Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay_tiểu luận tốt nghiệp lớp trung cấp chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.51 KB, 47 trang )

TRUNG ƯƠNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
TIỂU LUẬN
TỐT
NGHIỆP
TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ TRONG DÂN TỘC MƯỜNG
Ở HUYỆN THANH SƠN - TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY

Người hướng dẫn : Tiến sĩ Lê Hữu Tuấn
Ngêi thùc hiÖn : Đinh Mạnh Tuấn
Lớp : TCLL Chính trị- Hành chính
Khóa : K4
Phú Thọ -2010
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN Trang
1
mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cấu của tiểu luận
1
2
3
3
3
3
Chương 1: Gia đình văn hóa và những yếu tố tác động đến quá trình


xây dựng gia đình văn hoá trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh
Phú Thọ hiện nay
1.1. Gia đình và gia đình văn hoá
1.1.1. Gia đình
1.1.2. Gia đình văn hoá
1.2. Những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng gia đình văn
hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ
1.2.1. Đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế - xã hội
1.2.2. Tác động của gia đình truyền thống
1.2.3. Tác động của nền kinh tế thị trường
1.2.4. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước trong chiến lược
xây dựng gia đình văn hóa
Chương 2: Thực trạng xây dựng gia đình văn hoá trong dân tộc
Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay
2.1. Nội dung và những hoạt động xây dựng gia đình văn hoá trong dân tộc
Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ
2.2. Thực trạng của công tác xây dựng gia đình văn hoá trong dân tộc
Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ
2.2.1. Những thành tựu đạt được trong công tác xây dựng gia đình văn
hoá trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ
2.2.2. Những hạn chế trong công tác xây dựng gia đình văn hoá trong dân
tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác xây
dựng gia đình văn hoá trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn tỉnh Phú
Thọ hiện nay
3.1. Một số giải pháp cơ bản
3.2. Một số kiến nghị
4
4
4

5
8
8
11
13
16
18
18
21
21
28
33
33
41
KẾT LUẬN 43
LỜI CẢM ƠN
2
Nhân dịp hoàn thành Tiểu luận Tốt nghiệp Trung cấp Lý luận
Chính trị - Hành chính với tình cảm chân thành, Tôi xin gửi lời cảm
ơn đến Ban Giám đốc Học Viện Thanh thiếu niên Việt Nam, các
Thầy giáo, Cô giáo của Học Viện đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp
cho tôi những kiến thức quý giá, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và làm tiểu luận.
Xin gửi lời cảm ơn đến Phòng văn hoá - Huyện Thanh Sơn - Phú
Thọ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và
thực hiện tiểu luận.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo. tiến sỹ
Lê Hữu Tuấn
Thầy giáo - người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo,
khích lệ, cung cấp những tri thức sâu rộng và giúp tôi trong suốt

quá trình nghiên cứu để hoàn thành Tiểu luận.
Trong quá trình hoàn thiện tiểu luận, mặc dù đã có nhiều cố
gắng, song thời gian nghiên cứu còn hạn chế, bản thân vừa công
tác vừa tham gia học tập nên chắc chắn tôi không tránh khỏi những
thiếu sót.
Kính mong quý Thầy Cô cùng bạn bè đồng nghiệp góp ý để
Tiểu luận tốt nghiệp này hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm
ơn!
Phú Thọ, ngày 06 tháng 1 năm 2011
HỌC VIÊN

Đinh Mạnh Tuấn
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là một thiết chế xã hội mang đậm bản sắc dân tộc và in rõ dấu
ấn của tiến trình văn hóa. Với gia đình Việt Nam, bản sắc ấy, dấu ấn ấy được
xác định bởi nhiều yếu tố, song nét nổi bật dễ nhận thấy nhất là gia đình giữ
một vị trí đặc biệt trong đời sống Việt Nam và tâm hồn Việt Nam. Sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề,
trong đó mục tiêu xây dựng gia đình văn hóa là một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu.
Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, bên cạnh những biến
đổi xã hội tích cực nhằm duy trì sự tồn tại, củng cố và phát huy truyền thống
của dân tộc, tôn vinh những chức năng đáng quý của gia đình, đồng thời cũng
nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực gây nhức nhối trong xã hội. Tình hình trên dẫn
đến tình trạng thiếu sự phù hợp giữa gia đình và xã hội, ít nhiều gây trở ngại
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, tất cả những giá trị truyền
thống tốt đẹp phải được phục hồi từ mỗi gia đình và việc xây dựng gia đình

văn hóa là sự hỗ trợ tích cực cho việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam.
Nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ, huyện Thanh Sơn có 01 thị trấn và
22 xã - nơi hội tụ của 14 dân tộc anh em sinh sống. Là một huyện miền núi có
đông người Mường sinh sống (chiếm 55,8% dân số toàn huyện), họ đóng vai
trò là lực lượng chủ đạo và tập trung nhất. Gia đình dân tộc Mường huyện
Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ là gia đình có bề dày về các truyền thống văn hóa
tốt đẹp nhưng đang có nguy cơ bị mai một, đồng thời vẫn còn tồn tại những
hủ tục lạc hậu cần phải xóa bỏ. Thực tế cho thấy, các gia đình dân tộc Mường
huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ vẫn còn nghèo khổ, lạc hậu, đời sống vật
chất, tinh thần còn thấp kém và việc xây dựng gia đình văn hóa trong đồng
4
bào dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ sẽ là động lực thúc đẩy
các gia đình dân tộc Mường được nâng lên cả về đời sống vật chất lẫn đời
sống tinh thần. Cho nên, việc xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường
huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ là việc làm cấp bách.
Với ý nghĩa đó cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của công
cuộc xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới của đất nước nói
chung và trong đồng bào dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ nói
riêng, tôi đã chọn vấn đề: “Xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường
ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay” làm đề tài nghiên cứu tiểu
luận của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng công tác xây dựng gia đình
văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay. Từ
đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cuộc vận
động xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn -
tỉnh Phú Thọ hiện nay.
Để đạt được mục đích trên, tiểu luận thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ khái niệm gia đình và gia đình văn hóa.

- Trình bày những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng gia đình văn
hóa ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay.
- Nội dung và các hoạt động trong công tác xây dựng gia đình văn hóa
trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay.
- Khái quát những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành
tựu, hạn chế đó trong việc thực hiện công tác xây dựng gia đình văn hóa trong
dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay.
5
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác xây
dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú
Thọ hiện nay.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác xây dựng gia đình văn hóa trong dân
tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
- Khách thể nghiên cứu: Công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện
Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
4. Phạm vi nghiên cứu
Công tác xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện
Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay (từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
đến nay).
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp lôgíc và lịch sử, thống kê, phân tích - tổng hợp,
tổng kết thực tiễn, quy nạp, diễn dịch, so sánh…
6. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
tiểu luận gồm 3 chương và 6 tiết.
6
CHƯƠNG 1
GIA ĐÌNH VĂN HOÁ VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN GIA ĐÌNH VĂN HOÁ TRONG DÂN TỘC MƯỜNG Ở HUYỆN

THANH SƠN TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
1.1. Gia đình và gia đình văn hóa
1.1.1. Gia đình
Gia đình là một khái niệm mở, có nội dung phức tạp, đa dạng và có tính
lịch sử. Do đứng từ những góc độ khoa học khác nhau nên các nhà khoa học
thuộc các chuyên ngành khác nhau lại có những định nghĩa không giống
nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung thống nhất giữa các nhà khoa học đó là:
gia đình là một thiết chế xã hội, một tế bào xã hội, một cộng đồng huyết
thống dựa trên quan hệ hôn nhân… Đó là điểm đầu tiên phải được nhìn nhận
trước khi xem xét gia đình qua những lăng kính khoa học khác nhau.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, vấn đề gia đình được xem
xét trên quan điểm duy vật biện chứng. Ph.Ăngghen vạch rõ nguồn gốc phát
triển của các hình thức gia đình trong lịch sử là do sự tác động của quy luật
đào thải tự nhiên và do sự phát triển của những điều kiện kinh tế - xã hội, sự
phát triển của tâm lý đạo đức, tình cảm của con người. Ngoài ra, gia đình bao
giờ cũng được duy trì và củng cố trên cơ sở hôn nhân và huyết thống. Mác coi
gia đình là một trong những nhân tố đầu tiên tham gia quyết định sự hình
thành và phát triển của lịch sử, quan hệ giữa gia đình và xã hội như quan hệ
giữa tế bào sống với cơ thể sống. Đó là một khái niệm cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lênin về gia đình. Thực tế đã chứng minh rằng, những luận điểm cơ
bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình cho đến nay đã và đang được sự
vận động của hiện thực chứng minh là hoàn toàn có cơ sở khoa học, có giá trị
thực tiễn cao, nhất là tư tưởng về những biến đổi của gia đình phụ thuộc và
7
gắn liền với sự biến đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội và có tác động quan
trọng đối với những biến đổi kinh tế - xã hội ấy.
Nghiên cứu những tác phẩm của Hồ Chí Minh để lại, chúng ta thấy:
Người đề cập đến lĩnh vực gia đình không nhiều, nhưng những luận điểm cơ
bản mà Người đề cập đang là kim chỉ nam cho việc định hướng xây dựng gia
đình mới - gia đình văn hóa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tư tưởng

của Người đã khắc đậm mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình và xã hội, giữa
chế độ với việc hình thành con người có nhân cách xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, qua việc tìm hiểu khái niệm gia đình với nhiều nghĩa khác
nhau ta có thể định nghĩa một cách khái quát nhất về gia đình như sau: Gia
đình là một cộng đồng xã hội được hình thành, củng cố trên cơ sở quan hệ
hôn nhân và huyết thống, đồng thời có sự cố kết nhất định về kinh tế vật chất,
qua đó nảy sinh những nghĩa vụ và quyền lợi cho các thành viên của mình
(hay nói cách khác: gia đình chính là nơi duy trì nòi giống con người, giáo
dục con người về nhân cách, tình cảm, đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, chuẩn bị
hành trang cho cá nhân hòa nhập vào cộng đồng xã hội). Đồng thời, gia đình
là nơi tổ chức sinh hoạt văn hóa cho con người bắt đầu bằng tiếng ru của
người mẹ và làn điệu dân ca của quê hương, là nơi lưu giữ, bảo tồn và truyền
thụ các giá trị văn hóa, truyền thống văn hóa, truyền thống tinh thần của dân
tộc, của đất nước.
1.1.2. Gia đình văn hóa
Gia đình văn hóa là một thuật ngữ dùng để chỉ một danh hiệu, một kiểu
mẫu phong tặng cho những gia đình thực hiện tốt những tiêu chuẩn như trong
mẫu mô hình ấy đặt ra. Bản thể của gia đình văn hóa là gia đình, nó chỉ tính
chất hay phẩm chất của gia đình.
8
Gia đình văn hóa là gia đình phát triển về vật chất và tinh thần, thể hiện
qua: nền nếp, kỷ cương, thuận hòa, êm ấm, yêu thương và có trách nhiệm với
nhau giữa các thành viên, có hướng xây dựng gia đình giàu có, ít con, tiến bộ,
hạnh phúc. Ngoài ra, gia đình văn hóa còn là gia đình biết gìn giữ, phát huy
những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp và tiếp thu, học hỏi những giá trị
tiến bộ của thời đại mới.
Xây dựng gia đình văn hóa tức là xây dựng những tình cảm, tâm hồn
đạo đức mới, quan hệ mới của mỗi người trong gia đình, trong xã hội, góp
phần tích cực xây dựng con người mới, nếp sống mới. Mỗi thành viên trong
gia đình đều có trách nhiệm cộng đồng trong việc tổ chức tốt nếp sống văn

minh và xây dựng mối quan hệ mới trong gia đình.
Xây dựng gia đình văn hóa là một hình thức văn hóa có tính chất quần
chúng rộng rãi và tập trung nhất, biểu hiện rõ nhất tính chân - thiện - mỹ của
nghệ thuật. Bên cạnh đó, xây dựng gia đình văn hóa còn có nghĩa là “xây
dựng các quan hệ nhân tính tạo nên một môi trường cho sự phát triển lâu bền
của xã hội. Các giá trị văn hóa được hình thành từ môi trường gia đình gắn rất
chặt với toàn bộ sự phát triển nhân cách”[4,tr.251].
Gia đình văn hóa mà chúng ta đang xây dựng nằm trong bối cảnh của
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, bởi vậy gia đình cũng phải gánh vác những chức năng, trọng trách cao
hơn để có thể chống lại những hiện tượng xã hội tiêu cực (tức mặt trái của nền
kinh tế thị trường). Do đó, xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta hiện nay
mang tính chiến lược nhằm xây dựng các cộng đồng dân cư, xây dựng con
người mới và cuộc sống mới trong một xã hội hướng tới nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc. Việc xây dựng một nền văn hóa như vậy, sẽ ngày
càng giúp ta nhận thức rõ hơn trước hết phải xây dựng cho được gia đình văn
hóa. Gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên, trường học văn hóa đầu tiên tích
9
lũy, giữ gìn và truyền bá những giá trị văn hóa là điểm xuất phát và cũng là
kết quả của xây dựng nền văn hóa mới trong quan hệ cá nhân - gia đình cộng
đồng và đất nước.
Gia đình văn hóa có vị trí quan trọng đối với cuộc sống của mỗi cá
nhân. Con người sinh ra trong gia đình, lớn lên trong gia đình và được nuôi
dưỡng giáo dục trong không khí văn hóa của gia đình. Các quan hệ xã hội đều
bắt đầu hình thành từ trong gia đình; các thói quen, cá tính, nhân cách đều
hình thành trước tiên trong gia đình. Dĩ nhiên, con người chịu tác động và ảnh
hưởng của cộng đồng, nhưng không có một cộng đồng nào, một đoàn thể nào
có thể có vai trò quan trọng thay thế cho gia đình. Gia đình văn hóa còn tạo ra
một môi trường trong sáng, lành mạnh, ở đó mỗi thành viên phải phấn đấu
học tập, công tác để tự khẳng định mình và đóng góp một phần công sức bé

nhỏ của mình vào sự phát triển của đất nước đang trên đà hội nhập quốc tế.
Như vậy, xây dựng gia đình văn hóa có vai trò làm ổn định tình hình
kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, đem lại hạnh phúc cho mỗi
thành viên trong gia đình cũng như trong xã hội. Đây là việc làm có ý nghĩa
chiến lược để xây dựng con người Việt Nam tiến bộ, văn minh. Gia đình văn
hóa có trách nhiệm bảo đảm nhu cầu vật chất, nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho
các thành viên. Xây dựng gia đình văn hóa là một bước tiến mới của sự
nghiệp xây dựng con người mới. Bởi vì hiện nay trong sản xuất và đời sống
xã hội, mọi người đã được bình đẳng. Nhưng thực tế cuộc sống của mỗi gia
đình hiện vẫn còn tồn tại đầy rẫy những lề thói cũ của chế độ gia trưởng. Việc
xây dựng gia đình văn hóa sẽ từng bước làm cho kiểu gia đình cũ ấy tan biến
và làm cho mỗi người sống trong gia đình cảm thấy thoải mái, phấn khởi đi
trên con đường tiến bộ mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn.
Xây dựng gia đình văn hóa còn có vai trò làm cho sinh hoạt chính trị,
văn hóa trong cán bộ và quần chúng đi vào nề nếp và trở thành một nhân tố
10
tích cực, tác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần của
con người. Góp phần phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn
hóa lành mạnh trong quan hệ giữa người với người và các quan hệ xã hội
khác. Gia đình văn hóa đã tạo nên những thành viên văn hóa, những quan hệ
văn hóa và làm cho mối quan hệ trong các gia đình thêm bền chặt hơn, yêu
thương quan tâm đến nhau hơn. Không chỉ có vậy, gia đình văn hóa còn làm
cho mối quan hệ giữa các cộng đồng người được củng cố, tinh thần “tương
thân, tương ái” được phát huy một cách cao độ. Từ đó hình thành những tư
tưởng, tình cảm tốt đẹp làm cho mọi người cảm thấy hưng phấn, tin yêu vào
cuộc sống.
Gia đình văn hóa được coi như là một kiểu gia đình mới khác với gia
đình truyền thống ngày xưa, bởi trong nó đã chứa đựng những phẩm chất thời
đại mới. Công cuộc xây dựng gia đình văn hóa phải dựa trên những giá trị văn
hóa của gia đình truyền thống, tiếp thu những cái hay, mang đậm bản sắc dân

tộc Việt Nam, tiếp thu những giá trị truyền thống còn phù hợp với gia đình
Việt Nam trong thời đại mới. Đồng thời, trong quá trình vận động xây dựng
gia đình văn hóa cần bổ sung những giá trị văn hóa gia đình dân chủ.
Như vậy, xây dựng gia đình văn hóa là chúng ta xác lập đức tính truyền
thống quý báu, cố hữu ngàn đời của dân tộc ta: kính già, yêu trẻ và thêm vào
đó những yếu tố mới có nội dung xã hội chủ nghĩa: giải phóng và tôn trọng
phụ nữ, chăm sóc trẻ em, yêu nước và chấp hành tốt mọi chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước.
1.2. Những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng gia đình văn
hoá trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
1.2.1. Đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế - xã hội :
Thanh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ
với tổng diện tích tự nhiên là 62.063 ha, với tọa độ địa lý từ 20º55' - 21º22'
11
vĩ độ Bắc và từ 105º02' - 105º35' Kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Yên
Lập và huyện Tam Nông, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp
huyện Thanh Thủy, phía Tây giáp huyện Tân Sơn.
Về kinh tế - xã hội:
Đồng bào dân tộc Mường sống định canh định cư ở miền núi, nơi có
nhiều đất sản xuất, thuận tiện cho việc canh tác. Môi trường thung lũng chân
núi đã tạo điều kiện cho người Mường làm ruộng nước và cây lúa nước là cây
lương thực chủ yếu. Trên nền tảng của truyền thống nông nghiệp ruộng nước,
người Mường đã đúc kết và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong
trồng trọt mà đến ngày nay vẫn còn nhiều tác dụng tích cực. Đối với canh tác
ruộng nước thì thủy lợi giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Thành ngữ Mường có
câu: “làm cơm phải có mó, làm ló phải có đác” (tức là: nấu cơm phải có
nước, cấy lúa phải có nước). Nguồn nước chính là nước mưa và nước của các
con suối chảy xuôi lòng thung lũng. Bên cạnh việc duy trì các biện pháp thủy
lợi truyền thống, nhờ sự giúp đỡ về vốn, vật tư và kỹ thuật của Nhà nước,
nhiều đập, kè, cống đã được xây dựng. Việc kết hợp giữa hai hình thức: xây

dựng công trình thủy lợi mới và thủy lợi truyền thống theo kiểu mương là
hướng giải quyết hợp lý nhằm vận dụng các nguồn nước trong việc khai thác
các tiềm năng của đất. Ngày nay người Mường đã áp dụng một số tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp như: dùng thuốc trừ sâu,
phân bón hóa học, giống cây trồng mới… Người Mường không chỉ làm ruộng
nước trong thung lũng mà còn làm nương trên các sườn đồi, núi bao quanh
thung lũng. Nương ở người Mường chủ yếu là nương lúa, ngoài ra còn có
nương sắn, nương ngô, nương bầu, bí… Trên nương họ còn có tập quán trồng
xen canh một vài loại giống cây trồng khác như: đỗ, vừng Có thể nói, sản
phẩm của kinh tế nương rẫy đến nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời
sống hàng ngày của người Mường.
12
Bên cạnh tình hình kinh tế của đồng bào dân tộc Mường, thì tình hình
xã hội cũng có một số đặc điểm cụ thể như: sau khi thực hiện Nghị định
61/CP về điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Thanh Sơn để thành lập
huyện mới Tân Sơn, huyện Thanh Sơn còn lại 22 xã và 01 thị trấn với số dân
là 116.905 nhân khẩu, với 14 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Kinh
chiếm 40,6%; dân tộc Mường chiếm 55,8%; dân tộc Dao chiếm 3,2%; còn lại
0,4% là các dân tộc khác (Tày, Nùng, Hoa, Thái, Thổ, Cao Lan, Sán Dìu)
[13,tr.2]. Như vậy đồng bào dân tộc Mường chiếm hơn nửa số dân trong toàn
huyện. Hiện nay tỷ lệ tăng dân số trong dân tộc Mường đã giảm hơn so với
trước đây do họ được sự quan tâm của các cấp chính quyền và do nhận thức
được việc sinh nhiều con sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống.
Công tác xóa đói giảm nghèo đã mang lại hiệu quả đích thực, góp phần làm
giảm tỷ lệ nghèo đói của huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ nói riêng và của cả
nước nói chung. Đây là điều hết sức thuận lợi để huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú
Thọ triển khai việc thực hiện công cuộc xây dựng gia đình văn hóa trong
đồng bào dân tộc Mường ngày càng sâu rộng.
Như vậy, toàn bộ nền kinh tế của người Mường ở huyện Thanh Sơn -
tỉnh Phú Thọ đến nay vẫn là dựa vào thiên nhiên, mang tính tự túc, tự cấp. Họ

sinh sống ở thung lũng chân núi, lấy nông nghiệp lúa nước làm nguồn sống
chính của mình. Chăn nuôi là nghề phụ, có mối quan hệ khăng khít với trồng
trọt, quy mô chăn nuôi tùy thuộc vào hoàn cảnh từng gia đình. Hoạt động thủ
công nghiệp thì ở mức độ nhỏ, chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình, họ vừa làm
ruộng, vừa kết hợp làm nghề thủ công. Lĩnh vực xã hội cũng đã có nhiều thay
đổi và đã được sự quan tâm kịp thời của các cấp chính quyền. Với tình hình
kinh tế - xã hội như vậy cho ta thấy việc xây dựng gia đình văn hóa trong dân
tộc Mường đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ, xây dựng gia đình văn hóa
trong dân tộc Mường cũng đồng nghĩa với việc thực hiện những bước đi,
13
những cách thức mới làm cho kinh tế của đồng bào được phát triển và đời
sống xã hội của đồng bào được nâng cao hơn nữa.
1.2.2. Tác động của gia đình truyền thống
Gia đình truyền thống dân tộc Mường được hình thành từ nền sản xuất
nông nghiệp tự cấp, tự túc nên sống định cư theo huyết thống, chòm xóm. Vì
vậy, gia đình truyền thống người Mường rất coi trọng tổ tiên, coi trọng ông bà
cha mẹ đánh giá cao vai trò của cha mẹ, ông bà trong việc nuôi dạy con cái.
Cách tổ chức gia đình chặt chẽ, có tôn ti, trật tự rõ ràng cũng như sự phân
công trách nhiệm cụ thể. Nền tảng căn bản của các mối quan hệ cơ bản trong
gia đình truyền thống người Mường chính là tình yêu thương và ý thức trách
nhiệm. Đây chính là nguyên tắc chỉ đạo mọi suy nghĩ và hành động của mỗi
người. Hình ảnh chung của gia đình truyền thống người Mường là hình ảnh
của những mối quan hệ đầm ấm, hòa thuận, thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn
nhau được gìn giữ và trân trọng một cách có ý thức.
Dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ là dân tộc có bề dày
về văn hóa, trong đó tục cưới xin của họ rất được chú trọng và hình thức diễn
ra rất phong phú. Gia đình của người Mường được xây dựng trên cơ sở của
tình yêu trai gái tự nguyện, đây là nhân tố quan trọng giúp cho đời sống vợ
chồng bền vững. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình dân tộc Mường ở
huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ luôn được tôn trọng. Gia đình truyền thống

người Mường ứng xử với nhau trên cơ sở “tình người vị tình vị nghĩa chứ không
vị đĩa xôi đầy”; do vậy, mối quan hệ đoàn kết, yêu thương, tương trợ giúp đỡ nhau
luôn là nét đẹp nhân văn, là mục tiêu hướng đến của xã hội công bằng, văn minh.
Trong gia đình dân tộc Mường rất coi trọng việc trao truyền các giá trị
văn hóa, nuôi dưỡng, giáo dục con cái cho chúng thành người là công việc
hàng đầu của các bậc cha mẹ. Đó cũng là trách nhiệm của họ đối với xã hội và
cũng là nhu cầu tình cảm, nguồn hạnh phúc của gia đình. Chính gia đình
14
chuẩn bị cho trẻ có thể phát triển đầy đủ khả năng của nó và đóng vai trò hữu
ích trong xã hội khi đến tuổi trưởng thành. Có thể nói, gia đình chính là cái
nôi để nuôi dưỡng đứa trẻ thành người và tạo nên nhân cách con người. Đồng
thời, gia đình chính là môi trường làm cho bản sắc văn hóa của dân tộc
Mường có sức sống mãnh liệt, bảo tồn lâu dài (các hình thức sinh hoạt văn
hóa dân gian, các tập quán, nghi lễ vẫn còn chứa đựng nhiều yếu tố có giá trị).
Tính cộng đồng và tính tập thể cũng là đặc điểm nổi bật của các gia đình
truyền thống dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ. Các hình
thức sản xuất tập thể được hình thành phổ biến và có ý nghĩa không nhỏ đối
với từng đơn vị kinh tế gia đình. Trong canh tác nương rẫy và làm ruộng đều
cần đến lao động tập thể, vì vậy mà hình thức đổi công vẫn được duy trì.
Những giá trị cơ bản của gia đình truyền thống dân tộc Mường đó là:
truyền thống nhân ái, thủy chung, nghĩa tình, trách nhiệm. Những tinh hoa tốt
đẹp ấy của đạo đức truyền thống đã được chắt chiu, sàng lọc qua những thăng
trầm của lịch sử cần phải được giữ gìn làm cái gốc vững chắc cho sự phát
triển phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện
Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay. Ngày nay, tính chất gia đình truyền thống
ở người Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ vẫn còn sức sống mãnh liệt,
nó để lại cho chúng ta những bài học quý giá về đạo lý làm người. Gia đình
truyền thống người Mường đã trở thành tổ ấm của mỗi người, quan hệ giữa
các thành viên là quan hệ thương yêu, gắn bó và cho ta những kinh nghiệm
quý báu về giáo dục gia đình. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng

gia đình văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ
phải chú ý kết hợp được những mặt tích cực, tiến bộ của gia đình truyền thống
người Mường để xây dựng một mô hình gia đình mang bản sắc văn hóa riêng
của dân tộc, phù hợp với xu thế của thời đại mới.
15
Do vậy, nội dung khái niệm gia đình văn hóa là sự kế thừa văn hóa gia
đình truyền thống và được nâng cao lên cho phù hợp với điều kiện của một
gia đình trong xã hội mới - gia đình kiểu dân chủ XHCN - gia đình văn hóa.
Xét về mặt lý luận, đây là sự kết thừa những giá trị văn hóa gia đình truyền
thống nâng lên thành giá trị văn hóa gia đình hiện đại. Gia đình truyền thống
người Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ đang tiếp tục chuyển biến
và vượt qua mặt lạc hậu, vượt qua những tha hóa mới, những khủng hoảng
cục bộ để tiếp nhận những phẩm chất mới xây dựng gia đình văn hóa hiện đại,
tiên tiến, nhân văn xứng đáng là tổ ấm, cội nguồn đầu tiên sinh thành nuôi
dưỡng những nhân cách mới, xứng đáng là tế bào lành mạnh của xã hội.
1.2.3. Tác động của nền kinh tế thị trường
Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gia đình như
một đơn vị kinh tế - xã hội độc lập, đã có vị trí hoàn toàn khác trước, từ đó
bộc lộ sức mạnh và chứng minh ưu thế trong sự hòa hợp mục tiêu của đất
nước với mục tiêu của mỗi gia đình. Gia đình Việt Nam hiện nay vẫn là một
thiết chế xã hội bền vững, là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã
hội. Chính nền kinh tế thị trường này đang có tác động rất lớn đến quá trình
xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta hiện nay nói chung và ở trong dân tộc
Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ nói riêng. Biểu hiện ở một số mặt
tích cực sau:
Việt Nam đang đi trên con đường đổi mới toàn diện về mọi mặt của đời
sống (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội) và ngày càng tiếp cận với nền văn
minh thế giới. Vì thế, quá trình công nghệ hóa gia tăng đã làm cho các gia
đình phải phân công lại sức lao động. Những gia đình thừa lao động phải
phân nhỏ ra và phải đáp ứng với các nhu cầu sống và nhu cầu của thị trường.

Những tiến bộ mới của khoa học công nghệ đã bắt đầu được người dân áp
dụng có hiệu quả.
16
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, với vị trí hoàn toàn khác,
mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đã đổi thay nhanh chóng. Các
thành viên tự gắn kết với nhau, năng động và chủ động tìm con đường phát
triển của gia đình, mạnh dạn tổ chức công ăn việc làm mới, tìm nguồn vốn,
nắm bắt kịp thời các thông tin, tổ chức lại cuộc sống gia đình để thời gian có
chất lượng,… Cuộc sống của các gia đình đều hướng đến sự cải thiện mức
hưởng thụ văn hóa vật chất và cả văn hóa tinh thần.
Nền kinh tế thị trường đã và đang tác động đến nhận thức của những
người trong độ tuổi sinh đẻ, giúp họ tự giác chủ động về sinh đẻ. Tâm lý có
phúc đông con, nhiều cháu, nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô của gia đình
truyền thống xưa đã trở nên lạc hậu không còn thích ứng với lối sống công
nghiệp hóa. Đại bộ phận hộ gia đình hiện nay đều thấy rõ tác hại của việc sinh
con nhiều: kinh tế gia đình bị chia xẻ, việc giáo dưỡng con cái gặp nhiều khó
khăn, sinh con nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng phấn đấu, cống
hiến của người phụ nữ. Đây là một sự thay đổi lớn trong nhận thức của gia
đình nước ta hiện nay.
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm cho đời sống của con người
ngày càng được nâng cao và quan hệ hôn nhân, gia đình có nhiều điểm thoáng
hơn so với trước đây. Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, giao thoa
với nền văn hóa mới thì quyền uy độc đoán của người gia trưởng, người chủ
gia đình đang dần được loại bỏ. Người làm chủ gia đình là cả cha và mẹ chứ
không phải là sự độc đoán gia trưởng của người chồng, người cha như trước
kia. Đời sống gia đình rõ ràng được ổn định và cải thiện hơn trước. Như vậy,
điểm mới của gia đình Việt Nam hiện tại nói chung và gia đình dân tộc
Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ nói riêng chính là mối quan hệ đối
xử bình đẳng dân chủ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa con
17

trai và con gái. Lợi ích cá nhân của mỗi thành viên được tôn trọng, ý kiến,
nguyện vọng của cá nhân, của con cái được chú ý lắng nghe.
Bên cạnh những tác động tích cực nói trên thì gia đình Việt Nam nói
chung và gia đình dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ nói
riêng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi những tác động của mặt trái nền kinh
tế thị trường trong điều kiện hiện nay, cụ thể: Chính sự biến đổi quy mô, cơ
cấu, tính chất, vai trò của gia đình dưới sự tác động của cơ chế thị trường
cũng đã ảnh hưởng đến lối sống, nhân cách của mỗi thành viên trong gia đình.
Trong quá trình giao lưu, tiếp nhận văn hóa phương Tây, một nghịch lý khác
xảy ra, đó là: nhiều yếu tố ngoại lai thâm nhập làm ảnh hưởng và làm rạn nứt
các nền tảng, nề nếp gia phong tốt đẹp vốn có của gia đình Việt Nam truyền
thống. Hiện nay, chúng ta đang sống ở thời mở cửa và nên kinh tế thị trường
đang phát triển. Vì vậy, quan niệm về tình yêu của một bộ phận lớp trẻ đã có
nhiều thay đổi. Ở họ tính nghiêm túc trong hôn nhân đang bị xem thường,
chính điều đó đã có không ít trường hợp cưới ngay và tan vỡ ngay. Đây quả là
những suy nghĩ còn nông cạn, thiếu chín chắn và đang làm ảnh hưởng đến
cuộc sống của không ít gia đình Việt Nam.
Những yếu tố tiêu cực trên đã ảnh hưởng xấu đến những giá trị tốt đẹp
của gia đình Việt Nam, nhưng riêng đối với dân tộc Mường thì thực tế cho
thấy, do tiếp cận với nền kinh tế thị trường vẫn chưa được sâu sắc (kinh tế vẫn
chủ yếu là tự cung, tự cấp) nên mức độ ảnh hưởng những mặt trái của nó đến
gia đình dân tộc Mường còn ít. Đây là điều hết sức thuận lợi cho dân tộc
Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ nhận thức lại và đưa ra những hướng
đi đúng đắn, tránh những mặt không tốt của nền kinh tế thị trường.
Việc xây dựng gia đình văn hóa trong điều kiện kinh tế - xã hội bước
vào thời kỳ mở cửa, giao lưu văn hóa thế giới ngày càng mở rộng thì việc giữ
được thăng bằng, kết hợp hài hòa được giữa yếu tố truyền thống và hiện đại ở
18
trong một gia đình không phải là đơn giản. Do đó, cuộc vận động xây dựng
gia đình văn hóa ở nước ta nói chung và ở dân tộc Mường huyện Thanh Sơn -

tỉnh Phú Thọ nói riêng cần phải tiến hành bền bỉ, lâu dài và vận động liên
tục. Nhiều gia đình văn hóa sẽ hợp thành làng văn hóa, nhiều làng văn hóa sẽ
hợp thành nhiều huyện, tỉnh có đời sống văn hóa tương xứng với sự nghiệp
đổi mới của đất nước.
1.2.4. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong chiến
lược xây dựng gia đình văn hóa.
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có lành mạnh, bền vững thì xã
hội, đất nước mới thịnh vượng, phồn vinh. Vì vậy, việc xây dựng gia đình văn
hóa là một trong những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra nhằm tiến tới
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để trở thành hạt
nhân tích cực của cộng đồng dân cư, gia đình văn hóa phải là gia đình đi tiên
phong trong việc thực hiện và vận động các gia đình cùng thực hiện tốt đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trên mọi lĩnh vực.
Tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay đều
nhận thức rất rõ được vai trò của gia đình văn hóa đối với sự phát triển của
đất nước trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, từ năm 1991 đến nay nội dung của
phong trào xây dựng gia đình văn hóa được Ban nếp sống văn hóa Trung
ương thống nhất thành 4 điểm sau:
1) Thực hiện Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
2) Xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ.
3) Đoàn kết xóm giềng.
4) Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
Các Nghị quyết của Đảng và nhiều văn bản của Nhà nước đã đề cập vị
trí, vai trò của gia đình trong công cuộc bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân
19
tộc, trong việc xây dựng văn hóa gia đình, văn hóa con người, văn hóa xã hội.
Hoạt động văn hóa ở cơ sở bao gồm cả mặt xây dựng, cả mặt đấu tranh chống
những tiêu cực xã hội và gia đình chính là cơ sở nền tảng hỗ trợ cuộc đấu
tranh đó. Gia đình là cái nôi của con người, ở đó mỗi người đều nhận được sự
giáo dục theo truyền thống của văn hóa gia đình mình. Tạo điều kiện để văn

hóa gia đình phát triển theo hướng truyền thống, cách tân đó là đặt được
những viên gạch vững chắc cho nền tảng phát triển xã hội. Do vậy, cùng với
việc triển khai thực hiện bốn nội dung về tiêu chuẩn gia đình văn hóa của Ban
chỉ đạo nếp sống văn hóa Trung ương (những tiêu chí đó chỉ mang tính chất
định hướng cơ bản), các ngành, đoàn thể và các địa phương cần cụ thể hóa
thêm các nội dung vận động cho phù hợp với đối tượng của ngành, đoàn thể
hay địa phương mình (đặc biệt là phải nắm được tâm lý, phong tục tập quán
của mỗi vùng để vận dụng cho hợp lý), để mỗi người dân dễ dàng nhận thức
được trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng, trước hết là từ gia
đình mình.
Tóm lại, qua những năm thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn
hóa, việc lấy gia đình làm nòng cốt để xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là
một chủ trương hoàn toàn đúng đắn mà Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng
quan tâm. Nhận định của Lê Duẩn thật đúng khi khẳng định rằng: “… Nhân
dân ta sống không phải chỉ có cơm ăn, áo mặc mà còn có tình nghĩa gia đình,
tình nghĩa dân tộc. Tình nghĩa gia đình chân chính luôn luôn hòa với tình
nghĩa dân tộc, nước với nhà là một, trong nước có nhà, nước mất thì nhà
tan”[3,tr.23]. Chính vì vậy, xây dựng gia đình văn hóa là một trong những
động lực góp phần phát huy nguồn lực con người, phát huy sức mạnh dân tộc
để phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện
đại, đậm đà bản sắc dân tộc.
20
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG
GIA ĐÌNH VĂN HOÁ TRONG DÂN TỘC MƯỜNG Ở
HUYỆN THANH SƠN - TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY
2.1. Nội dung và những hoạt động trong công tác xây dựng gia đình
văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ
Căn cứ Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa 14 kỳ họp
thứ 3 ngày 14/08/1997 về cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, khu dân

cư, xã, phường, thị trấn văn hóa, phòng Văn hóa Thông tin - Thể thao của
huyện Thanh Sơn đã triển khai xây dựng gia đình văn hóa với những tiêu
chuẩn cụ thể hơn và phù hợp với điều kiện dân cư của một huyện có nhiều
dân tộc thiểu số mà đông nhất là dân tộc Mường. Các tiêu chuẩn đó là:
Tiêu chuẩn 1: Gương mẫu chấp hành chủ trương chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nội quy, tích cực tham gia các phong
trào của địa phương.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, không vi phạm pháp luật Nhà
nước và quy ước cộng đồng. Giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội,
vệ sinh môi trường, nếp sống văn hóa nơi công cộng.
Thực hiện tốt luật bảo vệ rừng trong quản lý rừng, trồng rừng, gây
rừng, không phá rừng làm nương rẫy bừa bãi.
Xây dựng lối sống lành mạnh, không mê tín dị đoan, không tàng trữ lưu
hành sử dụng các loại hình văn hóa phẩm đồi trụy, phản động; không mắc các
tệ nạn xã hội. Không vì lợi ích của bản thân, gia đình mà làm ảnh hưởng, cản
trở đến cuộc sống của mọi người và gia đình khác. Không vi phạm các quy
định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
21
Tham gia đầy đủ các phong trào thi đua, các sinh hoạt, hội họp ở cộng
đồng và bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan của địa phương, góp phần
xây dựng quê hương giàu đẹp.
Tiêu chuẩn 2: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp
đỡ mọi người trong cộng đồng.
Vợ chồng bình đẳng, thương yêu, giúp đỡ nhau, có trách nhiệm nuôi
dạy con cái, con cháu hiếu thảo với bố mẹ, ông bà. Trẻ em trong độ tuổi đi
học đều được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên. Mỗi
cặp vợ chồng có một hoặc hai con, không sinh con thứ ba.
Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh, ăn ở sạch sẽ, có nhà tắm, nhà vệ sinh hợp
lý và sử dụng nước sạch. Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành
mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

Đoàn kết xóm giềng, tham gia các hoạt động hòa giải, tương trợ giúp
đỡ nhau trong lao động, sản xuất (khi khó khăn, hoạn nạn), xóa đói giảm
nghèo, đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện ở cộng đồng.
Tiêu chuẩn 3: Tổ chức lao động sản xuất, kinh doanh, công tác, học
tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả. Kinh tế gia đình ổn định, tiêu dùng
hợp lý, tiết kiệm, có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình, hoàn thành nhiệm vụ sản
xuất, kinh doanh, công tác và học tập.
Như vậy, nội dung của gia đình văn hóa không chỉ bó hẹp trong những
vấn đề của văn hóa gia đình, mà bao quát cả những vấn đề nóng bỏng của xã
hội như: phát triển kinh tế, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo; thực hiện
công bằng xã hội; đảm bảo luật pháp; đoàn kết xóm giềng; gìn giữ trật tự trị
an; bài trừ hủ tục, tệ nạn; chống mê tín dị đoan; công tác Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình…
22
Các cấp ủy Đảng, chính quyền xác định việc xây dựng gia đình văn hóa
theo 3 tiêu chuẩn trên là cả một quá trình liên tục phấn đấu của các thế hệ
cùng vun đắp, xây dựng. Nhằm triển khai thực hiện thắng lợi cuộc vận động
UBND huyện và Ban chỉ đạo của huyện đã tổ chức phát động phong trào thi
đua thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa. Trong toàn huyện có
23/23 = 100% số xã, thị trấn và 100% cơ quan, đơn vị, trường học đăng ký thi
đua phấn đấu thực hiện tốt các nội dung của phong trào.
Việc phối kết hợp triển khai gia đình văn hóa giữa các cơ quan, đơn vị,
các xã đã tạo thành sức mạnh tổng hợp góp phần chuyển biến kích cực phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện. Thực tế, phong trào xây dựng gia
đình văn hóa của huyện đã được quan tâm và nhận được sự đồng tình, hưởng
ứng của nhân dân (trong đó có dân tộc Mường) nên cuộc vận động đã thu
được những kết quả đáng khích lệ. Hàng năm Ban chỉ đạo của huyện đều phát
động thi đua và triển khai đăng ký xây dựng gia đình văn hóa đến các xã, thị
trấn và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn. Các thành viên Ban chỉ đạo của

huyện được phân công phụ trách các xã, thị trấn đều đi kiểm tra định kỳ việc
thực hiện phong trào ở cơ sở cứ 6 tháng 1 lần. Ban chỉ đạo thành lập đoàn
kiểm tra việc bình xét và công nhân danh hiệu gia đình văn hóa cấp xã, cấp
giấy chứng nhận gia đình văn hóa kịp thời, có bình xét các hộ đạt tiên tiến
xuất sắc đề nghị khen thưởng vào dịp “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”
(ngày 18/11 hàng năm) và ghi “Sổ vàng gia đình văn hóa” ở khu dân cư. Đối
với gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa 3 năm liên tục, Ủy
ban nhân dân xã, thị trấn cấp và trao giấy chứng nhận 3 năm đạt danh hiệu
gia đình văn hóa. Ban chỉ đạo huyện tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá
phong trào, chú trọng công tác thi đua khen thưởng cho các tập thể, các gia
đình có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện phong trào (trong đó số
gia đình dân tộc Mường chiếm tỷ lệ đáng kể).
23
Hiện tại, việc xây dựng gia đình văn hóa trong gia đình dân tộc Mường
huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ có thuận lợi riêng. Cái gốc của đạo đức cổ
truyền, của nhân tính hầu như còn nguyên vẹn ở đồng bào dân tộc Mường. Sự
bền vững, ổn định, tin cậy giữa các thành viên gia đình, giữa các thế hệ trong
gia đình đồng bào dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ thực sự là
cái gốc để xây dựng gia đình có nếp sống văn hóa. Từ cái gốc tốt đẹp này các
gia đình đồng bào dân tộc Mường tự phấn đấu sản xuất, nâng cao dân trí, cải
thiện đời sống để chất lượng cuộc sống gia đình được nâng lên cả về vật chất
lẫn văn hóa tinh thần.
2.2. Thực trạng của công tác xây dựng gia đình văn hóa trong dân
tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay
2.2.1. Những thành tựu đạt được trong công tác xây dựng gia đình
văn hóa trong dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ
Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa
là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng
và chính quyền các cấp, những năm qua phong trào “Xây dựng gia đình văn
hóa” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

trong dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ hiện nay đã được triển
khai đồng đều, sâu rộng ở các địa phương. Dưới đây là một số thành tựu mà
đồng bào dân tộc Mường huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ đạt được trong quá
trình xây dựng gia đình văn hóa.
Thứ nhất: Cuộc vận động đã góp phần tuyên truyền các chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới đồng bào dân tộc Mường;
động viên đồng bào tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, thực hiện
có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở.
24
Thông qua việc thực hiện các nội dung, tiêu chuẩn của cuộc vận động
xây dựng gia đình văn hóa, gia đình dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh
Phú Thọ đều có ý thức chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước do
địa phương phát động. Mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư Mường ở
huyện Thanh Sơn đều coi việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng gia đình dân tộc Mường ở huyện
Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ được tiếp cận với các vấn đề thời sự chính trị, kinh
tế, văn hóa - xã hội của đất nước, của địa phương. Từ đó đã góp phần làm ổn
định tư tưởng chính trị, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc Mường được tham
gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc
phòng trên địa bàn mình sinh sống.
Về việc cưới: Các hộ gia đình dân tộc Mường ở huyện Thanh Sơn - tỉnh
Phú Thọ đã thực hiện đúng thời gian quy định việc tổ chức lễ cưới không quá
1,5 ngày kể cả thời gian chuẩn bị đảm bảo trang trọng, tiết kiệm và phù hợp
với điều kiện kinh tế hộ gia đình. Gia đình chính là cái nôi giữ gìn và bảo lưu
nét đẹp văn hóa truyền thống do đó mọi nghi lễ cưới của người Mường ở
huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ được tổ chức trên cơ sở kế thừa, phát huy có
chọn lọc những giá trị văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục và góp phần
xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh trong việc cưới, loại bỏ dần những hủ

tục lạc hậu như: thách cưới, tảo hôn và tục ăn uống linh đình, kéo dài thời
gian gây tốn kém không cần thiết. Trong thời gian qua, trên địa bàn huyện
Thanh Sơn có trên 90% số đám cưới được tổ chức thực hiện theo nếp sống
mới, có một số đơn vị thực hiện tốt như các xã: Giáp Lai, Thạch Khoán…
Về việc tang: Hiện nay có 100% các xã có ban tang lễ. Nhìn chung việc
tang lễ của đồng bào thực hiện theo đúng những quy định đã đề ra. Ngày nay,
25

×