Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Quy che tai chinh CTCP binh tan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.21 KB, 10 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ SẢN XUẤT XNK BÌNH TÂN

QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

TP. Hồ Chí Minh, tháng … năm 2005


CÔNG TY CỔ PHẦN BÌNH TÂN
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…, ngày … tháng … năm 200…

QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÌNH TÂN
(Ban hành kèm theo Quyết Định số ___/QĐ-HĐQT
ngày … tháng … năm 200 ... của Chủ Tịch Hội đồng quản trị
Công Ty Cổ Phần BÌNH TÂN)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Công ty Cổ phần BÌNH TÂN là công ty cổ phần (sau đây gọi tắt là công ty), thành lập
hợp pháp tại Việt Nam, được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp giấy phép
thực hiện các loại hình kinh doanh sau đây:
o



2. Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ
về tài chính, có vốn điều lệ khi thành lập là 26 tỷ đồng. Công ty chịu trách nhiệm


hữu hạn về vốn và tài sản, về kết quả kinh doanh, có nghĩa vụ với Ngân sách Nhà
nước và có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn của các cổ đông.
3. Công ty chịu sự quản lý tài chính của cơ quan tài chính Nhà nước, có trách nhiệm
thực hiện những quy định về quản lý tài chính hướng dẫn tại các văn bản pháp luật
có liên quan. Hạch toán kế toán và lập báo cáo quyết toán tài chính theo các chế độ
kế toán hiện hành.
4. Quy chế quản lý tài chính được xây dựng dựa trên các nguyên tắc :


Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước và Công ty về quản lý tài
chính;



Phân cấp và ủy quyền đầy đủ cho các cấp điều hành trong Công ty nhằm nâng
cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động, linh hoạt trong việc ra các
quyết định tài chính nhằm đáp ứng kịp thời và đầy đủ các yêu cầu hoạt động
của Công ty;



Bảo đảm tính công khai và minh bạch;



Bảo đảm thực hiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ.
CHƯƠNG II
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN

ĐIỀU 1. NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY

1.1 Vốn điều lệ ban đầu là số vốn do tất cả cổ đông góp và được ghi vào Điều lệ của Công
ty. Vốn điều lệ của công ty bao gồm:


1.1.1 Vốn thuộc sở hữu Nhà nước:
1.1.2 Vốn góp không thuộc sở hữu Nhà nước:
1.1.3 Phần vốn bổ sung từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
1.2 Vốn huy động của Công ty bao gồm:
+ Huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu bổ sung
+ Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu
+ Vay vốn của các tổ chức trong và ngoài nước
+ Nhận vốn góp liên kết và các hình thức khác
1.3 Các nguồn vốn khác (Vốn hình thành trong quá trình thanh toán, vốn ủy thác đầu tư,
vốn huy động khác...)
1.4 Các quỹ và lãi hình thành trong quá trình phân phối lợi nhuận.
Việc hình thành, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn vốn của Công ty phải thực
hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước đối với Công ty cổ phần.
ĐIỀU 2. TĂNG GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ
2.1 Trong quá trình kinh doanh, khi cần thiết, công ty có thể tăng giảm vốn điều lệ theo quy
định tại luật doanh nghiệp, các quy định khác có liên quan và điều lệ tổ chức hoạt động
của Công ty.
2.2 Hội đồng quản trị Công ty chịu trách nhiệm lập phương án tăng giảm vốn điều lệ Công
ty để trình Đại hội đồng Cổ đông quyết định.
2.3 Công ty tăng vốn điều lệ dưới các hình thức sau: .
+ Phát hành thêm cổ phiếu mới. Giá cổ phiếu được thực hiện theo điều lệ Công ty.
+ Chuyển từ các quỹ sở hữu hoặc lợi nhuận giữ lại để chuyển thành cổ phần cho các
cổ đông hoặc chuyển trái phiếu thành cổ phiếu.
ĐIỀU 3. PHÂN CẤP HUY ĐỘNG VỐN
3.1. Giám đốc Công ty quyết định huy động vốn trong các trường hợp sau:
3.1.1 Vay vốn với tổng số tiền vay mỗi lần nhỏ hơn 10% vốn điều lệ của Công ty tại

thời điểm tương ứng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3.3.5 của Điều này.
3.1.2 Các khoản vay tại khoản 3.1.1 dẫn đến kết quả tổng số dư nợ vay của Công ty
nhỏ hơn 40% tổng vốn điều lệ của công ty.
3.1.3 Nhận vốn góp vốn liên doanh, liên kết, ủy thác đầu tư của các pháp nhân và
thể nhân trong và ngoài nước đến 10% vốn Điều lệ Công ty tại thời điểm tương ứng.
3.2. Thường trực HĐQT Công ty quyết định việc huy động vốn trong các trường hợp sau
đây:
3.2.1. Vay vốn với tổng số tiền vay mỗi lần tương ứng từ 10% đến 20% vốn điều lệ
của Công ty tại thời điểm tương ứng trừ trường hợp quy định tại khoản 3.3.5 của
Điều này.
3.2.2. Các khoản vay ở mục 3.2.1 dẫn đến kết quả tổng dư nợ vay của Công ty
tương đương từ 40% đến 50% tổng số vốn điều lệ của công ty.
3.2.3. Nhận vốn góp liên doanh, liên kết ủy thác đầu tư của các pháp nhân và thể
nhân trong và ngoài nước từ 10% đến 20% vốn điều lệ của công ty.
3.3. HĐQT Công ty quyết định việc huy động vốn trong các trường hợp sau đây:
3.3.1. Phát hành trái phiếu hoặc các loại công cụ nợ khác theo quy định của pháp
luật và theo điều lệ của Công ty khi cần huy động vốn nhằm bổ sung vào nguồn vốn


hoạt động của Công ty để phát triển kinh doanh. HĐQT quyết định tổng giá trị trái
phiếu phát hành, phương thức phát hành, thời điểm phát hành.
3.3.2. Vay vốn với tổng số tiền vay mỗi lần lớn hơn 20% vốn điều lệ của Công ty tại
thời điểm tương ứng.
3.3.3. Các khoản vay ở mục 3.3.2 dẫn đến kết quả tổng số dư nợ vay của Công ty
tương đương trên 50% tổng số vốn điều lệ của công ty
3.3.4. Nhận vốn góp liên doanh, liên kết, ủy thác đầu tư của các pháp nhân và thể
nhân trong và ngoài nước lớn hơn 20% vốn điều lệ của công ty.
3.3.5. Quyết định thông qua việc giao kết các hợp đồng kinh tế dân sự của Công ty
có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 20% vốn điều lệ của công ty với thành viên Hội đồng
quản trị, thành viên Ban Giám Đốc, thành viên Ban Kiểm Soát, cổ đông sở hữu từ

10% số cổ phần có quyền biểu quyết của Công ty trở lên và với người có liên quan
của họ. Trong trường hợp này, thành viên Hội đồng Quản trị hoặc thành viên Ban
Giám đốc, Ban Kiểm soát có người liên quan là bên ký Hợp đồng không có quyền
biểu quyết.
3.3.6 Chủ tịch HĐQT thay mặt HĐQT ký kết các hồ sơ cần thiết để thực hiện các thủ
tục vay nợ (cầm cố, thế chấp…) nếu có.
3.4. Đại hội đồng cổ đông quyết định huy động vốn trong các trường hợp sau đây:
3.4.1. Huy động vốn cổ phần,
3.4.2. Phát hành trái phiếu chuyển đổi.
ĐIỀU 4. CHI PHÍ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN HUY ĐỘNG
Cấp thẩm quyền quyết đinh việc huy động vốn sẽ quyết định các chi phí liên quan đến việc
huy động vốn.
ĐIỀU 5. PHÂN CẤP QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN
5.1. Giám Đốc Công ty quyết định đầu tư hoặc mua sắm tài sản cố định trong các trường
hợp sau:
5.1.1 Quyết định các khoản đầu tư trong trường hợp các khoản đầu tư này dẫn đến
tổng mức đầu tư không quá 80% tổng vốn điều lệ của công ty tổng mức đầu tư vào
từng loại tài sản không quá 5 tỷ đồng. Giám đốc có trách nhiệm báo cáo cho Thường
trực HĐQT về tình hình đầu tư hoặc mua sắm tài sản ít nhất 1 lần/tháng.
5.1.2 Quyết định mua lại cổ phiếu quỹ không quá 2% số cổ phần đã bán của Công
ty.
5.2. Thường trực HĐQT quyết định đầu đầu tư hoặc mua sắm tài sản cố định trong các
trường hợp sau đây:
5.2.1 Quyết định các khoản đầu tư trong trường hợp các khoản đầu tư này dẫn đến
tổng mức đầu tư tương đương từ 80% vốn điều lệ và tổng mức đầu tư vào từng loại
tài sản không quá 5 tỷ đồng.
5.2.2 Quyết định mua lại cổ phiều quỹ không quá 5% số cổ phần đã bán của Công
ty.
5.3. HĐQT Công ty quyết định việc đầu tư hoặc mua sắm tài sản cố định trường các trường
hợp sau đây:

5.3.1 Sử dụng đến 40% vốn điều lệ để tham gia góp vốn, liên doanh, liên kết với các
thể nhân và pháp nhân Công ty trừ trường hợp quy định tại khoản 5.3.2 của điều
này.
5.3.2 Chấp nhận cho Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế, dân sự với các thành viên
HĐQT, thành viên Ban Tổng Giám Đốc, thành viên Ban Kiểm Soát, cổ đông sở hữu


10% số cổ phần có biểu quyết và với người có liên quan của họ có giá trị đến 30%
vốn điều lệ.
5.3.3 Quyết định các khoản đầu tư trong trường hợp các khoản đầu tư này dẫn đến
tổng mức đầu tư tương đương trên 80% vốn điều lệ và tổng mức đầu tư vào từng
loại tài sản trên 5 tỷ đồng.
5.3.4 Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại của Công
ty.
5.4. HĐQT Công ty chịu trách nhiệm xây dựng phương án và trình Đại hội cổ Đồng cổ đông
quyết định việc đầu tư trong các trường hợp sau đây:
5.4.1. Sử dụng trên 40% vốn điều lệ của Công ty để tham gia góp vốn, liên doanh,
liên kết với các pháp nhân và thể nhân.
5.4.2 Chấp thuận cho Công ty ký kết các hợp đồng kinh tế, dân sự có giá trị lớn hơn
30% vốn điều lệ của Công ty với thành viên HĐQT , thành viên Ban Giám Đốc, thành
viên Ban Kiểm soát, cổ đông sở hữu từ 10% số cổ phần có quyền biểu quyết của
Công ty trở lên và với người liên quan của họ. Trong trường hợp này, thành viên Hội
đồng quản trị hoặc thành viên Ban Điều hành, Ban Kiểm soát có người liên quan là
bên ký hợp đồng không có quyền biểu quyết.
5.4.3 Quyết định mua lại cổ phiếu quỹ trên 10% số cổ phần đã bán của Công ty.
ĐIỀU 6. CÔNG TÁC KẾ TOÁN THỐNG KÊ - KIỂM TOÁN
6.1. Công ty có trách nhiệm:
Mở sổ sách kế toán, theo dõi chính xác toàn bộ tài sản, tiền vốn Công ty, phản ảnh kịp thời
tình hình sử dụng vốn, biến động tài sản, nguồn vốn đúng quy định của chế độ kế toán hiện
hành.

6.2. Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng
12 hàng năm.
6.3. Hàng năm, Công ty phải thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính. Việc kiểm toán do
một Công ty kiểm toán độc lập thực hiện.
6.4. Công ty có trách nhiệm lập và gửi báo cáo tài chính theo quy định.
6.4.1 Báo cáo năm của Công ty bao gồm các tài liệu sau:
1. Báo cáo tình hình hoạt động năm
2. Các báo cáo tài chính bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh báo cáo tài chính
+ Báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn
+ Báo cáo trích lập và sử dụng các quỹ, phân phối lợi tức cổ phần.
6.4.2 Báo cáo hàng quý bao gồm các tài liệu sau:
+ Báng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn


6.5. Chứng từ kế toán đã sử dụng phải được sắp xếp, phân loại, bảo quản và lưu trữ theo
quy định hiện hành của chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán.
CHƯƠNG III
QUẢN LÝ TÀI SẢN
ĐIỀU 8. ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN
8.1 Công ty thực hiện đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:
+ Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của HĐQT.
+ Dùng tài sản để liên doanh, góp vốn cổ phần (đem góp tài sản và khi nhận tài
sản)

+ Điều chỉnh giá để đảm bảo giá trị thực tế tài sản của công ty
+ Các trường hợp khác theo quy định của luật pháp.
8.2 Việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản phải theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
8.3 Việc đánh giá lại tài sản do HĐQT quyết định.
ĐIỀU 9. TỔN THẤT TÀI SẢN
9.1 Tổn thất tài sản của Công ty là sự mất mát, hư hỏng làm giảm giá trị tài sản của Công
ty do các nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra.
9.2 Công ty phải xác định rõ nguyên nhân gây tổn thất tài sản, giá trị tổn thất và có phương
án xử lý cụ thể. .
+ Đối với những tổn thất do nguyên nhân chủ quan, Công ty phải xác định mức độ
thiệt hại của từng đương sự để HĐQT có quyết định xử lý đền bù thiệt hại.
+ Đối với những tổn thất do nguyên nhân khách quan, GĐ phải lập phương án xử lý
tài sản tổn thất trình HĐQT xem xét, quyết định xử lý. Công ty được sừ dụng quỹ dự
phòng tài chính để bù đắp những thiệt hại về tổn thất tài sản mà công ty phải chịu
sau khi đã xử lý.
9.3. HĐQT Công ty quyết định việc xử lý các tổn thất về tài sản của Công ty.
ĐIỀU 10. NHƯỢNG BÁN TÀI SẢN
10.1 Công ty được chủ động nhượng bán tài sản để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinh
doanh có hiệu quả hơn.
10.2 Khi nhượng bán tài sản, Công ty phải định giá tài sản và tổ chức thanh lý theo đúng
quy định của pháp luật và quy định của công ty.
10.3 Khoản chênh lệch giữa số tiền thu được do nhượng bán tài sản so với giá trị còn lại của
tài sản được hạch toán vào kết quả kinh doanh của Công ty.
10.4 HĐQT Công ty quyết định việc nhượng bán tài sản có giá trị còn lại trên sổ sách trên
500 triệu đồng.
10.5 HĐQT ủy quyền cho GĐ Công ty quyết định việc nhượng bán tài sản trong các trường
hợp còn lại.
ĐIỀU 11. THANH LÝ TÀI SẢN
11.1 Công ty được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật không thể
sử dụng được, tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi.

11.2 Khi thành lý tài sản có giá trị còn lại từ 100 triệu đồng trở lên phải lập Hội đồng thanh
lý.
11.3 Khoản chênh lệch giữa giá trị thu được do thanh lý tài sản với giá trị còn lại của tài sản
thanh lý và chi phí thanh lý được hạch toán vào kết quả kinh doanh của Công ty.


11.4 HĐQT Công ty quyết định việc thanh lý tài sản trong các trường hợp sau đây:
+ Tài sản có giá trị còn lại trên sổ sách trên 100 triệu.
+ Tài sản hoạt động mang tính chất dây chuyền với các tài sản khác trong công ty.
11.5. Giám Đốc Công ty quyết định việc thanh lý tài sản trong các trường hợp còn lại.
Chương IV
DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH
ĐIỀU 12. DOANH THU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
12.1 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh:
12.2 Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm:
+ Lãi tiền gửi;
+ Các khoản thu từ hoạt động tài chính khác.
12.3 Doanh thu từ các hoạt động khác
+ Thu từ cho thuê tài sản
+ Các khoản thu tiền phạt
+ Nợ đã xóa nay thu hồi được
+ Thu nhập các khoản dự phòng đã trích năm trước nhưng không sử dụng hoặc sử
dụng không hết
+ Thanh lý, nhượng bán tài sản và các khoản thu khác.
ĐIỀU 13. CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
13.1 Chi phí kinh doanh
13.2 Chi phí hoạt động tài chính:
+ Chi phí trả lãi tiền vay
+ Chi phí trả lãi trái phiếu
+ Chi phí thuê tài sản dùng trong hoạt động kinh doanh

+ Các khoản chi phí khác
13.3 Chi nộp các khoản thuế, phí lệ phí theo quy định pháp luật.
13.4 Các khoản chi phí hợp lệ, hợp lý khác:
+ Các khoản chi phí dự phòng.
+ Chi phí để thu các khoản phạt theo chế độ quy định.
+ Chi phí trợ cấp thôi việc cho người laơ động theo quy định.
+ Chi đào tạo nghiệp vụ.
+ Chi trang phục giao dịch, chi bảo hộ lao động.
+ Chi ăn trưa, mức chi không vượt quá lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với
công chức nhà nước.
+ Chi thanh lý nhượng bán tài sản.
+ Chi bảo hiểm tài sản và các loại bảo hiểm cần thiết khác.
+ Các khoản chi phí khác.
13.5 Các khoản chi không được hạch toán vào chi phí :


+ Các khoản chi phạt do vi phạm hành chính, vi phạm môi trường, phạt nợ vay quá
hạn, phạt vi phạm chế độ tài chính và các vi phạm khác;
+ Chi phí đi công tác nước ngoài vượt định mức do Hội đồng quản trị quy định;
+ Các khoản chi từ quỹ phúc lợi, khen thưởng;
+ Các khoản chi trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất, chi từ thiện;
+ Chi ủng hộ đoàn thể, xã hội, cơ quan khác, trừ các khoản chi hỗ trợ giáo dục cho
bên ngoài như: đóng góp vào quỹ khuyến học, giúp đỡ học sinh tàn tật.
+ Chi phí đầu tư xây dụng cơ bản, mua sắm tài sản cố định.
+ Các khoản chi thuộc nguồn kinh phí khác đài thọ.
ĐIỀU 14. PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN
14.1 Lợi nhuận của công ty được xác định là chênh lệch giữa Tổng doanh thu (-) Tổng chi
phí (bao gồm các khoản thuế theo luật định). Lợi nhuận phát sinh còn bao gồm lợi
nhuận năm trước phát hiện trong năm và được trừ đi khoản lỗ theo quy định hiện hành
đã được xác định trong quyết toán năm.

14.2 Lợi nhuận thực hiện trong năm của công ty sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
theo luất định được phân phối theo thứ tự sau:
+ Khấu trừ các khoản tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, vi phạm chế độ đăng
ký kinh doanh, phạt nợ vay quá hạn, phạt vi phạm chế độ kế toán thống kê, phạt vi
phạm hợp đồng kinh tế (sau khi bù trừ số thu phạt < số bị phạt), các khoản chi phí
hợp lệ được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp;
+ Khấu trừ các khoản lỗ chưa được tính vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh
nghiệp;
14.3 Sau khi trừ đi các khoản trên đây, lợi nhuận còn lại (coi như 100%) được phân phối
theo thứ tự như sau:
+ Trích quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ bằng 5% lợi nhuận còn lại. Quỹ này được
trích cho đến khi bằng 10% vốn điều lệ của Công ty.
+ Trích quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ hoạt động của Hội
đồng quản trị. Mức trích do Đại hội đồng cổ đông quyết định hàng năm.
+ Chia lợi tức cổ phần theo mức vốn tham gia của các cổ đông.
+ Lợi nhuận giữ lại (nếu có)
14.4 Mục đích sử dụng các quỹ:
14.4.1 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: Sử dụng để bổ sung vốn điều lệ, mở rộng
hoạt động kinh doanh.
14.4.2 Quỹ dự trữ bắt buộc: Sử dụng để đảm bảo an toàn cho công ty xử lý các
trường hợp bất khả kháng.
14.4.3 Quỹ đầu tư phát triển: Dùng để đầu tư phát triển kinh doanh (kể cả trường
hợp liên doanh, góp vốn cổ phần, mua cổ phiếu); đổi mới máy móc thiết bị, công
nghệ; nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; trợ giúp thêm cho việc đào tạo
nâng cao tay nghề và điều kiện làm việc trong công ty.
14.4.4 Quỹ hoạt động của Hội đồng quản trị để trả thù lao cho thành viên Hội đồng
quản trị và các chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị.
14.4.4 Quỹ khen thưởng dùng để:
+ Thưởng cuối năm hoặc thường kỳ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.



+ Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong Công ty có sáng kiến cải
tiến công việc, mang lại hiệu quả trong kinh doanh.
+ Thưởng cho các cá nhân và đơn vị ngoài công ty có quan hệ hợp đồng kinh tế
đã hoàn thành tốt những điều kiện của hợp đồng hoặc các cá nhân và đơn vị có
đóng góp nhiều cho hoạt động kinh doanh của công ty.
+ HĐQT quyết định tỷ lệ sử dụng quỹ khen thưởng. GĐ quyết định mức khen
thưởng cụ thể.
14.4.5 Quỹ phúc lợi dùng để:
+ Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của công ty.
+ Chi cho các hoạt động phúc lợi của tập thể công nhân viên công ty.
+ Trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp
về hưu, mất sức, có hoàn cảnh khó khăn.
+ Chi cho hoạt động từ thiện, xã hội
+ HĐQT quyết định tỷ lệ sử dụng Quỹ phúc lợi. GĐ quyết định việc chi cụ thể
sau khi tham khảo ý kiến của Công đoàn Công ty
Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, GIÁM ĐỐC
TRONG VIỆC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG TY
ĐIỀU 15- TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
15.1 HĐQT thực hiện chức năng quản lý Công ty, trong phạm vi thẩm quyền của mình có
trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của Công ty
15.2 Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do các cổ đông, các bên góp vốn
liên doanh, liên kết đóng góp.
15.3 Trình Đại hội đồng cổ đông thông qua các nội dung liên quan đền công tác quản lý tài
chính thuộc thầm quyến của Đại hội đông cổ đông.
15.4 Thực hiện việc công bố các báo cáo tài chính hàng năm trước Đại hội đồng cổ đông
theo quy định; thông qua kế hoạch tài chính dài hạn và kế hoạch tài chính hàng năm
do GĐ trình.
15.5 Quyết định phương án huy động vốn theo thẩm quyền phục vụ hoạt động đầu tư và

kinh doanh.
15.6. Kiểm tra, giám sát GĐ, các đơn vị thành viên trong việc sử dụng, bảo toàn và phát
triển vốn, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
ĐIỀU 16. TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁM ĐỐC
16.1 Chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật trong việc thực hiện kế hoạch tài
chánh của Công ty.
16.2 Chịu trách nhiệm điều hành việc sử dụng vốn trong đầu tư, kinh doanh theo kế hoạch
sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn được HĐQT thông qua thực hiện phương án phân
phối lợi nhuận sau khi nộp các khoản cho ngân sách theo quy định.
16.3 Chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc huy động và sử dụng các nguồn vốn vào hoạt
động đầu tư, kinh doanh.
16.4 Xây dựng các định mức và kiểm soát các chi phí phù hợp với điều kiện kinh doanh của
Công ty theo quy định của pháp luật, của Công ty.


16.5 Chịu trách nhiệm tổ chức công tác kế toán đảm bảo tính chính xác, tính trung thực về
số liệu báo cáo tài chính, số liệu quyết toán và các thông tin tài chính khác.
16.6 Xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn và kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kế
hoạch đầu tư và kinh doanh trình HĐQT thông qua.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
ĐIỀU 17. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
17.1. Mọi trường hợp phát sinh không quy định trong quy chế này sẽ thực hiện theo quy
định của pháp luật và điều lệ của công ty.
17.2. Trong trường hợp có những quy định của pháp luật có liên quan chưa được đề cập
trong bản quy chế này hoặc có những quy định mới của pháp luật khác với những điều
khoản trong quy chế này thì những quy định của pháp luật đó đương nhiên được áp
dụng và điều chỉnh hoạt động của Công ty.
17.3. Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn vướng mắc, GĐ Công ty có trách nhiệm
trình HĐQT xem xét giải quyết.

17.4. Trong những trường hợp đặc biệt, HĐQT có quyền hạn chế những quyền hạn có liên
quan đến tài chính của GĐ Công ty quy định trong quy chế này nếu xét thấy những
quyền hạn đó có khả năng gây thiệt hại về tài chính cho Công ty.
ĐIỀU 18. SỬA ĐỔI QUY CHẾ
Mọi sửa đổi, bổ sung Quy chế này phải được HĐQT xem xét quyết định thông qua.
ĐIỀU 19. HIỆU LỰC THI HÀNH
19.1. Quy chế quản lý tài chính của Công ty Cổ phần BÌNH TÂN gồm 6 chương 19 điều đã
được Hội Đồng Quản trị Công ty Cổ phần BÌNH TÂN chấp thuận, thông qua toàn bộ vào
ngày ...... tháng ....... năm 2003 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
19.2. Quy chế này có hiệu lực thi hành sau kể từ ngày HĐQT thông qua.
19.3. Các thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, thành viên Ban Giám
đốc, các Trưởng, Phó Phòng chức năng và toàn thể cổ đông và cán bộ, nhân viên Công
ty Cổ Phần BÌNH TÂN có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế này.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TP HỒ CHÍ MINH



×