Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đánh giá tác động của việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đến đời sống và việc làm của người dân ở một số dự án trên địa bàn huyện nam giang, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.5 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

----------

----------

NguyÔn ThÞ Hång TuyÕt

Đánh giá tác động của việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất đến đời sống và việc làm của người dân ở
một số dự án trên địa bàn huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam

HÀ NỘI – 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

----------

----------

NguyÔn ThÞ Hång TuyÕt

Đánh giá tác động của việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất đến đời sống và việc làm của người dân ở
một số dự án trên địa bàn huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam

Chuyên ngành


: Quản lý đất đai

Mã ngành

: 51850103

Người hướng dẫn

: ThS. Trần Minh Tiến

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2015
Tác giả đồ án

Nguyễn Thị Hồng Tuyết

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã

tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bài khóa luận này.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Trần Minh Tiến đã trực
tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài
Tôi xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Quản
lý đất đai trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tạo điều kiện
cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo phòng Tài nguyên và Môi
trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm phát triển quỹ đất
huyện Nam Giang tỉnh Quảng nam, UBND thị trấn Thạnh Mỹ, UBND xã La
Êê, UBND xã Chơ Chun đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên
cứu thực hiện đề tài tại địa phương.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả đồ án

Nguyễn Thị Hồng Tuyết

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 4
1.1.Cơ sở khoa học của bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu

hồi đất ........................................................................................................ 4
1.1.1 Khái quát về Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 4
1.1.2 Các yếu tố tác động đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất .............................................................................. 5
1.2 Cơ sở pháp lý của bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất ........................................................................................................ 8
1.2.1

Thu hồi đất - quyền định đoạt về đất của Nhà nước .................... 8

1.2.2 Thu hồi đất có bồi thường, hỗ trợ. ................................................ 8
1.2.3 Các chính sách của Nhà nước về bồi thường thiệt hại cho người có
đất bị thu hồi để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng ............................................................................. 9
1.3

Cơ sở lý luận của đề tài.................................................................... 10

1.3.1 Đặc điểm của quá trình giải phóng mặt bằng .............................. 10
1.3.2 Tác động của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến phát triển
cơ sở hạ tầng và đời sống xã hội . ......................................................... 11
1.3.3 Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở các nước trên thế
giới ....................................................................................................... 12
1.3.4. Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất ở Việt Nam .................................................................................... 18

iii


1.3.5. Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở tỉnh Quảng Nam hiện

nay ........................................................................................................ 25
1.4 Cơ sở thực tiễn của đề tài.................................................................... 26
1.4.1 Thực trạng của công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở
Việt Nam .............................................................................................. 26
1.4.2 Những ưu nhược điểm về tình hình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
ở nước ta trong thời gian qua. ............................................................... 29
1.4.3 Khó khăn, hạn chế chung trong quá trình thu hồi đất để phát triển
các khu đô thị và các công trình công cộng........................................... 33
1.4.4 Nhận xét chung về tổng quan vấn đề nghiên cứu. ........................ 34
CHƯƠNG 2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU. ............................................................................................ 36
2.1. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 36
2.2. Đối tượng nghiên cứu. ...................................................................... 36
2.3. Nội dung nghiên cứu. ....................................................................... 36
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 37
2.4.1. Phương pháp điều tra cơ bản ....................................................... 37
2.4.2. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu điều tra (sử
dụng phần mềm Microsoft Excel) ......................................................... 37
2.4.3 Phương pháp tham khảo ý kiến các chuyên gia. ........................... 37
2.4.4 Phương pháp tổng hợp, đánh giá .................................................. 38
2.4.5 Phương pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu liên quan đến đề tài .38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 39
3.1. Kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường ... 39
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................... 39
*Vị trí địa lý ......................................................................................... 39
3.1.2. Các nguồn tài nguyên: ................................................................ 41
3.1.3. Cảnh quan môi trường ................................................................ 45

iv



3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi
trường.................................................................................................... 46
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. ................................................ 48
3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế của các ngành. ............................... 48
3.2.2. Dân số, lao động, việc làm: ......................................................... 49
3.2.3. Thực trạng phát triển khu dân cư ................................................ 50
3.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội........ 51
3.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai của huyện Nam Giang ................. 53
3.3.1. Tình hình quản lý đất đai. ........................................................... 53
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Nam Giang ................................. 56
3.4 Tình hình chung về công tác bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi
đất trên địa bàn huyện Nam Giang ........................................................... 58
3.4.1. Tình hình chung .......................................................................... 58
3.4.2 Trình tự, thủ tục thu hồi đất và quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất được áp dụng trên địa bàn huyện Nam
Giang. ................................................................................................... 59
3.4.2. Công tác bồi thường GPMB huyện năm 2014............................. 64
3.5 Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và tác động của việc thu hồi đất tại một số dự án trên
địa bàn huyện Nam Giang ........................................................................ 66
3.5.1. Mô tả sơ lược về 2 dự án nghiên cứu ......................................... 66
3.5.2. Căn cứ pháp lý của 2 dự án : ....................................................... 67
3.5.3 Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi ở 2 dự
án.......................................................................................................... 69
3.5.4 Đánh giá kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ của hai dự án ....... 74
3.5.5. Tác động của việc thực hiện chính sách thu hồi đất đến việc làm
và đời sống của người dân. ................................................................... 79
3.6


Đề xuất một số giải pháp ................................................................. 96

3.6.1 Giải pháp về chính sách ............................................................... 96
v


3.6.2 Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định
cuộc sống cho người có đất bị thu hồi................................................... 97
3.6.3 Giải pháp về tổ chức thực hiện................................................... 98
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................ 100
KẾT LUẬN ............................................................................................ 100
KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Các chữ viết tắt

1

ADB

Ngân hàng phát triển châu Á


2

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

3

BAH

Bị ảnh hưởng

4

BTC

Bộ Tài chính

5

BĐĐC

Bản đồ địa chính

6

CP

Chính phủ


7

CSHT

Cơ sở hạ tầng

8

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

9

GPMB

Giải phóng mặt bằng

10

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

11

KTCK

Kinh tế của khẩu


12

KTXH

Kinh tế xã hội

13



Nghị định

14

PNN

Phi nông nghiệp

15



Quyết định

16

QHTT

Quy hoạch tổng thể


17

TNMT

Tài nguyên và Môi trường

18

TTg

Thủ tướng

19

TT

Thông tư

20

THCS,THPT

Trung học cơ sở,trung học phổ thông

21

UBND

Uỷ ban nhân dân


22

VHTT

Văn hóa thông tin

23

WB

Các tổ chức ngân hàng thế giới

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.Hiện trạng sử dụng đất thị huyện Nam Giang tính đến 31/12/2014 57
Bảng 3.2 :Đơn giá bồi thường về đất dự án .................................................. 71
Bảng 3.3 Giá bồi thường cây cối, hoa màu ................................................... 71
Bảng 3.4. Kết quả bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất tại dự án 1 ................. 74
Bảng 3.5 Kết quả bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất tại dự án 2 ................... 74
Bảng 3.6 Kết quả phỏng vấn chi tiết về thu hồi đất và bồi thường ................ 79
Bảng 3.7 : Phương thức sử dụng tiền bồi thường của các hộ dân .................. 81
Bảng 3.8 : Cơ cấu sử dụng đất thị trấn Thành Mỹ (theo mục đích sử dụng) . 82
Bảng 3.9 Cơ cấu sử dụng đất xã La Êê (theo mục đích sử dụng) .................. 82
Bảng 3.10: Cơ cấu sử dụng đất xã Chơ Chun (theo mục đích sử dụng) ....... 83
Bảng 3.11. Trình độ văn hóa, chuyên môn của số người trong độ tuổi lao
động ở 2 dự án hiện nay : ............................................................................. 84
Bảng 3.12.Tình hình lao động và việc làm của hộ dân bị thu hồi đất tại dự án 1 . 85
Bảng 3.13 Tình hình lao động và việc làm của hộ dân bị thu hồi đất dự án 2...... 86

Bảng 3.14. Kết quả phỏng vấn về học vấn, giáo dục tại dự án ...................... 88
Bảng 3.15 Kết quả phỏng vấn về học vấn, giáo dục tại dự án 2 .................... 89
Bảng 3.16. Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phỏng vấn của dự án 1 .......... 90
Bảng 3.17. Tài sản sở hữu của các hộ điều tra phỏng vấn của dự án 2 .......... 91
Bảng 3.20. Thu nhập bình quân của người dân ............................................. 93

viii


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là sản vật của tự nhiên, là một trong những tài sản quý giá mà
thiên nhiên ban tặng cho con người. Đất đai có vai trò quyết định cho sự tồn
tại, phát triển của loài người. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đất đai là
điều kiện chung của lao động. Đất đai là sinh kế của con người nhất là đối với
người lao động trong ngành nông nghiệp. Nếu không có đất đai sẽ không có
bất kỳ một ngành sản xuất hay bất kỳ một quá trình lao động sản xuất nào và
cũng như không có sự tồn tại của loài người. Như vậy đất đai là một tài sản vô
cùng quý giá của mỗi quốc gia.
Sử dụng đất đai vào các mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng để thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước, đặc biệt là
các dự án phát triển đô thị, dự án sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế là
một tất yếu quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước. Để có mặt bằng xây dựng các dự án, Nhà nước phải thu hồi đất
dẫn đến đất cho sản xuất - kinh doanh của người dân bị thu hẹp, phải thay đổi
chỗ ở và điều kiện sống.
Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và đã các địa phương nỗ lực
vận dụng để giải quyết vấn đề bồi thường hỗ trợ tái định cư, bảo đảm việc làm
thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi. Song tình trạng thiếu việc
làm, thất nghiệp, không chuyển đổi được nghề nghiệp, khó khăn trong cuộc

sống, sinh hoạt nơi ở mới, đặc biệt là đối với người dân bị thu hồi đất đã và
đang diễn ra ở nhiều địa phương. Nguyên nhân này một phần do nhiều nơi thực
hiện đền bù, tái định cư, đào tạo giải quyết việc làm cho người dân còn chưa
hợp lý, dẫn đến tình trạng khiếu kiện gây mất trật tự, an ninh xã hội. Bên cạnh
đó bản thân người dân bị thu hồi đất còn thụ động trông chờ vào Nhà nước,
chưa tích cực tự đào tạo để đáp ứng với sự nghiệp CNH - HĐH đất nước .
1


Trong những năm qua, được sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước huyện
Nam Giang đã và đang quyết tâm tập trung nguồn lực để xây dựng cơ sở vật
chất thực hiện mục tiêu phát triển KTXH. Theo quyết định số 148/2005/QĐTTg phê duyệt QHTT phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm
2015. Công văn số 1166 TTg -CN ngày 28-07-2006 của thủ tướng chính phủ
về việc cho phép đầu tư dự án thủy điện Sông Bung 2. Nghị định số
106/2005/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật
của Luật điện lực về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp….Chính vì vậy tốc độ
phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, việc xây dựng kết cấu cơ sở hạ
tầng kinh tế- xã hội, các công trình công cộng, ....diễn ra rất nhanh chóng.
Quá trình đó đi liền với việc thu hồi đất,bao gồm cả đất nông nghiệp của một
bộ phận dân cư, chủ yếu là ở những vùng có điều kiện giao thông thuận lợi
,gần các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có điều kiện phát triển kinh tế, khai
thác nguồn tài nguyên đó. Giải quyết việc làm, ổn định và từng bước nâng cao
đời sống cho người dân bị thu hồi đất là nhiệm vụ của các cấp chính quyền và
toàn xã hội không chỉ riêng ở huyện Nam Giang mà ở một số địa phương
khác cũng đang gặp phải khó khăn trong việc thực hiện chính sách bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư đến đời sống và việc làm của người dân khi bị Nhà
nước thu hồi đất.
Để đánh giá đúng thực trạng đời sống và việc làm của người dân khi bị
Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Nam Giang và kịp
thời đề xuất những giải pháp tích cực trong việc quản lý, sử dụng đất đai có

hiệu quả và giải quyết các vấn đề bức xúc hiện nay nhằm cải thiện, nâng cao
đời sống của người dân bị thu hồi đất. Được sự phân công của khoa Quản lý
đất đai cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo – Th.S Trần Minh Tiến giảng
viên khoa Quản lý đất đai Trường ĐH Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài :
2


“Đánh giá tác động của việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất đến đời sống và việc làm của người dân ở một số dự án trên
địa bàn huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam”
Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
- Mục đích chung. Đánh giá tác động của việc thực hiện chính
sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến đời sống và việc làm của người dân
có đất bị thu hồi.
- Mục đích cụ thể. Đánh giá một cách tổng thể thực trạng đời
sống, việc làm, thu nhập và các tiêu chí khác của đời sống xã hội cộng đồng
dân cư sau khi Nhà nước thu hồi đất.
Đề xuất các giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới, nhằm ổn định
và nâng cao đời sống của người dân có đất bị thu hồi cả trong hiện tại và
tương lai.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Những kết quả khoa học thu được thông
qua thực hiện đề tài sẽ bổ sung cơ sở thực tiễn để đánh giá chung tình hình
đời sống, việc làm của người dân trước và sau khi bị Nhà nước thu hồi đất.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài ngoài việc đóng góp để
giải quyết vấn đề thực tiễn bức xúc đang đặt ra hiện nay ở huyện Nam Giang
tỉnh Quảng Nam, kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho các địa
phương có cùng hoàn cảnh.

* Yêu cầu:
- Nắm vững được những quy định pháp luật đất đai hiện hành.
- Số liệu điều tra, thu thập phải khách quan, trung thực và chính xác.
- Những đề xuất, kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi và phù hợp
với điều kiện thực tế của địa phương.
3



×