Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tóm tắt luận văn: Bảo tồn và phát huy giá trị hát Quan làng của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.05 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hát Quan làng là một lĩnh vực sinh hoạt văn hóa và là nền tảng sinh hoạt tinh
thần của dân tộc Tày. Hát Quan làng phản ánh trình độ phát triển trong sinh hoạt
cộng đồng và trong lễ cưới của dân tộc Tày.
Hát Quan làng có giá trị về văn hoá học, mỹ học, triết học và được hình thành trong
lịch sử lâu dài của cộng đồng dân tộc Tày. Hát Quan làng được đúc kết từ kinh nghiệm sống
và lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn bó máu thịt với con người tạo nên đặc thù của dân tộc
Tày. Giá trị hát Quan làng thể hiện bản sắc, làm nên diện mạo, cốt cách dân tộc Tày và cái
đẹp thẩm mỹ về con người trong lễ cưới. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn và phát huy
bản sắc hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày là cần thiết và cấp bách.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới với sự phát triển mạnh mẽ của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế - xã hội và
sự chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN, đã và đang
tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần của xã hội. Nhiều vấn đề đặt ra đối với xây
dựng và giữ gìn bản sắc dân tộc trong quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới,
phát triển kinh tế, văn hoá xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi… Vấn đề
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và hát Quan làng trong lễ
cưới của dân tộc Tày nói riêng đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm.
Về nguyên tắc, muốn giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc, thì
mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, ngược lại
phải biết bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, vừa
phải sử dụng những thành quả kinh tế, chính trị, giáo dục và đặc biệt là áp dụng
những thành quả của khoa học - công nghệ hiện đại cho việc đẩy mạnh sáng tạo các
giá trị văn hóa mới. Bởi vì, chỉ có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
mới đảm bảo cho một quốc gia, một dân tộc có sự phát triển bền vững.
Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có giá trị
truyền thống, bản sắc văn hóa riêng. Vì thế việc kế thừa, bảo tồn và phát huy giá trị
hát Quan làng của dân tộc Tày có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển văn hóa
của người Tày nói riêng và văn hóa chung của cả nước cũng như xây dựng và bảo vệ


1


đất nước trong thời kỳ hội nhập với thế giới. Từ năm 2009, Nhà nước đã quyết định
lấy ngày 19 - 4 hàng năm làm "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam" nhằm giáo dục
truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức về việc gìn giữ và phát huy truyền
thống văn hóa, tôn vinh những nét văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền
trong 54 dân tộc anh em. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã làm cho các dân tộc
trong đại gia đình Việt Nam ngày càng gần gũi, gắn kết bên nhau thành một khối đại
đoàn kết dân tộc không gì lay chuyển nổi, cùng chung sức bảo vệ và xây dựng đất
nước ngày càng giàu đẹp.
Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, Đảng ta đề cao vai trò bảo tồn và
phát huy bản sắc dân tộc và coi bản sắc dân tộc là một trong những yếu tố không thể
thiếu trong việc hoạch định chính sách kinh tế - xã hội, là nguồn lực nội sinh quan
trọng của phát triển. Chính vì thế, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, tại hội nghị Trung ương 4, khóa VII (1993), Đảng ta đã xác định “Văn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội” Đảng ta luôn chú trọng đến việc bảo
tồn và phát huy bản sắc các dân tộc thiểu số nhất là các dân tộc sống ở các vùng xa
xôi hẻo lánh, điều kiện sinh sống gặp rất nhiều khó khăn. Nghị định 22 của Bộ Chính
trị nêu rõ: “Nền văn minh ở miền núi phải được xây dựng trên cơ sở mỗi dân tộc phát
huy bản sắc văn hóa của mình, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác và
góp phần phát triển văn hóa chung của cả nước, tạo ra sự phong phú đa dạng trong
nền văn minh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam” [7, tr51]. Đến Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục phát triển sâu
rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết
chặt chẽ và đồng bộ hơn và phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội...” [17, tr.75].
Bảo tồn và phát huy hát giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của người Tày nói
riêng và phát triển hoàn thiện con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nói

chung, Nghị quyết Trung ương 9, khoá XI một lần nữa nhấn mạnh: Xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và
khoa học... Việc bảo tồn, phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc
Tày có ý nghĩa rất quan trọng. Bảo tồn và phát huy hát Quan làng trong lễ cưới của
2


dân tộc Tày không những nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng
bào vùng dân tộc Tày ở tỉnh Tuyên Quang, mà còn tạo động lực mới trong quá trình
phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng trong bối cảnh hiện nay.
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộc Việt
Nam đã và đang tiếp nối những giá trị văn hoá tốt đẹp, làm nên sức sống trường tồn
đưa đất nước vượt qua bao thăng trầm, hiện nay nước ta đang ở giai đoạn đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra những thách thức
và cơ hội cho phát triển văn hóa dân tộc trong đó có bảo tồn và phát huy giá trị hát
Quan làng trong lễ cưới của dân dân tộc Tày. Những vấn đề nảy sinh do sự thay đổi
cơ cấu kinh tế, kết cấu xã hội và sự biến đổi của cơ chế quản lý, quá trình đô thị hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế… đang tác động sâu sắc đến sự biến đổi văn hóa của
từng vùng miền trên cả nước nói chung, trong địa bàn có người Tày sinh sống nói
riêng. Hơn bao giờ hết, việc bảo tồn và phát huy hát Quan làng trong lễ cưới của dân
tộc Tày trong bối cảnh hiện nay được đặt ra hết sức cấp thiết.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc của đất nước, nơi có 22 dân tộc
anh em cùng sinh sống. Với bề dày lịch sử hình thành và văn hóa tộc người, hát Quan
làng trong lễ cưới của dân tộc Tày là một bộ phận, góp phần làm phong phú thêm
kho tàng văn hóa Việt Nam. Với số dân đứng thứ hai sau người Kinh ở Tuyên Quang,
cộng đồng dân tộc Tày có từ lâu đời với đời sống tâm linh phong phú đã hình thành
nền văn hóa chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc, nhất là hát Quan làng trong
lễ cưới của người Tày. Song, những giá trị truyền thống của dân tộc này có nguy cơ
mai một do chịu sự tác động bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường, những hạn chế

của việc thực hiện chính sách định cư, quy hoạch phát triển kinh tế… Vì vậy, việc
bảo tồn và phát huy gịữ gìn hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở Huyện
Yên Sơn Tỉnh Tuyên Quang là nhiệm vụ cấp thiết nhằm góp phần bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
Với nhận thức bước đầu như trên, em lựa chọn vấn đề “Bảo tồn và phát huy giá
trị hát Quan làng của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang hiện nay”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ
góp phần nâng cao nhận thức lý luận và năng lực thực tiễn trong công tác của bản thân.
2. Tình hình nghiên cứu
3


Những năm trở lại đây, việc bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc của các dân tộc
thiểu số nói chung, bản sắc văn hoá của dân tộc Tày nói riêng đang nhận được sự quan
tâm của các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý văn hóa và các nhà khoa học trên thế giới và
trong nước. Sau đây là tình hình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn:
Thứ nhất, Quan điểm của thế giới về bảo vệ các giá trị di sản văn hoá là: vấn đề
bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá trong thời đại ngày nay không còn là vấn đề
của mỗi quốc gia, dân tộc mà nó đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Trên thế giới,
vào thời gian nửa sau thế kỷ XX, Tổ chức Văn hoá, Giáo dục và Khoa học của Liên
hiệp quốc (UNESCO) đã rất nỗ lực để nghiên cứu đánh giá tiềm năng quá khứ của
nhân loại, đặc biệt là về giá trị di sản văn hoá. UNESCO chia di sản văn hoá thành hai
loại: Di sản “Văn hoá vật thể” và di sản “Văn hoá phi vật thể”; lấy ngày 18/5 hàng
năm là ngày Bảo tàng Thế giới; nhiều tổ chức phi chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá
mang tính khu vực và quốc tế đã lần lượt ra đời để cùng nhau phối hợp bảo vệ di sản
văn hoá của nhân loại. Nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng các bộ Luật về di sản
văn hoá để bảo vệ, kế thừa phát triển các giá trị văn hoá dân tộc.
Thứ hai, Định hướng của Đảng chính sách của Nhà nước trong bảo tồn, phát huy
giá trị văn hoá các dân tộc trong đó có hát Quan làng trong lễ cưới của người Tày.
- Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã thể

chế sự đổi mới tư duy về vai trò, vị trí của văn hóa của Đảng. Điều 30 đến 34 trong
Chương III đề cập đến văn hóa ở các khía cạnh: Nhà nước chủ trương bảo tồn, phát
huy giá trị nền văn hóa Việt Nam, các di sản văn hóa dân tộc, những giá trị của nền
văn hiến các dân tộc Việt Nam.
- Nghị quyết Trung ương 5 khoá XIII về Xây dựng phát triển nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khẳng định nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống
nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Một trong mười nhiệm vụ quan
trọng đó là xây dựng văn hoá các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Nhà nước ban hành Luật Di sản văn hóa, có sửa đổi bổ sung từ năm 2001 đến
nay. Quyết định số 124/2003/QĐ-TTg ngày 17/06/2003 phê duyệt Đề án Bảo tồn văn
hóa các dân tộc thiểu số. Những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra trong Chiến lược
phát triển văn hóa từ nay đến 2020, trong đó có bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa dân tộc và bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc thiểu số.

4


Trong định hướng phát triển đất nước, Đảng ta đề cao vai trò của văn hoá: Văn
hóa là nền tảng tinh thần xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển
kinh tế - xã hội. Văn hoá là nguồn lực nội sinh quan trọng của phát triển.
Thứ ba, Trên cơ sở chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan
niệm mới về văn hóa của phương Tây mà điểm cốt lõi là đề cao nhân tố văn hóa
trong phát triển, phát huy những giá trị văn hóa, coi trọng việc bảo vệ bản sắc dân
tộc, đã có nhiều công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc ở rất nhiều góc độ
khác nhau. Một số công trình tiêu biểu:
Tác giả Phạm Duy Đức, chủ biên: Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về
văn hóa, (2008) (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội), các tác giả đã bàn luận quan điểm
của các nhà triết học mác xít về xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa và một số
lĩnh vực cơ bản như văn hóa chính trị, vấn đề xây dựng con người, đạo đức, lối sống,
tín ngưỡng.

Trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, PGS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh, 1999. “Bản sắc văn hóa Việt Nam”, Phan Ngọc, Nxb Văn
học, 2006. “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc", Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên), "Bản sắc văn hóa dân tộc", Hồ Bá Thâm,
Nxb Văn hóa Thông tin, 2003. Những tác phẩm trên chủ yếu nghiên cứu liên quan
đến bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, về đặc điểm, vai trò, bản sắc văn hóa Việt
Nam trong đời sống hiện nay, đặc biệt là đời sống văn hóa trong thời kỳ đất nước
đang trong giai đoạn chuyển mình với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công
nghệ, đi cùng với sự phát triển kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, hội nhập với thế giới.
Giáo trình “Văn hóa học”, do Nguyễn Thị Thường chủ biên (Nxb Đại học sư
phạm Hà Nội, năm 2008), lại giúp cho chúng ta nắm được những nét cơ bản của văn
hóa về khái niệm, vai trò, bản chất, chức năng, các quy luật và sự phát triển của văn
hóa và nắm được những mốc lịch sử phát triển của văn hóa Việt Nam, lấy chủ nghĩa
duy vật lịch sử làm cở sở phương pháp luận, lấy lịch sử văn hóa Việt Nam và lịch sử
văn hóa thế giới làm điểm tựa.
Trong cuốn Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa,
(Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, năm 2002), các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và
Nguyễn Văn Huyên đã phân tích về thực chất của toàn cầu hoá nhìn từ góc độ triết
5


học, giá trị học, quan hệ của toàn cầu hoá với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn
hóa truyền thống, những giải pháp và dự báo về vị trí, vai trò, khả năng của giá trị
truyền thống trong sự phát triển nền văn hoá nước ta hiện nay.
Tác giả Nguyễn Khoa Điềm trong cuốn Xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2001), đã
tiếp cận những yếu tố cấu thành nền văn hóa, những tiền đề lý luận và thực tiễn hoạt
động văn hóa do Đảng ta lãnh đạo để nêu những nét chính về tính tiên tiến của nền
văn hóa mà nhân dân ta đang xây dựng, về bản sắc văn hóa dân tộc, qua đó đề xuất

một số biện pháp cơ bản và kiến nghị để xây dựng, phát triển văn hóa.
Trong cuốn Cơ sở triết học của văn hóa nghệ thuật Việt Nam, do Đỗ Huy chủ
biên (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, năm 2002), các tác giả đề cập đến những khía
cạnh phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
liên quan mật thiết đến nền tảng tư tưởng và tư duy triết học của sự phát triển văn hóa
nghệ thuật nói chung, sự phát triển của các mô thức văn hóa nghệ thuật Việt Nam nói
riêng.
Thứ tư, một số luận văn, luận án nghiên cứu về bảo tồn, giữ gìn và phát huy
các giá trị văn hoá dân tộc, đặc biệt là hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày.
Các nghiên cứu này đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hoá dân tộc nói chung và hát Quan làng trong lễ cưới của
dân tộc Tày nói riêng. Nghiên cứu vấn đề kế thừa, phát huy hát Quan làng trong lễ
cưới của dân tộc Tày thường gắn với không gian, địa bàn cụ thể.
Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên đây cho thấy:
Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển văn hoá, bảo
tồn phát huy các giá trị văn hoá dân tộc trong đó có hát Quan làng trong lễ cưới của
dân tộc Tày. Nhiều công trình nghiên cứu đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn của vấn đề. Các nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của việc bảo tồn, phát huy hát
Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa chủ động hội nhập với xu thế toàn cầu hóa.
Có thể khẳng định rằng, cho đến nay chưa có công trình nào đã công bố mà trùng
với hướng tiếp cận và nội dung đề tài về bảo tồn và phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ
cưới của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Điểm mới của đề tài luận văn
ở chỗ, vận dụng quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin về quy luật vận động,
6


phát triển, phát huy, kế thừa, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc thiểu số, tiếp cận nghiên
cứu vấn đề hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên
Quang, đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của địa phương.

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích
Trên cơ sở lý luận về bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa về hát
Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày trong quá trình phát triển, đề tài khảo sát
đánh giá thực trạng hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở tỉnh Tuyên Quang
trong thời gian qua, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn
và phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế, văn hóa xã hội hiện nay.
- Đối tượng nghiên cứu: Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày ở
trên, luận văn xác định đối tượng: nghiên cứu bảo tồn và phát huy các giá trị hát Quan
làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở Huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hát Quan làng trong lễ
cưới của dân tộc Tày huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang và thực trạng hát Quan làng
trong lễ cưới của dân tộc Tày trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến nay. Đây là
quá trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII “Về xây dựng và phát triển
nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” của địa phương.
4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
- Những luận điểm cơ bản:
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận của hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc
Tày (những khái niệm cơ bản, quan điểm nội dung, nguyên tắc bảo tồn và phát huy giá
trị hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày); giới thiệu khái quát về dân tộc Tày ở
Tuyên Quang và hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày
- Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới
của dân tộc Tày trong thời gian qua
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của bảo tồn và phát
huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Những đóng góp mới của luận văn:

7



Về phương diện lý luận, luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận về hát Quan
làng trong lễ cưới của dân tộc Tày trong quá trình phát triển. Trên cơ sở vận dụng lý
thuyết vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị hát Quan làng
trong lễ cưới của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang luận văn đề xuất
những giải pháp cơ bản và thiết thực nhằm kế thừa và phát huy, giữ gìn bản sắc văn
hóa về hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên
Quang trong giai đoạn hiện nay.
Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy các môn như Triết học, Văn hoá
học... có thể làm căn cứ đề xuất các giải pháp trong công tác lãnh đạo, quản lý, bảo
tồn và phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở địa phương.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và chính sách dân tộc đối với các dân tộc
thiểu số. Luận văn vận dụng quan điểm biện chứng để nghiên cứu vấn đề bảo tồn và
phát huy giá trị hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày
Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứngvà chủ nghĩa duy vật
lịch sử, luận văn sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên/đa
ngành, như: lô gic – lịch sử, phân tích – tổng hợp, khái quát hoá... kết hợp với các
phương pháp khảo sát, thống kê ... để thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 2 chương 4 tiết
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ

TRỊ HÁT QUAN LÀNG CỦA DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH
TUYÊN QUANG HIỆN NAY
1.1. Cơ sở thực tiễn
1.1.1. Môi trường tự nhiên của huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
8


"Con người sống dựa vào thiên nhiên, như thế nghĩa là tự nhiên là thân thể của
con người. Để tồn tại và phát triển con người phải ở trong quá trình trao đổi với cơ
thể đó"[3, tr.27]. Tự nhiên không những là môi trường sống, mà còn là đối tượng để
con người tác động, cải tạo sản xuất ra của cải vật chất, phục vụ cho nhu cầu con
người, phát triển xã hội và hình thành nên đời sống văn hóa của mình. Như vậy, tự
nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của con người.
Yên Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Tuyên Quang, nằm trong khoảng
tọa độ địa lý: Từ 210 40’ đến 220 10’ Vĩ độ Bắc và 1050 10’ đến 1050 40’ Kinh độ Đông.
Địa giới hành chính của huyện được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Hàm Yên và huyện Chiêm Hóa;
- Phía Tây giáp huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái;
- Phía Nam giáp huyện Sơn Dương và huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ);
- Phía Đông giáp huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo số liệu thống kê đất đai tính đến ngày
01/01/2012 là 113.242,26 ha. Trong đó:
Đất nông nghiệp: 102.595,71 ha;
Đất phi nông nghiệp:
Đất chưa sử dụng:

9.041,85 ha;
1.604,70 ha.

Bao gồm 31 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 30 xã). Trên địa bàn

huyện có các tuyến giao thông đường bộ quan trọng như: Quốc lộ 2; Quốc lộ 2C;
Quốc lộ 37 và tuyến đường thủy (Sông Lô - Sông Gâm - Sông Phó Đáy). Yên Sơn là
huyện nằm bao bọc thành phố Tuyên Quang (trung tâm kinh tế - Văn hóa - Chính trị
lớn nhất trong toàn tỉnh) nên các tuyến giao thông chính thành phố Tuyên Quang đều
đi qua địa bàn huyện. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
huyện hiện tại và trong những năm tới.
1.1.2.Địa hình, địa mạo của huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
Địa hình của huyện Yên Sơn khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối,
đồi núi, thung lũng thành các kiểu địa hình khác nhau. Dạng địa hình thấp dần từ Bắc
xuống Nam, cao nhất là đỉnh Núi Là (xã Kim Phú và xã Chân Sơn) có độ cao 550 m,
độ dốc trung bình từ 20 - 250
1.1.3. Môi trường xã hội của huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
Xét trên bình diện khảo cổ học – lịch sử, với các bằng chứng khảo cổ tìm được
9


cho tới nay, tuy mới chỉ là bước đầu và còn ít ỏi, nhưng đã khẳng định có mặt rất sớm
của của dân tộc Tày cổ ở Tuyên Quang cũng như ở khu vực Tây Bắc với nhiều câu
chuyện dân gian được truyền miệng. Như chuyện “Ông khổng lồ ở luỗng trò”. Xa
xưa kể rằng Ông đã chọn vùng đất này để làm ruộng. Những mỏm đá to lô nhô nằm ở
giữa con suối, ở phía Đông của xã Trung Trực huyện Yên Sơn là đàn châu của người
khổng lồ ở đó. Như vậy chính những người Tày cổ cùng với sự phát triển lịch sử, đã
lao động cần cù và đấu tranh không ngừng với thiên nhiên để sáng tạo ra nền văn hóa
giàu sức sống và đậm sắc thái bản địa, cũng như đóng góp trực tiếp vào nền văn minh
Đông Sơn – Văn Lang trong lịch sử Việt Nam.
1.1.4. Đời sống văn hóa của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Người dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang có một đời sống văn
hóa vật chất khá đa dạng, giàu bản sắc dân tộc. Về nhà ở, nhà sàn là kiểu nhà truyền
thống của dân tộc Tày. Ngày nay, một bộ phận người Tày ở gần chợ và dọc trục đường
giao thông còn xây dựng nhà đất, nhà sàn cải tiến như nhà sàn bằng bê tông cốt thép.

Nhưng nhìn chung, nhà sàn truyền thống vẫn được ưa chuộng. Nhà sàn đã gắn với
đời sống, nghi lễ, phong tục của đồng bào dân tộc Tày.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Khái niệm hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày
Tên gọi " hát Quan làng "
Người Tày hát đám cưới bằng nhiều tên khác nhau. Có nơi gọi là “Lượn lẩu”
(Lượn trong đám cưới), cũng có nơi gọi là “Lượn pú ta” (Lượn Quan làng ) (Lượm
tức là hát). Người Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang thì gọi là "Hát Quan làng
" để phân biệt hát đám cưới với các loại lượn hát trong đời sống, lễ hội hàng ngày.
Theo tiếng Tày, Hát Quan làng có nghĩa là hát cưới xin. “Hát Quan làng ” còn được
gọi là “Thơ lẩu”. Sở dĩ có tên gọi này là vì “Hát Quan làng ” trong đám cưới chủ yếu
được một Quan làng đại diện cho nhà trai và một Pả mẻ đại diện cho nhà gái hát đối
đáp với nhau. Trong đó phần hát của Quan làng là nhiều hơn. Cách gọi này giúp hát
đám cưới không thể nhầm lẫn với các loại hình khác, bởi tên gọi “Hát Quan làng ” đã
gắn chặt với cách gọi tên người diễn xướng của loại hình. “Hát Quan làng ” cũng là
cách người Thái Trắng (Tày Khao) gọi hát đám cưới của mình. Cách gọi này khá phổ
biến ở một số xã vùng ATK của huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang (xã Đào Viện, xã
Hùng Lợi, xã Trung Minh, xã Trung Sơn...) Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Hà Văn Thư 10


Lã Văn Lô trong Văn hoá Tày Nùng, cũng gọi hát đám cưới của người Tày là “xướng
Quan làng ” hay “thơ Quan làng ”
* Khái niệm
Hát Quan làng là tên một loại hình diễn xướng văn hoá có từ lâu đời và chiếm
một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân tộc Tày. Hát Quan làng đã
được đề cập tới trong nhiều sách nghiên cứu, nhưng chưa nhà nghiên cứu nào đưa ra
khái niệm cụ thể. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu và khảo sát thực
tế, chúng tôi mạnh dạn đưa ra khái niệm Hát Quan làng như sau: Hát Quan làng thuộc
loại hình dân ca nghi lễ đám cưới của dân tộc Tày. Đó là hệ thống những bài hát đón
dâu, có phân chia thành các phần tương ứng với các nghi thức cụ thể trong đám cưới.

Thông qua diễn xướng của đại diện nhà trai (chủ yếu là Quan làng ) và đại diện nhà
gái (chủ yếu là Pả mẻ), các bài hát này phản ánh, khuyên bảo cách ứng xử tinh tế, tao
nhã của con người trong đời sống. Các bài hát còn thay cho lời chào xã giao, lịch sự thể
hiện tình cảm trân trọng giữa hai gia đình nhà trai, nhà gái.
Văn hóa Quan làng
Là một hình thái ý thức xã hội, một loại hình nghệ thuật, thể hiện ý thức của con
người về cuộc sống hiện thực của người dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên
Quang trong lịch sử. Trong cái ý thức ấy chứa đựng yếu tố tâm linh, yếu tố thiêng liêng,
có ý thức nghệ thuật thông qua những điệu hát đối đáp giữa đoàn đón dâu đại diện nhà
trai và đại diện nhà gái phản ánh cuộc sống sinh hoạt của người dân lao động nông
nghiệp trồng lúa nước. Phản ánh khát vọng, ước mơ, cuộc sống lương thiện của con
người. Nó được hình thành, bảo tồn và được lưu giữ cho đến ngày nay và đang được nhà
nước đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
1.2.2. Khái quát về nghi lễ đám cưới của người Tày
Cũng như các dân tộc khác, dân tộc Tày rất coi trọng việc hôn lễ, vì đó là chuyện
hệ trọng nhất của đời người. Không những vậy nó còn thể hiện ý thức trách nhiệm với
tổ tiên, giống nòi, là hình thức củng cố và phát triển xã hội.
Thời gian, không gian tổ chức đám cưới
Trong việc tổ chức đám cưới, người Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
xưa có tục lệ khá cầu kì, phức tạp. Tính từ buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai nhà đến
ngày cưới chính thức là cả một quãng thời gian dài. Có khi tới hơn 2 - 3 năm và trong
khoảng thời gian đó còn có rất nhiều tục lệ rườm rà khác.
11


Khi ướm được cô con dâu ưng ý, hai gia đình môn đăng hộ đối, cha mẹ
nhà trai sẽ tiến hành gặp nhà gái để ngỏ lời và bàn bạc các lễ nghi như:
Trong buổi gặp gỡ đầu tiên, nhà trai ngỏ lời, nếu được đồng ý thì nhà gái sẽ đưa lá
số của cô con gái (ngày, giờ, tháng, năm sinh theo tuổi âm lịch) cho nhà trai đem về so
tuổi. Nếu hợp tuổi, nhà trai sẽ tiến hành lễ dạm vợ, mừng hợp mệnh (hạp mỉnh) cho

con, còn không hợp thì giữa hai nhà coi như chưa có chuyện gì xảy ra.
Sau đó vài tháng đến 1- 2 năm là lễ ăn hỏi (kin lẹ). Khi đã tổ chức lễ này thì cô
gái được coi là đã gả bán và chàng trai cũng được coi là đã có vợ. Kể từ đó đến lễ cưới,
hàng năm nhà trai phải tổ chức lễ sêu tết (pây chầư) tức là mang lễ vật cho nhà gái
vào tết tháng giêng, rằm tháng bảy.
Lễ báo ngày cưới do nhà trai chủ động, tiến hành trước ngày cưới từ 2- 3
tháng trở lên để nhà gái chuẩn bị. Những điều bàn định trong lễ này được coi là
bất di bất dịch. Hai bên gia đình cứ nhớ mà tổ chức cho nghiêm túc, chu đáo.
Lễ cưới (kin lẩu) được tổ chức trong hai ngày liên tục. Ngày thứ nhất ở nhà gái,
ngày thứ hai bên nhà trai. Có đám cưới lớn còn tổ chức trong ba ngày. Trong lễ
cưới, lễ đón dâu, đưa dâu được tổ chức theo đúng ngày, giờ ước định. Lễ đón dâu,
đưa dâu thường bắt đầu từ chiều tối hôm trước đến hôm sau. Tại lễ này, hình thức Hát
Quan làng mới được diễn xướng.
Ngày nay, đám cưới của người Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang thường
được tổ chức vào mùa cưới, các nghi lễ cũng gọn, đơn giản hơn. Trai gái xây dựng gia
đình không theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” nữa mà được tự do tìm hiểu
và yêu đương. Khi tình yêu đã chín muồi, họ sẽ báo cho cha mẹ. Đám cưới thường chỉ
gồm ba lễ chính là lễ dạm, lễ ăn hỏi, lễ cưới. Thông thường các thủ tục chỉ gói gọn trong
một năm. Trong lễ cưới, nghi lễ đón dâu, đưa dâu ít nhiều vẫn theo tập tục truyền thống.
Một đám cưới được tổ chức ở bản thì cả bản biết tin, bởi ngoài sự tham gia của
họ hàng, làng xóm hai bên gia đình còn có sự tham gia của Phường họ bạn (Phường).
Trong cuốn Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc, Hoàng Quyết, Tuấn Dũng có
chỉ ra: “Phường họ bạn là một tổ chức do những người cùng cảnh ngộ tự nguyện lập
nên. Phường họ bạn có mục đích duy nhất là giúp đỡ nhau về vật chất và sức người
trong một đám cưới. Phường họ bạn thu nạp khoảng 20 - 30 thành viên” [24, tr.3]. Do
có sự giúp đỡ tận tình, chu đáo với tinh thần trách nhiệm cao của Phường họ bạn
mà không gian đám cưới được kéo rộng ra trong cả các gia đình thành viên trong
12



Phường. Ngoài ra, còn một thành phần Phường có mặt với tư cách là khách mời được
gọi là “ngồi Phường”.
Người Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang quan niệm đời người có ba việc
lớn và quan trọng nhất. Đó là: Làm nhà, cưới vợ và báo hiếu tứ thân phụ mẫu. Do
vậy, đám cưới có ý nghĩa rất quan trọng với người Tày trên mảnh đất này. Thời gian
tổ chức đám cưới phải là ngày lành tháng tốt, không gian đám cưới càng rộng càng vui.
Diễn biến lễ đón dâu, đưa dâu
Đám cưới của người Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang gồm rất nhiều nghi
lễ. Các nghi lễ chủ yếu là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Lễ cưới được chú trọng hơn
cả, vì các nghi lễ khác cuối cùng cũng hướng tới nghi lễ này. Qua lễ cưới cô dâu, chú rể
được ra mắt đầy đủ họ hàng, bạn bè, hàng xóm hai bên gia đình, và chính thức là vợ
chồng. Lễ đón dâu, đưa dâu thu hút được sự chú ý của nhiều người trong lễ cưới nhất.
Giai đoạn thử thách
Giai đoạn thử thách được tính từ khi họ nhà trai đến ngõ, cổng nhà gái, gặp
chướng ngại vật đầu tiên nhà gái đem ra cản. Thử thách ở đây được hiểu là phải
ứng xử bằng thơ - văn hoá chứ không có nghĩa là khó khăn, mang tính bắt buộc.
Các bài ca hay chính là nghi lễ trong giai đoạn này có thể sắp theo trình tự:
Những bài ca chăng dây đón đường
Những bài ca lên cầu thang
Những bài ca giữ cửa
Những bài ca trải chiếu
Giai đoạn đón dâu
Sau khi vượt qua thử thách, họ hàng nhà trai được vào tới gian chính của
ngôi nhà (chỗ tiếp khách), các thủ tục tiếp theo để đón được dâu về không mang
tính thử thách nữa mà mang tính giao tiếp. Các bài ca hay nghi lễ trong giai đoạn
này phần đa được diễn ra theo thứ tự:
Những bài ca mời chào
Những bài ca trình tổ
Những bài ca mời cơm
Những bài ca bái tổ

Những bài ca đón dâu

13


1.3. Sự cần thiết bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa hát Quan làng trong lễ
cưới của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
Trước hết là quan điểm bảo tồn di sản văn hóa. Từ điển Tiếng Việt cắt nghĩa:
Bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi, còn phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa
sáng và tiếp tục nảy nở thêm.
Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức
vốn có của nó. Bảo tồn là không để mai một, “không để bị thay đổi, biến hóa hay
biến thái”. Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, không có khái niệm “cải biến”,
“nâng cao” hoặc “phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối tượng bảo tồn “phải được nhìn là
tinh hoa”, chúng ta đã khẳng định giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian,
dưới nhiều thể trạng và hình thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn.
Mối quan hệ giữa bảo tồn hát Quan làng là nghi lễ trong đám cưới của dân tộc
Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang và tinh thần đoàn kết của các dân tộc trên
quê hương cách mạng (Thủ Đô kháng chiến) rất mật thiết, nghệ thuật hát Quan làng
trong lễ cưới của đồng bào dân tộc Tày được hình thành qua nhiều thời kỳ xây dựng
nước và giữ nước, gắn với đời sống canh tác lúa nước. Nội dung của hát Quan làng
trong lễ cưới của dân tộc Tày mang đậm tính chất nghi lễ, hát trước mọi người, hát
trước bố, mẹ, ông, bà và hát trước bàn thờ tổ tiên. Đó là lời hát ứng xử trong các nghi
lễ đám cưới của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang nói riêng và khu
vực Tây Bắc nói chung, nghe hát Quan làng là cầu chúc cho đôi bạn trẻ sống hạnh
phúc trăm năm và thể hiện tình hiếu thảo của con đối với bố mẹ đã sinh thành ra
mình, hiếu thảo với tổ tiên, thể hiện tín ngưỡng tâm linh... thể hiện tình đoàn kết của
bà con xóm làng. Xuyên suốt các chặng đường hát Quan làng là nghi lễ đám cưới
của dân tộc Tày và sản xuất lúa nước của cư dân nông nghiệp từ thời kỳ Văn Lang Âu Lạc còn lưu truyền cho đến nay. Tại nhiều địa phương hát Quan làng còn được
gắn kết với phong tục riêng của từng vùng miền và sinh hoạt văn hóa trong đám cưới.

Do tính chất gắn bó chặt chẽ và là một bộ phận của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, việc
bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày
không chỉ như đối với một di sản đơn lẻ mà phải đặt trong mối quan hệ mật thiết với
bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc thiểu số. Do đó việc bảo tồn và phát huy giá trị hát
Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày cũng là nhiệm vụ quan trọng để bảo tồn, phát
huy giá trị di sản “Văn hóa các dân tộc thiểu số”.
14


Như vậy, từ những bài hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày có thể thấy rằng
văn hóa hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày có một lịch sử phát triển lâu dài, mang
trong nó nhiều tầng văn hóa khác nhau. Nó là sự hòa trộn kết hợp tình đoàn kết gắn bó của bà
con xóm làng, hiếu thảo của con đối với bố, mẹ, ông, bà và kính lễ với tổ tiên…Bên cạnh đó,
nội dung của hát Quan làng phản ánh khá sâu sắc một hình thái xã hội và ý thức xã hội, phản
ánh lao động vui chơi cũng như tâm tư, tình cảm, ước nguyện của người dân về một cuộc
sống tốt đẹp hơn. Đồng thời, thấy được văn hóa không chỉ là mục đích mà còn là động
lực cho sự phát triển của xã hội.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ HÁT QUAN LÀNG CỦA
DÂN TỘC TÀY Ở HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY
2.1. Nội dung của hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày
2.1.1. Hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày với tục
chọn ngày, giờ cưới, chăng dây, dâng tấm vải ướt khô, tín
ngưỡng dân gian Tày
*Hát Quan làng với tục chọn ngày, giờ cưới
Ngày, giờ được chọn để tổ chức lễ cưới phải là ngày, giờ đẹp.
Người Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang cho rằng đám cưới được tổ chức vào
ngày đẹp, giờ đẹp mới bảo đảm được hạnh phúc trăm năm của đôi vợ chồng. Do
vậy, trước khi tổ chức đám cưới hai gia đình thường nhờ thầy bói hoặc những người
biết xem ngày, xem giờ xem cho cẩn thận, kĩ càng.
Ngày, giờ cưới đẹp theo quan niệm của người dân tộc Tày phải là ngày, giờ

hợp với việc cưới xin, hội họp họ hàng. Đó là ngày, giờ Phúc sinh, Hoàng đạo,
Thiên thai. Vào những ngày, giờ này kẻ đi ngược có ngựa, kẻ đi xuôi có thuyền,
hoẵng trên đồi không kêu, hổ rừng sâu không gào... Ngược lại, tức là trời đất không
thuận lòng người, báo điềm gở cho biết trước. Khi đã xem định cẩn thận thì hai bên
gia đình cứ đến ngày, giờ ấy mà tiến hành đám cưới. Việc tiến hành phải đảm bảo
đúng, không sai chệch giờ giấc. Nhiều khi vì không chọn được ngày, giờ đẹp mà đám
cưới bị trì hoãn lại một thời gian khá dài. Việc chọn ngày, chọn giờ cưới của người
Tày ở Huyện Yên Sơn còn mang tính mê tín, nhưng do đã trở thành tục lệ trong đời
sống văn hoá tâm linh của đồng bào nên khó có thể thay đổi được.
Hát Quan làng với tục chăng dây
Tục chăng dây (còn gọi là tục căng dây) là tục lệ đã có từ lâu đời
15


trong văn hoá truyền thống dân tộc Tày và một số dân tộc khác. Ở huyện Yên
Sơn tỉnh Tuyên Quang, tục chăng dây chỉ có trong đám cưới và được thực hiện
như một nghi lễ đón đường. Muốn những sợi dây được cất đi, chỉ có cách là
Quan làng phải hát một, hai bài xin cất dây chăng. Có khi đoàn chăng dây còn
cố tình kéo dài thời gian mà không chịu rút dây. Quan làng phải bỏ tiền ra
mừng, khéo xin đoàn chăng dây giúp đỡ.
Hát Quan làng với tục dâng tấm vải ướt khô
Thành ngữ Tày có câu “Nắc bẳng phia, na bẳng đán”, ý nói công ơn của cha
mẹ nặng và dày như núi đá. Con cái trong gia đình phải ghi nhớ công lao ấy và
thể hiện tấm lòng trân trọng, biết ơn cha mẹ bằng những hành động cụ thể. Có
dịp thuận tiện người ta nghĩ ngay đến sự đền đáp công ơn cha mẹ. Tục dâng tấm
vải ướt khô trong ngày cưới của người Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang ra
đời dựa trên cơ sở ấy. Tục dâng tấm vải ướt khô (sằm khấu) được coi là một nghi lễ
không thể thiếu trong đám cưới. Nghi lễ này chỉ được thực hiện ở nhà cô dâu,
nhà chú rể không tổ chức nghi lễ này. Nghi lễ thể hiện hành động trả ơn của
người con rể đối với người mẹ hoặc người đã trực tiếp nuôi dưỡng cô dâu từ lúc

lọt lòng cho tới lúc lớn khôn. Tấm vải ướt khô là tấm vải mang tính biểu tượng,
có khổ rộng hai gang, dài khoảng 4m. Trước đây, tấm vải được nhuộm màu hồng
khoảng một phần ba đến một nửa. Phía vải màu hồng tượng trưng cho vải ướt.
Phía màu trắng tượng trưng cho vải khô. Ngày nay, tấm vải được dâng chỉ có
một màu đen. Nếu người được kết hôn là em trong gia đình mà anh, chị chưa kết
hôn thì tấm vải mới có màu hồng hoặc đỏ. Trước bàn thờ gia tiên, người mẹ vô
cùng xúc động khi nhận từ con rể tấm vải này. Khi đó, Quan làng sẽ hát bài hát
tạ ơn. Không khí của đám cưới sẽ tự nhiên trầm xuống, nghiêm trang và nghẹn
ngào xúc động. Tấm vải này sẽ được người mẹ cất kĩ đi, khi nào con gái sinh con,
người mẹ sẽ lấy làm tã lót hoặc làm địu cho cháu ngoại của mình
* Hát Quan làng với tín ngưỡng dân gian Tày
Người Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang không theo tôn giáo nào,
nhưng dấu ấn của Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo cũng có mặt trong tín ngưỡng của
người Tày. Phần lớn nhân dân lao động địa phương tiếp thu ảnh hưởng của
Tam giáo ở phần lý thuyết, mà chủ yếu là những khía cạnh phù hợp với trình độ
văn hoá sinh hoạt còn nhiều hạn chế như: triết học, đạo đức của Đạo giáo, từ bi bác
16


ái của Phật giáo, thuyết tu, tề, trị, bình trong Nho giáo... Trong tín ngưỡng của người
Tày, những người làm nghề cúng bái và xem bói như: Tào, Mo, Then, Pụt là những
người rất được coi trọng. Họ không tham gia vào diễn xướng hát Quan làng , song
lại chi phối rất nhiều tới việc tổ chức đám cưới. Đám cưới được tổ chức hay không
còn phụ thuộc nhiều vào việc các thầy xem lá số của đôi trai gái có hợp nhau
hay không, xem giờ, xem ngày có thuận ngày lành, tháng tốt không.
2.1.2 Hát Quan làng thay cho lời chào xã giao lịch sự
Trong đám cưới của người dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, có
rất đông người tham dự. Họ đến đám cưới không chỉ để chúc phúc cho đôi vợ chồng
trẻ, mà còn để gặp gỡ, xây dựng và củng cố tình cảm tốt đẹp gắn bó với nhau. Vậy nên,
yêu cầu đầu tiên đối với một bài hát Quan làng là phải thể hiện được sự trân trọng, lịch

sự thay cho lời ăn, tiếng nói của mọi người. Mặt khác, hát Quang làng là một nghi lễ
truyền thống có từ lâu đời, là sản vật, là biểu trưng của nền văn hoá dân tộc Tày vốn rất
trọng lễ nghi, đạo lý. Trong không gian đám cưới thân tình giữa hai họ thì việc tránh
những yếu tố thô tục, dễ gây bất hoà cũng là lẽ đương nhiên. Do đó, các bài hát Quan
làng phải làm sao chuyển tải được tình cảm và tạo được không khí lịch thiệp, tao nhã
ngay từ đầu khi hai họ gặp nhau. Hát Quan làng trở thành sợi dây nối buộc quan hệ.
2.1.3. Hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày - lời khuyên dạy đạo
lý, bổn phận làm người, ứng xử trong quan hệ con cái - cha mẹ, trong quan hệ
vợ chồng, họ hàng và các quan hệ xã hội khác
* Hát Quan làng - lời khuyên dạy đạo lý, bổn phận làm người, lời khuyên
về cách ứng xử trong quan hệ con cái - cha mẹ
Gia đình người Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang thường có hai đến ba
thế hệ cùng sinh sống. Con cháu trong nhà phải có hiếu với ông bà, cha mẹ. Khi con
trai, con gái đến tuổi kết duyên, cha mẹ tổ chức đám cưới cho con, gia đình sẽ có thêm
thành viên mới.Những bài hát Quan làng không chỉ chỉ ra trách nhiệm của con đẻ đối
với bố mẹ mình, mà còn chỉ ra nghĩa vụ của con dâu với bố mẹ chồng và con rể với bố
mẹ vợ. Sự phụng dưỡng, hiếu nghĩa với bố mẹ được coi là sự trả ơn chân thành, sâu sắc
nhất. Quan làng , Pả mẻ cũng hát các bài trong đó có các câu ghi nhận công lao sinh
thành, nuôi nấng, dạy bảo của hai bên cha mẹ trong lễ dâng tấm vải ướt khô.
* Lời khuyên về cách ứng xử trong quan hệ vợ chồng
Xa xưa, người dân tộc Tày đã thực hiện chế độ một vợ, một chồng. Chỉ
17


những cặp vợ chồng không có con, hoặc không có con trai nối dõi, những
người làm quan có chức quyền, lại giàu có mới lấy thêm các vợ lẽ. Nhiều gia
đình neo người không đủ sức lao động, hoặc hám tài, hám sắc, ham danh vị
thường cưỡng ép việc hôn nhân của con cái. Các đôi vợ chồng lấy nhau tuy ít vì
tình yêu, nhưng vẫn cư xử theo đúng phận sự, trách nhiệm. Ngày nay, khi điều
kiện kinh tế, xã hội thay đổi, sinh đẻ theo kế hoạch thì việc cưới xin không còn

phụ thuộc quá nhiều vào quyết định của cha mẹ như trước nữa. Trai gái tự tìm
hiểu nhau đến lúc chín muồi thì sẽ thưa chuyện với hai bên gia đình. Việc kết
hôn hoàn toàn trên cơ sở tình yêu đôi lứa tự nguyện. Tình yêu là cầu nối tới hôn
nhân và hạnh phúc.
* Lời khuyên về cách ứng xử trong quan hệ họ hàng
Mỗi dòng họ người dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang xưa
thường sống quây quần trong một bản. Họ vừa là hàng xóm, vừa là anh em. Ngày nay,
do điều kiện đi lại dễ dàng hơn, người trong cùng dòng họ không sống tập trung tại
một bản, nhưng nơi cư trú cũng không quá xa nhau. Ngay trong đời sống sản xuất và
sinh hoạt hàng ngày họ vẫn thường xuyên gặp gỡ, tuy rằng không có mặt đầy đủ cả dòng
họ. Do đó, họ hàng là những người gần gũi và thân thiết nhất đối với đồng bào Tày.
* Lời khuyên về cách ứng xử trong các quan hệ khác
Hát Quan làng ở huyên Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang còn thể hiện những
lời khuyên về cách ứng xử tốt đẹp trong các mối quan hệ bạn bè, hàng xóm,
quan hệ giữa người với người trong xã hội... Đây là những cách ứng xử cơ bản và
tối thiểu của mỗi công dân trong cộng đồng để cùng nhau xây dựng xã hội đoàn
kết, tiến bộ, thân thiện giúp nhau đỡ nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn....
2.1.4. Hát Quan làng trong đời sống đồng bào dân tộc ở huyện Yên Sơn tỉnh
Tuyên Quang
Hát Quan làng là hình thức sinh hoạt văn hóa cổ truyền đặc sắc của người dân
tộc Tày, được diễn xướng trong đám cưới. Với giai điệu nhẹ nhàng, êm ái, các bài hát
Quan làng không chỉ là cung đàn hạnh phúc, tươi vui mà còn như khúc ca muôn điệu
lan tỏa vào tâm hồn con người và đọng lại ở đó.
2.2. Giá trị của hát Quan làng trong lễ cưới dân tộc Tày ở
Yên Sơn, Tuyên Quang

18


Hát Quan làng là một sản phẩm tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của

con người và nó góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Mà văn hóa là mục đích, là
động lực của sự phát triển tạo nên bản sắc văn hóa vùng miền của người dân tộc Tày nói
riêng và bản sắc văn hóa của dân tộc nói chung. Là món ăn tinh thần không thể thiếu đã
được đúc kết, kết tinh trong lịch sử và cho đến ngày nay đã được công nhận, được đầu
tư, bảo tồn và phát triển.
Hát Quan làng là một trong những hiện tượng của văn hóa dân gian nói chung và
hát đối đáp trong lễ cưới của người dân tộc Tày nói riêng ở vùng Tây Bắc bộ. Nó ra đời
được nuôi dưỡng trong môi trường sinh thái tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội có lịch
sử nhiều thế kỷ. Môi trường sinh thái nhân văn - xã hội đã nảy sinh ra một “hạt mầm” một
điểm khởi phát tạo ra hát Quan làng .
Về giá trị di sản văn hóa dân tộc, khu vực Tây Bắc nói chung tỉnh Tuyên
Quang nói riêng có truyền thống yêu nước hàng nghìn năm và là cái nôi cách mạng
trong thời kỳ kháng chiến, hát Quan làng là một nghệ thuật hát đối đáp có từ rất lâu,
nó đóng góp một phần trong kho tàng văn hóa dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc
Tày nói riêng. Các di sản văn hóa này đều có một cơ sở chung là tính cổ sơ nguyên
thủy, tính cội nguồn và đều biểu hiện bước phát triển liên tục của văn hóa dân tộc
Tày trên vùng đất Tây Bắc. Hát Quan làng cho chúng ta biết thêm về lịch sử nghệ
thuật hát đối đáp, về những đặc điểm của ca hát đối đáp mà còn mở ra cho chúng ta
thấy nhiều vấn đề có ý nghĩa cội nguồn về ngôn ngữ học, dân tộc học, văn hóa học…
mà nếu khai thác được sẽ là những giá trị bất hủ góp vào công cuộc bảo tồn, phát huy
di sản văn hóa dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Tày nói riêng.
Hát Quan làng không chỉ là hình thức hát đối đáp giữa người đại diện nhà trai
(Quan làng ) và người đại diện nhà gái (Pả mẻ) mà còn có những hình thức diễn
xướng mang yếu tố nhân văn, có cả những phong tục riêng trong lễ cưới của dân tộc
Tày, độc đáo, mặt khác ở hát Quan làng không chỉ mang nội dung tình cảm đối với
tổ tiên, ông bà cha, mẹ, tình đoàn kết, cầu chúc cho đôi bạn trẻ hạnh phúc trăm năm...
mà còn sâu đậm hơn nội dung giao duyên. Hát Quan làng mang đậm văn hóa, ngôn
ngữ riêng của dân tộc Tày. Hát Quan làng là một tổng hợp nghệ thuật hát đối đáp và
biểu diễn hát đối đáp trong từng hoàn cảnh cụ thể, một tổng hợp các bài thơ hát xã
giao, giao tiếp ứng xử trong đối đáp .


19


Hát Quan làng là tiếng hát của người Tày bắt nguần từ lao động sản xuất, bắt
nguồn từ những tập quán, phong tục, lối sống của người dân địa phương. Cùng
chung với diễn xướng và cái chân, thiện, mỹ còn được biểu hiện thông qua nội dung
của bài hát, sự tinh tế trong tâm hồn của đồng bào dân tộc Tày. Thông qua nét đẹp
trong lời ca hát Quan làng , chúng ta có thể rút ra những giá trị thẩm mỹ có tác dụng
giáo dục đối với quần chúng. Bên cạnh nội dung ca ngợi cuộc sống lao động sản xuất,
trong những hát Quan làng nội dung chủ yếu là tiếng nói tình đoàn kết, tình yêu đôi
lứa, công lao sinh thành của cha mẹ và báo hiếu với cha, mẹ của con cháu và sự kính
lễ với tổ tiên... và là các nghi lễ tín ngưỡng của người dân tộc Tày, là những ước
mong đạt được cuộc sống hạnh phúc ngày càng no đủ, là ý thức phấn đấu để dành
những thành quả lớn lao trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt đời sống hằng ngày,
các mối quan hệ xã hội được gắn kết với nhau mang đậm tình đoàn kết…đó là những
nội dung lành mạnh.
Về mặt hình thức hát Quan làng , mang đặc trưng tổng hợp đa dạng và phong
phú của nhiều yếu tố hát đối đáp. Đó là sự kết hợp nhanh nhẹn trong ứng xử và xuất
khẩu thành thơ (bài hát), tạo thành các hoạt cảnh, cùng với cách biểu diễn mang đậm
phong tục tập quán riêng của dân tộc Tày, vốn hết sức độc đáo. Mặt khác, với hát
Quan làng , trong phần hát cũng có rất nhiều hình thức: Hát đối giữa Quan làng và
Pả mẻ, hát xen kẽ, hát đối đáp nhau giữa những nam thanh nữ tú…cùng với ngôn ngữ
riêng của dân tộc Tày đã góp phần thể hiện những nội dung phong phú qua những bài
hát đối đáp. Nghệ thuật hát Quan làng ít nhiều đạt tới một trình độ kỹ xảo nhất định.
Bên cạnh đó, Hát Quan làng không phải là loại hình dân ca “một làn điệu” như hát
Cò lả, hát Trống quân, hát Ví hoặc một số dân ca miền núi như hát sily, hát Lượm,
hát Then ở Tây bắc, mà hát Quan làng thuộc loại hát đối đáp thể hiện sự nhanh nhẹn
thông minh trong việc ứng xử. Thông qua nghệ thuật hát Quan làng có thể bồi
dưỡng, giáo dục cho con người lòng tự hào dân tộc và truyền thống yêu quê hương,

“uống nước nhớ nguồn” và tinh thần đoàn kết dân tộc thể hiện sức mạnh của một dân
tộc, một quốc gia. Đồng thời dựa vào hát Quan làng , những người làm công tác
nghiên cứu sử học có thể lấy đó làm tư liệu quan trọng để tham khảo.
Giờ đây đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Bảo tồn và phát huy giá trị hát Quan làng trong điều kiện mới, hoàn cảnh mới
đang được đặt ra như tất cả các di sản truyền thống khác trong nền văn hóa dân tộc.
20


Vấn đề nên phát triển hát Quan làng theo hướng nào, dưới hình thức nào? Việc bảo
tồn phát huy những giá trị nhân văn và nghệ thuật trong hát Quan làng chỉ đem lại
kết quả khi ta làm đúng quy luật khách quan, giải quyết tốt mọi mối quan hệ biện
chứng giữa cái phổ quát và cái đặc trưng, giữa truyền thống và canh tân, từ vị thế bản
địa - địa phương cố hữu vươn lên sự hòa đồng quốc gia dân tộc. Đó chính là những
vấn đề lớn đối với số phận của hát Quan làng hôm nay.
2.2.1.Giá trị trong lời hát
Hát Quan làng trong đám cưới xưa ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang là
những cuộc hội ca bất tận, lời ca được cất lên như theo gió lan tỏa khắp không
gian, hòa chung với âm hưởng của đại ngàn. Qua lời hát Quan làng , người Tày
hiểu thêm về nhau, tin tưởng và quý trọng nhau hơn. Ở đây, chúng tôi không bàn
xét các lời hát Quan làng ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang là hay hay dở, mà
qua việc đi điền dã, phỏng vấn chúng tôi muốn bước đầu tìm hiểu một số nét
khác biệt trong lời hát Quan làng sưu tầm được ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên
Quang so với lời hát Quan làng tôi và các nhà nghiên cứu khác (Ông Ma Văn
Đức nguyên giám đốc sở văn hóa thông tin tỉnh Tuyên Quang) sưu tầm được
ở những địa phương khác. Những nét khác biệt này có thể tạo nên dấu ấn đặc sắc
và giá trị của lời hát Quan làng . Thực tế trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày,
tiếng Tày ở các địa phương còn có sự khác biệt nhiều hơn nữa.
Trước hết, tôi nhận thấy tiếng Tày ở các vùng khác nhau có sự khác biệt về
phương ngữ. Có khi ở mặt từ ngữ, song chủ yếu là về mặt ngữ âm. Nếu như người

Tày ở Cao Bằng, Lạng Sơn có cách nói mềm mại, nhẹ nhàng, êm ái thì người Tày Bắc
Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang... lại nói gọn âm, dứt khoát, mạnh mẽ hơn. Nhưng so với
người Tày ở một số địa phương khác trong tỉnh thì người Tày ở huyện Yên Sơn tỉnh
Tuyên Quang lại được cho là có cách phát âm mạnh mẽ hơn.
Về kho từ vựng trong tiếng Tày cơ bản không có gì khác nhau, song do điều kiện
sống của người Tày ở mỗi vùng mà họ có thói quen dùng từ khác nhau.
Hát Quan làng là một sản phẩm của nghệ thuật hát đối đáp, dùng chính lời ăn
tiếng nói hàng ngày làm công cụ sáng tạo nên hiển nhiên hát Quang làng ở huyện Yên
Sơn tỉnh Tuyên Quang và ở các địa phương khác nhau có sự khác nhau về lời ca. ngay
cả khi một bài hát Quan làng ở địa phương này được diễn xướng, lưu truyền và “sống”
tại địa phương khác thì lời ca của nó cũng phải thay đổi theo cho phù hợp. Ngoài giá trị
21


về ngôn từ, hát Quan làng còn là kho tàng dân ca đám cưới có giá trị về cả số lượng
và chất lượng. Thực tế, qua khảo sát, tôi nhận thấy: Ở nhiều xã tồn tại tới hai hoặc
hơn hai bài hát Quan làng có cùng chức năng thực hành một nghi lễ, cùng một nội
dung muốn thổ lộ, giãi bày. Qua diễn xướng, người Tày nghe và cảm nhận bài hát
Quan làng nào hay hơn thì nó sẽ có sức sống mãnh liệt hơn so với các bài hát Quan
làng khác. Và qua thời gian tuyển chọn, đến một lúc nào đó, các nghệ nhân dân gian
sẽ chỉ diễn xướng những bài hát Quan làng đặc sắc nhất, giá trị nhất.
Lời bài hát Quan làng mang đậm chất nhân văn và thể hiện được tính đoàn
kết làng, bản, bổn phận của con cháu với bố mệ ông bà, với tổ tiên, lời bài hát Quan
làng thể hiện cái chân, thiện, mỹ của con người, giữa các bài không bị trùng lặp nhiều
nên bài nào cũng có sức hấp dẫn riêng. Những giá trị trong lời hát Quan làng sẽ
tạo nên sự kì diệu cho các lời hát vượt qua sự bào mòn của dòng chảy thời gian
vẫn sẽ không bị nhạt nhòa, tan biến mà mãi còn lại, vẫn thắm đượm và tỏa sáng.
2.2.2. Giá trị trong diễn xướng
Hát Quan làng trong lễ cưới của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn còn giá trị trong
nghi thức diễn xướng. Mỗi bài hát Quan làng là một lời thưa - đáp của mỗi bên gia

đình trước việc đưa ra thử thách, xin giúp vượt qua thử thách, mời chào, đón nhận hay
thực hành nghi lễ. Ngoài các bài hát Quan làng mang tính thủ tục bắt buộc để thực hành
nghi lễ trong ngày lễ đón dâu, đưa dâu như: hỏi - đáp danh tính, xin thắp hương kính tổ,
nộp lễ sinh thành, xin dâu, trao bằng biên (tiền lì xì trả ơn), giao tặng phẩm; các bài hát
giao tiếp thông thường: mời khách, khách nhận các lời mời, chia tay, nhắn gửi, hát chúc
mừng hạnh phúc, hát Quan làng còn có nhiều bài không mang tính bắt buộc để thử
thách, trêu ghẹo, đùa nghịch. Có diễn xướng các bài hát này trong đám cưới hay không
là do yêu cầu của nhà chủ. Nhu cầu của mỗi nhà khác nhau đem đến cho hát Quan làng
nét đặc sắc và giá trị trong từng cuộc diễn xướng và từng đám cưới.
Những giá trị trong hát Quan làng đã lý giải vì sao hát Quan làng là hình thức
sinh hoạt văn nghệ quần chúng không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của
người Tày. Như vậy, hát Quan làng mới có điều kiện để đi vào tâm thức đồng bào dân
tộc Tày một cách nhanh chóng nhất, hiệu quả nhất Hát Quan làng là một nét đẹp
trong văn hoá truyền thống, đậm bản sắc dân tộc của người tày. Hình thức này
ra đời cách thời đại của chúng ta một khoảng thời gian khá xa và tồn tại, gắn bó
với đời sống của người Tày ở huyện Yên Sơn trong suốt tiến trình lịch sử. Khoảng
22


cách thời đại đủ để lớp bụi thời gian phủ mờ những thời kì xa xưa của dân tộc.
Điều đó có nghĩa là hát Quan làng xưa cũng có nhiều điều không còn phù hợp với
cuộc sống hiện đại. Tuy không ai phủ nhận các giá trị của loại hình, nhưng đáng tiếc,
cuộc sống của đồng bào địa phương dần thay đổi và chẳng có gì là có thể tồn tại
vĩnh viễn mà vẹn nguyên trước dòng chảy của thời gian.
2.3. Một số giải pháp góp phần bảo tồn, phát huy giá trị hát Quan làng
trong lễ cưới của dân tộc Tày ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
Đất nước ta đang ngày một phát triển. Xu hướng toàn cầu hóa đã và đang
diễn ra. Toàn cầu hóa có thể tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và mất độc
lập, tự chủ quốc gia, nhất là hủy hoại đời sống tinh thần con người thông qua
mặt phản giá trị, phản văn hóa của nó. Toàn cầu hóa có ảnh hưởng nhất định tới

nền văn hóa của dân tộc Tày nói chung, hình thức hát Quan làng ở huyện Yên Sơn tỉnh
Tuyên Quang nói riêng. Qua quá trình phỏng vấn, tìm hiểu về hát Quan làng tôi thấy
phần lớn người dân được hỏi bày tỏ nguyện vọng chân thành, mộc mạc muốn bảo lưu
hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo này.
Để hát Quan làng phát triển cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Nâng cao hiệu
quả chỉ đạo và tổ chức thực hiện của chính quyền các cấp, các đoàn thể quần chúng, các
tổ chức và cá nhân đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị hát Quan làng .
Hát Quan làng là một nét đẹp trong văn hóa của đồng bào tày, vẫn thu hút được
một lực lượng người nghe và say mê nhất định. Ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
hát Quan làng có quá trình hình thành, phát triển lâu đời. Hiện nay, hát Quan làng chỉ
còn được diễn xướng ở các xã bản xùng sâu, vùng xa. Từ thực trạng đang báo động của
loại hình, tìm hiểu về hát Quan làng trong đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Tày là
một nỗ lực, cố gắng ban đầu nhằm khám phá sâu hơn, toàn diện hơn những nét đẹp ẩn
sâu trong lời hát, diễn xướng, khơi dậy những mạch nguồn tư tưởng, tình cảm, ý
thức, trách nhiệm của người dân với các giá trị văn hóa truyền thống nói chung,
hát Quan làng nói riêng. Đây là những nghiên cứu đầu tiên về hát Quan làng trên địa
bàn huyện Yên Sơn. Chúng ta cũng tổng kết và mạnh dạn đưa ra một số đề xuất với
hi vọng sẽ cày xới, vun trồng thêm, đưa hát Quan làng đưa ngày một phát triển, đưa
quê hương cách mạng và thủ đô kháng chiến nói riêng, các vùng miền trên đất nước
Việt Nam nói chung ngày một tươi đẹp, hãnh diện trong vẻ đẹp của các giá trị văn hóa
truyền thống.
23


KẾT LUẬN
Người Tày là một tộc người có truyền thống lịch sử văn hóa và gắn bó lâu đời
ở huyện Yên sơn tỉnh Tuyên Quang. Họ không chỉ biết làm kinh tế xây dựng bản
làng, bản trù phú mà còn sáng tạo nuôi dưỡng những giá trị văn hóa tinh thần có giá
trị nhân văn sâu sắc trong đó có hát Quan làng . Trải qua bao nhiêu bước thăng trầm
lịch sử. Hát Quan làng vẫn tồn tại trong đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Tày

ở huyện Yên sơn tỉnh Tuyên Quang như một minh chứng cho sức sống dân tộc và
bản sắc dân tộc Tày nơi đây. Nghiên cứu hát Quan làng là việc làm có ý nghĩa như là
một thẩm định giá trị của hát Quan làng trong đời sống đương đại.
Hát Quan làng ở huyện Yên sơn tỉnh Tuyên Quang là bộ phận văn hóa rất đặc sắc.
Ở đó chứa những phong tục tập quán trong lễ cưới lâu đời của đồng bào Tày. Trong hát
Quan làng thế giới vật chất và thế giới tinh thần của dân tộc Tày được biểu hiện những
trầm tích văn hóa lâu đời được gìn giữ.
Những lời hát Quan làng là kết quả của một quá trình lâu dài được cộng đồng dày
công thiết lập. Nó thể hiện ý thức của cộng đồng trước những công việc mà người ta
không con thấy phù hợp. Gạt bỏ đi một số hạn chế tất yếu do lịch sử mang lại như tư
tưởng nho giáo thần quyền, tư tưởng duy tâm tướng số, về cơ bản các bài hát Quan làng
trong lễ cưới là tiến bộ. Nó thể hiện được ước vọng nghàn đời của nhân dân đạo lý làm
người, đó là tinh thần uống nước nhớ nguồn, nhớ tổ tiên, nhớ ông bà, người thân. Đó là sự
trân trọng con người với những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người. Tất cả những điều
ấy có ý nghĩa giáo dục và mang tính nhân văn sâu sắc, lời hát Quan làng nêu cao truyền
thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc Tày: tình cảm, cộng đồng, làng xóm, tình yêu quê
hương đất nước và nói lên khát vọng của con người có một cuộc sống đầm ấm, hạnh
phúc, bình yên, con đàn cháu đống.
Để giữ bản sắc văn hóa dân tộc và những giá trị văn hóa là phương hướng đúng
đắn đồng thời là nhiệm vụ cấp thiết của mỗi dân tộc, đó là cuộc đấu tranh sống còn của mỗi
dân tộc của mỗi quốc gia nhằm duy trì chủ quyền độc lập. Trong đó có hát Quan làng của
dân tộc tày cần được bảo tồn và gìn giữ, nhưng phải biết gạn đục khơi trong về những giá trị
của nó cho phù hợp với thời đại của xã hội.
Trong quá trình thực hiện đề tài này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của các nhà nghiên cứu và các nghệ nhân hát Quan lang, nhưng do điều kiện và khả
năng còn hạn chế nên việc thực hiện đề tài này cũng gặp không ít khó khăn, chúng tôi
24


đã cố gắng trình bày một số kết quả đã thu nhận được trong quá trình điền dã và tìm hiểu

lời hát Quan lang ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang. Những vấn đề này mới chỉ là ý
kiến ban đầu, nếu có điều kiện tiếp tục thực hiện đề tài này chúng tôi sẽ tìm hiểu trên
nhiều bình diện và sâu sắc hơn.

25


×