i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------
CHU THANH HÀ
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NƢỚC SINH HOẠT VÀ VỆ
SINH MÔI TRƢỜNG TẠI XÃ ĐỒNG LIÊN, HUYỆN PHÚ BÌNH,
TỈNH THÁI NGUYÊN”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học
: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2011 - 2015
Thái Nguyên, năm 2015
ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn quan trọng trong quá trình đào tạo
của nhà trường, giúp sinh viên sau khi ra trường tránh khỏi sự bỡ ngỡ với công
việc, tập làm quen với công việc, bổ sung thêm kiến thức chuyên ngành, nâng
cao khả năng giao tiếp cũng như kỹ năng thực hành.
Sau quá trình thực tập, được sự giúp đỡ từ phía nhà trường cùng các
thầy, cô giáo và cơ quan thực tập, khóa luận tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành
qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ
nhiệm khoa và toàn thể khoa Môi trường cùng các cán bộ xã Đồng Liên,
trưởng thôn các xóm trong xã và người dân trong các thôn.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới Thầy giáo Dƣ Ngọc
Thành, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã hết lòng động
viên, giúp đỡ tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho tôi trong quá trình học
tập và hoàn thành khóa luận này.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để
đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Sinh viên
Chu Thanh Hà
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại các loại bệnh liên quan tới nguồn nước bị thiếu và ô
nhiễm phân loại truyền bệnh ........................................................................... 10
Bảng 2.2 : Mục tiêu thực hiện của các địa phương ......................................... 19
Bảng 4.1.các nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân .................. 33
Bảng 4.2: Tổng hợp số liệu về nguồn nước sinh hoạt HVS đối với người dân ...... 34
Bảng 4.3. Tỷ lệ người dân sử dụng nước HVS ở các thôn thuộc xã Đồng Liên .. 36
Bảng 4.4: Kết quả tổng hợp điều tra ý kiến người dân về chất lượng nước sinh
hoạt đang dùng ................................................................................................ 37
Bảng 4.5. Tổng hợp ý kiến người dân vê mức độ ô nhiễm nước sinh hoạt .... 39
Bảng 4.6 : Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong mẫu nước giếng khoan và
giếng đào sử dụng cho sinh hoạt ..................................................................... 39
Bảng 4.7. Tổng hợp số liệu vệ sinh môi trường – Hộ gia đình....................... 41
Bảng 4.8. Tổng hợp số liệu chuồng trại chăn nuôi của các hộ dân ................ 44
Bảng 4.9. Tình hình vệ sinh môi trường chung tại địa bàn xã Đồng Liên ..... 47
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 : Tỷ lệ người sử dụng nước HVS ở xã Đồng Liên ........................... 34
Hình 4.2: Tỷ lệ các nguồn nước HVS được sử dụng tại xã Đồng Liên (%) ... 35
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm số hộ có nhà tiêu HVS của tổng toàn xã
Đồng Liên ........................................................................................................ 42
Hình 4.5. Biểu đồ Tỷ lệ nhà tiêu HVS thuộc xã Đồng Liên (%) .................... 43
Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ phần trăm các loại nhà tiêu trên địa bàn xã Đồng Liên
......................................................................................................................... 42
Hình 4.6.. Biểu đồ các biện pháp sử lý trong chăn nuôi của các hộ dân ........ 46
Hình 4.7: bể lọc nước đơn giản với nguyên liệu chính là Than hoạt tính ...... 50
Hình 4.8: Các sơ đồ xử lý nước ngầm có làm thoáng và lọc .......................... 51
Hình 4.9: Sơ đồ hệ thống xử lý nước giếng khoan sử dụng kết hợp hai phương
pháp là phương pháp tự oxi hóa và hấp phụ ................................................... 53
v
DANH MỤC TỪ , CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Dịch nghĩa
1
BKHTĐ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2
BTC-BXD-BNN
Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp
3
BTNMT
Bộ Tài nguyên môi trường
4
CT - BNN
Chỉ thị của Bộ Nông nghiệp
5
GĐ
Giếng đào
6
GK
Giếng khoan
9
HTX
Hợp tác xã
10
HVS
Hợp vệ sinh
12
LHQ
Liên Hợp Quốc
13
MTQG
Mục tiêu quốc gia
14
NS&VSMTNT
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
15
NTM
Nông thôn mới
16
PTNN
Phát triển nông thôn
17
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
18
QĐ - BYT
Quyết định của Bộ Y tế
19
QĐTTg
Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ
20
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
21
THCS
Trung học cơ sở
22
THPT
Trung học phổ thông
23
TW
Trung ương
24
UBND
Ủy ban nhân dân
25
UNICEF
Tên viết tắt của quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
26
VSCT
Vệ sinh chuồng trại
27
WTO
Tổ chức Y tế Thế giới
vi
MỤC LỤC
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2. Mục đích, yêu cầu ...................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4
2.1.1. Khái niệm về nước sinh hoạt................................................................... 4
2.1.2. Khái niệm về nước sạch .......................................................................... 4
2.1.3. Khái niệm vệ sinh nông thôn .................................................................. 4
2.1.5. Các nguồn nước dùng trong sinh hoạt và các tiêu chí và tiêu chuẩn đánh
giá. ..................................................................................................................... 5
2.1.6. Phân loại các kiểu nhà vệ sinh ................................................................ 6
2.1.6. Tầm quan trọng của nước sạch và vệ sinh môi trường đối với đời sống
cộng đồng .......................................................................................................... 8
2.1.7. Vai trò của nước sạch và vệ sinh môi trường đối với sự phát triển kinh
tế nông thôn ..................................................................................................... 10
2.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 11
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 13
2.2.1. Hiện trạng sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường trên thế giới ..... 13
2.2.2. Hiện trạng sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở Việt Nam
......................................................................................................................... 14
vii
2.2.3. Hiện trạng sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................... 20
PHẦN 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 22
3.1. Đối tượng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu ........................................ 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22
3.1.2. Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện ............................................ 22
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.3.1. Khảo sát thực địa ................................................................................... 22
3.3.2. Phương pháp thống kê: ......................................................................... 22
3.3.3. Tham khảo ý kiến chuyên gia ............................................................... 23
3.3.4. Phương pháp kế thừa..................................................................................24
3.3.5. PP lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm................................24
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 25
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội........................................................... 25
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 25
4.1.2. Dân cư ................................................................................................... 26
4.1.3 Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 26
4.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................... 27
4.1.5. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đồng Liên
......................................................................................................................... 32
4.2. Đánh giá thực trạng sử dụng nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông
thôn trên địa bàn xã Đồng Liên ....................................................................... 33
4.2.1. Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân xã
Đồng Liên ........................................................................................................ 33
viii
4.2.2. Ý kiến của người dân về tình hình chất lượng nước sinh hoạt của xã Đồng
Liên .................................................................................................................. 37
4.2.3. Hiện trạng sử dụng và chất lượng nước sinh hoạt ................................ 39
4.3. Đánh giá thực trạng vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn xã Đồng Liên
......................................................................................................................... 41
4.3.1. Các công trình nhà tiêu trên địa bàn xã................................................. 41
4.3.2. Vấn đề chuồng trại chăn nuôi của người dân........................................ 44
4.3.3.Tổng hợp ý kiến người dân về tình hình VSMT tại địa bàn xã Đồng Liên
......................................................................................................................... 47
4.4.3. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường sử dụng nước sinh hoạt HVS và vệ
sinh môi trường ............................................................................................... 47
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 59
5.1 Kết luận .................................................................................................... 59
5.2 Kiến nghị .................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................62
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) là một trong
những tiêu chí xây dựng nông thôn mới được các cấp các ngành hết sức quan tâm,
và lĩnh vực này luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của Việt
Nam. Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đang rất cố gắng để cải thiện điều
kiện cơ sở hạ tầng, nâng cao điều kiện sống cho người dân, góp phần thúc đẩy xóa
đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội của Quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề NS
&VSMTNT ở Việt Nam vẫn còn phải ñối mặt với rất nhiều thách thức, đòi hỏi có
thêm nhiều nỗ lực để giải quyết. Trong khi đã có những khoản đầu tư đáng kể để
giải quyết các vấn đề nước và vệ sinh, các mục tiêu cần đạt vẫn còn ở rất xa. Các
công trình nước sạch và vệ sinh cơ bản còn rất thiếu, cũng như ý thức về hành vi,
thói quen vệ sinh ở nhiều nơi còn hạn chế, gây nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng
đến cuộc sống của cộng đồng và chất lượng môi trường.
Đồng Liên là một xã thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Xã
nằm ở phía tây bắc và là xã cực tây của huyện. Đồng Liên giáp với sông Cầu ở phía
tây và là đầu nguồn của hệ thống sông Máng, một kênh tưới tiêu nhân tạo được xây
dựng từ thời Pháp thuộc chảy qua. Đường sắt Kép - Lưu Xá chạy qua địa bàn xã.
Đồng Liên giáp với hai xã Huống Thượng và Nam Hòa thuộc huyện Đồng Hỷ ở
phía bắc, giáp với xã Bàn Đạt và Đào Xá cùng huyện ở phía đông và đông nam,
giáp với các phường Cam Giá, Hương Sơn và xã Lương Sơn của thành phố Thái
Nguyên ở phía tây và tây nam và nam.
Cùng với cả nước nói chung và các xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng,
đồng bào các dân tộc tại khu vực xã Đồng Liên đang ra sức xây dựng nông thôn
mới. Trong tiến trình này, Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một trong
những tiêu chí cần đạt được. Hiện tại, các xã thuộc huyện Phú Bình chưa nằm trong
khu vực được cung cấp nước sạch của tỉnh Thái Nguyên. Nguồn nước người dân sử
dụng để sinh hoạt là nước giếng đào, giếng khoan và nguồn nước khác ( nước mưa,
2
nước mặt ). Nếu nguồn nước không đảm bảo vệ sinh sẽ gây nên nguy cơ mắc các
bệnh đường ruột, bệnh ngoài da và một số bệnh khác, vì vậy nước sạch và vệ sinh
môi trường luôn là vấn đề quan trọng và cần thiết.
Trong khi đó, nguồn nước ngầm khu vực này đang ngày càng khan hiếm và bị
ô nhiễm không thể sử dụng dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt một cách
trầm trọng tại khu vực này. Thu nhập chính của người dân ở đây là dựa vào sản xuất
nông nghiệp, thu nhập thấp và cuộc sống của người dân còn nhiều bấp bênh. Trên
địa bàn xã còn nhiều hộ gia đình chưa được sử dụng nước sạch và vấn đề vệ sinh
môi trường cũng chưa được quan tâm.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của nhà trường trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, dưới sự hướng dẫn của
thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng sử
dụng nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường tại xã Đồng Liên, huyện Phú Bình ,
tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá thực trạng vấn đề sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn xã Đồng Liên, huyện Phú Bình , tỉnh Thái Nguyên.
- Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới nước sạch và vệ
sinh môi trường xã Đồng Liên, huyện Phú Bình , tỉnh Thái Nguyên.
- Đưa ra những giải pháp khắc phục, tháo gỡ những bất cập còn tồn tại đối
với vấn đề nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường tại địa phương.
1.2.2. Yêu cầu
- Phản ánh đầy đủ, đúng đắn thực trạng nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên
địa bàn xã.
- Các tài liệu,thông số môi trường được lấy trung thực, khách quan tại địa bàn
nghiên cứu.
- Các biện pháp được đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp với điều kiện
thực tế của cơ sở.
3
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế.
- Nâng cao kiến thức thực tế.
- Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Bổ sung tư liệu cho hoc tập.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp cơ quan quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh có được phương pháp khả
thi và đạt hiệu quả cao.
- Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo vệ
môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Huyện.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Khái niệm về nước sinh hoạt
Theo khoản 11, điều 2 luật tài nguyên nước năm 2012:
Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của
con người[7].
2.1.2. Khái niệm về nước sạch
-“ Nước sạch là nước không màu, không mùi, không vị, không chứa chất tan
và tuyệt đối không có vi sinh vật gây bệnh cho người”[13] . Tỷ lệ các chất độc hại
và vi khuẩn không quá mức độ cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh của mỗi quốc gia. Ô
nhiễm nước là sự biến đổi các thành phần của nước khác biệt với trạng thái ban đầu.
Đó là sự biến đổi các chất lý, hóa, sinh vật và sự có mặt của chúng trong nước làm
cho nước trở nên độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người do uống nước trực
tiếp, sử dụng nước để sinh hoạt vệ sinh cá nhân hàng ngày.
- Nước sạch là nước chỉ chấp nhận sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ, kim
loại và các ions hòa tan với một vi lượng rất nhỏ.
- Theo Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội :Luật Tài nguyên nước : Nước
sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt
Nam[7].
- Nước hợp vệ sinh: Là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu
cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa các thành phần có thể
gây hại tới sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi. [2]
2.1.3. Khái niệm vệ sinh nông thôn
Theo nghĩa rộng vệ sinh nông thôn bao gồm:
- Tuyên truyền ý thức thực hành vệ sinh cá nhân, gia đình và cộng đồng như
ăn uống sạch, giữ sạch môi trường sống xung quanh, kiểm soát bệnh tật…
5
- Quản lý các chất thải từ sinh hoạt: chất thải của người và gia súc như phân và
nước tiểu. Biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn gồm rác sinh hoạt và rác hữu cơ
từ chế biến nông sản và rác thải công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp địa phương.
- Các công trình phục vụ cho vệ sinh nông thôn có chi phí hợp lý như nhà tiêu,
hệ thống phân phối nước an toàn, trạm thu gom rác thải…
- Tái xử dụng chất thải như là biện pháp bảo vệ tài nguyên và vệ sinh môi
trường.[10]
2.1.4. Khái niệm về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
- Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là một khái niệm rất rộng lớn
nhưng chủ yếu giải quýêt vấn đề cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và các nhu cầu
vệ sinh trong gia đình được áp dụng cho các gia đình ở vùng nông thôn đáp ứng
được đúng tiêu chuẩn cho phép đối với nước sạch và vệ sinh môi trường.[3]
2.1.5. Các nguồn nước dùng trong sinh hoạt và các tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá.
- Nước từ giếng đào
- Nước từ giếng khoan
- Nước máy
- Các nguồn nước khác (nước mưa, nước mặt…)
Đối với các công trình cấp nước tập trung cung cấp cho trên 500 người áp
dụng Tiêu chuẩn Vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định
1329/2002/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Đối với nguồn nước cung cấp cho hộ gia đình hoặc nguồn cấp nước cho cụm dân
cư dưới 500 người sử dụng áp dụng Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch Ban hành kèm theo
Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế.[2]
* Tiêu chuẩn nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh
- Giếng đào hợp vệ sinh:
+ Giếng đào cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít
nhất là 10m.
+ Thành giếng cao tối thiểu là 0.6m được xây bằng gạch, đá.
+ Sân giếng phải làm bằng bêtông hoặc lát gạch đá, không bị nứt nẻ.
6
- Giếng khoan hợp vệ sinh:
+ Giếng khoan cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít
nhất là 10m.
+ Sân giếng phải làm bằng bêtông hoặc lát gạch đá, không bị nứt nẻ.
- Nguồn nước máy được cung cấp từ các công trình cấp nước tập trung, đã được
kiểm định chất lượng sau khi đã qua xử lý để cung cấp cho người dân.
- Các nguồn nước hợp vệ sinh khác:
+ Nước suối hoặc nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người hoặc
động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất thải công nghiệp làng nghề.
+ Nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bằng bêtông (sau
khi đã xả nước bẩn trước khi thu hứng) trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch trước
khi thu hứng.
+ Nước mạch lộ là nước mạch ngầm xuất lộ từ khe đá và núi đất không bị ô
nhiễm bởi chất thải của người hoặc động vật, hóa chất thuốc bảo vệ thực vật hoặc
các chất thải công nghiệp, làng nghề.
+ Lưu ý: nước mưa được thu hứng từ mái fibro - ximăng có chất amiang gây
ung thư, không được xếp vào loại nước sạch [2].
2.1.6. Phân loại các kiểu nhà vệ sinh
* Các nhà tiêu hợp vệ sinh
Yêu cầu chung của nhà tiêu hợp vệ sinh là:
- Không làm ô nhiễm môi trường và nguồn nước.
- Không tạo nơi cho ruồi, muỗi và các côn trùng khác sinh nở.
- Không có mùi hôi thối, khó chịu.
Có các loại nhà tiêu hợp vệ sinh phổ biến là nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu thấm dội
nước, nhà tiêu sinh thái và nhà tiêu đào có ống thông hơi,...
Có 3 dạng chính để chọn lựa khi quyết định xây dựng nhà vệ sinh:
7
Bảng 2.2: Phân loại nhà vệ sinh theo nguyên lý xử lý phân
Dạng nhà vệ
Nguyên lý xử lý
sinh
phân
Tính chất
Ƣu điểm
Nhƣợc điểm
• Sạch sẽ, gọn gàng, • Chi phí cao.
• Vi khuẩn yếm khí không hoặc ít gây rò • Không thể dùng
sẽ phân hủy các rỉ mùi hôi
nước mặn và nước
chất thải người sau • Thích hợp cho phèn được vì các
Tự hoại
một thời gian trong những vùng đất cao, loại
bể tự hoại.
nước
đất phù sa nước không
ngọt.
giúp
này
cho
phân tự hoại được.
• Thích hợp cho các
vùng đất thấm nước
tốt như các vùng
• Chất thải thấm cao, vùng đồi núi,
qua các tầng đất và vùng giồng cát ven
Tự thấm
tự làm sạch
biển
• Được UNICEF đề
• Có thể ảnh hưởng
phần nào đối với
nền đất nơi đặt nhà
vệ sinh.
xuất xây dựng khá
nhiều nơi khô hạn.
• Dạng này không
dùng nước, thường
dùng tro bếp, tro
trấu hoặc cát mịn
Dạng khô
để phủ lấp phân.
• Có thể thiết kế để
phân và nước tiểu
đi đến những thùng
• Rẻ tiền
• Phân người sau
một thời gian ủ trộn
với tro bếp có thể
dùng để làm phân
bón cho cây trồng.
•
Không
được
vệsinh và thẩm mỹ
• Có mùi hôi
• Nếu không che
đậy cần thận, ruồi
có thể đến sinh
sản.
chứa riêng biệt.
(Nguồn: Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn [11])
8
* Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh
- Chuồng trại cách biệt với nhà ở.
- Chất thải chăn nuôi được quản lý và xử lý hợp vệ sinh.
- Không bốc mùi hôi thối ra xung quanh.
- Chuồng trại sạch sẽ, dễ vệ sinh.
- Chuồng trại có mái che, không dột nát, ẩm thấp [8]
2.1.6. Tầm quan trọng của nước sạch và vệ sinh môi trường đối với đời sống
cộng đồng
Vấn đề nước và vệ sinh môi trường đang là một thách thức lớn trên thế giới có
tác động trực tiếp đến sức khỏe, môi trường, công cuộc xóa đói giảm nghèo, và cả
bình đẳng giới.
Trong khuôn khổ Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, 193 nước đã cam kết
giảm một nửa tỷ lệ người dân không được tiếp cận lâu dài với nước sạch và vệ sinh
môi trường. Những cam kết này đã được nhắc lại tại Diễn đàn Thế giới về Nước lần
thứ 6 được tổ chức tại Marseille về chủ đề “Thời điểm của những Giải pháp”.
Nước có vai trò quyết định sự sống. Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên có
tái tạo nhờ vòng tuần hoàn của nước. Tuy nhiên, nước cũng gây tai họa và tử vong
cho con người khi nhiễm bẩn, bão lụt, hạn hán. Cách sử dụng nước hiện nay trong
cộng đồng còn lãng phí rất lớn. Nhiều nơi người dân vẫn còn xem nước là nguồn tài
nguyên vô tận và chưa thấy hết giá trị của việc thiếu hụt nguồn nước trong tình hình
môi trường đang bị biến đổi, các nguồn nước đang ngày bị ô nhiễm và cạn kiệt.
Nước sạch và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cơ bản của con người đã và
đang trở thành đòi hỏi cấp bách trong việc bảo vệ sức khỏe và cải thiện điều kiện
sinh hoạt cho nhân dân. Nước sạch góp phần nâng cao sức khỏe, giảm thiểu bệnh
tật, tăng sức lao động, cải thiện điều kiện sống và mang lại một cuộc sống văn minh
đang là đòi hỏi bức bách của người dân sống trong các khu dân cư nghèo và những
vùng nông thôn hiện nay.
Trong quá trình phát triển, đời sống người dân thành thị cao hơn người dân
sống ở nông thôn. Do đó khả năng xảy ra các dịch bệnh liên quan tới nước thường
9
xảy ra ở những vùng nông thôn. Ở nông thôn phần lớn người dân sử dụng nước
sông, nước mưa. Việc xử lý đơn giản như lắng phèn, phơi nắng không thể loại bỏ
hết chất độc hại, khi người dân sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm để sinh hoạt dễ phát
sinh và phát triển bệnh cho con người. Bên cạnh đó, nước ô nhiễm còn gây ra nhiều
bệnh như đau mắt hột, phụ khoa, ghẻ, bệnh giun sán…
Nước vô trùng sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật, tăng sức
lao động mang lại cho người dân cuộc sống thoải mái, văn minh. Các bệnh liên
quan tới nước thường do nước bị ô nhiễm, tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ con
người và động vật. Nước là một phương tiện lan truyền các nguồn bệnh, theo Cục
Quản lý tài nguyên nước đã đưa ra thông tin có tới 80% trường hợp bệnh tật ở Việt
Nam là do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra và có nguy cơ gây tử vong, nhất là các
nước đang phát triển thì bệnh tật làm tổn thất tới 35% tiềm năng sức lao động. Vùng
có ô nhiễm lớn về nguồn nước thì các bệnh ngoài da, mắt hột, da liễu, phụ khoa
tăng hơn mức trung bình từ 50-70%. Ví dụ: Làng nghề chế biến lương thực, thực
phẩm Cát Quế, Dương Liễu (Hà Tây) tỷ lệ người mắc bệnh ngoài da, đau mắt hột
chiếm tới 70% dân số. Xã Liễu xá ( Hưng Yên) do ô nhiễm nguồn nước từ làm nghề
thuộc da, dư lượng Cr, phèn, vôi,… nên tỷ lệ người mắc bệnh phổi, não, da, hô hấp,
mắt,… cao hơn bình mức bình quân 1,5 - 2 lần.
Việc cải thiện dịch vụ về nước và vệ sinh môi trường và quản lý nguồn tài
nguyên nước mà một trong những thách thức lớn của Việt Nam, trong bối cảnh thay
đổi khí hậu và các hình thành các thói quen sinh hoạt xã hội và kinh tế mới hiện nay
gắn liền với sự phát triển nhanh chóng của đất nước – những yếu tố tác động mạnh
đến cân bằng tự nhiên về nước.Việc cung cấp nước sạch và đầy đủ là một trong
những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khỏe cho con người. Bảo đảm nguồn nước
sạch và vệ sinh môi trường sẽ góp phần khống chế được 80% bệnh tật. Bảo vệ môi
trường sống để phát triển bền vững phải luôn được thực hiện bằng việc bảo đảm
nguồn nước sạch và làm tốt vệ sinh môi trường ở mỗi địa phương, mỗi quốc
gia.[15]
10
Bảng 2.1: Phân loại các loại bệnh liên quan tới nguồn nƣớc bị thiếu và ô
nhiễm phân loại truyền bệnh
TT
1
2
3
4
Nguyên nhân
Bệnh
Dịch tả
Uống nước bị nhiễm phân (do nhà cầu,
Kiết lỵ do que
chuồng trại chăn nuôi xả phân, nước tiểu, rác thải khuẩn
sinh hoạt, nước thải không xử lý vào ao hồ, sông
Tiêu chảy
rạch…)
Thương hàn
Viêm gan siêu vi
Đau mắt hội
Ghẻ ngứa
Tiếp xúc với nước bẩn ở da, mắt (tắm rửa,
Mụn cóc
tiếp xúc, làm việc trong môi trường nước bẩn,…)
Bệnh phong, hủi
Nấm da
Những sinh vật sống trong nước xâm nhập
Bệnh sán máng
qua da (tắm, đi chân không, vết thương ngoài
Giun lãi
da,…) vào bụng (do ăn không nấu kỹ các loại cá, Giun móc
sò ốc, tôm, cua, rau,…)
Sán dây
Bệnh buồn ngủ
Sốt rét
Do côn trùng sinh sản trong nước (ruồi,
Sốt xuất huyết
muỗi, bướm, sâu bọ…) trích hút.
Sốt vàng da
Viêm não
Giun chỉ.
(Nguồn: Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn])[11]
2.1.7. Vai trò của nước sạch và vệ sinh môi trường đối với sự phát triển kinh tế
nông thôn
Nước sạch và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cơ bản trong đời sống hằng
ngày của con người và đang ngày càng trở nên cấp thiết đối với việc bảo vệ sức
khỏe và cải thiện đời sống cho nhân dân, cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.
Một quốc gia nếu số người dân sử dụng nước sạch cao thì tình hình bệnh liên
quan tới nguồn nước có thể sẽ giảm đáng kể, khi đó sẽ cắt giảm đột ngột phần chi
phí chính sách nhà nước, giảm một phần chi phí khám chữa bệnh của người dân,
kéo theo mức sống người dân tăng lên, tiềm năng lao động tăng, giảm tỷ lệ suy
dưỡng, tỷ lệ nhiễm giun sán ở trẻ em.
11
Nền kinh tế nông thôn, phát triển chủ yếu vào nền sản xuất nông nghiệp. Sản
xuất nông nghiệp phát triển có hiệu qủa phải dựa vào nền khoa học công nghệ hiện
đại đây là nguyên nhân lạm dụng công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại sẽ tác động
xấu tới môi trường không khí, nước… dẫn tới ô nhiễm nước, không khí làm ảnh
hưởng tới chất lượng cuộc sống.
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số
55/2014/QH13 của Quốc hội ngày 23/6/2014 có hiệu lực ngày 1/1/2015.
- Luật số 17/2012/QH13 của Quốc hội : Luật Tài nguyên nước ngày
21/6/2012.
- Các nghị định, thông tư, quyết định, chị thị và văn bản của Chính phủ, cơ
quan TW, địa phương liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên nước:
+ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật tài nguyên nước ngày 27/11/2013 , ngày có hiệu lực 1/2/2014.
+ Nghị định 149/ 2004/ NĐ- CP về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng
tài nguyên nước xả nước thải vào nguồn nước.
+ Thông tư số 27/2014/TT - BTNMT về Quy định việc đăng ký khai thác nước
dưới đất, mẫu hồ hơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức,
cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông tư bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7
năm 2014.
+ Quyết định số 366/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về việc phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai
đoạn 2012 – 2015. Mục tiêu cụ thể: Đến cuối năm 2015, đạt được những mục tiêu
chủ yếu sau: Về cấp nước: 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp
vệ sinh, trong đó 45% sử dụng nước đạt quy chuẩn QCVN 02-BYT với số lượng ít
nhất là 60 lít/người/ngày; 100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã
12
ở nông thôn đủ nước sạch. Về vệ sinh môi trường: 65% số hộ gia đình ở nông thôn
có nhà tiêu hợp vệ sinh; 45% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh;
100% các trường học mầm non và phổ thông, trạm y tế xã ở nông thôn đủ nhà tiêu
hợp vệ sinh.
+ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông
thôn đến năm 2020.
+ Quyết định của thủ tướng chính phủ số 277/2006/QĐTTg xác định mục tiêu
của chương trình nước sạch quốc gia đến năm 2010 có 85% dân số nông thôn được
sử dụng nước sạch sinh hoạt ăn uống hợp vệ sinh trong đó có 50% sử dụng nước đạt
tiêu chuẩn 09/2005/QĐ - BYT ngày 11 tháng 3 năm 2008 của Bộ Y Tế với số lượng
60lít/ngày/người.
+ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ
ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26NQ/TW xác định nhiệm vụ xây dựng “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới”.
+ Quyết định của thủ tướng chính phủ số 800/QĐ-TTg phê duyệt chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn từ 2010 đến 2020.
+ Báo cáo 1377/BC-BNN-TCTL năm 2014 kết quả thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2013 do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
+ Thông tư 05/2009/TT-BYT , ngày 17 tháng 6 năm 2009, Bộ Y tế đã ban
hành Thông tư số 05/2009/TT-BYT Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước sinh hoạt”. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/12/2009. Bãi bỏ Quyết
định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 13/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành
Tiêu chuẩn Vệ sinh nước sạch.
Các TCVN liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt:
+ TCVN 5942-1995: Giá trị giới hạn cho phép các thông số và nồng độ chất ô
nhiễm cơ bản trong nước mặt.
13
+ TCVN 5944-1995: Giá trị giới hạn cho phép các thông số và nồng độ chất ô
nhiễm cơ bản trong nước ngầm.
+ TCVN 5502: 2003: Giá trị giới hạn cho phép các thông số và nồng độ chất ô
nhiễm cơ bản trong nước sinh hoạt,...
- Các QCVN liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt như:
+ QCVN 02: 2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
sinh hoạt.
+ QCVN 01: 2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
sinh hoạt.
+ QCVN 09:2008/BTNMT - Chất lượng nước ngầm.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Hiện trạng sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường trên thế giới
Theo ước tính, tổng lượng nước trên trái đất vào khoảng 1.386 triệu km3, tuy
nhiên, trên 96% số đó là nước mặn. Trong số hơn 3% nước ngọt còn lại, 68% lại tồn
tại dạng băng và sông băng; 30% là nước ngầm. Nguồn nước mặt như nước trong
các sông hồ, chỉ chiếm khoảng 93.100km3. Đây là những nguồn nước chủ yếu mà
con người sử dụng hàng ngày.
Số lượng ít ỏi nước ngọt sẵn sàng để sử dụng lại phân bố không đồng đều.
Khu vực châu Á và Nam Mỹ được coi là có nguồn tài nguyên nước dồi dào nhất,
trong khi châu Phi, Trung Đông lại là những khu vực thường xuyên hạn hán. Hơn
1/3 của gần 7 tỷ người trên thế giới hiện đang phải sống trong cảnh khan hiến nước
ngọt. Đến năm 2025, con số này sẽ tăng gần gấp đôi.
Trong khi dân số không ngừng tăng thì các nguồn nước ngọt lớn lại đang
ngày một bị thu hẹp. Sông Jordan, một dòng sông lớn ở Tây Nam Á, dài 251km,
chảy từ chân núi Hermon vào biển Chết, là một trong những dòng sông thiêng liêng
nhất thế giới, vốn cung cấp nước sạch cho hàng trăm triệu người, đang dần bị cạn
kiệt. Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra với hàng loạt các con sông lớn vựa nước
ngọt khác của nhân loại như sông Amazon (Nam Mỹ), sông Missisipi (Mỹ), sông
Ấn, sông Hằng (Ấn Độ)…
14
Tình trạng thiếu nước sạch đã, đang và sẽ còn nghiêm trọng hơn trong tương
lai, đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người trên thế giới. Theo Liên Hiệp Quốc,
sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh là một trong số các nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu trên thế giới. Việc thiếu nguồn nước canh tác cũng khiến mùa màng bị
thất thu, đem đến nạn đói gay gắt kéo dài cho các nước châu Phi.
Bên cạnh việc khan hiếm, việc nước ngọt trên thế giới bị ô nhiễm cũng khiến
nguồn cung nước sạch bị giảm mạnh, gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Nghiên cứu của
Viện Nước quốc tế Stockholmockholm (SIWI) cho thấy nước bẩn đã giết chết nhiều
người hơn so với động đất và chiến tranh. Ước tính mỗi ngày trên thế giới có tới 5.000
trẻ em bị chết do các bệnh liên quan đến nước bẩn.
Trong khi đó, theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, có tới 1,1 tỷ người
không tiếp cận được nước sạch và hơn 2,6 tỷ người không có điều kiện vệ sinh cơ
bản. 1,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi và 4,43 triệu em ở độ tuổi đến trường bị chết mỗi
năm do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh môi trường.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WTO) cho biết : khoảng hơn 2 tỷ người trên trái
đất mắc các loại bệnh tật do thiếu nước dung trong sinh hoạt, ăn uống hằng ngày ,
hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Điều tra thống kê của Liên Hợp Quốc (LHQ) cho thấy
tình hình khan hiếm nước dang diễn ra ở nhiều vùng thuộc các châu lục khác nhau
trên thế giới. Ở các nước đang phát triển có khoảng 70-75% dân cư đô thị được sử
dụng nước sạch , còn ở nông thôn chỉ đạt 20-25%, tình trạng người dân rửa rau , vo
gạo, cùng tắm giặt ở các ao, sông ngòi là rất phổ biến.
Năm 2007 có khoảng 2,6 tỷ người trên thế giới không được tiếp cận nhà vệ
sinh sạch sẽ.
Tổ chức thực hiện Anh WaterAcid đã lập danh sách các nước có trên 10 triệu
người không được sử dụng nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn là : Nga, Romania, Thổ Nhĩ
Kỳ, Mexico, Brazil, Ai Cập, Morococo, và nhiều nước khác trong đó Ấn Độ có 700
triệu người không được tiếp cận nhà vệ sinh có hệ thông nước thải đúng quy
cách.[16]
2.2.2. Hiện trạng sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ở Việt Nam
15
Kết thúc Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh nông thôn, theo
quyết định số 51/2008/QĐ-BNN giai đoạn 2006-2010, với sự quan tâm đầu tư của
Nhà nước, hỗ trợ quốc tế, sự chỉ đạo của các Bộ, ngành, đoàn thể, chính quyền địa
phương và sự tham gia tích cực của nhân dân đã xây dựng được một cơ sở hạ tầng
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới ở
mọi miền trong cả nước, trong đó vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được quan tâm
ưu tiên đầu tư. Tập quán và hành vi vệ sinh lạc hậu của người dân đã và đang được
cải thiện, tình trạng không sử dụng nhà tiêu hoặc sử dụng phân chưa qua xử lý giảm
dần ở nhiều địa phương, đặc biệt ở vùng núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng.
Nhà tiêu ao cá ở đồng bằng sông Cửu Long từng bước được thay thế bằng nhà tiêu
hợp vệ sinh. Môi trường nông thôn đang thay đổi theo hướng tích cực, nhiều làng
xã văn hóa sức khỏe xuất hiện. Nhờ đó, tỷ lệ người dân nông thôn được hưởng dịch
vụ nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tăng lên, chất luợng cuộc sống, sức
khoẻ được cải thiện.
2.2.2.1. Hiện trang cấp nước nông thôn
Tính đến năm 2010, tổng số dân nông thôn được sử dụng nước HVS là
48.752.457 người, tăng 8.630.000 người so với cuối năm 2005, tỷ lệ số dân nông
thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 62% lên 80%, thấp hơn kế hoạch 5%,
trung bình tăng 3,6%/năm. Trong đó, tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước
sinh hoạt đạt QCVN 02/BYT trở lên là 40%, thấp hơn kế hoạch 10%.
Trong 7 vùng kinh tế - sinh thái, vùng Đông nam Bộ có tỷ lệ số dân nông thôn
sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90%, cao hơn trung bình cả nước 10%.
Thấp nhất là vùng Tây nguyên 72% và Bắc trung Bộ 73%, thấp hơn trung bình
8%.Nhìn chung đã áp dụng một số tiến bộ khoa học - công nghệ cấp nước phù hợp
với điều kiện địa hình, khí tượng, thuỷ văn của địa phương. Trong cấp nước nhỏ lẻ
đã cải tiến và áp dụng công nghệ, kỹ thuật xử lý nước như dàn mưa và bể lọc cát để
xử lý sắt và ô nhiễm Asen từ các giếng khoan sử dụng nước ngầm tầng nông. Nhiều
thiết bị đồng bộ bằng nhiều loại vật liệu phù hợp để xử lý nước được giới thiệu và
áp dụng trên cả nước. Một số công trình cấp nước tập trung đã áp dụng công nghệ
16
lọc tự động không van, xử lý hoá học (xử lý sắt, mangan, asen, xử lý độ cứng...), xử
lý vật lý, xử lý vi sinh, hệ thống bơm biến tần, hệ thống tin học trong quản lý vận
hành.... Công nghệ hồ treo được cải tiến có quy mô và chất lượng khá hơn góp phần
giải quyết khan hiếm nguồn nước ở vùng cao núi đá trong mùa khô. Khi xảy ra
thiên tai, lũ lụt các địa phương đã sử dụng cloramin B và Aqua tab, ...để xử lý nước
phục vụ ăn uống. Một số mô hình và cơ chế quản lý vận hành, bảo dưỡng công trình
cấp nước tập trung và vệ sinh công cộng phù hợp, bước đầu có hiệu quả, triển vọng
bền vững đã xuất hiện ở nhiều địa phương như mô hình sự nghiệp có thu (Trung
tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh), mô hình doanh nghiệp công
tư phối hợp dựa vào kết quả đầu ra, tư nhân đấu thầu quản lý...
Nhiều đơn vị cấp nước đã tổ chức hạch toán, tính đúng, tính đủ các chi phí,
xây dựng giá thành nước trên cơ sở Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm
2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Thông tư liên tịch
số 95/TTLT-BTC-BXD-BNN trình cấp thẩm quyền phê duyệt giá bán cho người sử
dụng. Nhiều tỉnh đã ban hành khung giá nước tại địa phương với mức giá tính đúng,
tính đủ chi phí vận hành bảo dưỡng hợp lý, thu một phần khấu hao cơ bản. Khung
giá nước này đã tạo điều kiện chủ động cho hoạt động tài chính, thúc đẩy sự sáng
tạo và hấp dẫn các đơn vị cấp nước.Tuy nhiên, còn nhiều mô hình và cơ chế quản lý
khai thác các công trình cấp nước tập trung chưa hiệu quả và thiếu bền vững.
Phương thức hoạt động cơ bản vẫn mang tính phục vụ, chưa chuyển được sang
phương thức dịch vụ, thị trường hàng hóa.Việc lựa chọn mô hình quản lý nhiều nơi
chưa phù hợp, còn tồn tại nhiều mô hình quản lý thiếu tính chuyên nghiệp, như mô
hình UBND xã, cộng đồng, tổ hợp tác quản lý. Năng lực cán bộ, công nhân quản lý
vận hành còn yếu. Nhiều địa phương chưa ban hành quy chế quản lý vận hành, bảo
dưỡng công trình cấp nước tập trung.
Cơ chế quản lý, nhất là cơ chế tài chính chưa phù hợp, nên chưa đảm bảo
hoạt động bền vững của công trình. Công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát chất
lượng nước chưa được quan tâm đầy đủ.Trách nhiệm của người dân trong quản lý,
sử dụng, bảo vệ và giám sát công trình cấp nước chưa cao. Nhiều nơi đã có công
17
trình cấp nước tập trung với chất lượng tốt, nhưng tỷ lệ đấu nối còn thấp, nhiều hộ
chỉ dùng nước máy để ăn uống, còn sinh hoạt vẫn dùng nước chưa đảm bảo vệ
sinh.[4]
2.2.2.3. Hiện trạng vệ sinh môi trường khu vực nông thôn
Khoảng 11.436.500 hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu chiếm 77%, trong đó
8.905.988 hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, tăng 1.762.000 hộ so với khi bắt đầu
thực hiện Chương trình giai đoạn 2, trung bình tăng 2%/năm, nâng tỷ lệ số hộ gia
đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh là 40% cuối năm 2005 lên 55% năm 2010,
thấp hơn kế hoạch 15%.Khoảng 32.006 trường học phổ thông, mầm non có nước
sạch và công trình vệ sinh, đạt 80% thấp hơn kế hoạch 20%. Số trường học có nước
sạch và công trình vệ sinh tăng 4.000 trường so với khi bắt đầu thực hiện Chương
trình giai đoạn 2, trung bình tăng 2%/năm. Khoảng 8.675 trạm y tế xã có nước sạch
và công trình vệ sinh, tăng 24% so với cuối năm 2005, trung bình mỗi năm tăng
4,6% đạt 80%, thấp hơn kế hoạch 20%. Số công trình nước sạch và vệ sinh tại chợ
nông thôn là 1.537 công trình tăng từ 17% cuối năm 2005 lên 48%, thấp hơn kế
hoạch 52%. Trong số 9.728 trụ sở UBND xã đã có 7.003 trụ sở có nước sạch và
công trình vệ sinh, đạt 72%; trong đó, 1.459 công trình được xây mới trong Chương
trình giai đoạn 2006 - 2010.Số chuồng trại chăn nuôi được cải tạo và xây dựng mới
đáp ứng việc quản lý chất thải đã tăng lên. Đến năm 2010, khoảng 2.700.000 hộ có
chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh, chiếm 45% trên tổng số 6.000.000 hộ chăn nuôi;
khoảng 18.000 trang trại chăn nuôi tập trung hầu hết chất thải đã được thu gom và
xử lý. Số chuồng trại đã có công trình Biogas là 1.000.000 chuồng trại, chiếm gần
17%.Việc thu gom, xử lý rác thải cũng bắt đầu được quan tâm, khoảng 3.310 xã và
thị trấn có tổ thu gom rác thải, đạt 32% trên tổng số 9.728 xã trên cả nước. Hiện cả
nước có 2.790 làng nghề, phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền; miền Bắc
khoảng 60%, miền Trung 30%, miền Nam 10%. Một số làng nghề đã được quy
hoạch, chất thải cũng đã được thu gom và xử lý, bước đầu đã hạn chế ô nhiễm môi
trường.