Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIỂU LUẬN MỸ HỌC CÁI ĐẸP TRONG HỘI HỌA CỦA PICASSO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.99 KB, 19 trang )

MỤC LỤC
A.

Phần mở đầu

1.

Lý do chọn đề tài

2.

Đối tượng nghiên cứu

2.1.

Phạm vi nghiên cứu

2.2.

Mục đích nghiên cứu

2.3.

Phương pháp nghiên cứu

B. Phần nội dung
1.

Những vấn đề chung

1.1.



Khái niệm về cái đẹp

1.2.

Các lĩnh vực biểu hiện của cái đẹp

1.2.1.

Cái đẹp trong tự nhiên

1.2.2.

Cái đẹp trong đời sống xã hội

1.2.3.

Cái đẹp trong nghệ thuật

1.3.

Vài nét về cuộc đời và sự nhiệp nghệ thuật của Pablo Picasso

2.

Biểu hiện của cái đẹp trong tranh của Pablo Picasso

2.1. Tác phẩm “Những cô gái ở Avignion”
2.2. Tác phẩm “ Người chơi ghi –ta mù”
2.3. Tác phẩm “ Cô gái trên quả cầu”

3. Khai thác giá trị thẩm mỹ trong tranh của Picasso vào học tập, nghiên cứu,
sáng tác đối với sinh viên Thiết kế đồ hoạ.
C. Phần kết luận

1


NỘI DUNG
A.

Phần mở đầu

1.

Lý do chọn đề tài
Mỹ học là bộ môn khoa học có tính lý thuyết hay nói cách khác là thuần

lý luận. Mỹ học có vai trò to lớn giúp cho chúng ta nhận thức được rằng quy luật
tiến hoá của lịch sử xã hội có sự đóng góp rất lớn của sự nhận thức về cái đẹp,
về nghệ thuật. Trong nội tại mỗi con người, ai cũng ẩn sâu một chút duy mỹ, dù
nhiều hay ít, con người sinh ra vốn yêu thích cái đẹp, cái đẹp gắn với bản chất
sáng tạo của con người, gắn với quá trình hoàn thiện, hoàn mỹ của con người,
gắn với sự sản sinh ra chính con người.
Đứng trước một tác phẩm hội họa, người thưởng thức cái đẹp luôn ngập
ngừng trước rất nhiều những câu hỏi được đặt ra: điều gì làm cho bức tranh này
thật đẹp hay kỳ lạ?, bí ẩn đằng sau bức tranh này là gi?, ngụ ý của tác giả ẩn dấu
sau những hình tượng này là gỉ?…vv và phần lớn đều không thể lý giải được
toàn bộ, vì bức tranh có đời sống và ngôn ngữ của riêng nó. Do đó mà người
nghệ sĩ cũng phải thay đổi lề thói tư duy, tự kiếm tìm phương thức biểu đạt
không lặp lại những người đi trước, có như vậy nghệ thuật mới tồn tại, phát triển

và cần thiết cho đời. Là một thần đồng hội họa, hơn ai hết Picasso ý thức rất rõ
“sứ mệnh nghệ thuật” của mình, ông du họa qua nhiều trường phái: Cổ điển,
Siêu thực, Linh cảm, Biểu hiện, Ấn tương… và ở đâu Picasso cũng để lại những
dấu ấn cá nhân đậm nét. Qua đó phản ánh một cách sinh động những bước tiến
của ông trong hành trình nghệ thuật.
Vì vậy, em xin chọn tên đề tài là “ Cái đẹp trong hội hoạ của Pablo
Picasso” .
2.
2.1.

Đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận được xác định trong khái niệm cái đẹp

và các lĩnh vực biểu hiện của cái đẹp.

2


Đưa ra phân tích các tác phẩm tiêu biểu của hoạ sĩ Picasso và khai thác
giá trị thẩm mỹ trong tranh Picasso đối với sinh viên thiết kế đồ hoạ.
2.2.

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cái đẹp trong hội hoạ của Pablo Picasso nhằm nâng cao vốn hiểu
biết về bản thân. Biết cảm thụ cái đẹp tích cực và say mê cái đẹp sâu và bền
vững vận dụng các kiến thức đó vào sáng tác, học tập và cuộc sống thông qua đó
khám phá, định hướng và vững tin trên con đường nghệ thuật của mình.
2.3.


Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát và thu thập tổng hợp thông tin về hoạ sĩ Picasso và tác

phẩm liên quan đến đề tài.
- So sánh, phân tích, tổng hợp các vấn đề được rút ra trên cơ sở các nguồn
tư liệu.

3


B. Phần nội dung
1.Những vấn đề chung
1.1.

Khái niệm về cái đẹp.
Cái đẹp là một phạm trù mỹ học, trong đó phản ánh và đánh giá những

hiện tượng của hiện thực và những tác phẩm nghệ thuật đem lại cho con người
một cảm giác khoái lạc về mặt thẩm mỹ, biểu hiện dưới hình thức cảm tính,
đồng thời xác định giá trị thẩm mỹ của đối tượng theo quan điểm về sự hoàn
thiện, xem chúng là các hiện tượng có giá trị thẩm mỹ cao nhất.
1.2.

Các lĩnh vực biểu hiện của cái đẹp
1.2.1. Cái đẹp trong tự nhiên
Thiên nhiên ba la tươi đẹp tồn tại trước con người. Song sự tồn tại của tự

nhiên không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Khi xét cái đẹp trong
tự nhiên, phải đặt nó trong mối tương quan với con người, nếu không thiên

nhiên cũng chỉ là vô nghĩa. Cái đẹp của tự nhiên ngoài biểu hiện của màu sắc,
đường nét, hình khối, còn là cái gợi cho con người những cảm xúc, rung động,
say mê và sức sống dồi dào. Sự say mê đó giúp con người tìm thấy niềm vui,
khơi dậy ở họ sự khát vọng và tình yêu cuộc sống, vẻ đẹp thiên nhiên thường
được chia làm hai bậc:
- Thiên nhiên thứ nhất: Thiên tạo, vốn có như biển, sông, núi, rừng, hang
động.
- Thiên nhiên thứ hai: Thiên nhiên nhân tạo cộng thêm sự sáng tạo của
con người
Cũng có thể nói tới một thiên nhiên thứ ba: Thiên nhiên do chính người
nghệ sỹ tạo ra trong tác phẩm nghệ thuật của mình.
1.2.2. Cái đẹp trong đời sống xã hội
Cái đẹp trong đời sống xã hội do con người tạo lập nên, theo ý thức chủ
quan, song trong cái đẹp đó vẫn tồn tại cái đẹp khách quan, không phụ thuộc vào
ý thức chủ quan của con người.

4


Những câu chuyện dân gian trong kho tàng văn hoá, nghệ thuật mà cha
ông đã sáng tạo như: Nàng Bạch Tuyết, Tấm Cám, Ông lão đánh cá và con cá
vàng, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh…đều hàm chứ một triết lý: Cái đẹp không ở
đâu xa mà ở ngay trên trần thế này, nhân gian này mặc dù trần gian vẫn còn
nhiều đau khổ.
Cái đẹp trong đời sống xã hội thường gắn bó với nhiều giá trị. Cái đẹp và
cái có ích, ích lợi về mặt tinh thần; Cái đẹp và cái đúng, cái tốt; Cái đẹp và lý
tưởng chính trị. Vì vậy, ta thường nói rằng: Chân – Thiện – Mỹ là phạm trù sinh
ba biện chứng. Một con người đẹp, đại diện cho lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn thì
hành động, tâm tư, tình cảm, đều được con người đó hướng tới và đạt được
không thể sai lầm về chính trị và đi ngược lại với quan niệm đạo đức của dân

tộc.
Cái đẹp trong đời sống xã hội luôn luôn thay đổi. Ngoài những thuộc tính
khách quan ra nó còn mang tính lịch sử, tính giai cấp, tính thời đại, Mỗi một dân
tộc đều có hệ thống tiêu chí khác nhau về cái đẹp. Cái đẹp trong đời sống xã hội
vô cùng phong phú, đa dạng và cũng rất khó nắm bắt, bởi vì: Trong cuộc sống
xã hội, cái đẹp và cái xấu thường đan xen lẫn nhau. Nói tới cái đẹp trong cuộc
sống xã hội ta thường nghĩ đến cái đẹp trước mắt, hiện tại. Song hiện tại luôn
trôi, trượt về quá khứ. Con người luôn có nhiều khát vọng, do đó, hầu như
không bao giờ thoả mãn với điều đã đạt được.
Cái đẹp trong xã hội do chính con người tạo ra, nó thể hiện trong tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó liên quan mật thiết với ký tưởng chính trị,
lý tưởng đạo đức. Một xã hội tốt đẹp là một mà hội mà chủ nghĩa nhân đạo thấm
sâu vào các mối quan hệ giữa con người với con người, nó trở thành văn hoá và
văn minh xã hội. Biểu hiện của cái đẹp trong xã hội chính là văn hoá ứng xử của
con người. Văn hoá ứng xử chính là cách ứng xử, là sự thể hiện triết lý sống, các
lối sống, nếp suy nghĩa, cách hàng động của cả một cộng đồng người trong việc
ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã
hội, từ cấp độ vi mô cho đến cấp độ vĩ mô.

5


Ứng xử văn hoá là những quy định thành vãn và bất thành văn trong các
xã hội. Cách ứng xử thể hiện trình độ văn hoá, sự giáo dục của gia đinhg, xã hội
cũng như sự tu dưỡng của cá nhân đối với mỗi một con người, xã hội, dân tộc.
Cái đẹp trong xã hội vô cùng phong phú, đa dạng, biểu hiện ở nhiều tầng,
nhiều đẳng cấp khác nhau. Cái đẹp trong xã hội bắt nguồn từ quan niệm chính
trị, đạp đức, truyền thống, lối sống. Muốn vậy, mỗi con người, chủ thể trong xã
hội phải phấn đấu để trở thành con người phát triển toàn diện, hài hoà giữa vẻ
đẹp nội dung và vẻ đẹp hình thức, biểu hiện qua văn hoá nói và văn hoá hành

động, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp.
1.2.3. Cái đẹp trong nghệ thuật.
Khác với cái đẹp khách quan tồn tại ngoài cuộc sống, cái đẹp trong nghê
thuật là một sản phẩn đặc biệt do nghệ sỹ tạo ra. Cái đẹp của cuộc sống và cái
đẹp trong nghệ thuật hoàn toàn không đối lập nhau. Mối quan hệ giữa cái đẹp
trong cuộc sống và cái đẹp trong nghệ thuatah là mối quan hệ giữa cái được
phản ánh ( cái đẹp cuộc sống) và cái phản ánh ( cái đẹp trong nghệ thuật). Khi
phản ánh cuộc sống bằng nghệ thuật, các nghệ sỹ đều phải tham gia một cách
tích cực vào việc khám phá thực tại khách quan trên cơ sở đó để tiên đoán tương
lai. Nghệ sỹ không đơn thuần chỉ làm công việc truyền đạt lại cuộc sống mà còn
phải bộc lộ thái độ của mình đối với cái đẹp của tự nhiên và cái đẹp của đời sống
xã hội.
Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm đặc biệt do người nghệ sỹ tạo ra, là đứa
con tinh thần của người nghệ sỹ. Nếu xét trong mối quan hệ: Tác giả, tác phẩm
thì cái đẹp trong nghệ thuật mang đậm dần dấu ấn chủ quan của người nghệ sỹ.
Xét trong mối quan hệ với công chúng, cái đẹp trong nghệ thuật tồn tại khách
quan, độc lập với người tạo ra nó.
Nét đặc trưng của cái đẹp nghệ thuật là tính điển hình của nó. Trong vô
vàn những hiện tượng, những thuộc tính đẹ ngoài cuộc sống, nghệ sỹ phải tìm ra
mặt khái quát, tập trung nhất. Vì vậy, cái đẹp trong nghệ thuật luôn chứa đựng
những nét đặc sắc, điển hình của cái đẹp khách quan ngoài cuộc sống. Cái đẹp
trong nghệ thuật bao quát cả tính không gian và thời gian, rút ra từ hiện thực
6


khách quan nóng bỏng của xã hội, con người. Vì vậy, cái đẹp trong nghệ thuật
gắn liền với mọi chiều sâu thẳm và những khát vọng của thời đại.
Tính điển hình của cái đẹp trong nghệ thuật còn gắn với tính cá thể hoá
sinh động của biểu tượng đẹp cụ thể, bởi vẻ điểm hình hoá trong nghệ thuật bao
gồm hai mặt: Khái quát hoá và cá thể hoá. Mối quan hệ của nó là mối quan hệ

giữa cái chung và cái riêng. Cái chung càng rộng càng bao quát được những nét
cơ bản nhất của cái đẹp khách quan thì càng có khả năng tác động thẩm mỹ lớn
lao đến con người. Trong nghệ thuật, nghệ sỹ không dùng khái niệm để truyền
đạt cái đẹp mà biểu hiện cái đẹp bằng biểu tượng toàn vẹn, cụ thể và giàu cảm
xúc.
Cái đẹp trong nghệ thuật còn là sự thống nhất biện chứng giữa nội dung
nghệ thuật và hình thức nghệ thuật. Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình
thức là quan hệ giữa một lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn, có khả năng đánh giá sâu
sắc các hiện tượng của cuộc sống, có năng lực giải đáp các vấn đề đang diễn ra
giữa con người với phương thức diễn tả bằng hình tượng, phù hợp nhất với bản
chất lý tưởng thẩm mỹ đó.
Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức của cái đẹp trong nghệ thuật có
liên quan đến vấn đề “ hư” và “ thực”. Khi biểu hiện cái đẹp, nghệ thuật có thể
lấy “ thực” để nói cái “ thực”, nhưng cũng có thể lấy cái “ hư” để nói cái “
thực”. Chính điều đó làm cho cái đẹp trong nghệ thuật mang tính ước lệ cao.
Hiện thực khách quan bao giờ cũng đa dạng, phong phú hơn nghệ thuật,
nhưng nghệ thuật lại bao quát và sâu sắc hơn cuộc sống rất nhiều. Sự hạn chế
của cái đẹp ngoài cuộc sống là ở chỗ, ngay trong sự phong phú, đa dạng về tính
trực tiếp, tính cụ thể, tính hoàn chỉnh cả các mặt tình cảm thấy được, thì tình
cảm đẹp đẽ đó chính là cái được rút theo lối kinh nghiệm, chủ nghĩa. Trong khi
đó cái đẹp nghệ thuật lại là sự thể hiện đời sống nhờ hệ thống tín hiếu độc đáo
gắn liền với những mức độ ước lệ trên cơ sở khái quát. Vì vậy, cái đẹp trong
nghệ thuật trở nên sâu sắc và hoàn thiện hơn.
Cái đẹp trong nghệ thuật là sự phát hiện những vẻ đẹp tiền tàng trong
cuộc sống mà trong bộn bề lo toàn con người chưa kịp nhận ra nó Vì vậy, cái
7


đẹp trong nghệ thuật luôn tạo sự bất ngờ cho người thưởng thức. Cái đẹp trong
nghệ thuật là cái đẹp của sự điển hình, có tác dụng chống lại sự đơn điệu, nhàm

chán, đổi với cuộc sống và tình cảm của con người, bồi dưỡng năng lực cảm thụ
những giá trị thẩm mỹ trong tự nhiên và đời sống xã hội của con người.
Giá trị của cái đẹp trong nghệ thuật là sự tổng hợp giá trị mỹ học với các
giá trị đạo đức, triết học, chính trị, khoa học. Cái đẹp trong nghệ thuật luôn làm
cho các giá trị thẩm mỹ mang tính nhân văn, làm phong phú thế giới tinh thần
của con người khiến nó vận động theo hướng hoàn thiện, hoàn mỹ. Cái đẹp
trong nghệ thuật góp phần định hướng hành động cho con người, làm cho mỗi
tâm hồn con người được thăng hoa.
Cái đẹp trong nghệ thuật chân chính mang lại một giá trị như một chỉnh
thể tinh thần toàn vẹn. Chỉnh thể đó mang nội dung của cái đúng, cái nhân bản,
cái hài hoà và thẩm thấu vào trong các mặt nội dung đó là tâm hồn, trí tuệ, khát
vọng vươn lên của con người. Cái đẹp trong nghệ thuật hội tụ những sắc màu
trong cuộc sống và năng lực sáng tạo phi thường của người nghệ sỹ. Nghệ thuật
phản ánh cái đẹp trọng hiện thực, nhưng cái đẹp trong thiên nhiên, trong đời
sống xã hội cũng không đồng nhất với cái đẹp trong nghệ thuật. Đó là hai khái
niệm hoàn toàn khác nhau. Cái đẹp không phải chỉ có trong nghệ thuật và trong
nghệ thuật không phải chỉ duy nhất hàm chứa cái đẹp.
1.3.

Vài nét về cuộc đời và sự nhiệp nghệ thuật của Pablo Picasso.

Pablo Picasso - Hoạ sĩ thiên tài của Thế kỷ 20

8


Pablo Ruiz Picasso (sinh ngày 25 tháng 10 năm 1881, mất ngày 8 tháng 4
năm 1973), thường được biết tới với tênPablo Picasso hay Picasso, là một họa sĩ
và nhà điêu khắc người Tây Ban Nha. Picasso là con đầu lòng của ông José Ruiz
y Blasco và bà María Picasso y López. Ông được đặt tên thánh là Pablo, Diego,

José, Francisco de Paula, Juan Nepomuceno, Maria de los Remedios và Cipriano
de la Santísima Trinidad.
Ngay từ khi còn nhỏ, Picasso đã bộc lộ sự say mê và năng khiếu trong
lĩnh vực hội họa, theo mẹ ông kể lại thì từ đầu tiên mà cậu bé Pablo nói được
chính là "piz", cách nói tắt của từ "lápiz", trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là
bút chì. Cha của Picasso là một họa sĩ chuyên vẽ chim theo trường phái hiện
thực, ông José còn là một giảng viên nghệ thuật và phụ trách bảo tàng địa
phương, trường Mỹ thuật công nghệ tạo hình của Barcelona. Vì vậy, Picasso có
được những bài học đầu tiên về nghệ thuật chính từ cha mình.
Vào Học viện mỹ thuật (Academia de San Fernando) tại Madrid được
chưa đầy một năm, năm 1900 Picasso đã bỏ học để sang Paris, trung tâm nghệ
thuật của Châu Âu thời kỳ đó. Tại thủ đô nước Pháp, ông sống cùng Max Jacob,
một nhà báo và nhà thơ, người đã giúp Pablo học tiếng Pháp. Đây là giai đoạn
khó khăn của người họa sĩ trẻ khi ông phải sống trong cảnh nghèo túng, lạnh lẽo
và đôi khi tuyệt vọng, phần lớn tác phẩm của Pablo đã phải đốt để sưởi ấm cho
căn phòng nhỏ của hai người. Năm 1901, cùng với người bạn Soler, Picasso đã
thành lập tờ tạp chí Arte Joven ở Madrid. Số đầu tiên của tạp chí hoàn toàn do
Pablo minh họa.
Trong những năm đầu của thế kỉ 20, Picasso thường xuyên qua lại giữa
hai thành phố Barcelona và Paris. Tại Paris, Picasso kết bạn với rất nhiều nghệ sĩ
nổi tiếng ở khu Montmartre và Montparnasse, trong đó có người sáng lập trường
phái siêu thực André Breton, nhà thơ Guillaume Apollinaire và nhà văn
Gertrude Stein. Năm 1911,Picasso và Apollinaire thậm chí đã từng bị bắt giữ vì
bị nghi ăn trộm bức tranh Mona Lisa khỏi Bảo tàng Louvre nhưng cuối cùng hai
người cũng được tha vì vô tội.

9


Năm 1904, ông bắt đầu mối quan hệ lâu dài với Fernande Olivier, người

phụ nữ xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm Thời kỳ Hồng của họa sĩ. Thời kỳ này
được gọi là Thời kỳ Hồng vì đây là thời kỳ ông toàn dùng màu hồng nhạt mềm
mại để làm nền tranh cho mình, thời kỳ Hồng của ông được tồn tại trong 3 năm.
Sau khi bắt đầu nổi tiếng và trở nên giàu có, Picasso đã bỏ Olivier để quan hệ
với Marcelle Humbert mà ông gọi đơn giản là Eva, chủ đề của rất nhiều bức
tranh theo trường phái lập thể của ông. Sau đó ông còn đi lại với nhiều người
phụ nữ khác mặc dù đã có vợ và con.
Pablo Picasso từ trần ngày 8 tháng 4 năm 1973 tại Mougins, Pháp, thọ 92
tuổi. Ông đã để lại một tài sản Mỹ thuật đồ sộ gồm: 1800 bức tranh sơn dầu, 3
vạn bản tranh, 7000 bức ký họa phác thảo và có khá nhiều tác phẩm khó hiểu.
Picasso được an táng tại công viên Vauvenargues ở Vauvenargues, Bouches-duRhône.
2. Biểu hiện của cái đẹp trong tranh Pablo Picasso.
2.1. Tác phẩm “Những cô gái ở Avignion” - Pablo Picasso

Những cô gái ở Avignon – Picasso

Những cô gái ở Avignon, Picasso thể hiện 5 cô gái khoả thân. Tác phẩm
không chú ý đến giải phẫu, cũng như luật xa gần. Nền tranh bị chia cắt thành

10


những hình hình học. Hai cô gái ở bên phải còn có chân dung rất kỳ lạ. Bức
tranh của Picasso đã vượt qua quan niệm xưa nay khi vẽ, nhìn sự vật ở một điểm
nhìn cố định. Qua tranh của mình, Picasso muốn gửi đến mọi người một quan
điểm mới trong nghệ thuật tạo hình: nhìn sự vật ở nhiều góc độ khác nhau,
nhưng lại kết hợp chúng trên một hình tượng nghệ thuật để có thể thấy sự vật
toàn vẹn và hoàn chỉnh nhất.
Tác phẩm đã phản ánh rõ nhất hai thái cực – vừa tôn thờ vừa khinh ghét của
Picasso đối với phụ nữ.

2.2. Tác phẩm “ Người chơi ghi – ta mù” – Pablo Picasso

Người chơi ghita mù – Picasso

Tranh Người chơi ghita mù là một trong những tác phẩm thành công của
hoạ sỹ Picasso trong thời kỳ màu lam cùng các tranh khác. Hình ảnh ông già mù
cúi gập đầu đang gẩy đàn được giấu trong màu lam. Tất cả chìm vào trong nền.
Tác giả đã sắp xếp ánh sáng theo nhịp điệu, trình tự từ đầu, hai cánh tay rồi đến
hai ống chân. Nối kết những mảng sáng đó sẽ cho người xem thấy rõ dáng gầy
guộc của ông già mù nghèo đói, cô đơn. Cây đàn của ông không có dây. Ông
đánh một bài nhạc chỉ một mình ông nghe thấy. Ông nhìn thấy những gì chung
quanh không nhìn được.
11


Bức tranh thể hiện sự thông cảm của Picasso nhưng đồng thời cũng đòi
hỏi người xem một tấm lòng nhân hậu, yêu thương đồng loại trước những số
phận như vậy.
2.3. Tác phẩm “ Cô gái trên quả cầu” – Picasso

Cô gái trên quả cầu – Picasso

Tranh Cô gái trên quả cầu đã diễn tả khá đặc sắc với thủ pháp tương phản
về màu sắc, thế, dáng,… Tranh được thể hiện với gam màu sáng với thủ pháp
tương phản về màu sắc xanh, hồng, vàng nhạt. Hình tượng người đàn ông to
khoẻ, chắc nịch in đậm trên nền tranh với đường cắt sắc, gọn, được vẽ với màu
hồng, vàng ấm áp, đối lập với cô gái mảnh mai đang cô giữ thăng bằng trên quả
cầu, màu xanh lạnh. Sự đối lập đó muốn gửi gắm đến cho người xem một điều
gì đó, tuỳ thuộc vào từng đối tượng xem tranh. Điều này có ý nghĩa rất lớn lao.
3. Khai thác giá trị thẩm mỹ trong tranh của Picasso vào học tập, nghiên

cứu, sáng tác đối với sinh viên Thiết kế đồ hoạ.
Trải qua quá trình phát triển lịch sử của nghệ thuật nói chung, nghệ thuật
tạo hình và nghệ thuật Thiết kế đều có những sáng tạo để đời và dấu ấn lớn.
Cuối thế kỷ 19, đặc biệt trong thế kỷ 20, có nhiều phát minh và kỳ tích mới về
12


khoa học công nghệ và xuất hiện nhiều trường phái nghệ thuật làm thay đổi cả
đời sống thẩm mỹ và thế giới đồ vật. Nó hòng đáp ứng thỏa mãn nhu cầu văn
hóa, tinh thần cũng như giá trị sử dụng của xã hội. Chính vì vậy, trong lĩnh vực
Nghệ thuật và design ở thời kỳ này xuất hiện nhiều trường phái hội họa và
phong cách thiết kế hiện đại. Những tuyệt tác mỹ thuật và những sản phẩm công
nghiệp ứng dụng của các phong cách gắn liền với tên tuổi danh họa Pablo
Picasso.
Tại quá trình học tập, sinh viên Thiết kế đồ hoạ có thể tiếp thu những
thành công của hoạ sĩ vào trong bài tập, nghiên cứu của mình.
Picasso đã phát minh ra tranh dán với bức tranh nổi tiếng của ông là
Tĩnh vật với chiếc mây, trong đó ông đã phối hợp sơn dầu và vải dầu, và qua tác
phẩm, Picasso đã để cho thực tế và ảo tưởng đối chọi nhau trong sự liên hệ
lảng tránh (elusive). Đây là giai đoạn tổng hợp (synthetic phase, 1912/14) qua
đó các màu sắc được giới thiệu lại với bố cục, chẳng hạn như đường cong
trượng trưng cho cây đàn guitare hay cái tai nghe nhạc, với ngụ ý một đồ vật có
thể ám chỉ một ý tưởng hay một đồ vật khác… như trong họa phẩm “Người sinh
viên với cây sáo“ (Student with a pipe-1913). Tác phẩm “Ly rượu absinthe“
(Absinthe Glass-1914) gồm một phần điêu khắc, một phần cắt dán và một phần
vẽ, biểu hiện sự thực và sự ảo.

Tĩnh vật với chiếc mây – Picasso

Ly rượu absinthe - Picasso


13


Pablo Picasso và nhiếp ảnh gia Gjon Mili có thể là các họa sỹ Light
Painting đầu tiên trong lịch sử. Các bức chân dung của Picasso năm 1949 đã
mở ra một cánh cửa cho nghệ thuật hiện đại. Để tạo hiệu ứng đặc biệt trong
Light painting, Picasso chọn một căn phòng tối và dùng các ánh sáng đa dạng,
cùng với sự giúp đỡ của camera. Bằng cách di chuyển ánh sáng, Picasso đã tạo
ra những bức hình của riêng mình, nó có thể là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho
việc thiết kế logo. Sử dụng các đường kẻ để xây dựng các tiêu đề, thậm chí là
văn bản.

Trên đây là hai ví dụ về thành công của danh hoạ. Từ đây sinh viên có thể
tiếp thu về bố cục, màu sắc, hình khối… để áp dụng cho bài tập trang trí, thiết kế
module, hay logo, bao bì sản phẩm.
Các yếu tố trong bố cục của một tác phẩm của hoạ sĩ Picasso được khái
quát đến mức tối đa nhất. Từ khái quát ý tưởng, số lượng hình, phương pháp tạo
hình, màu sắc đậm nhạt… đều tối giản hết mức. Đòi hỏi người thiết kế phải có ý
tưởng và tư duy tổng hợp, chắt lọc, khái quát cao trong tạo hình và màu sắc tối
giản phản ánh sâu sắc đặc điểm đối tượng.
Đối với sinh viên Thiết kế đồ hoạ đã khai thác ứng dụng cái đẹp của các
tác phẩm nghệ thuật hội họa của Picasso vào trong tạo hình, tạo dáng và sử dụng
những mô đun, họa tiết, màu sắc trang trí trong và trên các sản phẩm nghệ thuật
thiết kế ứng dụng trong đời sống xã hội đương đại. Họ không sao chép tác phẩm
một cách nguyên vẹn và thụ động, mang tính cảm thụ mô phỏng nghệ thuật cao,
làm cho nghệ thuật cũng như thế giới đồ vật ngày càng đẹp hơn, hữu dụng hơn
14



phục vụ đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người ngày càng phong
phú, đa dạng và hấp dẫn hơn. Đây cũng chính là chức năng và nhiệm vụ của
Design hiện đại, vì Design là nơi gặp gỡ giữa Mỹ thuật và Công nghiệp.

15


C. Phần kết luận
Cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học, là một hiện tượng
thẩm mỹ vô cùng đa dạng và phức tạp. Cái đẹp là cái phổ biến, là sự mời gọi
hạnh phúc. Cho dù mỗi thời đại, chuẩn mực cái đẹp có khác nhau, thì đó vẫn là
một cái đích hướng đến của nhân loại, và cái đẹp có giá trị tự thân của nó, chưa
hẳn mỗi quan điểm đánh giá về nó đã là một điều tuyệt đối.
Người sáng tạo ra cái đẹp sao cho phù hợp với quan niệm thị hiếu và lý
tưởng thẩm mỹ của mình. Nghệ thuật có nguyên tắc sáng tạo điển hình hoá các
hiện tượng của cái đẹp, của đời sống xã hội khi đưa vào tác phẩm đã trải qua sự
lựa chọn , qua bàn tay và sáng tạo, sự chọn lọc và lăng kính tâm hồn của người
nghệ sĩ.
Cái đẹp trong tranh Picasso được thể hiện qua bố cục chặt chẽ, nội dung
súc tích, đồng thời phá vỡ mọi quy cách, ước lệ của thời đó tạo ra cái riêng biệt
và đưa dẫn những hoạ nhân khác đổi mới tư duy để cùng nhau hội nhập một thời
đại mới dưới nhiều sắc thái khác nhau.

16


PHỤ LỤC

Guernica, 1937


Student with a pipe-1913

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Mỹ học đại cương
2. Giáo trình Mỹ học
3. />4. />
18


19



×