Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV TIẾN BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.33 KB, 25 trang )

Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH NN MTV in Tiến Bộ

Sinh viên thực hiện : Đặng Thu Dân
Lớp

: K46.DQ1

Mã sinh viên

: 12E100007

Hà Nội, năm 2016

Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẲT
MỤC LỤC.................................................................................................................... 2


....................................................................................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẲT...................................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
PHẦN I......................................................................................................................... 2
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV IN TIẾN BỘ...2
1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP...........................2
1.1. Tên, địa chỉ Công ty.........................................................................................2
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp......................................2
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp..........................................................2
1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Nhà nước MTV in Tiến Bộ.....3
1.5. Các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH MTV in Tiến Bộ. 5
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước MTV in Tiến Bộ
trong 3 năm gần đây................................................................................................5
3. Đánh giá khái quát môi trường kinh doanh của Công ty TNHH MTV in Tiến
Bộ.............................................................................................................................6
3.1. Môi trường bên trong.......................................................................................6
3.2. Môi trường bên ngoài.......................................................................................6
PHẦN II........................................................................................................................ 6
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI
CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV TIẾN BỘ......................................................7
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị tại công ty TNHH nhà nước MTV
in Tiến Bộ................................................................................................................7
1.1. Tình hình thực hiện chức năng hoạch định tại công ty...................................7
1.2. Tình hình thực hiện chức năng tổ chức tại công ty.........................................8
1.3. Tình hình thực hiện chức năng lãnh đạo tại công ty........................................8
1.4. Tình hình thực hiện chức năng kiểm soát tại công ty......................................8
2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp..................................................9
2.1. Môi trường chiến lược của doanh nghiệp........................................................9
2.2. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát triển thị

trường của doanh nghiệp.......................................................................................11
2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh.......................................................................11
3. Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp................................................11
3.1. Quản trị mua...................................................................................................11
3.2. Quản trị bán....................................................................................................12
3.3. Quản trị dự trữ hàng hóa................................................................................14
3.4. Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại..........................................................14
3.5. Nhận xét..........................................................................................................14
4. Công tác quản trị nhân lực................................................................................15
4.1. Phân tích công việc.........................................................................................15
4.2. Bố trí và sử dụng nhân lực.............................................................................15
4.3. Tuyển dụng nhân lực......................................................................................15
4.5. Đào tạo và phát triển nhân lực.......................................................................15
4.6. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực.........................................................................15
Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro.............................................................15
5.1. Quản trị dự án.................................................................................................15
5.2. Quản trị rủi ro.................................................................................................16
PHẦN III.................................................................................................................... 17
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC QUẢN
TRỊ CỦA CÔNG TY.................................................................................................17
KẾT LUẬN................................................................................................................. 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................19


Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Kênh phân phối sản phẩm công ích.......Error: Reference source not found
Hình 2.2: Kênh phân phối sản phẩm do các tổ chức đặt in..Error: Reference source
not found
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước MTV in
Tiến Bộ giai đoạn 2013-2015.......................................................................................5
Bảng 1.2. Cơ cấu lao động của Công ty đến 30/08/2016...........................................6
Bảng 2.1: Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 của công ty..........................................7
Bảng 2.2: Sản phẩm tiêu thụ của Công ty qua thị trường tiêu thụ năm 2015.......10
Bảng 2.3: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Giai đoạn 2013-2015 thông
qua kênh phân phối...................................................................................................10
Bảng 2.4: Trang thiết bị của Công ty TNHH Nhà nước MTV In Tiến Bộ............12
tính đến 30/8/2016.....................................................................................................12
Hình 2.1: Kênh phân phối sản phẩm công ích.........................................................13
Hình 2.2: Kênh phân phối sản phẩm do các tổ chức đặt in....................................13
Bảng 2.5: Kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm...............13
của Công ty giai đoạn 2011-2015..............................................................................13

Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẲT
TNHH NN MTV
VPTƯ
CNH - HĐH
HĐQT
DN
TT
KHKT
CBCNV
SXKD

Trách nhiện hữu hạn Nhà nước một thành viên
Văn phòng Trung ương
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hội đồng quản trị
Doanh nghiệp
Thủ tướng
Khoa học kỹ thuật
Cán bộ công nhân viên
sản xuất kinh doanh

Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày càng
nhanh và sâu sắc. Chúng ta đang sống trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
đất nước cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế toàn cầu. Trong bất kỳ
nền kinh tế nào, sự trao đổi, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ luôn đóng vai trò
quan trọng.
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Quản trị Doanh nghiệp - Trường
Đại Học Thương Mại, chúng em được tiếp cận và trang bị cho mình kiến thức trong
công tác quản trị như việc ứng dụng phương pháp quản trị trong kinh tế và các vấn đề
về tài chính, nhân sự, marketing, sản xuất…Tuy nhiên, để khỏi bỡ ngỡ sau khi ra
trường, nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em được tiếp cận với thực tế, từ đó kết
hợp với lý thuyết đã học để có nhận thức khách quan đối với các vấn đề xoay quanh
những kiến thức về ứng dụng phương pháp kế toán của doanh nghiệp.
Được sự đồng ý của trường Đại học Thương Mại, khoa Quản trị Doanh nghiệp
cùng với sự đồng ý của Ban lãnh đạo Công ty TNHH NN MTV in Tiến Bộ, em đã
được nhận vào thực tập tại Công ty. Trong quá trình thực tập, nhờ có sự hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình của các Anh/Chị và các đồng nghiệp, Ban quản lý, các phòng, ban của
Công ty TNHH NN MTV in Tiến Bộ đồng thời được sự hướng dẫn tận tình của Giảng
viên hướng dẫn Bùi Hữu Đức. Em đã có được cái nhìn tổng quát và có những hiểu
biết chung về hoạt động sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý và công tác quản trị,
phân tích tình hình thực tế tại Công ty để hoàn thành báo cáo thực tập của mình.
Bài báo cáo ngoài phần mục lục, danh mục bảng biểu, hình vẽ, tài liệu tham khảo
gồm 3 phần chính dưới đây:
PHẦN I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NN MTV IN TIẾN BỘ.
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ

CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV TIẾN BỘ
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG
TÁC QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY


1

Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV IN TIẾN BỘ
1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP.
1.1. Tên, địa chỉ Công ty.
Tên đầy đủ: Công ty TNHH Nhà nước MTV in Tiến Bộ
Tên giao dịch quốc tế: PROPRINT Co.Ltd
Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Xuân Thịnh.
Công ty TNHH Nhà Nước MTV in Tiến Bộ có địa chỉ tại 175 Nguyễn Thái Học
- Ba Đình - Hà Nội. Số ĐT: 043 8453662 - 043 8453661
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Tiền thân của Công ty TNHH Nhà nước MTV in Tiến Bộ là Xưởng in Tiến Bộ,
nay là Công ty TNHH Nhà nước một thành viên in Tiến Bộ trực thuộc VPTƯ Đảng, là
một trong những nhà in đầu tiên của cách mạng Việt Nam được Đảng thành lập từ
năm 1946 để phục vụ công tác in ấn các tài liệu, Văn kiện của Đảng, Chính phủ, Quốc
hội và các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trải qua gần 70 năm xây dựng và trưởng thành, Công
ty TNHH Nhà nước một thành viên in Tiến Bộ vinh dự 2 lần được Đảng và Nhà nước
phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lao động vào năm 1985 và năm 2000, 2 lần
được nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng nhì, hạng 3, Bộ Văn hóa Thông tin
phong tặng danh hiệu "Con chim đầu đàn ngành in cách mạng Việt Nam". Giải thưởng

Chất lượng vàng tại Paris năm 1999 do Tổ chức Sáng kiến kinh doanh Châu Âu trao
tặng, giải thưởng Chất lượng Bạch kim năm 2000 tại New York (Mỹ) và giải thưởng
chất lượng Kim cương tại Đức năm 2004.
Công ty in Tiến Bộ không những tự hào là đơn vị in những tài liệu quan trọng
của Đảng, Nhà Nước phục vụ kịp thời khẩn trương trong các kỳ Đại hội Đảng, các kỳ
họp Quốc hội và in các Văn kiện quan trọng khác.
Ngoài ra, Công ty cũng in nhiều đầu báo, tạp chí và nhiều ấn phẩm có uy tín. Các
tổ chức quốc tế tại Hà Nội đã chọn nơi đây như là một địa chỉ tin cậy để in những ấn
phẩm có chất lượng cao, đạt các tiêu chuẩn quốc tế.
Hiện nay, Ban tổng giám đốc Công ty TNHH nhà nước MTV in Tiến Bộ không
ngừng cố gắng nâng cao trình độ người lao động cũng như cải tiến máy móc và thiết bị
sản xuất nhằm nâng cao năng lực sản xuất, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Đưa
Công ty TNHH MTV in Tiến Bộ trở thành Công ty có thương hiệu mạnh trong ngành in.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.

Chức năng:
- Thực hiện nhiệm vụ in các tài liệu văn kiện của Đảng, nhà nước, Quốc hội, Chính
phủ và in các tài liệu chính trị, sách báo ,tạp chí, bao bì tem nhãn bằng tiếng Việt Nam
và tiếng nước ngoài phục vụ kịp thời công tác tuyên truyền của Đảng, nhà nước.
- Mặt khác, tổ chức kinh doanh dich vụ thể thao, giải trí, đào tạo nghề in, cho thuê
văn phòng làm viêc.

2

Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Nhiệm vụ:
- Chấp hành pháp luật nhà nước, thực hiện chế độ chính sách về quản lý và sử
dụng tiền vốn, vật tư tài sản nguồn lực, hạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn,
thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
- Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các đối tác
trong và ngoài nước. Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ công nhân viên
chức theo pháp luật, chính sách của nhà nước, chăm lo đời sống tạo điều kiện cho
người lao động và thực hiện vệ sinh môi trường, thực hiện phân phối theo lao động.
1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Nhà nước MTV in Tiến Bộ
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Tổ chức bộ máy của Công ty được thể hiện trong Hình 1.1 dưới đây:
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Công ty TNHH Nhà nước MTV in Tiến Bộ
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc

Phó TGĐ sản xuất

P. Kế hoạch sản xuất

Phó TGĐ nội chính
Phòng
Tài
chính
kế
toán

P. Tổ chức- Lao độngTiền lương

PX Chế bản

VP hành chính
PX in Offset
TT đào tạo
PX Sách

TT thể thao

P. Quản lý chất lượng

PX cơ điện

Nguồn: Phòng Tổ chức - Lao động - Tiền lương

3

Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận
Ban giám đốc: Bao gồm một Tổng giám đốc và hai phó tổng giám đốc có nhiệm
vụ chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
Tổng Giám đốc: là người quản lý điều hành toàn bộ các hoạt động và chịu trách
nhiệm trước pháp luật và cơ quan chủ quản. Là người đại diện cho Công ty, có quyền
hạn cao nhất trong Công ty. Tổng Giám đốc phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo, điều
hành phòng ban chuyên môn, phòng kế hoạch, phòng kế hoạch điều độ sản xuất…

Phó tổng giám đốc: Do tổng giám đốc đề nghị có nhiệm vụ hỗ trợ tổng giám đốc
trong quá trình điều hành Công ty, chịu sự chỉ đạo của tổng giám đốc và nhiệm vụ
theo chức năng. Là người tham mưu giúp việc cho giám đốc, được giám đốc uỷ quyền
giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng.
Phòng tổ chức lao động tiền lương: Tham mưu cho tổng giám đốc Công ty
trong việc tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức cán bộ gồm; tuyển dụng lao động, thực
hiện chế độ chính sách cho người lao động, quản lý lưu trữ tài liệu liên quan tới người
lao động, phân công điều hành công tác, bổ nhiệm cán bộ, khen thưởng kỷ luật.
Phòng kế toán:
- Tham mưu cho tổng giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác
hạch toán kế toán trong toàn Công ty theo đúng điều lệ thống kê kế toán, quy chế tài
chính và pháp luật của Nhà nước. đề xuất với tổng giám đốc ban hành các quy chế về
tài chính phù hợp với nhiệm vụ SXKD của đơn vị, xây dựng các định mức kinh tế kỹ
thuật, định mức chi phí, xác định giá thành đảm bảo kinh doanh có hiệu quả.
- Thường xuyên đánh giá hiệu quả kinh doanh có đề xuất và kiến nghị kịp thời
nhằm tạo nên tình hình tài chính tốt nhất cho Công ty. Phản ánh trung thực về tính
hình tài chính của Công ty và kết hợp các hoạt động khác của Công ty.
- Định kỳ lập báo cáo theo qui định lập kế hoạch thu chi ngân sách nhằm đáp ứng
tốt nhu cầu của Công ty. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của
Công ty, tổ chức kế hoạch tài chính và quyết định niên độ kế toán hàng năm. Kiểm tra,
kiểm soát việc thu chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ với khách
hàng, tình hình nộp ngân sách Nhà nước.
Phòng kế hoạch kế hoạch sản xuất :
- Tham mưu cho tổng giám đốc Công ty trong việc điều độ sản xuất sản phẩm.
- Có trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất, tìm kiếm khách hàng phục vụ cho việc
sản xuất cũng như đảm bảo việc làm cho người lao động. tìm kiếm, khai thác thị
trường, lập kế hoạch về nhu cầu thị trường để trình báo lên ban giám đốc phê duyệt.
Phòng nghiệp vụ: Tham mưu cho tổng giám đốc nhưng phòng này chịu trách
nhiệm riêng mảng đề tài về kỹ thuật cũng như quản lý trang thiết bị nhà xưởng mua
sắm máy móc (chủ yếu là thị trường nước ngoài).

Các phân xưởng sản xuất: Trực tiếp sản xuất sản phẩm mỗi khi nhận lệnh sản
xuất từ phòng kế hoạch sản xuất.

4

Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phòng hành chính: Thực hiện các công tác hành chính của Công ty.
Trung tâm đào tạo: bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân.
1.5. Các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH MTV in Tiến Bộ
Công ty TNHH NN MTV in Tiến Bộ là một đơn vị làm ăn có hiệu quả trong lĩnh
vực kinh doanh cũng như trong việc thực hiện nhiệm vụ công ích.
- Với nhiệm vụ công ích, Công ty làm theo số lượng hàng đặt của Văn phòng
trung Ương: Văn kiện và các tạp chí của Đảng. Ngoài ra Công ty còn ký kết hợp đồng
với các nhà xuất bản như; Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, nhà xuất bản Chính trị Quốc
Gia, các tòa soạn báo, tạp chí.
- Ngoài nhiệm vụ công ích Công ty còn thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh:
In các ấn phẩm, tem nhãn, bao bì, ...trên cơ sở tận dụng năng lực của Công ty.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước MTV in
Tiến Bộ trong 3 năm gần đây
Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước MTV In Tiến Bộ được thể
hiện trong Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước
MTV in Tiến Bộ giai đoạn 2013-2015
Năm

2013
2014
2015
Chỉ tiêu
ĐVT
1.Tổng chi phí SXKD
2.Sản lượng hàng hóa
3.Doanh thu bán hang
4. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
5.Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp
6.Thuế Thu nhập doanh ngiệp
7.Lợi nhuận sau thuế TNDN
8.Thu nhập bình quân người lao động

Tỷ
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Triệu

106.7
1.375
110
3.3
3.3
1.056
2.244

6.2

121.25
126.1
1.562
1.625
125
130
3.75
3.9
3.75
3.9
1.2
1.248
2.55
2.652
6.4
6.6
Nguồn: Phòng Kế toán

Qua biểu đồ trên ta thấy: Tăng trưởng về doanh thu năm 2014 so với năm 2013 đạt
13.6%, năm 2015 so với năm 2014 đạt 4%, năm 2015 so với năm 2013 đạt 18,2%.
Nhìn chung, doanh thu của công ty tăng chậm nhưng rất đều qua các năm. Nhưng năm
2015 là năm mà nền kinh tế quốc gia gặp phải rất nhiều khó khăn, doanh nghiệp cũng
bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiếp tục duy trì được hoạt động sản xuất ở mức tăng
trưởng 4% cũng là một thành công lớn so với hàng loạt các doanh nghiệp không thể
trụ nổi trên thương trường và phá sản.
Với mức tăng trưởng tăng đều qua các năm như vậy công ty cũng giúp cho cán bộ công
nhân viên có được mức thu nhập tăng đều hàng năm.


5

Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3. Đánh giá khái quát môi trường kinh doanh của Công ty TNHH MTV in
Tiến Bộ
3.1. Môi trường bên trong.
- Lãnh đạo: Công ty TNHH NN MTV in Tiến Bộ đã đạt được thành công đáng
kể các năm qua kể từ ngày thành lập. Được sự giúp đỡ của Đảng và Chính phủ về mọi
mặt từ quan tâm chú trọng giúp đỡ về đầu tư vốn để mua sắm máy móc thiết bị và điều
quan trọng nhất là sự giúp đỡ về chế độ bảo hộ việc làm, kết hợp với sự nhạy bén
trong công tác nắm bắt xu thế phát triển của khách hàng đáp ứng được những đòi hỏi
khắt khe về chất lượng sản phẩm do đó Công ty đã tạo được niềm tin và khẳng định
được uy tín của mình với khách hàng về những sản phẩm mà mình làm ra.
- Nhân lực: Số lượng cán bộ công nhân viên của công ty hiện có là 280 người,
tăng gấp nhiều so với ngày mới thành lập. Đặc biệt là người lãnh đạo quản trị có tầm
nhìn, chiến lược tốt cũng như tư duy đổi mới trong quản lý. Về nguồn nhân lực, xây
dựng đội ngũ nhân lực vừa có kỹ năng chuyên môn lại vừa có đạo đức nghề nghiệp cao.
Cơ cấu lao động của Công ty TNHH Nhà nước MTV in Tiến Bộ được thể hiện
trong Bảng 1.2 dưới đây:
Bảng 1.2. Cơ cấu lao động của Công ty đến 30/08/2016
Chỉ tiêu
Số lao động
Tỷ lệ %
Tổng số lao động

280
100
Trên đại học
4
1,75
Đại học,cao đẳng
75
23,43
Trung cấp chuyên ngành In
48
15
Công nhân kỹ thuật bâc cao 7/7
46
14
Các loại khác
107
45,82
Nguồn: Báo cáo tình hình tổ chức lao động - Phòng TCLĐ tiền lương
- Cơ sở vật chất: Tổng diện tích mặt bằng nhà xưởng của công ty là 32000 m 2.
Trong năm 2015 Công ty đã được VPTƯ đầu tư xây dựng thêm nhà máy số 2 sắp đi
vào hoạt động. Số lượng máy móc thiết bị hiện nay của công ty đã tăng lên nhiều so
với trước. Hiện tại công ty đã tăng thêm 01 dây chuyền sản xuất.
- Tổ chức bộ máy quản lý hiệu quả: Công ty được tổ chức theo mô hình trực
tuyến chức năng nên phát huy được hiệu quả làm việc của cả tập thể các thành viên.
3.2. Môi trường bên ngoài
Trong nền kinh tế thị trường mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp luôn chịu sự tác động của môi trường bên ngoài, có vai trò như các nhân tố
gián tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty
TNHH NN MTV in Tiến Bộ cũng không nằm ngoài sự tác động đó, thực tế cho thấy
công ty nhiều khi không thể kiểm soát được các biến cố đem lại từ môi trường bên

ngoài này mà chỉ có thể tìm kiếm các thông tin làm tăng các cơ hội thuận lợi và hạn
chế các rủi ro không có lợi.
Những yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường chính trị - pháp luật, môi trường văn hóa –
xã hội, môi trường công nghệ và môi trường toàn cầu.
PHẦN II

6

Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI
CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV TIẾN BỘ
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị tại công ty TNHH nhà nước
MTV in Tiến Bộ
1.1. Tình hình thực hiện chức năng hoạch định tại công ty.
Sứ mệnh
Cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất bằng
sự trân trọng, dịch vụ khách hàng tốt và trách nhiệm cao đối với công việc.
Tầm nhìn
Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam trong lĩnh vực in là ưu tiên lựa
chọn hàng đầu của khách hàng.
Sản xuất các sản phẩm tin cậy, chất lượng cao và góp phần phát triển xã hội bền
vững bằng sự sáng tạo trong lao động, ứng dụng các công nghệ khoa học tiên tiến hiện
đại, sản phẩm uy tín, dịch vụ khách hàng tốt, tham gia tích cực các hoạt động xã hội.

Mục tiêu
Xuất phát từ lịch sử hình thành phát triển của công ty, định hướng phát triển của
công ty, thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng trong thời kỳ CNH-HĐH Đất nước. Để
đáp ứng được nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và song song phát triển theo nền kinh tế
thị trường, Ban lãnh đạo công ty đã đề ra những mục tiêu phấn đấu dựa trên cơ sở
những số liệu, kết quả đạt được trong giai đoạn gần đây của công ty:
Bảng 2.1: Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 của công ty
Các chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2015

Năm 2020

1. Giá trị tổng sản lượng
2. Doanh thu
3. Lợi nhuận
4. Nộp nhà nước

Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng

1.261.000
130.000
2.652
1.248


1.639.300
168.000
3.447
1.622

5. Thu nhập bình quân (người/tháng)

Triệu đồng

6,6

8.5

Nguồn: Phòng Kế toán
Một số mục tiêu cụ thể mà công ty đề ra:
- Trên cơ sở chủ động kế hoạch sản xuất, đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất
lượng và thời gian các sản phẩm in phục vụ chính trị được giao. Đồng thời mở rộng
sản xuất kinh doanh các sản phẩm in khác phục vụ nhân dân.
- Đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm,
nâng cao doanh thu nhằm không ngừng tăng lợi nhuận, ổn định việc làm và thu nhập
cho người lao động.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhằm đáp ứng cả về chất
lượng, số lượng theo yêu cầu của khách hàng.
- Phát huy năng lực sản xuất hiện có, tiếp tục kiện toàn xây dựng bộ máy theo
hướng tinh gọn, hiệu quả, sẵn sàng đáp ứng mọi diễn biến thị trường.
- Mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
- Hoàn thành các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nâng cao hơn nữa vai trò tự
chủ trong quản lý.
Công ty TNHH MTV in Tiến Bộ đã xây dựng chiến lược phát triển, hoạch định
chi tiết cho từng kế hoạch dựa trên nhiều thông số: khảo sát thị trường, tham vấn

chuyên gia, các báo cáo và được viết ra thành những kế hoạch, mục tiêu cụ thể.

7

Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1.2. Tình hình thực hiện chức năng tổ chức tại công ty
Tổ chức bộ máy:
Nhìn vào sơ đồ tổ chức ở hình 1.1 ta có thể nhận thấy cơ cấu tổ chức quản lý và
điều hành của Công ty được tổ chức theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước và
Điều lệ Công ty. Theo đó, cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH NN MTV in
Tiến Bộ theo mô hình trực tuyến chức năng - cơ cấu tổ chức được sử dụng phổ biến
hiện nay. Với cơ cấu tổ chức quản lý này, nó đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động
quản trị, nó giúp cho quản lý công ty không bị chồng chéo, mâu thuẫn. Tuy nhiên, nó
cũng có những nhược điểm như: Đòi hỏi Thủ trưởng các cấp phải có trình độ tổng
hợp, ra quyết định thường phức tạp, hao phí lao động lớn.
Tổ chức nhân sự:
Chú trọng đào tạo đội ngũ kế thừa, Công ty TNHH một thành viên in Tiến Bộ
cũng là nơi đào tạo và cung cấp cán bộ chuyên gia về in cho nhiều cơ sở in các tỉnh
phía Bắc và một số nhà in phía Nam.
Ngoài việc chăm lo nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong công ty, Công ty
TNHH một thành viên in Tiến Bộ rất chú trọng đầu tư nâng cao trình độ tay nghề cho
từng bộ phận, tạo điều kiện ngày càng tốt hơn về môi trường làm việc cho nhân viên.
Tổ chức công việc:
- Chế độ chính sách, trách nhiệm rõ ràng

- Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và ISO
9001:2008. Lãnh đạo Công ty TNHH Nhà nước MTV in Tiến Bộ đã ý thức được vai
trò và tầm quan trọng của việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản trị chất lượng ISO
9001 – 2008, đã đưa ra cam kết, chính sách, chương trình chất lượng của mình. Nhưng
chỉ thực hiện đúng như vậy thì chưa đủ. Môi trường kinh doanh, yêu cầu của khách
hàng luôn luôn thay đổi, vì vậy các cấp lãnh đạo phải thường xuyên theo dõi sự biến
đổi đó để cải tiến các chính sách, chương trình của mình cho phù hợp hơn.
1.3. Tình hình thực hiện chức năng lãnh đạo tại công ty
Phong cách lãnh đạo dân chủ: phân cấp quản lý, qui định các mức thẩm quyền
cho từng nghiệp vụ cụ thể, bao gồm cả những nghiệp vụ thuộc thẩm quyền HĐQT
Quan tâm đến con người: mỗi nhân viên là một mắc xích quan trọng đối với sự
phát triển của công ty, luôn được tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ.
1.4. Tình hình thực hiện chức năng kiểm soát tại công ty
Kiểm soát lường trước:
Việc lập kế hoạch kinh doanh trung – dài hạn, việc thực hiện các dự án đầu tư
vào các nhà máy, tài sản lớn dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Các
chiến lược phát triển được xây dựng dựa trên những thông số và xu hướng phát triển
kinh tế vĩ mô được lấy từ các báo cáo, dự báo của các tổ chức uy tín trên thế giới như
ngân hàng thế giới, IMF và các nghiên cứu chuyên ngành. Các kế hoạch thực hiện cho
từng nội dung chiến lược đều được hoạch định chi tiết, dựa trên những quan sát và dự
báo thị trường sát thực do các phòng ban liên quan trong công ty và các công ty tư vấn
chuyên ngành cung cấp. kiểm soát chéo để đảm bảo tính hợp lý, khả thi của dự án. Các
dự án đầu tư cơ bản được hoạch định đều tập trung vào các lĩnh vực hoạt động kinh
doanh chính trong ngành in và mang tính khả thi cao
Ứng dụng Hệ thống quản lý rủi ro và khủng hoảng ở cấp tập đoàn (ERM) trong
hoạt động kinh doanh
Kiểm soát hiện hành :
Kiểm tra tính tuân thủ trong hoạt động kinh doanh, các hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2008.


8

Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Thành lập bộ phận Pháp Chế dưới sự quản lý của trưởng phòng Kiểm Sát Nội Bộ
, nhằm chuẩn hóa các văn bản pháp lý và nâng cao tính tuân thủ pháp luật trong kinh
doanh của công ty.
Kiểm soát sau thực hiện:
Phối hợp với công ty kiểm toán chuyên nghiệp (KPMG) để thực hiện kiểm toán
tình hình tài chính mỗi cuối năm.
Họp HĐQT để đánh giá kết quả. với việc thực thi tốt đồng đều cả 3 quá trình của
chức năng kiểm soát nên việc kiểm soát sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng tránh
được sai sót và hậu quả nghiêm trọng đối với chất lượng của sản phẩm.
2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp.
2.1. Môi trường chiến lược của doanh nghiệp.
Môi trường vĩ mô
Khi thu thập các thông tin về môi trường vĩ mô bao gồm môi trường kinh tế, môi
trường chính trị - pháp luật, môi trường văn hóa – xã hội, môi trường công nghệ và
môi trường toàn cầu. Các thông tin về việc thu thập này đã trở thành các nguồn cung
cấp hữu ích cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhưng thu thập thông
tin cần phải có chọn lọc dựa trên những tiêu chí xác thực.
Xét về môi trường kinh tế : Công ty quan tâm nhiều đến tỷ giá ngoại tệ và các chính
sách xuất nhập khẩu của Nhà nước đối với các mặt hàng liên quan tới hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty như nguyên liệu nhập khẩu. Ngoài ra thị trường kinh tế thế giới
biến động cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Đặc

biệt là một số biến động về giá điện, về xăng đầu cũng tạo ra ảnh hưởng đối với công ty.
Môi trường chính trị - pháp luật: Việt Nam với sự ổn định về chính trị, vai trò và
thái độ của Chính phủ về kinh doanh quốc tế ngày càng quan tâm hơn, với hệ thống pháp
luật không ngừng hoàn thiện tạo điều kiện hơn cho các doanh nghiệp tham gia hội nhập.
Nhờ môi trường chính trị pháp luật tốt mà trong những năm gần đây Việt Nam có đến gần
trăm ngàn doanh nghiệp mới mỗi năm được thành lập, bên cạnh đó là rất nhiều doanh
nghiệp FDI có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Chính điều này đòi hỏi công ty phải
đưa ra chiến lược đúng đắn mang tính lâu dài cạnh tranh với các DN khác.
Môi trường văn hóa – xã hội: Sự giao lưu về văn hóa với các nước trên thế giới đã
giúp cho Việt Nam học hỏi và thu nhận được nhiều màu sắc văn hóa mới, quan điểm
mới, nhu vầu về sản phẩm cũng thay đổi. Do vậy đòi hỏi về tính đa dạng của sản phẩm
vấn đề mẫu mã, phong cách, kiểu dáng, chất lượng… ngày càng cao và đó chính là
thách thức đối với công ty trong quá trình thích nghi nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Môi trường công nghệ: Các tiến bộ khoa học công nghệ luôn là yếu tố tích cực
trong việc thúc đẩy nền sản xuất phát triển. Phần lớn nền công nghệ mới ra đời sẽ có các
tính năng cao hơn, vượt trội hơn, có khả năng thu hút được khách hàng chuyển hướng tiêu
dùng. Hiểu rõ được sự ảnh hưởng này, công ty cũng luôn đổi mới bằng việc nhập khẩu máy
móc công nghệ tiên tiến ở nước ngoài. Nhưng vì điều kiện vốn công ty hạn hẹp, nên việc
đầu tư công nghệ phải tiến hành dần dần. Do đó, hiện tại công ty vẫn sở hữu cả hai loại
công nghệ đó là: công nghệ cũ và công nghệ được đầu tư mới.
Môi trường toàn cầu: Giai đoạn gần đây Việt Nam thiết lập mối quan hệ thương
mại song phương chặt chẽ với Mỹ, mở rộng và gia nhập các tổ chức kinh tế trong khu
vực và trên thế giới như: ASEAN, APEC, ASEM, WTO,… Điều này tạo điều kiện cho
công ty xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường tiềm năng trong khu vực.
Môi trường ngành
 Khách hàng:
- Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thông qua thị trường được thể hiện thông qua

9


Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2: Sản phẩm tiêu thụ của Công ty qua thị trường tiêu thụ năm 2015
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Thị trường
Doanh thu
Công ích
%
Kinh doanh
%
Bắc Ninh
90
80
88
10
12
Nam Định
105
92
87,6
13
12,4
Đà Nẵng
110

93,6
85,1
16.4
14,9
TPHCM
125
100
75
25
25
Hà Nội
130
103,2
80
26,8
20
Nguồn: Báo cáo tài chính - Phòng Kế toán
Qua bảng số liệu trên ta thấy việc tiêu thụ sản phẩm từ công ích chiếm tỷ trọng
cao hơn trong tổng doanh thu, do Công ty là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công
ích. Sản phẩm chủ yếu là do đơn đặt hàng của ngành theo khung giá nhà nước quy
định và doanh thu phải đạt từ 67 - 70% trên tổng doanh thu. (Nghị định 56/CP của TT.
Chính Phủ).
Sản phẩm của Công ty phần lớn được trực tiếp giao cho khách hàng. Một lượng nhỏ là
tiêu thụ thông qua kênh phân phối.
-Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thông qua kênh phân phối được thể hiện trong
Bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Giai đoạn 2013-2015
thông qua kênh phân phối
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm

Doanh thu
Ngành và
Tỷ lệ % Các Quận, Tỷ lệ %
Thành phố
Huyện
2013
115
Các ấn phẩm của Đảng
29,6
100
0
0
Tạp chí các loại
28
100
0
0
Báo loại hàng ngày
16
100
0
0
Sách giáo khoa
20
18
0
0
Các loại giấy tờ
4,4
52

4
48
Biểu mẫu các loại
5
63
3
37
2014
125
Các ấn phẩm của Đảng
32
100
0
0
Tạp chí các loại
28
100
0
0
Báo loạihàng ngày
20
100
0
0
Sách giáo khoa
20
100
0
0
Các loại giấy tờ

7,2
60
5
40
Biểu mẫu các loại
6,8
53
6
47
2015
130
Các ấn phẩm của Đảng
35,2
100
0
0
Tạp chí các loại
28
100
0
0
Báo loại hàng ngày
20
100
0
0
Sách giáo khoa
20
100
0

0
Các loại giấy tờ
5,8
45
7
55
Biểu mẫu các loại
7
50
7
50
Nguồn: Phòng Kế hoạch sản xuất
Qua biểu trên ta thấy: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu là ở

10

Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

thành phố Hà Nội. Tại các quận, huyện cũng đã có chiều hướng tăng đều hàng năm
nhưng cũng chỉ chiếm tỷ lệ từ 3 - 5% do hầu hết sản phẩm in từ tạp chí là ở các cơ
quan lớn trong ngành và thành phố. Đồng thời các sản phẩm Báo, sách giáo khoa tập
trung tại cục hàng không điều đó làm cho thị trường in của các quận, huyện thấp.
Đối với lượng in tại ngành và thành phố tỷ lệ tiêu thụ chiếm cao hơn. Hàng năm
tiêu thụ từ 90 - 96% tổng doanh thu tiêu thụ của Công ty.
Như vậy Công ty cần có những kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tầm chiến

lược lâu dài và chính sách về sản phẩm ở từng địa bàn hoạt động trong việc khai thác
các nguồn hàng tiềm năng trong ngành nói chung và thành phố nói riêng.
Nhà cung cấp: Về máy móc trang thiết bị công nghệ mới, công ty nhập khẩu từ
nước ngoài chủ yếu là của Đức, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc để đảm bảo công nghệ
hiện đại. Về nguyên liệu sản xuất: Nguyên liệu giấy - công ty nhập chủ yếu của công
ty giấy Bãi Bằng là đối tác lâu năm, các nguyên liệu khác thì công ty nhập từ nước
ngoài và một số công ty trong nước có uy tín.
Đối thủ cạnh tranh: Một số đối thủ cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực in như:
Công ty in Trần phú, Tạp chí xây dựng Đảng, Công ty in Ba Đình, Công ty in Tài
Chính, nhà in Nhân Dân….
2.2. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát triển
thị trường của doanh nghiệp.
Công ty TNHH NN MTV in Tiến Bộ sản xuất nhiều sản phẩm với đa dạng kích
thước, mẫu mã. Công ty áp dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để cạnh tranh với
các đối thủ khác. Để mở rộng thị trường Công ty phải chú ý đến nhiều hoạt động thúc
đẩy bán hàng, kích thích nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Đối với các sản phẩm kinh doanh, Công ty đã rất chú trọng thông qua các hoạt
động: Hình thức giảm giá cho khách hàng mua số lượng nhiều, lập kế hoạch mở thêm
một số cơ sở in nhỏ tại các huyện vì đây sẽ là thị trường tiềm năng đối với sản phẩm
biểu mẫu các loại. Bên cạnh đó, Công ty phải tổ chức tốt các hoạt động sau bán hàng,
nhằm duy trì, củng cố và mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh
Công ty vừa hoạt động sản xuất vừa hoạt động công ích nên có mảng thị trường
rộng. Tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, có thời gian xây dựng và trưởng thành lâu
dài nên tạo được niềm tin cậy nơi khách hàng.
3. Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp.
3.1. Quản trị mua
Trang thiết bị :
Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì máy móc thiết bị cũng là một phần rất quan
trọng không thể thiếu với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Chất lượng, số lượng của

máy móc thiết bị phản ánh đúng năng lực, trình độ KHKT hiện có của Công ty.
Trang thiết bị của Công ty được thể hiện trong Bảng 2.4 dưới đây:

11

Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 2.4: Trang thiết bị của Công ty TNHH Nhà nước MTV In Tiến Bộ
tính đến 30/8/2016
Đơn vị tính: triệu đồng
số
Tên Máy Móc
Nước
Nhập
Nguyên
Luỹ kế
Giá trị
tt
thiết bị
sx
giá
khấu hao
còn lại
1 Máy in OffSET
Nhật

11/1994
214
214
0
2 Máy xén giấy
T.Q
1/2002
91
91
0
3 Máy láng bóng
T.Q
5/2000
23
23
0
4 Máy vào bìa
Nhật
5/1997
560
560
0
5 Máy ghấp
Nhật
3/1999
490
490
0
6 2 Máyin KOMORI
Nhật

4/2000
386
368
20
7 Máy vào hồ nóng
H.Q
4/2003
265
265
0
8 Máy in KBA
Đức
10/2001
27.000
18.000
0
9 Máy in CD-102
Đức
12/2010
17.000
7.000
10.000
10 2 Máy Mitsubitshi
Nhật
5/2004
9.000
8.000
1.000
11 Máy bắt gấp liên hoàn
Nhật

5/2006
1.200
900
300
12 Máy Bắt
Nhật
5/2002
500
500
0
13 Máy khâu chỉ
Nhật
4/2006
400
400
0
14 Máy đóng thép
Nhật
10/2002
150
150
0
15 Máy bế
Nhật
5/2011
120
80
0
16 Máy ra bản
Nhật

2/2013
2500
1000
1500
Nguồn: Phòng Kế toán
Từ bảng số liệu trên ta thấy số lượng lớn máy móc thiết bị của Công ty đã cũ,
tổng mức hao mòn từ 47% - 48% cho nên công suất sản xuất sản phẩm không cao làm
giảm sức cạnh tranh trên thị trường gây khó khăn cho doanh nghiệp. Nhận thức được
điều này nên Công ty đã và đang thực hiện một số dự án nâng cấp trang thiết bị máy
móc nhà xưởng, nâng cao năng lực sản xuất.
Nguyên liệu.
Nguyên liệu của Công ty dùng cho sản xuất là các loại nguyên vật liệu chính như:
Giấy, mực, bản kẽm . Và các loại nguyên vật liệu phụ như: Chỉ khâu, ghim kẹp, đai kẹp.
Giấy dùng cho sản xuất được mua của Công ty giấy Bãi Bằng có chất lượng cao, và các
loại nguyên, phụ liệu được mua của những Công ty có uy tín trong và ngoài nước.
Năng lượng
Trong quá trình sản xuất công ty dùng năng lượng là điện để sản xuất, các loại
năng lượng như xăng, dầu chỉ dùng để làm tẩy rửa hóa chất hoặc sử dụng làm mát máy
in. Năng lượng trong quá trình sản xuất được cung cấp bởi tập đoàn điện lực Việt Nam
và tập đoàn xăng dầu Việt Nam.
3.2. Quản trị bán
Hoạt động phân phối của Công ty
 Cơ cấu kênh phân phối
Công ty TNHH Nhà nước MTV in Tiến Bộ hiện nay chủ yếu sản xuất sản phẩm
theo chỉ tiêu của Văn phòng Trung ương đảng giao hàng năm (sản phẩm công ích) và
hình thức đặt hàng của khách hàng.
Do đó, kênh phân phối sản phẩm của công ty đơn giản cụ thể như sau:
• Kênh phân phối đối với sản phẩm công ích:
Đối với sản phẩm loại này, kênh phân phối của công ty được thể hiện trong Hình 2.1
dưới đây:


12

Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Hình 2.1: Kênh phân phối sản phẩm công ích
Trung ương đảng,
chính phủ giao kế
hoạch (Đặt hàng)

Công ty TNHH Nhà
nước MTV in Tiến
Bộ

Trung ương đảng,
chính phủ nhận
sản phẩm hoàn
thành

Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất
Theo hình thức này, khi Trung ương Đảng, Chính phủ có yêu cầu in các loại sản
phẩm phục vụ công ích, Công ty thực hiện mệnh lệnh in và công ty có trách nhiệm
giao lại các sản phẩm in ấn đã hoàn thành cho cơ quan đặt là Chính phủ và Văn phòng
Trung ương Đảng.
• Kênh phân phối đối với sản phẩm là sản phẩm của đơn vị kinh doanh

Với kênh này, sản phẩm được in chủ yếu là các sản phẩm do các đơn vị, tổ chức,
kinh doanh đặt in.
Cơ cấu kênh phân phối theo hình thức này được thể hiện trong Hình 2.2 dưới đây:
Hình 2.2: Kênh phân phối sản phẩm do các tổ chức đặt in
Khách hàng là các tổ
chức đặt in

Công ty TNHH Nhà
nước MTV in Tiến
Bộ

Trả lại sản phẩm
cho khách hàng
sau khi đã in
xong

Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất
 Quản lý kênh phân phối
Hai loại kênh phân phối sản phẩm của Công ty được Tổng giám đốc Công ty
giao cho Phòng kế hoạch sản xuất chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý.
Công tác quản lý kênh phân phối này nói chung là đơn giản, phòng kế hoạch
sản xuất của Công ty chỉ phải theo dõi dòng sản phẩm của Công ty được thực hiện từ
khâu đặt hàng của khách hàng đên khi sản phẩm được giao cho khách hàng.
 Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty
• Bộ phận thực hiện
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Nhà nước MTV in được giao cho
phòng kế hoạch sản xuất của Công ty thực hiện.
• Công tác lập kế hoạch tiêu thụ
Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty do phòng Kế hoạch sản
xuất thực hiện, dựa vào doanh thu bán hàng của năm trước và theo mệnh lệnh của Ban

giám đốc Công ty.
Bảng 2.5 dưới đây thể hiện kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản
phẩm của Công ty giai đoạn 2011-2015.
Bảng 2.5: Kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
của Công ty giai đoạn 2011-2015
2011
2012
2013
2014
2015
KH T.
% KH T.
% KH T.
% KH T.
% KH T.
%
Tế
KH
Tế KH
Tế KH
Tế KH
Tế KH
82
90
110 100 105 105 110 110 100 110 125 113 125 130 104
Nguồn: Phòng kế hoạch sản xuất

13

Đặng Thu Dân



Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3.3. Quản trị dự trữ hàng hóa
Mặt bằng kho dự trữ của Công ty có diện tích 6.000 m2. Nhà kho được xây dựng
ở hai khu chuyên biệt, một kho với diện tích 3.500 m2 để dự trữ nguyên liệu phục vụ
sản xuất, kho còn lại với diện tích 2.500 m2 để dự trữ thành phẩm trước khi đến tay
khách hàng. Nhà kho được bố trí theo thứ tự như sau: Kho nguyên liệu  nhà máy sản
xuất  Kho thành phẩm.
Nhà kho của công ty đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho nguyên phụ liệu và thành phẩm.
3.4. Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại
Mỗi khách hàng khi mua sản phẩm của Công ty không chỉ muốn mua được sản
phẩm có chất lượng mà còn mong muốn được quan tâm sau khi mua sản phẩm, đó là
các hoạt động dịch vụ sau bán hàng. Khách hàng khi được quan tâm, chăm sóc sẽ thấy
thoải mái và thân thiện hơn với Công ty. Đây là yếu tố giúp duy trì mối quan hệ và giữ
chân khách hàng. Do đó dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng là một công cụ cạnh tranh rất hữu
hiệu đối với các Công ty.
Ngoài ra, chính sách về định giá sản phẩm cũng đặc biệt quan trọng. Hiện nay,
việc định giá sản phẩm do công ty quyết định dựa vào tổng chi phí, tình hình cung cầu
trên thị trường. Trong thời gian qua công ty đã áp dụng chính sách theo thị trường, tức
là công ty căn cứ vào các mức giá của các cơ sở in trên thị trường và căn cứ vào tình
hình chi phí của mình để xác định mức giá phù hợp sao cho vừa đảm bảo tiêu thụ được
hàng hoá, vừa đảm bảo làm ăn có lãi.
3.5. Nhận xét
Ưu điểm:
Qua phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động
tiêu thụ sản phẩm nói riêng, ta thấy trong thời gian gần đây Công ty đã có những bước

phát triển mạnh mẽ:
- Đã có định hướng chiến lược & kế hoạch đúng đắn ---> quy mô hoạt động kinh
doanh của Công ty ngày càng được mở rộng và phát triển. Tổng tài sản và nguồn vốn
của Công ty tăng qua mỗi năm ---> kinh doanh đạt hiệu quả.
- Nhận thức được uy tín và chất lượng là tiêu chí quan trọng đặt lên hàng đầu. Công
ty không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Do có thời gian xây dựng và trưởng thành khá lâu nên đã thiết lập được nhiều
mối quan hệ đối với khách hàng và ngày càng tạo được uy tín đối với khách hàng.
- Mạnh dạn đầu tư mua sắm thêm dây truyền công nghệ tương đối hiện đại phù
hợp với điều kiện sản xuất tại thành phố.
- Tiêu thụ ổn định và phát triển là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển
của Công ty.
Hạn chế:
Ngoài những ưu điểm nói trên, Công ty còn có những hạn chế nhất định trong
quá trình sản xuất kinh doanh của mình như:
- Việc tiếp cận những kiến thức về kỹ thuật mới, hiện đại của một số trang thiết bị
vẫn còn hạn chế.
- Thị trường chủ yếu là thị trường trong ngành và thành phố.
- Công ty không có được thị trường ổn định (vì sản phẩm in là sản phẩm đặc thù
riêng) Kế hoạch sản xuất của Công ty phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng hợp đồng ký
kết được và đơn đặt hàng của nhà nước nên dẫn đến công ty không thể chủ động trong
sản xuất kinh doanh.
- Công tác tiếp thị còn yếu nên doanh thu qua các năm có tăng nhưng ở mức chưa
cao do còn một phần lớn nguồn hàng (30 - 35 %) trong khu vực chưa được khai thác hết.

14

Đặng Thu Dân



Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4. Công tác quản trị nhân lực
4.1. Phân tích công việc
Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty đã nhận thức được vai trò quan
trọng của yếu tố lao động cũng như tổ chức lao động để sử dụng lao động sao cho có
kế hoạch và hợp lý nhất.
Với mô hình sản xuất theo dây truyền nên ở từng công đoạn mỗi bộ phận phải tự
chịu trách nhiệm về sản phẩm tại công đoạn đó. Mỗi nhân viên với tính cách sở trường
chuyên môn khác nhau sẽ được bố trí vào công việc phù hợp. trong quá trình làm việc có
thể điều chuyển các nhân viên giữa các phòng ban. Tuy nhiên do công tác phân tích công
việc chưa được tiến hàng tốt nên vẫn còn xảy ra hiện tượng phân công lao động sai vị trí.
4.2. Bố trí và sử dụng nhân lực
Phân công, phân bổ lao động là nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định công việc
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Phối hợp tối đa giữa các
Phòng ban, Phân xưởng sản xuất đạt được hiệu quả cao nhất.
4.3. Tuyển dụng nhân lực
Tùy tính chất và yêu cầu của công việc mà công ty có những tiêu chí tuyển dụng
khác nhau.
Nguồn tuyển dụng chủ yếu là nguồn nội bộ - con em CBCNV trong công ty đã
được qua đào tạo ở các trường có chuyên ngành in: Trung cấp, Cao đẳng, Đại học.
Ngoài ra công ty còn tuyển chọn nguồn từ chính các lớp được đào tạo tại công ty.
4.5. Đào tạo và phát triển nhân lực
Công ty luôn chú trọng tới việc đào tạo và phát triển nhân lực. Công ty đã kết hợp
đồng với trường cao đẳng in mở các lớp đào tạo tại công ty và học hỏi về kỹ thuật in ở
các Công ty in trong địa bàn thành phố nhằm bổ trợ kiến thức và kinh nghiệm cho công
nhân. Có thể nói công tác đào tạo và phát triển nhân lực tai công ty In Tiến bộ được
thực hiện khá hiệu quả.

4.6. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực
Công ty tiến hành đánh giá và đãi ngộ nhân lực theo năng suất lao động của từng
thành viên. Việc đánh giá nhân viên được thực hiện bởi người quản lý trực tiếp các
nhân viên đó nhằm đạt độ chính xác cao.
Đãi ngộ của công ty bao gồm đãi ngộ tài chính và phi tài chính. Đãi ngộ tài chính
như tiền lương, tiền thưởng hàng quý, thưởng tết từ 1-3 tháng lương, thưởng các ngày lễ
lớn khác, trợ cấp, phụ cấp…Về đãi ngộ phi tài chính: công ty đã thực hiện tổ chức liên
hoan kỉ niệm những ngày lễ lớn, tổ chức cho nhân viên đi tham quan du lịch hàng năm.
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro
5.1. Quản trị dự án
Về công tác quản trị dự án, Công ty TNHH MTV in Tiến Bộ cũng áp dụng quản
lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc công ty được sự
tham mưu và giúp việc của các phòng ban chức năng để ra các quyết định về mọi mặt
của dự án … Khi dự án được thống nhất để thực hiện thì Tổng Giám đốc công ty sẽ ra
mệnh lệnh các quyết định để thực hiện quản trị dự án cho phù hợp với thực tế của công
ty như: lựa chọn cách thức để tổ chức dự án; quản trị thời gian và tiến tộ của dự án;
điều phối, phân bổ nguồn lực cho dự án; quản trị về chất lượng của dự án; quản trị rủi
ro dự án. Một số dự án mà công ty đã thực hiện theo mô hình này như: Dự án đầu tư
dây truyền công nghệ mới; Phương án hoạt động khi chuyển công ích,….
 Nhận xét:
Ưu điểm: Dưới sự tham mưu của các phòng ban chức năng sẽ giúp cho quyết
định của Thủ trưởng được đúng đắn, hợp lý, có được sự ủng hộ cao của các thành viên

15

Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

tham gia dự án. Tạo được sự ổn định trong hoạt động của dự án về các mối quan hệ
của các thành viên, về vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân và bộ phận, về quan hệ
giữa các cá nhân với nhau.
Hạn chế: Mọi quyết định đều do Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc đưa ra do đó làm
hạn chế tính ứng biến nhanh và trách khi có tình huống mới xảy ra với dự án. Như vậy
làm hạn chế năng lực của các thành viên dự án và đồng thời việc thực hiện dự án cũng
bị chậm chạp khi mà cứ phải đợi quyết định của Thủ trưởng mới được thực hiện.
5.2. Quản trị rủi ro
Hiện nay công ty đang áp dụng mô hình quản trị rủi ro hỗn hợp, theo đó hoạt
động quản trị rủi ro vừa được Ban giám đốc trực tiếp quản lý và vừa được giao cho các
phòng ban trong công ty tự quản lý bộ phận của mình. Hoạt động quản trị rủi ro được
công ty coi trọng hàng đầu. Thông qua việc nhận diện rủi ro, đo lường các rủi ro, đánh
giá rủi ro liên quan tới con người, tới tài sản của công ty, từ đó sẽ đưa ra những biện
pháp để kiểm soát được những rủi ro xảy đến giúp cho hoạt động sản xuất được an
toàn, tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh, đồng thời quản trị rủi ro tốt đã giúp cho
công ty xác định và và sắp xếp được các thứ tự ưu tiên trong quản lý. Để cho việc
quản trị rủi ro đạt hiệu quả tốt nhất, công ty đã đưa ra những biện pháp nhằm kiểm
soát, phòng ngừa rủi ro xảy đến: mua bảo hiểm cho tài sản và nguồn nhân lực, lập ra
các quỹ dự phòng để tài trợ rủi ro…
Việc quản lý rủi ro của công ty có những ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm: Công ty thực hiện quản trị theo mô hình hỗn hợp giúp cho hoạt động
quản trị được tối ưu hóa, mọi rủi ro xảy đến đều được kiểm soát chặt chẽ ngay từ ban
đầu có phát sinh.
Hạn chế: Không có bộ phận riêng và chuyên sâu về quản trị rủi ro nên việc đánh
giá rủi ro nhiều khi thiếu chính xác và không đầy đủ đã gây hậu quả không nhỏ tới
công ty.

16


Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

PHẦN III
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC QUẢN
TRỊ CỦA CÔNG TY
Sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH in Tiến bộ em có những nhận xét sau:
Những ưu điểm cơ bản:
- Công ty có lịch sử hình thành và phát triển lâu năm nên đội ngũ lao động giàu
kinh nghiệm, công tác tổ chức quản lý bền vững điều này cũng giúp cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty mang lại hiệu quả cao.
Những tồn tại chủ yếu:
- Công tác phân tích công việc của công ty còn chưa tốt, dẫn đến việc phân công
sai vị trí.
- Công tác hoạch định và triền khai chiến lược cạnh tranh, chiến lược phát triển
thị trường còn chưa tốt dẫn đến nhiều thị trường tiềm năng bị bỏ ngỏ, giá thành sản
phẩm còn cao.
- Do tiền thân là công ty nhà nước nên bộ máy quản lý nhiều khi đưa ra các quyết
định còn rườm rà, nhiều thủ tuc.
Căn cứ vào những vấn đề còn tồn tại nêu trên em đưa ra một số đề xuất khắc
phục các tồn tại như sau:
• Hoàn thiện công tác phân tích công việc tại công ty TNHH in Tiến bộ để mỗi
thành viên trong công ty xác định được sở trường, chuyên môn trong công việc.
• Hoàn thiện công tác hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh, chiến lược
phát triển thị trường, khai thác tối đa các thị trường tiềm năng.

• Đơn giản hóa các thủ tục văn bản để các quyết định đưa ra được đến bộ phận
tiếp nhận một cách nhanh chóng.

17

Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

KẾT LUẬN
Kể từ sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO vào
cuối năm 2006 đầu năm 2007, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải chịu những sức
ép cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối cảnh đó, các
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được cần phải cải thiện các phương thức kinh
doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm thu hút nhiều khách hàng.
Công ty TNHH NN MTV in Tiến Bộ là một trong những đơn vị dẫn đầu ngành
In tại Việt Nam. Trong thời gian qua, để hoạt động sản xuất kinh doanh tồn tại và
đứng vững trên thị trường, công ty đã phải chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh
tạo hướng đi riêng và đã mang lại những kết quả nhất định
Qua quá trình học tập và những kinh nghiệm học được trong đợt thực tập này đã
giúp em khái quát và phân tích những vấn đề còn tồn tại trong triển khai chiến lược
kinh doanh tại doanh nghiệp. Em đã đưa ra một số giải pháp nhằm giúp công ty hoàn
thiện hơn công tác triển khai chiến lược kinh doanh trong thời gian tới.
Xin chân thành cảm ơn cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV in Tiến
Bộ đã nhiệt tình giúp đỡ em tìm hiểu, nghiên cứu tình hình kinh doanh thực tế của
công ty, qua đó em có thể áp dụng những kiến thức từ giảng đường vào thực tiễn.
Tuy đã cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian và kiến thức nên Báo cáo thực tập

vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cô, ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty để bài báo cáo của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2016.
Sinh viên

Đặng Thu Dân

18

Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Việt (2015), Giáo
trình quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.
2. PGS.TS. Lê Quân, PGS.TS. Hoàng Văn Hải (2010), Giáo trình Quản trị tác
nghiệp doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.
3. TS. Mai Thanh Lan, PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình
Quản trị nhân lực căn bản, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.
4. Th.S Vũ Thùy Dương - Th.S Bùi Minh Lý (2015), Giáo trình Quản trị dự án,
Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.
5. Nguyễn Quan Thu (1998), Giáo trình Quản trị rủi ro, Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Công ty TNHH Nhà nước MTV In Tiến Bộ, Báo cáo kết quả kinh doanh, giai
đoạn 2013-2015.

7. Công ty TNHH Nhà nước MTV In Tiến Bộ, Báo cáo nội bộ, giai đoạn 20132015, của các phòng ban trong công ty: Phòng Tổ chức- Lao động - Tiền lương, Phòng
Kế hoạch sản xuất, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Tổ chức hành chính.

19

Đặng Thu Dân


Trường Đại học Thương mại

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên : Đặng Thu Dân
Ngày sinh

: Ngày 12 Tháng 08 Năm 1983

Mã sinh viên

: 12E100007

Lớp

: K46.DQ1

Khoa Quản trị Doanh nghiệp – Trường Đại học Thương mại Hà nội

Thực tập tại: Công ty TNHH NN MTV in Tiến Bộ
Địa chỉ: 175 Nguyễn Thái Học – Ba Đình –Hà Nội
Thời gian thực tập từ ngày 08 tháng 08 năm 2016 đến ngày 10 tháng 09 năm 2015
Cán bộ hướng dẫn thực tập……………………………………………………………
Nội dung thực tập : Tìm hiểu khái quát chung của Công ty TNHH NN MTV in Tiến
Bộ, tìm hiểu và thu thập các thông tin về tình hình thực hiện các chức năng Quản trị,
công tác quản trị chiến lược, quản trị tác nghiệp, quản trị nhân lực, quản trị dự án,
quản trị rủi ro của Công ty TNHH NN MTV in Tiến Bộ.
1.Về tinh thần, thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
2.Về công việc được giao:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Hà nội, ngày 10 tháng 09 năm 2016
Xác nhận của đơn vị thực tập
Cán bộ hướng dẫn

Tổng giám đốc

20

Đặng Thu Dân


×