Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Kiểm soát việc thi cuối kì của sinh viên tại trường Đại học Kinh tế quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.61 KB, 8 trang )

1
MỤC LỤC
2
Kiểm soát việc thi cuối kì của sinh viên tại trường Đại học Kinh tế quốc dân
Đối tượng kiểm soát: Sinh viên tham gia thi cuối kì.
Mục tiêu: Đảm bảo kì thi diễn ra công bằng, không có gian lận trong thi cử, thu được kết
quả là điểm phản ánh đúng năng lực của từng sinh viên.
Các giai đoạn của một kì thi cuối kì:
Lên lịch thi,
địa điểm thi
A/ Chủ thể của kiểm soát:
Chủ thể kiểm soát là đơn vị đưa ra các tác động kiểm soát hay thực hiện chức năng
kiểm soát. Đối với trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân thì quá trình tổ chức thi sẽ được kiểm
soát bởi phòng Quản lý đào tạo, phòng Thanh tra, Đảm bảo chất lượng giáo dục và Khảo
thí.
Cụ thể như sau:
Bộ phận tổ chức thi (thuộc Phòng Quản lý đào tạo): phòng 1.3 – Nhà 10 – ĐH Kinh
Tế Quốc Dân, có các nhiệm vụ chức năng chính sau:
+) Bố trí lịch thi cho sinh viên.
+) Làm thủ tục hoãn thi (nếu sinh viên bị ốm đau, tai nạn hoặc trong trường hợp
đặc biệt khác).
+) Chuyển ca thi (nếu sinh viên bị trùng lịch thi hay học nhiều môn).
+) Bố trí thi bổ sung (nếu sinh viên đã hoãn thi từ kỳ trước và chưa thi bổ sung).
Bộ phận quản lý quá trình giảng dạy, kiểm tra, thi và cấp bằng tốt nghiệp (thuộc
phòng Quản lý đào tạo): phòng 1.2 – nhà 10 – trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
Bộ phận Thanh Tra (thuộc phòng Thanh tra, đảm bảo chất lượng giáo dục và khảo
thí) : Gác 2 – Nhà y tế - ĐH Kinh Tế Quốc Dân: thực hiện các chức năng thanh tra theo sự
chỉ đạo của Hiệu trưởng, bộ phận chủ yếu là thanh tra vấn đề đào tạo nhưng cũng có
thể thanh tra các bộ phận kiểm soát thi.
Bộ phận khảo thí (thuộc phòng Thanh tra đảm bảo chất lượng giáo dục và khảo
thí): Phòng 3.2 – Nhà 10 – ĐH Kinh Tế Quốc Dân: thực hiện các nhiệm vụ khảo thí đối với


Tổ chức thi Ghi nhận
điểm chính
thức
Giải quyết
các trường
hợp phúc
khảo
Chấm bài và
công bố điểm
3
các loại hình thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp, thi học phần đối với các loại hình đào tạo của
trường.
Các bộ phận này được coi như bộ phận thanh tra kiểm soát toàn bộ các vấn đề liên
quan đến thi cuối kỳ. Và cơ quan quản trị cao nhất của trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân –
Ban giám hiệu nhà trường chính là chủ thể kiểm soát cao nhất. Ban giám hiệu sẽ đưa ra
các định hướng mang tính chiến lược cả về đào tạo hay thi cử. Vấn đề mà Ban giám hiệu
nhà trường quan tâm chính là kết quả chứ không phải là quá trình. Và bộ phận thực
hiện quá trình kiểm soát là các bộ phận thuộc các phòng đã kể trên chứ không phải là
Ban giám hiệu nhà trường.
Ngoài ra cũng có thể có sự kiểm soát từ bên ngoài cho việc thi cử. Cơ quan kiểm
soát bên ngoài chính là các bộ phận thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên,
đây không phải là cơ quan kiểm soát thường xuyên với việc tổ chức thi của nhà trường.
Bộ phận Thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể thanh tra kiểm soát bất kỳ kỳ thi
nào hay bất cứ lúc nào đối với tất cả các vấn đề của nhà trường chứ không chỉ riêng thi
cử.
Về cơ bản, các chủ thể kiểm soát thi cuối kỳ cho sinh viên của trường ĐH Kinh Tế
Quốc Dân đang hoạt động rất tốt. Thời gian này, nhà trường chuyển sang việc học và thi
theo kiểu tín chỉ đã khiến cho công việc kiểm soát thi cuối kỳ nhẹ nhàng hơn rất nhiều,
do việc học đã là do sinh viên lựa chọn. Nhưng điều đó có thể gây ra những sai sót
không đáng có do vấn đề về mạng hay máy tính. Tuy nhiên có thể thấy hoạt động thi

cuối kỳ được tổ chức rất trơn chu và vận hành hiệu quả. Các kỳ thi nhìn chung đều được
kiểm soát rất chặt chẽ. Hơn nữa nhờ vào sự tiến bộ công nghệ nên quá trình kiểm soát
này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.Nhờ đó, bộ phận kiểm soát vấn đề thi cuối kỳ đang
hoạt động đem lại hiệu quả thực sự.
B/ Phương pháp và hình thức kiểm soát:
Kiểm soát đảm bảo công bằng điểm thi cuôi kì của sinh viên được thực hiện qua
rất nhiều phương thức khác nhau mà trường Đại học kinh tế quốc dân đã áp dụng:
1/Tổ chức tổng quát một ca thi:
Trước khi bước vào kì thi cuối kì của mình, sinh viên sẽ được thông báo lịch thi trên
mạng quản lý đào tạo.
Tổ chức thi theo môn, lớp tín chỉ và được phân thành nhiều ca trong ngày để tiết
kiệm được khoảng thời gian trống.
Có hai hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính và thi tự luận.
Ca thi cụ thể được tổ chức và kiểm soát như sau:
4
5
Buổi sáng Buổi chiều
Thi trắc nghiệm trên máy
vi tính. (45 phút )
Ca 1 : 7h
Ca 2 : 8h30
Ca 3 : 10h
ca 4: 13h
ca 5 : 14h30
ca 6: 16 h
Thi tự luận ( 90 phút ). Ca 1 : 7h
Ca 2 : 9h
Ca 3 : 13h
Ca 4 : 15h
2/ Phương thức kiểm soát sinh viên tham gia thi hết học phần:

Thứ nhất, những sinh viên nào có đủ điều kiện về tư cách và điểm số như : mức độ
chuyên cần… thì mới được tham gia thi hết học phần.
Khi tham gia dự thi phải có thẻ sinh viên chứng nhận chính xác sinh viên đó, tránh
tình huống thi hộ.
Phải có chữ kí của sinh viên khi tham gia thi hết học phần để đảm bảo đã hoàn
thành bài thi đúng quy định.
Mỗi một phòng sẽ có ít nhất 2 giám thị coi thi trở lên.
Giám thị coi thi sẽ là người kiểm soát cụ thể lượng sinh viên đến tham gia thi hết
học phần, cũng là người phát hiện những sai phạm mắc phải khi tham gia thi như : gian
lận trong thi cử…
3/ Phương thức kiểm soát bài thi:
Đối với hình thức thi trắc nghiệm:
Sinh viên thực hiện bài thi của mình trên máy vi tính với ngân hàng câu hỏi đã
được cài đặt mặc định. Mỗi đề kiểm tra của sinh viên sẽ gồm các câu hỏi khác nhau mà
máy tính chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng đề, như vậy nhà quản lý mạng đào tạo sẽ dễ
giàng nắm bắt được tình hình thi của mỗi phòng. Có nhiều bạn sinh viên đã dùng thủ
thuật “hack” thời gian thi bằng nhiều phương thức nhưng mọi hành vi gian lận đều
được nhà quản lý mạng phát hiện. Như vậy kiểm soát trở nên dễ dàng mà lại tránh được
hành vi vi phạm trong thi cử.
6
Sau khi thí sinh hoàn thành xong bài thi, điểm bài thi sẽ được thông báo trực tiếp
cho sinh viên ngay trên màn hình máy vi tính. Bảng điểm sẽ được in ra và giám thị viên
có trách nhiệm ký hoàn thành nghĩa vụ coi thi. Bộ phận quản lý có trách nhiệm nhập
điểm của thí sinh vào mạng quản lý đào tạo để lưu lại đánh giá kết quả học tập của sinh
viên.
Với hình thức thi tự luận.
Giống với hình thức thi tự luận, sinh viên muốn tham gia thi hết học phần cũng cần
phải thỏa mãn hai điều kiện cơ bản sau:
Thứ nhất, có đủ tư cách thi.
Thứ hai, sinh viên phải có thẻ sinh viên khi thi, và kí vào danh sách thí sinh dự thi.

Mỗi sinh viên làm bài thi với một mã đề được đánh số ngẫu nhiên. Sau khi thi xong
bài làm và đề được nộp cùng nhau. Như vậy việc lộ đề ra ngoài là khá khó, đồng thời hội
đồng chấm điểm cũng dễ dàng thực hiện việc chấm bài vì câu hỏi trong mỗi đề khác
nhau nên sẽ không có một khung lời giải chi tiết nào cho toàn bộ bài thi của thí sinh.
Sau khi hoàn thành bài thi xong, giám thị kiểm soát lại số bài thi và ký vào danh
sách người coi thi và mang bài nộp lên cấp trên. Bộ phận quản lý sẽ nhập điểm của thí
sinh sau khi bài thi được chấm điểm xong.
Nhận xét: Về cơ bản, cách thức tổ chức thi khá đơn giản, nhưng rất có hiệu quả.
Nhà quản lý chỉ cần sử dụng mạng máy tính để kiểm soát sinh viên của mình mà không
cần đến những phương thức kiểm soát quá truyền thống như: điểm danh thủ công, làm
bài thi trắc nghiệm bằng giấy A4 và chấm bài thủ công… Việc sử dụng phần mềm thi trắc
nghiệm bằng máy tính do chính các thầy cô trong khoa tin học sáng tạo và phát triển
được xem là bước đột phá trong việc kiểm soát bài thi của sinh viên, cũng như tiết kiệm
được nhiều chi phí khác liên quan. Nhưng có nhiều môn học không được phát triển theo
mô hình này như: Nguyên lý kế toán. Xác suất thống kê, quản trị học…. vì chúng là các
môn học tư duy logic không thực sự phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm, do đó việc
kết hợp cả hai hình thức thi của trường là phù hợp.
4/ Kiểm soát công bằng trong thi cử:
7
Khâu kiểm soát tốt lượng sinh viên dự thi cũng như bài thi của các bạn được xem
là khá tốt. Nhưng điểm số mới là nhân tố quan trọng nhất mà đa số sinh viên hướng tới.
Nếu như thi trắc nghiệm bằng máy vi tính, sinh viên có thể biết được ngay kết quả thi
của mình sau khi kết thúc ca thi, thì thi tự luận lại ngược lại. Sinh viên sẽ chờ kết quả thi
của mình sau ít nhất 2 tuần thi. Do đó việc công bố kết quả thi của sinh viên sẽ gặp phải
một số khó khăn như sau:
+) Hội đồng chấm thi chấm nhầm điểm của sinh viên.
+) Nhập nhầm điểm của sinh viên trên mạng quản lý đào tạo.
Do đó việc kiểm soát công bằng sẽ cần được đảm bảo theo một bước nữa đó là :
cho phép sinh viên phúc khảo điểm thi của mình trong thời gian giới hạn là hai tuần sau
khi biết kết quả thi.

Các bài phúc khảo sẽ được hội đồng chấm thi chấm lại toàn bộ. Nếu sai thì sửa và
nhập lại toàn bộ điểm vào trang quản lý mạng. Ngược lại, nếu đúng thì thôi. Như vậy
thanh tra kiểm soát lượng bài thi sẽ trở nên dễ dàng hơn. Điểm số được đánh giá công
bằng hơn.
C/ Các công cụ và kĩ thuật kiểm soát:
Chủ thể sẽ sử dụng những công cụ của mình để đảm bảo chất lượng đầu ra cho
sinh viên, và cũng để đảm bảo một kì thi trong sạch, công bằng.
Đối với chủ thể là các bộ phận, phòng ban liên quan đến vấn đề thi cuối kì cho sinh
viên Đại học Kinh tế quốc dân, những công cụ và kĩ thuật này được thể hiện qua một số
nội dung sau:
+) Các công cụ truyền thống:
Các thủ tục thi, những quy chế quy định chung trong kì thi mà sinh viên phải thực
hiện theo…
Những quy định, quy chế được sử dụng với mục đích chủ yếu là giám sát sinh viên
thực hiện nghiêm túc trong kì thi hay không, rồi từ đó có những hình thức xử phạt thích
hợp.
8
Một số công cụ, quy định cụ thể như: đeo thẻ khi vào dự thi, kí kết thúc bài thi khi
làm bài xong… để đảm bảo điểm danh đúng số lượng sinh viên sự thi cũng như khng
xuất hiện tình trạng thi hộ hay bỏ thi, trốn thi…
Trong quá trình thi, mỗi phòng thi sẽ có hai giám thị chính và một giám thị hành
lang. Ngoài ra, đột xuất sẽ có đoàn thanh tra kiểm tra tình hình thi cử.
Mỗi bài thi sẽ có những mã đề riêng, đảm bảo những sinh viên cạnh nhau không
trùng đề của nhau, tránh trường hợp trao đổi bài, gian lận trong thi cử.
Và còn rất nhiều những công cụ khác được thể hiện rõ trong những quy định, quy
chế chung về thực hiện kì thi cuối kì cho sinh viên mà nhà trường đã ban hành.
+) Các công cụ hiện đại:
Các công cụ kiểm soát hiện đại mà nhà trường đang sử dụng để giám sát quá trình
thi cuối kì của sinh viên. Tiêu biểu nhất có thể kể đến đó là hệ thống máy tính để phục
vụ cho những học phần kết thúc bằng hình thức thi trắc nghiệm. Hệ thống thông tin sẽ

được quản lí từ xa, phần mềm nhận diện sinh viên, cho biết sinh viên đăng nhập những
thông tin cá nhân của mình để làm bài thi: mã sinh viên, họ tên, ngày sinh…
Hệ thống ngân hàng câu hỏi cũng là một trong những công cụ như vậy. Ngân hàng
câu hỏi trắc nghiệm sẽ được rút ngẫu nhiên để cho vào một bài thi của một sinh viên cụ
thể, thể hiện tinh khách quan của đề thi.
Công cụ phải kể đến tiếp theo đó là hệ thống quản lí sinh viên của các bộ phận chịu
trách nhiệm. Hệ thống này giúp nhập điểm, tính toán điểm học phần cho sinh viên một
cách khách quan và có độ chính xác cao.
Trên đây là những công cụ mà chủ thể sử dụng để kiểm soát quá trình thi cuối kì
của sinh viên Đại học kinh tế quốc dân, mỗi một công cụ, lại đem lại những hiệu quả
khác nhau. Sử dụng tổng hợp và có hiệu quả những công cụ như vậy, sẽ đem lại hiệu
quả cao nhất cho chủ để với mục tiêu đã đề ra.

×