Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đánh giá hiệu quả của mô hình bãi lọc ngầm trồng cây trong xử lý nước thải sinh hoạt tại khu ký túc xá k đại học thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (892.07 KB, 55 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

ĐỖ THỊ THU THẢO

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƢỚC THẢI SINH HOẠT KHU

KÝ TÚC XÁ K ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN BẰNG MÔ HÌNH
BÃI LỌC NGẦM TRỒNG CÂY”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------


ĐỖ THỊ THU THẢO

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƢỚC THẢI SINH HOẠT KHU

KÝ TÚC XÁ K ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN BẰNG MÔ HÌNH
BÃI LỌC NGẦM TRỒNG CÂY”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Khoa học môi trƣờng
Lớp
: 43 - KHMT - N02
Khoa
: Môi trƣờng
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Trần Thị Phả


i

LỜI CẢM ƠN!
Được sự cho phép của Khoa Môi Trường - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn TS.Trần Thị Phả, em đã thực
hiện đề tài tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả của mô hình bãi lọc ngầm trồng cây
trong xử lý nước thải sinh hoạt tại khu ký túc xá K - Đại học Thái Nguyên”.

Quả thật thực tập tốt nghiệp là quá trình hoàn thiện kiến thức, kết hợp
giữa lý thuyết và phương pháp làm việc thực tế của mỗi sinh viên trước khi ra
trường nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và nghiên cứu khoa học.
Để có thể hoàn thành khóa luận này Em xin gửi lời cảm ơn và lòng biết
ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong
suốt quá trình học tập,đặc biệt là TS. Trần Thị Phả người đã tận tình, chu đáo
hướng dẫn em từ những buổi đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học
cũng như tiếp cận với thực tế.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Môi trường và
ban lãnh đạo, ban quản lý khu ký túc xá K - Đại học Thái Nguyên đã hết sức
tạo điều kiện, giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Lời cuối em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô bên phòng
thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các bạn đã hộ trợ, giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Do thời gian, năng lực và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên đề tài
của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến và bổ sung của các thầy, cô giáo và bạn bè để đề tài của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,ngày 16 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Đỗ Thị Thu Thảo


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho
phép trong nƣớc thải sinh hoạt ............................................................ 12
Bảng 2.2: Các phƣơng pháp xử lý cơ bản nƣớc thải ....................................... 14

Bảng 3.1. Công thức cây trong thí nghiệm ..................................................... 24
Bảng 4.1. Tổng lƣợng nƣớc tiêu thụ và nƣớc thải sinh hoạt cụ thể tại khu ký
túc xá K (1 năm học = 10 tháng)......................................................... 28
Bảng 4.2. Các thành phần ô nhiễm chính có trong nƣớc thải ký túc xá K và
kết quả xử lý sau 4 ngày. ..................................................................... 29
Bảng 4.3. Các thành phần ô nhiễm chính có trong nƣớc thải ký túc xá K và
kết quả xử lý sau 8 ngày...................................................................... 36


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống xử lý nƣớc thải bằng mô hình bãi lọc ngầm trồng cây 23
Hình 4.1: Kết quả phân tích nƣớc thải sinh hoạt khu KTX K về chỉ tiêu TDS
đầu vào và sau 4 ngày xử lý so với QCVN 14:2008. ..................... 30
Hình 4.2: Kết quả phân tích nƣớc thải sinh hoạt khu KTX K về chỉ tiêu
BOD5 đầu vào và sau 4 ngày xử lý so với QCVN 14:2008............ 31
Hình 4.3: Kết quả phân tích nƣớc thải sinh hoạt khu KTX K về chỉ tiêu COD
đầu vào và sau 4 ngày xử lý so với QCVN 14:2008 ...................... 32
Hình 4.4: Kết quả phân tích nƣớc thải sinh hoạt khu KTX K về chỉ tiêu DO
đầu vào và sau 4 ngày xử lý so với QCVN 14:2008 ...................... 33
Hình 4.5: Kết quả phân tích nƣớc thải sinh hoạt khu KTX K về chỉ tiêu Fe
tổng số đầu vào và sau 4 ngày xử lý so với QCVN 14:2008 .......... 34
Hình 4.6: Kết quả phân tích nƣớc thải sinh hoạt khu KTX K về chỉ tiêu PO4đầu vào và sau 4 ngày xử lý so với QCVN 14:2008. ..................... 35
Hình 4.7: Kết quả phân tích nƣớc thải sinh hoạt khu KTX K về chỉ tiêu Zn
đầu vào và sau 4 ngày xử lý so với QCVN 14:2008. ..................... 36
Hình 4.8: Kết quả phân tích nƣớc thải sinh hoạt khu KTX K về chỉ tiêu TDS
đầu vào và sau 8 ngày xử lý so với QCVN 14:2008. ..................... 37
Hình 4.9: Kết quả phân tích nƣớc thải sinh hoạt khu KTX K về chỉ tiêu
BOD5 đầu vào và sau 8 ngày xử lý so với QCVN 14:2008............ 38

Hình 4.10: Kết quả phân tích nƣớc thải sinh hoạt khu KTX K về chỉ tiêu
COD đầu vào và sau 8 ngày xử lý so với QCVN 14:2008 ............. 38
Hình 4.11: Kết quả phân tích nƣớc thải sinh hoạt khu KTX K về chỉ tiêu DO
đầu vào và sau 8 ngày xử lý so với QCVN 14:2008. ..................... 39
Hình 4.12: Kết quả phân tích nƣớc thải sinh hoạt khu KTX K về chỉ tiêu Fe
tổng số, PO4- , Zn đầu vào và sau 8 ngày xử lý so với QCVN
14:2008 ............................................................................................ 40


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ Tài Nguyên Môi trƣờng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

KTX

Ký túc xá

NXB


Nhà xuất bản

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

BYT

Bộ Y tế


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.1.1. Nƣớc thải sinh hoa ̣t .............................................................................. 4

2.1.1.2. Thành phần và tính chất của nƣớc thải sinh hoạt................................. 4
2.1.1.3. Tác hại của nƣớc thải sinh hoạt............................................................ 5
2.1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá nƣớc thải sinh hoạt ............................................ 6
2.1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 10
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 12
2.2.1. Hiện trạng ô nhiễm nƣớc thải trên thế giới ........................................... 12
2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm nƣớc thải sinh hoạt ở Việt Nam ............................ 13
2.2.3. Các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải sinh hoạt ......................................... 14
2.3. Tổng quan về mô hình bãi lọc ngầm trồng cây ........................................ 18
2.3.1. Khái niệm về bãi lọc ngầm trồng cây ................................................... 18
2.3.2. Sơ lƣợc về thực vật trong mô hình bãi lọc ngầm trồng cây .................. 20
2.3.3. Sơ lƣợc về các loại vật liệu lọc trong bãi lọc ngầm trồng cây .............. 21


vi

Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 22
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 22
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................... 22
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 22
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ............................................................... 22
3.4.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa ............................................... 23
3.4.3. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 23
3.4.4. Phƣơng pháp lấy mẫu và phân tích mẫu ............................................... 24
3.4.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu..................................................................... 25
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 26
4.1. Tổng quan về Đại học Thái Nguyên ........................................................ 26
4.1.1. Lƣợng nƣớc thải sinh hoạt theo thời gian tại khu ký túc xá K - Đại học

Thái Nguyên .................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2. Hiện trạng nƣớc thải sinh hoạt tại khu ký túc xá K - Đại học Thái Nguyên
và đánh giá khả năng xử lý nƣớc thải sinh hoạt của mô hình bãi lọc ngầm
trồng cây theo thời gian. .................................................................................. 29
4.2.1. Kết quả xử lý nƣớc thải sinh hoạt bằng mô hình bãi lọc ngầm trồng cây
sau 4 ngày ........................................................................................................ 29
4.2.2. Kết quả xử lý nƣớc thải sinh hoạt bằng mô hình bãi lọc ngầm trồng cây
sau 8 ngày ........................................................................................................ 36
4.3. Đánh giá chung về mô hình ..................................................................... 40
4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môi trƣờng nói chung và khu ký
túc xá K - Đại học Thái Nguyên ..................................................................... 42
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 43
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Mỗi chúng ta đều nhận thức đƣợc, nƣớc là tài sản chung của nhân loại,
là một trong bốn nhân tố tạo nên môi trƣờng, có vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo sự sống của con ngƣời và sinh vật. Không có nƣớc thì sự sống của
muôn loại trên hành tinh không thể tồn tại đƣợc. Con ngƣời khai thác từ các
nguồn từ các nguồn tự nhiên và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhƣ
phục vụ ăn uống sinh hoạt của chính con ngƣời, nƣớc dùng cho các mục đích
hoạt động nông nghiệp, cho sản xuất, cho sản xuất công nghiệp, cho các hoạt
động giao thông, cho rất nhiều các hình thức dịch vụ. Nƣớc sử dụng cho

những mục đích trên lại đƣợc thải lại vào chính nguồn nƣớc nơi mà con ngƣời
đã khai thác cho mục đích sử dụng của mình. Tất cả những hoạt động đó do
thiếu quản lý hay hiểu biết đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc và ở
nhiều lúc, nhiều nơi đã trở nên trầm trọng. Việc ô nhiễm nguồn nƣớc sạch đã
ảnh hƣởng trực tiếp đời sông và sức khỏe của các dân tộc, cả hiện tại và tƣơng
lai xa.
Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm nƣớc do nguồn nƣớc thải
sinh hoạt có xu hƣớng gia tăng, đặc biệt là những khu vực có dân cƣ sinh sống
đông đúc. Ô nhiễm nguồn nƣớc không những ảnh hƣởng tới chất lƣợng sống
của ngƣời dân xung quanh mà còn ẩn chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm đến
sức khỏe con ngƣời.
Có nhiều phƣơng pháp xử lý nƣớc thải sinh hoạt : phƣơng pháp cơ ho ̣c ,
phƣơng pháp vâ ̣t lý , phƣơng pháp hóa học, phƣơng pháp sinh ho ̣c… Trong đó
phƣơng pháp sinh học là phƣơng pháp đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế,
không để lại nhiều ảnh hƣởng tới môi trƣờng, phù hợp và dễ áp dụng ngoài


2

thực tế. Trong một phạm vi nhất định, phƣơng pháp này không cần dùng đến
hóa chất mà dùng chính hệ vi sinh vật có sẵn trong nƣớc thải để phân hủy các
chất bẩn.
Chính vì lý do trên, để góp phần nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm
làm sạch nƣớc ô nhiễm và trên cơ sở đó có thể tái sử dụng đƣợc, bảo vệ nguồn
nƣớc tiếp nhận, nhất là bảo vệ chất lƣợng nƣớc các thủy vực gần khu kí túc, tôi đã
tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt khu ký
túc xá K Đại học Thái Nguyên bằng mô hình bãi lọc ngầm trồng cây”.
1.2. Mục tiêu đề tài
- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng nƣớc và nguồn nƣớc thải sinh hoạt tại
khu kí túc xá K Đại học Thái Nguyên.

- Đề xuất đƣợc quy trình xử lý nƣớc thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm
trồng cây đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn Việt Nam về nƣớc thải sinh hoạt.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần vào việc tìm hiểu quy trình xử lý nƣớc thải sinh hoạt
phù hợp và hiệu quả cho khu ký túc xá K Đại học Thái Nguyên nói riêng và
xử lý nƣớc thải sinh hoạt ở những khu vực nƣớc thải sinh hoạt tập trung nói
chung. Từ đó góp phần vào công tác bảo vệ môi trƣờng, cải thiện tài nguyên
nƣớc ngày càng sạch hơn, đáp ứng tốt và đầy đủ nhu cầu sử dụng nƣớc sạch
của nhân dân.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài đƣợc nghiên cứu và bổ sung để phát triển cho vấn đề thu gom
và xử lý nƣớc thải.
- Hạn chế việc xả thải bừa bãi làm suy thoái và ô nhiễm tài nguyên nƣớc.
- Tìm ra đƣợc một phƣơng pháp tối ƣu và hiệu quả để xử lý nƣớc thải khu
vực ký túc xá K Đại học Thái Nguyên, không chỉ đáp ứng nhu cầu xử lý nguồn


3

nƣớc thải sinh hoạt của khu vực ký túc mà còn thỏa mãn đƣợc điều kiện về diện
tích và kinh phí khi đƣa mô hình vào thực tế.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận

2.1.1.1. Nước thải sinh hoạt
Nƣớc thải sinh hoạt là là loại nƣớc thải phát sinh từ các hoạt động sinh
hoạt của các cộng đồng dân cƣ: Khu vực đô thị, trung tâm thƣơng mại, khu
vực vui chơi giải trí, cơ quan công sở,...Các thành phần ô nhiễm chính đặc
trƣng thƣờng thấy ở nƣớc thải sinh hoạt là BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho.
Ngoài ra, nƣớc thải sinh hoạt còn đƣợc hiểu là nƣớc đã bị ô nhiễm do bị
thay đổi về thành phần trong quá trình tuần hoàn của thủy quyển và qua sử dụng.
Thông thƣờng nƣớc thải hộ gia đình đƣợc chia làm hai loại chính là:
Nƣớc đen và nƣớc xám. Nƣớc đen là nƣớc thải từ nhà vệ sinh, chứa phần lớn
các chất ô nhiễm, chủ yếu là chất hữu cơ, các vi sinh vật và cặn lơ lửng. Nƣớc
xám là nƣớc phát ra từ quá trình rửa, tắm, giặt với các thành phần ô nhiễm
không đáng kể.
Đặc điểm của nƣớc thải sinh hoạt là chúng có hàm lƣợng lớn các chất
hữu cơ dễ bị thủy phân (hydratcacbon, chất béo, protein) các chất vô cơ dinh
dƣỡng (photphat, nitơ), trứng giun, sán, cùng các vi sinh vật (cả vi sinh vật
gây bệnh) chủ yếu là vi khuẩn.... tùy từng vùng, từng nơi mà hàm lƣợng chất ô
nhiễm là khác nhau, vì nó phụ thuộc vào điều kiện của vùng, chất lƣợng bữa
ăn, lƣợng nƣớc sử dụng và các công trình tiếp nhận nƣớc thải.
Ở nƣớc ta lƣợng nƣớc thải phát sinh trung bình trên một đầu ngƣời là 100150 lít/ngƣời/ngày. Ở các nƣớc phát triển có thể lên tới 400 lít/ngƣời/ngày [3].
2.1.1.2. Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt
Thành phần và tính chất của nƣớc thải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nƣớc
thải, ngoài ra lƣợng nƣớc thải ít hay nhiều cũng phụ thuộc ở loại hình sinh hoạt.


5

Hiện nay, ngƣời ta có 2 cách để tính mức tạo ra nƣớc thải sinh hoạt:
- Cách thứ nhất quy ra lƣợng chất thải tổng số, chất thải hữu cơ và vô
cơ cho một ngƣời trong một ngày.
- Cách thứ 2 tính đƣợc chi tiết hơn thông qua tính thông số cơ bản trong

đánh giá chất lƣợng nƣớc.
Nƣớc thải sinh hoạt chiếm 80% lƣợng nƣớc đƣợc cấp cho sinh hoạt.
Nƣớc thải sinh hoạt thƣờng chứa các tạp chất khác nhau. Các thành phần này
bao gồm: 52% chất hữu cơ, 48% chất vô cơ. Ngoài ra trong nƣớc thải sinh
hoạt thƣờng chứa nhiều loài sinh vật gây bệnh và các độc tố của chúng. Phần
lớn các loài vi sinh vật có trong nƣớc thải là các vi rút, vi khuẩn gây bệnh tả,
vi khuẩn gây bệnh lị, vi khuẩn gây bệnh thƣơng hàn....
Nƣớc thải sinh hoạt thƣờng chứa các thành phần dinh dƣỡng cao. Nhiều
trƣờng hợp lƣợng các chất dinh dƣỡng này vƣợt quá nhu cầu phát triển của vi
sinh vật dùng trong xử lý bằng phƣơng pháp sinh học, trong các công trình xử
lý nƣớc theo phƣơng pháp sinh học, ngƣời ta cần lƣợng dinh dƣỡng trung bình
tính theo tỷ lệ BOD5: N: P là 100: 5: 1. Các chất hữu cơ có trong nƣớc thải
không phải đƣợc chuyển hóa hết bởi các vi sinh vật mà có khoảng 20-40%
BOD không qua quá trình chuyển hóa bởi vi sinh vật, chúng chuyển ra cùng
với bùn lắng [3].
2.1.1.3. Tác hại của nước thải sinh hoạt
Tác hại đến môi trƣờng của nƣớc thải do các thành ô nhiễm tồn tại
trong nƣớc thải gây ra.
- COD, BOD: Sự khoáng hóa, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lƣợng
lớn và gây ra thiếu hụt ôxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hƣởng đến hệ
sinh thái môi trƣờng nƣớc. Nếu ô nhiễm nƣớc quá mức, điều kiện yếm khí có
thể hình thành. Trong phân hủy yếm khí sinh các sản phẩm nhƣ H 2S, NH3,
CH4... làm cho nƣớc có mùi hôi thối và làm giảm pH của môi trƣờng [3].


6

2.1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá nước thải sinh hoạt
* Độ pH
Độ pH là một trong những chỉ tiêu xác định đối với nƣớc cấp và nƣớc

thải. Chỉ số này cho biết có cần phải trung hòa hay không và tính lƣợng hóa
chất cần thiết trong quá trình xử lý đông tụ, khử khuẩn… Trị số pH thay đổi sẽ
ảnh hƣởng đến quá trình hòa tan, keo tụ, làm tăng hay giảm tốc độ phản ứng, nó
ảnh hƣởng đến tốc độ sinh trƣởng của vi sinh vật trong nƣớc. pH của nƣớc thải
có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý nƣớc thải. Trong thực tế, các
công trình xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học thƣờng làm việc tốt
trong khoảng pH 7 - 7,6. Thƣờng vi sinh vật phát triển tốt nhất trong môi
trƣờng trung tính pH từ 7 - 8. Các nhóm vi sinh vật khác nhau có mức giới hạn
pH khác nhau. Ví dụ vi khuẩn nitrit phát triển thuận lợi ở khoảng pH từ 4,8 8,8, còn vi khuẩn nitrat pH từ 6,5 - 9,3. Vi khuẩn lƣu huỳnh có thể tồn tại trong
môi trƣờng pH từ 1 - 4. Với nƣớc thải sinh hoạt thƣờng có pH từ 7,2 - 7,6 [7].
* Hàm lƣợng các chất rắn
Hàm lƣợng các chất rắn là một trong những chỉ tiêu vật lý đặc trƣng và
quan trọng nhất của nƣớc thải. Nó bao gồm các chất nổi, chất lơ lửng, keo và
chất hòa tan. Các chất rắn trong nƣớc thải bao gồm các chất vô cơ hòa tan
hoặc không hòa tan nhƣ đất đá và các dạng huyền phù lơ lửng. Các chất hữu
cơ nhƣ xác vi sinh vật, tảo, động vật phù du…
Chất rắn làm trở ngại cho quá trình lƣu chuyển, sử dụng và làm giảm
chất lƣợng nƣớc.
Hàm lƣợng chất rắn đƣợc xác định qua các chỉ tiêu cụ thể sau:
- Chất rắn tổng số (TS): là trọng lƣợng chất khô phần còn lại sau khi
cho bay hơi 1 lít nƣớc thải trên bếp cách thủy rồi sấy khô ở 1030C cho đến khi
hàm lƣợng không đổi, đơn vị tính g/l hoặc mg/l.
- Chất rắn lơ lửng ở dạng huyền phù (SS): là trọng lƣợng khô các chất
rắn còn lại trên giấy lọc khi lọc 1 lít nƣớc thải và sấy khô ở 103 0C - 1050C, với


7

trọng lƣợng không đổi, đơn vị tính g/l hoặc mg/l.
- Chất hòa tan (DS): là hàm lƣợng chất rắn hòa tan chính là hiệu số của

tổng chất rắn với huyền phù: DS = TS - SS. Đơn vị tính là mg/l.
- Chất bay hơi (VS): là trọng lƣợng mất đi khi nung chất huyền phù SS
ở 5500C trong khoảng thời gian xác định. Đơn vị tính là mg/l hoặc phần trăm
của TS hay SS. Chỉ số này thƣờng biểu thị cho chất hữu cơ có trong nƣớc.
- Chất rắn có thể lắng: số ml phần chất rắn của 1 lít mẫu nƣớc đã lắng
xuống đáy sau khoảng một thời gian. Đơn vị là ml/l [6].
* Độ cứng
Trong nƣớc có chứa các ion kiềm gây cho nƣớc có độ cứng, nó không
ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời nhƣng ảnh hƣởng đến quá trình công nghệ
xử lý. Chỉ số này không quan trọng [6].
* Màu
Nƣớc thải thƣờng có màu, thƣờng có màu từ nâu đến đen hay đỏ nâu.
Màu của nƣớc đƣợc tạo ra do:
- Các chất hữu cơ trong xác động, thực vật phân rã tạo thành.
- Nƣớc có sắt và mangan ở dạng hòa tan.
- Nƣớc có chất thải công nghiệp (crom, lignin, tannin). Màu của nƣớc
thƣờng chia hai dạng:
+ Màu thực: do các chất hòa tan hay các hạt keo.
+ Màu biểu kiến: là màu do các chất lơ lửng tạo nên. Trên thực tế, ngƣời
ta xác định màu thực tế của nƣớc, nghĩa là sau khi lọc bỏ các chất không tan [6].
* Mùi
Hợp chất gây mùi đặc trƣng nhất là H2S mùi trứng thối. Các hợp chất
khác, chẳng hạn nhƣ indol, skatol, cadaverin và cercaptan đƣợc tạo thành dƣới
điều kiện yếm khí có thể gây ra những mùi khó chịu hơn cả H2S [6].
* Độ đục
Độ đục trong nƣớc là da các hạt rắn vô cơ lơ lửng, các chất hữu cơ phân


8


rã hay xác động thực vật gây lên. Độ đục làm giảm khả năng truyền dẫn ánh
sáng nƣớc, gây mất cảm quan, giảm chất lƣợng nƣớc. Các hạt vật chất lơ lửng
hấp thụ các ion kim loại độc và các chất gây bệnh, gây khó khăn cho quá trình
khử khuẩn [6].
* Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand - COD)
COD là lƣợng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong
nƣớc bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Nhƣ vậy, COD là lƣợng oxy cần để oxy
hoá toàn bộ các chất hoá học trong nƣớc, trong khi đó BOD là lƣợng oxy cần
thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật.
COD là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ
nói chung và cùng với thông số BOD, giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân
hủy sinh học của nƣớc từ đó có thể lựa chọn phƣơng pháp xử lý phù hợp [8].
* Oxy hòa tan (DO - Disolved Oxygen)
Oxy hòa tan là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất
lƣợng nƣớc. Nƣớc càng sạch thì chỉ số này càng cao hay lƣợng oxy hòa tan
càng cao. Đây là chỉ số quan trọng đối với việc đánh giá vi sinh vật trong
nƣớc thải vì nó ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát triển của vi sinh vật. Chỉ số
này phụ thuộc vào các yếu tố áp suất, nhiệt độ và các đặc tính của nƣớc (nồng
độ và thành phần các chất hòa tan, vi sinh vật, thủy sinh…). Nồng độ oxy hòa
tan trong nƣớc sạch thƣờng dao động từ 6 - 7 mg/l ở nhiệt độ bình thƣờng [8].
* Chỉ số BOD (Biochemical Oxygen Demand)
Là lƣợng chất hữu cơ có thể bị phân huỷ bởi các vi sinh vật hiếu khí.
Đó chính là các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ có trong nƣớc. BOD đƣợc biểu thị
bằng số gam hay miligam O2 do vi sinh vật tiêu thụ để oxy hoá chất hữu cơ
trong bóng tối ở điều kiện chuẩn về nhiệt độ và thời gian.
Phƣơng trình: Chất hữu cơ + O2

CO2 + H2O + tế bào mới + sản

phẩm trung gian. Quá trình này đòi hỏi thời gian dài ngày, vì phải phụ thuộc



9

vào bản chất của chất hữu cơ, các chủng loại vi sinh vật, nhiệt độ nguồn nƣớc,
cũng nhƣ một số chất có độc tính ở trong nƣớc. Bình thƣờng 70% nhu cầu
oxy đƣợc sử dụng trong 5 ngày đầu, 20% trong 5 ngày tiếp theo và 99% ở
ngày thứ 20 và 100% ở ngày thứ 21. Để xác định chỉ sô BOD5 ngƣời ta lấy
một mẫu nhất định cho vào chai sẫm màu, pha loãng bằng một thể tích dung
dịch pha loãng (nƣớc cất bổ sung một vài nguyên tố dinh dƣỡng N, P, K....
bão hoà oxy theo tỉ lệ tính toán sẵn, sao cho đảm bảo dƣ lƣợng oxy hòa tan
cho quá trình phân hủy sinh học), nếu mẫu nƣớc thiếu vi sinh vật có thể thêm
một ít nƣớc chứa vi sinh vật vào. Chỉ số BOD càng cao chứng tỏ lƣợng chất
hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học ô nhiễm trong nƣớc càng lớn [8].
* Tổng chất rắn hòa tan (TDS - Total Dissolved Solids)
TDS là tổng số các ion mang điện tích, bao gồm khoáng chất, muối hoặc
kim loại tồn tại trong một khối lƣợng nƣớc nhất định, thƣờng đƣợc biểu thị
bằng hàm số mg/L hoặc ppm (parts-per-million hay còn gọi là 1 phần triệu).
TDS không đƣợc vƣợt quá 500 đối với nƣớc tinh khiết và vƣợt quá
1000 đối với nƣớc sinh hoạt. TDS càng nhỏ thì nƣớc càng sạch [8].
* Hàm lƣợng Fe tổng số.
Do ion sắt hai dễ bị oxy hóa thành hydroxyt sắt ba, tự kết tủa và lắng
nên sắt ít tồn tại trong nguồn nƣớc mặt. Đối với nƣớc ngầm, trong điều kiện
thiếu khí, sắt thƣờng tồn tại ở dạng ion Fe2+ và hoà tan trong nƣớc. Khi đƣợc
làm thoáng, sắt hai sẽ chuyển hóa thành sắt ba, xuất hiện kết tủa hydroxyt sắt
ba có màu vàng, dễ lắng. Trong trƣờng hợp nguồn nƣớc có nhiều chất hữu cơ,
sắt có thể tồn tại ở dạng keo (phức hữu cơ) rất khó xử lý.
Sắt không gây độc hại cho cơ thể. Khi hàm lƣợng sắt cao sẽ làm cho nƣớc
có vị tanh, màu vàng, độ đục và độ màu tăng nên khó sử dụng. Tiêu chuẩn nƣớc
uống và nƣớc sạch đều quy định hàm lƣợng sắt nhỏ hơn 0,5 mg/l [2].



10

* Hàm lƣợng Nitơ tổng số (T-N)
Nitơ trong nƣớc thƣờng tồn tại ở các hợp chất protein và các hợp chất
phân hủy: amon, nitrit, nitrat. Chúng có vai trò trong hệ sinh thái nƣớc, trong
nƣớc thải luôn cần một lƣợng Nitơ thích hợp, mối quan hệ giữa BOD với N và
P có ảnh hƣởng đến sự hình thảnh và khả năng oxy hóa của bùn hoạt tính, thể
hiện qua tỷ lệ BOD5:N:P [2].
* Hàm lƣợng Photpho tổng số (T-P)
Photpho trong nƣớc thải tồn tại ở dạng H2PO4, HPO42-, PO4-, các
polyphosphat nhƣ Na3(PO3)6 và phospho hữu cơ. Đây là một trong những
nguồn dinh dƣỡng cho thực vật dƣới nƣớc.
Trong nƣớc thải ngƣời ta xác định hàm lƣợng phospho tổng số để xác
định tỉ số BOD5:N:P nhằm chọn kỹ thuật bùn hoạt tính thích hợp cho quá trình
xử lí nƣớc thải. Ngoài ra xác lập tỷ số giữa P và N để đánh giá mức dinh
dƣỡng có trong nƣớc thải [2].
* Chỉ số vi sinh (E.coli)
Theo tiêu chuẩn WHO nguồn nƣớc cấp cho sinh hoạt có chỉ số E.Coli
≤10 E.Coli/100ml nƣớc, ở Việt Nam chỉ số này là 20E.Coli/100ml nƣớc [2].
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23
tháng 06 năm 2014.
- Luật Bảo vệ môi trƣờng số 52/2005/ đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2005.
- Luật Tài nguyên nƣớc số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012
của Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.



11

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng
8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành
một số điều của Luật Bảo vệ môi trƣờng.
- Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/07/2007 của Chính Phủ về
sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nƣớc sạch.
- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ về
thoát nƣớc đô thị và khu công nghiệp.
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính Phủ về phí
bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải.
- Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/03/2005 của Bộ trƣởng Y
tế về việc ban hành tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nƣớc sạch.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài
nguyên và môi trƣờng về bắt buộc áp dụng TCVN về môi trƣờng.
- Thông tƣ 09/2009/TT-BXD quy định chi tiết thực hiện một số nội
dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ về
thoát nƣớc đô thị và khu công nghiệp.
- Thông tƣ liên tịch 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18/12/2003
về việc hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6
năm 2003 của chính phủ về phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải.
- Chỉ thị số 02/2004/CT-BTNMT ngày 02/06/2004 của Bộ trƣởng Bộ
Tài nguyên và môi trƣờng về việc tăng cƣờng công tác quản lý Tài nguyên
nƣớc dƣới đất.
- QCVN 14:2008/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng

nƣớc thải sinh hoạt.


12

Bảng 2.1: Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa
cho phép trong nƣớc thải sinh hoạt
Thông số

TT

1
pH
2
BOD5 (ở 200C)
3
COD
4
DO
5
Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
6
PO47
Fe tổng số
8
Ze
2.2. Cơ sở thực tiễn

Đơn vị


mg/l
mg/l
ppm
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

QCVN 14:2008
(Cột A)
5-9
30
75
500
4
1
3

2.2.1. Hiện trạng ô nhiễm nước thải trên thế giới
Trong thập niên 60, ô nhiễm nƣớc lục địa và đại dƣơng gia tăng với
nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nƣớc phản ánh trung thực tiến độ phát
triển kỹ nghệ.
Ở Anh Quốc: đầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống
cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tƣơng tự
trƣớc khi ngƣời ta đƣa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
Nƣớc Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhƣng vấn
đề cũng không khác bao nhiêu. Dân Pari còn uống nƣớc sông Seine đến cuối
thế kỷ 18. Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nƣớc ngầm nhiều nơi không
còn dùng làm nƣớc sinh hoạt đƣợc nữa, 5000km sông của Pháp bị ô nhiễm
mãn tính. Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40

triệu ngƣời, là nạn nhân của nhiều tai nạn (nhƣ nạn cháy nhà máy thuốc
Sandoz ở Bale năm 1986) thêm vào các nguồn ô nhiễm thƣơng xuyên.
Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thƣơng ở bờ phía đông cũng nhƣ nhiều vùng
khác. Vùng Đại Hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt
nghiêm trọng.


13

2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt ở Việt Nam
Nƣớc ta có nền công nghiệp chƣa phát triển mạnh, các khu công nghiệp
và các đô thị chƣa đông lắm nhƣng tình trạng ô nhiễm nƣớc đã xảy ở nhiều
nơi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nƣớc nhất cho tƣới lúa và hoa
màu, chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Việc
sử dụng nông dƣợc và phân bón hóa học ngày càng góp thêm phần làm ô
nhiễm môi trƣờng nông thôn.
Nƣớc dùng trong sinh hoạt của dân cƣ ngày càng tăng nhanh do dân số
và các đô thị. Nƣớc cống từ nƣớc thải sinh hoạt cộng với nƣớc thải của các cơ
sở tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cƣ là đặc trƣng ô nhiễm của các đô thị ở
nƣớc ta.
Điều đáng nói là các loại nƣớc thải đều đƣợc trực tiếp thải ra môi
trƣờng, chƣa qua xử lý gì cả, vì nƣớc ta chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải nào
đúng nghĩa nhƣ tên gọi.
Nƣớc ngầm cũng bị ô nhiễm, do nƣớc sinh hoạt hay công nghiệp và
nông nghiệp. Việc khai thác tràn lan nƣớc ngầm làm cho hiện tƣợng nhiễm
mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng, sông Thái
Bình, sông Cửu Long, ven biển miền Trung.
Nƣớc thải sinh hoạt là một vấn đề quan trọng cho những thành phố lớn
và đông dân cƣ nhất là đối với các quốc gia đã phát triển. Riêng đối với các

quốc gia còn trong tình trạng đang phát triển, vì hệ thống cống rãnh thoát nƣớc
còn trong tình trạng thô sơ, không hợp lý cũng nhƣ không theo kịp đà phát triển
dân số tăng nhanh nhƣ trƣờng hợp ở các thành phố ở Việt Nam nhƣ: Hà Nội,
Sàn Gòn, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Cần Thơ,... việc giải quyết và xử lý
nƣớc thải hầu nhƣ không thể thực hiện đƣợc. Nƣớc thải sau khi qua hệ thống
cống rãnh đƣợc chảy thằng vào sông rạch và sau đó cùng đổ ra biển mà không


14

qua giai đoạn xử lý. Thêm nữa, hầu hết các cơ sở công kỹ nghệ cũng không có
hệ thống xử lý nƣớc thải, do đó tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc ngày càng trầm
trọng hơn nữa. Nếu tình trạng trên không chấm dứt, nguồn nƣớc mặt và dọc
theo bờ biển Việt Nam sẽ không còn đƣợc sử dụng đƣợc nữa trong một tƣơng
lai không xa. Một báo cáo toàn cầu mới đƣợc Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
công bố cho thấy mỗi năm Việt Nam có hơn 20000 ngƣời tử vong do điều kiện
nƣớc sạch và vệ sinh nghèo nàn thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn
80% các bệnh truyền nhiễm ở nƣớc ta liên quan đến nguồn nƣớc. Ngƣời dân ở
cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi
trƣờng nƣớc đang ngày một ô nhiễm trầm trọng [9].
2.2.3. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
Bảng 2.2: Các phƣơng pháp xử lý cơ bản nƣớc thải
Chất bẩn

Các phƣơng pháp xử lý

 Chất hữu cơ dễ phân  Phƣơng pháp sinh học hiếu khí nhƣ: bùn hoạt
hủy

tính, ao hồ hiếu khí, hồ ổn định, lọc sinh học.


 Chất rắn lơ lửng (SS)  Phƣơng pháp sinh học kị khí nhƣ: ao hồ kị khí,
 Chất hƣu cơ bền lên men metan, đƣa sâu xuống lòng đất.
vững (COD)

 Lắng đọng tuyển nổi.

 Nitơ (N)

 Hấp phụ bằng than hoạt tính, bơm xuống lòng

 Photpho (P)

đất

 Kim loại nặng

 Ao hồ sục khí, nitrat hóa, khử nitrat, trao đổi ion.

 Chất hữu cơ hòa tan

 Kết tủa bằng vôi, muối sắt, phèn nhôm.
 Kết tủa kết hợp với sinh học, trao đổi ion.
 Trao đổi ion, kết tủa hóa học kết hợp với trồng
cây thủy sinh.
 Trao đổi ion, bán thấm, điện thấm, phƣơng pháp
hiếu khí.


15


- Phƣơng pháp cơ học
Thực chất phƣơng pháp xử lí cơ học là loại các tạp chất không hòa tan
ra khỏi nƣớc thải bằng cách gạn, lọc và lắng.
Trong phƣơng pháp này thƣờng ứng dụng các công trình sau đây:
+ Song và lƣới chắn rác.
+ Bể lắng cát.
+ Bể vớt mỡ, dầu:
+ Bể lắng.
+ Bể lọc.[7].
- Phƣơng pháp hóa học và hóa lý
+ Phƣơng pháp hóa học: Thực chất của phƣơng pháp hóa học là đƣa vào
nƣớc thải chất phản ứng nào đó. Chất này tác dụng với các tạp chất bẩn trong
nƣớc thải và có khả năng loại chúng ra khỏi nƣớc thải dƣới dạng bay hơi, kết tủa
hay hòa tan không độc hại hoặc ít độc hại hơn.
+ Phƣơng pháp hóa lý: Là phƣơng pháp xử lý chủ yếu dựa trên các quá
trình vật lý gồm các quá trình cơ bản nhƣ trung hòa, tuyển nổi, keo tụ, tạo bông,
ly tâm, lọc, chuyển khí, hấp phụ, trích ly, cô bay hơi… Tùy thuộc vào tính chất
của tạp chất và mức độ cần thiết phải làm sạch mà ngƣời ta sử dụng một hoặc
một số phƣơng pháp kể trên [7].
- Phƣơng pháp trung hòa
Nƣớc thải thƣờng có những giá trị pH khác nhau, muốn nƣớc thải
đƣợc xử lý tốt bằng phƣơng pháp sinh học phải tiến hành trung hoà và điều
chỉnh pH về vùng 6,6 - 7,6. Trung hoà bằng cách dùng các dung dịch acit hoặc
muối acit, các dung dịch kiềm hoặc oxit kiềm để trung hoà dịch nƣớc thải [7].
- Phƣơng pháp trao đổi ion
Thực chất của phƣơng pháp trao đổi ion là một quá trình trong đó các ion
bề mặt của chất rắn trao đổi với các ion có cùng điện tích trong dung



16

dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất này gọi là các chất trao đổi ion, chúng hoàn
toàn không tan vào nƣớc. Các chất trao đổi ion có thể là các chất vô cơ hoặc hữu
cơ có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp [7].
- Phƣơng pháp keo tụ
Trong quá trình lắng cơ học chỉ tách đƣợc các hạt rắn huyền phù nhỏ
có kích thƣớc ≥ 10-2mm, còn các hạt nhỏ hơn ở dạng keo không thể lắng đƣợc.
Ta có thể tăng kích thƣớc các hạt nhờ tác dụng tƣơng hỗ giữa các hạt phân tán
liên kết vào thành tập hợp các hạt để có thể lắng đƣợc. Muốn vậy trƣớc hết cần
trung hoà điện tích của chúng, thứ đến là liên kết chúng lại với nhau. Quá trình
tạo thành các bông lớn từ các hạt nhỏ gọi là quá trình keo tụ [7].
- Phƣơng pháp hấp phụ
Phƣơng pháp hấp phụ đƣợc dùng để loại các tạp chất bẩn hoà tan
vào nƣớc mà phƣơng pháp xử lý sinh học cùng các phƣơng pháp khác không loại
bỏ đƣợc với hàm lƣợng rất nhỏ. Thông thƣờng, đây là các hợp chất hoà tan có
độc tính cao hoặc chất có màu, mùi, vị rất khó chịu.
Các chất hấp phụ thƣờng dùng là than hoạt tính, đất sét hoạt tính,
silicagen, keo nhôm, một số chất tổng hợp hoặc chất thải trong quá trình sản xuất
nhƣ xỉ tro, mạt sắt, trong đó than hoạt tính đƣợc dùng nhiều nhất [7].
- Phƣơng pháp tuyển nổi
Phƣơng pháp tuyển nổi dựa trên nguyên tắc các phân tử trong nƣớc có khả
năng tự lắng kém, nhƣng lại có khả năng kết dính vào các bọt khí nổi lên trên bề
mặt nƣớc, sau đó ngƣời ta tách các bọt khí. Trong một số trƣờng hợp, quá trình
này cũng dùng để tách một số chất hoà tan nhƣ chất hoạt động bề mặt [7].
- Phƣơng pháp khử khuẩn
Dùng các hoá chất có tính độc đối với vi sinh vật, tảo, động vật nguyên
sinh, giun sán … để làm sạch nƣớc, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh để đổ vào nguồn
nƣớc hoặc tái sử dụng [7].



17

- Phƣơng pháp xử lý sinh học
Phƣơng pháp này dựa trên sự hoạt động của các vi sinh vật có khả năng
phân hủy các chất hữu cơ. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và các chất
khoáng làm nguồn dinh dƣỡng và tạo năng lƣợng. Tùy theo từng nhóm vi
khuẩn mà sử dụng là hiếu khí hay kỵ khí mà ngƣời ta thiết kế các công trình
khác nhau và phụ thuộc vào khả năng tài chính, diện tích đất mà ngƣời ta có thể
sử dụng hồ sinh học hay các bể nhân tạo để xử lý [7].
- Phƣơng pháp hiếu khí
Xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp hiếu khí dựa trên nhu cầu oxy cần
cung cấp cho vi sinh vật hiếu khí có trong nƣớc thải hoạt động và phát triển. Quá
trình này của vi sinh vật gọi chung là hoạt động sống, gồm hai quá trình: dinh
dƣỡng sử dụng các hợp chất hữu cơ, các nguồn nitơ và photpho cùng những ion
kim loại khác nhau với mức độ vi lƣợng để xây dựng tế bào mới, phát triển tăng
sinh khối, phục vụ cho sinh sản, phân huỷ các chất hữu cơ còn lại thành CO2 và
H2O [7].
- Phƣơng pháp yếm khí
Quá trình phân huỷ chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí do một quần thể
vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hoạt động không cần sự có mặt của oxy không
khí, sản phẩm cuối cùng là một hỗn hợp khí có CH4, CO2, N2, H2S, NH3… trong
đó có tới 65% là khí CH4. Vì vậy quá trình này còn gọi là quá trình lên men
Metan và quần thể sinh vật đƣợc gọi là vi sinh vật Metan. Phƣơng pháp yếm khí
chủ yếu dùng cho loại nƣớc thải có độ ô nhiễm cao. Quá trình làm sạch nƣớc
thải tiến hành trong bể kín đảm bảo điều kiện yếm khí [7].
- Phƣơng pháp lắng
Những chất lơ lửng (huyền phù) là những chất có kích thƣớc hạt lớn
hơn 10-4 mm. Những chất lơ lửng trong nƣớc thải gồm những hạt khác nhau
về hình dạng, kích thƣớc, trọng lƣợng riêng và bản chất xuất sứ. Bản chất của



×