Những biện pháp tổ chức ứng dụng công nghệ
thông tin vào công tác quản lý ở trường cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I
Trần Văn Toàn
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS. ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: TS. Đặng Văn Cúc
Năm bảo vệ: 2007
Abstract. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công nghệ thông tin, ứng dụng
công nghệ thông tin vào quản lý nhà trường. Khảo sát thực trạng tổ chức ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác quản lý và nguyên nhân tồn tại của thực trạng đó ở
trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I trong thời gian từ năm 2001 đến
năm 2006. Từ kết quả đánh giá thực trạng, đề xuất một số biện pháp tổ chức ứng
dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý của trường: nâng cao nhận thức về
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường; tăng cường bồi dưỡng trình
độ tin học cho cán bộ, giảng viên; dùng công nghệ thông tin làm phương tiện hỗ trợ
công tác quản lý; tạo môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào quản lý; xây dựng mối quan hệ thường xuyên giữa nhà trường với các nhà cung
cấp phần mềm; xây dựng cơ sở dữ liệu chung cho các phần mềm quản lý
Keywords. Công nghệ thông tin; Giáo dục đại học; Quản lý; Quản lý giáo dục
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ và khẳng định vị thế trong sự phát
triển chung của nền kinh tế thế giới. Cùng với xu thế phát triển chung đó là sự phát triển vượt
bậc của khoa học công nghệ đặc biệt là ngành công nghệ thông tin.
Yêu cầu của xã hội về chất lượng đào tạo ngày càng cao. Nhiệm vụ đối với ngành
giáo dục và đào tạo ngày càng nặng nề yêu cầu phải có những hệ thống phục vụ tốt hơn trong
công tác tổ chức quản lý giáo dục.
Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý chưa đạt được kết quả mong muốn. Một
số dự án ứng dụng CNTT vào quản lý còn gặp nhiều vấn đề gây lãng phí tiền của của Nhà
nước và Nhân dân.
Yêu cầu thực tế của trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I về việc tổ
chức ứng dụng CNTT vào quản lý nhằm thúc đẩy chất lượng đào tạo cũng như sự phát triển
của Nhà trường.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn để đề xuất một số biện pháp tổ chức ứng
dụng Công nghệ thông tin vào công tác quản lý ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công
nghiệp I.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật
Công nghiệp I.
Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ở trường
Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I.
4. Giả thuyết khoa học
Chúng tôi giả định rằng ứng dụng CNTT vào công tác quản lý bước đầu đã được triển
khai ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I song chưa sâu sắc và chưa rộng
khắp trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà trường. Nếu có những biện pháp tổ chức ứng
dụng CNTT vào công tác quản lý một cách khoa học thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của
công tác quản lý Nhà trường là cơ sở để đưa chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng tốt
hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ
thông tin vào quản lý nhà trường.
- Khảo sát thực trạng việc tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý
và nguyên nhân của thực trạng đó ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I.
- Đề xuất một số biện pháp tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản
lý ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I từ năm 2001 đến năm 2006.
6. Phạm vi nghiên cứu
Các số liệu được sử dụng nghiên cứu trong đề tài từ năm 2001 đến năm 2006 ở trường
Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ
- Phương pháp thống kê toán học.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn dự
kiến sẽ trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
Chương 2: Thực trạng tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ
thuật Công nghiệp I.
Chương 3: Các biện pháp tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ở
trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ
1.1. Lịch sử nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có rất nhiều công trình khoa học, đề tài cũng như
những bài báo nói về ứng dụng CNTT vào trong quản lý. Tuy nhiên chưa có công trình nào cụ
thể về tổ chức ứng dụng CNTT vào công tác quản lý ở một trường Cao đẳng có các đặc điểm
giống với trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là một khái niệm đã được biết đến rất sớm trong đời sống của con người. Nó
được hiểu và biết đến qua nhiều những cách diễn đạt, những thuật ngữ khác nhau. Và cũng có
rất nhiều những khái niệm khác nhau về quản lý nhưng tựu trung lại có thể khái quát như sau:
Quản lý là sự tác động một cách liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý
tới đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành
một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu, các cấp sao cho phù hợp với quy
luật để đạt đến mục tiêu đã xác định.
Hoạt động quản lý bao gồm 4 chức năng cụ thể: Chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ
chức, chức năng điều hành (chỉ huy), chức năng kiểm tra. Các chức năng quản lý có mối
quan hệ biện chứng với nhau.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ
thể quản lý nhằm tổ chức điều khiển hoạt động của khách thể quản lý thực hiện các mục tiêu
giáo dục đề ra. Quản lý giáo dục từ cấp vĩ mô đến tầm vi mô đều hướng tới sử dụng có hiệu
quả những nguồn lực dành cho giáo dục để đạt được kết quả (đầu ra) có chất lượng cao nhất.
1.2.3. Quản lý Nhà trường
Quản lý nhà trường là một hệ thống hoạt động có mục đích có kế hoạch, hợp quy luật
của chủ thể quản lý nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục
của Đảng, thể hiện tính chất nhà trường XHCN, mà điểm hội tụ là hoạt động dạy học, giáo
dục thế hệ trẻ nói riêng và người học nói chung.
1.2.4. Khái niệm tổ chức
Tổ chức là một trong bốn chức năng quản lý chủ yếu, cơ bản nhất bao gồm: Kế hoạch
(Planning), tổ chức (Organizing), chỉ đạo – lãnh đạo (leading) và kiểm tra (Controlling)
Tổ chức là quá trình hình thành nên cơ cấu các quan hệ, các thành viên, giữa các bộ
phận trong tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu
tổng thể của tổ chức. Nhờ việc tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp, điều phối
tốt hơn các ngồn vật lực và nhân lực. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào
năng lực của người quản lý sử dụng các ngồn lực này sao cho có hiệu quả và có kết quả.
1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý
1.3.1. Khái niệm công nghệ
Theo quan điểm truyền thống: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ
năng, kỹ thuật, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
Theo quan điểm hiện đại: Công nghệ là tổ hợp của bốn thành phần có tác động qua lại
với nhau và cùng thực hiện bất kỳ quá trình sản xuất và dịch vụ nào: Thành phần trang thiết
bị, thành phần kỹ năng và tay nghề, thành phân thông, thành phần tổ.
1.3.2. Khái niệm thông tin
Thông tin (information) được sử dụng thường ngày. Con người có nhu cầu đọc báo,
nghe đài, xem tin vi, đi du lịch, tham khảo ý kiến người khác, v.v để nhận được thêm thông
tin mới. Thông tin đem lại cho con người những sự hiểu biết, nhận thức tốt hơn về những đối
tượng trong đời sống xã hội, trong đời sống tự nhiên, v.v giúp cho họ thực hiện hợp lý
những công việc cần làm để đạt được mục đích một cách tốt nhất.
1.3.3. Khái niệm thông tin quản lý
Thông tin quản lý là hệ thống thông tin được xây dựng phục vụ cho các quyết định
của nhà quản lý.
1.3.4. Khái niệm công nghệ thông tin
CNTT là một lĩnh vực khoa học rộng lớn nghiên cứu các khả năng và các phương
pháp thu thập, lưu trữ, truyền và xử lý thông tin một cách tự động dựa trên các phương tiện
kỹ thuật (máy tính điện tử và các thiết bị thông tin khác)
1.3.4.1. Khái niệm tin học
Tin học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu cấu trúc và tính chất của thông tin khoa
học, cùng với việc thu thập, xử lý, lưu trữ, biến đổi và truyền gửi chúng.
1.3.3.2. Khái niệm mạng máy tính
Mạng máy tính là thuật ngữ để chỉ các máy tính được kết nối với nhau thông qua các
thiết bị kết nối trên cơ sở các môi trường kết nối với mục đích chia sẻ tài nguyên dùng chung
như chia sẻ thiết bị, chia sẻ phần mềm dùng chung, chia sẻ dữ liệu …
1.3.3.3. Tin học hoá quá trình quản lý
Tin học hoá quá trình quản lý là việc ứng dụng CNTT trong các công đoạn quản lý,
nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác quản lý, giúp cho người quản lý nhanh
chóng có được kết quả, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho các quyết định.
1.4. Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý
Tổ chức ứng dụng CNTT vào quản lý không chỉ là nhiệm vụ của các nhà quản lý, của
các cấp lãnh đạo và đây là nhiệm vụ của tất cả các cá nhân có liên quan trong công tác quản
lý. Nói cụ thể hơn trong Nhà trường đó là nhiệm vụ của tất cả các cấp lãnh đạo Nhà trường,
các phòng, ban, khoa, bộ môn trực thuộc và của tất cả các Thầy, Cô giáo đang trực tiếp giảng
dạy cũng như không trực tiếp giảng dạy. Bởi vì việc ứng dụng CNTT vào quản lý có thành
công được hay không chính là dựa trên sự đồng lòng nhất trí cao của tất cả mọi người trong
tổ chức từ công tác xây dựng hệ thống, cập nhật phát triển hệ thống, khai thác hệ thống.
Để thấy rõ hơn điều này chúng ta hãy nghiên cứu các bước tiến hành tổ chức ứng
dụng CNTT vào quản lý.
Bƣớc 1: Thay đổi thái độ hành vi của các nhà quản lý và tất cả mọi người trong tổ
chức về việc ứng dụng CNTT trong quản lý
Bƣớc 2: Xây dựng hệ thống
Bƣớc 3: Vận hành hệ thống, khai thác những ứng dụng sẵn có phục vụ trong các công
việc hằng ngày.
Bƣớc 4: Nghiên cứu xây dựng những ứng dụng mang tính chất đặc thù của tổ chức,
phát triển hệ thống phù hợp với những ứng dụng, nâng cao khả năng ứng dụng CNTT trong
quản lý.
Bƣớc 5: Phát triển, cập nhật hệ thống thường xuyên phổ cập việc ứng dụng, khai thác
hệ thống đến tất cả thành viên trong tổ chức theo từng chức năng nhiệm vụ.
Bƣớc 6: Quay lại bước 4
1.5. Dự báo ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý giáo dục ở Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế xã hội ngày nay, nền kinh tế tri thức, kinh tế
thông tin ngày càng định hình một cách rõ ràng hơn. Chính vì vậy, việc ứng dụng CNTT
trong quản lý là một trong những bước của quy luật phát triển xã hội. Giáo dục và đào tạo
không nằm ngoài quy luật đó, hơn nữa giáo dục và đào tạo chính là điểm nhấn đầu tiên trong
sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức. Do đó, trong tương lai không xa ứng dụng
CNTT vào quản lý giáo dục sẽ được thực hiện một cách toàn diện từ quản lý nguồn nhân lực,
quản lý cơ sở vật chất đến quản lý giáo dục đào tạo.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở TRƢỜNG
CAO ĐẲNG KINH TẾ – KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP I
2.1. Vài nét khái quát về trƣờng Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I
2.1.1. Đặc điểm của nhà trường.
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công
nghiệp I đã có hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành với nhiệm vụ đào tạo phát triển nguồn
nhân lực cho các ngành công nghiệp từ Công nhân kỹ thuật, Trung cấp chuyên nghiệp, đến
Cao đẳng và đào tạo lại, bồi dưỡng Cán bộ Công nhân viên; Nghiên cứu Khoa học, chuyển
giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.
Năm 1956, Trường Trung cấp Kỹ thuật III – tiền thân của Trường Cao đẳng Kinh tế –
Kỹ thuật Công nghiệp I – là một trong ba trường Trung cấp kỹ thuật đầu tiên của nước ta
được thành lập.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, để phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của
từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử Nhà trường đã có 9 lần thay đổi tên gọi như sau:
1960: Trường Trung cấp kỹ thuật Công nghiệp nhẹ.
1965: Trường Trung học kỹ thuật Dệt.
1971: Viện Công nghệ Dệt Sợi.
1975: Trường Trung học kỹ thuật Dệt.
1982: Trường Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ.
1987: Trường Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ Nam Định.
1992: Trường Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ.
1998: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ.
Đến tháng 4/1998 Trường được đổi tên thành Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Công nghiệp I cho đến nay.
Hiện nay trường đóng tại hai địa điểm với 02 cơ sở:
Cơ sở 1: 456 Minh Khai – Quận Hai Bà - Hà Nội
Cơ sở 2: 353 Trần Hưng Đạo – Thành phố Nam Định.
Năm 2006 trường được UBND Tỉnh Nam Định cấp hơn 20 ha đất tại Xã Mỹ Xá -
Ngoại thành Nam Định.
2.1.2. Tổ chức bộ máy của Nhà trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I.
+ Lãnh đạo Nhà trường gồm: Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng phụ trách Đào tạo và Nghiên cứu khoa học.
Phó Hiệu trưởng phụ trách Nội chính.
+ Các Phòng chức năng có 5 phòng gồm:
Phòng Tổ chức Cán bộ - Học sinh, sinh viên;
Phòng Đào tạo;
Phòng Tài chính Kế toán;
Phòng Hành chính quản trị;
Phòng Quản lý khoa học.
+ Các Khoa, Tổ môn trực thuộc - Có 6 Khoa, 3 Tổ bộ môn trực thuộc:
+ Các khoa:
Khoa Dệt may thời trang;
Khoa Hoá công nghiệp;
Khoa Kinh tế - Pháp chế;
Khoa Công nghệ Thông tin;
Khoa Điện - Điện tử;
Khoa Cơ khí.
+ Tổ bộ môn trực thuộc Ban Giám hiệu:
Tổ Mác – Lênin
Tổ Toán – Lý;
Tổ Ngoại ngữ;
Tổ Giáo dục thể chất – Quốc phòng.
+ Các trung tâm:
Trung tâm Tư vấn hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ.
Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ
Trung tâm Công nghệ sinh học và Vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Các đơn vị trực thuộc các khoa là hệ thống nhà xưởng, phòng thí nghiệm, khu thể
thao …
+ Các tổ chức khác: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Sinh viên, Hội Cựu chiến binh,
Hội phụ nữ.
+ Các lớp Học sinh, Sinh viên.
Sơ đồ 5 – Cơ cấu tổ chức trƣờng Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I
2.1.3. Cơ cấu ngành nghề.
Các hệ đào tạo: Với đặc thù là trường Cao đẳng đào tạo đa ngành, đa cấp từ hệ Cao
đẳng, TCCN, Công nhân kỹ thuật, đào tạo bồi dưỡng. Ngoài ra nhà trường còn tổ chức các
hình thức liên kết đào tạo để đào tạo các bậc học cao hơn như Đại học và sau đại học.
Các ngành nghề đào tạo: Trường đào tạo 15 ngành nghề ở tất cả các trình độ cao
đẳng, TCCN và dạy nghề: Công nghệ Dệt, Công nghệ Sợi, Công nghệ May và Thiết kể Thời
trang, Công nghệ Da giày, Công nghệ Hoá nhuộm, Công nghệ Hoá Thực phẩm, Kế toán,
Quản trị kinh doanh, Công nghệ Thông tin, Công nghệ Kỹ thuật Điện (Tự động hoá), Công
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
HIỆU TRƯỞNG
Khoa Kinh tế pháp chế
Khoa Dệt may thời trang
Khoa Điện - Điện tử
Khoa Cơ khí
Khoa Hóa công nghiệp
Tổ môn ngoại ngữ
Tổ mụn Toỏn lý
Tổ môn Mac-Lênin
KhoaCông nghệ thông tin
Tổ môn GDTC-QP
Phũng TCCB-HSSV
Phũng Đào tạo
Phũng Quản lý khoa
học
Phũng Tài chính kế toán
TT Tư vấn hợp tác
ĐT&BDCB
TT Tin học - Ngoại ngữ
Phũng Hành chính quản trị
TT CN Sinh học & VS
ATTP
Các lớp HSSV
Hệ thống Nhà xưởng, phòng Thí nghiệm, phòng Thực hành
nghệ Cơ khí, Công nghệ Điện tử, Công nghệ Cơ - Điện tử, Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, Tài
chính ngân hàng.
2.1.4. Quy mô đào tạo của trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I.
Trong những năm gần đây, Nhà trường có những bước phát triển ổn định về ngành
nghề, chất lượng cũng như quy mô đào tạo trở thành một địa chỉ đào tạo có uy tín trong cả
nước, Hàng năm, trường tuyển mới từ 3000 đến 5000 học sinh sinh viên và thường xuyên mở
các lớp ngắn hạn, cập nhật kiến thức mới về kinh tế, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ trong
ngành, với lưu lượng khoảng 500 lượt người.
Lưu lượng học sinh, sinh viên hiện nay đang học tại trường đạt trên 23.000.
Bảng 1 - Quy mô đào tạo của trƣờng từ năm 2005 đến năm 2007
Hệ đào tạo
Năm
Đại học
Cao đẳng
TCCN
CNKT
Cộng
2005
0
4050
5500
1000
10550
2006
0
5850
6850
1000
13700
2007
1000
6500
7500
1200
15200
Bảng 2 – Dự kiến quy mô đào tạo từ năm 2008 đến năm 2015
Hệ đào tạo
Năm
Đại học
Cao đẳng
TCCN
CNKT
Cộng
2008
2100
7000
3500
2000
14600
2009
3200
8000
3700
2080
16980
2010
4000
9000
3900
2100
19000
2011
4800
10000
4000
2120
20920
2012
5600
10500
4200
2140
22440
2013
6400
11000
4500
2160
24060
2014
7200
11500
4700
2170
25570
2015
8000
12000
5000
2190
27190
2.2. Điều kiện địa lý, môi trƣờng xã hội, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất của trƣờng
Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I
2.2.1. Điều kiện địa lý, môi trường xã hội
Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I ngày nay đang hoạt động trên hai
cơ sở
Cơ sở Hà Nội: Số 456 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở Nam Định: Số 353 Đường Trần Hưng Đạo, Phường Bà Triệu, Thành phố Nam
Định.
Cả hai cơ sở đào tạo của Nhà trường đều nằm trên những khu vực trung tâm văn hoá,
kinh tế, chính trị của cả nước. Do vậy nhà trường có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc
phát triển về mọi mặt.
2.2.2. Điều kiện về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất
Trong những năm gần đây Nhà trường đã rất trú trọng đến việc phát triển đội ngũ giáo
viên cả trên phương diện số lượng và chất lượng. Cho đến thời điểm này Nhà trường đã có
một đội ngũ giáo viên hùng hậu, đủ về số lượng và đáp ứng chất lượng cho công tác giảng
dạy hiện tại và đáp ứng khả năng nâng cấp trường trong tương lai không xa.
Bảng 3 - Số lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của trƣờng
TT
Đơn vị
Số
lƣợng
Trình độ đào tạo
Giáo
viên
Trung
cấp
Cao
đẳng
Đại
học
Thạc
sỹ
Tiến
sỹ
1.
Ban Giám hiệu
3
0
0
1
0
2
3
2.
Phòng HCQT
53
27
10
15
1
0
5
3.
Phòng Đào tạo
18
2
1
6
8
1
15
4.
Phòng TCCB-HSSV
13
0
0
8
5
0
12
5.
Phòng TCKT
7
1
0
4
2
0
6
6.
Phòng QLKH
4
0
0
2
2
0
4
7.
Trung tâm tư vấn Đào tạo
& Hợp tác quốc tế
4
0
0
1
3
0
4
8.
Trung tâm Tin học – Ngoại
ngữ
2
0
0
1
1
0
2
9.
Trung tâm Công nghệ sinh
học
3
0
0
1
0
2
3
10.
Khoa CNTT
28
0
1
16
10
1
28
11.
Khoa Điện - Điện tử
24
0
1
9
11
3
24
12.
Khoa Cơ khí
18
0
0
8
10
0
18
13.
Khoa Hoá Công nghiệp
17
0
1
6
8
2
17
14.
Khoa Dệt May–Thời trang
43
0
1
33
9
0
43
15.
Khoa Kinh tế pháp chế
67
0
0
34
31
2
67
16.
Bộ môn Mác - Lênin
22
0
0
12
10
0
22
17.
Bộ môn Toán –Lý
11
0
0
6
4
1
11
18.
Bộ môn Ngoại ngữ
15
0
0
0
6
0
15
19.
Bộ môn Giáo dục thể chất
– Quốc phòng
6
0
0
3
3
0
6
Cộng
358
30
15
166
124
14
305
Song hành với việc phát triển đội ngũ Nhà trường cũng tiến hành các biện pháp trẻ
hoá đội ngũ thông qua công tác tuyển dụng mới, thuyên chuyển công tác. Cụ thể được thể
hiện qua bảng thống kê sau:
Bảng 4 - Số lƣợng giáo viên phân theo độ tuổi
TT
Đơn vị
Tổng
số
Trong
đó nữ
Dƣới
35
Từ 35
đến 50
Từ 51
đến
60
Trên
60
1.
Ban Giám hiệu
3
0
0
1
2
2.
Phòng HCQT
53
17
7
43
3
3.
Phòng Đào tạo
18
10
11
6
1
4.
Phòng TCCB-HSSV
13
5
9
3
1
5.
Phòng TCKT
7
4
2
4
1
6.
Phòng QLKH
4
3
2
1
1
7.
Trung tâm tư vấn Đào tạo
& Hợp tác quốc tế
4
2
2
1
1
8.
Trung tâm Tin học – Ngoại
ngữ
2
1
2
0
0
9.
Trung tâm Công nghệ sinh
học
3
2
1
1
1
10.
Khoa CNTT
28
11
25
3
0
11.
Khoa Điện - Điện tử
24
9
20
4
0
12.
Khoa Cơ khí
18
1
12
4
2
13.
Khoa Hoá Công nghiệp
17
13
13
2
2
14.
Khoa Dệt May–Thời trang
43
24
21
14
8
15.
Khoa Kinh tế pháp chế
67
44
59
6
2
16.
Bộ môn Mác - Lênin
22
16
19
1
2
17.
Bộ môn Toán –Lý
11
6
5
5
1
18.
Bộ môn Ngoại ngữ
15
15
9
6
0
19.
Bộ môn Giáo dục thể chất
– Quốc phòng
6
1
5
1
0
Cộng
358
184
224
106
28
Mặc dù đội ngũ giáo viên Nhà trường có tuổi đời trẻ như không phải vì thế mà họ
thiếu kinh nghiệm giảng dạy quản lý. Họ đã được đào tạo bài bản và có thâm niên công tác
đủ để đạt đến độ chín trong nghề nghiệp của bản thân. Điều đó được cụ thể hoá thông qua
bảng thống kê sau:
Bảng 6 - Tuổi trung bình, thâm niên giảng dạy của GV, CBQL
TT
Đơn vị
Tổng số
giáo viên
Giới
Tuổi
trung
bình
Thâm niên
giảng dạy
trung bình
Nam
Nữ
1.
Ban Giám hiệu
3
3
0
54
33
2.
Phòng HCQT
5
3
2
43
20
3.
Phòng Đào tạo
12
7
5
34
11
4.
Phòng TCCB-HSSV
15
8
7
37
12
5.
Phòng TCKT
6
3
3
43
22
6.
Phòng QLKH
4
1
3
36
11
7.
Trung tâm tư vấn Đào tạo
& Hợp tác quốc tế
4
2
2
41
19
8.
Trung tâm Tin học – Ngoại
ngữ
2
1
1
28
6
9.
Trung tâm Công nghệ sinh
học
3
1
2
40
14
10.
Khoa CNTT
28
17
11
28
5
11.
Khoa Điện - Điện tử
24
15
1
31
6
12.
Khoa Cơ khí
18
17
1
35
12
13.
Khoa Hoá Công nghiệp
17
4
13
33
8
14.
Khoa Dệt May–Thời trang
43
19
24
37
13
15.
Khoa Kinh tế pháp chế
67
23
44
31
6
16.
Bộ môn Mác - Lênin
22
5
17
30
6
17.
Bộ môn Toán –Lý
11
6
6
36
12
18.
Bộ môn Ngoại ngữ
15
0
15
35
9
19.
Bộ môn Giáo dục thể chất –
Quốc phòng
6
6
0
30
6
Cộng
305
141
164
34
9
Ngoài đội ngũ giáo viên cơ hữu Nhà trường còn trú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên
thỉnh giảng là các giáo sư, tiến sỹ, cán bộ đầu ngành của các viện nghiên cứu, các trường đại
học, các cơ sở sản xuất thường xuyên tham gia giảng dạy.
2.3. Thời cơ, thách thức của nhà trƣờng trong bối cảnh hiện nay
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động, nền giáo dục và đào tạo nước
nhà đang có rất nhiều những thời cơ để phát triển nâng lên những tầm cao mới. Nền giáo dục
của nước ta sẽ có cơ hội tiếp cận với những ngành giáo dục tiên tiến của những nước phát
triển. Dịch vụ giáo dục sẽ được đa dạng hoá từ loại hình đào tạo cho đến phương thức tổ chức
đào tạo, tạo cơ hội học tập nhiều hơn cho mọi người. Tuy nhiên, cùng với những thời cơ là
những thách thức rất lớn đó là sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền giáo dục nước nhà.
Cùng nằm trong bối cảnh đó trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I cũng
đã chuẩn bị cho mình một tâm thế để đón nhận những thời cơ và dự đoán những thách thức
để chủ động trong việc hoà nhập chung. Hiện nay, Nhà trường đang phấn đấu nỗ lực trên tất
cả các phương diện để phát triển Nhà trường thành trường Đại học trong tương lai. Đây là
một thời cơ tốt để Nhà trường khẳng định vị thế của mình và cũng sẽ tạo cơ hội nhiều hơn
cho việc phát triển nhà trường. Bên cạnh thời cơ đó là những thách thức đối với nhà trường.
Đó là những khó khăn về cơ sở vật chất, về nguồn nhân lực phục vụ cho công tác đào tạo
2.4. Thực trạng công tác tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin ở trƣờng Cao đẳng
Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I
2.4.1. Quy định, chế độ chính sách cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
Nhà trường luôn có những chính sách nhằm thúc đẩy việc ứng dụng CNTT&TT trong
công tác quản lý cũng như các công tác khác. Điều đó được cụ thể hoá thông qua các văn bản
quy định: Quy định về sử dụng CNTT tại các đơn vị trong trường, Quy định về việc xây dựng
các văn bản lưu hành trong và ngoài trường, Quy định về sử dụng và khai thác hệ thống
thông tin.
2.4.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông
Tổ chức bộ máy:
Trong cơ cấu tổ chức của Nhà trường Khoa Công nghệ thông tin hiện nay là một
trong 06 khoa chuyên môn của Nhà trường. Hiện nay khoa được chia thành 04 tổ theo chuyên
ngành hẹp đào tạo và theo chức năng phục vụ.
Sơ đồ 6 - Cơ cấu tổ chức khoa Công nghệ thông tin
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Chủ nhiệm khoa
Tổ
Công
nghệ
phần
mềm
Tổ
Khoa
học
máy
tính
Tổ
Mạng
và tru-
yền
thông
Tổ
Quản
trị
mạng
Theo chuyên ngành hẹp
Theo chức năng
phục vụ
Trong cơ cấu tổ chức của khoa Công nghệ thông tin tổ Quản trị mạng nằm trong sự
quản lý hành chính của khoa nhưng nó không phải là tổ có chức năng đào tạo như các tổ
khác. Tổ Quản trị mạng được thành lập với nhiệm vụ là đơn vị tư vấn cho khoa, Ban giám
hiệu xây dựng các dự án có liên quan đến CNTT&TT. Duy trì sự hoạt động và quản trị hệ
thống CNTT&TT của Nhà trường, đảm bảo hệ thống CNTT&TT của Nhà trường luôn hoạt
động trong tình trạng tốt nhất.
Như vậy, thông qua cơ cấu tổ chức của khoa Công nghệ thông tin và chức năng nhiệm
vụ của tổ Quản trị mạng ta có thể khái quát mô hình quản lý thiết bị CNTT&TT và mô hình
quản lý hệ thống thông tin Nhà trường thông qua các sơ đồ sau:
Sơ đồ 7 – Mô hình quản lý thiết bị CNTT&TT
Sơ đồ 8 – Mô hình quản lý hệ thống thông tin nhà trƣờng
Ban Giám hiệu
BAN GIÁM HIỆU
Tổ Quản trị mạng
Thông tin
của các
phòng
chức năng
Khoa CNTT
Thông tin
của các
khoa
chuyên
môn, Bộ
môn trực
thuộc
Thiết bị CNTT&TT các
phòng, khoa, trung tâm
và các bộ môn trực thuộc
Ban giám hiệu
Thông tin
của các
trung tâm
trực thuộc
Hệ thống thiết bị
CNTT&TT dùng chung
và các thiết bị tại các
phòng thực hành của
Nhà trường
Tổ quản trị
mạng (Khoa
Công nghệ
thông tin)
Yêu cầu bảo trì,
nâng cấp
Đề xuất nâng cấp,
trang bị mới
Nguồn nhân lực:
Sớm nhận thức tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT&TT trong các công tác,
ngay từ những năm trước đây nhà trường đã có kế hoạch và chính sách phát triển, bồi dưỡng
nguồn nhân lực, đặc biệt là kiến thức về tin học. Điều đó được thể hiện qua kết quả của bảng
thống kê sau:
Bảng 5 - Số lƣợng giáo viên phân theo trình độ tin học, ngoại ngữ
TT
Đơn vị
Tổng
số
Tin học
Ngoại ngữ (Tiếng Anh)
A
B
C
Đại
học
A
B
C
Đại
học
1. 1
Ban Giám hiệu
3
0
0
3
0
0
0
3
0
2. 2
Phòng HCQT
53
28
10
15
0
28
10
15
0
3. 4
Phòng Đào tạo
18
1
1
15
1
1
1
14
2
4. 3
Phòng TCCB-HSSV
13
0
7
4
2
0
8
4
1
5. 5
Phòng TCKT
7
0
1
6
0
0
1
6
0
6. 6
Phòng QLKH
4
0
0
4
0
0
0
4
0
7. 1
7
Trung tâm tư vấn đào tạo &
Hợp tác quốc tế
4
0
0
4
0
0
0
4
0
8. 1
8
Trung tâm Công nghệ sinh
học
3
0
0
3
0
0
0
3
0
9. 1
9
Trung tâm Tin học – Ngoại
ngữ
2
0
0
1
1
0
0
1
1
10. 1
0
Khoa CNTT
28
0
0
0
28
0
2
26
0
11. 9
Khoa Điện - Điện tử
24
0
1
23
0
0
1
23
0
12. 8
Khoa Cơ khí
18
0
0
18
0
0
0
18
0
13. 1
Khoa Hoá Công nghiệp
17
0
1
16
0
0
1
16
0
14. 7
Khoa Dệt May–Thời trang
43
0
3
40
0
0
3
40
0
15. 1
2
Khoa Kinh tế - Pháp chế
67
0
0
67
0
0
0
67
0
16. 1
5
Tổ Bộ môn Mác – Lênin
22
0
0
22
0
0
0
21
1
17. 1
Tổ Bộ môn Toán -Lý
11
0
0
11
0
0
0
11
0
18. 1
Tổ Bộ môn Ngoại ngữ
15
0
0
15
0
0
0
0
15
19. 1
6
Tổ Bộ môn Giáo dục thể
chất – Quốc phòng
6
0
1
5
0
0
1
5
0
Cộng
358
29
25
272
32
29
28
281
20
2.4.3. Cơ sở vật chất phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin
Qua nhiều năm ứng dụng và phát triển ứng dụng. Hiện nay Nhà trường đã xây dựng
được một hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống phần mềm phục vụ cho ứng dụng CNTT:
có 10 phòng máy tính chia đều cho cả hai khu vực đào tạo Nam Định và Hà Nội với số lượng
máy tính cá nhân là 1000 chiếc được nối mạng nội bộ và nối mạng Internet. Các phòng máy
tính này được quản lý bởi 2 phòng mạng tại 2 cơ sở của Nhà trường.
Sơ đồ 9 - Hệ thống máy tính của Nhà trƣờng
Nhà trường luôn trú trọng đến việc nâng cấp thay mới hệ thống máy tính, hệ thống
thiết bị ngoại vi và các thiết bị mạng, thiết bị kết nối nhằm đáp ứng sự phát triển của các ứng
dụng phần mềm. Cụ thể chỉ nói riêng hệ thống máy tính trong các phòng Lab có cơ cấu về
năm trang bị như sau:
Tổng số máy tính: 1000 chiếc trong đó: Trang bị năm 2007: 400 chiếc, Trang bị năm
2006: 300 chiếc, Trang bị năm 2005: 200 chiếc, Trang bị năm 2004: 100 chiếc
2.4.4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ
thuật Công nghiệp I
Nhà trường đã có những đầu tư cho việc ứng dụng CNTT vào quản lý từ hệ thống
máy tính, hệ thống mạng, các phần mềm phục vụ cho các công tác khác nhau cho đến đội ngũ
nhân lực ứng dụng CNTT vào công tác quản lý.
Sơ đồ 10 – Mô hình kết nối hệ thống máy tính phục vụ các công tác quản lý
Phòng
Mạng (Cơ
sở Nam
Định)
Hệ thống mạng LAN
Phòng
Mạng (Cơ
sở Hà Nội)
Internet
Internet
(VNPT)
ADSL
ADSL
Phòng Lab 1
Phòng Lab 2
Phòng Lab 3
Phòng Lab 4
Phòng Lab 5
Phòng Lab 1
Phòng Lab 2
Phòng Lab 3
Phòng Lab 4
Phòng Lab 5
2.5. Đánh giá chung
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội
là sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin và
truyền thông. Với đặc thù là một trường cao đẳng có chức năng đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ cử nhân cao đẳng công nghệ và trung cấp chuyên nghiệp cho ngành công nghiệp,
Nhà trường đã sớm có ý thức ứng dụng CNTT&TT vào các hoạt động giảng dạy cũng như
đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển Nhà trường. Do vậy cho đến nay việc
ứng dụng CNTT&TT vào giảng dạy và quản lý đã được phổ biến tại trường với 100% cán bộ,
giáo viên sử dụng CNTT&TT phục vụ cho các công tác giảng dạy và quản lý của mình. Nhà
trường cũng đã trang bị đủ hệ thống máy tính, hệ thống mạng nội bộ cũng như mạng Internet
cho yêu cầu công tác của cán bộ, giáo viên. Nhà trường cũng nghiên cứu ứng dụng và triển
khai những phần mềm hỗ trợ các công tác giảng dạy và quản lý trong các mảng công tác của
Nhà trường. Đồng thời, Nhà trường cũng luôn có những chính sách khuyến khích cán bộ,
giáo viên và công nhân viên học hỏi nâng cao trình độ đặc biệt là trình độ tin học và ngoại
ngữ để đáp ứng công việc trong hiện tại và tương lai.
CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ – KỸ THUẬT
CÔNG NGHIỆP I
3.1. Cơ sở để đề xuất biện pháp
3.1.1. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về việc ứng dụng CNTT vào công
tác quản lý.
Nghị quyết 49/CP ngày 4/8/1993 về phát triển CNTT. Chỉ thị 58 - CT/TW ngày
17/10/2000 của Bộ Chính trị. Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11. Chỉ thị số 29/2001
ngày 30/7/2001, Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển mạng giáo dục EduNet ngày
4/4/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Bưu chính Viễn thông
3.1.3. Thực tiễn tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I
Trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cùng với sự chỉ
đạo trực tiếp của Bộ Công nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với thực tiễn việc ứng dụng
CNTT vào công tác quản lý ở Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I đã được
triển khai nhưng những kết quả thu được chưa đáp ứng được với những đầu tư về nguồn nhân
lực, cơ sở vật chất, hệ thống thông tin.
3.2. Đề xuất một số biện pháp tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản
lý ở trƣờng Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp I
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý và việc tổ chức ứng
dụng CNTT trong quản lý ở trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp I, tôi xin đề xuất
một số biện pháp sau đây
3.2.1.Nâng cao ý chí của lãnh đạo trong công tác tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin
vào công tác quản lý
Mục đích:
Củng cố niềm tin của lãnh đạo Nhà trường vào công tác tổ chức ứng dụng CNTT vào
các hoạt động đặc biệt trong hoạt động quản lý giáo dục.
Tổ chức triển khai:
Đúc kết những kinh nghiệm và hiệu quả của việc ứng dụng CNTT & TT trong công
tác quản lý của các đơn vị khác báo cáo lãnh đạo Nhà trường.
Thường xuyên báo cáo những thành tựu của khoa học kỹ thuật đặc biệt là những
thành tựu của ngành CNTT&TT
Nghiên cứu một cách nghiêm túc và đầy đủ về các ứng dụng CNTT&TT, xây dựng
những dự án khả thi có tính thuyết phục cao về việc ứng dụng CNTT&TT.
3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý Nhà trường
Mục đích:
Nâng cao nhận thức của cả đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên để họ nhận thức đúng
và hiểu được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong quản lý Nhà trường.
Tổ chức triển khai.
Vận động động làm thay đổi nhận thức của giáo viên trong Nhà trường. Khuyến khích
nhưng cũng đồng thời có những biện pháp cứng rắn bắt buộc. Tổ chức các hội thảo, các lớp
tập huấn tin học
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên về mọi mặt đặc biệt là bồi dưỡng
trình độ tin học
Mục đích:
Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và công nhân viên đặc biệt trình độ
tin học và ứng dụng CNTT&TT
Tổ chức triển khai
Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cho từng giai đoạn, từng năm kế hoạch.
Phân loại nhân sự, tổ chức các lớp tập huấn trong trường.
Cử đi đào tạo bồi dưỡng các lớp dài hạn. Các hội thảo chuyên môn
3.2.4. Quản lý chặt chẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin
Mục đích:
Nâng cao ý thức sử dụng tin học và truyền thông phục vụ cho các công tác giảng dạy
và quản lý của Nhà trường. Đảm bảo việc ứng dụng CNTT luôn đi đúng theo mục tiêu đào
tạo của Nhà trường. Kịp thời phát hiện những thiếu sót, những khó khăn gặp phải để có
những chỉ đạo, uốn nắn phù hợp.
Tổ chức triển khai:
Xây dựng các chế tài, các quy định và các tiêu chí thi đua khen thưởng: Quy định trực
tiếp, quy định gián tiếp
Ban hành các quy định là việc tổ chức thực hiện những quy định trên.
3.2.5. Dùng công nghệ thông tin làm phương tiện hỗ trợ công tác quản lý
Mục đích:
- Thúc đẩy việc sử dụng CNTT trong công tác quản lý. Thiết lập và triển khai các hệ
thống phần mềm tin học trợ giúp cho các nhà quản lý trong việc thu thập thông tin; thiết lập
hệ thống liên lạc, báo cáo và chỉ thị đến các cán bộ, giáo viên Nhà trường. Đưa công nghệ
thông tin vào các công tác quản lý nguồn nhân lực, quản lý đào tạo, quản lý tài chính, quản lý
cơ sở vật chất của Nhà trường.
Tổ chức triển khai:
Khảo sát sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của Nhà trường.
Triển khai các phần mềm và hệ thống thông tin trợ giúp cho các công tác thông tin liên lạc.
Triển khai các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý như phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm
quản lý đào tạo, phần mềm quản lý tài chính, phần mềm quản lý cơ sở vật chất và từng
bước bản địa hoá các phần mềm trên cho phù hợp với những đặc thù riêng của Nhà trường.
3.2.6. Tạo môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý
Mục đích:
Xây dựng phong trào ứng dụng tin học và truyền thông trong các hoạt động của Nhà
trường. Tạo môi trường thông thoáng cho việc đầu tư và phát triển việc ứng dụng CNTT
trong Nhà trường.
Tổ chức triển khai:
Xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ giáo viên trong việc nghiên cứu để ứng
dụng CNTT. Chỉ đạo thành lập câu lạc bộ tin học trẻ; định kỳ tổ chức các cuộc thi về lĩnh vực
CNTT trên các phương diện ý tưởng, giải pháp, sản phẩm để tận dụng tối đa sức sáng tạo của
cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên đồng thời cũng tạo ra một không khí tích cực trong
việc học tập, nghiên cứu và ứng dụng CNTT.
3.2.7. Xây dựng đội ngũ chuyên gia cung cấp thông tin tư vấn cho việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý, xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với các nhà sản xuất
phần mềm
Mục đích:
Xây dựng đội ngũ chuyên gia và mối quan hệ mật thiết với đội ngũ chuyên gia trong
và ngoài trường.
Tổ chức triển khai:
Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách có đủ trình độ năng lực về chuyên môn cũng
như năng lực xã hội, kỹ năng giao tiếp để làm đầu mối chịu trách nhiệm trong việc thiết lập
mối quan hệ với các trung tâm Công nghệ thông tin của bộ cũng như các doanh nghiệp.
Xắp xếp lại cơ cấu tổ chức về quản lý ứng dụng CNTT phù hợp.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo mối quan hệ mật thiết giữa Nhà trường và đội
ngũ chuyên gia ngoài trường.
3.2.8. Xây dựng cơ sở dữ liệu chung cho các phần mềm quản lý
Mục đích:
Xây dựng hệ thống thiết bị trung tâm bao gồm các máy chủ File Server (Máy chủ
quản lý và lưu trữ các loại file dữ liệu ở các thể loại dùng chung), Máy chủ Domain Name
Server (Máy chủ phân cấp quản lý và phân loại đối tượng người dùng), máy chủ Database
Server (Máy chủ lưu trữ các file dữ liệu của các phần mềm dùng chung).
Xây dựng hệ thống các phần mềm quản lý dùng chung cho Nhà trường trên cơ sở sử
dụng cơ sở dữ liệu dùng chung.
Thiết kế, xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu dùng chung.
Tổ chức triển khai:
Xúc tiến thành lập trung tâm CNTT đồng thời giao cho tổ Quản trị mạng có trách
nhiệm thiết kế hệ thống cho trung tâm CNTT trong tương lai. Nghiên cứu khảo sát tình hình
ứng dụng thực. Phân loại thành các nhóm người sử dụng để phân quyền sử dụng phù hợp.
Tiến hành thiết kế, xây dựng hệ thống phần mềm dùng chung. Thiết kế, triển khai
máy chủ File Server.
Tập huấn đào tạo cho tất cả cán bộ, giáo viên và công nhân viên nhà trường để họ có
đủ khả năng tiếp nhận và sử dụng hệ thống mới.
3.2.9. Hiện đại hoá cơ sở vật chất, thiết bị cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý
Mục đích:
Xây dựng và bổ sung hệ thống phần cứng, phần mềm và hệ thống cơ sở dữ liệu phục
vụ cho các công tác giảng dạy, quản lý của Nhà trường đáp ứng được yêu cầu phát triển của
nhà trường và đáp ứng được xu thế của thời đại:
Tổ chức triển khai:
Với đặc điểm Nhà trường hiện nay được sự quản lý hành chính từ Bộ Công nghiệp và
quản lý chuyên môn từ Bộ Giáo dục và Đào tạo vì vậy. Ban Giám hiệu Nhà trường phải luôn
luôn cập nhật những thông tin và những chỉ đạo mang tính định hướng của cấp trên để có
những chỉ đạo kịp thời cho những sự thay đổi.
Nghiên cứu khả năng phát triển của ngành CNTT&TT, nghiên cứu khả năng phát
triển của Nhà trường về việc ứng dụng CNTT để xây dựng kế hoạch, lộ trình từng bước hiện
đại hoá cơ sở vật chất, thiết bị cho ứng dụng CNTT.
Có kế hoạch xây dựng và sử dụng nguồn tài chính phù hợp để sẵn sàng, chủ động
trong việc hiện đại hoá cơ sở vật chất và thiết bị cho ứng dụng CNTT.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Tất cả các biện pháp trên không tách rời nhau mà thâm nhập vào nhau, sinh thành ra
nhau, biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia và ngược lại. Do vậy để đảm
bảo được sự thành công của việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý chúng ta phải vận
dụng một cách linh hoạt mềm dẻo tuỳ từng điều kiện nào đến trước thì triển khai các biện
pháp đó trước. Cũng có thể tiến hành triển khai nhiều biện pháp đồng thời.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Qua phiếu trưng cầu ý kiến của 358 cán bộ, giáo viên và công nhân viên Nhà trường
về tính khả thi của các biện pháp tổ chức triển khai ứng dụng CNTT vào quản lý mà đề tài đề
xuất. Chúng tôi thu được kết quả (qua bảng tổng hợp dưới đây):
Bảng 7 - Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và CNV về mức độ cần thiết
của các giải pháp.
Các biện pháp tổ chức ứng dụng CNTT vào
quản lý
Tính cần thiết
Điểm
trung
bình
Thứ
bậc
Rất cần
thiết
(3 điểm)
Cần
thiết
(2 điểm)
Không
cần thiết
(1 điểm)
1. Nâng cao chí của lãnh đạo trong công tác tổ
chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
quản lý
1002
48
0
2.93
5
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao
nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý Nhà trường
978
64
0
2.91
7
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên
về mọi mặt đặc biệt là bồi dưỡng trình độ tin học
945
86
0
2.88
9
4. Quản lý chặt chẽ việc ứng dụng công nghệ
thông tin
990
56
0
2.92
6
5. Dùng công nghệ thông tin làm phương tiện hỗ
trợ công tác quản lý
1050
16
0
2.98
1
6. Tạo môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào quản lý
1032
28
0
2.96
3
7. Xây dựng đội ngũ chuyên gia cung cấp thông
tin tư vấn cho việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý, xây dựng mối quan hệ giữa nhà
trường với các nhà sản xuất phần mềm
1038
24
0
2.97
2
8. Xây dựng cơ sở dữ liệu chung cho các phần
mềm quản lý
1014
40
0
2.94
4
9. Hiện đại hoá cơ sở vật chất, thiết bị cho việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
960
76
0
2.89
8
Qua đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp của 358 cán bộ quản lý, giáo viên và
của công nhân viên trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I đã thể hiện sự phù
hợp với hiện trạng của Nhà trường cũng như mong muốn ứng dụng CNTT vào công tác quản
lý.
Tính khả thi của dự án đã được điều tra. Kết qủa thu được cũng đã thể hiện được rõ
những đặc điểm của Nhà trường và những định hướng phát triển Nhà trường trong tương lai.
Bảng 8 - Kết quả đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và CNV về mức độ khả
thi của các giải pháp.
Các biện pháp tổ chức ứng dụng CNTT vào
quản lý
Tính khả thi
Điểm
trung
bình
Thứ
bậc
Rất khả
thi
(3 điểm)
Khả thi
(2 điểm)
Không
khả thi
(1 điểm)
1. Nâng cao chí của lãnh đạo trong công tác tổ
chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
quản lý
948
82
1
2.88
2
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao
nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý Nhà trường
930
84
6
2.85
4
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên
về mọi mặt đặc biệt là bồi dưỡng trình độ tin học
930
88
4
2.85
3
4. Quản lý chặt chẽ việc ứng dụng công nghệ
thông tin
894
96
12
2.80
9
5. Dùng công nghệ thông tin làm phương tiện hỗ
trợ công tác quản lý
906
92
10
2.82
7
6. Tạo môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào quản lý
918
88
8
2.83
5
7. Xây dựng đội ngũ chuyên gia cung cấp thông
tin tư vấn cho việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong quản lý, xây dựng mối quan hệ giữa nhà
trường với các nhà sản xuất phần mềm
906
92
10
2.82
6
8. Xây dựng cơ sở dữ liệu chung cho các phần
mềm quản lý
894
100
10
2.80
8
9. Hiện đại hoá cơ sở vật chất, thiết bị cho việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
960
74
1
2.89
1
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Những kết quả nghiên cứu đạt đƣợc và những đóng góp của đề tài
Qua kết quả nghiên cứu ở trên chúng tôi rút ra kết luận sau: Việc ứng dụng CNTT vào
công tác quản lý là một trong những cách thức, con đường mang lại hiệu quả cao trong quan
lý.
1.1. Việc tổ chức ứng dụng CNTT vào công tác quản lý là một nhiệm vụ rất quan trọng của
lãnh đạo trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I
1.2. CNTT là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp cũng như cung
cách quản lý theo xu hướng hiện đại hoá ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên
cường điệu hoá vai trò của nó, không nên phủ trơn tính tích cực của những phương pháp quản
lý truyền thống mang lại. Chúng ta phải biết kết hợp hài hoà giữa phưong pháp quản lý
truyền thống và hiện đại để tạo được hiệu quả cao trong công tác quản lý.
1.3. Công tác xây dựng cơ sở vật chất đầu tư trang thiết bị đã có nhiều cố gắng. Đặc biệt là
xây dựng cơ sở vật chất cho ứng dụng CNTT vào công tác quản lý đã có nhiều khởi sắc theo
chiều hướng tốt. Tuy nhiên vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
1.4. Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến việc tổ chức ứng dụng
CNTT vào hoạt động quản lý.
1.5. Trên cơ sở thực trạng trên chúng tôi đề xuất 9 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công
tác tổ chức ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý ở trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật
Công nghiệp I.
Nâng cao ý chí của lãnh đạo trong công tác tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác quản lý
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý Nhà trường
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên về mọi mặt đặc biệt là bồi dưỡng trình
độ tin học
Quản lý chặt chẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin
Dùng công nghệ thông tin làm phương tiện hỗ trợ công tác quản lý
Tạo môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý
Xây dựng đội ngũ chuyên gia cung cấp thông tin tư vấn cho việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý, xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường với các nhà sản xuất
phần mềm
Xây dựng cơ sở dữ liệu chung cho các phần mềm quản lý
Hiện đại hoá cơ sở vật chất, thiết bị cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý
2. Khuyến nghị hƣớng phát triển đề tài và triển khai thực hiện
Để tổ chức ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản lý được tốt chúng tôi xin khuyến
nghị như sau:
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo
Triển khai đồng bộ các giải pháp ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo cũng như
quản lý nhà trường.
Có định hướng phát triển ứng dụng CNTT trong tương lai để các đơn vị đào tạo căn
cứ vào đó xây dựng hướng đi phù hợp trong từng điều kiện hoàn cảnh đặc trưng riêng.
2.2. Đối với Bộ Công nghiệp
Có những chính sách hỗ trợ tài chính, hỗ trợ về cơ chế giúp các cơ quan trực thuộc
phát triển việc ứng dụng CNTT trong quản lý.
Tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc như các tổng công ty, các tập đoàn đặc biệt
là khối các trường đào tạo giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong việc ứng dụng CNTT trong các
hoạt động.
Có chính sách hỗ trợ các đơn vị trong việc kêu gọi đầu tư và hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực ứng dụng CNTT một cách tốt hơn.
2.3. Đối với trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I
Lãnh đạo nhà trường phải có ý chí thúc đẩy việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động
quản lý nhà trường. Xây dựng, sử dụng các biện pháp ứng dụng CNTT phù hợp với mục
đích, thực tiễn của nhà trường.
Tạo môi trường tích cực, động viên cán bộ giáo viên ứng dụng CNTT vào các hoạt
động giảng dạy và quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác của mình.
2.4. Đối với cán bộ, giáo viên và công nhân viên nhà trường
Tự thân mỗi cán bộ, giáo viên và công nhân viên phải hiểu rõ việc ứng dụng CNTT
trong các công tác là tất yếu trong xã hội hiện đại đặc biệt là trong công tác quản lý. Do vậy
bản thân mỗi người phải có ý thức tham gia tự học tập nâng cao trình độ tin học, cùng chung
vai gắng sức xây dựng, phát triển và khai thác hệ thống thông tin quản lý nhà trường một
cách hiệu quả nhất.
References
* Văn kiện, văn bản
1. Ban chấp hành TƢ khóa VIII. Văn kiện hội nghị lần thứ hai. NXB Chính trị Quốc gia
Hà Nội, 1996.
2. Ban chấp hành TƢ khóa IX. Văn kiện hội nghị lần thứ sáu. NXB Chính trị Quốc gia Hà
Nội, 2002.
3. Ban chấp hành TƢ khóa X. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị
Quốc gia Hà Nội, 2006.
4. Ban tƣ tƣởng văn hóa TƢ. Tài liệu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. NXB Chính trị Quốc
gia Hà Nội, 2003.
5. Ban Tổ chức TƢ. Tài liệu nghiên cứu về công tác tư tưởng văn hóa. Hà Nội, 2004.
6. Chính phủ CHXHCN Việt Nam. Chiến lược phát triển giáo dục 2001
7. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật giáo dục. Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, 2005.
8. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Công nghệ thông tin. Số
67/2006/QH11, ngày 29/6/2006.
9. Bộ Chính trị. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển
CNTT phục vụ sự nghiêp CNH – HĐH. Hà Nội, 2000.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo.Nghề tin học ứng dụng. NXB Giáo dục Hà Nội, 2000.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ứng dụng CNTT và truyền thông trong giáo dục phổ thông –
Công nghệ giáo dục, Kỷ yếu hội thảo khoa học công nghệ. Hà Nội, 2001.
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ thị số 29/2001/CT Tăng cường giảng dạy đào tạo và ứng
dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005. Hà Nội, 2001.
13. Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Sƣ phạm. Các tài liệu dùng cho đào tạo Cao học Quản
lý giáo dục.
14. Trƣờng Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I. Đề án nâng cấp Trường Cao
đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I thành Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp.
15. Trƣờng Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I. Báo cáo tổng kết năm học 2006 –
2007 trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp I.
* Tác giả, tác phẩm
16. Đặng Quốc Bảo. Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường cán bộ quản lý giáo dục,
1997.
17. Đặng Quốc Bảo. Quản lý nhà trường – Bài giảng lớp cao học khoá 5. Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2006.
18. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Cơ sở khoa học quản lý. Hà Nội, 1996/2004
19. Nguyễn Quốc Chí. Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục– Bài giảng lớp cao học
khoá 5. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
20. Nguyễn Đức Chính (1998). Một số vấn đề dạy học lấy người học làm trung tâm. Ngoại
ngữ. Đặc san Số 2.
21. Nguyễn Đức Chính. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của sinh viên như một giải pháp
đào tạo giáo viên chất lượng cao tại khoa Sư phạm ĐHQG Hà Nội.
22. Trần Khánh Đức. Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO&TQM.
Nhà xuất bản giáo dục, 2004.
23. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) - Hà Thị Đức. Lý luận dạy học. NXB Đại học Sư phạm, Hà
Nội 2003.
24. Trịnh Thanh Hồng (chủ biên) – Phạm Minh Tuấn. Hệ thống thông tin quản lý. NXB
Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội, 2006.
25. Lƣu Anh Kỳ. Đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở ứng dụng CNTT. Hà Nội, 2003.
26. Ngô Quang Sơn. Công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý giáo dục và dạy học
(đề cương bài giảng). Hà Nội, 2006.
27. Nguyễn Hồng Sơn. Giáo trình hệ thống mạng máy tính (CCNA). NXB Lao động – Xã
hội. Hà Nội, 02/2007.
28. Nguyễn Ngọc Quang. Bản chất của quá trình dạy học. Tài liệu dùng để nghiên cứu
chuyên đề "Giáo dục Đại học" theo chương trình cấp Chứng chỉ phục vụ chức danh giáo chức
bậc đại học.
29. Đỗ Trung Tá. Ứng dụng Công nghệ thông tin truyền thông để đổi mới giáo dục đại học
ở Việt Nam. Hà Nội, 2003.
30. GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn. Bàn về giáo dục Việt Nam
31. Ron Toomey. CNTT và Viễn thông cho giảng dạy và học tập. Trung tâm Lifelong
learning, Đại học Australian Catholic.
32. Harold Koontz – Cyril Odennell – Heinz Weihrich. Những vấn đề cốt yếu của quản lý.
NXB KHKT Hà Nội, 1999.