Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Công đoạn từ hạ lưu Hồ Núi Cốc đến điểm hợp lưu sông Cầu và đề xuất giải pháp bảo vệ, cải thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ HỒNG NGỌC
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ,
XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN CHỢ MỚI,
HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ HỒNG NGỌC
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ,
XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN CHỢ MỚI,
HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Khoa học môi trƣờng
: K43C - Khoa học môi trƣờng
: Môi trƣờng
: 2011 - 2015
: TS. Nguyễn Thanh Hải

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN

Thực tập là một quá trình giúp cho bản thân sinh viên áp dụng kiến thức đã được
học vào thực tế, từ đó giúp cho sinh viên hoàn thiện bản thân và cung cấp kiến thức
thực tế cho công việc sau này.
Xuất phát từ yêu cầu đào tạo và thực tiễn, được sự đồng ý của Ban giám hiệu
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Môi Trường và thầy giáo hướng dẫn
khoa học TS. Nguyễn Thanh Hải, em tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và

giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn
Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn”.Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp,
em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Thanh Hải, sự giúp
đỡ của Phòng Tài nguyên và Môi truờng huyện Chợ Mới.Tôi xin được bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy
cô giáo công tác trong khoa Môi trường. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.
Nguyễn Thanh Hải , cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ khoa Môi Trường, trường Đại
học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Em xin chân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên
Và Môi Truờng; bạn bè và những người thân trong gia đình đã động viên khuyến khích
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do thời gian
và năng lực bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 5 tháng 5 năm 2015
Sinh Viên

Hà Hồng Ngọc


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các phương pháp xử lý CTR đô thị ở một số nước trên thế giới ......... 11
Bảng 4.1. Bình quân thu nhập đầu người tại thị trấn Chợ Mới từ năm
2013-2014............................................................................................ 32
Bảng 4.2. Tổng hợp khối lượng phát sinh rác thải sinh hoạt tại địa bàn
thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ............................... 33
Bảng 4.3. Lượng rác thải phát sinh tại các hộ gia đình.................................... 35
Bảng 4.4. Thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Mới.......... 37
Bảng 4.5. Lượng rác thải phát sinh và xử lý rác thải hằng năm tại thị
trấn Chợ Mới ....................................................................................... 39
Bảng 4.5. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác thu gom rác trên
địa bàn thị trấn Chợ Mới ..................................................................... 45
Bảng 4.6. Tình tình hình phân loại rác của các hộ gia đình trên địa bàn
thị trấn Chợ Mới .................................................................................. 46
Bảng 4.7. Đánh giá tình hình thu phí VSMT trên địa bàn thị trấn Chợ Mới ......... 48


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Nguồn thải .......................................................................................... 5
Hình 2.2. Sơ đồ phát sinh chất thải .................................................................... 6
Hình 2.3: Tổ chức quản lý chất thải rắn ở Singapore ...................................... 10
Hình 2.4. Lượng thải trung bình của một người ............................................. 18
Hình 4.1. Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại địa bàn TT Chợ Mới ..... 34
Hình 4.2. Lượng rác thải phát sinh tại các tổ dân phố trên địa bàn ................. 36
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ thành phần rác thải tại hộ gia đình ............................. 38
Hình 4.4. Biểu đồ so sánh lượng rác thải phát sinh và luọng rác thải thu
gom từ năm 2013-2015. ................................................................. 39

Hình 4.5. Biểu đồ minh họa cộng đồng tham gia công tác thu gom rác
thải trên địa bàn thị trấn ................................................................. 45


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ, cụm từ viết tắt

Giải thích

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BQ

: Bình quân

CTR

: Chất thải rắn

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

ĐKTN


: Điều kiện tự nhiên

ĐT

: Đô thị

E.M

: Vi sinh vật hữu hiệu

HĐND

: Hôi đồng nhân dân

KCN

: Khu công nghiệp

KHCN

: Khoa học công nghệ

KTXH

: Kinh tế - xã hội

PS

: Phát sinh


TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

THCS

: Trung học cơ sở

TG

: Thu gom

TP

: Thành phố

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TSD

: Tái sử dụng

UB

: Ủy ban

UBND


: Ủy ban nhân dân

VSMT

: Vệ sinh môi trường

3R

: Reduce, reuse, recycle ( Giảm thiểu, tái
sử dụng và tái chế chất thải )


v

MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................ 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................ 4
2.1.1. Các khái niệm liên quan.................................................................... 4
2.1.2. Các căn cứ pháp lý liên quan ............................................................ 7
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 8
2.2.1. Tình hình quản lý và xử lý rác thải trên thế giới .............................. 8
2.2.2. Tình hình quản lý và xử lý rác thải ở Việt Nam ............................. 11

2.2.3. Tình hình quản lý, xử lý rác thải ở tỉnh Bắc Kạn ........................... 18
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 24
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................................. 24
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 24
3.2.2. Thời gian nghiên cứu. ..................................................................... 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 24
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn...... 24
3.3.2. Thực trạng công tác xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới,
huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .................................................................. 24


vi

3.3.3. Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới, huyện
Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ............................................................................. 24
3.3.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ
Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ......................................................... 24
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn ................................................... 24
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................... 25
3.4.3. Phương pháp xác định số lượng và thành phần rác thải ................. 25
3.4.4. Phương pháp chuyên gia ................................................................. 26
3.4.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .......................................... 26
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................ 27
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ..... 27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 27
4.1.2 . Đặc điển kinh tế - xã hội ................................................................ 31

4.2. Thực trạng công tác xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới, huyện
Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ................................................................................ 32
4.2.1. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ
Mới, tỉnh Bắc Kạn..................................................................................... 32
4.2.2. Lượng phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ
Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ......................................................... 34
4.2.3. Công tác xử lý rác thải sinh hoạt tại địa bàn thị trấn Chợ Mới,
huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn .................................................................. 38
4.3. Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ
Mới, tỉnh Bắc Kạn ........................................................................................ 47
4.3.1. Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới bằng biện
pháp chính sách - pháp luật....................................................................... 47
4.3.2. Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ Mới bằng kỹ thuật ... 49
4.3.2. Một số nhận xét về công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn
Chợ Mới .................................................................................................... 50


vii

4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Chợ
Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn ............................................................ 52
4.4.1. Giải pháp trong công tác thu gom, vận chuyển rác ........................ 52
4.4.2. Giải pháp giảm lượng chất thải, thu hồi và tái chế chất thải rắn .... 52
4.3.3. Giải pháp về tổ chức kinh tế - xã hội ............................................. 53
4.3.4. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, đào tạo về môi trường ......... 54
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 55
5.1. Kết luận ................................................................................................. 55
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 57



viii


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề đáng lo ngại của
toàn cầu. Trong vài năm gần đây với thời kỳ công nghiệp hóa hiện - đại hóa
toàn cầu, các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển như vũ bão và vấn đề ô
nhiễm ngày càng gia tăng.
Nhiều hội nghị quốc tế được tiến hành họp bàn về hợp tác giữa các quốc
gia trong vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống cho con
người và trong đó rác thải sinh hoạt của con người được quan tâm nhiều nhất
vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của con người.
Ở nước ta trong mấy chục năm gần đây nhờ sự đổi mới về chính sách
của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, bộ mặt
xã hội do đó có nhiều chuyển biến tích cực. Cho đến nay, nó không chỉ phát
triển ở những thành phố, khu đô thị lớn ở nước ta mà đang mở rộng ra các
huyện lân cận.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống người được cải thiện đáng kể,
nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội ngày càng cao. Điều này đồng nghĩa
với việc gia tăng về lượng rác thải sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt phát sinh
trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người được thải vào môi trường ngày
càng nhiều, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường dẫn đến môi
trường bị ô nhiễm.
Cùng với cả nước, ban lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn trong những năm gần đây
đã có những chủ trương chính sách, biện pháp giải quyết các vấn đề môi

trường như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường…


2

Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, dân số gia tăng nhu cầu tiêu thụ
cũng tăng lên, theo đó lượng phát sinh rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều.
Lượng tài nguyên thiên nhiên và các nguồn của cải khác được sử dụng trong
sinh hoạt và sản xuất có thể định lượng được nhưng mức độ gây ô nhiễm từ
lượng chất thải được thải ra thì khó có thể xác định được, do đó xã hội ít quan
tâm. Việc bùng nổ rác thải sinh hoạt là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi
trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, làm mất cảnh quan
văn hóa đô thị và nông thôn…
Hiện nay, tình trạng rác thải nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng
tại thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn chưa có đánh giá một
cách đầy đủ dẫn tới việc thu gom và quản lý rác thải gặp nhiều khó khăn và
chưa có biện pháp xử lý rác phù hợp cũng như công tác bảo vệ môi trường
hiệu quả.
Xuất phát từ những thực tế trên và được sự đồng ý của Ban giám hiệu
nhà trường , Ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn của thầy
giáo TS. Nguyễn Thanh Hải, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn
Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Dựa trên thực trạng công tác thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt trên
địa bàn thị trấn Chợ Mới từ đó làm cơ sở khoa học và thực tiễn để hướng dẫn
cộng đồng khu dân cư có ý thức thói quen thu gom, phân loại rác thải tại
nguồn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Thực trạng công tác xử lý và thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị
trấn Chợ Mới.


3

- Thực trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Chợ Mới.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt nhằm góp
phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức ký năng và rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập nghiên cứu.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được lượng rác thải phát sinh, tình hình xử lý và quản lý rác
thải trên địa bàn thị trấn Chợ Mới.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Chất thải
Theo quy định tại khoản 12 điều 3 luật BVMT 2014 thì: “Chất thải là vật
chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động

khác” [3]. Phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau, chất thải có thể được phân
chia thành các loại như sau:
- Căn cứ vào nguồn phát sinh: có thể chia thành 3 loại: chất thải sinh
hoạt, chất thải y tế, chất thải công nghiệp.
- Căn cứ vào trạng thái tồn tại của chất thải có thể chia thành: Chất thải
rắn, chất thải lỏng, chất thải khí và các chất thải ở trạng thái khác.
- Căn cứ vào độ độc hại của chất thải, chia thành 2 loại: chất thải thông
thường và chất thải nguy hại.
2.1.1.2. Chất thải rắn
Theo Nghị định 59/5007/NĐ – CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về quản
lý chất thải rắn thì: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá
trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác [4].
Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
- CTR phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được
gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt.


5

- CTR phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh
doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công
nghiệp.
Các hoạt động kinh tế - xã hội của con người

Các quá
trình sản
xuất

Hoạt động
sống và tái

sinh của con
người

Các quá
trình phi
sản xuất

Các hoạt
động quản


Các hoạt
động giao
tiếp và đối
ngoại

Chất thải

Dạng lỏng

Bùn
cống

Dạng rắn

Dạng khí

Hơi
độc


Chất
lỏng
dầu
mỡ

Chất
thải
sinh
hoạt

Các
loại
khác

Hình 2.1. Nguồn thải[9]
2.1.1.3. Chất thải rắn sinh hoạt
Theo điều 3 Nghị định 59/5007/NĐ – CP ngày 9/4/2007 của chính phủ
về quản lý chất thải rắn [4]. Chất thải phát sinh trónginh hoạt cá nhân, hộ gia
đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt.
- Rác thải sinh hoạt: RTSH là các chất thải có liên quan tới các hoạt
động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,
trương học, các trung tâm dịch vụ thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có


6

thành phần bao gồmcả kim loại, giấy vụn, sành sứ ... (Trần Hiếu Nhuệ và
cộng sự, 2001) [9]

Nhà dân, khu

dân cư

Cơ quan trường
học

Nơi vui chơi,
giải trí

Chợ, bến xe,
nhà ga

Rác thải

Bệnh viên, cơ
sở y tế

Giao thông, xây
dựng

Chính quyền
địa phương

Khu công
nghiệp, nhà máy,
xí nghiệp

Hình 2.2. Sơ đồ phát sinh chất thải[9]
2.1.1.4. Quản lý chất thải
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản
lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu

gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ
con ngườ [4].


7

Quản lý chất thải cũng góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn trong
chất thải. Quản lý chất thải có thể bao gồm chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc
chất thải phóng xạ, mỗi loại được quản lý bằng những phương pháp và lĩnh
vực chuyên môn khác nhau.
2.1.1.4. Quản lý môi trường
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách
kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống
và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia[6].
2.1.2. Các căn cứ pháp lý liên quan
- Hiến pháp 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật Bảo vệ môi trường, 2014 ban hành ngày 23/01/2014 có hiệu lực
ngày 1/1/2015.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP V/v Quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014.
- Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 5/6/2011 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều luật của luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006.
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng chính phủ
về thu gom và quản lý chất thải rắn có ghi: “Khuyến khích 100% đô thị thực
hiện công tác xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn thông qua cơ
chế đặt hàng hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sở đảm bảo môi trường và an ninh
môi trường”.

- Nghị định 25/2013/NĐ-CP của Chính phủ về phí Bảo vệ môi trường
đối với chất thải.


8

- Nghị định 04/2007/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 67/2003.
- Thông tư 39/2008/NĐ-CP về phí Bảo vệ môi trường đối với chất thải
rắn.
- Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 9/7/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn.
- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng
hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007
của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình quản lý và xử lý rác thải trên thế giới
2.2.1.1.Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới
Ở các nước phát triển, dân số thường có đời sống cao và tỷ lệ dân số
sống ở các đô thị lớn, trung bình tiêu chuẩn rác thải của mỗi người dân là
2,8kg/người/ngày (Tổ chức y tế thế giới, 1992). Mức độ đô thị hóa cao thì
chất lượng tăng lên theo đầu người, ví dụ cụ thể một số quốc gia hiện nay như
sau: Canda là 1,7kg/người/ngày; Australia là 1,6kg/người/ngày; Thụy Sỹ là
1,3kg/người/ngày; Trung quốc là 1,3kg/người/ ngày. Với sự gia tăng đó thì
việc thu gom, xử lý và phân loại rác thải là điều mà mọi quốc gia đều quan
tâm. Trên thế giới đã có một số nước có những mô hình hiệu quả về phân loại
và xử lý rác thải:
- California: Nhà quản lý cung cấp tới từng gia đình nhiều thùng rác khác
nhau. Kế tiếp rác sẽ được thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc tái chế, rác được
thu gom 3lần/tuần với chi phí 16,39$/thùng. Nếu có những phát sinh khác



9

như: khối lượng rác tăng hay xe chở rác phải phục vụ tận sâu trong các nhà
lớn thì sẽ tăng thêm 4,92$/thùng. Khi làm theo cách này sẽ làm giảm đáng kể
lượng phát sinh rác thải. Để giảm giá thành thu gom, thành phố cho phép
nhiều đơn vị cùng đấu thầu việc thu gom và chuyên chở rác.
- Nhật Bản: Các gia đình đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và
cho vào 3 túi có màu sắc khác nhau: Rác vô cơ, rác hữu cơ và giấy vải. Rác
hữu cơ được đưa tới các nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh. Rác
còn lại đề được đưa tới cơ sở tái chế.
Tại đây, khung pháp lý quốc gia hướng tới giảm thiểu chất thải nhằm
xây dựng một xã hội tái chế bao gồm hệ thống luật và quy định của nhà nước.
Theo đó, Nhật chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thông với dòng
nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu
theo mô hình 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế). Các hộ gia đình đã phân
loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sách theo quy
định: Rác hữu cơ, rác vô cơ và giấy vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ
được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh còn các loại ra
còn lại đều được đưa đến các cơ sở tái chế hàng hóa (Cục bảo vệ Môi trường,
2008) [2].
Ở Singapore: Một đất nước chỉ có diện tích khoảng 500 km2 nhưng có
nền kinh tế rất phát triển. Tại Singapore, lượng rác thải phát sinh hàng năm rất
lớn nhưng lại không đủ diện tích đất để chôn lấp như các quốc gia khác nên
họ rất quan tâm đến các phương pháp quản lý chất thải nhằm giảm thiểu
lượng phát sinh, kết hợp xử lý rác bằng phương pháp đốt và chôn lấp.
Singapore tổ chức chính quyền quản lý theo mô hình chính quyền 1 cấp.



10

Quản lý chất thải là một bộ phận trong hệ thống quản lý môi trương của quốc
gia. Hệ thống quản lý xuyên suốt, chỉ chịu sự quản lý của Chính phủ.

BỘ MÔI
TRƢỜNG VÀ
TÀI NGUYÊN
NƢỚC

Sở Tài
nguyên nước

Sở Môi
trường

Phòng Sức
khỏe MT

Bộ phận Kiểm
soát ô nhiễm

Phòng Bảo
vệ MT

Bộ phận Bảo
tồn tài nguyên

Bộ phận Quản
lý chất thải


Phòng Khí
tượng

Trung tâm KH
Bảo vệ phóng
xạ và hạt nhân

Hình 2.3: Tổ chức quản lý chất thải rắn ở Singapore [19]
2.2.1.1. Tình hình xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới
Tùy theo từng điều kiện thực tế mà mỗi nước có phương pháp và trình
độ công nghệ xử lý CTRSH khác nhau:
- Mỹ: Hằng năm có 15% chất thải rắn được tái chế, 16% được thiêu đốt
và 67% còn lại được chôn lấp ở 2.900 bãi rác. Mỹ đang thực hiện phương
pháp xử lý chất thải rắn thành năng lượng. Với phương pháp này có thể giảm
70% - 90% tổng lượng chất thải rắn và thu hồi nhiệt lượng thành điện năng.


11

- Singapore: CTR được thu gom bằng túi nilon đặc biết và được phân
loại ngay tại nguồn.
- Nhật Bản: Do diện tích hẹp nên phương pháp sử dụng ở đây là thiêu
đốt và thu hồi năng lượng là chủ yêu. Công xuất của các xí nghiệp lớn nhất
lên đến 1980tấn/ngày đêm.
Tỉ lệ rác thải được xử lý theo phương pháp khác nhau được thể hiện dưới
bảng sau:
Bảng 2.1. Các phƣơng pháp xử lý CTR đô thị ở một số nƣớc trên thế giới

Tên nƣớc


TT

Chôn
lấp

Các phƣơng pháp xử lý
Đốt
Chế biến Không
Các
Thu hồi
phân
phƣơng
thu hồi
năng
Compost
pháp khác
năng
lƣợng
lƣợng
2
0
36
16 tái chế

1

Đức

46


2

Đan Mạch

29

4

3

Canada

80

2

4

Pháp

40

22

5

Ý

74


3

6

Hà Lan

45

4

0

51

7

Anh

88

1

0

11

8

Thụy Điển


35

10

0

55

9

Nhật Bản

23

4,2

72,8

67

2

16

10 Mỹ

0

0


48

19 tái chế

8

10 tái chế

38
20

3 tái chế

15 tái chế

Nguồn: Nguyễn Văn Phước (2008) [6]
2.2.2. Tình hình quản lý và xử lý rác thải ở Việt Nam
2.2.1.1. Phát sinh rác thải ở Việt Nam


12

Ở Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng loại đô thị và
dao động từ 0,35 – 0,8 kg/người/ngày. Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc
sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người.
Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và công cuộc
công nghiệp hoá ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải cũng được tạo ra ngày
càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp và đa dạng. Xử lý rác

thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam [2].
2.2.1.2. Quản lý, xử lý rác thải tại Việt Nam.
a. Quản lý rác thải tại Việt Nam
Năm 1990, Việt Nam có khoảng 500 thành phố lớn nhỏ, tháng
11/2011, Việt Nam hiện có khoảng 755 đô thị, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất
nhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với nền kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa quá
nhanh đã tạo nên sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi
trường và phát triển không bền vững. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tại
các đô thị và khu công nghiệp ngày càng gia tăng với nhiều thành phần phức
tạp (Hàng ngàn tấn rác thải mỗi ngày: Vẫn chỉ chôn lấp, 2011) [17].
Thực tế việc quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cố
gắng nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi. Hiện nay, ở khu vực đô thị
mới chỉ thu gom đưa đến bãi chôn lấp tập trung đạt khoảng 60-65%, còn lại
rác thải xuống ao hồ, sông ngòi, bên đường. Còn ở khu vực nông thôn, rác
thải hầu như không được thu gom, những điểm vứt rác tràn ngập khắp nơi. Ở
khu vực khám chữa bệnh, mặc dù đã có nhiều bệnh viện đạt được những tiến
bộ đáng kể trong việc cải thiện điều kiện môi trường theo hướng xanh, sạch,
đẹp cùng với những thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho việc khám chữa bệnh


13

của nhân dân, song vẫn còn những bất cập trong việc thu gom và tiêu huỷ rác
thải, nhất là chất thải có các thành phần nguy hại. Đây cũng chính là nguy cơ
tiềm ẩn đối với môi trường và con người.
Rác thải có mối nguy cơ cao chỉ khi con người không quan tâm đến công
tác quản lư thu gom và xử lý đối với chúng. Nếu như những nhà quản lý, nhà
khoa học tạo điều kiện giúp đỡ và nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cho các

nhà doanh nghiệp và đặc biệt là tạo điều kiện cho họ tiếp cận với công nghệ
xử lý và ứng xử với rác một cách thân thiện, thì ngược lại, rác thải sẽ là một
trong những nguồn tài nguyên quý giá phục vụ lại cho con người. Ở nước ta,
việc làm này còn rất mới mẻ, việc thu gom và phân loại rác để tái sử dụng
chưa được cộng đồng quan tâm. Ở các nước phát triển việc thu gom và phân
loại rác đã trở thành một việc làm bình thường, những túi đựng rác đều do các
gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. Ở những nước này dân chúng coi rác thải
không phải là đồ bỏ đi mà cố gắng tận dụng những thứ còn có ích nhằm đem
lại lợi ích cho Nhà nước, đồng thời làm trong sạch môi trường sống của họ.
Trung bình 1 người Việt Nam thải ra khoảng 200kg rác thải một năm


14

Hình 2.4. Lượng thải trung bình của một người[14]
Tỉ lệ thu gom rác thải ở Việt Nam đạt khoảng 31%. Hiện trạng quản lý, xử
lý rác thải kém hiệu quả đã và đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều
thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường. Tuy nhiên,
giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều, vì chúng ta đang phải đối
mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập và nhất là thiếu giải pháp đồng bộ.
b. Xử lý rác thải ở Việt Nam.
Cho mãi tới gần dây chất thải rắn vấn được đổ đống ngoài bãi rác, chôn,
đốt và một số loại rác từ nhà bếp, nhà hàng được sử dụng làm thức ăn cho
động vật. Cộng đồng vẫn chưa nhận thức được mối liên hệ giữa chất thải rắn
với chuột, gián, ruồi, muỗi, rận và ô nhiễm đất, nước. Người ta không thể biết
được rằng, chất thải rắn trong bãi rác là môi trường sống của các loại vi khuẩn
gây bệnh: sốt, thương hàn, số vang, sốt rét, tả... Do vậy, các phương pháp xử
lý chất thải rắn rẻ nhất, nhanh nhất và thuận tiện nhất đã được sử dụng. Các
khu vực nông thôn và các thị trấn nhỏ sử dụng bãi rác ngoài trời. Các thị xã
và các thành phố lớn hơn sử dụng các lò đốt nhỏ. Mãi sau này, chôn lấp rác

hợp vệ sinh mới trở thành biện pháp xử lý chất thải rắn được nhiều nơi lựa
chọn. Trên thế giới và ở Việt Nam đã và đang áp dụng 4 phương pháp xử lý
rác thải sinh hoạt: Chôn lấp, sản xuất khí sinh học (biogas), đốt và ủ làm
phân. Trong đó, biện pháp sinh học được đánh giá là tối ưu hiện nay [15]
- Một số mô hình quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
 Xử lý rác thải thành phần hữu cơ vi sinh: Một trong các đặc điểm dễ
thấy nhất ở rác thải sinh hoạt ở Việt Nam là thành phần hữu cơ chiếm tỷ lệ rất
cao, khoảng 55 – 65%. Ở các nước phát triển, do mức sống của người dân
cao, tỷ lệ thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ thấp, 35 –


15

40%. Như vậy, so với thế giới thì rác thải sinh hoạt ở Việt Nam chiếm tỷ lệ
cao hơn nhiều. Chính nhờ đặc điểm này, nên việc xử lý chất thải sinh hoạt ở
Việt Nam bằng công nghệ vi sinh để sản xuất phân hữu cơ vi sinh phục vụ sản
xuất nông nghiệp rất thuận lợi. Năm 1993, Việt Nam đã xây dựng được nhà
máy chế biến rác làm phân bón tại Cầu Diễn, dự theo nguyên lý thổi cưỡng
bức theo sơ đồ sau:

Rác thải

Thu gom

Phân loại giữ thành
phần hữu cơ

Trộn thêm
N,P,K


Đóng gói

Vun đống

ủ, thổi
khí, ủ chín

sàng

Việt Nam xây dựng được quy trình ủ kỵ khí nhờ vi sinh vật tự nhiên với
các công đoạn sau:
ủ thành đống
cao 2m, độ ẩm
60 -70%

Rác tập
kết

Đóng
gói

Sấy

Phủ áo bằng
than bùn dày
10-20cm

Vo
viên


Ủ 2-3
tháng

Trộn thêm
N,P,K

Sàng
khô

Vun đống, ủ
tiếp 2 tuần

Tính ưu việt của các công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt thành phân hữu
cơ vi sinh là:
+ Làm sạch môi trường, rác được coi là nguyên liệu tái chế
+ Có tác dụng cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất, làm đất tơi xốp
để canh tác.


×