Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tiểu luận đề tài tâm lý học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.48 KB, 13 trang )

TRƯỜNG………………..
KHOA…………………………..

Tiểu luận
ĐỀ TÀI:

Mối quan hệ di truyền và tâm lí

1


MỤC LỤC
Sơ lược về mối quan hệ di truyền và tâm lí.........................................................................2
B.Phần nội dung:.................................................................................................................3
I.Tổng quát về di truyền và tâm lí........................................................................................3
1.Di truyền...........................................................................................................................3
2, Tâm lý..............................................................................................................................4
a, Khái niệm :.......................................................................................................................4
1:Mức độ quan hệ,điều kiện môi trường.....................................................................11
2:Đặc điểm tính cách..................................................................................................11
4.Yếu tố sinh lí cũng bị thay đổi trong đời sống tâm lí.....................................................11
..........................................................................................................................................11

A.Mở đầu:
Sơ lược về mối quan hệ di truyền và tâm lí.
Đối với con người, mỗi cá thể sinh ra đã nhận được theo con đường di truyền từ các
thế hệ trước một số đặc điểm về cáu tạo, chức năng của cơ thể. Trong đó có những đặc

2



điểm về cấu tạo và chức năng của các giác quan và não. Song vai trò của di truyền như
thế nào trong sự phát triển tâm lí của con người thì có những quan điểm khác nhau.
- Một số nhà tâm lí học tư sản thừa nhận những đặc điểm tâm lí là những cấu tạo bẩm
sinh, do tiềm năng sinh vật gây ra, mọi đặc điểm tâm lí đều do tiền định, đều có sẵn trong
cấu trúc sinh vật. Sự phát triển của các thuộc tính đã có sẵn trong gen và được quyết định
bằng con đường di truyền. Trong thời gian gần đây, người ta nói đến "Mức độ bẩm sinh
của sự trang bị về gen, về những thuộc tính nhân cách, của năng lực được chương trình
hóa, mã hóa trong gen. Đồng thời có chú ý đến yếu tố môi trường. Nhưng phẩm chất của
cá nhân là kết quả sự tác động giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường.
- Sinh vật học hiện đại chứng minh rằng bản thân di truyền cũng bị biến đổi dưới tác
động của môi trường và hoạt động sống của cá thể. Mặt khác, cơ thể sống càng ở bậc cao
của sự tiến hóa thì tính biến dị đảm bảo cho sự thích ứng của nó với điều kiện sống và
kinh nghiệm các thể càng đóng vai trò lớn hơn. Ngoài ra riêng đối với con người, điều
kiện xã hội và kinh nghiệm đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển tâm lí.
Tóm lại, di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành và phát triển tâm lí con
người, bởi vì chính di truyền tham gia vào việc tạo thành những đặc điểm giải phẫu và
sinh lí của hệ thần kinh-cơ sở vật chát của các hiện tượng tâm lí. Song lí thuyết di truyền
học hiện đại và các công trình nghiên cứu thực nghiệm chỉ cho phép ta khẳng định vai trò
tiền đề của di truyền trong sự phát triển của cá thể.

B.Phần nội dung:
I.Tổng quát về di truyền và tâm lí.
1.Di truyền.
a. Khái niệm: Di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống, đảm bảo sự tái tạo ở thế
hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước, đảm bảo năng lực đáp
ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn.
b.Đặc điểm.
- Đặc điểm giải phẫu sinh lí của cá thể, bao gồm những yếu tố do di truyền tạo nên và cả
những yếu tố riêng tự tạo ra trong đời sống các thể của sinh vật, những yếu tố như thế đối
với con người có ngay từ trong bào thai của mẹ.

- Tư chất là một tổ hợp bao gồm cả những đặc điểm sinh giải phẫu vừa là những đặc
điểm chức năng tâm sinh lí mà cá thể đã đạt trong một giai đoạn phát triển I' định dưới
ảnh hưởng của môi trường sống và hoạt động. , đó là các đặc điểm giác quan của hệ thần
kinh và tạo nên tiền đề vật chất cho việc phát triển năng lực của con người.
- Đối với con người, mỗi một cá thể sinh ra đã nhân được theo con đường di truyền từ các
thế hệ trước một số đặc điểm về cấu tạo, chức năng của cơ thể, trong đó có những đặc
điểm về cấu tạo và chức năng của các giác quan và não. Song vai trò của di truyền như
thế nào trong sự phát triển tâm lí của con người thì có nhiều quan điểm khác nhau.

3


2, Tâm lý
a, Khái niệm :
" Tâm lý là sự phản sự vật hiện tượng của thế giới khách quan, não có chức năng phản
ánh nó. Sự phản ánh này có tính chất chủ thể và mang bản chất xã hội-lịch sử ".
- Bản chất của hiện tượng tâm lý
Trong đời sống hàng ngày chữ “tâm lý” dùng ở đây mới có thể mới được hiểu
theo nghĩa hẹp, để chỉ thái độ, cách cư sử của con nguời. Để hiểu chính xác và khoa học
tâm lý là gì, từng hiện tượng tâm lý nẩy sinh và phát triển ra sao, vận hành theo quy luật
nào…, loài người đã phải trải qua một thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm; đã phải
chứng kiến biét bao cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các khuynh hương khác nhau.
Tóm lại tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan, có cơ sở
tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nẩy sinh bằng hoạt động sống
của từng người và gắn bó với các quan hệ xã hội lịch sử.
- Tâm lý là bản chất của vật chất cao cấp
Chủ nghĩa duy tâm cổ đại cho rằng, hiện tượng tâm lý là bản chất siêu hình đặc
biệt của sinh vật và được gọi là linh hồn. Theo nhà triết học duy tâm cổ đại Hy lạp là
Platon (427-347 trước công nguyên ), linh hồn là siêu hình và độc lập với thể xác; con
người sống được là nhờ linh hồn liên hệ với thể xác. Khi con người sống, linh hồn là

nguyên nhân sinh ra quá trình sống của cơ thể và nó truyền đạt tất cả các hiện tượng tâm
lý vốn có của con người. Các nhà duy tâm khách quan, như G. Berkeley ( 1685 – 1753)
cho rằng, thế giới ý niệm ra vạn vật, sinh ra thế giới vật chất. Còn các nhà duy tâm chủ
quan cho rằng, vốn dĩ có thế giới vật chất, những vật chất cụ thể là do cảm giác của con
người mà có. Thuyết linh hồn của Platon ở phương tây, thuyết tâm của đạo khổng
phương đông đều tuyệt đối hóa thuộc tính tinh thần của tâm lý, hoàn toàn tách biệt tâm lý
khỏi vật chất.
Những người theo trường phái “nhị nguyên luận” như Decarte ( 1596 - 1650), đã
dùng khái niệm phản xạ để giải thích các hoạt độngcủa cơ bắp đơn giản của động vật, của
con người và cho rằng những hoạt động chủ định, có ý thức của con người và là do linh
hồn điều khiển. Theo J.Lock tâm lý con người là những kinh nghiệm. Kinh nghiệm bên
ngoài do tác động bên ngoài vào giác quan mà có; kinh nghiệm bên trong được sinh ra từ
“ ý thức bên trong”, tự nó hoạt động, chỉ tự nó mới biết được nó. Quan niệm nhi nguyên
là sự biến dạng của chủ nghiã duy tâm.
Đối lập với quan điểm của chủ nghiã duy tâm là chủ nghĩa duy vật. Theo họ,
trong vũ trụ bao la chỉ có vật chất là tồn tại mãi mãi và luôn luôn biến đổi, với những tính
chất muôn hình muôn vẻ. Tâm lý không tồn tại ngoài vật chất.
Quan điểm duy vật thô sơ cho rằng tâm lý là một thứ vật hoặc do các vật chất khác sinh
ra như lửa, nước, không khí...
Démocrit: Não là chỗ trú ngụ của linh hồn, là trung tâm hoạt động của tâm thần.
Aristot (384-322 trước CN): Cảm giác do tác động của vật vào giác quan gây ra, tinh thần
là chức năng của thân thể, thị giác là chức năng của mắt.
Các nhà duy vật Trung Quốc đã từng dùng thuyết ngũ hành để giải thích nguồn gốc của
vật chất (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).
Tuân Tử ( 315-230 trước CN) cho rằng: Thân thế con người sinh ra tinh thần và cái tốt,
cái xấu ... đều nằm trong thân thế con người.

4



Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng tâm lý là biểu hiện của vật chất, là
sản phẩm dưới dạng đặc biệt của vật chất có tổ chức cao là bộ não của con người. Sự phát
triển của tâm lý luôn gắn với sự phát triển của hệ thống thần kinh.
Thế giới vật chất vận động và biến đổi không ngừng từ vô cơ thành thể hữu cơ, từ hữu
cơ thành sự sống . Sự phát triển đó liên tục, ngày càng phức tạp, hoàn chỉnh dần và cuối
cùng thành sự phản ảnh thế giới khách quan của những sinh vật có hệ thống thần kinh ,
có não bộ. Mặt khác, sự phản ánh của sinh vật với thế giới xung quanh cũng ngày càng
phát triển và hoàn thiện. Những sinh vật đầu tiên có bản tính kích thích, biến đổi để thích
nghi với mọi hoàn cảnh, nhờ đó cảm giác phát triển, đó chính là sự bắt đầu của phản ảnh
tâm lý. Những phản ảnh ban đầu mang tính chung chung, đơn giản, sau đó phát triển dần
thành những cảm giác chuyên biệt ( thị giác, thính giác , xúc giác…). Những sinh vật
càng tiến hóa, hoạt động càng phức tạp thì phản ánh tâm lý của chúng càng phong phú và
hoàn thiện, với những hình thức như: tưởng tượng, tư duy, xúc cảm, tình cảm…Ý thức là
hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người.
- Tâm lý có bản chất là phản xạ
Hệ thần kinh động vật hoạt động theo cơ chế phản xạ. Những phản xạ này bao gồm các
phản xạ không điều kiện và có điều kiện.Phản xạ có điều kiện là cơ chế hoạt động của hệ
thần kinh cao cấp, của vỏ não. Hoạt động của hệ thần kinh gắn liền với hoạt động nội tiết
của cơ thể và vỏ não là bản chất thực tế bản chất tâm lý.Vì vậy, tất cả các hiện tượng
tâm lý đều mang tính chất phản xạ. Các phản xạ được hình thành nhằm đáp ứng mọi kích
thích của thế giới bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
- Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan
Tâm lý có nội dung là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan. Sự phản ánh này là
muôn màu muôn vẻ và phức tạp. Phản ảnh là một quá trình đi từ nhận thức cảm tính tới
nhận thức lý tính rất phức tạp để nhận biết bản thân sự vật hiện tượng từ thuộc tính bên
ngoài đến bản chất.
Phản ánh là thuộc tính chung của mọi sự vật hiện tượng đang vận động trong không gian
và thời gian và thường để lại những dấu vết của nó.Phản ánh tâm lý là những phản ánh
đặc biệt tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới khách quan vào bộ óc con người (là vật chất
được biến vào con người, là bản sao sinh động, sáng tạo, mang tính chủ thể, các chủ thể

khác nhau phản ảnh khác nhau)
Trong mối quan hệ qua lại với thế giới xung quanh, con người không chỉ nhận cảm, suy
nghĩ, nhớ lại hoặc tưởng tượng ra mà còn thực hiện những hành động khác nhau gây nên
những biến đổi thế giới xung quanh nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên của
mình.
- Tâm lý con người có bản chất xã hội lịch sử
Đây là điểm khác nhau giữa tâm lý người và tâm lý động vật. Con người khi sống trong
xã hội lời người đã giao tiếp với nhau, cùng nhau lao động và phát triển xã hội.Tâm lý
con người có bản chất xã hội lịch sử, phản ảnh sự hình thành và phát triển của lịch sử xã
hội.Trong hoạt động, nhất là trong hoạt động sống, con người đã chuyển các hiện tượng
tâm lý của mình vào những sản phẩm vật chất hoặc tinh thần. Ngược lại, khi con người
sử dụng các sản phẩm, các công cụ lao động ... con người lại bóc tách những tinh túy
tâm lý mà loài người, xã hội gửi gắm vào đó thành hiện tượng tâm lý của riêng mình. Vì
vậy, trong mỗi hiện tượng tâm lý của con người đều mang dấu ấn của xã hội mà con
người đang ssống và thay đổi theo lịch sử phát triển xã hội mà con người đã trải qua.Con
người trên thực tế nếu thoát khỏi

5


các mối quan hệ xã hội thì con người sẽ bị mất bản tính người.
Tham gia vào sự hình thành và phát triển tâm lý con người có những yếu tố cơ
bản sau: bẩm sinh, di truyền về mặt sinh học hoặc truyền lại cho nhau qua công cụ, đồ
vật, hoạt động giao tiếp, giáo dục và tự giáo dục, điều kiện và hoàn cảnh sống…
b, Đặc điểm :
Hiện tượng tâm lý là hình ảnh của thế giới khách quan trong óc người. Là hiện tượng chủ
quan nhưng là hình ảnh của hiện tại diễn ra ở thế giới bên trong của con người. Hiện
tượng tâm lý có các đặc điểm:
- Tính chủ thể
Sự phản ánh tâm lý khác với sự phản ánh cơ giới vào sinh vật, bao giờ nó cũng mang dấu

vết riêng của chủ thể phản ảnh. Mỗi chủ thể phản ảnh hiện tượng tâm lý đều thông qua
kinh nghiệm, thái độ, xúc cảm riêng của chủ thể, phản ảnh trình độ nghề nghiệp, trí thức
và tâm lý riêng của chủ thể. Tính chủ thể khiến cho hiện tượng tâm lý ngoài cái chung ra,
còn luôn luôn mang màu sắc riêng của mỗi cá nhân.
- Tính tổng thể của đời sống tâm lý
Mọi hiện tượng tâm lý không đứng riêng lẻ mà luôn liên quan tới mọi hiện tượng tâm lý
khác. Đời sống tâm lý của cá nhân là trọn vẹn và mỗi hiện tượng tâm lý cũng mang tính
toàn vẹn, chủ thể.Mọi hiện tượng tâm lý đều có mối liên quan chặt chẽ đến nhau và chịu
sự chỉ đạo tập trung của não bộ.
- Sự thống nhất giữa hoạt động tâm lý bên trong và bên ngoài
Tâm lý là hiện tượng thuộc về thế giới bên trong song có liên quan chặt chẽ với thế giới
bên ngoài qua những sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài mà nó phản ảnh. Thông
qua bản thể vật chất của nó là não bộ và những biểu hiện bên ngoài như hành vi, cử chỉ,
ngôn ngữ vẻ mặt dáng điệu... chúng ta có thể xét đoán được tâm lý bên trong.
“Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm” (Nguyễn Du)

II. Mối quan hệ giữa di truyền và tâm lý
1.Quan điểm của các nhà tâm lý về mối quan hệ giữa di truyền và tâm lý chủ yếu
được nghiên cứu trên trẻ em. Trong đó có những quan điểm sai lầm cho rằng những đặc
điểm tâm lý là bẩm sinh, do tiềm năng sinh vật gây ra. Mọi đặc điểm tâm lý đều do tiền
định, đều có sẵn trong các cấu trúc sinh vật. Sự phát triển của các thuộc tính đã có sẵn
trong gen và được quyết định bằng con đương di truyền. Trong thời gian gần đây, người
ta nói đến“ Mức độ bẩm sinh về sự trang bị về gen”, về những thuộc tính nhân cách của
năng lực được chương trình hóa, mã hóa trong gen, đồng thời cũng chú ý tới yếu tố môi
trường.
Khi nghiên cứu về sự phát triển tâm lý trẻ em, có một số thuyết quan niệm sai lầm như
sau:
-


Thuyết tiền định:

6


Thuyết này coi sự phát triển tâm lý là do các tiềm năng sinh vật gây ra, con người có tiềm
năng này từ khi mới sinh ra và sự phát triển chỉ là sự trưởng thành, chín muồi của những
thuộc tính đã có sẵn ngay từ đầu và được quyết định bằng con đường di truyền này.
Các nhà tâm lý học cho rằng: Những thuộc tính của nhân cách, năng lực cũng được mã
hóa, chương trình hóa trong các trang bị gen. Chẳng hạn S. Frớt cho rằng động lực phát
triển tâm lý là các bản năng. J. Điuây cho rằng nhu cầu và các thuộc tính tâm lý được sắp
sẵn trong gen. Các yếu tố di truyền quyết định giới hạn của giáo dục. Tuy nhiên, có
những người theo thuyết này có đề cập đến yếu tố môi trường nhưng theo họ môi trường
chỉ là “ yếu tố điều chỉnh”, “yếu tố thể hiện một nhân tố bất biến nào đó ở trẻ”. Một số
nhà tâm lý học Mỹ đã sử dụng quan điểm của E. Toodai có từ những năm 20-30 của thế
kỷ XX đã nói đến vai trò của giáo dục trong sự phát triển tâm lý người. Nhưng họ vẫn
khẳng định rằng, tiềm năng sinh vật bẩm sinh đã đã quyết định trước giới hạn của sự phát
triển tâm lý. Theo nhà tâm lý học E. Toocdai thì: “ Tự nhiên ban cho con người một vốn
nhất định, giáo dục cần phải làm bộc lộ vốn đó là vốn gì và phải sử dụng nó bằng phương
tiện tốt nhất” và “vốn tự nhiên đó” đặt ra giới hạn cho sự phát triển, cho nên một bộ phận
học sinh tỏ ra không đạt được kết quả nào đó “ dù giảng dạy tốt”, số khác lại tỏ ra có
thành tích “ dù giảng dạy tồi”... Từ quan điểm này làm cho con người mất lòng tin vào
giáo dục, vào sự tu dưỡng và cải tạo bản thân. Họ cho rằng vai trò của giáo dục là thứ
yếu, trẻ tốt hay xấu, học giỏi hay kém không phải do giáo dục mà do gen tốt hay gen xấu.
Từ đó họ đi đến kết luận: “Trẻ em khó bảo, năng lực trí tuệ kém phát triển là do bẩm sinh
chứ không phải do giáo dục, do môi trường”. Như vậy, vai trò của giáo dục đã bị hạ thấp,
giáo dục chỉ là yếu tố bên ngoài có khả năng làm tăng nhanh hay kìm hãm quá trình bộc
lộ những phẩm chất tự nhiên, bị ức chế bởi tính di truyền. Và họ đã rút ra kết luận sai
lầm: Mọi can thiệp vào quá trình phát triển tự nhiên của trẻ đều là sự tùy tiện, không thể
tha thứ.

-

Thuyết duy cảm:

Đối lập với thuyết tiền định, thuyết duy cảm giải thích sự phát triển của trẻ chỉ bằng
những tác động của môi trường xung quanh. Theo các tác giả thuộc trường phái này thì:
Môi trường là nhân tố tiền định sự phát triển của trẻ em. Xuất phát từ quan điểm triết học
C. A. Henvêtiuyt cho rằng trẻ em ngay từ khi lọt lòng đã có những tiềm năng bẩm sinh
như nhau, sự khác nhau về tâm lý là do tác động khác nhau của môi trường và của giáo
7


dục chế ước một cách đầy đủ và tuyệt đối sự phát triển tâm lý. Các nhà tâm lý học tư sản
hiểu môi trường xã hội một cách siêu hình bất biến và quyết định trước số phận con
người. Con người như một yếu tố thụ động (trong đó có các nhà xã hội học Pháp như
Đúychkhêm, Kanvac). Vì thế, họ cho rằng, muốn nghiên cứu con người chỉ cần nghiên
cứu, phân tích môi trường mà con người sống. Mọi người sinh ra đều có sẳn những đặc
điểm bẩm sinh như nhau để phát triển trí tuệ và đạo đức. Sự khác nhau giữa các cá nhân
về điểm này hay khác là do ảnh hưởng của môi trường, ảnh hưởng của những tác động
khác nhau. Với quan niệm như vậy, chúng ta không thể giải thích được vì sao trong một
môi trường sống như nhau lại có những nhân cách khác nhau.
-

Thuyết hội tụ hai yếu tố:

Nhà di truyền học người Anh S. Auerbac cho rằng: “ Trình độ phát triển trí tuệ những
năng lực chuyên biệt, những phẩm chất cá nhân – tất cả những cái đó là kết quả của sự
tác động qua lại giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường”.
Nhà tâm lí học người Đức V. Stecnơ và nhà tâm lí học Mỹ Anataxi coi cả hai yếu tố di
truyền và môi trường cùng quyết định sự phát triển tâm lí ở con người. Họ quan niệm

rằng cả hai yếu tố này hội tụ lại cùng quyết định một cách máy móc sự phát triển tâm lí...
Sự tác động qua lại giữa hai yếu tố này trực tiếp quyết định tâm lý, trong đó yếu tố di
truyền giữ vai trò quyết định. Môi trường chỉ là điều kiện để biến những đặc điểm tâm lí
đã được định sẵn trong gen di truyền thành hiện thực. Theo họ, sự phát triển là sự chín
muồi của những năng lực, những nét tính cách, những hứng thú…mà trẻ sinh ra đã có.
Những nét và những đặc điểm tính cách do cha mẹ truyền lại cho trẻ dưới dạng sẵn có,
bất biến... Một số người theo thuyết này có đề cập đễn vai trò của môi trường đối với tốc
độ chín muồi của năng lực và nét tính cách được truyền lại cho trẻ em. Nhưng theo họ,
môi trường không phải là toàn bộ những điều kiện và hoàn cảnh mà trẻ em sống mà chỉ là
gia đình của trẻ…
Ví dụ khi nghiên cứu những bệnh nhân dị thường về tính cách ( tâm lý) người ta thấy
rằng một số trường hợp nguyên nhân chủ yếu thuộc về yếu tố bẩm sinh. Nhiều bác sĩ tâm
thần học nhận thấy rằng những đặc điểm di truyền không thuận lợi có thể là nguyên nhân
cơ bản gây nên bệnh thái tính cách ở bệnh nhân. Trong những trường hợp này đặc điểm
tính cách thái quá có thể thấy ở những người cùng họ hàng như cha mẹ, anh chị em, chú
bác... Tính cách đó thể hiện rất sớm ít thay đổi trong quá trình sống, nó vẫn diễn ra ngay
8


cả khi con người được sống trong những điều kiện giáo dưỡng rất thuận lợi. Ví dụ về
những quan điểm cho rằng cơ bản năng lực ( tâm lý) chịu sự quy định của các đặc điểm
di truyền mà con người được thừa hưởng từ thế hệ bố mẹ. một trong những luận cứ được
đưa ra là trong thực tế năng lực của các thiên tài thường bộc lộ từ rất sớm, chừng 3 – 4
tuổi. Hơn nữa, người ta thấy rằng sự phát triển tài năng về một lĩnh vực nào đó thường
giới hạn trong độ tuổi nhất định. Ngoài ra những con số thống kê cho thấy dù trong
những điều kiện sống và học tập như nhau, nhưng con cái của bố mẹ có tài trong lĩnh vực
nào thường có năng lực về lĩnh vực đó. Người ta đã tiến hành so sánh năng lực của hai
thế hệ con cái – bố mẹ ở những gia đình nhạ sĩ tài ba và thu được kết quả như sau:
Con cái
Bố mẹ

Cả hai bố mẹ là nhạc sĩ
Cả hai bố mẹ không là nhạc


Có năng khiếu âm nhạc

Hoàn toàn không có năng

rõ rệt

khiếu âm nhạc

85%
25%

7%
58%

Những dữ liệu khoa học mang tính thuyết phục hơn chính là những kết quả trong một số
công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học tư sản tiến hành trên trẻ song sinh. Qua các
công trình nghiên cứu so sánh năng lực trí tuệ của trẻ song sinh cùng trứng và trẻ em
thông thường người ta thấy rằng chỉ số năng lực của trẻ em song sinh cùng trứng thường
giống nhau hơn so với chỉ số của trẻ em thông thường.
2.Di truyền không quyết định tới tâm li
Như ta đã biết,đặc tính riêng của mỗi cá thể là sự biến đổi gen di truyền tạo nên số
lương và chất lương khác nhau trong cấu tạo hình thể và trí tuệ của mỗi cá thể riêng biêt.
Các cá thể ,ở đây là con người thì chúng ta cùng được di truyền lại từ tổ tiên những đặc
tính cơ bản sau:dáng đứng thẳng,đi bằng hai chân,đôi tay linh hoạt,sự sắp xếp các vị trí
và chức năng các bộ phân trong cơ thể người……………
Nhưng không bao giờ có sự trùng lặp giống nhau như những bản sao giữa hai cá thể

,thậm chí là sinh đôi cùng trứng.
Với hai anh(chị)em sinh đôi cùng trứng,có thể giông nhau về phương diện giải phẫu do
đươc di truyền từ cùng một tổ hợp gen trong quá trình thụ tinh.Tuy nhiên,cặp anh(chị)em
này lai không có những biểu hiện tâm lí giống nhau khi cùng bị kích thích bởi cùng một
hoat động.Chẳng hạn trong hoạt động thể thao,một người trong cặp sinh đôi này cười rất
tươi khi nhận được lời mời tham gia thể thao=>tâm lí vui vẻ.Trong khi ở người còn lại
không có biểu hiên này.
+Nhưng với nhà tâm lí Đubinin,ông cho rằng bản chât xã hội của con người được thể
hiện nhờ tính di truyền.Để truyền đạt nội dung của lĩnh vực này cho thế hệ sau bằng cách
9


tạo ra một phương pháp kế thừa kinh nghiêm đặc biệt,đặc trưng cho riêng mình.Và bản
chất xã hội của con người được di truyền theo kênh nào đó khác hơn so với thông tin di
truyền được ghi trong phân tử AND.
Quan điêm:Các yếu tố sinh học quyết định tất cả quá trình phát triển và mọi vấn đề
trong hệ thống nhu cầu xã hội và các bảng giá trị đạo đức của con người được các nhà
tâm lí như Langhe.Lorent,Uynxon,………tán thành.
+Với Lorent,ông đã đưa ra ví dụ minh họa để chứng minh luận điểm của quan điểm trên
là”tất cả những hoat động (hành vi)của con người là do bị qui định bởi chương trình gen
di truyền từ tổ tiên của loài người”.Ông cho rằng,tổ tiên chúng ta và hắc tinh tinh cũng đã
thủy chung với đồng loại của minh như ngỗng trời hay quạ nhỏ,như chó sói hay loài
công.Không nghi ngờ rằng,anh ta cũng coi thường cái chết,sẵn sàng dâng hiến cuộc sống
của mình,bảo vệ cộng đồng của mình,đối xử thận trọng với những thành viên nhỏ tuổi và
cũng có những ngăn cấm sát nhân như tất cả các loài động vật này.Và chúng ta cũng
thừa hưởng trọn vẹn những bản năng súc vật tương ứng ấy”.Ví dụ la:ông mô tả hành vi
của người lần đầu tiên nắm hòn đá trong tay cũng như đứa trẻ lên ba cũng không ngần
ngại choảng vào đầu đối phương sau khi lam anh ta tức giận.Theo ông,nếu bản chất của
con người là sự hiếu chiến ,hay nói cách khác,sự xâm lăng được ghi trong gen di truyền
thì nó có bôcj lộ ngay trong mối quan hệ với những người thân thuộc thâm chí với chính

bản thân mình.
+Với Moris,thì con người chỉ là một con vượn biết nói.khuynh hướng giết hại lẫn
nhau ở con người là có nguồn gốc từ động vật.
3.Di truyền là yếu tố ảnh hưởng tới tâm li ở con người
Như ta đã biết,gen là nhân tố quyết định sự di truyền.Từ đó,ta có thể thấy,gen là yếu
tố ảnh hưởng tới tâm lí con người.Những nghiên cứu về vấn đề này khẳng định
rằng:Tâm lí của con người tuy hình thành trong quá trình sống và chịu sự qui định
của các điều kiện sống cũng như hoạt động sống của con người nhưng nó có cơ sở là
gen.
+Nhiều tác giả đã quan sát thấy rằng:có cùng phả hệ tương thích thì thường có tính
cách khá giống nhau.Những người có cùng thể trạng cững thường có những tính cách
bát thường như nhau.Đặc biệt những nghiên cứu so sánh tính cách ở những người
song sinh cũng khẳng định.Trong một nghiên cứu về trẻ song sinh,người ta đã so sánh
các nét tính cách của trẻ sinh ra cùng trứng nhưng bị tách biệt từ nhỏ và được nuôi
dưỡng riêng rẽ với những đứa trẻ anh em được nuôi dưỡng cùng nhau.
Hệ số tương quan về đặc điểm tính cách của những cặp trẻ sinh ra cùng
trứng và trẻ anh em bình thường.

10


1

2

Trẻ cùng trứng,nuôi
riêng rẽ
Anh em thông
thường,nuôi cùng nhau


Độ bền vững của tình
cảm
0.53

Tinh hướng ngoại_nội

0.11

0.17

0.61

1:Mức độ quan hệ,điều kiện môi trường
2:Đặc điểm tính cách
=>từ bảng trên ta thấy,hệ số tính cách của những cặp anh em bình thường được nuôi
cùng nhau vẫn thấp hơn hẳn hệ số của cặp trẻ sinh cung trứng=>Tính cách hay tâm lí
bị chi phối bởi gen.
+Có nhiêu nghiên cứu quan tâm tới mức độ ảnh hưởng của gen đối với tâm lí nói
chung.(sự hình thành và phát triển các đặc điểm tâm lí).Kết quả nghiên cứu thì không
đồng nhất.Trên cơ sở nghiên cứu của nhiêu tác giả đã đi tới kết luận rằng:”Vai trò của
gen đối với quá trình phát triển các đặc điểm tâm lí con người tăng lên cùng với lứa
tuổi và đạt đươc nhịp độ tăng lớn nhất vào lúc đứa trẻ chuyển từ giai đoạn tuổi thơ(03 tuổi) sang tuổi mẫu giáo(3-6 tuổi).
+Một số khác lại có những nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa cấu tạo gen và
các hành động hung hãn của con người và đã rút ra được một số kết quả sau:
.Phân tích gen của nhiều phạm nhân và các bệnh nhân có tính hung hãn,các nhà
khoa học làm việc trong cơ quan an ninh của nhiều nước đã thu được kết quả bất
ngờ:Ở những phạm nhân và bệnh nhân này trên các nhiễm sắc thể thường thừa ra một
nhiễm sắc thể bất bình thường kí hiệu là Y47.Sự hiện diện của nhiễm sắc thể này có
liên quan tới tính hung hãn của các bệnh nhân.
.Nghiên cứu những bệnh nhân dị thương về tính cách người ta thây rằng trong một

số trường hợp,nguyên nhân chủ yếu thuộc về các yếu tố bẩm sinh.Nhiều bác sĩ tâm
thần học nhận thấy rằng những đặc điểm di truyền không thuận lợi có thể là nguyên
nhân cơ bản gây nên bệnh thái tính cách ở bệnh nhân.Trong những trường hợp này
.đặc điểm tính cách thái quá có thể thấy ở những người cùng dòng họ như cha mẹ,anh
em……

4.Yếu tố sinh lí cũng bị thay đổi trong đời sống tâm lí
Như trên,chúng ta đã thấy rõ vai tro của di truyên trong sự hình thành và phát triển tâm lí
của con người.Mặt khác tâm lí cũng có tác động trở lại với di truyền. Chúng ta đã
11


bíêt,những đặc điểm giải phẫu sinh lý của cơ thể – Cơ sở vật chất của hiện tượng tâm lý
bao gầm những yếu tố do di truyền tạo nên và cả những yêu tố riêng tự tạo ra trong đời
sống cá thể sinh vật. Tuy nhiên, chính yêu tố sinh lý cũng bị thay đổi trong đời sống tâm
lý con người
Thật vậy, sinh vật học hiện đại chứng minh rằng bản thân sinh lý, di truyền cũng bị biến
đổi dưới tác động của môi trường và các hoạt động, tâm lý cá thể. Thực tiễn cho thấy, có
không ít người bình thường khoẻ mạnh nhưng vì tâm lý bất an,không ổn định… Mà dẫn
tới mắc 1 số loại bệnh lý. Tâm lý qúa lo lắng suy nghĩ,phiền muộn nhiều về vấn đề nào
đó sẽ đóng góp 1 phần làm con người mắc phải bệnh da dầy
Tâm lý còn ảnh hưởng đến tuổi xuân của con người. Người suy nghĩ âu lo quá nhiều sẽ
làm cho sự lão hoá nhanh hơn J.Taylor từng nói :” Tuổi xuân và tuổi già không phải tính
bằng ngày bằng tháng mà bằng trạng thái tinh thần”. Tướng Douglas Mac Arthur cũng đã
nói :” càng tự tin bao nhiêu, bạn càng trẻ chung bây nhiêu. Càng sợ hãi bao nhiêu bạn
càng già côi bấy nhiêu. Càng có nhiều hy vọng bao nhiêu bạn càng trẻ chung bấy nhiêu
và càng thất vọng bao nhiêu bạn càng già cỗi bấy nhiếu”.
Cá nhân mang bệnh sinh lý có thể khiến tâm lý người bệnh trở lên suy sụp dẫn tới bi
quan như thế sẽ làm bệnh nặng hơn khó chưa khỏi hơn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cố
gắng chống chọi với bệnh tật thì dù mắc bệnh di truyền hay những căn bệnh hiểm nghèo

khác nhưng vẫn sống lạc quan tinh thần tư tưởng tốt thì khả nằng chống chọi với bệnh tật
cao hơn có thể đẩy lùi sự hoành hành của bệnh tật kéo dài thời gian sống. Một bà mẹ
đang mang thai nếu như gặp phải một sự vịêc gây sốc về tâm lý, tâm thần dối loạn căng
thẳng lo lắng sẽ khiến bà mẹ bị mất ngủ, dinh dưỡng không cân bằng, trước tiên sẽ làm
tổn hại đến chính sức khoẻ của bà mẹ, dẫn tới làm tổn hại đến thai nhi có thể gây một số
căn bệnh bẩm sinh cho trẻ do đột biến gen, có trường hợp dẫn tới sảy thai.
Sự tác động của tâm lý đến sinh lý là không hề nhỏ. Chúng ta biết đến vận động viên đua
xe đạp Lance ArmStrong bị mắc căn bệnh ung thư quái ác, nhưng bằng hoài bão, bằng
niềm tin và ý trí mãnh liệt anh đã vượt qua sự đau đớn, chiến thắng bệnh tật để rồi đến
với vinh quang có đến 6 lần vô địch giải Tuor Of Franch. Wilma Rudolph, đi lại khó khăn
do di chứng của bệnh bại liệt, bà đã trở thành “ người phụ nữ nhanh nhất địa cầu “ trong
khoảng thời gian 8năm bà giành được 1 chỗ đứng trong lịch sử : là người phụ nữ đầu tiền
đoạt 3 huy chương vàng trong bộ môn điền kinh ở thế vận hội Rome 1960. Quen thuộc
với chúng ta hơn Stephen Wiliam Hawking , vị giáo sư người anh bị liệt vì bệnh tế bào
thần kinh vận động và các cơ bắp bị teo ông được đánh giá là già vật lý lý thuyết sáng
trói nhất sau Einstein. Năm 21 tuổi ông được chuẩn đoán là chỉ còn sống thêm 2 năm rưỡi
. Hawking đã can đảm chiến đầu chống lại căn bệnh khiến cho tay chân và thanh quản bị
tê liệt . Kết quả ông đã sống thọ hơn 50 tuổi. Ông nói “ Tôi sẽ rất vui mừng nếu mình
giúp được những người tàn tật khác bằng cách chứng minh là 1 người có thể thành công
bất chấp trở ngại cá nhân”.
Sức mạnh tinh thần, sức mạnh tâm lý con người là điều khó hình dung được. Nó mang
đến cho con người bao bất ngờ tuyệt vời, bao kỳ tích trong y học, trong cuộc sống. Từ
đây ta thấy được dưới sự tác động trở lại của tâm lý đối với di truyền.
C.Kết luận
Tóm lại, di truyền và tâm lý có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau . Tuy lý thuyết di
truyền học hiện đại và các công trình nghiên cứu thực nghiệm chỉ cho phép ta khảng định
vai trò tiền đề của di truyền trong sự phát triển của cá nhân xong chúng ta có thể khảng
định vai trò quan trọng của di truyền đối với sự hình thành và tốc độ phát triển của tâm lý

12



con người. Đồng thời tâm lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với di truyền chứng tỏ sự
tác động qua lại, mối quan hệ mật thiết giữa di truyền và tâm lý.

13



×