Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

PHAN BIET QLN NGANH VA LANH THO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.46 KB, 3 trang )

Câu hỏi: Phân biệt quản lý nhà nước theo ngành và quản lý nhà nước
theo lãnh thổ? Mối quan hệ giữa quản lý nhà nước theo ngành và quản lý
nhà nước theo lãnh thổ? liên hệ thực trạng này ở địa phương nơi công tác?
Trả lời:
a. Phân biệt quản lý nhà nước theo ngành và quản lý nhà nước theo lãnh
thổ:
- Quản lý nhà nước theo ngành là hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước
đối với các đơn vị, các tổ chức KT, VH, XH có cùng có cùng cơ cấu kinh tế, kỹ
thuật hay hoạt động với cùng một mục đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động
của tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được
yêu cầu của nhà nước, xã hội.
- Quản lý nhà nước theo lãnh thổ là sự tác động có mục đích và định hướng
của các cơ quan nhà nước đối với toàn bộ hoạt động KT-XH trên một lãnh thổ
nhất định, bao gồm tất cả các cơ sở KT VH XH thuộc các ngành khác nhau,
không phân biệt thành phần xã hội và cấp quản lý, đóng và hoạt động trên địa
bàn lãnh thổ đó.
Từ hai khái niệm trên ta thấy giữa quản lý nhà nước theo ngành và quản lý
nhà nước theo lãnh thổ có điểm giống nhau là: đều là hoạt động quản lý nhà
nước do các chủ thể quản lý nhà nước thực hiện, bản chất đều là quản lý các vấn
đề về đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội; nhằm vào mục đích thúc đẩy sự phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của xã hội. Ngoài
ra, các hoạt động quản lý này đều phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Điểm khác nhau thể hiện ở các nội dung:
- Quản lý NN theo ngành là quản lý các hoạt động có chung mục đích, là
một phần trong nhiều ngành của một lãnh thổ bằng hệ thống pháp luật trên cơ sở
hệ thống pháp luật chung (Hiến pháp) và pháp luật cụ thể riêng cho từng lĩnh vực
quản lý, có xây dựng bộ máy hệ thống các cơ quan quản lý chuyên ngành, quản
lý đảm bảo tính thống nhất từ Trung ương đến địa phương, có xây dựng hệ thống
các văn bản chỉ đạo, có pháp luật cụ thể, các chương trình, dự án, nguồn vốn để
thực hiện,…; được tổ chức thực hiện với không gian rộng hơn quản lý NN theo
lãnh thổ (triển khai trong phạm vi cả nước từ Trung ương đến địa phương). Quản


lý NN theo lãnh thổ có đối tượng quản lý rộng hơn, mang tính đặc thù tập quán
dân cư trong phạm vi một lãnh thổ với nhiều nhóm ngành khác nhau; quản lý
toàn diện về dân số, lao động, phân bố dân cư và chăm lo đời sống nhân dân, giải
quyết những vấn đề văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, được sử dụng toàn bộ
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực kinh tế trên địa bàn lãnh thổ; có
những biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ để tổ chức sản xuất
hợp lý; xác định mối quan hệ tối ưu giữa sản xuất, kết cấu hạ tầng sản xuất và
kết cấu hạ tầng xã hội; đồng thời phải đảm bảo việc thi hành pháp luật và tăng
cường pháp chế trong tất cả các cơ quan.
- Cơ quan Quản lý NN theo ngành được quy định gồm bộ, các cơ quan
ngang bộ (ở Trung ương), các sở, ban, ngành (thuộc UBND cấp tỉnh), các phòng,
ban (thuộc UBND cấp huyện); được quản lý theo chiều dọc tức quản lý từ Trung
ương đến địa phương. Cơ quan Quản lý NN theo lãnh thổ ở địa phương gồm Hội
đồng nhân dân các cấp và Ủy ban nhân dân các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã)
1


với phân cấp quản lý là: UBND cấp tỉnh quản lý 14 lĩnh vực, UBND cấp huyện
quản lý 11 lĩnh vực, UBND cấp xã quản lý 7 lĩnh vực; việc quản lý NN theo lãnh
thổ là quản lý theo chiều ngang (giữa các sở, ban, ngành tỉnh với nhau; giữa
UBND, HĐND cấp tỉnh với các sở, ban, ngành tỉnh, giữa phòng, ban với UBND,
HĐND cấp huyện) để quản lý, phát triển KT VH XH ở địa phương; việc quản lý
NN theo lãnh thổ không phân biệt cấp quản lý (ví dụ: cơ quan Trung ương đóng
tại địa phương vẫn phải chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước tại địa
phương đó).
b. Mối quan hệ giữa quản lý nhà nước theo ngành và quản lý nhà nước
theo lãnh thổ:
Giữa quản lý nhà nước theo ngành và quản lý nhà nước theo lãnh thổ có
mối quan hệ qua lại mật thiết, có sự kết hợp gắn bó, bổ trợ cho nhau; thể hiện ở
các nội dung cụ thể như sau:

- Trong một Nhà nước, các công việc cần quản lý là một hệ thống lớn, với
tính chất đa dạng, phức tạp, với nhiều nhóm lợi ích khác nhau, đòi hỏi phải kết
hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, đảm bảo sự cân đối, hợp lý
phát triển các ngành trên phạm vi cả nước (bao gồm các địa phương). Đồng thời,
trong chính sách phát triển của địa phương cũng cần chú trọng đến phát triển các
ngành. Hai hoạt động quản lý này tạo ra sự ăn khớp về quy hoạch phát triển
ngành với địa phương, phát huy cao độ nhất hiệu quả sử dụng nguồn lực của Nhà
nước, của từng vùng kinh tế, từng địa phương trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm thống nhất lợi ích quốc gia và lợi ích từng địa phương trong sự
phát triển một cách có lợi nhất những lợi thế của địa phương.
- Quản lý NN theo lãnh thổ là quản lý chung, sử dụng tiềm năng, lợi thế của
địa phương để phát triển về mặt KT-XH, do đó phải vận dụng chủ trương quản
lý ngành cho phù hợp để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế; trong
chính sách phát triển của địa phương cần có sự bàn bạc dân chủ, thống nhất về
các mục tiêu phát triển đối với các ngành đang có ở địa phương, những tác động
tiêu cực từ phát triển ngành đến kinh tế, an ninh, xã hội tại địa phương để phát
triển kinh tế địa phương và phát triển ngành tốt nhất.
- Quản lý NN theo ngành với Quản lý NN theo lãnh thổ về bản chất đòi hỏi
chính sách của ngành lồng vào chính sách của địa phương và ngược lại. Trong
mỗi quyết định được ra đời từ cơ quan quản lý ngành hay các địa phương đều
phải quan tâm đến sự gắn kết của ngành với địa phương trong chiến lược phát
triển của từng ngành, từng địa phương và của cả quốc gia.
- Việc quản lý nhà nước theo ngành hiệu quả thể hiện sự lãnh đạo tập trung
và vận dụng linh hoạt của việc quản lý nhà nước theo lãnh thổ.
- Trong tổ chức quản lý, để các quyết định được ban hành có cơ sở khoa
học, chính quyền địa phương cần có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý ngành. Ngược
lại, các ngành có thế mạnh về chuyên môn cũng cần đến chính quyền địa phương
về nguồn nhân lực, vật chất tại địa phương.
Tóm lại, kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ là sự kết
nối, hợp tác, hỗ trợ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước để đạt được sự
đồng thuận, bổ khuyết những thiếu sót cho nhau, giữa một bên là cơ quan quản

2


lý tổng hợp, không có chuyên môn sâu với cơ quan chuyên ngành, có khả năng
phân tích, đánh giá, giám sát về tiêu chuẩn kỹ thuật.
Để việc kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ được thực
hiện hiệu quả hơn, bản thân nêu ra một số giải pháp như sau:
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nêu cao vị trí, vai trò của QH,
HĐND các cấp, tạo điều kiện cho các cơ quan dân cử thực hiện đúng chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn theo Hiến pháp quy định.
- Cơ quan quản lý ngành phải kịp thời xây dựng các hệ thống văn bản pháp
luật để giải quyết các vấn đề thuộc ngành quản lý, tạo sự thống nhất cho các địa
phương thực hiện..
- Thực hiện tốt các nội dung kết hợp giữa quản lý nhà nước theo ngành và
theo lãnh thổ, bao gồm:
+ Xây dựng thể chế về kết họp quản lý theo ngành và lãnh thổ.
+ Xác định rõ thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm của cơ quan quản lý
theo ngành và lãnh thổ.
+ Xác định nguồn lực để bảo đảm thực hiện các hoạt động kết hợp
quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ.
+ Đôn đốc thực hiện, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kết hợp
quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ.
+ Xác định phương thức kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ cho phù
hợp (ví dụ: Lấy ý kiến bằng văn bản, Tổ chức họp; Khảo sát điều tra; Lập tổ
chức phối hợp liên cơ quan,…)./.

3




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×