Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

K63C ngocmai bai41 sinh11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.55 KB, 7 trang )

GIÁO ÁN
Ngày soạn: / /2016
Người soạn: Nguyễn Thị Ngọc Mai
Bài 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh phải đạt được:
1. Kiến thức:
- Nêu khái niệm sinh sản và trình bày các hình thức sinh sản ở thực vật.
- Nêu được khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật.
- Trình bày các hình thức sinh sản vô tính và các phương pháp nhân giống vô
tính được áp dụng trong đời sống thực tiễn.
- Hiểu được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính và nêu được
vai trò và ý nghĩa của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con
người.
- Trình bày được vai trò của sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh
sản vô tính trong đời sống con người.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng tư duy: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát.
- Kĩ năng học tập: đọc sách, tự học, hợp tác.
- Kĩ năng khoa học/Sinh học: quan sát, định nghĩa, làm thí nghiệm, thiết
lập mối quan hệ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
3. Thái độ:
- Tích cực giải thích các phương pháp nhân giống trên cơ sở sinh học.
- Vận dụng các phương pháp nhân giống vào trồng trọt.
II. Phương pháp dạy học.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Thảo luận nhóm kết hợp sử dụng Phiếu học tập.
III. Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu
- Một số hình ảnh, video.
- Phiếu học tập.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01
Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

Thời gian: 05 phút
Yêu cầu: Nghiên cứu SGK phần II và thảo luận, hoàn thành nội dung vào
bảng dưới đây:


Các hình thức
sinh sản vô tính ở
thực vật
Bào tử
Sinh
Rễ
dưỡng Thân

Nhận xét

Đặc điểm

Ví dụ trên thực vật

Ưu điểm:
Nhược điểm

IV. Bài giảng.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
3. Tiến trình bài giảng:

Mở đầu: GV hỏi HS, chuối thường không có hạt, vậy người trồng chuối
như thế nào
=> trồng từ chồi non hoặc củ chuối.
Vậy vì sao người ta có thể trồng chuối như vậy, bài 41 sẽ giúp các em
hiểu rõ hơn.
a. Hoạt động 1 : TÌM HIỂU KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SINH SẢN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Yêu cầu HS lấy các ví dụ về sinh sản.
HS lấy ví dụ và nhận xét ví dụ
của nhau.
Nhận xét ví dụ của HS và yêu cầu HS nhận
xét đặc điểm chung về sinh sản.
HS nhận xét: sinh sản tạo ra cá
thể mới và nêu khái niệm sinh
sản.
Chốt lại khái niệm sinh sản và dựa vào ví dụ
để yêu cầu học sinh chỉ ra 2 hình thức sinh HS trả lời gồm :
sản.
- Sinh sản vô tính
- Sinh sản hữu tính
Tiểu kết: Khái niệm chung về sinh sản
- Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên
tục của loài.
- Có 2 kiểu sinh sản:
+ Sinh sản vô tính
+ Sinh sản hữu tính.
b. Hoạt động 2 : TÌM HIỂU SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT



Hoạt động của giáo viên
Yêu cầu HS nhận xét: trồng chuối từ củ
chuối, ngọn mía phát triển thành cây mía
hay cây rau ngót phát triển từ một cành ngót
có gì khác với hạt đậu nảy mầm thành cây
đậu
Từ nhận xét trên yêu cầu HS rút ra khái
niệm sinh sản vô tính ở thực vật.
GV cho biết: sinh sản vô tính ở thực vật
thường chia thành: sinh sản sinh dưỡng và
sinh sản bằng bào tử.
Ngoài ra còn có trực phân giản đơn (cơ thể
bố mẹ tự phân cha thành các phần, mỗi phần
trở thành cơ thể mới, VD tảo Chlorella).
Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành phiếu học
tập.
GV đưa kết quả phiếu học tập trước lớp, yêu
cầu các nhóm chấm chéo sau đó trình bày
cách chấm.
GV hỏi củng cố:
- Các con đường phát tán bào tử?
- Ý nghĩa của sinh sản bào tử với thực
vật?

Hoạt động của học sinh
HS trả lời:
Hạt đậu tạo thành nhờ có sự thụ
phấn giữa hạt phấn và noãn còn
những trường hợp trên không
hề có sự thụ phấn vẫn tạo ra cây

mới.
HS trình bày khái niệm sinh sản
vô tính ở thực vật.
Thảo luận nhóm và ghi kết quả
hoạt động vào phiếu học tập.

Đại diện nhóm trình bày: chấm
cho nhóm bạn bao nhiêu điểm,
trừ điểm do sai ở những chỗ
nào.
Phát tán nhờ: nước, gió.
Ý nghĩa:
+Giúp tạo được nhiều cá thể
của 1 thế hệ.
+Dễ dàng phát tán, mở rộng
vùng phân bố của loài.
-

GV trình bày sinh sản sinh dưỡng gồm:
- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
Các nhóm tìm hiểu, thảo luận,
- Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo (nhân rồi trình bày trước lớp và nhận
giống vô tính).
xét của nhau.
GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi
nhóm tìm hiểu về 1 hình thức nhân giống vô
tính. Sau đó lên trình bày trước lớp.
GV nhận xét và chốt kiến thức bằng video
nói về kĩ thuật nhân giống vô tính.
GV đặt thêm câu hỏi:

1. Cơ sở khoa học và lợi thế của nhân
1. Nhờ cơ chế nguyên phân,
giống sinh dưỡng so với cây mọc từ
giữ nguyên các đặc tính


gốc.
Vì sao phải cắt hết lá ở cành ghép.
Vì sao phải buộc chặt mắt ghép.
Khi chiết nên chọn những cành như
thế nào.
Chiết cành thích hợp cho những loại
cây gì. Vì sao.
Ý nghĩa của nuôi cấy mô tế bào.

di truyền của cây mẹ.
2.
lợi thế: rút ngắn thời gian
phát triển của cây, sớm
3.
thu hoạch.
4.
2. Giảm bớt sự thoát hơi
nước nhằm tập trung
5.
nuôi các tế bào cành
ghép, nhất là các tế bào
6.
mô phân sinh.
3. Mô dẫn nhanh chóng nối

liền nhau, đảm bảo thông
suốt cho dòng nước và
chất dinh dưỡng.
4. Chọn cành tốt, khỏe.
5. Thường chiết trên cây ăn
quả, để rút ngắn thời gian
sinh trưởng, sớm thu
hoạch và biết trước đặc
tính của quả.
GV yêu cầu cả lớp thảo luận về các vai trò HS thảo luận.
của sinh sản vô tính với đời sống thực vật và
con người.
Tiểu kết: Sinh sản vô tính ở thực vật
1. Sinh sản vô tính là gì ?
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử
đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.
2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật


a. Sinh sản bào tử

b. Sinh sản sinh dưỡng

3. Phương pháp nhân giống vô tính
a. Ghép chồi và ghép cành


b. Chiết cành và giâm cành
c. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật
4. Vai trò sinh sản vô tính

a. Đối với đời sống thực vật
- Giúp cây duy trì nòi giống.
- Sống qua được mùa bất lợi ở dạng thân, củ, rễ...
- Phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi.
b. Đối với con người.
- Duy trì các tính trạng tốt, có lợi cho con người.
- Nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn.
- Tạo giống cây sạch bệnh
- Phục chế được các giống quý đang bị suy thoái.
- Giá thành thấp, hiệu quả kinh tế cao.
IV. Tổng kết
1. Tổng hợp lại toàn bộ nội dung


2. Củng cố:
- Yêu cầu học sinh tập ghép, giâm, chiết ở nhà và chuẩn bị mẫu cho bài
thực hành 43.
3. Hướng dẫn về nhà: Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×