm gia đình, sự hiểu biết xã hội,
trình độ học vấn… vẫn là điều xuất phát khi mua sắm hàng hóa – dịch vụ, nghĩa là
chi phối việc soạn thảo chiến lược và sách lược kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp cụ

thể.
Trong mỗi nền văn hóa lại có các nhánh văn hóa. Ví dụ, trong nền VH của
người Việt Nam chúng ta thấy có nhánh VH của người dân tộc thiểu số, nhánh VH


8

của người miền Nam, nhánh VH của người miền Trung và nhánh VH của người
miền Bắc... Sự hiện diện của các nhánh văn hóa cũng có những ảnh hưởng khá sâu
sắc tới các hoạt động về quản trị trên cả ba phương diện nhà quản trị, đối tượng
quản trị và môi trường quản trị.
Thí dụ Việt Nam có 7 vùng (nhánh ) văn hóa và 25 tiểu vùng. Mỗi vùng có
một tập quán riêng, cảm nhận cái đẹp khác nhau, dẫn đến thị hiếu tiêu dùng khác
nhau. Đây là một vấn đề cần lưu ý đối với các quản trị gia khi tuyển và sử dụng
nhân viên cũng như khi việc hoạch định và thực hiện các chính sách kinh doanh
trong các vùng và tiểu vùng văn hóa đó.
 Thứ ba, nghề nghíệp
Chuyên môn hóa và hợp tác hóa lao động xã hội là một qui luật tất yếu trong
quá trình phát triển của mỗi nước, mỗi khu vực và trên toàn thế giới. Ở nơi nào nền
kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ thì trình độ chuyên môn hóa lao động và hợp tác
hóa lao động càng cao và ngược lại. Điều này cũng có nghĩa là xã hội ngày càng
phát triển thì tính chuyên môn hóa và đa dạng hóa về nghề nghiệp ngày càng mạnh.
Nghề nghiệp khác nhau sẽ dẫn đến những đòi hỏi về phương tiện và công cụ lao
động chuyên biệt khác nhau. Ngoài ra do ngành nghề khác nhau mà những nhu cầu
tiêu dùng về ăn ở, đi lại, vui chơi giải trí… cũng khác nhau. Để đáp ứng các nhu cầu
khác nhau về nghề nghiệp trong xã hội, các NQT ở mỗi doanh nghiệp phải tính đến
toàn bộ những ảnh hưởng của các yếu tố vừa nêu đến việc hoạch định và thực hiện
các chiến lược và sách lược kinh doanh của mình.
 Thứ tư, tâm lý dân tộc
Tình cảm quê hương, tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí ngoan

cường, tính hiếu học, lòng nhân nghĩa vị tha… luôn luôn là những yếu tố tinh thần
thuộc về tâm lý dân tộc. Chúng có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến cách suy nghĩ
và hành động của mỗi NQT cũng như của mỗi con người bị quản trị, mà nó còn có
ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách tiêu dùng, ảnh hưởng đến sự hình thành các
khúc thị trường khác nhau và chính những điều này buộc các NQT phải cân nhắc,
tính toán trong các quyết định quản trị kinh doanh của mình.


9

Thí dụ nước ta có 54 dân tộc, qui mô dân số mỗi dân tộc khác nhau, quan
điểm tiêu dùng của mỗi dân tộc cũng khác nhau và nhu cầu tiêu dùng cũng có
những điểm khác nhau. Tất cả những yếu tố này đòi hỏi các DN phải soạn thảo các
chiến lược sản xuất kinh doanh khác nhau cho phù hợp với tâm lý, thị hiếu của các
dân tộc anh em đó.
 Thứ năm, phong cách và lối sống
Xã hội là bức tranh muôn màu do các cá thể với các phong cách và lối sống
khác nhau tạo nên. Dẫu không có hai người cùng giống nhau tuyệt đối về một
phong cách hay lối sống, nhưng nhìn chung, ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào
cũng tồn tại những phong cách và lối sống tiêu biểu cho nơi đó hay thời điểm đó.
Mỗi phong cách và lối sống lại có những đặc trưng riêng của mình về cách mỗi cá
thể suy nghĩ, hành động và thể hiện ra thế giới bên ngoài. Chính điều này đến lượt
nó lại chi phối rất mạnh đến việc hình thành những nhu cầu về chủng loại, chất
lượng, số lượng, hình dáng, mẫu mã… của hàng hóa, dịch vụ đặc trưng cho các
phong cách và lối sống đó.
Như vậy muốn kinh doanh có hiệu quả, các nhà quản trị không thể không
điều chỉnh các hoạt động của mình phong cách và lối sống của XH đương thời và
XH tương lai sắp đến.
Ví dụ, phong cách sống của phụ nữ phương Tây khác phụ nữ Việt Nam đã
dẫn đến sự tiêu dùng hàng hóa dịch vụ khác nhau và điều này lại buộc các NQT

phải hoạch định và thực hiện các chiến lược về hàng hóa và dịch vụ khác nhau cho
hai loại đối tượng đó.
 Thứ sáu, hôn nhân và gia đình
Hôn nhân và gia đình trong cuộc sống của mỗi con người có một vị trí và vai
trò hết sức quan trọng. Hôn nhân và gia đình là qui luật tất yếu và muôn thuở của
XH loài người. Mỗi gia đình là một tế bào của XH và chính điều này nói lên sự gắn
bó chặt chẽ giữa các hoạt động quản trị và các NQT với hôn nhân và gia đình của
mình. Không thể có một nhà quản trị nào yên tâm làm việc, nếu gia đình nhà mình
có vấn đề bất ổn. Không có người nhân viên nào toàn tâm toàn ý để làm việc có
hiệu quả nếu cuộc sống trong gia đình của họ không được bảo đảm… Tất cả những


10

điều này nói lên rằng, hôn nhân và gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất,
chất lượng và hiệu quả của mọi người, từ giám đốc cho đến một người công nhân
lao động bình thường trong mỗi DN.
Hôn nhân và gia đình không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các
NQT ở mỗi DN mà nó cũng còn có những ảnh hưởng rất sâu sắc tới việc hình thành
nhiều loại nhu cầu trong XH như: nhà ở, ti vi, máy giặt, giường tủ, bàn ghế… và
các mặt hàng khác có liên quan đến các hộ gia đình. Các NQT khi vạch ra và tổ
chức thực hiện các chiến lược và sách lược kinh doanh càng không được phép bỏ
qua tác động của những yếu tố này trong các hoạt động của mình.
Ví dụ, tỉ lệ hôn nhân gia tăng sẽ có ảnh hưởng đến nhu cầu về nhà ở. Qui mô
của các hộ gia đình có ảnh hưởng đến nhu cầu về kích cỡ của các loại tivi, dung tích
của các loại tủ lạnh…
 Thứ bảy, tôn giáo
Tôn giáo ra đời từ rất sớm trong lịch sử phát triển của loài người. Ngày nay
có rất nhiều loại tôn giáo trên thế giới, tuy nhiên chỉ tính số lượng các tín đồ của ba
loại tôn giáo chủ yếu là: đạo Thiên chúa, đạo Phật và đạo Hồi thì chúng ta đã thấy

một con số rất khổng lồ. Mỗi tôn giáo đều có những quan niệm, niềm tin và thái độ
riêng về cuộc sống, về cách cư xử giữa các tín đồ với nhau và với mọi người. Tôn
giáo có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, tư cách, văn hóa và lối sống của không chỉ
chính bản thân của các nhà quản trị mà cả tới những cán bộ công nhân viên dưới
quyền quản lý của họ. Các hoạt động lãnh đạo và điều hành của các nhà quản trị
không thể không tính tới ảnh hưởng của yếu tố tôn giáo trong nhận thức, ứng xử,
chấp hành và thực thi các quyết định của những người dưới quyền. Không chỉ có
vậy chúng ta còn thấy rằng, tâm lý của người tiêu dùng cũng không nằm ngoài
những ảnh hưởng rất sâu sắc của tôn giáo. Ngày rằm người dân theo đạo Phật ăn
chay, tránh việc sát sinh và mua nhiều loại đồ thơ cúng, người dân theo đạo Hồi
kiêng ăn và sử dụng những thứ hàng hóa từ lợn và thịt lợn, người dân theo đạo
Thiên chúa mua sắm rất nhiều loại hàng hóa để tổ chức ngày lễ Giáng sinh…
Tất cả những điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định và thực hiện
các chủ trương chính sách kinh doanh của các nhà quản trị. Những ai nhanh nhạy,


11

hiểu biết sâu sắc về tôn giáo thì đều có thể tìm ra những cơ hội trong các hoạt động
quản trị kinh doanh của mình.
1.1.3.Vai trò của môi trường văn hóa – xã hội trong kinh doanh du lịch.
 Thứ nhất, môi trường xã hội :
Trên toàn cầu, hiện nay, hằng năm có tới 800 triệu người đi du lịch. Con số
này sẽ hơn 1 tỉ vào năm 2010 và đạt 1,6 tỉ vào năm 2020, 60% dòng khách DL hiện
nay là có mục đích tìm hiểu nền văn hóa khác lạ. Cho nên sản phẩm quan trọng của
DL là du lịch văn hóa. Sức hấp dẫn du khách là bản sắc VH, cách ứng xử VH của
điểm đến và trình độ văn hóa của những nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp. Không
có sản phẩm du lịch nào không mang nội dung, không thể hiện bản sắc văn hóa dân
tộc. Không một di sản thiên nhiên nào không mang dấu ấn di sản VH dân tộc.
Hoạt động DL liên quan trực tiếp phục vụ con người, đó là những người có

thời gian nhàn rỗi, có tiền, có nguyện vọng và sở thích để tìm hiểu, mở mang nhận
thức nhằm tái hồi sức khoẻ và cân bằng lại về tâm sinh lý. C.Mark đã từng định
nghĩa: “ Xã hội là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người và con người”. Chính
vì vậy, hoạt động DL muốn phát triển tốt phải giải quyết hài hoà các mối quan hệ
này.
Điểm cốt lõi của hoạt động du lịch đó chính là điểm hoặc địa phương đón
tiếp và phục vụ khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng. Tại đây, một xã hội
thu nhỏ với những quan hệ giữa những con người có nhận thức khác nhau, có trình
độ nghề nghiệp khác nhau, có phong tục tập quán, tính cách và thói quen, nếp sống
khác nhau… làm sao những vấn đề khác nhau này được tổng hợp lại vì mục tiêu
chung là phát triển du lịch bền vững.
Để phát triển du lịch bền vững, chúng ta không chỉ quan tâm đến môi trường
tự nhiên mà cần đặc biệt quan tâm đến môi trường xã hội. Mọi việc xấu - tốt, tích
cực và tiêu cực đều do con người quyết định. Khi ý thức xã hội của con người được
nâng cao thì môi trường xã hội sẽ tốt đẹp, điều này hoàn toàn đúng khi cộng đồng
dân cư tại các điểm du lịch nhận thức rõ vai trò và lợi ích của du lịch đối với cuộc
sống của họ.


12

 Thứ hai, môi trường văn hóa :
Bản sắc văn hoá của một quốc gia, một địa phương là nền tảng cho việc tạo
ra những sản phẩm biểu trưng có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Rõ ràng không
thể tạo nên những sản phẩm du lịch biểu trưng của Việt Nam bằng việc sao chép,
vay mượn từ hình mẫu các sản phẩm du lịch của Băng cốc, Bắc Kinh hay Malayxia
mà phải từ những giá trị VH đặc trưng của Việt Nam. Bởi lẽ, VH là nền tảng của
XH, thể hiện tầm cao và chiều sâu của sự phát triển dân tộc.Việc tạo những sản
phẩm du lịch có tính biểu trưng cho nền VH quốc gia có một vai trò quan trọng
trong việc xác định hình ảnh của quốc gia đó và của ngành DL.

Văn hoá là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch, là nguồn nguyên liệu để
hình thành lên hoạt động du lịch. Nguồn nguyên liệu văn hoá có hai loại cơ bản:
 VH vật thể là những sáng tạo của con người tồn tại, hiện hữu trong không
gian mà có thể cảm nhận bằng thị giác, xúc giác, chẳng hạn những di tích lịch sử
văn hoá, những mặt hàng thủ công, các công cụ trong sinh hạt, sản xuất, các món
ăn dân tộc…
 VH phi vật thể như lễ hội, các loại hình nghệ thuật, cách ứng xử, giao tiếp…
Theo quan niệm của ngành du lịch, người ta xếp các thành tố văn hoá vào tài
nguyên nhân văn (đối lập với tài nguyên tự nhiên như biển, sông hồ, núi rừng, hang
động…) cụ thể là: Các di tích lịch sử - văn hoá; hàng lưu niệm mang tính đặc thù
dân tộc; ẩm thực; lễ hội; các trò chơi giải trí; phong tục, tập quán, cách ứng xử, giao
tiếp; tín ngưỡng, tôn giáo; văn học - nghệ thuật.
Vì vậy mà VH là điều kiện và môi trường để cho DL phát sinh và phát triển.
Cùng với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên VH là một trong những điều kiện đặc
trưng cho việc phát triển DL của một quốc gia, một vùng, một địa phương. Giá trị
của những di sản VH: di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, các hình thức nghệ
thuật, các tập quán, lễ hội, ngành nghề truyền thống… cùng với các thành tựu kinh
tế, chính trị, xã hội, các cơ sở văn hoá nghệ thuật, các bảo tàng… là những đối
tượng cho du khách khám phá, thưởng thức, cho du lịch khai thác và sử dụng. Sự
khai thác và thu lợi nhuận từ tài nguyên, việc xây dựng các khu điểm DL đều phản
ánh trí tuệ và sức sáng tạo của loài người. Chính những tài nguyên này không chỉ


13

tạo ra môi trường và điều kiện cho du lịch phát sinh và phát triển mà còn quyết định
quy mô, thể loại, chất lượng và hiệu quả của hoạt động DL của một quốc gia, một
vùng, một địa phương.
1.2. Tác động của toàn cầu hóa đến môi trường văn hóa - xã hội trong kinh
doanh du lịch.

Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan không thể đảo ngược được. Thế giới
càng ngày càng trở lên nhỏ bé và mong manh. Chiến tranh, ô nhiễm môi trường,
khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên, biến đổi khí hậu, chủ nghĩa khủng bố và tội
phạm có tổ chức… tất cả những vấn đề ấy diễn ra trong phạm vi toàn cầu, không
một nước nào có thể đứng ngoài để tự mình giải quyết được. DL là ngành hoạt động
đặc biệt nhạy cảm với các vấn đề trên. Toàn cầu hóa du lịch đem đến những lợi ích
to lớn: quốc gia nào gia nhập quá trình này thì sẽ trở nên thịnh vượng và văn minh,
quốc gia nào quay lưng lại với nó thì nghèo đói và lạc hậu.
DL làm cho các tệ nạn mại dâm, tội phạm và cờ bạc gia tăng. Nạn nghiện
hút, mại dâm, trộm cướp không phải do du lịch đẻ ra, trước khi du lịch phát triển nó
đã tồn tại với các mức độ khác nhau, nhưng không ai phủ nhận rằng hoạt động du
lịch làm cho tệ nạn mại dâm gia tăng đáng kể. Ngày nay không phải đã hết các du
khách có nhu cầu tìm của lạ nơi đến du lịch. Vẫn còn đó những kẻ cò mồi, muốn
làm giàu bằng cách bóc lột trên thân xác phụ nữ. Vì vậy du lịch là môi trường tốt để
kẻ ham hưởng lạc và kẻ trục lợi gặp nhau. Ví dụ: Công nghệ tình dục ở Thái Lan,
dẫn đến có rất nhiều “du khách tình dục” phương Tây đổ vào khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương…
Ngoài ra, tình hình trấn lột, trộm cướp của khách DL ngày càng gia tăng do
hầu hết các đối tượng phạm tội đều cho rằng khi đi du lịch là lúc du khách mang
theo nhiều tài sản có giá trị.
DL có thể làm thay đổi hành vi tiêu dùng của người dân mỗi quốc gia. Đồng
thời, tính đa dạng VH đang bị ảnh hưởng khi cộng đồng địa phương có những điều
chỉnh văn hóa bản địa riêng của mình để đáp ứng thị hiếu theo nhu cầu của khách
và điều này còn thường dẫn tới sự điểu chỉnh về tinh thần "phục vụ".


14

DL có tác động vừa khuyến khích vừa kìm hãm các loại hình nghệ thuật cổ
truyền của mỗi quốc gia. Trong một số trường hợp, nghệ thuật này được phục chế

để bán cho du khách, làm cho nền văn hóa bị giả mạo. DL cũng có một phần làm
“đình trệ VH”.


15

CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU
HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI TRONG
KINH DOANH DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về môi trường văn hóa – xã hội Việt Nam
2.1.1.Các khái niệm
Trên cơ sở nghiên cứu và chứng kiến sự phát triển của đời sống văn hóa - xã
hội đất nước những năm gần đây, chúng tôi xin cố gắng gợi mở một cái nhìn tổng
thể về môi trường VH – XH ở nước ta hiện nay. Ở bình diện chung nhất, chúng tôi
cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, chưa
bao giờ môi trường văn hóa ở Việt Nam lại phong phú, phức tạp và có nhiều tiềm
ẩn như hiện nay. Đó là hệ thống những hiện tượng và quan hệ VH - XH đa dạng, đa
chiều và năng động, đủ để nuôi dưỡng mọi ý tưởng tốt đẹp, khích lệ mọi lợi thế
trong phát kiến, sáng tạo, nhưng cũng đủ thách thức và cám dỗ khiến cho bất cứ cá
nhân, gia đình, cộng đồng nào cũng cũng phải cảnh giác trước nguy cơ lạc lối hoặc
sai lầm.
2.1.2 Các thành tố của môi trường văn hóa – xã hội Việt Nam
 Thứ nhất, dân số
Quy mô dân số: Theo Tổng cục thống kê, dân số Việt Nam đến 1/4/2013 ước
tính là 89,5 triệu người (tăng 952.131 người so với 1/4/2012). Vào tháng 11/2013
dân số Việt Nam đã đạt 90 triệu người, là nước đông dân thứ 3 ở ASEAN (sau
Inđônêxia và Philippin) và thứ 8 trong khu vực châu Á và 13 trên thế giới.
Đây là tiềm năng to lớn về nguồn lực con người để phát triển kinh tế - xã hội
đất nước. Dân số thành thị của Việt Nam là 28,9 triệu người, chiếm 32,3%; dân số
nông thôn là 60,6 triệu người, chiếm 67,7%. Với 20,4 triệu người, ĐB sông Hồng là

vùng có quy mô dân số lớn nhất, chiếm 22,8%, tiếp đến là Bắc Trung Bộ và DH
miền Trung (19,3 triệu người) chiếm 21,5%, Tây Nguyên là vùng có số dân ít nhất
(5,5 triệu người) chỉ chiếm 6,1% dân số cả nước.


16

Bảng 2.1. Quy mô dân số chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và vùng
kinh tế – xã hội, 01/ 04/ 2013.
(Đơn vị tính:
Người)
Vùng kinh tế – xã
hội
Toàn quốc
Trung du và miền
núi Bắc Bộ
ĐB sông Hồng
Bắc Trung Bộ và
DH Miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB sông Cửu Long

Tổng số

Nam

Nữ

Thành thị


Nông thôn

89.479.014

44.263.618

45.215.396

28.859.282

60.619.732

11.483.630

5.723.897

5.759.706

1.958.597

9.525.006

20.399.235

10.098.830

10.300.405

6.336.606


14.062.629

19.265.831

9.539.077

9.726.754

5.101.441

14.164.390

5.455.477

2.792.593

2.662.884

1.569.890

3.885.587

15.433.635

7.446.031

7.987.604

9.455.011


5.978.624

17.441.233

8.663.190

8.778.043

4.437.737

13.003.496

(Nguồn: Tổng cục Thống kê. Điều tra biến động DS-KHHGĐ 2013)
Tỷ lệ tăng dân số. Thời kỳ 1999 - 2009, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm là
1,2%/năm, giảm 0,5%/năm so với 10 năm trước và là tỷ lệ tăng thấp nhất trong 50
năm qua. Thời kỳ 2011 - 2013, tốc độ gia tăng dân số bình quân năm tuy đã giảm
nhưng vẫn ở mức cao là 1,05%. Với quy mô dân số lớn, đà tăng dân số cao, dân số
nước ta sẽ còn tiếp tục tăng đến giữa thế kỷ XXI với hơn 100 triệu người và sẽ vào
nhóm 10 nước có dân số lớn thứ nhất thế giới. Sau 10 năm, tỷ suất sinh đã giảm
mạnh từ 2,3 con xuống dưới mức sinh thay thế (2 con/phụ nữ). Tỷ lệ tăng dân số ở
Đông Nam Bộ là cao nhất với 3,2%/năm. Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ nhập cư rất
cao, dân số tăng nhanh với tỷ lệ bình quân 2,3%/năm. Dân số ở thành thị chiếm
khoảng 32,3% tổng dân số cả nước, tăng bình quân 3,4%/năm.
Tỷ số giới tính khi sinh. Tỷ số giới tính khi sinh ở mức gần 114 bé trai/100 bé
gái năm 2013 so với năm 1999 là 107 bé trai/100 bé gái. Điều này cho thấy một xu


17


hướng gia tăng Tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta. Sự gia tăng bất thường về tỷ số
giới tính khi sinh của Việt Nam trong những năm gần đây đang là mối quan tâm
hàng đầu của các nhà lập chính sách, các cơ quan truyền thông đại chúng, và các
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn đến tình
trạng thừa nam thiếu nữ trong tương lai, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của cá
nhân, gia đình, dòng tộc mà còn ảnh hưởng tiêu cực đối với dân tộc và sự phát triển
bền vững của đất nước. Việc lựa chọn giới tính trước sinh phản ánh tình trạng bất
bình đẳng giới sâu sắc. Các nghiên cứu của quốc tế và Việt Nam cũng đã chỉ ra các
hệ lụy trong tương lai của tình trạng mất cân bằng giới tính hiện nay. Trước thực
trạng đáng ngại nêu trên, chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề mất cân bằng
giới tính khi sinh. Lựa chọn giới tính trước sinh là nguyên nhân trực tiếp của hiện
tượng mất cân bằng giới tính khi sinh. Đây là một hành vi phạm pháp theo quy định
của Pháp lệnh Dân số.
Tuổi thọ bình quân chung. Theo kết quả điều tra năm 2013, tuổi thọ trung
bình của nam giới là 70,5 tuổi, của nữ giới là 75,8 tuổi. Tuổi thọ trung bình chung
của cả hai giới là 73,1 tuổi so với năm 2009 là 72,8 tuổi. Tuổi thọ cao và tăng thể
hiện chất lượng cuộc sống của người dân đang được nâng cao. Cơ cấu dân số Việt
Nam đang ở giai đoạn cơ cấu dân số vàng tức là có nhiều người trong tuổi lao động.
Đó là tiềm năng to lớn về nguồn lực lao động để phát triển kinh tế xã hội trong giai
đoạn hiện nay.
Phân bố dân số. Với mật độ dân số 270 người/km2 vào năm 2013, Việt Nam
là một trong những nước có mật độ dân số cao trong khu vực cũng như trên thế
giới. Mật độ dân số Việt Nam đứng thứ 40 trên thế giới, đứng thứ 16 ở Châu Á và
đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore (7.971 người/km 2) và
Philippines (321 người/km2). Theo Liên Hợp Quốc, để cuộc sống thuận lợi, bình
quân trên 1 km2 chỉ nên có từ 35-40 người. Như vậy, ở Việt Nam mật độ dân số gấp
hơn 6 lần mức trên.
Mật độ dân số Việt Nam không đều ở các vùng: tập trung đông ở khu vực
đồng bằng và thưa thớt hơn ở khu vực miền núi. Mật độ dân số của vùng ĐB sông
Hồng cao nhất nước, đạt 968 người/km 2, tiếp theo là vùng Đông Nam Bộ, với mật



18

độ 654 người/km2. Hai vùng này tập trung tới 40% dân số cả nước nhưng chỉ chiếm
13,5% diện tích lãnh thổ. Tây Nguyên là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước
(100 người/km2). Sự phân bố không đồng đều chủ yếu là do trình độ phát triển khác
nhau giữa các vùng. ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng kinh tế phát triển
nhất, tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, và thu hút hàng nghìn lao động từ các
vùng khác đến, dẫn đến mật độ dân số cao. Ngược lại, hai vùng Trung du và miền
núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai khu vực miền núi, kinh tế kém phát triển nên
mật độ dân số thấp.
Tỷ trọng dân số thành thị, nông thôn. Tỷ trọng dân số thành thị, nông thôn là
một trong những chỉ tiêu quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Năm 2013,
dân số thành thị là 28,9 triệu người, chiếm 32,3%; dân số nông thôn là 60,6 triệu
người, chiếm 67,7%. Dân số thành thị có xu hướng tăng nhanh và tập trung nhiều
nhất ở Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố trực thuộc trung
ương... Việc phát triển đô thị ngoài việc xây dựng hạ tầng cơ sở, phải kèm theo việc
xây dựng mạng lưới an sinh xã hội, lối sống văn hóa đô thị, chăm sóc đến con
người…
Chất lượng dân số Việt Nam: Chỉ số phát triển con người (HDI) là một chỉ
tiêu tổng thông qua các tiêu chí thu thập bình quân đầu người, trình độ văn hóa, tuổi
thọ bình quân của người dân. Việt Nam xếp hạng thứ 121 trong 187 quốc gia và
lãnh thổ về sự phát triển con người - thứ hạng này được đánh giá ở mức trung bình
trên thế giới. Chỉ số HDI của Việt Nam đang giảm chậm từ khoảng 1,7% trước năm
2000 xuống còn khoảng 0,96% trong những năm gần đây. Tỷ lệ này thấp so với
nhiều nước khu vực và thế giới. Đây là một thách thức to lớn đối với sự nghiệp đổi
mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Chất lượng dân số về thể chất của người Việt Nam còn thấp. Hiện nay, có 1,5% dân
số Việt Nam bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ. Trong đó, số trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh

do di truyền khoảng 1,5-3%. Số lượng người bị tàn tật, khuyết tật trong cả nước khoảng
5,3 triệu người (chiếm 6,3% dân số). Trong khi đó, hàng năm vẫn chưa ngăn chặn được
tình trạng gia tăng số người mới bị tàn tật, khuyết tật do tai nạn giao thông, tai nạn lao
động…Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh xã hội, y tế. Tầm vóc, thể lực cân


19
nặng, sức bền của người Việt Nam đã có nhiều bước tiến lớn tuy nhiên so với nhiều nước
trong khu vực còn hạn chế. Thanh niên Việt Nam đa số thấp, nhẹ cân và yếu về thể lực.

 Thứ hai, văn hóa
Văn hóa Việt Nam được hiểu và trình bày dưới các quan niệm khác nhau:
 Quan niệm thứ nhất: đó là đồng nhất văn hóa Việt Nam với VH của người
Việt, trình bày lịch sử VH Việt Nam chỉ như là lịch sử văn minh của người Việt.
 Quan niệm thứ hai: VH Việt Nam là toàn bộ văn hóa các dân tộc Việt
Nam cư trú trên mảnh đất Việt Nam, chỉ có VH từng tộc người, không có VH dân
tộc/quốc gia.
 Quan niệm thứ ba: Văn hóa Việt Nam là cộng đồng văn hóa dân tộc/quốc
gia, đây là nền VH dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người.
Khái niệm dân tộc/quốc gia chỉ một quốc gia có chủ quyền, trong đó phần
lớn công dân gắn bó với nhau bởi những yếu tố tạo nên một dân tộc. Quan niệm thứ
ba này hiện nay đang là quan niệm chiếm số đông bởi các nhà nghiên cứu, các nhà
quản lý trong lĩnh vực văn hóa Việt Nam, vì vậy nội dung về VH Việt Nam sẽ được
trình bày theo quan niệm thứ ba, văn hóa Việt Nam theo hướng VH dân tộc.
Văn hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở
đa sắc thái văn hóa tộc người được thể hiện ở ba đặc trưng chính:
Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng
trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong
tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng,
những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý

khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn
ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật.
Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân
tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt
Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ
đạo với nền văn hóa Kinh Kỳ, văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những


20

sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất
biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn
hóa Chăm Pa của người Chăm ởNam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam
Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong
văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên.
Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt
cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người
Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong hàng nghìn
năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến
những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu
hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch
sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ
sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
Một số yếu tố thường được coi là đặc trưng của văn hóa Việt Nam khi nhìn
nhận từ bên ngoài bao gồm tôn kính tổ tiên, tôn trọng các giá trị cộng đồng và gia
đình, thủ công mỹ nghệ, lao động cần cù và hiếu học. Phương Tây cũng cho rằng
những biểu tượng quan trọng trong văn hóa Việt Nam bao gồm rồng, rùa, hoa
sen và tre.
Như vậy, có thể nói văn hoá là nguồn tài nguyên độc đáo của DL. Nếu muốn
phát triển du lịch cần phải có một môi trường du lịch tốt (bao gồm cả môi trường tự

nhiên và môi trường nhân văn - hai yếu tố này không tách rời)
Đặc biêt, ở Việt Nam lại có những lợi thế so sánh trong phát triển DL đến
với các vùng dân tộc ít người. Lợi thế đó được thể hiện trong sự bảo lưu những nét
sơ khai của văn hoá các dân tộc, trong lối sống, tập tục, trong thói quen canh tác hay
trong kiến trúc, trang phục, trong sinh hoạt văn hoá nghệ thuật và nghề thủ công
truyền thống. Đặc biệt những nét văn hoá đó lại được hoà quện với không gian sinh
thái tự nhiên tuyệt đẹp, trong lành có sức cuốn hút du khách. Ngoài ra, nét hấp dẫn
của các nền văn hoá các dân tộc ít người Việt Nam chính là đa dạng trong sự thống
nhất của nền văn hoá dân tộc. Như vậy, đầu tư để phát triển loại hình DL tới các


21

vùng dân tộc thiểu số chính là tạo nên một loại hình du lịch văn hoá độc đáo, đặc
sắc của Việt Nam.
Quốc gia nào cũng có hệ thống các đô thị nhưng khi khách đến thủ đô Hà Nội
chắc chắn sẽ thấy thích thú, thậm chí bất ngờ, khi đến đây, đến với đô thị, lại gặp
những “làng” cổ truyền dân dã. Đặc biệt nữa, là những nghề vừa hiếm lạ lại vừa lâu
đời cổ kính với “công nghệ” và “quy trình công nghệ” cùng những sản phẩm đặc
biệt của nó - chính là sức mạnh và sức hút quý báu cho du lịch/du khách.
Các sản phẩm về thổ cẩm của phụ nữ các dân tộc miền núi đã làm cho khách
du lịch phải thán phục. Mỗi họa tiết trên váy áo là cả một công trình nghệ thuật
được thêu dệt trên trang phục. Giờ đây, hàng thổ cẩm của đồng bào Mông, Thái,
Dao… Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương… đã trở thành quà lưu niệm
quen thuộc của khách du lịch trong nước cũng như người nước ngoài khi đến đây.
Để có được một sản vật hoàn mỹ như vậy là sự kết tinh của những bàn tay tài hoa,
khéo léo; sự lao động miệt mài và khổ công được những người ông, bà, mẹ truyền
dạy từ bao đời tiếp nối. Trong lĩnh vực kiến trúc, những ngôi nhà mái chảy chất lợp
ngói nung hoặc gỗ ván, dựa theo sườn núi vẫn thu hút được sự quan tâm của du
khách.

Bản sắc VH của một quốc gia, một địa phương là nền tảng cho việc tạo ra
những sản phẩm biểu trưng có sức hấp dẫn đối với khách DL. Rõ ràng không thể
tạo nên những sản phẩm du lịch biểu trưng của Việt Nam bằng việc sao chép, vay
mượn từ hình mẫu các sản phẩm du lịch của Băng Cốc, Bắc Kinh hay Malayxia mà
phải từ những giá trị VH đặc trưng của Việt Nam. Bởi lẽ VH là nền tảng của XH,
thể hiện tầm cao và chiều sâu của sự phát triển dân tộc.Việc tạo những sản phẩm du
lịch có tính biểu trưng cho nền VH quốc gia có một vai trò quan trọng trong việc
xác định hình ảnh của quốc gia đó và của ngành DL.
Sức hấp dẫn du khách là bản sắc văn hóa, cách ứng xử văn hóa của điểm
đến và trình độ văn hóa của những nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp. Không có
sản phẩm du lịch nào không mang nội dung, không thể hiện bản sắc văn hóa dân
tộc. Không một di sản thiên nhiên nào không mang dấu ấn di sản văn hóa dân tộc.
Ngay việc bảo tồn, giữ gìn, trân trọng thiên nhiên đến độ cả nhân loại suy tôn một


22

địa danh là di sản thiên nhiên thế giới cũng đã là một sự suy tôn giá trị văn hóa,
cách ứng xử văn hóa đối với thiên nhiên của một dân tộc.
Biểu đồ 2.1. Tốc dộ tăng trưởng khách quốc tế theo tháng trong năm 2015 so với
cùng kỳ năm 2014
(Đvt: %)

Biểu đồ 2.2. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong những năm qua
(Đvt: người)

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, cả nước năm 2012 đã đón tiếp hơn 6,6
triệu lượt khách quốc tế, tăng 9,5% so với năm 2011. Đây là con số lớn nhất từ
trước đến nay củaViệt Nam. Nhờ vậy, tổng thu từ hoạt động DL năm 2012 đạt
160.000 tỷ đồng, tăng trên 23% so với năm trước.

Biểu đồ 2.3. Mục đích khách quốc tế khi đến Việt Nam


23

Khách quốc tế tìm đến Việt Nam với mục đích chủ yếu là đi du lịch. Ngoài
ra còn có một số mục đích khác như đi công tác, thăm thân nhân,…
Biểu đồ 2.4. Uớc tính lượng khách du lịch đến việt nam

Trung Quốc vẫn là quốc gia số 1 về lượng người đến Việt Nam trong năm
2012. Tuy nhiên, nếu so sánh với năm 2011, lượng khách Trung Quốc gần như
không tăng thêm. Quốc gia có lượng khách đến Việt Nam tăng đột biến trong năm
qua đó là Hàn Quốc (tăng 30%). Hàn Quốc cũng là quốc gia xếp vị trí thứ hai trong
số những quốc gia có đông người đến Việt Nam nhất. Một quốc gia khác cũng có
lượng khách tăng đột biến đó là Liên Bang Nga với số khách đến Việt Nam đã tăng


24

tới 70% trong năm 2012. Ngoài ra, một số thị trường trọng điểm như Anh, Pháp lại
có chiều hướng giảm.
 Thứ ba, nghề nghíệp
 Những thách thức
Đối mặt với khó khăn do sự không đồng đều chất lượng:
Ở bối cảnh toàn cầu hóa ngành du lịch Việt Nam đã phải vất vả cạnh tranh với
các điểm đến trên toàn cầu trong việc thu hút du khách. Các điểm đến du lịch như ở:
Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia… được đầu tư nhiều kinh phí, nhân viên
có tay nghề lao động với trình độ chuyên môn cao, luôn đổi mới về sản phẩm và
nâng cao thương hiệu du lịch. Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn do sự
không đồng đều về chất lượng nguồn nhân lực du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch,

năng lực kinh doanh du lịch, “Nếu không chuẩn bị tốt, khai thác tốt thì DN Việt
Nam không chỉ mất thị trường khách du lịch trong khu vực mà thị trường khách nội
địa cũng khó giữ vững”.
Năng suất lao động thấp và tay nghề kém:
Chất lượng lao động là yếu tố quyết định sự thành bại trong cạnh tranh quốc tế
nói chung và cạnh tranh du lịch nói riêng. Thời gian gần đây, Việt Nam gặp nhiều
bất lợi trong cạnh tranh du lịch do lao động du lịch Việt Nam có chất lượng thấp.
Việc nâng cao tay nghề lao động du lịch Việt Nam đang là đòi hỏi cấp thiết. Chất
lượng lao động chỉ có thể được nâng cao thông qua chương trình giáo dục, đào tạo
có chủ trương đúng đắn, nhất quán, trong đó đào tạo nghề du lịch là một cấu thành
quan trọng. Chính vì vậy, đào tạo dạy nghề, bồi dưỡng du lịch cần phải phát triển
nhanh cả về qui mô lẫn chất lượng.
Mất khách do hạn chế về tầm nhìn quản lý du lịch:
Cán bộ hạn chế tầm nhìn, thiếu kỹ năng điều hành và quản lý du lịch dẫn đến
việc triển khai chưa hiệu quả trong hoạt động du lịch. Tình trạng mất vệ sinh, mất
an ninh trật tự tại các điểm du lịch vẫn thường xuyên xảy ra. Việc ô nhiễm do quá
tải, do khai thác quá mức tài nguyên du lịch hoặc sử dụng sai mục đích, bị tàn phá
dẫn đến tiêu cực bành trướng ở một số địa phương đã làm môi trường du lịch bị ảnh


25

hưởng nghiêm trọng. Điều hành, quản lý tại điểm du lịch chưa được coi trọng, còn
bất cập. Hiện tượng xây dựng thủy điện tràn lan tại các địa phương cũng tác động
không nhỏ đến phát triển du lịch.
Thách thức của việc toàn cầu hóa và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế:
Năng lực cạnh tranh Việt Nam bị tụt hạng, năng suất lao động thấp so với khu
vực và thế giới, điều đó đã làm nền kinh tế Việt Nam bỏ lỡ không ít lợi thế cạnh
tranh trong hội nhập quốc tế. Xúc tiến quảng bá du lịch và xây dựng sản phẩm du
lịch còn đơn điệu chưa có sắc thái riêng. Sản phẩm du lịch Việt Nam chậm đổi mới,

thiếu đặc sắc, ít sáng tạo và còn trùng lặp giữa các vùng miền. Giá trị gia tăng trong
sản phẩm du lịch thấp, thiếu đồng bộ và thiếu liên kết trong phát triển sản phẩm.
Đầu tư du lịch từ chính phủ còn khiêm tốn, chưa tạo được hiệu ứng kích cầu du lịch
Việt Nam tại các thị trường mục tiêu.
Tự do di chuyển lao động – thế cạnh tranh mới trong toàn cầu hóa:
Tự do di chuyển lao động trong toàn cầu hóa cũng là một thách thức đáng suy
nghĩ. Đối với các chính phủ, phải chú trọng tự do di chuyển lao động, bảo đảm sự
cam kết và thỏa thuận về thương mại quốc tế, khuyến khích trao đổi điển hình tốt và
chia sẻ thông tin giữa các đối tác. Điều này có thể dẫn tới chi phí giảm; sức cạnh
tranh gia tăng; khả năng xâm nhập thị trường cao và dòng chảy thương mại đòi hỏi
tự do hơn. Tất cả nhằm giải quyết sự mất cân bằng cung và cầu về việc làm du lịch
trong nước và thiết lập cơ chế cho sự tự do dịch chuyển lao động du lịch lành nghề,
được chứng nhận trong toàn cầu hóa.
 Những cơ hội
Tiềm năng, cơ hội việc làm cho người lao động sẽ nhiều hơn


×