Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Nghiên cứu xây dựng văn hóa học đường của sinh viên tại Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.68 KB, 73 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
6.

BNV: Bộ Nội vụ
BGH: Ban Giám hiệu
CĐ: Cao đẳng
ĐH: Đại học
VHHĐ: Văn hóa học đường
TNCS: Thanh niên cộng sản

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1.Lý do lựa chọn đề tài.......................................................................................................................1
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề:..............................................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu: .....................................................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:..................................................................................................3
5. Giả thuyết nghiên cứu:...................................................................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:.....................................................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................................................3
8. Đóng góp mới của đề tài:................................................................................................................3
9. Danh mục tài liệu tham khảo:.........................................................................................................4
10. Cấu trúc nghiên cứu của đề tài:....................................................................................................4

CHƯƠNG 1..........................................................................................................4


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG...........................................4
1.1.Một số khái niệm..........................................................................................................................4
1.1.1. Văn hóa.................................................................................................................................4
1.1.2. Văn hóa học đường..............................................................................................................7
1.2. Những yếu tố tạo nên văn hóa học đường..................................................................................9
1.2.1.Yếu tố môi trường :...............................................................................................................9
1.2.2.Ý thức tổ chức kỷ luật..........................................................................................................10
1.2.3.Văn hóa ứng xử....................................................................................................................10
1.3. Đặc điểm môi trường Đại học....................................................................................................12
1.4. Một số vấn đề về văn hóa học đường trong sinh viên các trường Đại học, cao đẳng hiện nay. 13

CHƯƠNG 2........................................................................................................18
THỰC TRẠNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG....................................................18
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI..........................18
2.1. Tổng quan về Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.............................................................................18
2.1.1. Lịch sử và hình thành phát triển .......................................................................................18
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội..................................................21
2.1.2.1 Vị trí và chức năng .......................................................................................................21


2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn................................................................................................21
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội......................................................23
2.2 Thực trạng văn hóa học đường của sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội............................24
2.2.1. Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội về văn hóa học đường................24
2.2.2.Thực trạng văn hóa học đường của sinh viên đại học Nội vụ Hà Nội...................................29
2.2.2.1. Văn hóa ứng xử, giao tiếp............................................................................................29
2.2.2.2.Văn hóa ăn mặc............................................................................................................48
2.2.2.3.Ý thức tổ chức kỷ luật.........................................................................................56

CHƯƠNG 3........................................................................................................60

GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG...................................60
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI..........................60
3.1. Nhà trường cần có sự nghiên cứu và khảo sát toàn diện và xây dựng các quy chuẩn về văn hóa
học đường trong đó có các tiêu chí đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên.................................60
3.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa của
sinh viên một cách thiết thực như thư viện, phòng học, phòng tự học, sân bãi thể thao................62
3.3. Nâng cao nhận thức của sinh viên về văn hóa học đường; Động viên, khuyến khích sinh viên tự
giác, tích cực thực hiện tốt văn hóa học đường...............................................................................62
3.4. Nâng cao văn hoá ứng xử giao tiếp cho sinh viên......................................................................63
3.5. Nâng cao văn hoá trang phục....................................................................................................63
3.6. Phát động các phong trào thi đua thực hiện tốt VHHĐ trong sinh viên.....................................64
3.7. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện văn hóa học đường; áp dụng hình thức khen
thưởng và xử phạt kịp thời...............................................................................................................64

KẾT LUẬN........................................................................................................65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................67
PHỤ LỤC...........................................................................................................70


MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài
Văn hóa học đường là thuật ngữ khoa học tuy còn khá mới nhưng đóng
vai trò quan trọng đối với cơ sở giáo dục đào tạo và nhận được sự quan tâm của
toàn xã hội. Học đường là một môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân
cách, giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hoài bão, có lý
tưởng tốt đẹp. Xây dựng văn hóa học đường là một vấn đề thiết yếu, là sự sống
còn của nhà trường, và nếu nhà trường thiếu văn hóa thì không thể nào chuyển
tải những giá trị tri thức và nhân văn cho thế hệ trẻ. Freiberg (1998) mô tả văn
hóa học đường"…như không khí mà chúng ta thở. Không ai nhận ra nó cho đến
khi nó bị ô nhiễm".

Nhà trường là môi trường giáo dục đào tạo toàn diện nhất, giúp chúng ta có
được hành trang trí thức cần thiết, nâng bước và tiếp thêm sức mạnh cho mỗi
học sinh, sinh viên trước khi bước vào đời. Mỗi con người ở mỗi lứa tuổi, mỗi
bậc học khác nhau, môi trường giáo dục khác nhau thì mỗi học sinh, sinh viên
có nhận thức, tư cách và đạo đức khác nhau. Nhưng dù ở hoàn cảnh nào mọi
người đều cần tự nỗ lực vươn lên để hoàn thiện bản thân. Để có thể trường thành
tốt mỗi chúng ta đều phải biết tôn trọng bản thân, tôn trọng mọi người xung
quanh và trân trọng những gì mình đang có. Với học sinh sinh viên, điều đó
được thể hiện rất nhiều qua văn hóa ứng xử trong học đường. Văn hóa ứng xử là
nét đẹp, sự chuẩn mực trong giao tiếp. Có thể hiểu đó là một quan niệm, là quy
định chuẩn mực của xử sự giao tiếp giữa những sinh viên với nhau, giữa sinh
viên và các thầy cô giáo, là cách ăn mặc và là cách cư xử trong vấn đề bảo vệ
môi trường, tài sản vật chất. Nó bao gồm: hệ thống thái độ, khuôn mẫu, kỹ năng
ứng xử của cá nhân và cộng đồng người trong mối quan hệ với môi trường thiên
nhiên và xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng thiếu văn hóa ứng xử tại môi trường học
đường không phải điều quá mới mẻ. Đơn giản nhất là việc học trò “tiết kiệm”
lời chào hoặc làm ngơ như người xa lạ khi gặp thầy cô giáo cả ở trường và ngoài
xã hội hay nặng nề hơn có thể là sự xúc phạm đối với thầy cô, bạn bè.
1


Sự thiếu suy nghĩ trong lối sống và hành động của một bộ phận không
nhỏ các bạn trẻ hiện nay đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới văn hóa tôn sư
trọng đạo và tôn trọng lẫn nhau trong môi trường sư phạm. Sự khác biệt về cách
thức và quan điểm tiếp nhận cuộc sống giữa các thế hệ, đặc biệt là sự xâm nhập
của văn hóa phương Tây đang khiến một bộ phận giới trẻ rơi vào lối sống quá
nhanh, quá gấp, chạy theo những ham muốn xa vời mà quên đi văn hóa ứng xử
tối thiểu cần có.
Xuất phát từ thực trạng đó, chúng em chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng

văn hóa học đường của sinh viên tại Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội” làm
đề tài nghiên cứu khoa học với mong muốn đưa ra những giải pháp hữu hiệu
nhất xây dựng văn hóa học đường trong sinh viên trường Đại học Nội vụ, để
sinh viên trường Đại học Nội vụ khi ra trường, thực sự là nguồn nhân lực chất
lượng cao phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa học đường của
sinh viên. Đó là các công trình “Xây dựng văn hóa học đường, nhu cầu và giải
pháp” do Tiến sĩ Phạm Ngọc Trung chủ nhiệm đề tài; “Xây dựng văn hóa học
đường, vấn đề cấp bách hiện nay” của tác giả Cao Thanh Phước; “Thực trạng
và giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho sinh viên Trường Đại học Ngoại
Ngữ - Đại học Đà Nẵng” do nhóm sinh viên thực hiện; “Văn hóa học đường
trong Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An”; Mô hình “Thực hành
văn hóa học đường của Đoàn khoa Ngữ Văn” Trường Đại học sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh; cùng nhiều bài trên các báo và tạp chí viết về vấn đề văn hóa
học đường
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu về văn hóa và văn hóa học đường.
- Khảo sát đánh giá thực trạng văn hóa học đường của sinh viên Trường Đại
học Nội Vụ Hà Nội.
- Đề xuất những giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho sinh viên
Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội hiện nay.
2


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng văn hóa học đường trong sinh viên trường Đại học
Nội Vụ Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập trung đánh giá thực trạng VHHĐ của sinh viên hệ chính quy tập
trung Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.(Thông qua việc khảo sát sinh viên các
bậc và các ngành đang theo học tại trường)
Trong khuôn khổ của đề tài,chúng tôi tập trung vào các biểu hiện chính của
VHHĐ: Văn hóa ứng xử, trang phục và ý thức tổ chức kỷ luật của sinh viên.
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Nếu đề tài thành công, sẽ định hướng cho sinh viên trường Đại học Nội vụ
nói riêng và sinh viên các trường Đại học nói chung về quy tắc ứng xử, gu ăn
mặc phù hợp với môi trường sư phạm và lứa tuổi; thay đổi được cách suy nghĩ,
tình cảm và giúp sinh viên ngày càng hoàn thiện nhân cách.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu khái niệm văn hóa, văn hóa học đường.
- Thực trạng văn hóa học đường của sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà
Nội.
- Các giải pháp góp phần nâng cao văn hóa học đường của sinh viên Đại
học Nội Vụ Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
- Phương pháp phân tích tài liệu.
- Phương pháp so sánh...
8. Đóng góp mới của đề tài:
- Trên cơ sở khảo sát về văn hóa học đường trong sinh viên đưa ra giải pháp
tiếp tục xây dựng và nâng cao văn hóa học đường cho sinh viênTrường Đại học
Nội Vụ Hà Nội nói riêng và các trường Đại học nói chung.
- Là tài liệu để sinh viên và các thầy cô giáo nghiên cứu và tham khảo.
3


9. Danh mục tài liệu tham khảo:

- Các công trình nghiên cứu đã công bố
- Các báo, tạp chi
- Một số website
10. Cấu trúc nghiên cứu của đề tài:
Chương 1: Cơ sở lí luận về văn hóa học đường.
Chương 2: Thực trạng văn hóa học đường của sinh viên Trường Đại học
Nội Vụ Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao văn hóa học đường cho sinh viên Trường
Đại học Nội Vụ Hà Nội.
Nhân đây chúng em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến
các thầy cô giáo trong trường, các thầy cô giáo trong khoa Văn thư - Lưu trữ,
đặc biệt là cô giáo Trịnh Thị Năm đã hướng dẫn tận tình và chu đáo để chúng
em có thể hoàn chỉnh được báo cáo đề tài của mình. Xin gửi lời cảm ơn tới các
bạn sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã nhiệt tình cung cấp những ý
kiến, quan điểm để chúng em hoàn thành đề tài khoa học này.
Tuy nhiên, dù đã rất cố gắng, nhưng do khả năng và kinh nghiệm của
chúng em còn hạn chế nên đề tài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em
rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn!
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG
1.1.Một số khái niệm
1.1.1. Văn hóa
4


Văn hóa được xem là một lĩnh vực đặc biệt của đời sống xã hội. Nó là
trung tâm định hướng giá trị và điều tiết mọi hoạt động của con người, đồng thời
còn là quá trình “nhân hóa” chính bản thân con người trong đời sống xã hội.

Văn hóa là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội; là tổng thể những
hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng,
khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng; là một hệ thống (các giá trị, các cơ cấu, kỹ
thuật, thể chế tư tưởng …) được hình thành trong quá trình hoạt động sáng tạo
của con người, được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ sau. Hệ thống văn hóa
như là một khuôn mẫu chuẩn mực các hành vi xã hội.
Ngày nay, có hàng trăm cách xác định khoa học về văn hóa và nó được
tiếp cận từ nhiều lĩnh vực khoa học, nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Điều
đó cho thấy các nhà khoa học đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề văn hóa. Năm
1950 trên thế giới có 164 định nghĩa về văn hóa, năm 1970 là 250 và năm 1990
là hơn 400. Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về văn hóa.
Năm 1871, E.B Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo
nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật,
đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con
người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”.( Trích Văn hóa
nguyên thủy , E.B Tylor ,1871)
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, từ thuở bình minh của xã hội
loài người; là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có văn hóa mà con người
trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những con vật khác
trong thế giới động vật.
Trong thuyết “Tương đối văn hóa” (Cultural relativism), F Boas định
nghĩa: “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt
động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có
tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của
họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính
các thành viên này với nhau”.
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh
5



cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và
các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa”. (Trích Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000, tr.431).
Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh
vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là
thiên nhiên, mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát
triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá
trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy
cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của
cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng
lớn mạnh”.(Trích Văn hóa và đổi mới , NXB Chính trị Quốc gia, 1994, tr. 16 )
Như vậy dù có nhiều quan niệm khác nhau, tựu chung lại, những khái
niệm trên đều có một điểm chung nhất: Văn hóa là lớp thăng hoa trên cái tự
nhiên, của con người và xã hội loài người; văn hóa là toàn bộ đời sống tinh thần
và vật chất của con người. Dưới góc độ của xã hội học thì văn hóa là sản phẩm
của con người, là quan niệm về cuộc sống, tổ chức cuộc sống và là toàn bộ cách
ứng xử của con người trong cuộc sống đó. Văn hóa chính là điểm hội tụ sáng
nhất, là tinh hoa của trí tuệ loài người. Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo ra để làm cho cuộc sống ngày một đẹp hơn, tốt hơn,
đó là cách người ta sống, người ta suy nghĩ. Văn hóa là tổng thể các hoạt động
sáng tạo các cá nhân và các cộng đồng trong quá khứ và hiện tại, qua các thế hệ,
hoạt động sáng tạo đấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống
thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn chương mà còn cả lối
sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục,
những truyền thống và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả
năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những

6


sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có
đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự
biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu
của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên
những công trình mới mẻ, những công trình vượt trội bản thân.
Ngày nay, trong các hoạt động của con người khái niệm văn hóa được vận
dụng vào trong nhiều lĩnh vực khác nhau như “ văn hóa chính trị”, “ văn hóa
doanh nghiệp”, “văn hóa ẩm thực”, “ văn hóa học đường”…
1.1.2. Văn hóa học đường
So với khái niệm văn hóa đã được nghiên cứu hàng trăm năm nay thì khái
niệm “Văn hoá học đường” là một thuật ngữ khoa học còn khá mới mẻ. Cụm từ
xuất hiện cách đây chưa lâu và cũng chủ yếu trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu, tùy theo góc độ, mục đích nghiên cứu cụ
thể đã đưa ra khá nhiều khái niệm về văn hóa học đường. Theo Giáo sư, Viện sĩ
Phạm Minh Hạc: “VHHĐ là hệ thống các chuẩn mực, giá trị giúp các cán bộ
quản lý nhà trường, các thầy cô, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên
có cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp”.
Thuật ngữ "văn hóa học đường" xuất hiện chưa lâu, nhưng nội dung của
văn hóa học đường thì các nhà trường ở Việt Nam từ xa xưa đã có và trở thành
các truyền thống quý báu của dân tộc ta như: Tôn sư trọng đạo, kính thầy yêu
bạn, nhất tự vi sư bán tự vi sư, kính trên nhường dưới...; Ngày nay các nhà
trường của chúng ta từ các cấp học mẫu giáo, phổ thông đến bậc đại học đa số
đều kiên trì xây dựng từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác
và thực tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc giáo dục nhân cách
cho học sinh, sinh viên. Mục tiêu chung nhất của văn hóa học đường là xây
dựng trường học lành mạnh. Nội dung của văn hóa học đường hiện nay rất

phong phú, song có thể tóm tắt thành ba vấn đề cơ bản đó là: xây dựng cơ sở vật
chất trường học khang trang, đạt chuẩn; xây dựng môi trường giáo dục trong nhà
trường, trong ký túc xá hay nhà trọ, ở gia đình, nơi công cộng; xây dựng "văn
7


hóa ứng xử", "văn hóa giao tiếp".
VHHĐ được hình thành trong quá trình hoạt động của tất cả các thành
viên của hệ thống giáo dục, bao gồm những mối quan hệ biện chứng giữa các
thành viên ấy trong quá trình dạy và học. Nó là một phức hợp tổng thể gồm văn
hóa nhận thức, văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử. Xét trên góc độ mối quan hệ
thày trò, văn hóa học đường là một hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần
được hình thành và tích lũy trong lịch sử bao gồm những suy nghĩ, quan niệm,
thói quen, tập quán, tư tưởng,… nhằm thiết lập mối quan hệ thày trò và các
thành viên có liên quan để việc dạy và học đạt kết quả cao. Văn hóa học đường
là nét đặc trưng của môi trường học tập và là tấm gương phản chiếu trình độ
phát triển của xã hội.
Hệ thống giá trị của văn hóa học đường bao gồm cả những giá trị vật chất
và giá trị tinh thần, tồn tại dưới dạng thức khác nhau như: những tồn tại vật lý
bao gồm cấu trúc, những nét hoa văn trang trí của các phòng học, khung cảnh
nhà trường, đồng phục của nhà trường, những biểu tượng, khẩu hiệu, các lễ
nghi, các hoạt động văn hóa và học tập của nhà trường, truyền thống, ý thức,
tình cảm, niềm tin của các thành viên đối với nhà trường, bầu không khí tâm
lý...
Tác dụng tích cực của văn hóa học đường là xây dựng nhân cách cho học
sinh, sinh viên chống lại lối sống tiêu cực. Chính vì thế, mỗi nhà trường cần
phải xây dựng văn hóa học đường cho trường học của mình.
Trường học là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo
dục thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trở thành những
con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, có nhân cách tốt, có đủ tri thức

để trở thành những công dân tốt, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước
phồn vinh. Vì vậy vấn đề xây dựng văn hóa học đường phải được coi là có tính
sống còn, tính cấp bách và thiết thực đối với từng nhà trường, vì nếu học đường
mà thiếu văn hóa học đường thì không thể làm tốt được chức năng chuyển tải
những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ. Như vậy, VHHĐ có tầm quan
trọng rất lớn hiện nay;
8


Giáo dục VHHĐ cho sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng hiện
nay đã trở thành vấn đề cấp thiết, nhất là khi giáo dục đào tạo luôn được coi là
quốc sách hàng đầu. VHHĐ ảnh hưởng nhiều chiều tới chất lượng và hiệu quả
của quá trình giáo dục trong nhà trường theo hướng phát triển con người toàn
diện. Nó ảnh hưởng rõ rệt đến cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mỗi
thành viên trong nhà trường, do đó có thể nâng cao hoặc cản trở động cơ, kết
quả dạy, học của người dạy và người học. Khi nhà trường có văn hóa học đường
tích cực mang tính chuyên môn cao thì ở đó sẽ có sự phát triển đội ngũ có ý
nghĩa, cải cách chương trình thành công và sử dụng số liệu về học sinh một cách
có hiệu quả. ở những trường học như thế, giảng viên và sinh viên đều trưởng
thành.
VHHĐ lành mạnh giúp các thành viên trong nhà trường chia xẻ với nhau
kinh nghiệm và kiến thức, phát triển khả năng hợp tác giữa các thành viên trong
mọi lĩnh vực của nhà trường; VHHĐ được coi là có tính sống còn đối với từng
nhà trường; tạo niềm tin cho xã hội trong việc thực hiện các chức năng giáo dục,
đặc biệt trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội; Xây dựng văn hóa học
đường là một yếu tố đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo; góp
phần quan trọng chấn hưng, cải cách nền giáo dục nước nhà, phục vụ đắc lực
cho công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước.
1.2. Những yếu tố tạo nên văn hóa học đường.
Về bản chất, VHHĐ là nơi mà mỗi cá nhân hoạt động trong đó có đủ điều

kiện thể hiện mình một cách toàn vẹn nhất vì mục tiêu chung của cộng đồng.
Văn hóa học đường phải bao gồm cả môi trường địa lý tự nhiên, môi trường vật
lý, môi trường tâm lý, ứng xử, giao tiếp… mà mỗi thành viên trong đó đều có
nhiều hoạt động thể hiện mình. Từ bản chất của vấn đề như trên, những yếu tố
để tạo nên văn hóa học đường có thể được nhìn nhận dưới ba phần sau đây:
1.2.1.Yếu tố môi trường :
Học đường là nơi để tiến hành dạy và học với sự tham gia của cơ sở vật chất
trường học, cán bộ quản lý giáo dục, thầy, trò, chương trình, nội dung giáo
9


dục… để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo của từng trường học.
Do vậy, nói đến văn hóa học đường trước hết phải nói đến môi trường, cảnh
quan sư phạm, cây xanh, hoa kiểng, nơi chỗ vui chơi, giải trí, sinh hoạt, hội họp,
học tập, thực hành thí nghiệm, vệ sinh an toàn…như thế nào. Tổng quan toàn
cảnh nhà trường từ cổng, hàng rào, bảng tên trường, bàn ghế học sinh, nhà làm
việc, nhà vệ sinh… đều toát lên nét văn hóa của trường học. Nhưng điều đó
không hẳn là cổng trường to hay nhỏ, hoa kiểng đẹp hay xấu, cây xanh nhiều
hay ít…mà quan trọng là cách sắp xếp, bố cục các vật thể ấy trong nhà trường
như thế nào? Nói lên điều gì? Dĩ nhiên trong tình hình hiện nay, nhiều trường
học còn khó khăn về cơ sở vật chất cũng là những cản ngại cho xây dựng văn
hóa học đường, ngay cả các trường đạt chuẩn cũng còn thiếu thốn. Nhưng tục
ngữ Việt Nam có câu “Nghèo cho sạch, rách cho thơm” cho thấy rằng không
phải đợi đến khi nhà trường có cơ sở vật chất tươm tất, đầy đủ rồi mới xây dựng
văn hóa môi trường.
1.2.2.Ý thức tổ chức kỷ luật
Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng bởi trường học là một tổ chức,
văn hóa học đường là văn hóa tổ chức. Một tổ chức sau khi được hình thành, tồn
tại và phát triển thì tự khắc nó sẽ dần dần hình thành nên những nề nếp, chuẩn
mực, lễ nghi, niềm tin và giá trị. Đó là sợi dây vô hình gắn kết các thành viên

trong tổ chức lại với nhau cùng phấn đấu cho những giá trị chung của tổ chức.
Đó là nghi lễ, đồng phục, không khí học tập trật tự, sinh hoạt nề nếp, đi học
đúng giờ, hiểu biết, tôn trọng, đoàn kết nhau, cùng nhau bảo vệ không làm thiệt
hại danh dự uy tín chung của nhà trường… Có thể nói, ý thức tổ chức kỷ luật là
yếu tố cơ bản trong văn hóa học đường, nó hiện diện trong khắp các hoạt động
của nhà trường.

1.2.3.Văn hóa ứng xử
Xét trên nhiều khía cạnh, văn hóa ứng xử tương đồng với văn hóa giao tiếp,
văn hóa hành vi (trong môi trường học đường). Văn hóa học đường là hành vi
10


ứng xử của các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục đào tạo trong nhà trường, là
lối sống văn minh trong trường học thể hiện như:
+ Ứng xử của thầy, cô giáo với học sinh, sinh viên: Hơn ai hết cách ứng
xử của người thầy phải có tính giáo dục. Đứng trên bục giảng, người thầy không
chỉ truyền đạy kiến thức cho học sinh,sinh viên mà còn là tấm gương để các em
noi theo: từ lời ăn, tiếng nói, cử chỉ đến hành động...Cái khó của người thầy là
nói như thế nào, phải ứng xử như thế nào, phải luôn cân nhắc lời ăn tiếng nói
cũng như cử chỉ, hành động, phải ứng xử như thế nào để học sinh kính trọng,
nếu không, khó có thể dạy được sinh viên. Cách ứng xử được thể hiện qua sự
quan tâm đến học sinh, sinh viên, biết tôn trọng người học, biết phát hiện ra ưu
điểm, nhược điểm người học để chỉ bảo…Thầy, cô luôn gương mẫu trước học
sinh, sinh viên.
+ Ứng xử của học sinh, sinh viên với thầy, cô giáo thể hiện bằng sự kính
trọng, yêu quí của người học với thầy, cô giáo. Hiểu được những chỉ bảo giáo
dục của thầy, cô và thực hiện điều đó tự giác, có trách nhiệm. trong nhiều trường
hợp nhiều học sinh thường không biết cách ứng xử sao cho hợp lý khi rơi vào
những trường hợp giáo viên thiếu tôn trọng mình . Trong mọi tình huống học

sinh, sinh viên phải mềm mỏng và hết sức bình tĩnh chứ không được phản ứng
tiêu cực, đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức quan hệ thầy trò . Mỗi học sinh,
sinh viên cần được học những kỹ năng ứng xử văn minh, để giải quyết mọi sự
việc một cách nhẹ nhàng. Khi đó không còn cảnh học sinh ,sinh viên phản ứng
bộc phát với những tức giận, căm ghét giáo viên và phản ứng mạnh mẽ để tự vệ
+ Ứng xử giữa lãnh đạo với giáo viên, nhân viên thể hiện người lãnh đạo
phải có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Người lãnh đạo có lòng vị tha,
độ lượng, tôn trọng giáo viên, nhân viên xây dựng được bầu không khí lành
mạnh trong tập thể nhà trường. Những học sinh, sinh viên cũng sẽ nhìn vào đó
để học theo vì vậy cần có một thái độ đúng đắn của bậc lãnh đạo, trở thành tấm
gương sáng trong mắt học sinh, sinh viên
+ Ứng xử giữa các đồng nghiệp, học sinh, sinh viên với nhau phải thể hiện
qua cách đối xử mang tính tôn trọng, thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau.Tuy nhiên một
11


bộ phận sinh viên thực dụng trong quan niệm đạo đức và hành vi ứng xử, muốn
thể hiện vai trò cá nhân và đề cao các giá trị vật chất hơn những giá trị tinh thần;
một số sinh viên có thái độ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm đạo đức đến bản
thân, gia đình, xã hội; xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, sống buông
thả, tự đặt mình ra khỏi những nguyên tắc, có lối hành xử bạo lực phi nhân tính,
lười học tập, lười lao động, tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội cũng
là vấn đề nhức nhối nó không những làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục
mà còn làm cho xã hội quan tâm lo lắng. Hiện tượng lập băng nhóm rồi đi
cướp, trấn lột, dằn mặt lẫn nhau, thanh toán ân oán cá nhân của học trò giưa
các sinh viên học sinh với nhau đang trở nên ngày một gia tăng … Trong thời
gian gần đây đã có nhiều sự thay đổi, nhất là trong cách nói chuyện với nhau nơi
công cộng. Nếu để ý lắng nghe những cuộc đối thoại của nhiều sinh viên (cả
nam và nữ) ta sẽ dễ dàng nhận thấy một điều là ngày nay các bạn thường sử
dụng nhiều từ lóng, tiếng lóng để nói với nhau mà nếu không phải là người trong

cuộc thì khó mà hiểu được. Rồi những câu nói tục, những câu thơ, đoạn nhạc
được cải biên lại luôn luôn xuất hiện, những từ ngữ “đệm” vào nghe không có ý
nghĩa gì trong câu nói cứ được lặp đi lặp lại như là sự mở đầu cho mọi câu nói.
Những câu nói cực ngắn, những câu nói mang đầy tính gợi hình cũng được tận
dụng mọi lúc mọi nơi. Sự cẩu thả trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, sự thiếu tinh tế
trong lựa chon ngôn từ, sự sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới chẳng những không làm
phong phú thêm vốn từ của cá nhân mà đôi khi còn làm nghèo nàn thêm vốn
ngôn ngữ của chính người sử dụng và sự trong sáng của tiếng Việt ngay tại môi
trường giáo dục Đại học. Với cách ứng xử như trên thì những sinh viên đó sẽ
không nhận được sự tôn trọng từ người khác và không thể phát triển bản thân
trong môi trường đại học, cao đẳng.
Tất cả các ứng xử trong nhà trường là nhằm xây dựng một môi trường sống
văn minh, lịch sự trong nhà trường.
1.3. Đặc điểm môi trường Đại học
Môi trường giáo dục ĐH là nơi đào tạo những lớp người có tri thức để
phục vụ xã hội. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là giường cột của nước
12


nhà. Môi trường giáo dục lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ
trẻ trở thành những công dân tốt có tài năng, đạo đức .Bước vào môi trường đại
học sinh viên sẽ được tiếp xúc với một môi trường học tập hoàn toàn mới với sự
cạnh tranh cao trong học tập . Không giống như khi còn học cấp 3, số học sinh
trong lớp học chỉ khoảng 50 đến 60 học sinh/lớp. Khi lên ĐH, bạn sẽ không khỏi
ngỡ ngàng với một lớp học lên đến hàng trăm người. Giảng viên đa số dùng
micro giảng bài để sinh viên nghe rõ hơn vì số lượng đông và đôi khi ồn ào. Lời
khuyên dành cho bạn là nên đi học sớm và chọn cho mình chỗ ngồi thích hợp
(những bàn phía trên) để tiếp thu bài đạt hiệu quả.cùng với đó không gian của
trường đại học cũng thoáng đãng hơn. Nhiều bạn trẻ có quan niệm sai rằng khi
học ĐH, họ sẽ được “tự do” khỏi những khuôn phép như mặc đồng phục, hớt tóc

ngắn, mang tất và giày. Họ đã hành động cực đoan và cư xử như họ được thoát
ra khỏi “nhà tù” bằng cách ăn mặc và cư xử kỳ quặc. Giáo viên các trường trung
học luôn thúc đẩy học sinh phải nổi trội. Học sinh không có sự lựa chọn nên học
cái gì. Họ nhớ sự kiện và số liệu và lặp lại chúng trong suốt kỳ thi. Giây phút thi
cử chấm dứt; họ cũng quên bẵng cái gì đã học ở trường. Cuộc sống trong trường
ĐH hoàn toàn khác. Các khóa học sẽ dẫn tới nghề nghiệp tương lai. Vì thế, sinh
viên phải quyết định sáng suốt. Môi trường giáo dục lành mạnh là điều kiện tiên
quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt có tài năng, đạo đức.
1.4. Một số vấn đề về văn hóa học đường trong sinh viên các trường Đại
học, cao đẳng hiện nay
Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà tri thức ngày càng trở nên quan
trọng hơn, thì môi trường nhà trường – văn hoá học đường ngày càng chiếm giữ
ưu thế, có ý nghĩa quyết định nhất đối với tương lai phát triển của xã hội.
Những thành tựu và tính ưu việt trong việc xây dựng nhân cách văn hoá
của nền giáo dục, của hệ thống nhà trường, của môi trường VHHĐ là điều đã
được khẳng định. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, trong bối cảnh khủng
hoảng của nền giáo dục hiện nay, môi trường văn hoá học đường cũng đang có
những biểu hiện không bình thường, nếu không nói là đã ít nhiều bị các thế lực
phản văn hoá tấn công, tạo nên các khoảng trống, làm cho một số bộ phận, một
13


số mặt bị xuống cấp, sa sút. Đó là sự tụt hậu, sự khập khiễng của chương trình
giáo dục, sự không minh bạch, gian dối trong trong việc dạy, học và thi cử, là
nạn bạo lực trong nhà trường, là sự sa sút, sa ngã nhân phẩm của một số nhà
giáo và học trò…
Vấn đề đầu tiên mà mỗi sinh viên khi bước vào môi trường đại học đó
chính là vấn đề “tâm lý” vấn đề này ảnh hưởng sâu sắc đối với hành vi của sinh
viên. Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ
so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng

lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám
phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám
đối mặt với thử thách. Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, đang tiếp thu
những kiến thức, kỹ năng chuyên môn ở các trường cao đẳng, đại học để chuẩn
bị cho hoạt động sau khi ra trường.
Mỗi một lứa tuổi khác nhau đều có những đặc điểm tâm lý nổi bật, chịu
sự chi phối của hoạt động chủ đạo. Ở đây, chúng tôi quan tâm đến sinh viên,
những người có hoạt động chủ đạo là quá trình giao tiếp và học tập để tiếp thu
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp ở các trường cao đẳng, đại học. lứa tuổi
này rất nhậy cảm với những sự việc xảy ra xung quanh. Chỉ cần một thoáng
không làm chủ được bản thân sẽ dẫn đến những hành vi không lành mạnh trong
trường học .Mỗi sinh vên cần phải chuẩn bị một nền tảng tâm lý vững chắc ,
kiên định , không dễ dàng bị lôi kéo vào những thói hư tật xấu.
Thực tế biểu hiện của văn hóa học đường ở một số trường học đang còn
nhiều vấn đề bức xúc, cần phải suy ngẫm. Chưa nói đến việc xây dựng cơ sở vật
chất trường học khang trang, đạt chuẩn do điều kiện kinh tế hoặc diện tích xây
dựng trường học của chúng ta ở một số địa phương còn nhiều khó khăn mà ta
chỉ tạm bàn tới hai vấn đề: Xây dựng môi trường giáo dục và xây dựng văn hóa
ứng xử, giao tiếp - những nội dung này không cần nhiều tiền cũng có thể làm tốt
được. Bất cứ ai quan tâm đến giáo dục cũng có thể chỉ ngay ra được những nơi
chưa tốt về môi trường giáo dục, chúng ta ai cũng thấy rất nhiều điều không phù
hợp, thậm chí ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục, cụ thể như các hiện
14


tượng: nói xấu người khác; dối trá, nói tục, cãi vã với cha mẹ, người trên; vô lễ
với thầy cô giáo; xả rác bừa bãi; phá hoại môi trường; tiêu pha lãng phí; ham
chơi lêu lổng, bỏ học, trốn học đi chơi game, trộm cắp; đánh nhau; ăn mặc hở
hang, sống thử; coi thường pháp luật... diễn ra hàng ngày và ngày càng phổ biến
trong các nhà trường. Có thể nói, bộ phận học sinh, sinh viên có những biểu hiện

thiếu văn hóa dường như ngày càng tăng dần.
Quả là lời nhận xét về sinh viên bây giờ của nhiều người quá đúng vì hiện
nay có một bộ phận sinh viên đã và đang làm cho xã hội nhìn vào họ với con
mắt "giảm" thiện cảm. Ở đây tôi chưa nói tới các khía cạnh khác mà chỉ xin đề
cập môi trường học đường - nơi sinh viên cắp sách tới để học hành, trau dồi kiến
thức cho hành trang vào đời. Về giao tiếp và ứng xử giữa sinh viên với nhau
trong thời gian gần đây đã có nhiều sự thay đổi, nhất là trong cách nói chuyện
với nhau nơi công cộng. Nếu để ý lắng nghe những cuộc đối thoại của nhiều
sinh viên (cả nam và nữ) ta sẽ dễ dàng nhận thấy một điều là ngày nay các bạn
thường sử dụng nhiều từ lóng, tiếng lóng để nói với nhau mà nếu không phải là
người trong cuộc thì khó mà hiểu được. Rồi những câu nói tục, những câu thơ,
đoạn nhạc được cải biên lại luôn luôn xuất hiện, những từ ngữ "đệm" vào nghe
không có ý nghĩa gì trong câu nói cứ được lặp đi lặp lại như là sự mở đầu cho
mọi câu nói. Những câu nói cực ngắn, những câu nói mang đầy tính gợi hình
cũng được tận dụng mọi lúc mọi nơi. Sự cẩu thả trong giao tiếp bằng ngôn ngữ,
sự thiếu tinh tế trong lựa chon ngôn từ, sự sáng tạo ra nhiều từ ngữ mới chẳng
những không làm phong phú thêm vốn từ của cá nhân mà đôi khi còn làm nghèo
nàn thêm vốn ngôn ngữ của chính người sử dụng và sự trong sáng của tiếng Việt
đồng thời cũng như tạo nên một không khí mang tính chất "chợ búa" ngay tại
môi trường giáo dục Đại học.
Về trang phục và cách ăn mặc của sinh viên hiện nay. Nhìn chung, hầu
hết các bạn có ý thức tốt trong vấn đề ăn mặc kín đáo, lịch sự khi đến giảng
đường. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên thích thể hiện mình, không
mặc đồng phục của lớp, quần áo phải thật khác bạn bè, tóc để quá dài hoặc
nhuộm nhiều màu không tự nhiên. Trang phục đẹp là một nhu cầu hoàn toàn
15


chính đáng. Trang phục có thể làm cho người ta trở nên đẹp hơn, duyên dáng
hơn, che lấp đi một số khiếm khuyết của cơ thể. Trang phục đẹp không những

phù hợp với cơ thể của người mặc mà còn phải thể hiện được tính chất lịch sự,
trang trọng, phù hợp với môi trường xung quanh, với tính chất công việc và đáp
ứng được quan niệm thẩm mỹ của cộng đồng. "Cái răng cái tóc là gốc con
người" và cùng với trang phục nó thể hiện một phần nào quan niệm thẩm mỹ và
văn hóa của một con người.
Trong giao tiếp giữa sinh viên với giáo viên ngày nay cũng có nhiều thay
đổi. Nếu như trước đây, giáo viên là nhân vật trung tâm trong các buổi học, từng
lời nói của giáo viên luôn mang tính giáo dục cao và luôn là khuôn mẫu về mặt
kiến thức cũng như đạo đức cho sinh viên tiếp nhận. Ngày nay, vị trí trung tâm
của bài giảng đã chuyển về phía người học. Sinh viên không còn là người tiếp
thu kiến thức một cách thụ động và thiếu tính phê phán. Khoảng cách giữa thầy
và trò cũng ngày càng được thu hẹp. Quan hệ thầy trò cũng trở nên bớt mang
nặng tính chất một chiều thầy nói trò nghe. Sinh viên ngày càng thể hiện mình là
đối tượng tiếp nhận tri thức một cách chủ động. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ
phận sinh viên cũng như giáo viên chưa thật sự có ý thức tốt trong quan hệ giao
tiếp. Nhiều sinh viên còn có thái độ thiếu tôn trọng đối với giảng viên và bài
giảng của họ, cũng như thiếu lịch sự và lễ độ trong giao tiếp với giảng viên, nhất
là đối với giảng viên trẻ. Một số cán bộ giảng viên thiếu nghiêm túc trong công
việc như đến lớp trễ mà không có lý do cũng như không xin lỗi trước lớp, coi
chuyện đó là hoàn toàn bình thường, giảng bài khan mà thiếu sự chuẩn bị đầu tư,
giảng dạy không đúng chuyên môn được đào tạo dẫn đến sự chán học và thái độ
thờ ơ của sinh viên. Sử dụng công nghệ thông tin giảng dạy giáo án điện tử như
một cách thay thế cho viết bảng. Sự cẩu thả trong mọi công việc đều là điều
đáng lên án, sự cẩu thả trong giáo dục lại càng nguy hiểm và đáng lên án hơn
hết. Hơn nữa, giao tiếp trong môi trường giáo dục cần nhiều sự mẫu mực nhằm
thể hiện một không gian văn hóa khác hẳn với những môi trường và thiết chế
văn hóa khác.
Vấn đề thái độ ứng xử của sinh viên với môi trường và cảnh quan cũng có
16



điều đáng nói. Để tồn tại và phát triển, con người không thể tách khỏi hai mối
quan hệ cơ bản là quan hệ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong
quan hệ với môi trường tự nhiên, thông qua hành vi của mình, con người thể
hiện văn hóa của mình đối với môi trường, thể hiện trình độ nhận thức của bản
thân. Đối với học đường đó là thái độ, hành vi đối với môi trường, cảnh quan.
Đó là hành vi không hái hoa bẻ cành, không làm hư hỏng hoặc làm sai lệch cấu
trúc của các trang thiết bị cũng như cơ sở vật chất nói chung. Đó là việc không
sử dụng các trang thiết bị của nhà trường sai mục đích, có ý thức trong việc giữ
gìn và bảo quản tài sản của nhà trường. Rõ ràng ở đây thể hiện một sự lệch lạc
trong quan niệm của một bộ phận không nhỏ những sinh viên có học thức.
Những việc làm sai trái nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến người ta coi nó
là bình thường và người ta lại không thấy sợ, không thấy xấu hổ về điều họ làm,
lâu dần sẽ trở thành thói quen. Và điều này là vô cùng tai hại. Ngoài ra, thực
trạng hiện nay về văn hóa học đường còn thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nữa.

17


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.
2.1.1. Lịch sử và hình thành phát triển
Năm 1971 Trường Trung học Văn thư Lưu trữ được thành lập theo Quyết
định số 109/BT ngày 18 tháng 12 năm 1971 của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, theo
Quyết định Trường có nhiệm vụ: Đào tạo cán bộ trung học chuyên nghiệp của
ngành Văn thư, Lưu trữ; Bồi dưỡng , huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn cho cán
bộ đang làm công tác văn thư, lưu trữ ở các cơ quan nhà nước.
Năm 1977, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng giao cho thêm nhiệm vụ là đào tạo,

bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ trung học chuyên nghiệp ngành văn thư, lưu trữ
tại các tỉnh, thành phố miền Nam (theo Quyết định số 95/BT ngày 3/5/1977 Bộ
trưởng Phủ Thủ tướng về việc thành lập phân hiệu trung học văn thư, lưu trữ ở
phía Nam). Quyết định 95/BT ra đời kết thúc một giai đoạn đào tạo của Trường
Trung học Văn thư Lưu trữ mở ra một giai đoạn mới – giai đoạn vừa trực tiếp
đào tạo cán bộ trung học Văn thư Lưu trữ ở Phân hiệu miền Nam.
Ngày 11/5/1994 nhằm tháo gỡ những khó khăn cho nhà trường trong đào
tạo và tạo dựng vị thế, Bộ trưởng Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là
Bộ Nội Vụ) đã ban hành Quyết định số 50/TCCB-VP về việc chuyển địa điểm
Trường Trung học Văn thư Lưu trữ về Hà Nội (Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội).
Quyết định số 50 thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tạo cơ hội tốt cho
Trường trong việc tuyển sinh, tiếp nhận giáo viên có chuyên môn cao, cũng như
tạo thuận lợi trong việc đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn hóa đội ngũ
cán bộ công chức của ngành và của đất nước.
Tiếp theo việc quyết định chuyển Trường về Hà Nội, ngày 25/4/1996 Bộ
trưởng, Trưởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành Quyết định số
72/TCCB-TC về việc đổi tên Trường Trung học Văn thư Lưu trữ thành Trường
Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn phòng I, việc đổi tên Trường đã tạo điều
kiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng ngành nghề, đáp ứng tốt hơn
18


yêu cầu của xã hội.
Ngày 01/10/2003 Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số
64/2003/QĐ-BNV về việc đổi tên Trường Trung học Lưu trữ và Nghiệp vụ văn
phòng I thành Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I.

Ngày

27/4/2004 Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước đã ký Quyết định số

39/QĐ-VTLTNN về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I. Theo đó, Trường có
vị trí và chức năng: Trường là tổ chức sự nghiệp của Cục Văn thư và Lưu trữ
nhà nước, có chức năng đào tạo người lao động ở trình độ trung học chuyên
nghiệp và các trình độ thấp hơn, đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội và nhu cầu
nhân lực của các ngành nghề thuộc lĩnh vực văn thư, lưu trữ, hành chính văn
phòng cùng các lĩnh vực khác có liên quan tới quy định của pháp luật.
Trước đòi hỏi ngành và của xã hội về nguồn nhân lực có chất lượng phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trên cơ sở kinh nghiệm và khả năng
thực tế của Trường về cơ sở vật chất, ngành nghề đào tạo, đội ngũ giáo viên ,
ngày 15/6/2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số
3225/QĐ-BGD&ĐT-TCCB về việc thành lập Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ
Trung ương I trên cơ sở Trường Trung học Văn thư Lưu trữ Trung ương I,
Trường trực thuộc Bộ Nội vụ, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Trường hoạt động theo điều lệ Trường Cao đẳng.
Ngày 21/4/2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số
2275/QĐ-BGDĐT đổi tên Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I
thành Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.
Đứng trước yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới hiện nay của đất nước,
thực trạng nguồn nhân lực ngành Nội vụ hiện còn hạn chế, số lượng, chất lượng
chưa ngang tầm với đòi hỏi của tình hình mới. Trình độ và năng lực của cán bộ
công chức, viên chức còn thiếu hụt. Công tác phát triển nguồn nhân lực từ khâu
tạo nguồn, đào tạo gặp nhiều khó khăn nên vẫn chưa đạt được những kết quả
như mong muốn. Trong thực tế Bộ Nội vụ chưa có trường đại học đào tạo nguồn
nhân lực phục vụ nhiệm vụ quản lý của Bộ. Do vậy, Ban cán sự Đảng bộ Bộ Nội
19


vụ đã chủ trương sớm thành lập trường đại học để đào tạo nguồn nhân lực có
trình độ cao, đáp ứng yêu cầu kỹ thutật, nghiệp vụ, bám sát nhiệm vụ quản lý

của Bộ, nhất là những lĩnh vực mà chưa có một trường đại học nào đào tạo. Chủ
trương đó đã được triển khai bằng Quyết định số 1121/QĐ-BNV ngày
04/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Quy hoạch Trường Cao
đẳng Nội vụ Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2020”, trong đó có việc nâng cấp
Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội thành Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Chính vì vậy, Bộ Nội vụ đã chỉ đạo Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội
xây dựng Dự án thành lập Trường Đại học Nội vụ góp phần xây dựng một đội
ngũ cán bộ, cán bộ trong sạch, vững mạnh có đầy đủ phẩm chất, năng lực để đáp
ứng yêu cầu, đòi hỏi của thời kì phát triển mới của đất nước là sự cần thiết.
Thực hiện chủ trương của Ban cán sự Đảng bộ Nội vụ, Trường Cao đẳng
Nội vụ Hà Nội khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết như cơ sở vật chất,
tài chính, năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên để nâng cấp trường lên
Đại học. Ngày 06/4/2011 Trường đã có Tờ trình số 237/CĐNV-HCTC đề nghị
Bộ Nội vụ chỉ đạo và cho phép Trường tiến hành các thủ tục thành lập Trường
Đại học.
Ngày 22/4/2011Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký văn bản số 1396/BNV-TCCB
gửi Bộ Giáo dục và Đào tạocho phép Trường làm các thủ tục để thành lập Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội. Trên cơ sở hồ sơ dự án tiền khả thi thành lập Trường Đại
học, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Tờ trình số 177/TTr-BGDĐT trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt chủ trương thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Ngày 13 tháng 7 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số
1160/TTg-KGVX về đồng ý chủ trương thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.
Ngày 14/11/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
2016/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
44 năm xây dựng và trưởng thành, Trường đã đào tạo hang vạn sinh
viên, học sinh các bậc, các loại hình trong đó đã đào tạo 71 lưu học sinh, thực
tập sinh CHDCND Lào.
20



Với bề dày kinh nghiệm 40 năm chúng ta có quyền hy vọng và tin tưởng
rằng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách, phát
huy truyền thống, đổi mới, sáng tạo, phấn đấu vì sự nghiệp giáo dục đào tạo, bồi
dưỡng với chất lượng và hiệu quả cung cấp nguồn nhân lực cho ngành Nội vụ và
cho xã hội đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.
Theo Quyết định số 347/QĐ-BNV ngày 19 tháng 4 năm 2012 của Bộ Nội vụ
“Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội”
2.1.2.1 Vị trí và chức năng
1. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Nội vụ, có chức năng: Tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học trong lĩnh
vực công tác nội vụ và các ngành nghề khác có liên quan; hợp tác quốc tế;
nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến biị khoa học công nghệ phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội.
2. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách
pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại kho bạc nhà nước và ngân hàng.
3. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đặt trụ sở chính tại thành phố Hà Nội .
2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển Trường qua từng
giai đoạn, kế hoạch hoạt động hàng năm.
2. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học các
ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các ngành nghề khác theo
nhu cầu xã hội khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép.
3. Xây dựng và triển khai các chương trình bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
4. Cấp, xác nhận văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.

5. Tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ giảng
21


viên của Trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề,
cơ cấu độ tuổi và giới, đạt chuẩn về trình độ được đào tạo; tham gia vào quá
trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo,
cán bộ, nhân viên.
6. Tuyển sinh và quản lý người học.
7. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp
luật; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
của Trường, mở rộng sản xuất, kinh doanh và chỉ cho các hoạt động giáo dục
theo quy định của pháp luật.
8. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại
hóa.
9. Xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu, trang thiết bị dạy – học phục vụ
các ngành đào tạo của Trường và nhu cầu xã hội.
10. Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, cá nhân trong hoạt
động giáo dục và đào tạo.
11. Tổ chức cho công chức, viên chức và người học tham gia các hoạt
động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu của xã hội.
12. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng
giáo dục của cơ quan có thẩm quyền, xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo
chất lượng của Nhà trường; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và
không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
13. Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; ứng dụng, phát triển và
chuyển giao công nghệ; tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của
địa phương và đất nước; thực hiện dịch vụ khoa học, sản xuất kinh doanh theo
quy định của pháp luật.
14. Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao,

y tế, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với
sủ dụng, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn tài chính
cho Nhà trường.
15. Xây dựng quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu về đội ngũ công chức,
22


×