Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

văn bản lớp 12 hahahihi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.12 KB, 3 trang )

Mở bài
Mục đích học tập đúng đắn sẽ làm cho người ta say mê học tập và học tập có kết quả.
Nhưng mục đích học tập thế nào là đúng? UNESCO đã giúp ta trả lời câu hỏi đó: “Học để
biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người”
Thân bài
1. Học để có tri thức
“ Học để biết” tức là học để có tri thức. Tri thức về cuộc sống, về tự nhiên và xã hội, về
nghề nghiệp chuyên môn, không ai sinh ra đã có tri thức. Học tập là cách duy nhất để có
tri thức. Không học sẽ không bao giờ biết “Nhân bất học bất tri”. Trẻ em như trang giấy
trắng. Học tập tạo nên tri thức tích lũy của mỗi người.
2. Học để có nghề, có việc làm
“ Học để làm” : học để có nghề nghiệp, việc làm, để lao động nuôi sống mình và góp
phần phát triển xã hội, đất nước. “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”. Học nghề nghiệp tinh
thông sẽ có năng suất lao động cao, giải quyết công việc dễ dàng, thuận lợi. Do xác định
rõ mục tiêu “Học để làm“ nên mọi người sẽ cố gắng “học đi đôi với hành”. Học nghiêm
túc, chu đáo, kỹ càng đề làm việc được tốt. Sinh viên Y khoa có học giỏi thì khi trở thành
bác sĩ mới có thể chữa bệnh, cứu người, học dốt có khi lại làm hại người “tiền mất tật
mang”.
3. Học để có kỹ năng sống, không để “chết vì dốt”
“Học để chung sống” là học để có kỹ năng sống, dễ dàng thích nghi với mọi môi trường,
hoàn cảnh sống, hòa thuận, hòa nhập với cộng đồng, với mọi người xung quanh. Người
có học, có hiểu biết thường sống có lý, có tình, tính cách, đức hạnh thu phục lòng người,
thường được mọi người yêu quý, kính trọng.
4. Học để có phẩm chất đạo đức con người.
“Học để làm người” là học để có phẩm chất đạo đức, có chuyên môn nghề nghiệp cao,
thành công trong cuộc sống, nhờ học vấn mà người ta sống tự tin, tự trọng, hiểu đời,
hiểu người, có nhân cách, có cá tính và thành đạt. Học để trưởng thành, và được anh em,
bè bạn, đồng nghiệp tôn trọng, chính là “học để làm người”
5. Học tập là quyền lợi, và nghĩa vụ của mỗi người.
Mục đích học tập mà UNESCO nêu trên cho chúng ta thông điệp rằng học tập là quyền
lợi và nghĩa vụ của mỗi người. Ai cũng phải học, học cho tốt để làm người, phục vụ cho


bản thân và cho gia đình , xã hội. Từ mục đích học tập như vậy mà UNESCO đưa ra
phương châm “Học tập suốt đời”. Để biết, để làm, để chung sống và để tự khẳng định
mình, người ta phải học tập suốt đời. Xã hội ngày nay đã phát triển đến mức có các
phương tiện thích hợp để mọi người học tập suốt đời.
Xác định mục đích học tập đúng đắn là điều rất quan trọng để chứng mình ta cố gắng
vượt mọi khó khăn, chăm học và học giỏi. Nhiều bạn trẻ chưa xác định được động cơ học


tập nên lười học, trốn học, quay cóp và thiếu trung thực trong học tập, học tập miễn
cưỡng, đi học cho cha mẹ .... Học mà không có niềm vui thì làm sao mà học tốt được.
6. Học đi đôi với hành
Phương pháp học tập tốt và phù hợp là rất quan trọng. “Học đi đôi với hành”, tăng cường
tự học để “học tập suốt đời”, học mọi lúc mọi nơi, chú ý quan sát thực tế cuộc sống, liên
hệ, suy nghĩ, sáng kiến, sáng tạo trong khi kết hợp học với hành để có kết quả học tập
tốt và thành công trong cuộc sống.
Để đạt mục tiêu”Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người”, chúng
ta phải học một cách sáng tạo. Học một cách thực chất và biết vận dụng kiến thức đã học
vào thực tiễn cuộc sống. Học để có kỹ năng lao động cao, có kết quả việc làm tốt. Kết
quả học tập phải cao, được xã hội công nhận (đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh đậu
thủ khoa trong các kỳ thi). Người đã đi làm thì nhờ học vấn cao mà thể hiện được năng
lực làm việc, được đồng nghiệp và cơ quan tín nhiệm, cân nhắc, đề bạt, thành đạt trong
sự nghiệp. “Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý”, là thước đo học vấn của mỗi người chúng ta.
Người có học, người có tri thức thể hiện ở kỹ năng sống thành thục, ở quan hệ xã hội tốt
đẹp, nhờ không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Nhờ có học mà chúng ta “không chết
vì dốt”, biết tự bảo vệ mình như biết cách phòng bệnh, không để nhiễm phải HIV, AIDS,
virust viêm gan B…. Lối sống giản dị, khoa học, văn mình là kết quả của học vấn.
Mục đích học tập do UNESCO đề xướng không cho riêng học sinh, sinh viên, mà cho con
người nói chung. Múc đích học tập đúng đắn và có cơ sở khoa học cao, tổng kết từ thực
tiễn hàng nghìn năm đó của UNESCO luôn nhắc nhở mọi người hãy luôn luôn học tập,
suốt đời học tập.

Xã hội, nhà nước và nhân dân, các hội khuyến học phải tuyên truyền giáo dục, nêu cao,
biểu dương tinh thần ham học, hiếu học, làm cho xã hội ta trở thành “ xã hội học tập”
Kết luận
Lời đề xướng về mục đích học tập của UNESCO là ngọn đèn soi sáng cho mọi người, đặc
biệt là thế hệ trẻ trong học tập và làm việc. Em đang và sẽ tiếp tục phấn đấu học thật tốt
để phát triển bản thân, giúp ích cho gia đình, xã hội.
Học tập là một nhu cầu, một hoạt động không thể thiếu được của con người từ xưa đến nay.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sứ, quan niệm về việc học của con người cũng có nhiều thay
đổi để tiếp cận chân lí, tiến dần đến bản chất của việc học. Trong thời đại ngày nay,
UNESCO đã đề xướng mục đích của học tập như sau: “Học để biết, học để làm, học để
chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Mục đích của học tập đã được UNESCO tống kết trong bốn nội dung rõ ràng, đầy đủ, đúng
đắm và khoa học: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.
Biết, làm, chung sống, tự khẳng định mình nói lên như bốn mục đích mà việc học ngày nay
phải hướng tới, là bốn trụ cột vững chắc cho việc học trong thời đại hiện nay. Biết bao giờ
cũng là mục đích đầu tiên của việc học, trước đây đã thế, bây giờ càng phải thế, vì tri thức
của nhân loại càng ngày càng phong phú mà hiểu biết của con người thì có hạn. Đây là khâu


thu nhận kiến thức của con người, là trụ cột đầu tiên làm cơ sở cho ba trụ cột tiếp theo của
việc học. Mạnh Tử nói: “Không lên núi cao sao biết cái lo nghiêng ngã, không xuống vực sâu
sao biết cái lo đắm đuối, không ra bể lớn sao biết cái gì lo sóng gió”. Học để biết chính là như
vậy. Nhưng không phải biết chỉ để biết, để thành một kiểu “nhà thông thái” đọc thiên kinh vạn
quyển theo quan niệm học cũ trước đây, mà trong thời đại ngày nay, tiêu chí quan trọng là
học để làm, để thực hành, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Biết và làm là hai mặt không
thể thiếu trong việc học của con người ngày nay, nó gắn bó hữu cơ và tương hỗ với nhau:
biết để làm, và làm để nâng cái biết lên một tầm cao hơn, vững chắc hơn, như Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nói: “Học để hành, hành để học”. Nhấn mạnh đến yêu cầu làm bằng việc tách nó
ra, để nó đứng ở vị trí thứ hai ngay sau yêu cầu biết là đúng, là phù hợp với việc học của con
người ngày nay: con người hành động, con người sáng tạo. Yêu cầu thứ ba là học để chung

sống - một mục đích rất mới mẻ mang dấu ấn thời đại sâu sắc. Con người ngày nay không
còn sống riêng biệt theo kiểu “tự cung tự cấp”, “ta về ta tắm ao ta” mà đã hòa nhập trong xu
thế toàn cầu hóa để hiểu biết nhau đến với nhau, học tập và giúp đỡ lẫn nhau... Chung sống
trở thành một nhu cầu tự nhiên, một yêu cầu phải có, một kĩ năng, phẩm chất của con người
trong thời hiện nay, nó phải được đưa vào như một mục đích hẳn hoi của việc học tập, có vai
trò và vị trí như các mục đích khác. Khái niệm chung sống ở đây cần được hiểu theo nghĩa
“tinh thần” của nó là cách sống, xu thế sống của thời đại. Trong mục đích học để chung sống
thì kĩ năng chung sống của con người trong thế kl XXI là rất quan trọng. Cuối cùng là học để
tự khẳng định mình. Đây là yêu cầu của việc hoàn thiện nhân cách trong học tập, cũng là kết
quả và thước đo trong việc học của mỗi người.
Tự khẳng định mình là cái đích phải đạt được của con người ngày nay trong học tập: đó là
lúc con người đã từng bước hoàn thiện nhân cách của mình, có đủ năng lực và phẩm chất
để chung sống với mọi người và góp phần xây dựng cho dân tộc cũng như cộng đồng nhân
loại. Nếu học tập mà không tự khẳng định được mình thì coi như việc học không đạt kết quả.
Bốn mục đích của việc học do UNESCO đề xướng vừa đúng đắn, khoa học, lại mới mẻ và
mang dấu ấn thời đại sâu sắc. Cách sắp xếp trình tự các mục đích cũng rất lô-gích, hợp lí:
biết -> làm -> chung sống -> tự khẳng định mình. Lôgic là ở chỗ: có biết thì mới làm được,
biết và làm là điều kiện để chung sống, và trên cơ sở biết, làm, chung sống thì mới khẳng
định được mình. Tuy đề xướng thành bốn mục đích cụ thể của việc học, nhưng bốn mục đích
đó lại có thể quy về hai mặt, hai yêu cầu cơ bản của việc học: “Học để biết” là yêu cầu tiếp
thu kiến thức; “học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là yêu cầu thực
hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách của người học. Đó là những tư
tưởng đúng đắn, mới mẻ và tiến bộ về việc học của con người trong thời đại ngày nay.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×