Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Công tác tuyển dụng viên chức của trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.35 KB, 35 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ts.Bùi Thị Ánh Vân người đã trực
tiếp hướng dẫn nhiệt tình , chỉ bảo cho tôi hoàn thành tốt bài tiếu luận này.
Trong quá trình nghiên cứu tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong
Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành tốt bài tiểu luận được giao, đồng thời tôi cảm ơn các bạn trong lớp ĐHLTQLNN15A đã góp ý cho nhóm những thông tin hữu ích để nhóm hoàn thành tốt
bài tiểu luận này.
Trong suốt quá trình nỗ lực hoàn thành bài tiểu luận này tôi đã nhận được
rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.
Nhưng trong khuôn khổ bài tiểu luận, nhóm đã cố gắng tìm hiểu hoạt động
tuyển dụng viên chức vào làm việc tại trường CĐ Kinh Tế -Kỹ Thuật. Tuy nhiên
do trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp
ý, giúp đỡ của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận của nhóm được hoàn chỉnh
hơn.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Nhóm tôi xin cam đoan đây là bài tiểu luận nghiên cứu của riêng tôi. và
được sự hướng dẫn khoa học của Ts.Bùi Thị Ánh Vân. Các nội dung và mọi tư
liệu trong tiểu luận này là hoàn toàn trung thực . Những số liệu , tư liệu phục vụ
cho việc phân tích , nhận xét , đánh giá được tôi thu thập từ nhiều nguồn khác
nhau có ghi rõ trong phần tham khảo của bài tiểu luận này.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu........................................................................................1
3. Mục đích nghiên cứu đề tài...........................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................2
5. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
7. Bố cục tiểu luận.............................................................................................2
CHƯƠNG 1..........................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG VÀ TỔNG QUAN TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT HÀ NỘI..................................................4
1.1 Lý luận chung về công tác tuyển dụng viên chức.......................................4
1.1.1. Khái niệm tuyển dụng.............................................................................4
1.1.2. Các giai đoạn của quá trình tuyển dụng viên chức..................................4
1.1.3 Điều kiện đăng kí dự tuyển......................................................................4
1.1.4. Hình thức tuyển dụng..............................................................................5
1.1.5. Quy trình tuyển dụng..............................................................................5
1.2. Tổng Quan Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Hà Nội......................6
1.2.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển Trường Cao Đẳng Kinh Tế
- Kỹ Thuật Hà Nội.............................................................................................6
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy....................................................7
CHƯƠNG 2........................................................................................................10
THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC VÀO LÀM VIỆC...............10
TẠI TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT HÀ NỘI..................................10


2.1 Khái quát thực trạng đội ngũ viên chức tại Trường CĐ Kinh Tế - Kỹ
Thuật................................................................................................................10
2.2 Thực trạng công tác tuyển dụng viên chức vào làm việc tại Trường CĐ

Kinh Tế - Kỹ Thuật.........................................................................................11
2.2.1 Đối tượng đăng ký dự tuyển viên chức..................................................11
2.2.3 Điều kiện của người đăng ký dự tuyển..................................................11
2.3 Tiêu chuẩn của người đăng ký dự tuyển viên chức...................................11
2.3.1. Tiêu chuẩn chung..................................................................................11
2.3.2. Hình thức tuyển dụng............................................................................12
2.3.3. Quy trình tuyển dụng chức danh giảng viên theo hình thức thi tuyển.. 14
2.3.4 Quy trình tuyển dụng nghạch giảng viên theo hình thức xét tuyển đặc
cách..................................................................................................................17
2.3.5 Quy trình tuyển dụng viên chức hành chính vào làm việc tại Cao Đẳng
Kinh Tế -Kỹ Thuật..........................................................................................17
2.4. Đánh giá về công tác tuyển dung viên chức vào làm việc tại trường Cao
Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Hà Nội...................................................................23
CHƯƠNG 3........................................................................................................25
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC VÀO LÀM VIỆC.................................25
TẠI TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT HÀ NỘI.................................25
3.1. Một số giải pháp......................................................................................25
3.2. Một số khuyến nghị..................................................................................26
KẾT LUẬN........................................................................................................28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................29
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nghĩa từ viết tắt


1
2
3
4
5

HĐLĐ
TCCB
NCKH
CB – VC
NCS

Hợp đồng lao động
Tổ chức cán bộ
Nghiên cứu khoa học
Cán bộ - viên chức
Nghiên cứu sinh


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người luôn là trung tâm của sự phát triển. Ngày nay khi khoa học kỹ
thuật phát triển thì vị trí trung tâm của con người không hề thay đổi bởi chính con
người tạo ra khoa học kỹ thuật – tạo ra sự phát triển. Nói cách khác vai trò của con
người là không thể thay thế. Cũng giống như vậy, mỗi cơ quan, tổ chức được thành
lập ra để tồn tại và phát triển thì yếu tố quan trọng, quyết định chính là con người –
nhân sự của cơ quan, tổ chức đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Cán bộ là gốc của
mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, cán bộ
tốt việc gì cũng xong”. Cán bộ, viên chức ngày nay cũng giống quan lại xưa, đều là

những người thực hiện các công việc của đất nước. Trước khối lượng công việc tăng
lên hay những người đủ tuổi về hưu, hoặc có những người được đề bạt lên một vị trí
cao hơn…đòi hỏi tổ chức phải tiến hành hoạt động tuyển dụng. Mà những vấn đề
nêu trên diễn ra tuần tự như quy luật “tre già măng mọc”, khuyết thiếu thì phải có
người thay thế. Có thể thấy rằng, tuyển dụng là việc làm cần thiết, thường xuyên
diễn ra trong các cơ quan nói chung, cơ quan nhà nước nói riêng. Tuyển dụng để
chọn lựa được những người có đủ tài và đức vào các vị trí trong cơ quan, đảm bảo
hoạt động thông suốt không bị gián đoạn .
- Với một đề tài tương đối khó và hấp dẫn có ý nghĩa thực tế và rất lý thú
với bản thân trong điều kiện quản trị nhân lực vẫn là một vấn đề mới mẻ ở Việt
Nam mà em đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Công tác tuyển dụng viên chức của
Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật”.
2. Lịch sử nghiên cứu
1. TS. Trần Kim Dung ( 2006 ), Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất
bản Lao động Xã hội.. Cuốn sách đã cung cấp cho tôi những kiến thức về
lý luận, thực tiễn về công tác tổ chức, phục vụ nơi làm việc trong các cơ
quan.
Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 về việc tuyển dụng,
sử dụng và quản lý viên chức. Đã cung cấp cho tôi những thông tin, dữ liệu về
công tác tuyển dụng viên chức tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật.
1


Tuyển dụng viên chức là một phần rất quan trọng trong những biện pháp nâng
cao năng suất lao động của các tổ chức, xã hội. Vấn đề này không những được
các nhà quản lý quan tâm mà còn thu hút rất nhiều tâm huyết của các nhà
nghiên cứu. Hiện nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách hệ
thống về tuyển dụng viên chức tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về tuyển dụng viên chức : nguyên tắc tuyển dụng,

điều kiện tuyển dụng, hình thức tuyển dụng…Phân tích và đánh giá thực tiễn
quá trình tuyển dụng để thấy được những ưu điểm, hạn chế của công tác này. Từ
đó đưa ra đề xuất, kiến nghị góp phần làm hoàn thiện công tác này tại Trường
Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tuyển dụng viên chức tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật.
- Về thời gian: Do hạn chế về thời gian và khó khăn trong việc thu thập
tài liệu, tiểu luận chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động tuyển dụng viên chức vào
làm việc tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật. từ năm 2011 đến nay.
5. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động tuyển dụng viên chức vào làm việc tại Trường Cao Đẳng
Kinh Tế - Kỹ Thuật.. Hoạt động tuyển dụng này bao gồm các vấn đề: nguyên tắc
tuyển dụng, đối tượng, điều kiện dự tuyển, hình thức, quy trình tuyển dụng.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Điều tra xã hội học
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích thổng hợp
7. Bố cục tiểu luận
Ngoài phần lời cảm ơn, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
từ viết tắt, phụ lục thì tiểu luận gồm 3 chương chính:
2


Chương 1: Cơ sở lý luận về tuyển dụng viên chức và tổng quan tại
Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật.
Chương 2: Thực trạng công tác tuyển dụng viên chức vào làm việc tại
Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật .
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị về công tác tuyển dụng viên

chức tại Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật .

3


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG VÀ TỔNG QUAN TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT HÀ NỘI
1.1 Lý luận chung về công tác tuyển dụng viên chức
1.1.1. Khái niệm tuyển dụng
Tuyển dụng là bước không thể thiếu trong quy trình quản lý nguồn nhân
lực, tuyển dụng cung cấp những con người cho tổ chức, cung cấp đối tượng
quản lý cho hoạt động quản lý nguồn nhân lực.
- Theo Nghị định 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về tuyển dụng, sử
dụng và quản lý công chức trong cơ quan hành chính nhà nước:“Tuyển dụng là
việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan hành chính nhà nước
thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển”. Nội dung của tuyển dụng bao gồm từ bước
đầu tiên để có người mới đến tham dự tuyển, đến khi họ được đưa vào bộ máy.
Tuyển dụng ở đây được dùng để chỉ một quá trình nhằm đưa được một người
mới mà cơ quan hành chính nhà nước cần và người đó được trở thành chính thức
trong danh sách nhân sự của tổ chức.
1.1.2. Các giai đoạn của quá trình tuyển dụng viên chức
Xác định nhu cầu nhân sự mới cần đưa vào trong cơ quan; Thu hút
người lao động có những yêu cầu mà cơ quan cần tham gia tuyển chọn; Tuyển
chọn người đáp ứng yêu cầu của cơ quan trong số những người tốt nhất bằng
nhiều hình thức khác nhau như: thi hoặc xét tuyển; Tập sự cho người mới để họ
làm quen với công việc và môi trường; Bổ nhiệm chính thức sau tập sự vào danh
sách nhân sự của cơ quan.
Như vậy, tuyển dụng là tập hợp các hoạt động nhằm thu hút người mới
tham gia đăng kí dự tuyển và lựa chọn các ứng viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào

làm việc trong cơ quan cần tuyển dụng thông qua thi hoặc xét tuyển.
1.1.3 Điều kiện đăng kí dự tuyển
* Điều kiện của người đăng kí dự tuyển
Người đang ký dự tuyển viên chức phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
4


- Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ
thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp
luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp
luật;
- Có đơn đăng ký dự tuyển;
- Có lý lịch rõ ràng;
- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng
khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
- Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
- Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự
nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
- Người đăng kí dự tuyển công chức ngoài những điều kiện trên còn phải
đảm bảo thêm các điều kiện: Là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức
trong các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước thì tuổi dự tuyển có thể
cao hơn nhưng không quá 45 tuổi; Có thời gian làm việc liên tục tại cơ quan, tổ
chức, đơn vị của nhà nước từ 3 năm trở lên.
Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết
định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào
cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
1.1.4. Hình thức tuyển dụng

Hiện nay hình thức tuyển dụng viên chức thực hiện theo quy định tại
Nghị định 29/2012/NĐ-CP với 2 hình thức tuyển dụng là: thi tuyển và xét tuyển.
1.1.5. Quy trình tuyển dụng
Hoạt động tuyển dụng có vai trò quan trọng trong cơ quan hành chính
nhà nước và chỉ đạt hiệu quả khi tuân theo một số quy trình tuyển dụng được tổ
chức khoa học, hợp lí. Quy trình tuyển dụng là thứ tự các giai đoạn, các bước, ở
mỗi giai đoạn, mỗi nước bao gồm các công việc cụ thể mà công tác tuyển dụng
khi được tiến hành phải tuân thủ. Căn cứ vào Nghị định 29/2012/NĐ-CP về
5


tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong các cơ quan nhà nước và thông
tư 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Nghị
định 29 quy trình tuyển dụng công chức gồm các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1. Xác định nhu cầu nhân sự và yêu cầu đối với vị trí cần
tuyển. Giai đoạn 2. Thu hút người tham gia quá trình dự tuyển.
Giai đoạn 3. Chọn người mới cho tổ chức.
* Hình thức thi tuyển:
Gồm 3 bước:
Bước 1: Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển
Bước 2: Tổ chức tuyển dụng viên chức
Bước 3: Thông báo kết quả tuyển dụng
* Hình thức xét tuyển: Tiến hành cho một số đối tượng:
- Người có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ
03 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng;
- Những người tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ ở
trong nước và ngoài nước, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm
cần tuyển dụng, trừ các trường hợp mà vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp
cần tuyển dụng yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ;
- Những người có tài năng, năng khiếu đặc biệt phù hợp với vị trí việc

làm trong các ngành, lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, các ngành
nghề truyền thống.
- Tóm lại công tác tuyển dụng có vai trò quan trọng trong cơ quan hành
chính nhà nước và hoạt động tuyển dụng khi tiến hành tuân theo những nguyên
tắc, điều kiện, quy trình nhất định được quy định cụ thể trong các văn bản pháp
luật về tuyển dụng viên chức.
1.2. Tổng Quan Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Hà Nội
1.2.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển Trường Cao Đẳng
Kinh Tế - Kỹ Thuật Hà Nội.
Trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Hà Nội là Trường chuyên đào tạo
cử nhân kinh tế và cử nhân công nghệ với các ngành nghề có yêu cầu lớn của thị
6


trường lao động hiện nay.Trụ sở của Trường Hiện nay tại 237 Vũ Hữu, Thanh
Xuân, Hà Nội (Giảng đường A8, Học Viện Chính Trị Hành Chính Khu Vực I,
Đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội). Tại đây, có Bộ phận lãnh đạo,
quản lý của Trường với các phòng chức năng làm việc và một số phòng học cho
sinh viên. Trường đang chuẩn bị xây dựng cơ sở mới khang trang trên diện tích
20.000m2 đất tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm thuộc Khu vực các Trường Đại
học- Cao đẳng Bắc Cổ Nhuế-Chèm.
Tên đầy đủ: Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Hà Nội
Tên tiếng anh: College of Economics - Hanoi Engineering
Địa chỉ: Khu E - Thanh Xuân Bắc - Quận Thanh Xuân - Hà Nội
Số điện thoại: 043 5577500 – 043 5577501 - Fax: 043 5576629
Website : www.hcet.edu.vn

Email:

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy

* Chức năng:
- Đào tạo cử nhân trình độ Cao đẳng, có đức, có tài, nắm được kiến thức
khoa học ở trình độ cao, có kỹ năng thực hành tốt, có khả năng tập hợp, tổ chức,
giải quyết các vấn đề kinh tế- khoa học- xã hội một cách có hiệu quả.
- Đào tạo kỹ thuật viên trung cấp và công nhân tay nghề cao, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Trường còn có chức năng nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa
học với đào tạo nhằm phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh.
* Nhiệm vụ:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, đề cương các môn học và
bài giảng.
- Xây dựng và quản lý đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng theo kế
hoạch của nhà trường.
- Tham gia giáo dục và quản lý sinh viên ngành học
- Chỉ đạo và hướng dẫn sinh viên thực tập cuối khoá.
- Phối hợp với đơn vị chức năng trong trường thực hiện công tác quản lý
đào tạo, kể cả việc quản lý các hoạt động của học sinh, sinh viên.
7


- Phối hợp với các Trường ĐH, Học viện để tuyển sinh, quản lý đào tạo
các lớp Đại học hệ vừa làm - vừa học, đào tạo văn bằng 2…
- Phối hợp với các Trường, các đơn vị có kinh nghiệm để tổ chức đào tạo
ngắn ngày các nghề, các vấn đề cần thiết… mà xã hội đang quan tâm.
* Bộ máy tổ chức của trường
- Cơ cấu lãnh đạo
TS. Phạm Gia Thiệu – Hiệu trưởng
PGS. TS. Nguyễn Nguyên Cự - Phó Hiệu trưởng thường trực
- Các phòng ban chức năng
TS. Nguyễn Đồng Dũng Trưởng Phòng ĐT&NCKH

CVCC. Lương Tất ThùyChánh VP
Phạm Gia Thắng Trưởng Khoa ĐTTX
Đỗ Thị Huân Trưởng phòng Tài chính – Kế Toán
- Tổ chức đoàn thể
Nguyễn Thị Liên Chủ tịch công đoàn trường
Lê Đình Vụ Bí thư đoàn thanh niên
- Các khoa và bộ môn
Khoa Tài chính - Ngân hàng Trưởng Bộ môn: TS. Dương Thị Tuệ
Khoa Kế toán Trưởng bộ môn: Th.S. Mai Ngọc Miên
Khoa Du lịch Trưởng bộ môn: TS. Trịnh Quang Hảo
Khoa Công nghệ thông tin Phụ trách bộ môn: Th.s Mạc Văn Quang
Khoa Quan trị kinh doanh Trưởng bộ môn: GVC Nguyễn Văn Quý
Bộ môn Giáo dục thể chất Phụ trách bộ môn: CN. Lê Đình Vụ
Bộ môn Tiếng anh Trưởng bộ môn: Th.s Nguyễn Thị Liên
Khoa Đào tạo thường xuyên Trưởng khoa: KS. Phạm Gia Thắng
* Hoạt động của Trường
Hoạt động của trường chủ yếu là đào tạo cử nhân trình độ Cao đẳng, có
đức, có tài, nắm được kiến thức khoa học ở trình độ cao, có kỹ năng thực hành
tốt, có khả năng tập hợp, tổ chức, giải quyết các vấn đề kinh tế- khoa học- xã hội
một cách có hiệu quả.
8


- Đào tạo kỹ thuật viên trung cấp và công nhân tay nghề cao, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Trường còn có chức năng nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa
học với đào tạo nhằm phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh.
*Thành tích Nhà Trường
Sau hơn 5 năm Trường đã có gần 1.500 sinh viên cao đẳng chính quy,500
học sinh TCCN, 250 sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng nghề ra trường.

* Tiểu kết: Công tác tuyển dụng viên chức đang ngày càng được
quan tâm nhiều hơn trong các cơ quan nhà nước hiện nay, nó đóng vai
trò quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát triển nhân lực . Vì vậy, Ban
lãnh đạo Trung tâm cần quan tâm sát sao và tìm hiểu chính xác nhu cầu
của CBCNV, SV để tạo động lực lao động giúp họ hăng say và cống hiến
cho sự phát triển hơn nữa của Trung tâm.

9


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC VÀO LÀM VIỆC
TẠI TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT HÀ NỘI
2.1 Khái quát thực trạng đội ngũ viên chức tại Trường CĐ Kinh Tế Kỹ Thuật
Nhìn chung đội ngũ viên chức trường CĐ Kinh Tế - Kỹ Thuật đã đáp ứng
được nhu cầu đào tạo và giáo dục của trường trong khi trường còn là cao đẳng.
Nhưng khi chất lượng đào tạo ngày càng được xã hội đòi hỏi cao đồng thời trường
cũng phấn lên đại học thì đội ngũ viên chức giảng dạy cần được bổ sung nguồn
nhân lực mới và kiện toàn nguồn nhân lực cũ để đáp ứng được yêu cầu về đào tạo
và giảng dạy của trường,cơ sở đào tạo đầu ngành trong lĩnh vực giáo dục.
Công khai thông tin về đội ngũ giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại
học, cao đẳng năm học 2012-2013
Đơn vị tính: Người
TT
I
1
2
3
4
5

6
7

Nội dung
GVCH,
HĐDH của
trường
Bộ môn:
Tài chínhNgân hàng
Bộ môn:
Kế toán
Bộ môn:
QTKD và
Du lịch
Bộ môn:
CNTT
Bộ môn:
Ngoại ngữ
Bộ môn:
Chính trị
Bộ môn:
Cơ bản

Tổng
số
95

Chức danh, bằng cấp
PGS,
GV Tiến sĩ Thạc

CVCC chính

3
15
10
13

Cử
nhân
54

Giảng
viên
quy đổi
115

26

1

2

3

6

14

32


30

0

4

3

3

20

35

10

1

3

2

1

3

14

10


1

2

0

1

6

13

9

0

1

0

2

6

10

5

0


3

0

1

1

7

5

0

0

2

0

3

6

10


2.2 Thực trạng công tác tuyển dụng viên chức vào làm việc tại
Trường CĐ Kinh Tế - Kỹ Thuật
2.2.1 Đối tượng đăng ký dự tuyển viên chức

Mọi công dân Việt Nam có đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của
Nhà nước và của Trường đều được tham gia tuyển dụng.
2.2.3 Điều kiện của người đăng ký dự tuyển
Người đăng ký dự tuyển phải có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn
nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp,
có đủ các điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại Điều 22 Luật viên chức và
Điều 4 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ
về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Căn cứ vào tính chất và đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ của các chức
danh nghề nghiệp, Hiệu trưởng có thể bổ sung thêm một số điều kiện khác đối
với các ứng viên khi tuyển dụng như: độ tuổi, ngoại hình, năng khiếu, giới tính,
trình độ đào tạo trên chuẩn của ngạch tuyển dụng…
- Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết
định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào
cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
2.3 Tiêu chuẩn của người đăng ký dự tuyển viên chức
2.3.1. Tiêu chuẩn chung
*Áp dụng các quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức do cơ quan có
thẩm quyền ban hành.
+ Ưu tiên trong tuyển dụng các trường hợp sau đây:
- Người dân tộc thiểu số, người tình nguyện phục vụ ở vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo; anh hùng lực lượng vũ trang; anh hùng lao động; thương
binh; con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh;
- Những người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với
nhu cầu tuyển dụng;
11



- Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với
nhu cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào
tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng;
- Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung
phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm
trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
- Những người là thủ khoa các trường đại học hoặc đạt giải thưởng
NCKH Sinh viên cấp Bộ và các giải thưởng uy tín khác.
+ Mức xét điểm ưu tiên
Mức điểm ưu tiên do Hội đồng tuyển dụng quyết định theo quy định của
pháp luật hiện hành và thông báo công khai trước khi sơ tuyển hồ sơ. Người dự
thi có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên thì chỉ cộng điểm ưu tiên cao nhất.
2.3.2. Hình thức tuyển dụng
+ Hồ sơ tuyển dụng
- Đơn xin tuyển dụng (theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số
15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ)
- Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong
thời hạn 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển, hoặc sơ yếu lý lịch theo
mẫu 2C-BNV/2008 đối với công chức, viên chức đang công tác trong các cơ
quan, tổ chức, đơn vị hành chính, sự nghiệp nhà nước.
- Bản sao Giấy khai sinh.
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị
trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng
do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng
Việt
- Bản sao có công chứng các Bằng khen, giấy khen và các giấy chứng
nhận hưởng chính sách, các Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
- Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế đủ điều
kiện được khám sức khoẻ chứng nhận theo quy định tại Thông tư
số 13/2007/TT-BYT ngà 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn

12


khám sức khỏe.
+ Tổ chức tuyển dụng
Công tác tổ chức tuyển dụng gồm các bước:
Bước 1: Thông báo tuyển dụng và thu nhận hồ sơ
Nhà trường thông báo công khai về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng, chức
danh cần tuyển và nội dung của hồ sơ dự tuyển trên các phương tiện thông tin
đại chúng, trên Website của Trường trước thời gian tuyển dụng 30 ngày và niêm
yết công khai tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2: Thông báo tuyển dụng
Nội dung thông báo tuyển dụng gồm:
- Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển;
- Số lượng viên chức cần tuyển theo từng vị trí việc làm và chức danh
nghề nghiệp tương ứng;
- Nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển, thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ dự
tuyển, số điện thoại liên hệ;
- Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển; thời gian và địa điểm thi
tuyển hoặc xét tuyển; lệ phí thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định của pháp
luật.
Bước 3: Thu hồ sơ
- Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển phải sau thời gian thông báo ít
nhất là 15 ngày. Thời gian thi phải sau thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển ít
nhất là 15 ngày.
- Nhà trường thu nhận hồ sơ của các ứng viên trong cả năm và tổ chức thi
tuyển định kỳ 2 lần trong năm.
- Với những ứng viên là sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc của
Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Hà Nội hoặc có bằng tiến sỹ, Nhà trường sẽ ký
hợp đồng làm việc tạm thời trong thời gian chờ tuyển dụng.

Bước 4: Tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển
- Thực hiện theo quy trình tuyển dụng đối với từng hạng chức danh nghề
nghiệp và từng mã số chức danh nghề nghiệp hoặc theo từng đơn vị.
13


Bước 5: Thông báo kết quả tuyển dụng
- Chậm nhất 45 ngày kể từ khi kết thúc kỳ thi tuyển, 30 ngày kể từ khi kết
thúc kỳ xét tuyển, Nhà trường công bố kết quả tuyển dụng và kết quả trúng
tuyển tại phòng Tổ chức cán bộ, trên website của Trường và gửi giấy thông báo
cho người dự tuyển.
2.3.3. Quy trình tuyển dụng chức danh giảng viên theo hình thức thi
tuyển.
Quy trình tuyển dụng này gồm các bước sau:
Bước 1 : Xác định nhu cầu, tiêu chuẩn và thông báo tuyển dụng.
Định kỳ vào cuối năm, trên cơ sở hướng dẫn của Nhà trường, các đơn
vị đào tạo chủ động tự xác định vị trí việc làm của đơn vị mình theo phương
pháp tổng hợp được thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa việc phân tích tổ chức,
phân tích công việc với thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ viên chức của
đơn vị lập kế hoạch nhu cầu tuyển dụng vào các vị trí chức danh nghề nghiệp
của đơn vị, gửi về phòng Tổ chức cán bộ trình Hội đồng tuyển dụng duyệt chỉ
tiêu tuyển dụng vào các vị trí việc làm cụ thể cho từng đơn vị.
Trên cơ sở chỉ tiêu đã được duyệt, Hội đồng tuyển dụng lập kế hoạch tổ
chức thi tuyển, thông báo tiêu chuẩn, điều kiện, chỉ tiêu tuyển dụng, phí tuyển
dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức thu nhận hồ sơ ứng
viên trong thời hạn qui định kể từ ngày thông báo.
Bước 2: Sơ tuyển hồ sơ và tiếp xúc, hướng dẫn ứng viên soạn bài giảng
+Sơ tuyển hồ sơ:
Hồ sơ của các ứng viên sẽ được Trường trực Hội đồng tuyển dụng
Trường chấm sơ tuyển theo các tiêu chí sau :


14


STT
1

Tiêu chí
Trình độ chuyên môn

Điểm
Do Hội đồng qui

- Ngành nghề phù hợp (chuyên ngành học định cụ thể nội
đúng với nhu cầu vị trí công tác, ngạch đăng dung

2



thang

ký dự tuyển).

điểm cho từng vị

- Có học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ ;

trí, nhu cầu tuyển


- Tốt nghiệp Đại học loại giỏi.
Ngoại ngữ

dụng cụ thể

- Chứng chỉ

ngoại ngữ B, C, TOEIC,

TOEFL(PBT), TOEFL(IBT), IELTS và các Như trên
chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác tương
3
4

đương.
Thành tích NCKH, thành tích các kỳ thi
Olympic, kinh nghiệm làm việc…
Như trên
Các điểm ưu tiên
Như trên
• Các đơn vị tiếp xúc, hướng dẫn ứng viên soạn bài giảng
- Danh sách các ứng viên đạt yêu cầu sau bước sơ tuyển hồ sơ của Hội

đồng tuyển dụng trường sẽ được Phòng Tổ chức cán bộ gửi về các đơn vị có nhu
cầu tuyển dụng trước thời gian tổ chức thi tuyển ít nhất 5 ngày.
- Trưởng đơn vị triệu tập buổi làm việc, tiếp xúc với các ứng viên tại Văn
phòng đơn vị. Thành phần: đại diện lãnh đạo đơn vị, đại diện lãnh đạo Bộ môn
nơi ứng viên xin dự tuyển, và các ứng viên xin dự tuyển.
-Nội dung làm việc:
+ Đại diện lãnh đạo Khoa và đại diện lãnh đạo Bộ môn tiếp xúc, cung cấp

các thông tin, các yêu cầu về năng lực, chức danh nghề nghiệp tương ứng với
danh mục vị trí việc làm cần tuyển dụng cho các ứng viên.
Trong quá trình tiếp xúc nếu thấy có ứng viên không đủ điều kiện dự
tuyển theo quy định tại Quy chế này, Trưởng đơn vị báo cáo Hội đồng tuyển
dụng Trường (qua Phòng TCCB) để xem xét, giải quyết.
+ Đại diện lãnh đạo Bộ môn giao nội dung soạn bài giảng thử trong khuôn
15


khổ 5 tiết cho ứng viên và báo cáo Hội đồng tuyển dụng Trường (qua Phòng
TCCB).
Bước 3: Thông qua danh sách dự thi
Căn cứ theo số lượng ứng viên đạt kết quả ở Bước 2, Phòng TCCB lập
danh sách ứng viên đủ điều kiện được dự thi thông qua Thường trực Hội đồng
tuyển dụng và thông báo kế hoạch chi tiết tổ chức thi tuyển cho các ứng viên.
Bước 4: Tổ chức thi tuyển
Kỳ thi tuyển viên chức được thực hiện thông qua các môn thi với thời
gian cụ thể như sau:
- Thi kiến thức chung: Thi viết, thời gian 120 phút;
- Thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, gồm 2 phần thi:
+ Thi viết, thời gian 180 phút hoặc thi trắc nghiệm, thời gian thi 30 phút;
+ Thi giảng và phỏng vấn: Thời gian thi do người đứng đầu cơ quan, đơn
vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định phù hợp với tính chất, đặc
điểm của lĩnh vực nghề nghiệp chuyên ngành và yêu cầu của vị trí việc làm cần
tuyển; Các Tiểu ban chấm thi được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng
gồm 05 thành viên: đại diện Nhà trường; đại diện lãnh đạo đơn vị và Bộ môn có
ứng viên dự tuyển; lãnh đạo Phòng TCCB; giảng viên có uy tín.
- Thi ngoại ngữ: Thi viết, thời gian 60 phút;
- Thi tin học văn phòng: Thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm,
thời gian 30 phút.

- Trường hợp thi tuyển viên chức vào vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn
là ngoạingữ hoặc công nghệ thông tin thì thời gian thi ngoại ngữ hoặc công nghệ
thông tin do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên
chức quyết định bảo đảm phù hợp yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
Bước 5: Thông qua Hội đồng tuyển dụng của Trường
- Căn cứ kết quả kỳ thi tuyển đã được Hội đồng thi tuyển thông qua,
Phòng TCCB lập danh sách kết quả theo từng ứng viên trình Hội đồng tuyển
dụng lao động trường xét duyệt.
- Căn cứ quyết định của Hội đồng tuyển dụng lao động trường, Phòng
16


TCCB lập danh sách ứng viên trúng tuyển kỳ thi tuyển dụng viên chức, thông
báo kết quả trúng tuyển và hoàn thiện các thủ tục tuyển dụng theo qui định.
2.3.4 Quy trình tuyển dụng nghạch giảng viên theo hình thức xét tuyển
đặc cách
- Thực hiện xét tuyển: đối với những người có bằng Tiến sỹ, đáp ứng các
yêu cầu tuyển dụng và Trường đang có nhu cầu tuyển dụng ngay.
- Quy trình xét tuyển gồm 5 Bước: Bước 1, 2 và 3 giống như Quy trình thi
tuyển giảng viên (Điều 16); Bước 4 là Tổ chức xét tuyển theo các tiêu thức
chấm điểm do Hội đồng tuyển dụng quy định; Bước 5 là thông qua Hội đồng
tuyển dụng Trường về kết quả xét tuyển.
2.3.5 Quy trình tuyển dụng viên chức hành chính vào làm việc tại Cao
Đẳng Kinh Tế -Kỹ Thuật
Bước 1: Xác định nhu cầu, tiêu chuẩn và thông báo tuyển dụng
- Định kỳ vào cuối năm, các đơn vị thuộc khối quản lý, căn cứ vị trí việc
làm, bản mô tả công việc, khung năng lực, chức danh nghề nghiệp tương ứng, số
lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn
vị lập kế hoạch đề nghị tuyển dụng của đơn vị, gửi về Phòng TCCB để tổng
hợp trình Hội đồng tuyển dụng lao động Trường duyệt chỉ tiêu cho từng đơn vị.

- Trên cơ sở chỉ tiêu đã được Hội đồng tuyển dụng lao động Trường
duyệt, phòng TCCB lập kế hoạch chi tiết trình Ban Giám hiệu quyết định thành
lập Hội đồng tuyển dụng viên chức, đồng thời căn cứ yêu cầu công việc, khung
năng lực, số lượng và chức danh nghề nghiệp tương ứng, để tiến hành thông báo
tuyển dụng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, tiêu
chuẩn, hồ sơ tuyển dụng. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ và lập kế hoạch tổ chức thi
tuyển, xét tuyển theo qui định của trường và Nhà nước, tổ chức thu nhận hồ sơ
ứng viên trong thời hạn qui định kể từ ngày thông báo.
Bước 2: Sơ tuyển hồ sơ
Hồ sơ của các ứng viên sẽ được Thường trực Hội đồng tuyển dụng
Trường chấm sơ tuyển theo các tiêu chí sau:
STT Tiêu chí

Điểm
17


1

Trình độ chuyên môn

Do Hội đồng qui

- Ngành nghề phù hợp (chuyên ngành học đúng với

định cụ thể nội

nhu cầu vị trí công tác, ngạch đăng ký dự tuyển).

dung và thang


- Có học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ;

điểm cho từng vị

- Tốt nghiệp Đại học loại giỏi.

trí, nhu cầu tuyển
dụng cụ thể

2

Ngoại ngữ
- Chứng chỉ ngoại ngữ B, C, TOEIC, TOEFL(PBT),
TOEFL(IBT), IELTS và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc

3
4

tế khác tương đương.
Thành tích NCKH, thành tích các kỳ thi Olympic,
kinh nghiệm làm việc…
Các điểm ưu tiên
Bước 3: Thông qua danh sách thi tuyển hoặc xét tuyển

Như trên

Như trên
Như trên


- Căn cứ số hồ sơ đăng ký dự tuyển so với nhu cầu tuyển dụng, Hội đồng
có thể quyết định chọn những ứng viên có điểm cao ở mục Sơ tuyển hồ sơ để
tham dự thi tuyển hoặc xét tuyển.
- Căn cứ các qui định về tuyển dụng lao động và tình hình thực tế của
trường, Hội đồng tuyển dụng của Trường tạm thời qui định các chức danh nghề
nghiệp phải qua kỳ thi tuyển dụng và các chức danh nghề nghiệp tuyển dụng
theo hình thức xét tuyển như sau:
- Tuyển dụng qua kỳ thi tuyển: Các chức danh nghề nghiệp hạng III, làm
công tác hành chính, văn phòng tương đương ngạch chuyên viên có qui chế tổ
chức thi tuyển của Bộ, ngành, Nhà nước (Kỹ sư, Kiến trúc sư, Thư viện viên
trung cấp, Thư viện viên, Kế toán viên trung cấp, Kế toán viên …) các ứng viên
dự tuyển vào các chức danh này phải trải qua kỳ thi tuyển do Hội đồng tuyển
dụng tổ chức theo qui định hiện hành của Nhà nước.
- Tuyển dụng theo hình thức xét tuyển: Các chức danh nghề nghiệp hạng
IV làm công tác hành chính, văn phòng tương đương ngạch cán sự và các ngạch
nhân viên, các ứng viên dự tuyển theo các ngạch nói trên sẽ phải qua kỳ sát hạch
xét tuyển do Hội đồng tuyển dụng tổ chức.
18


Bước 4: Thi tuyển
Kỳ thi tuyển viên chức được thực hiện thông qua các môn thi với thời
gian cụ thể như sau:
a. Thi kiến thức chung: Thi viết, thời gian 120 phút;
b. Thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành, gồm 2 phần thi:
- Thi viết, thời gian 180 phút hoặc thi trắc nghiệm, thời gian thi 30 phút;
- Thi thực hành. Thời gian thi thực hành do người đứng đầu cơ quan, đơn
vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định phù hợp với tính chất, đặc
điểm của lĩnh vực nghề nghiệp chuyên ngành và yêu cầu của vị trí việc làm cần
tuyển; Các tiểu ban chấm thi môn thực hành được thành lập theo Quyết định của

Hiệu trưởng gồm 03 thành viên: đại diện Nhà trường; lãnh đạo đơn vị; Phòng
TCCB
c. Thi ngoại ngữ: Thi viết, thời gian 60 phút (nếu tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp yêu cầu trình độ ngoại ngữ);
d. Thi tin học văn phòng: Thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm,
thời gian 30 phút (nếu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp yêu cầu trình độ tin
học).
Bước 5: Thông qua Hội đồng tuyển dụng lao động Trường
Căn cứ theo các qui định về tuyển dụng của Nhà nước, căn cứ kết quả thi
tuyển và xét tuyển đã được Hội đồng tuyển dụng thông qua, phòng TCCB lập
danh sách kết quả cụ thể theo từng ứng viên và trình Hội đồng tuyển dụng lao
động trường xét tuyển dụng theo kết quả cụ thể của từng ứng viên đạt được.
Trên cơ sở kết quả xét duyệt của Hội đồng tuyển dụng của trường, Phòng
TCCB lập danh sách ứng viên trúng tuyển kỳ thi tuyển dụng, thông báo kết quả
trúng tuyển và hoàn thiện các thủ tục tuyển dụng theo qui định.
* Cách xác định tổng số điểm xét trúng tuyển:
a) Đối với chức danh giảng viên: Tổng số điểm xét trúng tuyển = 1,0 x
(Điểm thi môn Kiến thức chung + 2,0 x (Điểm thi giảng và phỏng vấn chuyên
môn) + Điểm ưu tiên.
b) Đối với ngạch chuyên viên: Tổng số điểm xét trúng tuyển = 1,0 x (Điểm
19


thi môn Kiến thức chung + 1,0 x (Điểm thi vấn đáp và xử lí tình huống) + Điểm ưu
tiên.
c) Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi bằng nhau ở chỉ tiêu
cuối cùng cần tuyển dụng thì người có tổng số điểm các bài thi chuyên môn,
nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển; nếu tổng số điểm các bài
thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì Chủ tịch Hội đồng tuyển
dụng viên chức báo cáo Hiệu trưởng quyết định người trúng tuyển theo thứ tự ưu

tiên như sau:
- Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động;
- Thương binh;
- Người hưởng chính sách như thương binh;
- Con liệt sĩ;
- Con thương binh;
- Con của người hưởng chính sách như thương binh;
- Người dân tộc ít người;
- Đội viên thanh niên xung phong;
- Đội viên tri thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi
từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ;
- Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự;
- Người dự tuyển là nữ.
d) Trường hợp vẫn không xác định được người trúng tuyển theo thứ tự ưu
tiên quy định tại Khoản 3 Điều này thì Hiệu trưởng trực tiếp phỏng vấn và quyết
định người trúng tuyển.
e) Không thực hiện việc bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần
sau.
* Xác định người trúng tuyển trong xét tuyển
+ Nội dung xét tuyển
Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển là người đủ tiêu chuẩn và điều kiện,
được Hội đồng tuyển dụng xem xét và nhất trí đề nghị Hiệu trưởng quyết định
tuyển dụng. Nội dung xét tuyển như sau :
20


×